VanVN.Net – Những ngày cuối tháng 11/2011, một đoàn cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 320 đã tổ chức cuộc “hành quân hồi ức”, trở lại chiến trường xưa, thăm lại những người bạn cũ đều đã ở vào độ tuổi xấp xỉ 70. Những cuộc gặp đầy xúc động, người còn sống trở lại thắp nén hương cho đồng đội mãi mãi tuổi 20, người còn sức khỏe động viên người đang phải chiến đấu với bệnh tật do di chứng chiến tranh… Vào khoảnh khắc đó, năm tháng cũ ùa về. Và họ - những cựu chiến binh bỗng dưng như được sống lại thời tân binh. VanVN.Net trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bút kí của Nguyễn Trọng Luân: “Tân binh thời chiến”
Tân binh, giai đoạn “bản lề” của những chàng trai đang quen nếp sống dân sự “xông xênh” bước vào môi trường kỉ luật quân đội nghiêm ngặt. Rèn tân binh thời bình đã “khiếp”, rèn tân binh thời chiến còn… “kinh” hơn. Gian khổ đến kiệt cùng nhưng cũng hồn nhiên lãng mạn vô cùng. Thế nên, sau 40 năm, một ông già hơn 60 tuổi là tôi lại nhớ đến nao lòng cái thời là tân binh ở F304B, Quân khu Việt Bắc với bao chuyện buồn vui.
Chuyện về tiểu đội trưởng Kinh còi
Tên là Kinh nhưng lại là người dân tộc Tày ở Lạng sơn, Tiểu đội trưởng khung ở B1. Hắn có cái còi phải nói là kêu. Tiếng còi của Kinh vang hơn còi trọng tài bóng đá bây giờ, nó vừa thống thiết vừa thúc giục, vừa răn đe lại vừa kêu gọi. Những ngày đầu vào lính, Ngô Thịnh và anh Đỗ Kim Long vốn là giáo viên khoa điện choáng váng vì tiếng còi này. 5 giờ sáng còi: báo thức. 5 rưỡi còi: ăn cơm sáng (ăn ngô xay). 6 rưỡi còi: ra thao trường. 11 giờ còi: nghỉ tập, đi đều về. 11h30 còi: ăn cơm trưa. 11h45 còi: ngủ trưa. 1 giờ còi: báo thức. 1h30 còi: lại thao trường v.v… Ấy là chưa kể còi báo động tiểu đội, còi báo động trung đội, còi báo động đại đội, còi đi văn nghệ, còi sinh hoạt hàng tối, còi nghỉ đêm… Lính không sợ Kinh mà sợ… còi. Vì nghe còi là mất ngủ, mất chơi, thậm chí đang ăn thì mất ăn. Tân binh ban đầu cũng hãi, nhưng mãi rồi cũng quen, bảo nhau thôi thì sống chung với còi.
Ra thao trường, Kinh gióng một hồi còi rồi dõng dạc:
- Các tồng chí nên hểu lò thao trờng tổ mồ hoi coòng hon chín trờng tổ máo.” (Các đồng chí nên hiểu là thao trường đổ mồ hôi còn hơn chiến trường đổ máu).
Quán triệt quan điểm ấy nên Kinh rèn quân khiếp lên được.
Sáng sáng hành quân ra thao trường mỗi người mang trong ba lô mười viên gạch. Một lần, Thịnh tồ mang không đủ số lượng, Kinh phát hiện ra liền rút còi thổi đánh “choe” một phát, lập tức cả tiểu đội xếp hàng ngang đứng nghiêm đơ chờ lệnh. Kinh đứng trước hàng quân lên lớp một hồi về tinh thần chấp hành kỉ luật, ý thức rèn luyện, vai trò, chức trách của từng vị trí công tác… khiến Thịnh tồ tái mét cả mặt. Cứ tưởng sau cú ấy Thịnh tồ sẽ bị Kinh đì. Nhưng ngay tối ấy Kinh còi đã gặp Thịnh tồ:
- Tồng chí hút thúc. (Đồng chí hút thuốc).
Thịnh xoè tay đón điếu Tam Đảo của cấp trên mà cảm động đến run người.
Đi ăn cơm, Kinh luôn cho tiểu đội xếp hàng bên bờ ao và nói “Các toòng chí xếp hàng mà lo mơ là ngỡ xướng ao lớ!” (Các đồng chí xếp hàng mà lơ mơ là ngã xuống ao đó), rồi rút còi thổi đánh “choét” một phát khiến cá rô phi đang ăn nổi trên mặt ao giật mình lặn rào rào. Tiểu đội hàng dọc của Kinh tăm tắp đi đều ra tận bếp. Mấy cô gái làng nhìn cảnh ấy thì bịt miệng cười nhưng mắt nhìn Kinh đầy thán phục.
Hồi ấy Ngô Thịnh và Triệu Bình hay có bạn gái ở mấy trường sư phạm và Y khoa xuống thăm. Hai thằng này sợ Kinh lắm. Đang tâm sự ngoài bờ mương mà bị Kinh gióng cho một hồi còi thì có mà chạy bỏ cả dép. Nhưng lạ, chưa bao giờ Kinh dùng còi trong những tình huống ấy. Lính ta kháo nhau, hóa ra Kinh còi sử dụng còi rất quyết liệt nhưng cũng rất… nhân văn.
Thế nhưng, giống như các trọng tài bóng đá, tiếng còi của Kinh không phải lúc nào cũng đúng.
Ngày đó đơn vị tôi được gửi sống trong nhà dân, mỗi nhà vài người. Tối ấy, đội sản xuất của xóm họp ở sân nhà có Ngô Thịnh và Triệu Bình ở nhờ. Trong khi đội trưởng sản xuất chúi mũi vào ngọn đèn tù mù nhắc nhở phân gio giống má thì cuối sân mấy thôn nữ cứ rúc rích chuyện trò với mấy anh bộ đội. Kinh đi kiểm tra, thấy vậy thì giận chiến sĩ của mình quá. Thế này thì không thể chấp nhận được. Kỉ luật đóng quân để ở đâu? Phải nhắc nhở kịp thời! Nghĩ vậy nên Kinh rút còi thổi thật mạnh. Choét! Choét! Choét! Trong đêm, tiếng còi như chưa bao giờ to đến thế. Tiếng còi làm ông già bà lão hoảng sợ đổ nghiêng trên sân, rồi sau đó là tiếng la ó của bà con. Sáng hôm sau Kinh bị lãnh đạo phê bình vì thổi còi không đúng lúc đúng chỗ. Ngô Thịnh và Triệu Bình bấm nhau cười rúc rích trong khi Kinh bần thần đứng bên bờ ao.
Ngày chúng tôi đi chiến đấu thì Kinh còi được cử đi học tiếp để làm cán bộ trung đội. Trên đường hành quân dằng dặc chúng tôi mới “thấm” ý nghĩa của việc rèn luyện sức bền. Chúng tôi nói với nhau: “Không có Kinh còi nó rèn kĩ thì bọn mình bây giờ lấy sức đâu mà vượt Trường Sơn!”
Chuyện về chàng Giang xẻng
Giang nguyên là sinh viên Khoa Chế tạo máy Đại học Cơ điện.
Phải nói hắn là người chỉn chu kỉ luật nhất của đơn vị. Mỗi ngày đi thao trường Giang đeo cái xẻng chéo sau lưng, lặng lẽ đi đúng hàng, cặm cụi tập luyện.
Một hôm sinh hoạt đại đội, chủ đề: Lí tưởng của người chiến sĩ thể hiện cụ thể trong đời sống tân binh. Nhiều ý kiến lắm. Đại đội phần lớn là sinh viên nên phát biểu không mấy khó khăn. Nào là tôi gác tình riêng để lên đường đi chống Mỹ. Nào là dù vợ dại con thơ tôi cũng không hề nao núng. Nào là dù bố tôi ốm nặng tôi vẫn hướng về phía chiến trường... Mọi người nói vãn mới thấy Giang giơ tay.
Giang bước lên, nhìn bình thản hơn 100 anh em trật tự phía dưới rồi nói:
- Tôi vào bộ đội đã 3 tuần nay mà vẫn không có súng. Tôi chỉ được phát một cái xẻng. Tôi xác định, Đảng giao vũ khí gì tôi dùng vũ khí đó mà đánh giặc, gắn bó yêu thương nó, coi nó như vợ mình, cho dù tôi chưa có vợ. Cái xẻng tôi mang từ sáng đến chiều trên lưng và ngay cả ban đêm khi báo động nó vẫn trên lưng tôi. Đã 3 tuần nay tôi chỉ tháo ra khi đi ngủ, còn ngày chủ nhật tôi vẫn... cầm ở tay…
Cả đại đội cười rinh rích. Cười hinh hích rồi cười toé lên. Trung đội trưởng thì đỏ mặt. Đại đội phó quay sang hỏi:
- Sao thiếu súng mà không báo lên C bộ?
Ngay lúc ấy Chính trị viên bước lên ra hiệu cho mọi người yên lặng rồi nói trong xúc động:
- Thưa các đồng chí! Đây là tấm gương sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Quân đội phải cám ơn mái trường XHCN đã giáo dục các đồng chí tốt như thế. Tôi mong từ nay về sau đồng chí Giang phát huy lí tưởng cao đẹp, không xa rời cái xẻng, coi cái xẻng là vũ khí chiến đấu để làm gương cho toàn đơn vị!
Đại đội vỗ tay rào rào. Giang nghiêng bên này cũng thấy rào rào, nghiêng đằng trước, đằng sau cũng thấy rào rào. Hoan hô, hoan hô...
Ngày hôm sau Giang được phát súng CKC. Nhưng còn cái xẻng? Thì chót phát biểu trước tập thể rồi, lại được thủ trưởng khen rồi, thôi gắng mà đeo. Cái xẻng đã mặc định vào Giang. Bởi thế những ngày sau đó hễ ai gặp Giang cũng chú ý nhòm sau lưng xem có cái xẻng không. Suốt cho tới ngày đi chiến đấu Giang vẫn đeo cái xẻng sau lưng một ngày dễ đến 14 tiếng. Và Giang đương nhiên được gọi là Giang xẻng. Vào chiến trường Tây Nguyên Giang cũng vẫn là Giang xẻng.
Bây giờ Giang ở đâu? Nếu đọc được chuyện này gọi điện cho mình nhé. Số máy của mình: 0976582742.
Chuyện về những người chỉ huy đầu tiên
Đại đội trưởng của tôi người Cao Bằng, rất cá tính.
Ngày đầu tiên về đơn vị, đại đội tôi tập hợp ở sân kho hợp tác, cán bộ trực ban chỉnh đốn đội hình xong thì chạy ra đứng nghiêm, giơ tay chào:
- Báo cáo Đại đội trưởng! Đại đội có mặt đầy đủ, xin chỉ thị đồng chí!
Đại đội trưởng lừ lừ:
- Tủ cái gì mà tủ, tôi lếm nhanh tược có trăm hai. Lói dối thế thì ti chín tấu làm sao tược? (Đủ cái gì mà đủ, tôi đếm nhanh được có hai trăm. Nói dối thế thì đi chiến đấu làm sao được?)
Bị dội gáo nước lạnh, đồng chí trực ban chỉ biết ứ ứ mấy tiếng rồi im thít.
Một hôm chúng tôi tập luyện ngoài thao trường ở đầu dốc Vai, nơi có mấy cái nhà 2 tầng để học chiến đấu trong thành phố. Lính tập hợp thành vòng tròn, Đại đội trưởng hạ khoa mục. Người dân tộc vốn quen tư duy hình ảnh nên ông nói:
- Các tồng chí đừng có tởng ,vào thành phố ló khó lắm chớ, chết nhơ chơi à. Xe cộ ló ti tối mắt à, dây địn ló nhiều như... (Các đồng chí đừng có tưởng, vào thành phố nó khó lắm chớ, chết như chơi à. Xe cộ nó đi tối mắt à, dây điện nó nhiều như…)
Nói đến đây, thấy cần phải có một hình ảnh để so sánh với cái sự nhiều của dây điện, nên ông ngó quanh. Chợt ông nhìn ra mấy bụi tre, mắt sáng lên:
- ... dây địn nhiều như lá tre à. (Dây điện nhiều như lá tre à).
Thế là cả đại đội cười phá lên. Tưởng đại trưởng cáu, nhưng không. Ông đỏ mặt lên rồi cũng… cười phá lên. Cười ngặt nghẽo…
Chuyện về Chính trị viên cũng vui không kém.
Trung úy Vũ Văn Mấu quê Phủ Lý, Hà Nam, năm ấy cũng đã 28 tuổi. Đã từng chiến đấu ở Lào nên ông rất hay kể chuyện về Lào. Và theo ông thì người Lào cũng giống như người Tày nên cứ ai người Tày ở đại đội là ông ấy yêu quí.
Ban đầu Chính trị viên rất thận trọng với đám lính “ngộ chữ” chúng tôi, nên buổi sinh hoạt nào ông cũng cầm chịch để nắm tư tưởng. Và chỉ một thời gian ngắn là ông đã nhìn ra lợi ích từ những chàng lính sinh viên hay chữ. Ông lệnh mỗi trung đội mỗi tháng ra một tờ báo tường. 4 trung đội 4 tờ, đẹp ơi là đẹp, đủ cả văn, thơ, nhạc, hoạ, chuyện tranh, truyện cười…, màu sắc xanh đỏ tím vàng, vui mắt lắm! Những số đầu Chính trị viên rất hài lòng với chất lượng bài vở. Nhưng mấy số sau, mỗi khi báo sắp lên khuôn ông hay ra lệnh bổ sung bài này bài nọ…
Một lần ông dò ra bài thơ Đào hầm của binh nhì Ma văn Mát, một chiến sĩ người Tày mới được bổ sung về đại đội tôi. “Đào hầm mỗi ngày một lần/ đào hầm mệt lắm/ nhưng căm thù giặc sài lang/ mồ hôi ướt áo chẳng cần…” Ông cầm bài thơ ấy về đưa cho tôi, người làm tờ báo của trung đội 1, lệnh đăng ngay. Tới cuộc sinh hoạt đại đội sau đó, Chính trị viên gọi Ma Văn Mát lên. Ông bắt tay Mát rồi hỏi:
- Đồng chí đào hầm bằng gì?
Mát trả lời:
- Bằng cuốc chim! (Vì hắn được giao giữ chiếc cuốc chim).
Chính trị viên khen tốt lắm, thế chứ! Cuốc chim là vũ khí diệt Mỹ đấy. Cái cuốc chim của đồng chí không kém gì cái xẻng của đồng chí Giang. Đồng chí viết như thế là toát ra từ đáy lòng tinh thần căm thù giặc sâu sắc. Đồng chí phải báo tin về cho gia đình thành tích của mình và phải căm thù giặc hơn nữa, rồi động viên bố mẹ cũng căm thù giặc bằng cách trồng nhiều khoai sắn...
Tối hôm ấy tôi thấy Ma Văn Mát hí hoáy viết thư tới khuya lắm.
Chính trị viên Mấu chọn liên lạc riêng cho mình là binh nhì Lí Trọng Nghẻ. Nhưng ông cứ gọi nó là Nghé. Ông bảo gọi thế cho nó hiền lành gần gũi. Lí do ông chọn Nghẻ làm liên lạc vì nó là người dân tộc, hiền, khoẻ, thật thà. Nhưng Nghẻ có nhược điểm là nghiện thuốc lào hạng nặng. Từ ngày làm liên lạc, Nghẻ suốt ngày phải kè kè bên thủ trưởng nên thèm thuốc lắm. Một hôm, không kìm nổi cơn nghiền, Nghẻ nhào xuống bếp anh nuôi hút trộm một điếu thuốc lào to vật vã. Để bõ những ngày “đói thuốc”, Nghẻ hóp ngực rít, nuốt trọn khói vào phổi nên phê quá ngã ngửa vào bụi chuối. Đúng lúc ấy thì Chính trị Mấu đi xuống kiểm tra nhà bếp. Ông há hốc mồm nhìn chú liên lạc của mình đang nằm ngửa, mắt lờ đờ nhìn thủ trưởng một cách rất… hiền từ!
Chính trị viên đứng đợi mãi mà Nghẻ vẫn không dậy nổi. Nghẻ chỉ còn cách nằm im và… ứa nước mắt. Lính chứng kiến cảnh ấy thì lo cho Nghẻ quá. Quả này thì toi rồi Nghẻ ơi, mất chức liên lạc viên là cái chắc! Nhưng thật lạ, sau lần ấy Chính trị viên Mấu cho phép Nghẻ được hút thuốc lào tại C bộ, nhưng hạn chế mỗi ngày 4 lần chia đều ra hai buổi.
Sau lần ấy, chúng tôi kính nể Chính trị viên lắm. Cánh tân binh kính trọng Chính trị viên đã đành. Đến mấy cô ở tiểu đội nuôi quân vốn lợi thế là gái, quen “gần chùa gọi bụt bằng anh” cũng phải kín trọng tư cách của Chính trị viên.
Ngày chúng tôi đi B, cả Đại đội trưởng và Chính trị viên dẫn quân vào tận Trạm 5 Trường Sơn mới chia tay chúng tôi để quay ra Bắc. Giờ chia tay đúng vào đêm 30 Tết. Cả hai ông xuống từng võng ôm từng chiến sĩ của mình. Bốn tháng ở bên nhau với bao vất vả nhọc nhằn nhưng thấm đẫm yêu thương, giờ phải tiễn những người lính bước vào cuộc chiến đấu khốc liệt, những người chỉ huy đầu tiên của chúng tôi có một tâm trạng khó diễn đạt bằng lời. Trong đêm Trường Sơn, những giọt nước mắt của hai ông rớt xuống vai tôi nóng hổi...
Chuyện về tiểu đội nuôi quân
Hôm đầu tiên nhập ngũ, vừa về đến đơn vị đã thấy một cô ra đón, mặt tươi như hoa, cười nói rộn ràng. Xe vừa dừng dưới luỹ tre cô đã ào lại “Đưa ba lô đây em xách hộ”, rồi “Nào, đưa tay em đỡ mà nhẩy xuống”. Sao lại có cô gái xinh mà thân tình đến thế!
Sáng hôm sau, bữa cơm lính đầu tiên của chúng tôi, thôi thì khỏi phải nói, có bao nhiêu nụ cười của các cô nuôi quân đều mang ra dùng hết. Hơn một trăm chàng trai, rặt những người có học, mặt mũi tinh khôi, tâm thần mộng mị đứng xếp hàng ở sân nhà ăn để các cô “điểm tâm”. Không giống như đợt quân trước đó đi từ làng quê mười bẩy mười tám tuổi mặt bấm là ra sữa, cánh lính này cao to, thư sinh, mà chú nào cũng ngoài 20. Vừa e lệ kiểu cáo già vừa ngây thơ như con sói cô đơn. Các cô thích lắm.
Tiểu đội nuôi quân có 8 người, hai nam giới luống tuổi và 4 cô gái: Tĩnh, Hà, Xuân, Phiến. Phiến là người Cao Bằng, còn ba cô đều dân Đất tổ Vua Hùng.
Vào đơn vị ngày 15/9, ngày 21/9 chúng tôi đã phải phục vụ địa phương chương trình văn nghệ tết Trung thu. Tối ấy, trăng lên vượt quá luỹ tre, hàng trăm người dân ngồi kín sân kho hợp tác nghe các chú tân binh hát múa. Đã lại sức sau một tuần thay đổi trạng thái lại đang bừng bừng nhiệt huyết nên các chú lính mới hát “hay hết xẩy”. Các nam phụ lão ấu vỗ tay rầm rầm. Cả tiểu đội chị nuôi long lanh ánh mắt. Các cô từ ngạc nhiên chuyển sang thích thú đến thẫn thờ nhìn các chú lính sinh viên. Buổi diễn kết thúc, đã thấy thằng Ngô Thịnh sán vào em Tĩnh, hai người đầu mày cuối mắt rồi mỗi người túm một đầu chiếc thang khiêng đi trả...
Từ ấn tượng tốt trong đêm văn nghệ, những cô nuôi quân đâm ra tò. Họ hay đặt câu hỏi về chúng tôi: Sao họ hay tranh thủ đọc sách thế? Sao họ chỉ thích chè đặc, cà phê? Sao họ ăn uống từ tốn thế?... Dần dần tìm hiểu, các cô càng yêu cánh lính sinh viên tợn. Đã có một vài mối tình tân binh lãng mạn ra trò. Một trong những cuộc tình ấy là của tôi.
Tiểu đội nuôi quân được bổ sung hai cô người Tày. Một cô tên Hoàng Thị Làn người Cao Bằng, tuổi 18, da trắng phau phau. Làn nói tiếng Kinh chưa sõi. Nhưng yêu thì cần gì phải nói. Tôi yêu cô ấy, và cô ấy cũng yêu tôi. Những tối đi sinh hoạt về, Làn thường đi theo tôi tới cổng. Hai đứa cấu nhau một cái rồi Làn chạy đường Làn tôi chạy đường tôi. Và… chỉ thế thôi!
Một chiều mùa đông nhá nhem, Làn rửa soong nồi ngoài giếng. Tôi xoay xoay cái bát B52 giả vờ đứng bên hỏi han. Bất ngờ Làn ngẩng lên:
- Em puồn lắm!
- Sao Làn buồn?
- Anh Thì ở B1 anh ấy pảo (bảo) Làn ơi sao mày iu cái thằng ten (đen) như cột nhà chái (cháy) thế?
Trong cái lạnh mùa đông mà mặt tôi nóng ran lên, vừa buồn cười vừa tức, mà lại thương Làn. Hôm sau đi thao trường gặp thằng Thì, thấy nó nheo nheo nhìn mình vẻ khiêu khích. Sau tôi mới biết thằng Thì cũng đang tán Làn.
Trước hôm đi B độ một tuần, chừng chín giờ tối tôi nghe tiếng Làn gọi ngoài cổng. Tôi chạy ra thấy Làn bước ra từ hàng dứa tây ngõ nhà chủ dúi vào tay tôi một gói lá chuối mềm mềm và kéo vội tay tôi… cắn một cái rồi… vùng chạy. Tôi đứng nghe chó trong xóm sủa râm ran kéo dài về phía C bộ. Tôi trở vào giở gói lá chuối hơ lửa thì ra một đùm thịt lợn luộc. Nấp sau cánh cửa dưới bếp nhà chủ, tôi nhìn ra trời sương lạnh đầu đông Bắc Thái. Làn thương lính đói, thương chúng tôi sắp ra trận, hay tình yêu của trai gái thời chiến tranh đơn giản vậy thôi?
Tôi nhớ mãi cái buổi sáng tinh mơ ấy, bếp đại đội bộn bề, soong chậu nồi niêu chồng đống không ai rửa. Tất cả tiểu đội nữ nuôi quân ôm nhau ngoài bờ ruộng nhìn vào sân kho nơi chúng tôi xếp hàng nhận mệnh lệnh vào Nam chiến đấu. Họ khóc. Khóc như mưa. Họ gọi nhau, họ chạy ra chạy vô, dúi vào tay lính những cái khăn Musoa, vài viên thuốc cảm, lọ dầu…
Chúng tôi hành quân ra đồi thông Lương Sơn. Cả tiểu đội nữ nuôi quân đi theo. Hôm ấy trời lạnh, má Làn đỏ rực, cái màu má đỏ của cô gái vùng cao ám vào trong tôi từ ấy.
Đã tới nơi chia tay, đứng bên kia đồi thông, Làn gọi:
- Anh ơi… tặng em tấm ảnh… anh ơi!
Bấy giờ tôi mới nhớ chưa tặng em cái gì. Tôi lội ào qua ruộng rạ sang đưa cho em tấm ảnh bé như con tem chụp ngày đầu vào lính. Làn run rẩy đón tấm ảnh, khóc mếu máo:
- Anh đi rồi về… anh nhé...
Tôi không dám nhìn lâu vào mắt Làn, vội quay lưng chạy về hàng ngũ, sau lưng là tiếng cô Tĩnh, cô Hà, cô Xuân... và tiếng Làn nức nở gọi tên mình...
Bốn năm chiến chinh, chúng tôi không có một kiềng đóng quân cố định. Lê từ hầm này sang hầm kia, từ vùng núi này qua vùng núi nọ. Thư từ chả có điều kiện mà gửi, nhận thư vào lại càng khó. Vì thế chúng tôi đứt liên lạc với tiểu đội nữ nuôi quân.
Giải phóng, đại đội tôi đã có mấy chục người không về. Và mấy chục người mang trên mình thương tích. Tôi may mắn lành lặn sau nhiều chiến dịch, trở về là xốc lên Bắc Thái ngay. Nhưng tôi chỉ gặp một vùng đất nghèo xơ xác, bộ đội không còn đông như ngày xưa khiến xóm làng lại đìu hiu hơn. Sư đoàn 304B cũng chuyển đi, chẳng còn phiên hiệu nữa. Tiểu đội nuôi quân của tôi về đâu? Tôi đã lần hỏi nhiều năm, nhưng chưa có kết quả.
Đã bốn mươi năm rồi, các em giờ ra sao? Ai ở thị thành, ai về thôn dã? Đã nhiều đêm tôi ngồi thừ hình dung, ở một nơi xa lắm, một bà già áo chàm ngồi bần thần giở những chiếc huân chương cũ trong chiều mưa buồn trên nhà sàn xa ngái, mắt long lanh nhớ về thời tuổi trẻ. Trong hộp huân chương cũ ấy có tấm ảnh tôi ngày xưa, nhỏ xíu, ố vàng…
Tháng 11-2012
VanVN.Net – Những ngày cuối tháng 11/2011, một đoàn cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 320 đã tổ chức cuộc “hành quân hồi ức”, trở lại chiến trường xưa, thăm lại những người bạn cũ đều đã ở vào độ tuổi xấp xỉ 70. Những cuộc gặp đầy xúc động, người còn sống trở lại thắp nén hương cho đồng đội mãi mãi tuổi 20, người còn sức khỏe động viên người đang phải chiến đấu với bệnh tật do di chứng chiến tranh… Vào khoảnh khắc đó, năm tháng cũ ùa về. Và họ - những cựu chiến binh bỗng dưng như được sống lại thời tân binh. VanVN.Net trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bút kí của Nguyễn Trọng Luân: “Tân binh thời chiến”
Tân binh, giai đoạn “bản lề” của những chàng trai đang quen nếp sống dân sự “xông xênh” bước vào môi trường kỉ luật quân đội nghiêm ngặt. Rèn tân binh thời bình đã “khiếp”, rèn tân binh thời chiến còn… “kinh” hơn. Gian khổ đến kiệt cùng nhưng cũng hồn nhiên lãng mạn vô cùng. Thế nên, sau 40 năm, một ông già hơn 60 tuổi là tôi lại nhớ đến nao lòng cái thời là tân binh ở F304B, Quân khu Việt Bắc với bao chuyện buồn vui.
Chuyện về tiểu đội trưởng Kinh còi
Tên là Kinh nhưng lại là người dân tộc Tày ở Lạng sơn, Tiểu đội trưởng khung ở B1. Hắn có cái còi phải nói là kêu. Tiếng còi của Kinh vang hơn còi trọng tài bóng đá bây giờ, nó vừa thống thiết vừa thúc giục, vừa răn đe lại vừa kêu gọi. Những ngày đầu vào lính, Ngô Thịnh và anh Đỗ Kim Long vốn là giáo viên khoa điện choáng váng vì tiếng còi này. 5 giờ sáng còi: báo thức. 5 rưỡi còi: ăn cơm sáng (ăn ngô xay). 6 rưỡi còi: ra thao trường. 11 giờ còi: nghỉ tập, đi đều về. 11h30 còi: ăn cơm trưa. 11h45 còi: ngủ trưa. 1 giờ còi: báo thức. 1h30 còi: lại thao trường v.v… Ấy là chưa kể còi báo động tiểu đội, còi báo động trung đội, còi báo động đại đội, còi đi văn nghệ, còi sinh hoạt hàng tối, còi nghỉ đêm… Lính không sợ Kinh mà sợ… còi. Vì nghe còi là mất ngủ, mất chơi, thậm chí đang ăn thì mất ăn. Tân binh ban đầu cũng hãi, nhưng mãi rồi cũng quen, bảo nhau thôi thì sống chung với còi.
Ra thao trường, Kinh gióng một hồi còi rồi dõng dạc:
- Các tồng chí nên hểu lò thao trờng tổ mồ hoi coòng hon chín trờng tổ máo.” (Các đồng chí nên hiểu là thao trường đổ mồ hôi còn hơn chiến trường đổ máu).
Quán triệt quan điểm ấy nên Kinh rèn quân khiếp lên được.
Sáng sáng hành quân ra thao trường mỗi người mang trong ba lô mười viên gạch. Một lần, Thịnh tồ mang không đủ số lượng, Kinh phát hiện ra liền rút còi thổi đánh “choe” một phát, lập tức cả tiểu đội xếp hàng ngang đứng nghiêm đơ chờ lệnh. Kinh đứng trước hàng quân lên lớp một hồi về tinh thần chấp hành kỉ luật, ý thức rèn luyện, vai trò, chức trách của từng vị trí công tác… khiến Thịnh tồ tái mét cả mặt. Cứ tưởng sau cú ấy Thịnh tồ sẽ bị Kinh đì. Nhưng ngay tối ấy Kinh còi đã gặp Thịnh tồ:
- Tồng chí hút thúc. (Đồng chí hút thuốc).
Thịnh xoè tay đón điếu Tam Đảo của cấp trên mà cảm động đến run người.
Đi ăn cơm, Kinh luôn cho tiểu đội xếp hàng bên bờ ao và nói “Các toòng chí xếp hàng mà lo mơ là ngỡ xướng ao lớ!” (Các đồng chí xếp hàng mà lơ mơ là ngã xuống ao đó), rồi rút còi thổi đánh “choét” một phát khiến cá rô phi đang ăn nổi trên mặt ao giật mình lặn rào rào. Tiểu đội hàng dọc của Kinh tăm tắp đi đều ra tận bếp. Mấy cô gái làng nhìn cảnh ấy thì bịt miệng cười nhưng mắt nhìn Kinh đầy thán phục.
Hồi ấy Ngô Thịnh và Triệu Bình hay có bạn gái ở mấy trường sư phạm và Y khoa xuống thăm. Hai thằng này sợ Kinh lắm. Đang tâm sự ngoài bờ mương mà bị Kinh gióng cho một hồi còi thì có mà chạy bỏ cả dép. Nhưng lạ, chưa bao giờ Kinh dùng còi trong những tình huống ấy. Lính ta kháo nhau, hóa ra Kinh còi sử dụng còi rất quyết liệt nhưng cũng rất… nhân văn.
Thế nhưng, giống như các trọng tài bóng đá, tiếng còi của Kinh không phải lúc nào cũng đúng.
Ngày đó đơn vị tôi được gửi sống trong nhà dân, mỗi nhà vài người. Tối ấy, đội sản xuất của xóm họp ở sân nhà có Ngô Thịnh và Triệu Bình ở nhờ. Trong khi đội trưởng sản xuất chúi mũi vào ngọn đèn tù mù nhắc nhở phân gio giống má thì cuối sân mấy thôn nữ cứ rúc rích chuyện trò với mấy anh bộ đội. Kinh đi kiểm tra, thấy vậy thì giận chiến sĩ của mình quá. Thế này thì không thể chấp nhận được. Kỉ luật đóng quân để ở đâu? Phải nhắc nhở kịp thời! Nghĩ vậy nên Kinh rút còi thổi thật mạnh. Choét! Choét! Choét! Trong đêm, tiếng còi như chưa bao giờ to đến thế. Tiếng còi làm ông già bà lão hoảng sợ đổ nghiêng trên sân, rồi sau đó là tiếng la ó của bà con. Sáng hôm sau Kinh bị lãnh đạo phê bình vì thổi còi không đúng lúc đúng chỗ. Ngô Thịnh và Triệu Bình bấm nhau cười rúc rích trong khi Kinh bần thần đứng bên bờ ao.
Ngày chúng tôi đi chiến đấu thì Kinh còi được cử đi học tiếp để làm cán bộ trung đội. Trên đường hành quân dằng dặc chúng tôi mới “thấm” ý nghĩa của việc rèn luyện sức bền. Chúng tôi nói với nhau: “Không có Kinh còi nó rèn kĩ thì bọn mình bây giờ lấy sức đâu mà vượt Trường Sơn!”
Chuyện về chàng Giang xẻng
Giang nguyên là sinh viên Khoa Chế tạo máy Đại học Cơ điện.
Phải nói hắn là người chỉn chu kỉ luật nhất của đơn vị. Mỗi ngày đi thao trường Giang đeo cái xẻng chéo sau lưng, lặng lẽ đi đúng hàng, cặm cụi tập luyện.
Một hôm sinh hoạt đại đội, chủ đề: Lí tưởng của người chiến sĩ thể hiện cụ thể trong đời sống tân binh. Nhiều ý kiến lắm. Đại đội phần lớn là sinh viên nên phát biểu không mấy khó khăn. Nào là tôi gác tình riêng để lên đường đi chống Mỹ. Nào là dù vợ dại con thơ tôi cũng không hề nao núng. Nào là dù bố tôi ốm nặng tôi vẫn hướng về phía chiến trường... Mọi người nói vãn mới thấy Giang giơ tay.
Giang bước lên, nhìn bình thản hơn 100 anh em trật tự phía dưới rồi nói:
- Tôi vào bộ đội đã 3 tuần nay mà vẫn không có súng. Tôi chỉ được phát một cái xẻng. Tôi xác định, Đảng giao vũ khí gì tôi dùng vũ khí đó mà đánh giặc, gắn bó yêu thương nó, coi nó như vợ mình, cho dù tôi chưa có vợ. Cái xẻng tôi mang từ sáng đến chiều trên lưng và ngay cả ban đêm khi báo động nó vẫn trên lưng tôi. Đã 3 tuần nay tôi chỉ tháo ra khi đi ngủ, còn ngày chủ nhật tôi vẫn... cầm ở tay…
Cả đại đội cười rinh rích. Cười hinh hích rồi cười toé lên. Trung đội trưởng thì đỏ mặt. Đại đội phó quay sang hỏi:
- Sao thiếu súng mà không báo lên C bộ?
Ngay lúc ấy Chính trị viên bước lên ra hiệu cho mọi người yên lặng rồi nói trong xúc động:
- Thưa các đồng chí! Đây là tấm gương sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Quân đội phải cám ơn mái trường XHCN đã giáo dục các đồng chí tốt như thế. Tôi mong từ nay về sau đồng chí Giang phát huy lí tưởng cao đẹp, không xa rời cái xẻng, coi cái xẻng là vũ khí chiến đấu để làm gương cho toàn đơn vị!
Đại đội vỗ tay rào rào. Giang nghiêng bên này cũng thấy rào rào, nghiêng đằng trước, đằng sau cũng thấy rào rào. Hoan hô, hoan hô...
Ngày hôm sau Giang được phát súng CKC. Nhưng còn cái xẻng? Thì chót phát biểu trước tập thể rồi, lại được thủ trưởng khen rồi, thôi gắng mà đeo. Cái xẻng đã mặc định vào Giang. Bởi thế những ngày sau đó hễ ai gặp Giang cũng chú ý nhòm sau lưng xem có cái xẻng không. Suốt cho tới ngày đi chiến đấu Giang vẫn đeo cái xẻng sau lưng một ngày dễ đến 14 tiếng. Và Giang đương nhiên được gọi là Giang xẻng. Vào chiến trường Tây Nguyên Giang cũng vẫn là Giang xẻng.
Bây giờ Giang ở đâu? Nếu đọc được chuyện này gọi điện cho mình nhé. Số máy của mình: 0976582742.
Chuyện về những người chỉ huy đầu tiên
Đại đội trưởng của tôi người Cao Bằng, rất cá tính.
Ngày đầu tiên về đơn vị, đại đội tôi tập hợp ở sân kho hợp tác, cán bộ trực ban chỉnh đốn đội hình xong thì chạy ra đứng nghiêm, giơ tay chào:
- Báo cáo Đại đội trưởng! Đại đội có mặt đầy đủ, xin chỉ thị đồng chí!
Đại đội trưởng lừ lừ:
- Tủ cái gì mà tủ, tôi lếm nhanh tược có trăm hai. Lói dối thế thì ti chín tấu làm sao tược? (Đủ cái gì mà đủ, tôi đếm nhanh được có hai trăm. Nói dối thế thì đi chiến đấu làm sao được?)
Bị dội gáo nước lạnh, đồng chí trực ban chỉ biết ứ ứ mấy tiếng rồi im thít.
Một hôm chúng tôi tập luyện ngoài thao trường ở đầu dốc Vai, nơi có mấy cái nhà 2 tầng để học chiến đấu trong thành phố. Lính tập hợp thành vòng tròn, Đại đội trưởng hạ khoa mục. Người dân tộc vốn quen tư duy hình ảnh nên ông nói:
- Các tồng chí đừng có tởng ,vào thành phố ló khó lắm chớ, chết nhơ chơi à. Xe cộ ló ti tối mắt à, dây địn ló nhiều như... (Các đồng chí đừng có tưởng, vào thành phố nó khó lắm chớ, chết như chơi à. Xe cộ nó đi tối mắt à, dây điện nó nhiều như…)
Nói đến đây, thấy cần phải có một hình ảnh để so sánh với cái sự nhiều của dây điện, nên ông ngó quanh. Chợt ông nhìn ra mấy bụi tre, mắt sáng lên:
- ... dây địn nhiều như lá tre à. (Dây điện nhiều như lá tre à).
Thế là cả đại đội cười phá lên. Tưởng đại trưởng cáu, nhưng không. Ông đỏ mặt lên rồi cũng… cười phá lên. Cười ngặt nghẽo…
Chuyện về Chính trị viên cũng vui không kém.
Trung úy Vũ Văn Mấu quê Phủ Lý, Hà Nam, năm ấy cũng đã 28 tuổi. Đã từng chiến đấu ở Lào nên ông rất hay kể chuyện về Lào. Và theo ông thì người Lào cũng giống như người Tày nên cứ ai người Tày ở đại đội là ông ấy yêu quí.
Ban đầu Chính trị viên rất thận trọng với đám lính “ngộ chữ” chúng tôi, nên buổi sinh hoạt nào ông cũng cầm chịch để nắm tư tưởng. Và chỉ một thời gian ngắn là ông đã nhìn ra lợi ích từ những chàng lính sinh viên hay chữ. Ông lệnh mỗi trung đội mỗi tháng ra một tờ báo tường. 4 trung đội 4 tờ, đẹp ơi là đẹp, đủ cả văn, thơ, nhạc, hoạ, chuyện tranh, truyện cười…, màu sắc xanh đỏ tím vàng, vui mắt lắm! Những số đầu Chính trị viên rất hài lòng với chất lượng bài vở. Nhưng mấy số sau, mỗi khi báo sắp lên khuôn ông hay ra lệnh bổ sung bài này bài nọ…
Một lần ông dò ra bài thơ Đào hầm của binh nhì Ma văn Mát, một chiến sĩ người Tày mới được bổ sung về đại đội tôi. “Đào hầm mỗi ngày một lần/ đào hầm mệt lắm/ nhưng căm thù giặc sài lang/ mồ hôi ướt áo chẳng cần…” Ông cầm bài thơ ấy về đưa cho tôi, người làm tờ báo của trung đội 1, lệnh đăng ngay. Tới cuộc sinh hoạt đại đội sau đó, Chính trị viên gọi Ma Văn Mát lên. Ông bắt tay Mát rồi hỏi:
- Đồng chí đào hầm bằng gì?
Mát trả lời:
- Bằng cuốc chim! (Vì hắn được giao giữ chiếc cuốc chim).
Chính trị viên khen tốt lắm, thế chứ! Cuốc chim là vũ khí diệt Mỹ đấy. Cái cuốc chim của đồng chí không kém gì cái xẻng của đồng chí Giang. Đồng chí viết như thế là toát ra từ đáy lòng tinh thần căm thù giặc sâu sắc. Đồng chí phải báo tin về cho gia đình thành tích của mình và phải căm thù giặc hơn nữa, rồi động viên bố mẹ cũng căm thù giặc bằng cách trồng nhiều khoai sắn...
Tối hôm ấy tôi thấy Ma Văn Mát hí hoáy viết thư tới khuya lắm.
Chính trị viên Mấu chọn liên lạc riêng cho mình là binh nhì Lí Trọng Nghẻ. Nhưng ông cứ gọi nó là Nghé. Ông bảo gọi thế cho nó hiền lành gần gũi. Lí do ông chọn Nghẻ làm liên lạc vì nó là người dân tộc, hiền, khoẻ, thật thà. Nhưng Nghẻ có nhược điểm là nghiện thuốc lào hạng nặng. Từ ngày làm liên lạc, Nghẻ suốt ngày phải kè kè bên thủ trưởng nên thèm thuốc lắm. Một hôm, không kìm nổi cơn nghiền, Nghẻ nhào xuống bếp anh nuôi hút trộm một điếu thuốc lào to vật vã. Để bõ những ngày “đói thuốc”, Nghẻ hóp ngực rít, nuốt trọn khói vào phổi nên phê quá ngã ngửa vào bụi chuối. Đúng lúc ấy thì Chính trị Mấu đi xuống kiểm tra nhà bếp. Ông há hốc mồm nhìn chú liên lạc của mình đang nằm ngửa, mắt lờ đờ nhìn thủ trưởng một cách rất… hiền từ!
Chính trị viên đứng đợi mãi mà Nghẻ vẫn không dậy nổi. Nghẻ chỉ còn cách nằm im và… ứa nước mắt. Lính chứng kiến cảnh ấy thì lo cho Nghẻ quá. Quả này thì toi rồi Nghẻ ơi, mất chức liên lạc viên là cái chắc! Nhưng thật lạ, sau lần ấy Chính trị viên Mấu cho phép Nghẻ được hút thuốc lào tại C bộ, nhưng hạn chế mỗi ngày 4 lần chia đều ra hai buổi.
Sau lần ấy, chúng tôi kính nể Chính trị viên lắm. Cánh tân binh kính trọng Chính trị viên đã đành. Đến mấy cô ở tiểu đội nuôi quân vốn lợi thế là gái, quen “gần chùa gọi bụt bằng anh” cũng phải kín trọng tư cách của Chính trị viên.
Ngày chúng tôi đi B, cả Đại đội trưởng và Chính trị viên dẫn quân vào tận Trạm 5 Trường Sơn mới chia tay chúng tôi để quay ra Bắc. Giờ chia tay đúng vào đêm 30 Tết. Cả hai ông xuống từng võng ôm từng chiến sĩ của mình. Bốn tháng ở bên nhau với bao vất vả nhọc nhằn nhưng thấm đẫm yêu thương, giờ phải tiễn những người lính bước vào cuộc chiến đấu khốc liệt, những người chỉ huy đầu tiên của chúng tôi có một tâm trạng khó diễn đạt bằng lời. Trong đêm Trường Sơn, những giọt nước mắt của hai ông rớt xuống vai tôi nóng hổi...
Chuyện về tiểu đội nuôi quân
Hôm đầu tiên nhập ngũ, vừa về đến đơn vị đã thấy một cô ra đón, mặt tươi như hoa, cười nói rộn ràng. Xe vừa dừng dưới luỹ tre cô đã ào lại “Đưa ba lô đây em xách hộ”, rồi “Nào, đưa tay em đỡ mà nhẩy xuống”. Sao lại có cô gái xinh mà thân tình đến thế!
Sáng hôm sau, bữa cơm lính đầu tiên của chúng tôi, thôi thì khỏi phải nói, có bao nhiêu nụ cười của các cô nuôi quân đều mang ra dùng hết. Hơn một trăm chàng trai, rặt những người có học, mặt mũi tinh khôi, tâm thần mộng mị đứng xếp hàng ở sân nhà ăn để các cô “điểm tâm”. Không giống như đợt quân trước đó đi từ làng quê mười bẩy mười tám tuổi mặt bấm là ra sữa, cánh lính này cao to, thư sinh, mà chú nào cũng ngoài 20. Vừa e lệ kiểu cáo già vừa ngây thơ như con sói cô đơn. Các cô thích lắm.
Tiểu đội nuôi quân có 8 người, hai nam giới luống tuổi và 4 cô gái: Tĩnh, Hà, Xuân, Phiến. Phiến là người Cao Bằng, còn ba cô đều dân Đất tổ Vua Hùng.
Vào đơn vị ngày 15/9, ngày 21/9 chúng tôi đã phải phục vụ địa phương chương trình văn nghệ tết Trung thu. Tối ấy, trăng lên vượt quá luỹ tre, hàng trăm người dân ngồi kín sân kho hợp tác nghe các chú tân binh hát múa. Đã lại sức sau một tuần thay đổi trạng thái lại đang bừng bừng nhiệt huyết nên các chú lính mới hát “hay hết xẩy”. Các nam phụ lão ấu vỗ tay rầm rầm. Cả tiểu đội chị nuôi long lanh ánh mắt. Các cô từ ngạc nhiên chuyển sang thích thú đến thẫn thờ nhìn các chú lính sinh viên. Buổi diễn kết thúc, đã thấy thằng Ngô Thịnh sán vào em Tĩnh, hai người đầu mày cuối mắt rồi mỗi người túm một đầu chiếc thang khiêng đi trả...
Từ ấn tượng tốt trong đêm văn nghệ, những cô nuôi quân đâm ra tò. Họ hay đặt câu hỏi về chúng tôi: Sao họ hay tranh thủ đọc sách thế? Sao họ chỉ thích chè đặc, cà phê? Sao họ ăn uống từ tốn thế?... Dần dần tìm hiểu, các cô càng yêu cánh lính sinh viên tợn. Đã có một vài mối tình tân binh lãng mạn ra trò. Một trong những cuộc tình ấy là của tôi.
Tiểu đội nuôi quân được bổ sung hai cô người Tày. Một cô tên Hoàng Thị Làn người Cao Bằng, tuổi 18, da trắng phau phau. Làn nói tiếng Kinh chưa sõi. Nhưng yêu thì cần gì phải nói. Tôi yêu cô ấy, và cô ấy cũng yêu tôi. Những tối đi sinh hoạt về, Làn thường đi theo tôi tới cổng. Hai đứa cấu nhau một cái rồi Làn chạy đường Làn tôi chạy đường tôi. Và… chỉ thế thôi!
Một chiều mùa đông nhá nhem, Làn rửa soong nồi ngoài giếng. Tôi xoay xoay cái bát B52 giả vờ đứng bên hỏi han. Bất ngờ Làn ngẩng lên:
- Em puồn lắm!
- Sao Làn buồn?
- Anh Thì ở B1 anh ấy pảo (bảo) Làn ơi sao mày iu cái thằng ten (đen) như cột nhà chái (cháy) thế?
Trong cái lạnh mùa đông mà mặt tôi nóng ran lên, vừa buồn cười vừa tức, mà lại thương Làn. Hôm sau đi thao trường gặp thằng Thì, thấy nó nheo nheo nhìn mình vẻ khiêu khích. Sau tôi mới biết thằng Thì cũng đang tán Làn.
Trước hôm đi B độ một tuần, chừng chín giờ tối tôi nghe tiếng Làn gọi ngoài cổng. Tôi chạy ra thấy Làn bước ra từ hàng dứa tây ngõ nhà chủ dúi vào tay tôi một gói lá chuối mềm mềm và kéo vội tay tôi… cắn một cái rồi… vùng chạy. Tôi đứng nghe chó trong xóm sủa râm ran kéo dài về phía C bộ. Tôi trở vào giở gói lá chuối hơ lửa thì ra một đùm thịt lợn luộc. Nấp sau cánh cửa dưới bếp nhà chủ, tôi nhìn ra trời sương lạnh đầu đông Bắc Thái. Làn thương lính đói, thương chúng tôi sắp ra trận, hay tình yêu của trai gái thời chiến tranh đơn giản vậy thôi?
Tôi nhớ mãi cái buổi sáng tinh mơ ấy, bếp đại đội bộn bề, soong chậu nồi niêu chồng đống không ai rửa. Tất cả tiểu đội nữ nuôi quân ôm nhau ngoài bờ ruộng nhìn vào sân kho nơi chúng tôi xếp hàng nhận mệnh lệnh vào Nam chiến đấu. Họ khóc. Khóc như mưa. Họ gọi nhau, họ chạy ra chạy vô, dúi vào tay lính những cái khăn Musoa, vài viên thuốc cảm, lọ dầu…
Chúng tôi hành quân ra đồi thông Lương Sơn. Cả tiểu đội nữ nuôi quân đi theo. Hôm ấy trời lạnh, má Làn đỏ rực, cái màu má đỏ của cô gái vùng cao ám vào trong tôi từ ấy.
Đã tới nơi chia tay, đứng bên kia đồi thông, Làn gọi:
- Anh ơi… tặng em tấm ảnh… anh ơi!
Bấy giờ tôi mới nhớ chưa tặng em cái gì. Tôi lội ào qua ruộng rạ sang đưa cho em tấm ảnh bé như con tem chụp ngày đầu vào lính. Làn run rẩy đón tấm ảnh, khóc mếu máo:
- Anh đi rồi về… anh nhé...
Tôi không dám nhìn lâu vào mắt Làn, vội quay lưng chạy về hàng ngũ, sau lưng là tiếng cô Tĩnh, cô Hà, cô Xuân... và tiếng Làn nức nở gọi tên mình...
Bốn năm chiến chinh, chúng tôi không có một kiềng đóng quân cố định. Lê từ hầm này sang hầm kia, từ vùng núi này qua vùng núi nọ. Thư từ chả có điều kiện mà gửi, nhận thư vào lại càng khó. Vì thế chúng tôi đứt liên lạc với tiểu đội nữ nuôi quân.
Giải phóng, đại đội tôi đã có mấy chục người không về. Và mấy chục người mang trên mình thương tích. Tôi may mắn lành lặn sau nhiều chiến dịch, trở về là xốc lên Bắc Thái ngay. Nhưng tôi chỉ gặp một vùng đất nghèo xơ xác, bộ đội không còn đông như ngày xưa khiến xóm làng lại đìu hiu hơn. Sư đoàn 304B cũng chuyển đi, chẳng còn phiên hiệu nữa. Tiểu đội nuôi quân của tôi về đâu? Tôi đã lần hỏi nhiều năm, nhưng chưa có kết quả.
Đã bốn mươi năm rồi, các em giờ ra sao? Ai ở thị thành, ai về thôn dã? Đã nhiều đêm tôi ngồi thừ hình dung, ở một nơi xa lắm, một bà già áo chàm ngồi bần thần giở những chiếc huân chương cũ trong chiều mưa buồn trên nhà sàn xa ngái, mắt long lanh nhớ về thời tuổi trẻ. Trong hộp huân chương cũ ấy có tấm ảnh tôi ngày xưa, nhỏ xíu, ố vàng…
Tháng 11-2012
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn