VanVN.Net - Tôi tự cho mình quyền hy vọng mặc dù đọc sách văn học đang là thứ xa lạ đối với con người hiện đại. Tuy nhiên tôi kinh ngạc trước sự phát triển của công nghệ thông tin và không thể tiên lượng nổi dăm bảy năm nữa xã hội sẽ đổi thay đến đâu trước những phát minh kỳ diệu của con người. Vì thế, sách văn học, biết đâu lại được hồi sinh mạnh mẽ dưới dạng sách điện tử? Và nhà văn, biết đâu, lại có thêm nguồn động lực mới?
- Tại sao tôi lại có quyết định nhanh chóng như vậy ư? Đơn giản là do tính tôi thích cái mới. Bất kỳ một hiện tượng xã hội hay một loại hình nào mới xuất hiện tôi cũng muốn được tìm hiểu và nếu có thể thì “thử cho biết”. Khi công ty Vinapo mời đến để giới thiệu về trang sách điện tử Alezaa.com và đưa ra hợp đồng hợp tác xuất bản thì tôi hồ hởi ký ngay. Và ký luôn 12 cuốn gồm bảy tập truyện ngắn và năm tiểu thuyết mà không cần phải “thăm dò bằng một, hai cuốn” vì tôi nghĩ mình là một trong những người thích cái mới, thích thể nghiệm, thích phiêu lưu, thích đồng hành cùng những “nhà” tiên phong về sách điện tử như Vinapo thì mạo hiểm một chút cũng được chứ sao. Có mất gì đâu mà phải đắn đo, do dự.
- Một chút do dự thì có còn lo ngại thì không. Tôi cứ nghĩ đơn giản thế này: Nếu được thì được rất nhiều, được tham dự vào một sinh hoạt điện tử mới lạ trong lĩnh vực văn học, được đồng hành cùng sự phát triển và đổi thay của thời đại, được… tiền và thêm một lượng bạn đọc nhất định, vân vân và vân vân. Còn mất thì có chăng là mất bản thảo ở dạng bản mềm (file word), và nếu nó có lưu lạc thì cũng chỉ thêm bạn đọc chứ chắc không có ai kiếm chác được gì ở thứ bản thảo trôi nổi đó.
Tất nhiên cũng có người lo ngại về năng lực của Vinapo. Tôi thì nhìn nhận vấn đề ở góc độ thông cảm hơn. Rõ ràng họ bỏ tiền ra để “xây chợ”, còn các nhà văn chỉ việc gửi hàng nhờ họ bán, họ cũng lo lắng đồng tiền của họ bỏ ra có quay về túi họ không chứ? Mà họ làm ăn không tốt, thì trước hết họ mất vốn, và cái “chợ” họ xây lên không tồn tại được thì cũng chả có ai mua “hàng” của các nhà văn nữa. Vì thế phần nào đó, tôi còn muốn ủng hộ họ, giúp đỡ họ trong điều kiện có thể khi họ bắt đầu khởi sự.
Lại cũng có người lo bị họ bắt chẹt trong ăn chia. Tôi thì không quan tâm đến vấn đề này lắm vì giá một cuốn sách ở dạng điện tử cao nhất là 22 ngàn. Tác giả được khoảng 1/3 tức là khoảng 7 ngàn. Nếu có 1 ngàn người mua thì nhà văn được 7 triệu. Bao giờ mới có nổi 1 ngàn người mua sách điện tử của mình đây? Rõ ràng nhà văn không thể giàu bằng bán sách được. Tiền bán sách chỉ là thứ lộc trời thôi. Vậy thì “cò kè bớt một thêm hai” với lộc trời làm gì! (Cười)
Tôi tự cho mình quyền hy vọng mặc dù đọc sách văn học đang là thứ xa lạ đối với con người hiện đại. Tuy nhiên tôi kinh ngạc trước sự phát triển của công nghệ thông tin và không thể tiên lượng nổi dăm bảy năm nữa xã hội sẽ đổi thay đến đâu trước những phát minh kỳ diệu của con người. Vì thế, sách văn học, biết đâu lại được hồi sinh mạnh mẽ dưới dạng sách điện tử? Và nhà văn, biết đâu, lại có thêm nguồn động lực mới?
Sau Vinapo chắc chắn sẽ có nhiều công ty khác cũng đầu tư vào lĩnh vực sách điện tử. Khi mà thị trường sách điện tử thực sự hình thành và phát triển, chắc chắn nó sẽ nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước và pháp luật sẽ phải hướng sự điều chỉnh một cách cụ thể và sâu sắc hơn tới lĩnh vực này. Cũng như sách in lậu, “sách điện tử lậu” sẽ là câu chuyện của tương lai và tương lai sẽ trả lời cho bạn biết câu chuyện này có cái kết như thế nào.
- Việc xung đột giữa đơn vị xuất bản sách truyền thống và đơn vị kinh doanh sách điện tử hoàn toàn phụ thuộc vào hợp đồng xuất bản của mỗi nhà văn khi ký với các NXB hoặc các công ty sách độc quyền. Nhiều nhà văn bị ràng buộc bởi các hợp đồng này nên không thể gửi hàng đến cho Aleza.com hay bất kỳ “chợ sách điện tử” nào để nhờ bán hộ. Còn với 12 tác phẩm của tôi thì các hợp đồng xuất bản trước đây không ngăn cản tôi tham gia vào lĩnh vực sách điện tử.
- Họ không có ý kiến gì cả. Nếu có ý kiến thì phải dựa trên hợp đồng. Trong các hợp đồng xuất bản sách in truyền thống của tôi không có điều khoản nào quy định nghiêm cấm tác phẩm được xuất bản dưới dạng ebook. Các đơn vị phát hành sách của tôi độc quyền phân phối sách in chứ không phải “độc quyền bản thảo”. Trong tương lai bản thảo của tôi có thể xuất bản dưới dạng đọc qua băng đĩa hoặc ebook, chưa kể còn lên phim, lên kịch hoặc làm dưới dạng video clip. Nếu các đơn vị phát hành sách in muốn “độc quyền” sách của tôi dưới mọi hình thức phát hành thì họ phải làm kỹ hơn các điều khoản trong hợp đồng. Tuy nhiên như thế thì tôi lại cũng có quyền đòi hỏi nhiều hơn.
- Tôi nghĩ là hiện nay có hai đối tượng bạn đọc. Thứ nhất là đối tượng bạn đọc truyền thống, tức là chỉ đọc sách giấy, vẫn đang chiếm số đông, trong đó có tôi. Thứ hai là đối tượng bạn đọc không chỉ đọc sách giấy. Đối tượng này sinh ra và lớn lên cùng với sự lớn mạnh và phát triển của công nghệ thông tin. Họ có thể đọc văn học qua Ipad, Iphone và các thiết bị điện tử khác. Đối tượng bạn đọc này thuộc về tương lai, chiếm ưu thế trong tương lai và vì thế tương lai sẽ trả lời cho chúng ta bạn đọc cần những nhà văn như thế nào và Chiến tranh và hòa bình có phải là thứ sách có thể đọc được trong tương lai hay không?
- Tôi nhận thấy rất nhiều nhà văn chỉ quan tâm đến việc làm ra tác phẩm chứ không quan tâm đến việc tác phẩm đến với bạn đọc ra sao. Ngay cả khái niệm “thị trường văn học” cũng đang bị rất nhiều nhà văn hiểu theo nghĩa tiêu cực. Tôi chỉ nghĩ đơn giản: Sáng tác văn học đối với tôi là làm nghề. Đã làm nghề thì phải chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp từ khâu viết, biên tập, xuất bản, truyền thông và thậm chí cả… chăm sóc bạn đọc nữa. Điều này phù hợp với xã hội hôm nay và nên nhìn nhận nó ở góc độ tích cực.
- Viết hay thì đương nhiên là mục tiêu của tất cả những ai ôm mộng viết lách rồi. Nhưng ngoài việc viết hay ra, nếu nhà văn có quan tâm đến nhiều thứ khác nữa thì tôi nghĩ điều đó không hẳn là phù phiếm. Hơn nữa, người viết đích thực, đôi khi, cũng cần và nên trải nghiệm sự phù phiếm.
-----------------
Bài đã đăng ở Văn nghệ Trẻ
VanVN.Net - Tôi tự cho mình quyền hy vọng mặc dù đọc sách văn học đang là thứ xa lạ đối với con người hiện đại. Tuy nhiên tôi kinh ngạc trước sự phát triển của công nghệ thông tin và không thể tiên lượng nổi dăm bảy năm nữa xã hội sẽ đổi thay đến đâu trước những phát minh kỳ diệu của con người. Vì thế, sách văn học, biết đâu lại được hồi sinh mạnh mẽ dưới dạng sách điện tử? Và nhà văn, biết đâu, lại có thêm nguồn động lực mới?
- Tại sao tôi lại có quyết định nhanh chóng như vậy ư? Đơn giản là do tính tôi thích cái mới. Bất kỳ một hiện tượng xã hội hay một loại hình nào mới xuất hiện tôi cũng muốn được tìm hiểu và nếu có thể thì “thử cho biết”. Khi công ty Vinapo mời đến để giới thiệu về trang sách điện tử Alezaa.com và đưa ra hợp đồng hợp tác xuất bản thì tôi hồ hởi ký ngay. Và ký luôn 12 cuốn gồm bảy tập truyện ngắn và năm tiểu thuyết mà không cần phải “thăm dò bằng một, hai cuốn” vì tôi nghĩ mình là một trong những người thích cái mới, thích thể nghiệm, thích phiêu lưu, thích đồng hành cùng những “nhà” tiên phong về sách điện tử như Vinapo thì mạo hiểm một chút cũng được chứ sao. Có mất gì đâu mà phải đắn đo, do dự.
- Một chút do dự thì có còn lo ngại thì không. Tôi cứ nghĩ đơn giản thế này: Nếu được thì được rất nhiều, được tham dự vào một sinh hoạt điện tử mới lạ trong lĩnh vực văn học, được đồng hành cùng sự phát triển và đổi thay của thời đại, được… tiền và thêm một lượng bạn đọc nhất định, vân vân và vân vân. Còn mất thì có chăng là mất bản thảo ở dạng bản mềm (file word), và nếu nó có lưu lạc thì cũng chỉ thêm bạn đọc chứ chắc không có ai kiếm chác được gì ở thứ bản thảo trôi nổi đó.
Tất nhiên cũng có người lo ngại về năng lực của Vinapo. Tôi thì nhìn nhận vấn đề ở góc độ thông cảm hơn. Rõ ràng họ bỏ tiền ra để “xây chợ”, còn các nhà văn chỉ việc gửi hàng nhờ họ bán, họ cũng lo lắng đồng tiền của họ bỏ ra có quay về túi họ không chứ? Mà họ làm ăn không tốt, thì trước hết họ mất vốn, và cái “chợ” họ xây lên không tồn tại được thì cũng chả có ai mua “hàng” của các nhà văn nữa. Vì thế phần nào đó, tôi còn muốn ủng hộ họ, giúp đỡ họ trong điều kiện có thể khi họ bắt đầu khởi sự.
Lại cũng có người lo bị họ bắt chẹt trong ăn chia. Tôi thì không quan tâm đến vấn đề này lắm vì giá một cuốn sách ở dạng điện tử cao nhất là 22 ngàn. Tác giả được khoảng 1/3 tức là khoảng 7 ngàn. Nếu có 1 ngàn người mua thì nhà văn được 7 triệu. Bao giờ mới có nổi 1 ngàn người mua sách điện tử của mình đây? Rõ ràng nhà văn không thể giàu bằng bán sách được. Tiền bán sách chỉ là thứ lộc trời thôi. Vậy thì “cò kè bớt một thêm hai” với lộc trời làm gì! (Cười)
Tôi tự cho mình quyền hy vọng mặc dù đọc sách văn học đang là thứ xa lạ đối với con người hiện đại. Tuy nhiên tôi kinh ngạc trước sự phát triển của công nghệ thông tin và không thể tiên lượng nổi dăm bảy năm nữa xã hội sẽ đổi thay đến đâu trước những phát minh kỳ diệu của con người. Vì thế, sách văn học, biết đâu lại được hồi sinh mạnh mẽ dưới dạng sách điện tử? Và nhà văn, biết đâu, lại có thêm nguồn động lực mới?
Sau Vinapo chắc chắn sẽ có nhiều công ty khác cũng đầu tư vào lĩnh vực sách điện tử. Khi mà thị trường sách điện tử thực sự hình thành và phát triển, chắc chắn nó sẽ nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước và pháp luật sẽ phải hướng sự điều chỉnh một cách cụ thể và sâu sắc hơn tới lĩnh vực này. Cũng như sách in lậu, “sách điện tử lậu” sẽ là câu chuyện của tương lai và tương lai sẽ trả lời cho bạn biết câu chuyện này có cái kết như thế nào.
- Việc xung đột giữa đơn vị xuất bản sách truyền thống và đơn vị kinh doanh sách điện tử hoàn toàn phụ thuộc vào hợp đồng xuất bản của mỗi nhà văn khi ký với các NXB hoặc các công ty sách độc quyền. Nhiều nhà văn bị ràng buộc bởi các hợp đồng này nên không thể gửi hàng đến cho Aleza.com hay bất kỳ “chợ sách điện tử” nào để nhờ bán hộ. Còn với 12 tác phẩm của tôi thì các hợp đồng xuất bản trước đây không ngăn cản tôi tham gia vào lĩnh vực sách điện tử.
- Họ không có ý kiến gì cả. Nếu có ý kiến thì phải dựa trên hợp đồng. Trong các hợp đồng xuất bản sách in truyền thống của tôi không có điều khoản nào quy định nghiêm cấm tác phẩm được xuất bản dưới dạng ebook. Các đơn vị phát hành sách của tôi độc quyền phân phối sách in chứ không phải “độc quyền bản thảo”. Trong tương lai bản thảo của tôi có thể xuất bản dưới dạng đọc qua băng đĩa hoặc ebook, chưa kể còn lên phim, lên kịch hoặc làm dưới dạng video clip. Nếu các đơn vị phát hành sách in muốn “độc quyền” sách của tôi dưới mọi hình thức phát hành thì họ phải làm kỹ hơn các điều khoản trong hợp đồng. Tuy nhiên như thế thì tôi lại cũng có quyền đòi hỏi nhiều hơn.
- Tôi nghĩ là hiện nay có hai đối tượng bạn đọc. Thứ nhất là đối tượng bạn đọc truyền thống, tức là chỉ đọc sách giấy, vẫn đang chiếm số đông, trong đó có tôi. Thứ hai là đối tượng bạn đọc không chỉ đọc sách giấy. Đối tượng này sinh ra và lớn lên cùng với sự lớn mạnh và phát triển của công nghệ thông tin. Họ có thể đọc văn học qua Ipad, Iphone và các thiết bị điện tử khác. Đối tượng bạn đọc này thuộc về tương lai, chiếm ưu thế trong tương lai và vì thế tương lai sẽ trả lời cho chúng ta bạn đọc cần những nhà văn như thế nào và Chiến tranh và hòa bình có phải là thứ sách có thể đọc được trong tương lai hay không?
- Tôi nhận thấy rất nhiều nhà văn chỉ quan tâm đến việc làm ra tác phẩm chứ không quan tâm đến việc tác phẩm đến với bạn đọc ra sao. Ngay cả khái niệm “thị trường văn học” cũng đang bị rất nhiều nhà văn hiểu theo nghĩa tiêu cực. Tôi chỉ nghĩ đơn giản: Sáng tác văn học đối với tôi là làm nghề. Đã làm nghề thì phải chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp từ khâu viết, biên tập, xuất bản, truyền thông và thậm chí cả… chăm sóc bạn đọc nữa. Điều này phù hợp với xã hội hôm nay và nên nhìn nhận nó ở góc độ tích cực.
- Viết hay thì đương nhiên là mục tiêu của tất cả những ai ôm mộng viết lách rồi. Nhưng ngoài việc viết hay ra, nếu nhà văn có quan tâm đến nhiều thứ khác nữa thì tôi nghĩ điều đó không hẳn là phù phiếm. Hơn nữa, người viết đích thực, đôi khi, cũng cần và nên trải nghiệm sự phù phiếm.
-----------------
Bài đã đăng ở Văn nghệ Trẻ
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 19/4/2012, tọa đàm tiểu thuyết Việt Nam đương đại được tổ chức tại Nhà sáng tác Đại Lải, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nhân dịp bế mạc trại sáng tác tiểu thuyết 2012. Đến dự tọa đàm có ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn