VanVN.Net – Sau bài viết về chuyến “phượt” ở Tây Nguyên với 6 nhà văn của Sương Nguyệt Minh, một trong số những nhân vật đó – nhà thơ Văn Công Hùng – đã gửi ngay một bài về nhà văn dưới chân núi Tà Cú. Đọc mới thấy rằng, văn chương quả là đa dạng, đa chiều, nhưng (tình và đời) văn nhân mới là điều muôn phần hấp dẫn bởi những bí mật, bí quyết, bí ẩn… gọi mời khám phá, giải mã...
Từ phải sang: nhà văn Nguyễn Hiệp, nhà thơ Lê Huy Mậu và tác giả
"Trong đời mình chưa thấy ai đắm đuối si mê và nghiêm túc với văn chương như Nguyễn Hiệp" - Nhà thơ Lê Huy Mậu nói khi tôi theo xe của ông từ Vũng Tàu ra Phan Thiết và chuẩn bị ghé vào nhà Nguyễn Hiệp
"Cột số 5 tay phải từ trong ra thị trấn Thuận Nam"- tin nhắn của Nguyễn Hiệp làm anh lái xe phải quành đi quành lại vì tưởng là cột số, nhưng té ra nó là cột... đèn đường. Khi chúng tôi ghé vào thì Hiệp đang có khách chụp ảnh - nghề chính của anh trước khi anh có nghề thứ hai bây giờ là dạy vi tính để vừa nuôi vợ con vừa nuôi văn chương. Đắm đuối si mê thì nói sau, nhưng nguyên cái việc cứ đúng 12 giờ đêm ngồi vào máy gõ chữ ra văn và hai giờ sáng thì đi ngủ đủ nói lên thái độ làm văn chương chuyên nghiệp của anh. Đấy là khoảnh khắc thời gian mà tâm hồn con người trong veo nhất, cái ngăn tri thức trong vỏ não được đánh thức trinh nguyên nhất, tinh tế nhất, nhạy cảm nhất, rưng rưng nhất... đủ để nhà văn thăng hoa mà sử dụng chữ một cách tung tẩy nhất chuyển tải cảm xúc của mình. Ai cũng sẽ nghĩ thế, nhưng với Nguyễn Hiệp, nó đơn giản chỉ là vì đấy mới là lúc anh rỗi sau một ngày chụp ảnh, quay phim đám cưới, dạy vi tính (mà dạy liên kết thi lấy bằng A, B hẳn hoi, rất nhiều cán bộ của huyện Thuận Nam này là học trò tin học của anh)...
Nhớ lại ngày nào đó khúm núm tìm gặp một người bà con (chị con ông cậu ruột) đang giữ chức vụ trưởng phòng tổ chức hay gì gì đó trong Ủy Ban huyện.
- Chị ơi, chị giúp em!
- Học lái máy cày!?
- Chị ơi, em sao lái nổi...
- Ước mơ của cả một thế hệ, mày chưa học "lớn lên cháu lái máy cày" sao? Chê, vậy muốn làm gì?
- Em không chê... Em làm gì cũng được, miễn sao... được cầm cây bút...
- Mày mà đòi bút với viết. Mày thiệt là...
Từ khi bước ra khỏi cổng Ủy Ban huyện năm đó chưa lúc nào trong lòng Nguyễn Hiệp lại nguôi ngoai ước mơ được xem cây bút như bàn tay nối dài, như một phần tâm hồn với chìa ra chia sẻ tâm tình cùng mọi người. Dòng sông thai nghén, nuôi dưỡng, ước vọng, (cũng nhận lắm sự khinh bỉ, nhục mạ, miệt thị, cười cợt của người thân) và trăn trở với những ý tưởng văn chương không thể không viết của Nguyễn Hiệp bắt đầu khơi nguồn từ đó, từ giấc mơ bị người khác phẩy tay, chun mũi chế nhạo. Mấy mươi năm trôi qua, thật sự Nguyễn Hiệp chưa một phút nào nguôi ước mơ cầm bút viết văn của mình. Có lúc cực nhọc quá, vừa dạy học, vừa chụp hình vẫn canh cánh những con chữ bên lòng, khá hơn một chút mua được chiếc xe chạy xe ôm vẫn đêm đêm đánh vật trên trang giấy. Bây giờ thì lịch làm việc có ổn định hơn: viết đến hai giờ khuya hằng đêm. Bản thảo đang sửa chữa bộn bề nhưng chưa in bao nhiêu. Viết như là cái nghiệp, cái duyên, nỗi khao khát, niềm đắm say, máu thịt, không có nó mình không còn là mình nữa.
Nguyễn Hiệp tên thật Nguyễn Văn Hiệp (Vào những năm tám mươi của thế kỷ trước, Hiệp cộng tác thường xuyên cho tờ Áo Trắng với tên thật Nguyễn Văn Hiệp. Hôm họp mặt gia đình Áo Trắng, nhà văn Đoàn Thạch Biền bảo: Nguyễn Văn Hiệp nghe dài và thường quá, Nguyễn Hiệp hay hơn. Thoạt đầu hơi tự ái vì cái tên ba má đặt cho mà, sau lại thấy anh Biền có lý nên bút danh Nguyễn Hiệp ra đời từ đó) sinh năm 1964, quê Hàm Tân, Bình Thuận bên dòng sông Con Cuông nhỏ nhắn, nhưng cũng chính nơi đây, một vùng "xôi đậu", không khí lửa đạn rất đậm đặc, ngày ba chết vì chiến tranh, má gánh mấy anh em trong hai chiếc thúng chạy dưới lửa đạn (cuộc dồn dân cuối cùng về Ấp chiến lược Văn Mỹ, 1964). Phòng học của lớp Năm Nhỏ, lớp Năm Lớn (Mẫu giáo và lớp Một bây giờ) của Nguyễn Hiệp, một bên cửa sổ nhìn ra đồn pháo binh với hai nòng súng 175 ly và một nòng 105 ly vạch cắt tầm mắt của nguyên một thời thơ ấu, trở thành hình ảnh quen thuộc và nỗi ám ảnh không thể nào quên đến bây giờ. Bên trái trường học là đồn Mỹ, thỉnh thoảng có những ông Mỹ đen nhớ con lén đứng nhìn vào lớp học làm cho cả lớp khóc thét lên...
Một tháng tuổi thì cha chết. Má nuôi đến 13 tuổi thì "đi bước nữa". Nguyễn Hiệp sống lay lắt trong rẫy cũ của nhà, trồng rau lang, sáng sáng đi học với gánh rau trên vai, nhờ mẹ của đứa bạn học bán giùm rồi mua thức ăn giùm; sau bà cô họ dưới cửa biển nuôi học hết năm lớp chín. Định nghỉ học thì nhận được quyết định tuyển thẳng lên trường cấp ba, tiếc quá nên ráng tiếp tục học, vừa học vừa vẽ mành trúc kiếm sống và nhờ bạn bè giúp nhiều nhưng không nhận tiền quyên góp của lớp mà thầy chủ nhiệm đã âm thầm vận động. Sau đi Sư phạm, dạy chín năm thì nghỉ...
Tôi thấy những giọt rơm rớm từ đôi mắt Hiệp khi anh rủ rỉ kể lại chuyện ngày xưa với tôi. Thế mà nhìn Hiệp bây giờ rất xênh xang, không ai nghĩ anh đã từng khổ thế. Tôi đã ở chung phòng mười lăm ngày cùng Hiệp ở trại viết Văn nghệ quân đội, và cũng như mọi người, luôn cảm giác anh sinh ra từ một môi trường sung sướng đầy đủ, để hôm nay, ngồi trong căn phòng khách nhỏ của anh, nhâm nhi ly bia với những món đặc sản vợ anh mang lên đãi khách văn: mực cơm, ếch đồng... mới thấy thương, hiểu và phục anh.
Thật ra, Hiệp làm thơ, viết văn sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, trước khi làm nghề hình. Chưa bao giờ tự hỏi: Tại sao mình làm thơ, viết văn, nhưng anh biết rằng đó là cuộc sống của mình, không thể khác được. Đến với nghề nhiếp ảnh là do nhu cầu cơm áo, nhưng khi làm nghề nhiều năm, lại thấy yêu thích nghề này vì trong lúc hành nghề anh có điều kiện để quan sát cuộc sống ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều cung bậc khác nhau. Rất nhiều mảnh đời, nhiều chi tiết trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Hiệp được tái hiện từ những nguyên mẫu, từ những biểu hiện có thật mà anh gặp khi làm nghề kiếm sống này. Đời sống luôn phong phú hơn trí tưởng tượng của con người, dù người đó tài năng cỡ nào. Ban đầu là làm thơ, viết các đoản văn, làm cộng tác viên mảng văn hoá cho một số tờ báo. Sau năm 1998, từ Hội nghị Viết văn Trẻ ở Hà Nội trở về, được tiếp xúc với các nhà văn chuyên nghiệp, sống trong không khí văn chương, dù là chỉ mấy ngày, tự nhiên anh nung nấu một quyết tâm phải trở thành cây bút văn xuôi. Mất năm năm để lao vào học, đọc, cố gắng tiếp cận càng nhiều càng tốt với kho di sản văn học thế giới và kinh sách Phật giáo, điều ấy suốt một quãng đời nghèo khổ, túng bấn, bầm dập trước đó, anh không dám mơ tới, mà có thèm cũng không thực hiện được. Năm 2003 truyện ngắn đầu tay "Những người đàn bà gánh tro" của anh vừa gửi đi đã được báo Văn nghệ đăng ngay là một cái mốc vô cùng quan trọng cho đời văn của Hiệp bây giờ. Đối với người viết, những tác phẩm đầu tiên được in quan trọng vô cùng. Nó có thể làm thăng hoa tài năng hoặc ngược lại làm thui chột ngay năng khiếu vừa hé lộ. Hiệp đã gặp may khi truyện ngắn đầu tiên được in ở một tờ báo lớn và sang trọng, lâu đài mơ tưởng của tất cả các cây bút trẻ. Để rồi đến bây giờ anh đã có bảy đầu sách, hai tập thơ (thuở ban đầu), năm tập văn xuôi, trong đó có 3 tập tiểu thuyết, đưa anh thành một cây bút văn xuôi chững chạc đầy triển vọng của miền Trung và miền Đông Nam bộ. Các giải thưởng văn chương nói lên điều ấy: Giải nhì truyện ngắn Báo Văn Nghệ - Hội Nhà Văn Việt Nam 2003- 2004, Topten truyện ngắn hay đoạt giải 20 năm (1984 - 2004) - báo Văn Nghệ, Topten truyện ngắn hay báo Văn Nghệ - 2006... Và nhiều giải thưởng khác.
...Tiểu thuyết Làng Người Xanh của anh in năm 2008 chẳng hạn, một xã hội có tâm hồn tan nát, bất thường, ám ảnh, nguyên khí kiệt quệ và khả năng tự tồn bị mắc mứu trong các biến cố. Tuy vậy không chú trọng biến cố, anh chú trọng đến sự kiện tinh thần nên có thể nói Làng Người Xanh là một chuỗi những "cảm động" toả ra từ nhân vật trung tâm (Tôi), chứ không phải là một chuỗi biến cố được sắp xếp theo thời gian liên tục nhau. Mười ba chương "Đập vỡ tôi ra và sắp xếp lại" là một cuộc giải phẫu nhân vật (Tôi) với trực giác và sự chân thực (dòng lương tri). Mở rộng cá tính nhân vật và phân tích lý do hành động cũng là những kỹ thuật anh chú trọng khi viết tác phẩm này.
"Ông cỏ Giêng" Nguyễn Hiệp tại Đại hội nhà văn VN lần VIII
Truyện ngắn "Bông cỏ giêng" sau này được chọn làm tên cho một tập truyện ngắn của anh đã khiến cho có thời anh được bạn bè đặt cho là "Ông cỏ giêng" và cũng một thời "ông cỏ giêng" này được bạn đọc đón chờ như một "hot Writer". Đây chính là truyện ngắn đã được giải nhì cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ năm 2004. Hồi ấy truyện này đã làm xôn xao văn đàn. Tôi nhớ mình cũng đã háo hức như thế nào khi được nhà văn Sương Nguyệt Minh thông báo là trong cái trại mà tôi sắp dự năm ấy có cả nhà văn Nguyễn Hiệp. Tôi nói với Lê Huy Mậu, tôi cũng là "phan" của Nguyễn Hiệp đấy, anh cười bảo, mình cũng thế...
Khi tập truyện ngắn "Trần gian nhìn từ sau lưng" vừa xuất bản, Nguyễn Hiệp có gửi tặng nhà văn Ma Văn Kháng. Từ Hà Nội, ông Kháng gọi điện thoại: "Cám ơn nhà văn Nguyễn Hiệp đã tặng mình sách. Mình đã đọc Nguyễn Hiệp nhiều rồi, trên báo Văn Nghệ và các báo khác, lần này đọc thêm quyển sách hay. Hiệp viết được lắm, ở Hà Nội rất nhiều người thích đọc truyện ngắn Nguyễn Hiệp, mình cũng thích". Một lời khen của nhà văn đàn anh đã làm cho Nguyễn Hiệp xúc động quyết tâm tăng giờ viết hằng đêm lên, cô vợ thấy chồng làm việc như nhập đồng, lo lắng đến gầy mất cả ký lô. Theo đánh giá của dư luận thì đây là tập truyện rõ Nguyễn Hiệp nhất, và bản thân mình anh cũng cho rằng tập này là tập khiến anh phải thức đêm nhiều nhất.
Đang ngồi nói chuyện thì Hiệp có điện thoại. Chiều buồn đến thế nào chả biết mà khiến nhà văn Nguyễn Một trước ở Đồng Nai giờ ở thành phố Hồ Chí Minh tự nhiên gọi điện thoại rất thống thiết: "Trời ơi, sao tui nhớ thơ Nguyễn Hiệp quá!". Nguyễn Một đọc câu: "Hải quỳ đau lặng cắt đáy triền xa" và khen "Mỗi lần tôi đọc câu thơ nặng hơn cả tập thơ này là người cứ run lên. Đọc mười mấy năm rồi mà không thể quên được" làm Hiệp vừa xúc động vừa mắc cỡ trước chúng tôi. Câu thơ trên trong bài "Khi Mẹ Tôi Hát" đăng báo Văn Nghệ lâu rồi, Hiệp viết để tưởng nhớ về má, đọc cứ quặn thắt: Khi mẹ tôi hát/ Chao lả vành mi/ Chao nghiêng nài võng/Hải quỳ đau lặng cắt đáy triền xa/ Khi mẹ tôi hát/ Ngọt giấc đông mòn/ Vảy vàng trăng ải/ Sợi chỉ đường kim vá ly khúc xưa/ Khi mẹ tôi hát/ Sông lắng mơ màng/ Cúc tan đứng ngọ/ Lửa trong mắt ướt tàn tàu xanh tro/ Nước lũ đàn xưa/ Mẹ về bên ấy/ Lời người để mưa/ Tôi hát theo mẹ/ Nhịp rơi đáy phiền/ Giấc con mẹ ướt/ Lạnh trùng chao nghiêng. Má anh đã "đi xa" hơn hai mươi năm rồi, bài thơ này Hiệp muốn tỏ bày một tình cảm đau rát, sâu đậm dành cho mẹ, người mà Hiệp luôn nhớ rằng hát ru rất hay, đẹp nhất làng, cả đời tảo tần khổ nhọc. Có lẽ cuộc đời của má chính là cái khởi đầu căn nguyên nhất trong văn chương của anh.
Nguyễn Hiệp là một trong những nhà văn phải mang ơn Internet rất nhiều. Bởi nơi anh ở là một chốn tuyệt vời để viết văn: Dưới chân núi Tà Cú, trong một thị trấn nhỏ, người dân cần cù lương thiện, phong cảnh trữ tình, gần một nhà thơ nổi tiếng là Nguyễn Bắc Sơn, người mà anh coi là sư phụ, không bị cái xô bồ náo động của thị thành chi phối, nhưng lại cũng rất gần thành phố Phan Thiết... song nếu chỉ thế thì cũng vô cùng thiếu đói thông tin và không khí văn chương vì nơi đây đã từng "nổi tiếng" với một câu ví von của ai đó: "Văn chương không bằng xương cá mòi". Chính Internet đã nối anh với thế giới, giúp anh ngồi một chỗ mà hòa vào nhân gian, thoát khỏi mặc cảm tỉnh lẻ, thân quen được với nhiều người, biết bạn bè đang làm gì?... Khi viết bài này trong một chiều thứ 7, tôi đã phải mấy lần chat với anh trên mạng để hỏi thông tin, tất nhiên tôi chả nói với anh là đang viết về anh, chỉ bảo là tớ đang tập hợp một số tư liệu về các nhà văn dọc miền Trung (dù người ta tách Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng vào miền Đông nhưng tôi vẫn coi dải đất này thuộc Miền Trung - Tây Nguyên). Trong câu chuyện, anh rất hay nhắc đến vợ con. Thì cũng đúng thôi, chả phải phận "nhất giời nhì... vợ" nhưng ở nơi ấy thì sau (hay trước nhỉ) văn chương là vợ con chứ còn ai vào đấy. Nơi anh ở không đủ xa để bạn bè ở lại nhưng cũng không đủ gần để ới một tiếng là xách xe vọt đến. Đấy cũng là lý do tại sao tôi và nhà thơ Lê Huy Mậu lại ngồi nhà anh lâu đến thế. Vốn định ghé một tí thăm vợ chồng anh, uống với nhau một ly rồi đi vì bạn bè ngoài Phan Thiết đang chờ. Nhưng hai vợ chồng cương quyết giữ lại vì... đã chuẩn bị từ khi chúng tôi điện thoại hỏi đường. Chả biết do cố tình câu giờ giữ khách hay ít khi phải làm đồ mồi "hầu" chồng và bạn chồng mà vợ anh cương quyết một tiếng đồng hồ mới... bê lên một món. Rất ngon nhưng rất... lâu. Phải tay mấy tên hay nhậu, với vật liệu sẵn như thế, chỉ mươi phút là tươm tất nóng sốt ngay. Nhưng nhìn cái cách tủm tỉm cười của Hiệp và động thái thi thoảng đủng đỉnh khoan thai đứng lên ngồi xuống đốc thúc của anh, tôi đồ chừng đây là một màn kịch vợ chồng anh dựng lên để giữ chân chúng tôi... Nguyễn Hiệp có ba con trai (1 vừa tốt nghiệp đại học, 1 lên lớp 11, 1 lên lớp 3). Vợ người Hải Hậu - Nam Định "Thắt đáy lưng ong, khéo chiều chồng, khéo nuôi con" - là anh khoe thế và tôi cũng tin thế khi thấy trong nhà bốn gã đàn ông lồng ngồng khềnh khàng mà răm rắp nghe, răm rắp chịu sự sắp đặt của người đàn bà nhỏ nhắn xinh đẹp và dịu dàng này...
Có một dòng sông khác ngoài dòng sông Con Cuông nhiều kỷ niệm, lắm xót xa đã gắn chặt một thời niên thiếu côi cút của Nguyễn Hiệp với quê nhà. Dòng sông thời gian tím bầm dập nát nhưng cũng đầy ký ức dẫu buồn đau nhưng đã nâng đỡ tâm hồn và ý chí để hôm nay chúng ta có Nguyễn Hiệp...
VanVN.Net – Sau bài viết về chuyến “phượt” ở Tây Nguyên với 6 nhà văn của Sương Nguyệt Minh, một trong số những nhân vật đó – nhà thơ Văn Công Hùng – đã gửi ngay một bài về nhà văn dưới chân núi Tà Cú. Đọc mới thấy rằng, văn chương quả là đa dạng, đa chiều, nhưng (tình và đời) văn nhân mới là điều muôn phần hấp dẫn bởi những bí mật, bí quyết, bí ẩn… gọi mời khám phá, giải mã...
Từ phải sang: nhà văn Nguyễn Hiệp, nhà thơ Lê Huy Mậu và tác giả
"Trong đời mình chưa thấy ai đắm đuối si mê và nghiêm túc với văn chương như Nguyễn Hiệp" - Nhà thơ Lê Huy Mậu nói khi tôi theo xe của ông từ Vũng Tàu ra Phan Thiết và chuẩn bị ghé vào nhà Nguyễn Hiệp
"Cột số 5 tay phải từ trong ra thị trấn Thuận Nam"- tin nhắn của Nguyễn Hiệp làm anh lái xe phải quành đi quành lại vì tưởng là cột số, nhưng té ra nó là cột... đèn đường. Khi chúng tôi ghé vào thì Hiệp đang có khách chụp ảnh - nghề chính của anh trước khi anh có nghề thứ hai bây giờ là dạy vi tính để vừa nuôi vợ con vừa nuôi văn chương. Đắm đuối si mê thì nói sau, nhưng nguyên cái việc cứ đúng 12 giờ đêm ngồi vào máy gõ chữ ra văn và hai giờ sáng thì đi ngủ đủ nói lên thái độ làm văn chương chuyên nghiệp của anh. Đấy là khoảnh khắc thời gian mà tâm hồn con người trong veo nhất, cái ngăn tri thức trong vỏ não được đánh thức trinh nguyên nhất, tinh tế nhất, nhạy cảm nhất, rưng rưng nhất... đủ để nhà văn thăng hoa mà sử dụng chữ một cách tung tẩy nhất chuyển tải cảm xúc của mình. Ai cũng sẽ nghĩ thế, nhưng với Nguyễn Hiệp, nó đơn giản chỉ là vì đấy mới là lúc anh rỗi sau một ngày chụp ảnh, quay phim đám cưới, dạy vi tính (mà dạy liên kết thi lấy bằng A, B hẳn hoi, rất nhiều cán bộ của huyện Thuận Nam này là học trò tin học của anh)...
Nhớ lại ngày nào đó khúm núm tìm gặp một người bà con (chị con ông cậu ruột) đang giữ chức vụ trưởng phòng tổ chức hay gì gì đó trong Ủy Ban huyện.
- Chị ơi, chị giúp em!
- Học lái máy cày!?
- Chị ơi, em sao lái nổi...
- Ước mơ của cả một thế hệ, mày chưa học "lớn lên cháu lái máy cày" sao? Chê, vậy muốn làm gì?
- Em không chê... Em làm gì cũng được, miễn sao... được cầm cây bút...
- Mày mà đòi bút với viết. Mày thiệt là...
Từ khi bước ra khỏi cổng Ủy Ban huyện năm đó chưa lúc nào trong lòng Nguyễn Hiệp lại nguôi ngoai ước mơ được xem cây bút như bàn tay nối dài, như một phần tâm hồn với chìa ra chia sẻ tâm tình cùng mọi người. Dòng sông thai nghén, nuôi dưỡng, ước vọng, (cũng nhận lắm sự khinh bỉ, nhục mạ, miệt thị, cười cợt của người thân) và trăn trở với những ý tưởng văn chương không thể không viết của Nguyễn Hiệp bắt đầu khơi nguồn từ đó, từ giấc mơ bị người khác phẩy tay, chun mũi chế nhạo. Mấy mươi năm trôi qua, thật sự Nguyễn Hiệp chưa một phút nào nguôi ước mơ cầm bút viết văn của mình. Có lúc cực nhọc quá, vừa dạy học, vừa chụp hình vẫn canh cánh những con chữ bên lòng, khá hơn một chút mua được chiếc xe chạy xe ôm vẫn đêm đêm đánh vật trên trang giấy. Bây giờ thì lịch làm việc có ổn định hơn: viết đến hai giờ khuya hằng đêm. Bản thảo đang sửa chữa bộn bề nhưng chưa in bao nhiêu. Viết như là cái nghiệp, cái duyên, nỗi khao khát, niềm đắm say, máu thịt, không có nó mình không còn là mình nữa.
Nguyễn Hiệp tên thật Nguyễn Văn Hiệp (Vào những năm tám mươi của thế kỷ trước, Hiệp cộng tác thường xuyên cho tờ Áo Trắng với tên thật Nguyễn Văn Hiệp. Hôm họp mặt gia đình Áo Trắng, nhà văn Đoàn Thạch Biền bảo: Nguyễn Văn Hiệp nghe dài và thường quá, Nguyễn Hiệp hay hơn. Thoạt đầu hơi tự ái vì cái tên ba má đặt cho mà, sau lại thấy anh Biền có lý nên bút danh Nguyễn Hiệp ra đời từ đó) sinh năm 1964, quê Hàm Tân, Bình Thuận bên dòng sông Con Cuông nhỏ nhắn, nhưng cũng chính nơi đây, một vùng "xôi đậu", không khí lửa đạn rất đậm đặc, ngày ba chết vì chiến tranh, má gánh mấy anh em trong hai chiếc thúng chạy dưới lửa đạn (cuộc dồn dân cuối cùng về Ấp chiến lược Văn Mỹ, 1964). Phòng học của lớp Năm Nhỏ, lớp Năm Lớn (Mẫu giáo và lớp Một bây giờ) của Nguyễn Hiệp, một bên cửa sổ nhìn ra đồn pháo binh với hai nòng súng 175 ly và một nòng 105 ly vạch cắt tầm mắt của nguyên một thời thơ ấu, trở thành hình ảnh quen thuộc và nỗi ám ảnh không thể nào quên đến bây giờ. Bên trái trường học là đồn Mỹ, thỉnh thoảng có những ông Mỹ đen nhớ con lén đứng nhìn vào lớp học làm cho cả lớp khóc thét lên...
Một tháng tuổi thì cha chết. Má nuôi đến 13 tuổi thì "đi bước nữa". Nguyễn Hiệp sống lay lắt trong rẫy cũ của nhà, trồng rau lang, sáng sáng đi học với gánh rau trên vai, nhờ mẹ của đứa bạn học bán giùm rồi mua thức ăn giùm; sau bà cô họ dưới cửa biển nuôi học hết năm lớp chín. Định nghỉ học thì nhận được quyết định tuyển thẳng lên trường cấp ba, tiếc quá nên ráng tiếp tục học, vừa học vừa vẽ mành trúc kiếm sống và nhờ bạn bè giúp nhiều nhưng không nhận tiền quyên góp của lớp mà thầy chủ nhiệm đã âm thầm vận động. Sau đi Sư phạm, dạy chín năm thì nghỉ...
Tôi thấy những giọt rơm rớm từ đôi mắt Hiệp khi anh rủ rỉ kể lại chuyện ngày xưa với tôi. Thế mà nhìn Hiệp bây giờ rất xênh xang, không ai nghĩ anh đã từng khổ thế. Tôi đã ở chung phòng mười lăm ngày cùng Hiệp ở trại viết Văn nghệ quân đội, và cũng như mọi người, luôn cảm giác anh sinh ra từ một môi trường sung sướng đầy đủ, để hôm nay, ngồi trong căn phòng khách nhỏ của anh, nhâm nhi ly bia với những món đặc sản vợ anh mang lên đãi khách văn: mực cơm, ếch đồng... mới thấy thương, hiểu và phục anh.
Thật ra, Hiệp làm thơ, viết văn sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, trước khi làm nghề hình. Chưa bao giờ tự hỏi: Tại sao mình làm thơ, viết văn, nhưng anh biết rằng đó là cuộc sống của mình, không thể khác được. Đến với nghề nhiếp ảnh là do nhu cầu cơm áo, nhưng khi làm nghề nhiều năm, lại thấy yêu thích nghề này vì trong lúc hành nghề anh có điều kiện để quan sát cuộc sống ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều cung bậc khác nhau. Rất nhiều mảnh đời, nhiều chi tiết trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Hiệp được tái hiện từ những nguyên mẫu, từ những biểu hiện có thật mà anh gặp khi làm nghề kiếm sống này. Đời sống luôn phong phú hơn trí tưởng tượng của con người, dù người đó tài năng cỡ nào. Ban đầu là làm thơ, viết các đoản văn, làm cộng tác viên mảng văn hoá cho một số tờ báo. Sau năm 1998, từ Hội nghị Viết văn Trẻ ở Hà Nội trở về, được tiếp xúc với các nhà văn chuyên nghiệp, sống trong không khí văn chương, dù là chỉ mấy ngày, tự nhiên anh nung nấu một quyết tâm phải trở thành cây bút văn xuôi. Mất năm năm để lao vào học, đọc, cố gắng tiếp cận càng nhiều càng tốt với kho di sản văn học thế giới và kinh sách Phật giáo, điều ấy suốt một quãng đời nghèo khổ, túng bấn, bầm dập trước đó, anh không dám mơ tới, mà có thèm cũng không thực hiện được. Năm 2003 truyện ngắn đầu tay "Những người đàn bà gánh tro" của anh vừa gửi đi đã được báo Văn nghệ đăng ngay là một cái mốc vô cùng quan trọng cho đời văn của Hiệp bây giờ. Đối với người viết, những tác phẩm đầu tiên được in quan trọng vô cùng. Nó có thể làm thăng hoa tài năng hoặc ngược lại làm thui chột ngay năng khiếu vừa hé lộ. Hiệp đã gặp may khi truyện ngắn đầu tiên được in ở một tờ báo lớn và sang trọng, lâu đài mơ tưởng của tất cả các cây bút trẻ. Để rồi đến bây giờ anh đã có bảy đầu sách, hai tập thơ (thuở ban đầu), năm tập văn xuôi, trong đó có 3 tập tiểu thuyết, đưa anh thành một cây bút văn xuôi chững chạc đầy triển vọng của miền Trung và miền Đông Nam bộ. Các giải thưởng văn chương nói lên điều ấy: Giải nhì truyện ngắn Báo Văn Nghệ - Hội Nhà Văn Việt Nam 2003- 2004, Topten truyện ngắn hay đoạt giải 20 năm (1984 - 2004) - báo Văn Nghệ, Topten truyện ngắn hay báo Văn Nghệ - 2006... Và nhiều giải thưởng khác.
...Tiểu thuyết Làng Người Xanh của anh in năm 2008 chẳng hạn, một xã hội có tâm hồn tan nát, bất thường, ám ảnh, nguyên khí kiệt quệ và khả năng tự tồn bị mắc mứu trong các biến cố. Tuy vậy không chú trọng biến cố, anh chú trọng đến sự kiện tinh thần nên có thể nói Làng Người Xanh là một chuỗi những "cảm động" toả ra từ nhân vật trung tâm (Tôi), chứ không phải là một chuỗi biến cố được sắp xếp theo thời gian liên tục nhau. Mười ba chương "Đập vỡ tôi ra và sắp xếp lại" là một cuộc giải phẫu nhân vật (Tôi) với trực giác và sự chân thực (dòng lương tri). Mở rộng cá tính nhân vật và phân tích lý do hành động cũng là những kỹ thuật anh chú trọng khi viết tác phẩm này.
"Ông cỏ Giêng" Nguyễn Hiệp tại Đại hội nhà văn VN lần VIII
Truyện ngắn "Bông cỏ giêng" sau này được chọn làm tên cho một tập truyện ngắn của anh đã khiến cho có thời anh được bạn bè đặt cho là "Ông cỏ giêng" và cũng một thời "ông cỏ giêng" này được bạn đọc đón chờ như một "hot Writer". Đây chính là truyện ngắn đã được giải nhì cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ năm 2004. Hồi ấy truyện này đã làm xôn xao văn đàn. Tôi nhớ mình cũng đã háo hức như thế nào khi được nhà văn Sương Nguyệt Minh thông báo là trong cái trại mà tôi sắp dự năm ấy có cả nhà văn Nguyễn Hiệp. Tôi nói với Lê Huy Mậu, tôi cũng là "phan" của Nguyễn Hiệp đấy, anh cười bảo, mình cũng thế...
Khi tập truyện ngắn "Trần gian nhìn từ sau lưng" vừa xuất bản, Nguyễn Hiệp có gửi tặng nhà văn Ma Văn Kháng. Từ Hà Nội, ông Kháng gọi điện thoại: "Cám ơn nhà văn Nguyễn Hiệp đã tặng mình sách. Mình đã đọc Nguyễn Hiệp nhiều rồi, trên báo Văn Nghệ và các báo khác, lần này đọc thêm quyển sách hay. Hiệp viết được lắm, ở Hà Nội rất nhiều người thích đọc truyện ngắn Nguyễn Hiệp, mình cũng thích". Một lời khen của nhà văn đàn anh đã làm cho Nguyễn Hiệp xúc động quyết tâm tăng giờ viết hằng đêm lên, cô vợ thấy chồng làm việc như nhập đồng, lo lắng đến gầy mất cả ký lô. Theo đánh giá của dư luận thì đây là tập truyện rõ Nguyễn Hiệp nhất, và bản thân mình anh cũng cho rằng tập này là tập khiến anh phải thức đêm nhiều nhất.
Đang ngồi nói chuyện thì Hiệp có điện thoại. Chiều buồn đến thế nào chả biết mà khiến nhà văn Nguyễn Một trước ở Đồng Nai giờ ở thành phố Hồ Chí Minh tự nhiên gọi điện thoại rất thống thiết: "Trời ơi, sao tui nhớ thơ Nguyễn Hiệp quá!". Nguyễn Một đọc câu: "Hải quỳ đau lặng cắt đáy triền xa" và khen "Mỗi lần tôi đọc câu thơ nặng hơn cả tập thơ này là người cứ run lên. Đọc mười mấy năm rồi mà không thể quên được" làm Hiệp vừa xúc động vừa mắc cỡ trước chúng tôi. Câu thơ trên trong bài "Khi Mẹ Tôi Hát" đăng báo Văn Nghệ lâu rồi, Hiệp viết để tưởng nhớ về má, đọc cứ quặn thắt: Khi mẹ tôi hát/ Chao lả vành mi/ Chao nghiêng nài võng/Hải quỳ đau lặng cắt đáy triền xa/ Khi mẹ tôi hát/ Ngọt giấc đông mòn/ Vảy vàng trăng ải/ Sợi chỉ đường kim vá ly khúc xưa/ Khi mẹ tôi hát/ Sông lắng mơ màng/ Cúc tan đứng ngọ/ Lửa trong mắt ướt tàn tàu xanh tro/ Nước lũ đàn xưa/ Mẹ về bên ấy/ Lời người để mưa/ Tôi hát theo mẹ/ Nhịp rơi đáy phiền/ Giấc con mẹ ướt/ Lạnh trùng chao nghiêng. Má anh đã "đi xa" hơn hai mươi năm rồi, bài thơ này Hiệp muốn tỏ bày một tình cảm đau rát, sâu đậm dành cho mẹ, người mà Hiệp luôn nhớ rằng hát ru rất hay, đẹp nhất làng, cả đời tảo tần khổ nhọc. Có lẽ cuộc đời của má chính là cái khởi đầu căn nguyên nhất trong văn chương của anh.
Nguyễn Hiệp là một trong những nhà văn phải mang ơn Internet rất nhiều. Bởi nơi anh ở là một chốn tuyệt vời để viết văn: Dưới chân núi Tà Cú, trong một thị trấn nhỏ, người dân cần cù lương thiện, phong cảnh trữ tình, gần một nhà thơ nổi tiếng là Nguyễn Bắc Sơn, người mà anh coi là sư phụ, không bị cái xô bồ náo động của thị thành chi phối, nhưng lại cũng rất gần thành phố Phan Thiết... song nếu chỉ thế thì cũng vô cùng thiếu đói thông tin và không khí văn chương vì nơi đây đã từng "nổi tiếng" với một câu ví von của ai đó: "Văn chương không bằng xương cá mòi". Chính Internet đã nối anh với thế giới, giúp anh ngồi một chỗ mà hòa vào nhân gian, thoát khỏi mặc cảm tỉnh lẻ, thân quen được với nhiều người, biết bạn bè đang làm gì?... Khi viết bài này trong một chiều thứ 7, tôi đã phải mấy lần chat với anh trên mạng để hỏi thông tin, tất nhiên tôi chả nói với anh là đang viết về anh, chỉ bảo là tớ đang tập hợp một số tư liệu về các nhà văn dọc miền Trung (dù người ta tách Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng vào miền Đông nhưng tôi vẫn coi dải đất này thuộc Miền Trung - Tây Nguyên). Trong câu chuyện, anh rất hay nhắc đến vợ con. Thì cũng đúng thôi, chả phải phận "nhất giời nhì... vợ" nhưng ở nơi ấy thì sau (hay trước nhỉ) văn chương là vợ con chứ còn ai vào đấy. Nơi anh ở không đủ xa để bạn bè ở lại nhưng cũng không đủ gần để ới một tiếng là xách xe vọt đến. Đấy cũng là lý do tại sao tôi và nhà thơ Lê Huy Mậu lại ngồi nhà anh lâu đến thế. Vốn định ghé một tí thăm vợ chồng anh, uống với nhau một ly rồi đi vì bạn bè ngoài Phan Thiết đang chờ. Nhưng hai vợ chồng cương quyết giữ lại vì... đã chuẩn bị từ khi chúng tôi điện thoại hỏi đường. Chả biết do cố tình câu giờ giữ khách hay ít khi phải làm đồ mồi "hầu" chồng và bạn chồng mà vợ anh cương quyết một tiếng đồng hồ mới... bê lên một món. Rất ngon nhưng rất... lâu. Phải tay mấy tên hay nhậu, với vật liệu sẵn như thế, chỉ mươi phút là tươm tất nóng sốt ngay. Nhưng nhìn cái cách tủm tỉm cười của Hiệp và động thái thi thoảng đủng đỉnh khoan thai đứng lên ngồi xuống đốc thúc của anh, tôi đồ chừng đây là một màn kịch vợ chồng anh dựng lên để giữ chân chúng tôi... Nguyễn Hiệp có ba con trai (1 vừa tốt nghiệp đại học, 1 lên lớp 11, 1 lên lớp 3). Vợ người Hải Hậu - Nam Định "Thắt đáy lưng ong, khéo chiều chồng, khéo nuôi con" - là anh khoe thế và tôi cũng tin thế khi thấy trong nhà bốn gã đàn ông lồng ngồng khềnh khàng mà răm rắp nghe, răm rắp chịu sự sắp đặt của người đàn bà nhỏ nhắn xinh đẹp và dịu dàng này...
Có một dòng sông khác ngoài dòng sông Con Cuông nhiều kỷ niệm, lắm xót xa đã gắn chặt một thời niên thiếu côi cút của Nguyễn Hiệp với quê nhà. Dòng sông thời gian tím bầm dập nát nhưng cũng đầy ký ức dẫu buồn đau nhưng đã nâng đỡ tâm hồn và ý chí để hôm nay chúng ta có Nguyễn Hiệp...
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn