VanVN.Net - Trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp, hoặc các cuộc sinh hoạt chính trị tại địa phương, thường có một tình trạng tương đối giống nhau, đó là người chủ trì sau khi có bài diễn văn khai mạc thật trang trọng, báo cáo khá hoành tráng về những thành tích xuất sắc, những thắng lợi nổi bật của tỉnh, huyện, xã hay đơn vị, tất nhiên là cả những khuyết điểm còn tồn tại (nhưng phần này thường khá chung chung và được xác định là do khách quan đem lại), và chương trình hành động trong thời gian tới…; bao giờ cũng dành một vài phút để kêu gọi mọi người tham dự hãy: “Phát huy dân chủ, mạnh dạn phát biểu ý kiến đóng góp vào bản báo cáo...” trước khi bước sang phần nghị sự...
Phần quan trọng nhất cuộc họp là mọi người tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung mà người chủ trì vừa trình bày. Thời gian lặng lẽ trôi qua, cuộc họp cả trăm người mà chẳng thấy ai phát biểu gì. Người chủ trì kêu gọi: “Đề nghị các đồng chí phát huy dân chủ, sôi nổi phát biểu ý kiến đi chứ!...”. Lúc ấy mới thấy lác đác có người (đương chức đường quyền) giơ tay xin phát biểu, nhưng xem ra ý kiến của họ cũng rất dè dặt. Hầu hết, là nhất trí với bản báo cáo, có vài ý bổ sung nhằm làm cho phần thành tích càng nổi bật, càng hoành tráng, càng có ý nghĩa to lớn. Còn về phần khuyết điểm thì họ nói chung chung, vô thưởng vô phạt....
Một số ý kiến tiếp theo là của các vị từng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của địa phương đã nghỉ hưu, trong đó đa số là những người hiện nay không có con hoặc cháu đang làm việc trong các cơ quan của bộ máy công quyền. ý kiến của các cụ thường là tâm huyết, khách quan, mạnh dạn chỉ rõ được những nhược điểm, khuyết điểm về sự lãnh đạo, về điều hành của bộ máy hành chính hiện tại. Các cụ cũng hết sức thẳng thắn trước những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong đội ngũ công quyền hiện nay. Những sự việc nổi cộm có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa phương, những bức xúc của dân được các cụ phản ánh khá đầy đủ và cụ thể...
Còn đối với phần lớn các cụ đã về hưu mà có con, cháu đang làm việc thì lại khác. Cũng như những người đang còn đương chức khác, họ hầu như cũng im lặng, bởi sợ rằng nếu lên tiếng góp ý, phê phán thì “cái ghế” của con cháu sẽ bị ảnh hưởng... Thậm chí đã có trường hợp các cụ đem những ý kiến của mình trao đổi với con cháu thì nhận được lời khuyên: “Con xin lạy cụ! Cụ im lặng dùm cho để chúng con được yên. Các cụ có nói, thì cũng như nước đổ trên lá môn thôi, chẳng ăn thua gì đâu, mà chúng con lại bị “mất ghế” ngay lập tức?”....
Trong một số cơ quan, tình trạng im lặng để giữ “ghế” nói trên cũng không phải là hiếm. Tại nhiều nơi, các Nghị quyết đưa ra được cho là có sự nhất trí rất cao (?) cũng có khi là bởi không ai phát biểu ý kiến của mình. Họ cho rằng nếu phát biểu ngược lại với ý kiến của lãnh đạo thì sẽ bị “chiếu tướng” ngay, và như vậy chiếc ghế của họ đang ngồi coi chừng sẽ bị lung lay.
Như vậy liệu có thể kết luận rằng: Hiện nay có hai loại người đang thực hiện im lặng để giữ “ghế”. Một là, những người đương chức đương quyền. Hai là, những người đã về hưu nhưng họ có con cháu đang còn ngồi trên ghế ở các cơ quan Nhà nước?...
Im lặng để giữ ghế đang trở thành công thức sống hiện nay của một bộ phận công chức, có phải vậy không?...
(Nguồn Văn nghệ)
VanVN.Net - Trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp, hoặc các cuộc sinh hoạt chính trị tại địa phương, thường có một tình trạng tương đối giống nhau, đó là người chủ trì sau khi có bài diễn văn khai mạc thật trang trọng, báo cáo khá hoành tráng về những thành tích xuất sắc, những thắng lợi nổi bật của tỉnh, huyện, xã hay đơn vị, tất nhiên là cả những khuyết điểm còn tồn tại (nhưng phần này thường khá chung chung và được xác định là do khách quan đem lại), và chương trình hành động trong thời gian tới…; bao giờ cũng dành một vài phút để kêu gọi mọi người tham dự hãy: “Phát huy dân chủ, mạnh dạn phát biểu ý kiến đóng góp vào bản báo cáo...” trước khi bước sang phần nghị sự...
Phần quan trọng nhất cuộc họp là mọi người tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung mà người chủ trì vừa trình bày. Thời gian lặng lẽ trôi qua, cuộc họp cả trăm người mà chẳng thấy ai phát biểu gì. Người chủ trì kêu gọi: “Đề nghị các đồng chí phát huy dân chủ, sôi nổi phát biểu ý kiến đi chứ!...”. Lúc ấy mới thấy lác đác có người (đương chức đường quyền) giơ tay xin phát biểu, nhưng xem ra ý kiến của họ cũng rất dè dặt. Hầu hết, là nhất trí với bản báo cáo, có vài ý bổ sung nhằm làm cho phần thành tích càng nổi bật, càng hoành tráng, càng có ý nghĩa to lớn. Còn về phần khuyết điểm thì họ nói chung chung, vô thưởng vô phạt....
Một số ý kiến tiếp theo là của các vị từng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của địa phương đã nghỉ hưu, trong đó đa số là những người hiện nay không có con hoặc cháu đang làm việc trong các cơ quan của bộ máy công quyền. ý kiến của các cụ thường là tâm huyết, khách quan, mạnh dạn chỉ rõ được những nhược điểm, khuyết điểm về sự lãnh đạo, về điều hành của bộ máy hành chính hiện tại. Các cụ cũng hết sức thẳng thắn trước những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong đội ngũ công quyền hiện nay. Những sự việc nổi cộm có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa phương, những bức xúc của dân được các cụ phản ánh khá đầy đủ và cụ thể...
Còn đối với phần lớn các cụ đã về hưu mà có con, cháu đang làm việc thì lại khác. Cũng như những người đang còn đương chức khác, họ hầu như cũng im lặng, bởi sợ rằng nếu lên tiếng góp ý, phê phán thì “cái ghế” của con cháu sẽ bị ảnh hưởng... Thậm chí đã có trường hợp các cụ đem những ý kiến của mình trao đổi với con cháu thì nhận được lời khuyên: “Con xin lạy cụ! Cụ im lặng dùm cho để chúng con được yên. Các cụ có nói, thì cũng như nước đổ trên lá môn thôi, chẳng ăn thua gì đâu, mà chúng con lại bị “mất ghế” ngay lập tức?”....
Trong một số cơ quan, tình trạng im lặng để giữ “ghế” nói trên cũng không phải là hiếm. Tại nhiều nơi, các Nghị quyết đưa ra được cho là có sự nhất trí rất cao (?) cũng có khi là bởi không ai phát biểu ý kiến của mình. Họ cho rằng nếu phát biểu ngược lại với ý kiến của lãnh đạo thì sẽ bị “chiếu tướng” ngay, và như vậy chiếc ghế của họ đang ngồi coi chừng sẽ bị lung lay.
Như vậy liệu có thể kết luận rằng: Hiện nay có hai loại người đang thực hiện im lặng để giữ “ghế”. Một là, những người đương chức đương quyền. Hai là, những người đã về hưu nhưng họ có con cháu đang còn ngồi trên ghế ở các cơ quan Nhà nước?...
Im lặng để giữ ghế đang trở thành công thức sống hiện nay của một bộ phận công chức, có phải vậy không?...
(Nguồn Văn nghệ)
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn