VanVN.Net – Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát vẫn thân thương gọi tác giả “Hương thầm” là: “người chị trong Thơ và trong Đời” của mình. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nổi tiếng sớm và đi được khá dài trên con đường thi ca. Dù cuộc đời có những lúc phải đối mặt với những khúc quanh, những trắc trở gập ghềnh, nhưng không vì thế mà Thơ và người thơ ấy chịu để mình chìm trôi vào dòng xoáy của thời gian nghiệt ngã…
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn
“Cửa sổ hai nhà cuối phố/ Chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ...” Bài thơ như giấy thông hành để đi đâu chỉ cần nói đây là tác giả bài thơ Hương thầm là khán giả đã ồ lên biết ngay đó là chị.
Về tuổi tác chị cũng ở tư thế “bà chị cả” của chúng tôi. Bao nhiêu năm nay, chị luôn gắn bó (và cả đàn đúm) với đám làm thơ nữ chúng tôi bất kể đó là “đứa” vào nghề lâu hay mới đang tấp tểnh... Đứa ở xa lắc hay đang ở rất gần chị cũng đều yêu mến và chú ý. Có thể điều quan tâm này là do thói quen rất tốt của chị được tạo nên bởi đã có thời gian dài chị giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ Hà Nội và là thành viên Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi nghĩ đó chỉ là một phần thôi, cái chính chị là người tốt bụng, luôn quan tâm, ưu ái bạn bè nên mới có được một tình cảm, một thói quen thường trực như vậy.
Còn nhớ mỗi lần Lâm Thị Mỹ Dạ ở Huế ra là chị Nhàn lại gọi điện thông báo cho cả đám thơ nữ ở Hà Nội biết để đến chơi, để cùng nhau “làm một cái gì đấy ăn cho vui” hoặc thăm hỏi chuyện trò, chia sẻ với Mỹ Dạ nhất là những ngày anh Hoàng Phủ Ngọc Tường - chồng của Dạ - bị ngã bệnh ở Đà Nẵng đúng lúc Dạ đang ở Hà Nội...
Biết bao nhiêu chia sẻ, đùm túm giữa những bạn gái thơ thân thiết như Trần Thị Thắng, Phạm Hồ Thu, Trần Thị Trường, Đoàn Thị Lam Luyến, Tuyết Nga, Hoàng Việt Hằng, Hoàng Thị Minh Khanh, Nguyễn Bảo Chân và một số bạn trẻ khác... mà người đứng ra đan kết và làm trụ cột là chị Nhàn.
Các nhà thơ nữ ở TP Hồ Chí Minh ra cũng thế... Chị cứ ời ời gọi... ai đến được thì tốt còn ai bận thì thôi. Nhà chị lúc nào cũng như một trụ sở. Và, lần nào chị cũng tong tả đi chợ mua cái gì đấy về nấu “cho chúng nó ăn...”. Nhiều lúc hứng lên chị lại gọi mời thêm cả mấy anh đến nữa... Rồi có người nhân tiện lại lôi luôn cả bạn mình chả quen biết gì với nhóm, chỉ là một “fan” hâm mộ Hương thầm đến để...biết mặt, góp vui... khiến nhiều bữa vui thì vui thật nhưng cũng thật khó chuyện trò thoải mái.
Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát
Một vài đứa trong chúng tôi biết tính chị tốt bụng lại không hay giận lâu nên cứ bạo miệng hỏi trước mỗi lần được chị mời: “Này, hôm nay bà chị mời những ai đấy để còn liệu xem có nên đi hay không?” Chị cười khẳng định chắc nịch: “Chỉ có mấy đứa chúng mày thôi! Nhất định phải đến đấy! Tao đi chợ rồi, ế thì chết!”. (Nói vậy nhưng rồi thể nào cũng lại có thêm ai đó lạ hoắc ngoài danh sách).
Thế là chúng tôi lại đội nắng đội mưa nhào đến. Thấy chúng tôi, chị “lâu không thấy chúng mày, nhớ thì mời thôi!”. Chúng tôi được dịp “cáu yêu” với chị... nào là bao nhiêu việc cũng phải bỏ đấy, nào là chồng đang mệt cũng vứt “lão ấy” một mình để đến đây... Chị cười bảo: “Chúng mày ở với chồng cả đời, đến chị được mấy? Lâu rồi bỗng dưng hôm qua tao làm được một bài, đọc chúng mày nghe nhé?”
Chúng tôi hồi hộp chờ. Giọng chị nhẹ nhàng cất lên: “Tôi bây giờ chỉ bạn với ma thôi!”. Cả đám rú lên kinh hãi: “Thơ gì mà buồn thế?” Chị vừa cười vừa đọc tiếp: “Có kẻ bảo ta là đồ ngu coi ta như đứa ở - Có người sàm sỡ như ta là cave - Có đứa khen ta bốc trời như ta là con ngốc - Có thằng nói yêu ta rồi đem gái đến khoe...”.
Đọc xong mấy câu thơ trên không thấy chị cười nữa. Chúng tôi càng không thể cười. Cả đám vội ngồi im không dám nhao nhao trêu chị. Buồn. Quả thật là buồn khi nhà thơ nữ phải sống một mình và phải chứng kiến bao nhiêu nghịch cảnh mà không làm gì được ngoài việc khắc họa chân dung những kẻ “tử tế” đó bằng thơ - vũ khí duy nhất của chị.
Trong góc phòng khách, chỗ trang trọng nhất bao nhiêu năm nay chị đều đặt một ban thờ. Trên ban thờ duy nhất có một bức ảnh. Đó là ảnh nhà thơ Thi Nhị - chồng chị. Anh mất năm 1979 vì bạo bệnh. Tính đến nay đã ngót ba chục năm. Ngót ba chục năm chị không ngơi hương khói cho anh dù chị rất nhiều lần chuyển đổi chỗ ở cũng như chuyển đổi cuộc sống. Nhiều lúc tôi cứ tự hỏi: ”Nếu ông Trời không bắt chị phải chịu cảnh goá bụa sớm như vậy thì nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn sẽ như thế nào?” Chắc chắn chị sẽ là người đàn bà hạnh phúc. Chắc chắn chị sẽ cho ra đời những bài thơ ngợi ca hạnh phúc. Chắc chắn chúng tôi sẽ vẫn có một nơi để đến, để được những hai nhà thơ đón, hai nhà thơ tiếp chuyện, hai nhà thơ rối rít giục nhau mang cái gì đó ra đãi khách... chứ không chỉ một mình chị như bây giờ.
Cái chuồng chim chót vót trên nóc trụ sở báo Hà Nội mới những năm 70 ở thế kỷ trước của gia đình chị đã từng có những ngày thương mến như thế. Nhưng Trời đã bắt chị dù không muốn lẻ bóng vẫn phải lẻ bóng... Không muốn cô đơn nhưng vẫn phải cô đơn. Cho dù lúc nào gặp chị cũng thấy chị vui.
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là một trong số không nhiều những nhà thơ nữ rất đam mê thể thao. Chị mê bơi lội và đánh tennis. Chị bảo nếu một ngày không tập thể thao người khó chịu lắm. Có lẽ vậy mà vóc người của chị tuy nhỏ nhắn nhưng cực kỳ săn chắc, trẻ trung. Dường như không có dấu hiệu của tuổi tác, của sự già nua và vẫn có nhiều anh quan tâm. Có anh xa tít tận địa đầu đất nước mà vẫn thường xuyên gọi điện thăm hỏi thổ lộ tình cảm. Chị lấy đó làm vui. Bẵng đi một thời gian không thấy chị nhắc đến anh này. Chúng tôi hỏi. Chị hài hước bảo: “Mỗi lần nhấc máy lên nghe anh “A nô”... là tao đã chán không chịu được!” Chúng tôi cười phá lên. Hóa ra bà chị nhà thơ của chúng tôi cũng thật hóm hỉnh.
Chị Phan Thị Thanh Nhàn hóm hỉnh và có duyên không chỉ trong thơ mà còn ở cả trong đời nữa.Chị bảo người biết tếu (ý biết đùa) là người thông minh. Chẳng có gì chán hơn quanh năm trong nhà hai vợ chồng sống với nhau toàn bằng sự nghiêm nghị, chẳng biết đùa là gì. Người ngoài mà đùa là họ tưởng thật, họ tự ái... Sống thế vô cùng tra tấn, tao không chịu nổi. Tao chỉ thích người đàn ông phải biết đùa cơ.
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn ngoài những tập thơ đã được xuất bản như: Tháng Giêng Hai, Hương thầm, Chân dung người chiến thắng, Bông hoa không tặng, Nghiêng về anh, Bài thơ cuộc đời... mà trong đó chùm thơ có bài Hương thầm được giải nhì cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1970 đã làm nổi danh chị trên thi đàn từ đó. Chị còn viết rất nhiều truyện cho thiếu nhi mà truyện nào cũng rất đặc sắc. Như Xóm đê ngày ấy, Bỏ trốn, Tuổi trăng rằm... Đặc biệt truyện dài Bỏ trốn được giải A cuộc thi viết cho thiếu nhi của NXB Kim Đồng năm 1995 của chị đã được Hãng phim truyện VN đưa lên thành bộ phim truyện nhựa rất xúc động do đạo diễn Phạm Nhuệ Giang dàn dựng. Và người viết bài này đã “có công” phát hiện, giới thiệu để Hãng phim đưa vào sản xuất và làm biên tập cho bộ phim.
Với những đóng góp xứng đáng cho văn học nước nhà nói chung, văn học chống Mỹ nói riêng, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã được nhận Giải thưởng Nhà nước tháng 3/2007.
Như mọi người thường nói “áo đẹp lúc mới bạn đẹp khi cũ” dù sao thì chị em chúng tôi cũng đã cùng đi với nhau suốt chặng đường dài mấy mươi năm nay... Không chỉ ở trong Thơ mà còn ở trong Đời nữa. Nhiều khi cũng chẳng có gì phải nhờ vả đỡ đần nhau nên chị chẳng cần ai phải đỡ gì ngoài tinh thần, tình cảm. Và chúng tôi cũng vậy. Buồn vui gì có người chị gái để trò chuyện, san sẻ và thỉnh thoảng được than thở một chút thế cũng là quí lắm rồi.
Đừng nghĩ rằng các nhà thơ nữ hễ cứ gặp nhau là chỉ để đọc thơ cho nhau nghe. Việc này có nhưng chỉ thỉnh thoảng thôi. Nói sợ mọi người không tin, nhưng quả thật chúng tôi gặp nhau chủ yếu là để chuyện tếu táo trêu chọc nhau là chính. Cuộc sống mà lúc nào cũng mang thơ ra thì... mệt lắm. Và tôi cũng “ trêu” chị Nhàn bằng bài viết này. Mong chị đừng giận mà ngừng đến chơi ôm cho bó hoa như mọi lần (cho đời nó tươi) đấy nhé...
VanVN.Net – Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát vẫn thân thương gọi tác giả “Hương thầm” là: “người chị trong Thơ và trong Đời” của mình. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nổi tiếng sớm và đi được khá dài trên con đường thi ca. Dù cuộc đời có những lúc phải đối mặt với những khúc quanh, những trắc trở gập ghềnh, nhưng không vì thế mà Thơ và người thơ ấy chịu để mình chìm trôi vào dòng xoáy của thời gian nghiệt ngã…
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn
“Cửa sổ hai nhà cuối phố/ Chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ...” Bài thơ như giấy thông hành để đi đâu chỉ cần nói đây là tác giả bài thơ Hương thầm là khán giả đã ồ lên biết ngay đó là chị.
Về tuổi tác chị cũng ở tư thế “bà chị cả” của chúng tôi. Bao nhiêu năm nay, chị luôn gắn bó (và cả đàn đúm) với đám làm thơ nữ chúng tôi bất kể đó là “đứa” vào nghề lâu hay mới đang tấp tểnh... Đứa ở xa lắc hay đang ở rất gần chị cũng đều yêu mến và chú ý. Có thể điều quan tâm này là do thói quen rất tốt của chị được tạo nên bởi đã có thời gian dài chị giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ Hà Nội và là thành viên Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi nghĩ đó chỉ là một phần thôi, cái chính chị là người tốt bụng, luôn quan tâm, ưu ái bạn bè nên mới có được một tình cảm, một thói quen thường trực như vậy.
Còn nhớ mỗi lần Lâm Thị Mỹ Dạ ở Huế ra là chị Nhàn lại gọi điện thông báo cho cả đám thơ nữ ở Hà Nội biết để đến chơi, để cùng nhau “làm một cái gì đấy ăn cho vui” hoặc thăm hỏi chuyện trò, chia sẻ với Mỹ Dạ nhất là những ngày anh Hoàng Phủ Ngọc Tường - chồng của Dạ - bị ngã bệnh ở Đà Nẵng đúng lúc Dạ đang ở Hà Nội...
Biết bao nhiêu chia sẻ, đùm túm giữa những bạn gái thơ thân thiết như Trần Thị Thắng, Phạm Hồ Thu, Trần Thị Trường, Đoàn Thị Lam Luyến, Tuyết Nga, Hoàng Việt Hằng, Hoàng Thị Minh Khanh, Nguyễn Bảo Chân và một số bạn trẻ khác... mà người đứng ra đan kết và làm trụ cột là chị Nhàn.
Các nhà thơ nữ ở TP Hồ Chí Minh ra cũng thế... Chị cứ ời ời gọi... ai đến được thì tốt còn ai bận thì thôi. Nhà chị lúc nào cũng như một trụ sở. Và, lần nào chị cũng tong tả đi chợ mua cái gì đấy về nấu “cho chúng nó ăn...”. Nhiều lúc hứng lên chị lại gọi mời thêm cả mấy anh đến nữa... Rồi có người nhân tiện lại lôi luôn cả bạn mình chả quen biết gì với nhóm, chỉ là một “fan” hâm mộ Hương thầm đến để...biết mặt, góp vui... khiến nhiều bữa vui thì vui thật nhưng cũng thật khó chuyện trò thoải mái.
Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát
Một vài đứa trong chúng tôi biết tính chị tốt bụng lại không hay giận lâu nên cứ bạo miệng hỏi trước mỗi lần được chị mời: “Này, hôm nay bà chị mời những ai đấy để còn liệu xem có nên đi hay không?” Chị cười khẳng định chắc nịch: “Chỉ có mấy đứa chúng mày thôi! Nhất định phải đến đấy! Tao đi chợ rồi, ế thì chết!”. (Nói vậy nhưng rồi thể nào cũng lại có thêm ai đó lạ hoắc ngoài danh sách).
Thế là chúng tôi lại đội nắng đội mưa nhào đến. Thấy chúng tôi, chị “lâu không thấy chúng mày, nhớ thì mời thôi!”. Chúng tôi được dịp “cáu yêu” với chị... nào là bao nhiêu việc cũng phải bỏ đấy, nào là chồng đang mệt cũng vứt “lão ấy” một mình để đến đây... Chị cười bảo: “Chúng mày ở với chồng cả đời, đến chị được mấy? Lâu rồi bỗng dưng hôm qua tao làm được một bài, đọc chúng mày nghe nhé?”
Chúng tôi hồi hộp chờ. Giọng chị nhẹ nhàng cất lên: “Tôi bây giờ chỉ bạn với ma thôi!”. Cả đám rú lên kinh hãi: “Thơ gì mà buồn thế?” Chị vừa cười vừa đọc tiếp: “Có kẻ bảo ta là đồ ngu coi ta như đứa ở - Có người sàm sỡ như ta là cave - Có đứa khen ta bốc trời như ta là con ngốc - Có thằng nói yêu ta rồi đem gái đến khoe...”.
Đọc xong mấy câu thơ trên không thấy chị cười nữa. Chúng tôi càng không thể cười. Cả đám vội ngồi im không dám nhao nhao trêu chị. Buồn. Quả thật là buồn khi nhà thơ nữ phải sống một mình và phải chứng kiến bao nhiêu nghịch cảnh mà không làm gì được ngoài việc khắc họa chân dung những kẻ “tử tế” đó bằng thơ - vũ khí duy nhất của chị.
Trong góc phòng khách, chỗ trang trọng nhất bao nhiêu năm nay chị đều đặt một ban thờ. Trên ban thờ duy nhất có một bức ảnh. Đó là ảnh nhà thơ Thi Nhị - chồng chị. Anh mất năm 1979 vì bạo bệnh. Tính đến nay đã ngót ba chục năm. Ngót ba chục năm chị không ngơi hương khói cho anh dù chị rất nhiều lần chuyển đổi chỗ ở cũng như chuyển đổi cuộc sống. Nhiều lúc tôi cứ tự hỏi: ”Nếu ông Trời không bắt chị phải chịu cảnh goá bụa sớm như vậy thì nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn sẽ như thế nào?” Chắc chắn chị sẽ là người đàn bà hạnh phúc. Chắc chắn chị sẽ cho ra đời những bài thơ ngợi ca hạnh phúc. Chắc chắn chúng tôi sẽ vẫn có một nơi để đến, để được những hai nhà thơ đón, hai nhà thơ tiếp chuyện, hai nhà thơ rối rít giục nhau mang cái gì đó ra đãi khách... chứ không chỉ một mình chị như bây giờ.
Cái chuồng chim chót vót trên nóc trụ sở báo Hà Nội mới những năm 70 ở thế kỷ trước của gia đình chị đã từng có những ngày thương mến như thế. Nhưng Trời đã bắt chị dù không muốn lẻ bóng vẫn phải lẻ bóng... Không muốn cô đơn nhưng vẫn phải cô đơn. Cho dù lúc nào gặp chị cũng thấy chị vui.
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là một trong số không nhiều những nhà thơ nữ rất đam mê thể thao. Chị mê bơi lội và đánh tennis. Chị bảo nếu một ngày không tập thể thao người khó chịu lắm. Có lẽ vậy mà vóc người của chị tuy nhỏ nhắn nhưng cực kỳ săn chắc, trẻ trung. Dường như không có dấu hiệu của tuổi tác, của sự già nua và vẫn có nhiều anh quan tâm. Có anh xa tít tận địa đầu đất nước mà vẫn thường xuyên gọi điện thăm hỏi thổ lộ tình cảm. Chị lấy đó làm vui. Bẵng đi một thời gian không thấy chị nhắc đến anh này. Chúng tôi hỏi. Chị hài hước bảo: “Mỗi lần nhấc máy lên nghe anh “A nô”... là tao đã chán không chịu được!” Chúng tôi cười phá lên. Hóa ra bà chị nhà thơ của chúng tôi cũng thật hóm hỉnh.
Chị Phan Thị Thanh Nhàn hóm hỉnh và có duyên không chỉ trong thơ mà còn ở cả trong đời nữa.Chị bảo người biết tếu (ý biết đùa) là người thông minh. Chẳng có gì chán hơn quanh năm trong nhà hai vợ chồng sống với nhau toàn bằng sự nghiêm nghị, chẳng biết đùa là gì. Người ngoài mà đùa là họ tưởng thật, họ tự ái... Sống thế vô cùng tra tấn, tao không chịu nổi. Tao chỉ thích người đàn ông phải biết đùa cơ.
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn ngoài những tập thơ đã được xuất bản như: Tháng Giêng Hai, Hương thầm, Chân dung người chiến thắng, Bông hoa không tặng, Nghiêng về anh, Bài thơ cuộc đời... mà trong đó chùm thơ có bài Hương thầm được giải nhì cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1970 đã làm nổi danh chị trên thi đàn từ đó. Chị còn viết rất nhiều truyện cho thiếu nhi mà truyện nào cũng rất đặc sắc. Như Xóm đê ngày ấy, Bỏ trốn, Tuổi trăng rằm... Đặc biệt truyện dài Bỏ trốn được giải A cuộc thi viết cho thiếu nhi của NXB Kim Đồng năm 1995 của chị đã được Hãng phim truyện VN đưa lên thành bộ phim truyện nhựa rất xúc động do đạo diễn Phạm Nhuệ Giang dàn dựng. Và người viết bài này đã “có công” phát hiện, giới thiệu để Hãng phim đưa vào sản xuất và làm biên tập cho bộ phim.
Với những đóng góp xứng đáng cho văn học nước nhà nói chung, văn học chống Mỹ nói riêng, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã được nhận Giải thưởng Nhà nước tháng 3/2007.
Như mọi người thường nói “áo đẹp lúc mới bạn đẹp khi cũ” dù sao thì chị em chúng tôi cũng đã cùng đi với nhau suốt chặng đường dài mấy mươi năm nay... Không chỉ ở trong Thơ mà còn ở trong Đời nữa. Nhiều khi cũng chẳng có gì phải nhờ vả đỡ đần nhau nên chị chẳng cần ai phải đỡ gì ngoài tinh thần, tình cảm. Và chúng tôi cũng vậy. Buồn vui gì có người chị gái để trò chuyện, san sẻ và thỉnh thoảng được than thở một chút thế cũng là quí lắm rồi.
Đừng nghĩ rằng các nhà thơ nữ hễ cứ gặp nhau là chỉ để đọc thơ cho nhau nghe. Việc này có nhưng chỉ thỉnh thoảng thôi. Nói sợ mọi người không tin, nhưng quả thật chúng tôi gặp nhau chủ yếu là để chuyện tếu táo trêu chọc nhau là chính. Cuộc sống mà lúc nào cũng mang thơ ra thì... mệt lắm. Và tôi cũng “ trêu” chị Nhàn bằng bài viết này. Mong chị đừng giận mà ngừng đến chơi ôm cho bó hoa như mọi lần (cho đời nó tươi) đấy nhé...
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn