VanVN.Net - Flash Cards là cuốn sách khổng lồ đầu tiên sưu tập thơ ca bằng cả tiếng Anh của Yu Jian từ những năm 1970. Yu Jian được coi là một đại diện của “thế hệ thứ ba” trong nhóm của các nhà thơ được đặc trưng bởi ngôn ngữ thường dân. Họ gọi nó là “sách vỡ lòng của Trung Quốc hiện đại”, rất nhiều những bài thơ là những quan sát được rút ra từ đời sống thường nhật.
Từ điểm khởi hành, những lựa chọn di chuyển khác nhau vào siêu thực, châm biếm, bi thương – trong khi những người khác vẫn còn chưa thấu hiểu hết được. Người đọc sẽ bị hấp dẫn bởi cái tên gọi gợi nên những thay đổi thực tế về môi trường xã hội của Trung Quốc: Những phụ nữ đã nghỉ hưu tập dưỡng sinh trong công viên, “tất cả xoay đầu của họ lại” khi nhà thơ hét lên “mẹ”, những loài vật biến mất, sông hồ, suối chảy và đồng cỏ, chúng hòa quyện với nhau một cách hài hòa. Các diễn biến khi thì gây sửng sốt, khi lại rất vui nhộn và cũng có lúc ta có thể dự đoán trước được. Ngôn ngữ của Yu Jian khá ngắn gọn, bộc lộ những giá trị truyền thống cổ điển của Trung Quốc, những tính chất thời sự thu hút sự chú ý tới những thách thức đương đại của đất nước này, những bài thơ mang cảm hứng mạnh mẽ, siêu linh “như xác ướp/ như sa mạc/ chờ đợi những bàn tay/ người khảo cổ như những môn đệ/ chờ đợi Thiên Hoàng/ để ra khỏi lò nung”. Kiểu dáng của bộ sưu tập hiện tại được gọi là hợp tuyển của những ghi chú, nó không phản ánh được toàn bộ sự nghiệp thơ của tác giả, cái thường xuyên được mở rộng ra. Nhiều công trình trước đó của Yu Jian đã có trên trực tuyến, tạp chí và cung cấp một lượng thông tin hữu ích cho bất kỳ độc giả nào quan tâm đến nó.
Phiên bản song ngữ thơ ca này cho phép người đọc so sánh giữa bản gốc và bản dịch để đưa ra một đánh giá đầy đủ hơn, khách quan, công bằng hơn. Hai dịch giả của cuốn sách này đều thực hiện những nghĩa vụ riêng của họ, họ đã có một sự tự do và độc lập đáng kể trong việc dùng từ và tổ chức lại các ý tưởng. Ví dụ, một bài thơ trong bản dịch là “cuộc sống hàng ngày/ bắt đầu với một thiên anh hùng ca và kết thúc trong bi thảm”, còn nguyên gốc của nó thì viết rằng “bi kịch của cuộc sống hàng ngày/ là bắt đầu với một thiên anh hùng ca và kết thúc trong tầm thường”. Đôi khi quá trình dịch thuật cũng tạo nên những hiệu ứng khác, chẳng hạn như trong một bản dịch “Tu Fu nằm trên bàn/ chờ một sự đổi thay về giới tính”, còn bản gốc là nhân vật này đang chờ đợi “cắt bỏ, một lần cho tất cả”. Cho dù người ta thấy rằng những cộng hưởng như vậy là làm thay đổi, hoặc tạo ra những quan điểm khác nhau thì cũng không thể phủ nhận rằng những bài thơ biến đổi một cách kỳ lạ, tinh tế này đã tạo nên một giới thiệu có giá trị cho cảnh quan thơ Trung Quốc.
(Theo “World literature today”)
VanVN.Net - Flash Cards là cuốn sách khổng lồ đầu tiên sưu tập thơ ca bằng cả tiếng Anh của Yu Jian từ những năm 1970. Yu Jian được coi là một đại diện của “thế hệ thứ ba” trong nhóm của các nhà thơ được đặc trưng bởi ngôn ngữ thường dân. Họ gọi nó là “sách vỡ lòng của Trung Quốc hiện đại”, rất nhiều những bài thơ là những quan sát được rút ra từ đời sống thường nhật.
Từ điểm khởi hành, những lựa chọn di chuyển khác nhau vào siêu thực, châm biếm, bi thương – trong khi những người khác vẫn còn chưa thấu hiểu hết được. Người đọc sẽ bị hấp dẫn bởi cái tên gọi gợi nên những thay đổi thực tế về môi trường xã hội của Trung Quốc: Những phụ nữ đã nghỉ hưu tập dưỡng sinh trong công viên, “tất cả xoay đầu của họ lại” khi nhà thơ hét lên “mẹ”, những loài vật biến mất, sông hồ, suối chảy và đồng cỏ, chúng hòa quyện với nhau một cách hài hòa. Các diễn biến khi thì gây sửng sốt, khi lại rất vui nhộn và cũng có lúc ta có thể dự đoán trước được. Ngôn ngữ của Yu Jian khá ngắn gọn, bộc lộ những giá trị truyền thống cổ điển của Trung Quốc, những tính chất thời sự thu hút sự chú ý tới những thách thức đương đại của đất nước này, những bài thơ mang cảm hứng mạnh mẽ, siêu linh “như xác ướp/ như sa mạc/ chờ đợi những bàn tay/ người khảo cổ như những môn đệ/ chờ đợi Thiên Hoàng/ để ra khỏi lò nung”. Kiểu dáng của bộ sưu tập hiện tại được gọi là hợp tuyển của những ghi chú, nó không phản ánh được toàn bộ sự nghiệp thơ của tác giả, cái thường xuyên được mở rộng ra. Nhiều công trình trước đó của Yu Jian đã có trên trực tuyến, tạp chí và cung cấp một lượng thông tin hữu ích cho bất kỳ độc giả nào quan tâm đến nó.
Phiên bản song ngữ thơ ca này cho phép người đọc so sánh giữa bản gốc và bản dịch để đưa ra một đánh giá đầy đủ hơn, khách quan, công bằng hơn. Hai dịch giả của cuốn sách này đều thực hiện những nghĩa vụ riêng của họ, họ đã có một sự tự do và độc lập đáng kể trong việc dùng từ và tổ chức lại các ý tưởng. Ví dụ, một bài thơ trong bản dịch là “cuộc sống hàng ngày/ bắt đầu với một thiên anh hùng ca và kết thúc trong bi thảm”, còn nguyên gốc của nó thì viết rằng “bi kịch của cuộc sống hàng ngày/ là bắt đầu với một thiên anh hùng ca và kết thúc trong tầm thường”. Đôi khi quá trình dịch thuật cũng tạo nên những hiệu ứng khác, chẳng hạn như trong một bản dịch “Tu Fu nằm trên bàn/ chờ một sự đổi thay về giới tính”, còn bản gốc là nhân vật này đang chờ đợi “cắt bỏ, một lần cho tất cả”. Cho dù người ta thấy rằng những cộng hưởng như vậy là làm thay đổi, hoặc tạo ra những quan điểm khác nhau thì cũng không thể phủ nhận rằng những bài thơ biến đổi một cách kỳ lạ, tinh tế này đã tạo nên một giới thiệu có giá trị cho cảnh quan thơ Trung Quốc.
(Theo “World literature today”)
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn