VanVN.Net - Nguyễn Hưng Hải nổi tiếng từ ngày còn trẻ, nhưng có nhiều năm chững lại không biết vì sao? Có phải ông tự cảm thấy giọng thơ mình đơn điệu và “như cỏ, không thể trỗi vượt khỏi bóng cây thiên tuế” là một tứ thơ có trong tập này? Và hình như ông đã xoay xở thật lực để có được một diện mạo khác, vẫn là ông - Nguyễn Hưng Hải, nhưng hồn hậu mà không thô, chân thực mà ý nhị: Khi cây đã gật đầu/ lá và gió cãi nhau vô tích sự. Ở tập “Gió đàn ông” này, Nguyễn Hưng Hải hướng mạnh ngòi bút vào tâm thế thời cuộc, tạo được ám ảnh với Hướng dương, Bão ở mộ Tổ, Thơ hai câu… Xin chúc mừng những nỗ lực làm mới của Nguyễn Hưng Hải. VanVN.Net xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những bài thơ trích từ tập “Gió đàn ông”.
Nhà thơ Nguyễn Hưng Hải
THƠ HAI CÂU
Khi cây đã gật đầu
lá và gió cãi nhau vô tích sự
GIÓ-ĐÀN-ÔNG
Em như đoá hoa hồng, thời gian đang tỉa dần từng cánh
còn gió thì vô tội, vẫn như không?
Em từng ngợi ca, hy vọng niềm hạnh phúc, khoe với bạn bè
anh đáng mặt đàn ông
đêm thứ nhất cùng hoa hồng đến tặng!
Em đã ngất ngây trước đề từ, nâng từng bông lên ngắm,
ngỡ đời mình nắng sẽ quanh năm
đêm thứ hai cùng hoa hồng toả ngát!
Em đã nâng bông hoa lên ngực, cười một mình, khe khẽ hát
một mình, và vội vàng đi tắm
đêm thứ ba cùng hoa hồng xoè tung!
Em đã hơi lo và thẫn thờ trong bao nỗi hình dung, có cả sự
hình dung của loài hoa không quả
đêm thứ tư cùng hoa hồng rũ cánh!
Em đã giật mình trong ớn lạnh, khi không gió mà hoa
lả xuống héo dần, cánh thứ nhất, thứ hai,
cánh cuối cùng đã rụng
đêm thứ năm hoa hồng tàn phai!
Em đã khóc nhặt từng cánh hoa rơi trên mặt bàn anh từng ngồi
đối diện, nâng lên nhìn và chợt nhận ra em
đêm thứ sáu hoa hồng đi đâu hết
và những đêm sau còn mỗi chiếc bình không?
Đến Asin cũng còn sợ gót chân
gió nhiều thế trách nào hoa chẳng chết
đêm chưa nở đã tàn bao tinh khiết
em biết mà đành chịu gió-đàn-ông?
BÊN GỐC LIỄU CON GÁI
Ta không có diễm phúc được ngồi dưới gốc liễu cùng em
bên hồ Bạch Đằng
thơ thẩn chiều nay bên gốc liễu buông tóc xuống mặt hồ
lại nhớ mái tóc em, ấm bờ vai con gái
thơ thẩn chiều nay không biết có buổi chiều nào còn lặp lại
như buổi chiều em biết gió-đàn-ông
Mà đã có chiều nào được cùng em hoá thân
ta cũng mới gặp em chỉ một đôi lần không biết hồ Bạch Đằng
em từng ngồi chải tóc
như cây liễu bên hồ nghiêng bóng xuống chiều nay
ta cũng chẳng có kỷ niệm nào ở đây
nhưng không hiểu vì sao chiều nay ta nhớ
Như em đứng bên hồ cây liễu chờ ai hay sắp sửa buông mình
vì đau khổ
vì bao điều lỡ dở chẳng thanh minh
bao đôi lứa từng đến đây ngồi buông tóc vào nhau, chiều nay
ta thơ thẩn một mình
Không có diễm phúc được cùng em ngồi bên hồ bứt cỏ
dưới gốc liễu bên hồ ứa một vầng trăng
ta thơ thẩn một mình trong ý nghĩ bịa đặt rằng đã có lần
gặp em xõa tóc gục đầu vào bờ vai
dưới gốc liễu bên hồ Bạch Đằng
rằng đã trăm năm trong khoảnh khắc
quên đi mọi ưu phiền
quên đi nhiều dằn vặt
như là trai chưa vợ, gái chưa chồng
Quả quyết rằng không
nhưng hình như càng quả quyết
ta càng bị ám ảnh như gió-đàn-ông bên gốc-liễu-con-gái.
ĐÊM THỊ MẦU
Chuông chùa Tiểu đánh tiếng ghen
ở ngoài sân khấu là đêm đi rình
ai giam được cái chữ tình
Thị Mầu tay quạt tay phanh áo hờ
trách gì cái đứa lẳng lơ
sao em ăn táo để chùa tụng kinh
biết là Tiểu cũng như mình
làm thân con gái còn rình gì nhau
ở ngoài sân diễn là đâu
cửa trước thì đóng cửa sau thì mời
bão đâu ở tận cuối trời
em là nắng của một thời còn mưa
một thời kẻ đón người đưa
vào chùa mới biết sân chùa lắm rê
HỌC CÁCH CỦA CON ONG
Không phải tất cả các loại phấn hoa mà con ong chăm chỉ mang về
đều thơm ngát, đều lành, đều ngọt
trong hai túi nhuỵ vàng có hương nhuỵ của rất nhiều loài hoa độc
nếu không phải là ong đã chết ở dọc đường
Nếu không phải là ong sẽ chết vì lộng lẫy sắc hương
chết vì sự ngây thơ, chết vì những độc tố
trong vẻ đẹp sặc sỡ của bông hoa có một nấm mồ?
Vẻ sặc sỡ những loài hoa độc đã giết chết nhiều ước mơ
có thể vì vô tình, có thể vì ngây thơ, có thể vì quá yêu, quá tin vào cái đẹp
không ai có thể biết trên thế gian này đã có bao nhiêu là cái chết
vì những độc tố được bao bọc và che đậy sau cái vẻ bề ngoài lộng lẫy
thắm tươi
Dù có độc đến đâu khi đã được con ong biến thành mật cả rồi
không có độc tố nào còn có thể sống sót
những ý định hạ độc đều có chung vị ngọt và đều bị thanh lọc
đều trở thành vị thuốc, được đem ngâm
Nếu không là con ong, ta đã bị dính độc bao lần
ta đã chết vì sự quyến rũ mê hồn của những bông hoa từng mê hồn cả gió
dù sao ta cũng phải cảm ơn sự độc của những bông hoa sặc sỡ vì có nó
mật của những con ong như sẽ quí hơn nhiều
Học cách của con ong, không bị chết vì nghiệp chướng là con ong, bông
hoa nào cũng yêu
ta tồn tại là ta, ta giúp được cho đời thêm vị thuốc
trăm chất trong hoa được luyện thành một chất
cả đàn ong cùng một ước mơ
Học cách của con ong, trong từng giọt mật có một cuộc đời khác cuộc đời
ngày xưa
có cái độc, đã trở thành có ích
ta đi mãi vẫn không về tới đích
vẫn không sao làm nổi được như ong?
TRÊN LÁ KHOAI
Tôi thấy rõ ràng trên lá khoai
những giọt sương đêm qua đọng lại
những hạt mưa đêm qua đọng lại
nắng buổi chiều qua đã ngấm tận cùng
đã xanh màu lá
đã vươn dài đài
đã thêm nhiều rễ
Đọng lại đêm qua giọt sương nhỏ bé
đựng cả mặt trời
tiếng sấm, màu mây
trên chiếc lá khoai dấu ấn một ngày
mưa nắng một thời
gió sương vạn kiếp
Trơn tuột từ đâu, ngưng đọng từ ai
trên mặt lá khoai
trong đài khoai ngứa
cứ đổ mãi vào, đổ thêm, đổ nữa
còn lại ít nhiều còn lại bay hơi
Chịu tiếng ngàn đời nước đổ lá khoai
không biết lá khoai trơn vì giọt nước
không biết lá khoai ngứa không chịu được
sau một ngày dài đêm vã mồ hôi?
HƯỚNG DƯƠNG
Quay về hướng mặt trời cả lúc đêm, lúc mưa, lúc không có
mặt trời
hoa Hướng dương không bao giờ đổi hướng
sắt đá niềm tin tưởng
Quay về hướng mặt trời những bông hoa nhìn lên, không bao
giờ nhìn xuống
tự cho mình là mặt trời của đêm
sắt đá niềm kiêu hãnh tự do trong khuôn phép
Quay về hướng mặt trời những bông hoa tự khen mình đẹp
nở ra như con gái đương thì
như lẽ phải
Quay về hướng mặt trời nên chẳng dám quay đi, chẳng bao
giờ quay lại
chỉ đến khi rũ xuống héo tàn
trong phũ phàng gục mặt
hoa mới biết dưới chân mình bao lá cỏ xanh non
xanh cả hướng mặt trời không mọc
hoa mới biết có bao loài hoa khác
không quay hướng mặt trời vẫn nở đẹp về đêm
Biết thế mà không hiểu tại sao những bông hoa
Hướng dương vẫn cứ bị kiếp trước thôi miên
sắt đá niềm tin tưởng
quay về hướng mặt trời cả lúc đêm, lúc mưa, lúc không
có mặt trời.
NGHĨA LĨNH LÚC KHÔNG GIỜ
Ngỡ chim Lạc bay về trên những tán chò xanh
gió xao động một vùng trời cổ tích
mưa nhè nhẹ đủ cho người thanh lịch
bước lên Đền không phải dùng ô
Bao đôi lứa như ta có mặt lúc không giờ
trên Nghĩa Lĩnh đầu trần không ướt tóc
đã nghìn năm những thân chò thẳng tắp
đứng như người đang đứng trước lư hương
Trong cảm giác không giờ cây lá cũng thiêng hơn
bao đôi lứa như ta cùng đứng vái
bao đôi lứa như ta đầu trần quên đi nhiều khôn, dại
nhớ thêm nhiều nỗi nhớ chẳng gì che
Lúc không giờ bao đôi lứa như ta, như chim Lạc bay về
cùng lặng lẽ đứng nghe
tiếng rậm rịch, tiếng thậm thình, tiếng leng kheng cộng hưởng
trong tâm tưởng có cơn mưa trút xuống
những cây chò nghìn tuổi đứng che ô
che cho những cánh chim bay lạc đường trời trong tầm tã gió mưa
không phải lúc không giờ
nghìn năm nữa những cây chò vẫn cứ không đổi khác
ý thức ta là con chim Lạc
không thể không bay đi tìm kiếm những chân trời
không thể không trở về chỗ cây chò từng che cho tiếng khóc chào đời
che cho những lứa đôi đầu trần không ước tóc
Trong cảm giác đầu trần bao đôi lứa như ta đã có thêm bài học
trước hương khói tỏ mờ ta có thấy thiêng hơn
những thân chò thẳng tắp
những vòm lá che đầu như những chiếc ô
Trong cảm giác đầu trần bao đôi lứa như ta đã nghĩ ngợi điều gì
về ngày xửa, ngày xưa
về lúc không giờ
không phải dùng ô vẫn cứ không ướt tóc
Nghĩa Lĩnh lúc không giờ lửa bén chân nhang, ta cùng em
sống lại thời chim Lạc
trong tâm tưởng Vua Hùng che cho những lứa đôi
BÃO Ở NƠI MỘ TỔ
Tôi linh cảm thấy những chuyện chẳng lành khi bão làm gãy cây nghìn năm
trên Nghĩa Lĩnh rêu phong rơi xuống đất
những cây chò, cây lim bật gốc
gãy ngang trời như dao chém ngang thân
Không bình thường nữa rồi, bão làm rơi ngói âm
không phải là ngói âm, đấy là những vảy rồng mắt cá
chồng lợp thời gian ý thức giữ gìn gãy đè lên tất cả
Nghĩa Lĩnh thâm nghiêm động Điện Thờ Trời?
Tôi linh cảm rõ ràng có chuyện không bình thường đã xảy ra, sắp
xảy ra trong cơn bão lòng người
ngổn ngang như cây đổ, lá rơi
ngổn ngang như thế sự trên bàn cờ bị xô đổ
mộ Tổ động rồi sắp có chuyện gì đây?
Chốc gốc Đền Hùng đâu chỉ là chốc gốc những cái cây
bão đã vặn gãy tan sự bình yên, đảo lộn các vỉa tầng, thứ tự
bão của trời xanh trong cơn giận dữ
bão của đất xanh sau những bới đào
Không bình thường nữa rồi những chân hương bị bão cuốn lên cao
rồi quật xuống nơi nghìn đời nghiêm cẩn
đất phát tích bình yên, hội tụ giống nòi đã động
đã động Đền chùa, giếng Ngọc, Tam Quan..
Tôi linh cảm rõ ràng cột đá thề bị bão lung lay, voi tan tác cả đàn
khanh tướng chỉ còn biết chắp tay lạy trời, khấn Phật
trên Nghĩa Lĩnh rêu phong rơi xuống đất, cấu kết kiến trúc bị rạn nứt
sắp xảy ra chuyện gì ta có biết gì không?
CÁT
Chẳng làm sao khác được nữa rồi
cát đã thành thủy tinh
thành mảnh chai trên bờ tường khốn nạn
cắm vào mắt ta
cắm vào tim ta
cắm vào đời ta
cắm phập!
Nước mắt của cát
là chiếc cốc vỡ miệng
là pha lê đổi mầu
Nụ cười của cát
là giọt nước cuối cùng tràn khỏi cốc
là cái bình pha lê bị bịt miệng bao năm
Cát đã thành thủy tinh cắm chân vào cát
thành lọ, thành chai nằm ở xó nào
muốn cọ cựa
muốn vùng lên để thoát
những dán tem, đậy lại, đổ vào
nhưng càng cựa hình như càng dễ vỡ
càng làm cho đâu đó sợ vào chân?
Cát muốn quay về cát
quay về bãi biển, dọc triền sông
nhưng không được nữa rồi
cái miệng cốc như miệng người không lưỡi
đã phun ra sắc nhọn
khó thu về
bao rơi vãi chỉ chực bàn chân đến
cắm trên tường như một như răn đe?
Dù có là pha lê
khi đã vỡ chẳng còn ai cần nữa
lúc không cần ai đó có nương tay?
Sau nâng niu, tôn vẻ đẹp, làm đầy
cát vỡ ra mảnh sắc
nghe rủn những bàn chân
cát từng đỡ, từng nâng
dù cát lún chỉ một mình cát lún
Lúc là cát những mong thành chiếc cốc
là cốc rồi sao cứ sợ mình rơi
bao mảnh vỡ đang mơ về đời cát
nhưng hình như không được nữa rồi!
Những mảnh thủy tinh đâm toạc vòm trời
ta nhức mắt nghĩ về thân phận cốc
pha lê rồi cũng vứt
còn ta
không khác được thì đừng mong khác cát.
VanVN.Net - Nguyễn Hưng Hải nổi tiếng từ ngày còn trẻ, nhưng có nhiều năm chững lại không biết vì sao? Có phải ông tự cảm thấy giọng thơ mình đơn điệu và “như cỏ, không thể trỗi vượt khỏi bóng cây thiên tuế” là một tứ thơ có trong tập này? Và hình như ông đã xoay xở thật lực để có được một diện mạo khác, vẫn là ông - Nguyễn Hưng Hải, nhưng hồn hậu mà không thô, chân thực mà ý nhị: Khi cây đã gật đầu/ lá và gió cãi nhau vô tích sự. Ở tập “Gió đàn ông” này, Nguyễn Hưng Hải hướng mạnh ngòi bút vào tâm thế thời cuộc, tạo được ám ảnh với Hướng dương, Bão ở mộ Tổ, Thơ hai câu… Xin chúc mừng những nỗ lực làm mới của Nguyễn Hưng Hải. VanVN.Net xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những bài thơ trích từ tập “Gió đàn ông”.
Nhà thơ Nguyễn Hưng Hải
THƠ HAI CÂU
Khi cây đã gật đầu
lá và gió cãi nhau vô tích sự
GIÓ-ĐÀN-ÔNG
Em như đoá hoa hồng, thời gian đang tỉa dần từng cánh
còn gió thì vô tội, vẫn như không?
Em từng ngợi ca, hy vọng niềm hạnh phúc, khoe với bạn bè
anh đáng mặt đàn ông
đêm thứ nhất cùng hoa hồng đến tặng!
Em đã ngất ngây trước đề từ, nâng từng bông lên ngắm,
ngỡ đời mình nắng sẽ quanh năm
đêm thứ hai cùng hoa hồng toả ngát!
Em đã nâng bông hoa lên ngực, cười một mình, khe khẽ hát
một mình, và vội vàng đi tắm
đêm thứ ba cùng hoa hồng xoè tung!
Em đã hơi lo và thẫn thờ trong bao nỗi hình dung, có cả sự
hình dung của loài hoa không quả
đêm thứ tư cùng hoa hồng rũ cánh!
Em đã giật mình trong ớn lạnh, khi không gió mà hoa
lả xuống héo dần, cánh thứ nhất, thứ hai,
cánh cuối cùng đã rụng
đêm thứ năm hoa hồng tàn phai!
Em đã khóc nhặt từng cánh hoa rơi trên mặt bàn anh từng ngồi
đối diện, nâng lên nhìn và chợt nhận ra em
đêm thứ sáu hoa hồng đi đâu hết
và những đêm sau còn mỗi chiếc bình không?
Đến Asin cũng còn sợ gót chân
gió nhiều thế trách nào hoa chẳng chết
đêm chưa nở đã tàn bao tinh khiết
em biết mà đành chịu gió-đàn-ông?
BÊN GỐC LIỄU CON GÁI
Ta không có diễm phúc được ngồi dưới gốc liễu cùng em
bên hồ Bạch Đằng
thơ thẩn chiều nay bên gốc liễu buông tóc xuống mặt hồ
lại nhớ mái tóc em, ấm bờ vai con gái
thơ thẩn chiều nay không biết có buổi chiều nào còn lặp lại
như buổi chiều em biết gió-đàn-ông
Mà đã có chiều nào được cùng em hoá thân
ta cũng mới gặp em chỉ một đôi lần không biết hồ Bạch Đằng
em từng ngồi chải tóc
như cây liễu bên hồ nghiêng bóng xuống chiều nay
ta cũng chẳng có kỷ niệm nào ở đây
nhưng không hiểu vì sao chiều nay ta nhớ
Như em đứng bên hồ cây liễu chờ ai hay sắp sửa buông mình
vì đau khổ
vì bao điều lỡ dở chẳng thanh minh
bao đôi lứa từng đến đây ngồi buông tóc vào nhau, chiều nay
ta thơ thẩn một mình
Không có diễm phúc được cùng em ngồi bên hồ bứt cỏ
dưới gốc liễu bên hồ ứa một vầng trăng
ta thơ thẩn một mình trong ý nghĩ bịa đặt rằng đã có lần
gặp em xõa tóc gục đầu vào bờ vai
dưới gốc liễu bên hồ Bạch Đằng
rằng đã trăm năm trong khoảnh khắc
quên đi mọi ưu phiền
quên đi nhiều dằn vặt
như là trai chưa vợ, gái chưa chồng
Quả quyết rằng không
nhưng hình như càng quả quyết
ta càng bị ám ảnh như gió-đàn-ông bên gốc-liễu-con-gái.
ĐÊM THỊ MẦU
Chuông chùa Tiểu đánh tiếng ghen
ở ngoài sân khấu là đêm đi rình
ai giam được cái chữ tình
Thị Mầu tay quạt tay phanh áo hờ
trách gì cái đứa lẳng lơ
sao em ăn táo để chùa tụng kinh
biết là Tiểu cũng như mình
làm thân con gái còn rình gì nhau
ở ngoài sân diễn là đâu
cửa trước thì đóng cửa sau thì mời
bão đâu ở tận cuối trời
em là nắng của một thời còn mưa
một thời kẻ đón người đưa
vào chùa mới biết sân chùa lắm rê
HỌC CÁCH CỦA CON ONG
Không phải tất cả các loại phấn hoa mà con ong chăm chỉ mang về
đều thơm ngát, đều lành, đều ngọt
trong hai túi nhuỵ vàng có hương nhuỵ của rất nhiều loài hoa độc
nếu không phải là ong đã chết ở dọc đường
Nếu không phải là ong sẽ chết vì lộng lẫy sắc hương
chết vì sự ngây thơ, chết vì những độc tố
trong vẻ đẹp sặc sỡ của bông hoa có một nấm mồ?
Vẻ sặc sỡ những loài hoa độc đã giết chết nhiều ước mơ
có thể vì vô tình, có thể vì ngây thơ, có thể vì quá yêu, quá tin vào cái đẹp
không ai có thể biết trên thế gian này đã có bao nhiêu là cái chết
vì những độc tố được bao bọc và che đậy sau cái vẻ bề ngoài lộng lẫy
thắm tươi
Dù có độc đến đâu khi đã được con ong biến thành mật cả rồi
không có độc tố nào còn có thể sống sót
những ý định hạ độc đều có chung vị ngọt và đều bị thanh lọc
đều trở thành vị thuốc, được đem ngâm
Nếu không là con ong, ta đã bị dính độc bao lần
ta đã chết vì sự quyến rũ mê hồn của những bông hoa từng mê hồn cả gió
dù sao ta cũng phải cảm ơn sự độc của những bông hoa sặc sỡ vì có nó
mật của những con ong như sẽ quí hơn nhiều
Học cách của con ong, không bị chết vì nghiệp chướng là con ong, bông
hoa nào cũng yêu
ta tồn tại là ta, ta giúp được cho đời thêm vị thuốc
trăm chất trong hoa được luyện thành một chất
cả đàn ong cùng một ước mơ
Học cách của con ong, trong từng giọt mật có một cuộc đời khác cuộc đời
ngày xưa
có cái độc, đã trở thành có ích
ta đi mãi vẫn không về tới đích
vẫn không sao làm nổi được như ong?
TRÊN LÁ KHOAI
Tôi thấy rõ ràng trên lá khoai
những giọt sương đêm qua đọng lại
những hạt mưa đêm qua đọng lại
nắng buổi chiều qua đã ngấm tận cùng
đã xanh màu lá
đã vươn dài đài
đã thêm nhiều rễ
Đọng lại đêm qua giọt sương nhỏ bé
đựng cả mặt trời
tiếng sấm, màu mây
trên chiếc lá khoai dấu ấn một ngày
mưa nắng một thời
gió sương vạn kiếp
Trơn tuột từ đâu, ngưng đọng từ ai
trên mặt lá khoai
trong đài khoai ngứa
cứ đổ mãi vào, đổ thêm, đổ nữa
còn lại ít nhiều còn lại bay hơi
Chịu tiếng ngàn đời nước đổ lá khoai
không biết lá khoai trơn vì giọt nước
không biết lá khoai ngứa không chịu được
sau một ngày dài đêm vã mồ hôi?
HƯỚNG DƯƠNG
Quay về hướng mặt trời cả lúc đêm, lúc mưa, lúc không có
mặt trời
hoa Hướng dương không bao giờ đổi hướng
sắt đá niềm tin tưởng
Quay về hướng mặt trời những bông hoa nhìn lên, không bao
giờ nhìn xuống
tự cho mình là mặt trời của đêm
sắt đá niềm kiêu hãnh tự do trong khuôn phép
Quay về hướng mặt trời những bông hoa tự khen mình đẹp
nở ra như con gái đương thì
như lẽ phải
Quay về hướng mặt trời nên chẳng dám quay đi, chẳng bao
giờ quay lại
chỉ đến khi rũ xuống héo tàn
trong phũ phàng gục mặt
hoa mới biết dưới chân mình bao lá cỏ xanh non
xanh cả hướng mặt trời không mọc
hoa mới biết có bao loài hoa khác
không quay hướng mặt trời vẫn nở đẹp về đêm
Biết thế mà không hiểu tại sao những bông hoa
Hướng dương vẫn cứ bị kiếp trước thôi miên
sắt đá niềm tin tưởng
quay về hướng mặt trời cả lúc đêm, lúc mưa, lúc không
có mặt trời.
NGHĨA LĨNH LÚC KHÔNG GIỜ
Ngỡ chim Lạc bay về trên những tán chò xanh
gió xao động một vùng trời cổ tích
mưa nhè nhẹ đủ cho người thanh lịch
bước lên Đền không phải dùng ô
Bao đôi lứa như ta có mặt lúc không giờ
trên Nghĩa Lĩnh đầu trần không ướt tóc
đã nghìn năm những thân chò thẳng tắp
đứng như người đang đứng trước lư hương
Trong cảm giác không giờ cây lá cũng thiêng hơn
bao đôi lứa như ta cùng đứng vái
bao đôi lứa như ta đầu trần quên đi nhiều khôn, dại
nhớ thêm nhiều nỗi nhớ chẳng gì che
Lúc không giờ bao đôi lứa như ta, như chim Lạc bay về
cùng lặng lẽ đứng nghe
tiếng rậm rịch, tiếng thậm thình, tiếng leng kheng cộng hưởng
trong tâm tưởng có cơn mưa trút xuống
những cây chò nghìn tuổi đứng che ô
che cho những cánh chim bay lạc đường trời trong tầm tã gió mưa
không phải lúc không giờ
nghìn năm nữa những cây chò vẫn cứ không đổi khác
ý thức ta là con chim Lạc
không thể không bay đi tìm kiếm những chân trời
không thể không trở về chỗ cây chò từng che cho tiếng khóc chào đời
che cho những lứa đôi đầu trần không ước tóc
Trong cảm giác đầu trần bao đôi lứa như ta đã có thêm bài học
trước hương khói tỏ mờ ta có thấy thiêng hơn
những thân chò thẳng tắp
những vòm lá che đầu như những chiếc ô
Trong cảm giác đầu trần bao đôi lứa như ta đã nghĩ ngợi điều gì
về ngày xửa, ngày xưa
về lúc không giờ
không phải dùng ô vẫn cứ không ướt tóc
Nghĩa Lĩnh lúc không giờ lửa bén chân nhang, ta cùng em
sống lại thời chim Lạc
trong tâm tưởng Vua Hùng che cho những lứa đôi
BÃO Ở NƠI MỘ TỔ
Tôi linh cảm thấy những chuyện chẳng lành khi bão làm gãy cây nghìn năm
trên Nghĩa Lĩnh rêu phong rơi xuống đất
những cây chò, cây lim bật gốc
gãy ngang trời như dao chém ngang thân
Không bình thường nữa rồi, bão làm rơi ngói âm
không phải là ngói âm, đấy là những vảy rồng mắt cá
chồng lợp thời gian ý thức giữ gìn gãy đè lên tất cả
Nghĩa Lĩnh thâm nghiêm động Điện Thờ Trời?
Tôi linh cảm rõ ràng có chuyện không bình thường đã xảy ra, sắp
xảy ra trong cơn bão lòng người
ngổn ngang như cây đổ, lá rơi
ngổn ngang như thế sự trên bàn cờ bị xô đổ
mộ Tổ động rồi sắp có chuyện gì đây?
Chốc gốc Đền Hùng đâu chỉ là chốc gốc những cái cây
bão đã vặn gãy tan sự bình yên, đảo lộn các vỉa tầng, thứ tự
bão của trời xanh trong cơn giận dữ
bão của đất xanh sau những bới đào
Không bình thường nữa rồi những chân hương bị bão cuốn lên cao
rồi quật xuống nơi nghìn đời nghiêm cẩn
đất phát tích bình yên, hội tụ giống nòi đã động
đã động Đền chùa, giếng Ngọc, Tam Quan..
Tôi linh cảm rõ ràng cột đá thề bị bão lung lay, voi tan tác cả đàn
khanh tướng chỉ còn biết chắp tay lạy trời, khấn Phật
trên Nghĩa Lĩnh rêu phong rơi xuống đất, cấu kết kiến trúc bị rạn nứt
sắp xảy ra chuyện gì ta có biết gì không?
CÁT
Chẳng làm sao khác được nữa rồi
cát đã thành thủy tinh
thành mảnh chai trên bờ tường khốn nạn
cắm vào mắt ta
cắm vào tim ta
cắm vào đời ta
cắm phập!
Nước mắt của cát
là chiếc cốc vỡ miệng
là pha lê đổi mầu
Nụ cười của cát
là giọt nước cuối cùng tràn khỏi cốc
là cái bình pha lê bị bịt miệng bao năm
Cát đã thành thủy tinh cắm chân vào cát
thành lọ, thành chai nằm ở xó nào
muốn cọ cựa
muốn vùng lên để thoát
những dán tem, đậy lại, đổ vào
nhưng càng cựa hình như càng dễ vỡ
càng làm cho đâu đó sợ vào chân?
Cát muốn quay về cát
quay về bãi biển, dọc triền sông
nhưng không được nữa rồi
cái miệng cốc như miệng người không lưỡi
đã phun ra sắc nhọn
khó thu về
bao rơi vãi chỉ chực bàn chân đến
cắm trên tường như một như răn đe?
Dù có là pha lê
khi đã vỡ chẳng còn ai cần nữa
lúc không cần ai đó có nương tay?
Sau nâng niu, tôn vẻ đẹp, làm đầy
cát vỡ ra mảnh sắc
nghe rủn những bàn chân
cát từng đỡ, từng nâng
dù cát lún chỉ một mình cát lún
Lúc là cát những mong thành chiếc cốc
là cốc rồi sao cứ sợ mình rơi
bao mảnh vỡ đang mơ về đời cát
nhưng hình như không được nữa rồi!
Những mảnh thủy tinh đâm toạc vòm trời
ta nhức mắt nghĩ về thân phận cốc
pha lê rồi cũng vứt
còn ta
không khác được thì đừng mong khác cát.
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn