Thu về trên tóc/ Đông đọng trong hồn/ Nhổ được tóc bạc/ Nhổ chăng nỗi buồn? (Hỏi mình - Phạm Đức)
Gửi thư    Bản in

Truyện ngắn song ngữ: "Quê ngoại" - Kim Quyên

(My Grandma’s village)

21-07-2011 12:43:25 PM

VanVN.Net - Kim Quyên là tác giả một số truyện ngắn đã đăng tải trên VanVN.Net, mới đây chị gửi tác phẩm "Quê nhà" được chuyển ngữ sang tiếng Anh. VanVN.Net xin gửi tới bạn đọc truyện ngắn song ngữ này.

Quê ngoại

 

Bơi tới vàm sông Mỹ Tây, bà tôi bảo tấp vô gốc gừa nghỉ tay một chút.

Dòng sông vắng vẻ lạ thường. Cái im lặng rờn rợn của sự chết  chóc thời chiến  tranh sao ảm đạm, bí hiểm  quá. Giữa không gian tỉnh mịch đó, bỗng đâu lãnh lót một tiếng chim trên cây xoài cụt ngọn. Tiếng  con chích choè lửa nghe  ríu rít hồn nhiên làm cho cảnh vật bớt phần hoang vắng. Tiếng con chim líu lo trên cây xòai  de sát bờ sông, cây xoài khoe  những chùm trái chín vàng như cố chắt chiu  những gì quí giá còn lại của mình, thưởng  công cho ai vẫn còn nắm níu mãnh đất đã bị đạn bom  cày xới tan nát.

Tôi đứng lên, với tay định hái chùm xoài nhưng bà tôi ngăn:

- Để dành cho mấy chú đi công tác, mình thèm thì về nhà, thiếu gì con.

-  Con hái  cho ông ngoại.

- Thôi đi! Đồ ăn  thiếu gì đây. Mùa xoài sau, mình đem vô cho ông, ông có thèm khát gì mà sợ.

Tôi sợ mấy trái xoài bị chim ăn uổng nhưng nghe bà nói vậy đành thôi. Thật ra, nhà tôi ở vùng ven Cái Bè, vườn cây vẫn còn nguyên vẹn nhưng sao tôi tiếc mấy trái xoài lẻ loi. Tôi muốn hái tặng ông tôi, người mà tôi rất thương yêu.

Nghỉ được một chút, bà giục :

- Đi nhanh cho ra khỏi con sông nầy, máy bay bỏ bom bất tử lắm.

Nghe tới bom đạn tôi sợ điếng người, vội cầm cây dầm khuấy mạnh xuống dòng nước ngược. Tôi với bà cố sức bơi không dám hở tay, tai lắng nghe tiếng máy bay u u ở phía xa.

Qua khỏi vàm Xẻo Muồng một đỗi, bà bảo:

-  Gần tới rồi, con nghỉ tay để bà bơi cho.

Tôi không bơi nữa mà cúi khom người xuống để dẹt đám lục bình đã bịt kín lối đi. Vừa làm, tôi vừa nhìn cảnh vật chung quanh. Sao hoang tàn quá thế nầy? Những cây cầu bắt qua sông gảy gục, trơ vơ chỉ còn một nhịp ẩm mốc, cỏ dại um tùm không thấy lối đi. Lơ thơ vài ngôi  nhà hai bên dòng kinh chỉ còn trơ những cây cột cháy đen nham nhở. Gần đó, mấy cội mai vàng bị bỏ hoang từ lâu cũng cố chắt mót mấy nụ hoa đầu.

Tiếng quạ kêu quang quác trên tàn cây gáo khiến tôi lo lắng quay nhìn bà, bà tôi biết ý, động viên:

-  Con đừng sợ gì cả. Ong mầy ở như vầy mới sống được lâu đó. Thôi! Tới đây ngưng được rồi, chờ một chút ông không ra thì con bắt chước tiếng quốc kêu ông.

Tôi với bà ngồi giữa một vùng hoa súng. Dưới làn nước đục, hoa vẫn đỏ hồng. Có chiếc đã nở, có chiếc còn búp, đầu thon thon màu hồng phấn, vượt lên trên làn nước giữa đám lá xanh um. Mỗi lần gió thoãng, hoa rung rinh nghiêng nghiêng theo chiều gió.

Đợi một lúc lâu, không thấy động tỉnh, bà bảo:

- Con gọi ông đi! Chắc ông mầy không thấy. Cỏ dại cao quá, cỏ năm nay cao hơn năm rồi nhiều.

Quốc! Quốc! Quốc! Tôi chu miệng nhại tiếng con quốc rồi im lặng lắng nghe. Một lúc sau, từ trong đám ô rô cóc kèn có tiếng sột soạt rồi mũi xuồng hiện ra. Sau lái, một ông già cao cao gầy gầy mặc bộ đồ đen, đầu vấn khăn rằn. Đó là ông tôi.

Giọng bà tôi nghèn nghẹn:

 - Ông mầy tới kìa! Đừng kêu ầm ĩ nghe con.

Ông tôi chống xuồng nhanh thoăn thoắt. Dáng ông cao ráo vững chải với cây sào, in đậm dưới rán trời chiều. Nét mặt ông giản ra theo nụ cười. Đôi mắt sáng tinh anh, chiếc mũi cao hơi nhọn khiến mới thoạt nhìn trông ông giống như một người Pháp mặc áo quần Việt nam.

Tôi kêu nho nhỏ trong cổ:

- Ngoại! Ông ngoại!

Khi hai chiếc  xuồng kề nhau, ông đưa tay cho tôi bước qua xuồng ông, ông ôm tôi vào lòng, mắt rươm rướm, giọng  khàn khàn:

-  Bà cháu bây tới hồi nào mà ông chờ lâu ghê.

Bà tôi thút thít khóc, đầu cúi thấp trong nón. Nhìn bà rồi nhìn ông tôi cũng muốn khóc quá nhưng cố kềm, giọng nghẹt nơi sóng mũi:

-  Ông ở như vầy buồn quá! Ong ở một mình hay ở với ai vậy ông?

Ông vỗ đầu tôi, gượng cười:

- Ông đi đánh giặc mà buồn vui gì con. Đáng lẽ ông dẫn hai bà cháu tới chỗ ông ở nhưng vì cần giữ bí mật cho cơ quan nên không đi được. Khi nào yên giặc ông về. Con ở nhà ráng học, phụ giúp mẹ với bà mầy nghe con.

- Thắm ơi! Con chuyền đồ đạc qua xuồng ông, ăn cơm với ông rồi về để tối.

Tôi phụ khiêng mấy bao gạo và mấy giỏ thức ăn ngày tết. Xong xuôi đâu đó, bà trãi chiếc chiếu mới lên xạp xuồng, hai bà cháu bày thức ăn nấu sẵn ở nhà. Nào thịt ba rọi kho tàu, củ kiệu, dưa giá, bì cuốn, xôi đậu và món gà hầm măng mà ông  rất thích.

Bà âu yếm  nhìn ông:

- Tôi nấu gà hầm măng mềm lắm. Ông ăn cơm rồi chở đồ đạc về cho anh em ăn Tết lấy thảo. Chừng nào yên ổn, bà cháu tôi tổ chức đàng hoàng hơn.

Ông cười:

- Như vậy là quí rồi. Năm nay anh em có đủ đồ ăn Tết tôi mừng lắm. Năm tới tôi sẽ về ăn Tết với bà cháu bà. Ông về ăn tết với con nghe Thắm?

- Dạ.

Tôi dạ rõ to rồi gắp miếng thịt gà bỏ vào chén cơm, bước ra sau lái, nhìn chén cơm mà rân rấn nước mắt. Tôi không muốn ông bà nhìn thấy tôi khóc. Tôi khóc thì được tích sự gì? Chỉ tổ làm cho bà mũi lòng thêm. Vã lại, tôi là cháu ông, phải cứng rắn, mạnh mẽ như ông, dù  tôi là con gái nhưng đâu phải con gái nào cũng mau nước mắt đâu.

Ông tôi vừa ăn vừa hỏi thăm bà chuyện nhà. Ong gắp thức ăn bỏ cho bà, dặn dò bà giữ gìn sức khoẻ rồi ông móc túi đưa cho bà vật gì đó tôi không nhìn rõ vì tôi không dám nhìn cái cảnh đầm ấm hiếm hoi của ông bà mà không biết rồi đây nó có còn được như vậy nữa hay không?

Đó là bữa cơm chiều 30 Tết năm 71, bữa cơm đoàn tụ gia đình bên bờ vàm Xẻo Muồng, trong đám lau sậy hoang vu. Tôi lơ đãng ngắm mấy cánh cò bay lã trên mặt nước, bỗng nghe giọng ông lo lắng:

- Pháo đề- pa đó. Tết nhứt tới nơi mà nó không nghỉ.

Hú..hú..chéo…rầm rầm…

Ông tôi kêu:

-  Cặp sát xuồng vào gò trâm bầu đi bà!

-  Còn sớm mà nó bắn sao ông?

- Tụi nầy không có qui luật gì rõ. Nhất là ba ngày tết, nó canh không cho mình ăn.

Hú..hú…chéo..ầm..ầm. Những tiếng pháo cấp tập làm rung rinh lòng đất. Đất đá văng lịch bịch, có miếng trúng vào bả vai tôi tê buốt. Tôi nhảy bươn lên bờ nhưng do hoảng hốt nên trợt chân té xuống nước, bà tôi cũng té theo. Bà nắm tôi kéo lên nhưng ông ra lệnh:

-  Nằm sát đó! Đề tôi kiểm tra công sự đã.

Ông chun vào một công sự cũ nằm gần gốc mù u rồi chạy trở ra kéo bà cháu tôi lên, giục:

- Bà cháu bây chun xuống đó đi!

- Còn ông?

- Kệ tôi. Con Thắm chịu lạnh một chút đi con.

Vừa lạnh, vừa sợ, hai hàm răng va vào nhau lộp cộp, tôi ngồi nép vào lòng bà. Bà tôi xoa đầu, động viên:

- Ráng chút nữa nó bắn qua truông rồi lên thay đồ. Con đừng sợ. Nó bắn hà rầm mà ông mầy có hề hấn gì. Mình mới vô một chút đã sợ rồi.

Nghe bà nói tôi đâm ngượng và thương ông quá đỗi. Tôi là cháu ông bà  mà nhát như thỏ đế, thật xấu hổ với ông quá.

Bụp..xè..xè..ầm..ầm..

Nhiều đợt pháo nổ gần công sự. Bà tôi lo lắng nắm chặt tay tôi:

- Không biết ông mầy ở đâu? Con ngồi đây bà chạy ra ngoài…

- Để nó ngưng chút xíu rồi bà ra.

Xè …xè..ầm..ầm…Một trái pháo nổ sát công sự. Đất đè ập xuống hai bà cháu, ngọn mù u gảy răng rắc rớt trên nóc hầm. Hai tai tôi u u, ngực tức căng như muốn nghẹt thở. Tôi ú ớ gọi bà trong hoãng loạn. Bên cạnh, bà tôi thì thào điều gì không rõ. Bàn tay bà vẫn nắm chặt tay tôi, tôi chìm dần vào khoãng không đen đặc…

- Thắm à! Thắm! Tỉnh lại con!

Nghe tiếng gọi văng vẳng tôi cố mở mắt nhưng sao đôi mắt cay xè nặng chịch, đầu như có ai treo đá.

- Thắm à! Ráng dậy phụ kéo ông ngoại lên. Ngoại bị thương rồi con à!

Hai tiếng bị thương như có sức mạnh đẩy tôi ngồi dậy. Bà lau chiếc khăn ướt lên mặt tôi, hối hả giục:

- Mau ra phụ kéo ông mầy lên xuồng, ông bị thương rồi.

Tôi với bà bươn ra bờ kinh. Ong đang cố sức trèo lên xuồng, máu loang đỏ  cả một vùng hoa súng. Tôi nhảy vội xuống mũi, chống dầm giữ yên xuồng. Bà tôi cố sức kéo ông lên. Trong bóng đêm lờ mờ, tôi thấy chân phải của ông gần như gảy lìa. Đó là lần đầu tiên tôi thấy máu. Máu thịt của người ông thân yêu của tôi đã đổ, lòng tôi đau nghiến như có ai lấy dao cắt.

Ông tôi ngồi được lên xuồng. Ong lấy chiếc khăn rằn bịt trên đầu lặng lẽ cột vết thương. Không một tiếng rên, giọng ông hơi lạc đi:

- Hai bà cháu ráng bơi vô gần cứ, tôi kêu anh em ra rước…

Tôi vừa cố sức chống xuồng, vừa vẹt những cụm lục bình cản lối. Tiếng pháo vẫn ì ầm lúc xa lúc gần nhưng tôi không còn sợ gì nữa. Tôi chỉ sợ bơi không kịp với tử thần đang chờ chực bên ông. Mồ hôi vã ra như tắm, mắt cay xè  nhưng tôi vẫn gắng sức tìm kiếm cái khoãng trống lờ mờ nhỏ như sợi chỉ, tìm con đường khi nãy ông tôi đã đi ra. Khi thấy những căn nhà nhỏ nằm dưới rặng trâm bầu, ông tôi thều thào bảo:

- Tới rồi ! Lâm ơi! Lâm..âm..

Giọng ông quá nhỏ, không vang được tới chỗ mấy căn nhà. Bà tôi nóng nảy gọi:

- Lâm ơi! Lâm!

Tôi bắt tay làm loa, kêu toáng lên:

- Chú Lâm ơi! Chú Lâm! Ông cháu bị thương rồi!

Anh đèn pin từ căn lều quét ra, rọi lên từng khuông mặt. Chốc sau, có giọng người hỏi:

- Ai đó?

- Tao bị thương rồi Lâm ơi!

Nghe đúng giọng ông tôi, chiếc xuồng nhỏ bung ra, bơi nhanh tới. Một giọng phụ nữ lo lắng:

  - Ba hả ba?

  - Tao bị thương, bả với con Thắm đưa vô đây.

  - Kè ba qua xuồng đi anh Lâm. Hồi chiều giờ tụi con lo cho ba quá!

Bà tôi mừng rỡ:

-  Để  tao đưa ổng vô. Thuốc men có đủ không mấy đứa?

- Dạ đủ. Thiếu thì qua Dân y tỉnh mượn. Mới tăng cường một bác sĩ phẫu, má đừng lo.

Xuồng cặp bến. Ong tôi được khiêng lên bờ bằng chiếc cán, máu nhỏ giọt dài theo đường đi. Dưới ánh đèn leo lét, gương mặt ông tái xanh, đôi mắt sâu hóm mệt mõi. Ong nhìn hai bà cháu dăn dò:

- Giờ nầy qua pháo rồi, hai bà cháu lo bơi về cho sớm. Tôi không sao đâu. Mấy ca nầy ở đây nó trị được

Bà tôi mếu máo:

- Ông đừng lo. Tôi chờ ông khoẻ rồi về.

Chú Lâm ân cần:

- Má với cháu nghĩ ở đây. Khoãng 4 giờ sáng con đưa ra vàm về cũng còn sớm.

- Ờ. Ông chưa khoẻ,  tao về thắc tha thắc thẻo sao yên, bây lo cho ổng chu đáo, má  mang ơn.

Chú Lâm đưa ông tôi vào phòng phẩu thuật. Bà và tôi ngồi chờ ở căn lều đầu dãy nhà. Ngột ngạt quá! Tôi bước ra ngoài  trời đêm . Gíó  từ những cánh đồng xa thổi tới se se lạnh. Bộ đồ ướt lúc chiều vẫn chưa thay, cái lạnh lẫn vào da thịt tê buốt. Tiếng dao kéo khua từ phòng mỗ khiến tôi rợn người. Không biết ông tôi còn sống hay đã chết mà không nghe tiếng nói nào, cũng chẳng có một tiếng rên la.

Tôi mỏi mệt dựa lưng vào gốc trâm bầu. Đêm 30 trừ tịch không một tiếng gà gáy, không một tiếng chó sủa. Trên bầu trời đêm, từng chùm pháo sáng đỏ quạch lừ đừ trôi xuống, pháo của kẻ thù cũng mang màu đỏ của máu. Bỗng nhiên tôi căm ghét nó, nó mang sự chết chóc đến cho ông tôi, cho gia đình, làng xóm tôi.

Tôi mơ màng thiếp đi. Trong giấc ngủ chập chờn hình ảnh ông tôi, dáng vóc cao gầy thoăn thoắt với cây sào, in đậm dưới rán trời chiều.

 

Số ông tôi còn đỏ, sau trận ấy ông vẫn còn sống và tiếp rục điều hành cơ quan Quân y tỉnh. Đánh Pháp rồi đánh Mỹ, ông bị thương không biết bao nhiêu lần, vào sinh ra tử, tù tội bao phen nhưng ông tôi vẫn sống, vẫn bám chặt vùng đất quê ngoại như những gốc dừa nước, bình dị giản đơn mà dẻo dai, mạnh mẽ phi thường.

Năm 1972, khi Hiệp định Paris đang gay go ở trời Tây thì chiến trường miền Nam sôi bùng lên, sùng sục khắp nơi. Ong tôi trở về kinh Mỹ Lợi, gần vàm Xẻo Muồng cất cho bà tôi căn nhà nhỏ để những người trong gia đình có điểm mà tụ tập về. Lúc ấy, bà tôi là Hội trưởng Hội Phụ nữ xã, không còn công tác vùng ven nữa vì đã bị lộ. Cậu Năm tôi là Đại đội phó của Tiểu đoàn 261, cậu Út theo đoàn Văn công Mỹ Tho.

Không biết do động cơ nào tôi cũng về đó cất trường dạy học. Dạy lũ trẻ con quá tuổi mù chữ và dạy bổ túc cho người lớn. Dân Mỹ Lợi lác đác trở về dọn nền, cất chòi làm ruộng. Ai nấy nhận định tình hình “mõng” lắm rồi, ngày độc lập gần kề nên họ không sợ càn quét nữa.

Lớp học được dân Mỹ Lợi cất trong khu vườn chuối. Tất cả tre, lá do họ mang đến. Kề bên lớp, bà con  đấp một cái trảng xê hình chữ T chắc chắn chiếm hết phân nữa lớp học. Phía trên nóc xóc cừ trâm bầu, bên ngoài trồng hoa Mười giờ. Xa xa, nhìn giống như ngôi mộ đầy hoa.

Tôi dạy học không có chương trình, thời khoá biểu gì rõ ràng. Mỗi buổi sáng, khi nắng đã vàng trên các ngọn cây, bầu trời trong veo, không có máy bay quần rú thì thầy  trò bắt đầu lên lớp.

Hai mươi gương mặt ngây thơ chân chất nhìn lên bảng, lắng nghe giọng đọc của tôi rồi ngọng ngịu đọc theo. Tôi sữa từng âm, từng từ cho đến khi nào vừa ý thì tập viết. Những bàn tay thô kệch đen đúa nắn nót từng con chữ. Tuy học muộn mằn nhưng chúng thông minh nên tôi thích dạy. Cô giáo chẵng qua một ngày sư phạm, học trò thì không có phương tiện, nội qui gì cụ thể, vậy mà vui, vậy mà chúng nó biết viết, biết đọc rất nhanh.

Tôi dạy chúng chữ nghĩa, chúng dạy lại tôi chuyện đồng áng. Gặt lúa, câu cá, bắt chuột, soi ếch…đám  nào tôi cũng tham gia nhưng chỉ giữ vai trò phụ . Những lúc ấy tôi không còn là cô giáo nữa mà là một thành viên đầy bở ngỡ vụng về, chỉ biết nghe theo sự dẫn dắt của đám học trò, nhưng chúng không chú ý điều đó, miễn sao có sự góp mặt của tôi là chúng thích rồi.

Tối hôm ấy, ấp Mỹ Lợi rộn rịp hẳn lên vì bộ đội 261 về đóng quân chờ xuống đường. Lớp học của tôi nhường cho bộ đội. Nhà ngoại cũng chật ních người. Bộ đội đóng rãi dài theo sông Mỹ Tây, không biết cơ man nào là bộ đội. 

Nhà tôi tối nay rộn rã vì có cậu tôi về. Sau bữa cơm gia đình vui vẽ, cả nhà không ai ngủ. Ong bà tôi thì thầm trò chuyện. Tôi với cậu ra cây cầu trâm bầu ngồi đàn hát. Cậu tôi hát rất hay, cậu là Chính trị viên Đại Đội kiêm thêm chức Trưởng ban Văn Nghệ. Cậu khoe:

- Má mầy mua cho cậu cây đàn nầy. Khi nào hoà bình rồi tao sẽ đi biểu diễn khắp đất nước mình, chắc vui lắm đó.

Tôi trêu:

-  Sao cậu không cưới vợ đi. Chị Hiền nhắc cậu hoài đó.

Đôi mắt sáng của cậu tôi bỗng nhìn xa xăm

-  Chiến tranh nầy cậu không muốn làm khổ cô ấy. Mầy có gặp thì nói dùm cậu cô  lấy chồng đi, đừng chờ cậu lâu lắc lắm.         

- Ý! Đâu có được. Cậu muốn nói gì thì gặp chị ấy chớ chuyện “cơ mật” mà cậu nhờ người khác sao được.

Cậu tôi bật cười, cốc lên đầu tôi mắng mỏ:

- Mầy con nít mà cũng bày đặt, cơ với lại mật. Mai mầy ra vàm rước cô ấy vào đây. Rước được thì tao thưởng.

- Nhớ đó. Đừng quên người có công với… cách mạng à nghen.

- Khoẻ. Cậu mầy uy tín đầy mình. Không lẽ được vợ lại quên bà mai sao.

- Thắm ơi! Khuya rồi đi ngủ, còn thằng quang lo nghĩ ngơi cho khoẻ. Tối nay im tiếng pháo không biết ngày mai như thế nào đây?

-  Không sao đâu má. Có tụi con về nó không dám làm gì đâu.

- Ngon lành quá hén. Nó sợ  cậu ghê lắm đó. Thôi đi ngủ! Nữa đêm rồi, mai tính tiếp chuyện “cơ mật”.

Bà tôi nhắc nhở chuyện phải đối phó ngày mai khiến hai cậu cháu ngắt ngang câu chuyện đang vui. Chiến tranh là vậy! Giây phút vui vẻ, hồn nhiên thật hiếm hoi.

Giấc ngủ đang say, tôi chợt giật mình vì tiếng gọi nhau í ới. Bà tôi kêu khẻ:

- Thắm à! Dậy chuẫn bị đồ đạc, có tin sáng nay nó càn đó con!

 Ông tôi nói:

- Con với bà mầy tản qua bên mẹ con thằng Thu. Ong phải về cứ điều đám thương binh, còn cậu mầy lo đơn vị của nó. Người nào việc nấy, phải nhanh chóng lên mới kịp nghe con.

Ông khập khiểng bước xuống bến, tát nước hai chiếc xuồng ba lá cho khô ráo rồi vội vã bơi đi. Sau khi cất xong giấy tờ, đồ đạc, tôi với bà bơi ra vàm về hướng bưng lớn, đến nhà của cơ sở, nơi ấy có hầm BM.

Cậu tôi ngồi trên bờ nói với theo:

- Má đi cẩn thận. Bữa nay nó càn lớn đó nghe!

- Ờ! Lo thân con đi. Má với con Thắm qua bển là yên thân rồi.

- Chiều về nhớ ghé rước chị Hiền nghe Thắm!

- Yên chí! Nhiệm vụ bà mai sẽ hoàn thành!

- Ha… ha… Con nhỏ nầy mới vô có mấy tháng mà nó nói toàn từ chính trị không vậy ta. Để cậu đề bạt mầy làm chính trị viên được lắm đó! Tiếng cười hồn nhiên của cậu tôi vang trên dòng sông, lan toã trong buổi sớm mai còn tỉnh lặng, yên bình.

Không thể đếm được bao nhiêu bom pháo dội xuống bên kia bờ bưng. Tôi với bà và mẹ con dì Ba ngồi trong căn hầm,  ai nấy căng tai lắng nghe. Bỗng nhiên, tiếng súng lớn, súng nhỏ bắt đầu rộ lên. Tôi lo thót ruột cho cậu và ông tôi.

Thằng Thu ( học trò tôi) nhận định:

- Đụng rồi! Chuyến nầy gặp 261  no đòn rồi! Hà.. hà.. đả thiệt.

Dì Ba quát:

- Mầy có chịu im miệng chưa? Rầu muốn chết mà cái miệng mầy om sòm hà.

Tôi lôi tuột nó vào trong hầm. Đạn bay vèo vèo mà nó hết sức ỷ y. Bên kia thửa ruộng, tiếng la hét, tiếng chửi thề nghe dậy đất. Thằng Thu ló đầu ra khỏi hầm rồi lật đật thụt vào thông báo:

- Bà ngoại ơi! Ông ngoại tới kìa.

Ông tôi hớt hãi đi vào, quần áo ướt loi ngoi, sắc mặt khác thường. Linh tính như báo cho tôi điều gì chẳng lành. Ong nhìn chúng tôi lặng đi giây lâu rồi nghẹn ngào:

- Bà ơi! Thằng Quang …hi..sinh..

 Bà tôi như nghe không rõ, hỏi lại:

  - Gì? Ông nói… thằng Quang…

Tôi đờ người. Hai lổ tai lùng bùng. Câu nói của ông tuy nhỏ nhưng như có luồng điện, tôi lập lại câu hỏi:

- Cậu… thiệt không ông?

Ông tôi lặng thinh. Hai giọt nước trào ra trong đôi mắt già nua mệt mõi. Mới đó mà trông ông già đi quá nhiều. Rồi sực nhớ, ông hấp tấp nói:

- Chừng nào nó rút, bà với con Thắm lo về liền. Tui lo điều tụi nó qua cụm bên kia

Nói xong, ông lao ra cửa. Ông tôi “long” xuống kinh theo những dề lục bình. Nhìn theo, tôi thấy mấy dề lục bình trôi về hướng kinh 28.

Chiều xuống dần. Nắng đã nhạt trên ruộng lúa. Xa xa, từ phía chân trời, rán chiều đỏ thẫm. Đoàn trực hồi sáng trở lại rước quân. Chúng trông như một bầy nòng nọc bơi trong máu, hung hăng gầm rú làm điên đảo một khoãng  trời, chúng vội vã kết thúc trận càn. Còn tôi, tôi chưa bao giờ mong cho trời mau tối như lúc nầy.

Trời vừa chạng vạng, chúng tôi vội bơi xuồng về.Từ xa, tôi đã nhìn thấy cảnh đổ nát trên trận địa. Chuối, trâm bầu ngã la liệt. Căn nhà bị bứng bay đi tan nát, chỉ còn lại cái hố sâu, mùi khói thuốc bom bay khét lẹt. Tôi chạy ra lớp học, căn hầm bị sập phân nữa. Bàn, ghế, bảng đen gảy vụn, hoa Mười giờ rơi rụng tả tơi, bầm dập dưới đất lẫn trong vỏ đạn và miễng bom.

Xác cậu tôi được đặt tại lớp học. Gương mặt cậu vẹn nguyên như đang ngủ. Trên ngực áo loang lỗ vết máu bỡi viên đạn của thằng Mỹ trên trực thăng bắn xuống khi cậu băng ngang vườn chuối, chỉ huy mũi xung kích  đánh bộ binh.

Buổi lễ truy điệu được nhanh chóng tiến hành, đơn giản trang nghiêm nhưng thật xúc động. Bà tôi áp gương mặt nhăn nheo lên mặt người chết, bà vuốt tóc cậu, cầm bàn tay xanh mướt của cậu, than khóc:

- Con ơi! Gần ngày hoà bình rồi, nỡ nào con đi… Chiếc nhẫn ba mầy đưa để lo vợ cho mầy còn đây, chưa kịp lo mà mầy bỏ má mầy đi…

Ông tôi lặng lẽ đến bên bà, vuốt mắt cậu tôi, hôn lên trán cậu, đở bà đứng lên, nói khẻ:

- Thôi bà ! Con mình hoàn thành nhiệm vụ rồi để cho anh em lo đám cho xong, họ còn đi nữa.

Buổi lễ truy điệu kết thúc. Xác cậu tôi được đem chôn trong vườn chuối cạnh lớp học, trên bờ vàm xẻo Muồng. Đồng đội cậu ai nấy mắt đỏ hoe, buồn bã tiễn biệt.Họ lại phải tiếp tục cuộc hành quân.

 

Sau ngày cậu mất, ông bà tôi gầy hẳn đi. Bà lặng lẽ như cái bóng. Ngày đêm với chiếc xuồng nhỏ, bà bơi đi công tác. Bất kể nắng hay mưa, đêm hay ngày bà lấy công việc để khoả lấp nổi đau của người mẹ mất con, nổi đau mà chỉ có những người làm cha làm mẹ lâm  vào hoàn cảnh đó mới hiểu thấu.

Chiến tranh! Thương tật, chết chóc là chuyện thường tình nhưng khi chuyện bình thường đó đổ  ập lên gia đình tôi sao nó kinh hoàng quá, nó đau đớn đến nổi trong giấc mơ vẫn ám ảnh mãi nơi tôi một nỗi sợ hãi khôn nguôi!

Chiến tranh đã tạnh từ lâu! Quê tôi giờ đây phủ màu xanh của lúa, của vườn cây. Dọc hai bên bờ sông Mỹ Tây , nhà cửa khang trang trù phú hơn xưa nhiều. Bà tôi mất, ông tôi đã tám mươi tuổi. Những buổi chiều tàn, ông  thường ngồi bên khu mộ gia đình  chăm chút những khóm tường vi màu hồng phấn, loại hoa mà ngày xưa bà tôi rất thích.

Chiến tranh dẫu đã xoá nhoà bỡi cảnh sắc mới, nhưng nỗi đau vẫn chưa lành trong trái tim  người còn lại.

                                                                                                               Mỹ Tây mùa xoài chín

 

My Grandma’s village

Awarded “The Notes Prize” by The Writers’Association of VietNam

Story: Kim Quyên

Translation: Tôn Thất Lan

 

When we arrived at the My Tay river, my grandma told me to stop the boat by a coconut tree for a rest.

The river was unusually deserted. The tingling quiet of the deadly war time, so somber, so mysterious. All of a sudden was heard the twittering from a topless mango tree. The magpie robin’s innocent and accelerated sounds made the scene less deserted. The mango tree showed off its branches of mangoes as if reserving all that was valuable of its own as a reward to those  who still stayed with the patch of land rampaged by bullets  and shelling.

Standing up straight, I reached for some fruit,  but prevented by my grandma “Leave them for our comrades on mission. Lot of mangoes at home”, “I get some for grandpa”, “Stop it. Lot of things for him already. Let’s wait until next season. He doesn’t crave for them”.

I was afraid fruits would be spoiled by the birds, but I was resigned under her pressure. Really, we had an intact fruit garden at Cai Be. I still wanted to get some for him. I loved him.

After the short rest, she motivated “Get out of the river span. A lot of shelling here at no time . I feared bombing, starting to row. We tried hard to listen to the planes at a distance.

Past the Xeo Muong, she said “We are going to reach our destination…You can stop, I row.

I stopped, but instead opened the way by driving away the hyacinths that filled the river. I was beholding the landscape. How wild it was. Weeds covered the bridges over the river. A heap of ruins burnt on places where cottages used to be. Still some first blossoms from uncared apricot trees. Crows’loud cawing worried me. I turned to my grandma. She encouraged me “ Don’t be afraid. Your grandpa has lived long in this place. We stop here and wait for him, he’s not out yet, you sound the quail’s sound and he knows it.

We were sitting surrounded by flowers. In the dirty water, the flowers stayed pink, some blossom, others just budded, pinkish on top soaring out greenish  leaves. They slightly stooped to the gentle gusts of wind. Still no answer from grandpa, she told me to call him “ May be he doesn’t see us. Weeds so tall, much taller than last year”

Caw! Caw! Caw! I imitated the quail, then listened. There was, after a time, something moving among the leaves and  bushes and there went a small boat.  At the helm was an old man, tall and slim with a turban on: my grandpa

In a choked voice, she said “There he is coming. Don’t shout your greeting”.

He rowed very fast. In the afternoon sunshine, he looked tall and strong with a stick in his hand. His face straightened  with a grin, his eyes brightened,  his rather sharp nose. He might be taken for a French person in Vietnamese clothes. In a low voice, I called, “Grandpa! Grandpa!” When the two boats touched, he helped me over his boat. He hugged me close, tears shedding and said in his hoarse voice ,“I waited here for long”.

My grandma was crying, covered with a conical hat. Looking at her and at him, I was going to cry, too. I tried to stop it and  said in a choked voice “How sad it is to live here. You are alone or with some one?”, he stroked my head forcing a smile “No such emotions for a warrior. I should have taken you to my place but I have to keep it a secret. The war is over, I shall come back. You try your best to learn to help your grandma and mom”.

“Thắm! Take those things over to your grandpa’s boat, have meal with him then row back, or it’ll get dark soon.

I helped to bring bags of rice and foodstuff  over for Têt (New Year). After that, my grandma covered the boat seat with a mat, we served the dishes prepared at home. Among them, there was a dish- bambooshoot- stewed chicken that he liked most. She lovingly looked at him “ It’s a real soft meal. After the meal you take all this to the hideout for your comrades - Têt’s specialities. When the trouble is over, we’ll prepare a real good party for all”. He  grinned “That’s good enough for Têt this year, I’m real happy. Next year, I shall be back for Têt with you two, especially with Thắm, my granddaughter?”, “Yes, my grandpa”.  I said “yes” real loud, then helped myself to a piece of chicken, then stepped to the bow looking down on the bowl of rice and oozing tears. I didn’t want her to look at my shedding tears. What was the use? It only moved her to tears. Otherwise, I must be strong being my grandpa’s granddaughter, even though I was a girl. Not only girls were to easily shed tears.

He asked about things at home. He served her with some food and  asked her to take her own care. Then he took out of his pocket something that he handed to her. I dared not have  a look because I felt that intimacy between them would be lost soon, in no time.

That was our late afternoon meal on the NewYear’s Eve of the year 1971, a kind of family reunion party on the Xeo Muong canal, in the wilderness. I aimlessly beheld the herons hovering on the surface of the canal. Then I heard a voice calling

“Shelling at the start. They won’t stop shelling even on Têt holiday”

Boom.. bang…boom..

He shouted “Move the boat to the gourd trellis” “They shell even at this early hour” “They have no rules. Especially on Têt holidays, they want to spoil our Têt holiday”. Boom.. bang.. bang, shaking the earth. Pieces of earth and stones were sent in all directions, one hurting and paralysing my shoulder. I jumped up to the bank, but slipped and fell into the water. My grandma fell too. She grapped me up, then ordered “ Stay there, flat. Let me check the shelter first.”

She stooped and got into the old shelter by a tree trunk and then got out to drive us in, encouraging us “to slip down there”

“What about you” “Don’t worry about me” retorted my grandpa”

“Try to be comfortable with the cold.”

I was both cold and afraid, my teeth striking each other. I cowered in my grandma’s bosom. She stroked my head, saying

“Just a moment after the shelling we’ll get changed. Don’t you worry. You see your grandpa still stays intact inspite of the shelling. We are afraid  just at our first visit.”  I felt ashamed with her words and pitied my grandpa. I am their grandchild but behave so cowardly. What a shame

Boom…bang…bang…

Many a shelling fell near the shelter. My grandma took my hand  “ Where is he now? You stay here, let me get out..” “ Wait until it lets up”

Boom..bang..again.. an explosion nearly. Earth fell upon us. The tree was cut down and fell on the shelter roof. My ears were stuffed, I felt as if unable to breathe. I uttered illegible words in panic. Nearly, she, too, uttered unclear words. She took hold of my hand, and little by little, I slipped in the blackened void.

Thump…thump…thump..

The call seemed to be faraway. I tried to open my eyes but they were too heavy and stingingly hot, my head seemed to be pulled down by a big stone.

“Thắm! Get up and help me pull your grandpa out. He’s wounded.”

Her speech had the strength to pull me up. She wiped my face with a wet cloth and pushed me, “Quick! Help me take him to the boat. He’s wound

We were moving to the bank, he trying to get on board, his blood dyed the bushes red. I quickly jumped to the  bow balancing the boat with the paddle straight down the water. My grandma tried to pull him up. In the dusk, I saw that his right leg almost broken off. The first time that I had seen blood - blood fresh of my beloved grandpa. I felt sore as if somebody had cut my body with a knife.   

He managed to be settled on the boat, bandaging his wound with his turban. Without any groan, his voice sounded different “You two try to row to the hideout, I ‘ll call them out to meet us”

I tried to row and drive back the hyacinths in the way. Still explosions, just a few, were heard around but I didn’t feel afraid. I only feared it would be too late to save him. I perspired a lot, my eyes hurt but I tried my best to look for the small path by which he had come out to us. At the sight of small gourd trellises he murmured “Here we are! Lâm! Lâm!”  His voice was too low to reach the hut. My grandma hurriedly called “ Lâm! Lâm!” I formed a loud speaker with my hands “Lâm! Lâm, my grandpa is wounded.” A torch light was seen zigzagging on all of us. Later on, a voice sounded “Who’s there?” “I’m wounded, Lâm!” Recognizing his voice, a small boat moved fast toward us.  A worried female voice “Is it you, Dad?” “I’m wounded. Your mom and Thắm are carrying me in” “Move him over to your boat. We’ve  been worried for you.”

My grandma was relieved “Let me take him in. You’ve got medicines”  “We ‘ve got enough. We can also take some from the civilian clinic. Don’t you worry. We’ve been added a surgeon.”

The boat reached the bank. My grandpa was carried on a stretcher, blood dropped along the path. In the dim light, he looked real pale, his eyes sunken, tired. He looked at us saying “After the shelling, you two row back. I ‘ll be alright. They are able to treat these common cases.”

My grandma was moved “Don’t worry. I won’t be back until you feel better.”  Uncle  Lâm behaved intimately “You two stay here until 4 A.M, then I’ll take you to the canal”, “I’ll not leave until he’s alright. You take good care of him. I’m grateful to you.”

Uncle Lâm took him to the operation room. My grandma and I were seated in a hut in the front of  the wing. How stuffed it was. I walked out into the dark. Breezes were chilly. We hadn’t changed our clothes, we felt cold to the bones. Sounds of operating tools gave us goose flesh. No groans were heard. Whether he was still alive we didn’t know. Tired, I leant against the trellis. Not even a cockcrow nor a dog bark on the last night of the year. From the dark night vault, bunches of flare were falling, red as blood. All of a sudden, I felt a naked hate, it brought great dangers to my grandpa, my family and my people. I fell asleep. In my dream, I saw my grandpa’s silhouette, tall and slim, swiftly moving with the pole, set off in the afternoon light.

 My grandpa was lucky, staying alive after the event and going on managing the provincial military unit. During the wars against the French and the Americans, he had many times been wounded, put in prison but he managed to live on, stick to the village as fast as a water coconut tree, plain but lasting and unusually strong.

In 1972, the Paris treaty was in trouble while the battle field was boiling up all over south Vietnam. My grandpa went back to canal My Loi, near Xeo Muong and built a small hut for my grandma and the rest of the family. At the time she was the head of steward women’s association, unable to perform her duties in the surrounding area because of her being uncovered. My fifth uncle was assistant commander of bat-allion 261, my youngest uncle was a member of Mytho province artist group. Due to an unknown motivation, I came there and opened a school. For the past-illiteracy age children and adults. MyLoi folks came there too, built their bungalows and did the farming. Everyone realized  the independence Day would be near so they were not afraid of military campaigns. The so-called school was built in a banana garden. Bamboo trees and  thatch were used as building materials. Next to the schoolroom, they built a T- sheter with gourd trellis covering half of the roof and flowers around  making it a tomb with flowers on top from the distance. I taught that class without syllabus or schedule. When the sunlight was yellow on the tree tops, the sky clear, no planes in sight we began our class.  Twenty innocent faces looked up to the board listen to my pronouncing, then awkwardly imitated. I corrected each sound, each word, and when the results were satisfactory, then came the time for writing letters and words. Rough and blackened hands were working hard with strokes. Though being “old” chidren, they were intelligent, which interested me. Teacher without pedagory, students without tools and no regulations whatsoever. Schooling was fun, they learned to read and write quickly. I taught them academic subjects, they, in return, taught me farming, harvesting, fishing, rat catching, frog searching… I attended every campaign, just as an assistant. In those practices I was not a teacher but an unskilled awkward member under my students’ directions, but they liked my being with them regardless of all those inconveniences.

That night, the hamlet was busy with the regiment of warriors waiting for the operation. My classroom was reserved for them. The outer apartment was also occupied. Warriors, so many of them, occupied the bank along the Mytay river.

My house is busy too, with my uncle’s presence. After the jovial family meal, no one went to bed. My grandparents murmured their confidences. My uncle and I were sitting under the gourd trellis singing. He sang well, being a company political instructor and  concurrently in charge of the artistic group. He said “your mom bought me this guitar. In peace time I’ll make a singing tour across the country. It must be great fun.

I joked “Why don’t you get married? Miss Hien often discusses you” His bright eyes suddenly looked far “I don’t want to worry her in such a war time. If you should see her, tell her to get married, not to wait for me. It must be so long” “ No way, you talk to her yourself. You can’t  trust me with such a secret.”

He burst out laughing, knocking on my head “No kid’s business - secrets. Go to the rivulet mouth to bring her tomorrow, you’ll get  your reward” “Remember that! Don’t forget a kid’s contribution to the Revolution” “Don’t you worry. I’m a man of high credits. I ‘ll never forget the match- maker once getting a wife”

“Thăm! Go to bed, it’s late. You take a rest,  too. It’s quiet now, but how about tomorrow?”, “Don’t you worry. They don’t dare to do anything now that we are here”, “So quiet! They are so afraid of you. Go to bed. It’s midnight. I’ll be back to the secret tomorrow.”

Her mention of the confrontation tomorrow stopped our cheerful story. Such was war, so rare the time for cheerful innocent enjoymen

I was sleeping soundly when calls startled me. My grandma said in a low voice “get up and be ready they’ll start an operation tomorrow.” She continued “you and your grandma move to Thu’s house. I’ll go to the hideout to take care of the wounded warriors there, your uncle will be in charge of his unit.

Everyone to his task, be quick and be prepared for it. He limped down  the wharf emptied the boats of water then rowed off quickly. After putting papers and other things in their places, I and my grandma rowed to the rivulet mouth in the direction of the grandma rowed to a place safe with shelters. My uncle, on the wharf, said “Be careful! The mopping up operation is big, Mom! Take care of yourself. We’ll be safe there” “Remember to take Hien along on your return” “Don’t worry, the match - maker’s task will be fulfilled” “Ha…ha…only after a few days, she’s learned to know “political term” fast. I’ll  nominate you to political instructor position. His innocent laugh sounded on the river spreading out in the quiet, peaceful morning. Lots of debris were scattered over the other side of the swamp. I, together with my grandma and aunt Ba’s children  in the shelter, was listening. Suddenly, there were explosions and gunfire. I was anxious about my uncle and grandpa. Thu, my student, suggested “They come face to face, then they’ll get enough with batallion 261. What a confrontation!” “Shut up, We are very worried and you shout like that”.

I pulled him inside. Bullets were flying in all directions, but he stayed so calm. Beyond the field, there were loud shouts and curses. Thu put his head out of the shelter and back in a hurry

“Grandma! Grandpa coming!”

He came in a hurry, all soaked with water and a strange look on his face... It seemed that something bad had happened. He looked at us, silent, then uttered his choked word

“Our son. Quang sacrified!”, she seemed not to hear it, asked “ What about Quang?”.

I fell into a stupor. My two ears were tinkling. His voice was low but with an electric effect. I asked him “ Uncle…Is it true ?”

He stayed silent. Two drops of tears oozed out of his tired eyes. He looked much older. He hurriedly said “ When they withdraw, you two get back at once. I’ll try to move them to the next group.”

After that, he rushed out of the door. He moved along with bushes of hyacinlhs which I saw flowing to canal 28.

Night was falling. The sunlight faded over the paddy fields. Clouds were dark red. The flight of helicopters returned to meet the regiment. They looked like a school of tadpoles swimming in a blood sea crazily growling in a sky corner, hastily ending the operation. As for me, never before had I wanted the darkness to come over us so soon.

Twilight. We hastily rowed back. From afar, I saw the ruin on the battlefield. Trees broken and fallen everywhere. The house completely damaged, only a big pit left with burning bomb smoke. I dashed to the school room, half of the tunnel was destroyed. Tables, chairs, blackboard all broken, flowers fallen everywhere among heaps of debris.

My uncle’s body was placed in the school room. It seemed to be asleep. On his chest a blood spot by a bullet shot from an American soldier on a helicopter when he was crossing the banana garden commanding the attack. The funeral ceremony was soon held, plainly but majestically, moving all the company present. My grandma put her wrinkled face close to the dead person’s face combed his hair with her hand, hold his pale hand in hers, meaning “My son! Peace is coming, what’s the hurry… The ring your father gave you to get a wife is still here…you’re leaving so hurriedly”…

My grandpa came to her, wiped his face, kissed his forehead, then helped her up and said in a low voice “Stop it, please. Our son has fulfilled his mission. Let his comrades, take care of his body. They have other missions to fulfill.”

The ceremony ended. He was buried in the banana garden next to the schoolroom, on the bank of Xeo Muong. His comrades’ eyes turned red, sadly saying farewell. They went on with their operation.

After my uncle’s death, my grandparents became meager - my grandpa remaining as silent as a shadow. Night and day, she rowed her boat on missions. Rain or shine, day or night she forgot her woes and inflictions of loss with missions and tasks, which only parents could fulfill in such situations. War, calamity, death, common events as they were, became so awfully damaging to my family members and to me, a haunting fear, an endless nightmare.

War was over a long time ago. My country is now covered with the greenery of trees and rice fields. Along either side of the My Tay river are seen much more decent houses. My grandma was dead, my grandpa is over 80 now. In late afternoons he often stays in the family garden taking care of the plants that my grandma used to love.

The war has been blurred out little by little by the new scenery, but the wounds have not been healed in the hearts of those who stay alive.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn