VanVN.Net - 1 - Bóng đêm* – tiểu thuyết về đề tài công an hình sự của Ma Văn Kháng được hoàn thành đầu năm 2011 đã ra mắt độc giả! Đồng thời với Bóng đêm, Ma Văn Kháng cũng đã viết xong tiểu thuyết Bến bờ, cả hai hợp thành bộ tiểu thuyết về đề tài hình sự. Ông tâm sự với tôi rằng ông đã dồn sức và hứng khởi, tâm huyết với hai cuốn tiểu thuyết về đề tài này, ông dụng công với văn chương của chúng cùng là kỹ thuật viết trong đó – có lẽ đây là những thiên tiểu thuyết cuối của đời văn ông.
Bài viết này nêu mấy ý kiến bước đầu về cuốn Bóng đêm.
2 - Điều có thể nhận ra ngay: Bóng đêm thuộc loại tiểu thuyết luận đề.
Ngay cách đặt tên tiểu thuyết cùng là chọn lời Chế Lan Viên làm đề từ (“Chúng ta ở trên đời không phải để ra lộc ra hoa mà còn để mang thương tích”) cũng đã bộc lộ dụng ý chủ đề của tiểu thuyết. Rằng: trong xã hội tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng và bảo vệ, vẫn còn đây đó không ít những mảng tối, những bóng đêm hắc ám – hình ảnh tượng trưng chỉ nơi ẩn nấp cuối cùng, sào huyệt của “bọn tội phạm rác rưởi”, “bọn dã nhân”, “thú đội lốt người” như tác giả đã mệnh danh. Chúng là những thế lực cặn bã, nguy hiểm đe dọa cuộc sống bình yên đời thường tươi sáng của dân chúng, gây bao thiệt hại tổn thất cho xã hội và con người, về tính mạng, của cải, về những giá trị đạo đức, nhân phẩm. Diệt trừ loại tội phạm nảy sinh từ bọn phi nhân này là sứ mệnh cao cả, trọng đại đặt lên vai các chiến sĩ ngành công an, đòi hỏi ở họ sự dũng cảm, sáng suốt, sẵn sàng hi sinh quên mình vì nghĩa lớn. Cuộc đấu trí, đấu lực, đọ tài giữa chiến sĩ ta và các thế lực đen tối, phi nhân, không phải lúc nào thuận lợi cũng thuộc về phía ta và thắng lợi giành được là chóng vánh, dễ dàng. Không, bởi sự liều lĩnh cùng đường, táo tợn bất cẩn, hằn thù gian trá, chống trả quyết liệt của bọn tội phạm nghiệt súc, nhiều khi cái giá phải trả là vô giá. Thương tích, hi sinh là không thể tránh được, nhưng trận chiến đấu với các thế lực hắc ám không vì thế mà dừng lại, nó vẫn luôn tiếp diễn, không ngưng nghỉ. Bóng đêm, cái Ác không thể để lọt lưới sự trừng trị của pháp luật, của cái Thiện, để xã hội được yên bình, con người được sống yên vui.
3 - Tiểu thuyết Bóng đêm đã huy động tổng hợp vốn sống phong phú, suy nghiệm tâm huyết được tích lũy trong nhiều năm của Ma Văn Kháng về đề tài an ninh xã hội, về cuộc chiến cam go của cái Thiện chống lại cái Ác; của Ánh sáng xua tan Bóng đêm.
Tiểu thuyết cũng là tiếng chuông báo động khẩn cấp, lời cảnh tỉnh thiết tha của nhà văn về việc phải kiên trì đấu tranh bảo vệ những giá trị cao quý của xã hội và con người, của văn hóa và văn minh, của cái Tốt và cái Đẹp.
Có thể nhận thấy trong nửa thế kỷ cầm bút, đề tài về cuộc đấu tranh chống các thế lực phản động, các loại tội phạm, để bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân là một mảng hiện thực được Ma Văn Kháng nghiền ngẫm, quan tâm tái hiện từ những ngày đầu khởi nghiệp, ghi dấu những thành tựu trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả.
Từ cuối những năm 70 đầu 80 thế kỷ trước, Đồng bạc trắng hoa xòe và Vùng biên ải, hai tiểu thuyết đầu tay của ông đã sớm đề cập đến công cuộc tiễu phỉ trừ gian nhọc nhằn mà vinh quang của các lực lượng quân đội vũ trang, lực lượng công an thuộc chính quyền cách mạng non trẻ nơi biên giới phía Bắc.
Rồi tiếp đến là gần 50 truyện ngắn được viết từ sau 1975 đến nay mà nổi bật là tập truyện Vệ sĩ của quan châu (1988), truyện ngắn San cha chải (1997) khắc họa sinh động hình tượng người chiến sĩ trên mặt trận an ninh với những phẩm chất cao đẹp, anh hùng, bảo vệ và giữ gìn cuộc sống bình yên của đồng bào các dân tộc trên đất nước ta.
Tiếp tục mạch viết, trên với bút lực vẫn dồi dào, mạnh mẽ và bút pháp ngày càng điêu luyện, lần này trong dung lượng của tiểu thuyết gần 300 trang in, bằng sự chín mùi, từng trải của vốn sống và kinh lịch của cả đời văn gắn bó với đề tài gan ruột, Ma Văn Kháng đã tập trung tinh lực rọi một cái nhìn sâu sắc, lão thực, hiền mình vào những vấn đề căn cốt thuộc thế sự và đời tư con người nảy ra từ mảng hiện thực nóng bỏng còn ít được văn học đương đại ở ta quan tâm thể hiện.
4 - Kết cấu tiểu thuyết tập trung vào hai tuyến nhân vật chính: một bên là các cán bộ, chiến sĩ công an mưu lược, dũng cảm, khoan dung, nhân ái, xả thân vì nhiệm vụ được giao (ông Tầm, các trinh sát viên: Trừng, Nhâm); và một bên là bọn tội phạm giết người, cướp của, hiếp dâm, buôn lậu ma túy, lưu manh côn đồ (Thuyên, Kình, Phỉ…). Bằng những câu chuyện kể sinh động xung quanh các vụ án lớn nhỏ được điều tra, phanh phui và phá án bởi các chiến sĩ công an tài ba, khôn khéo, Ma Văn Kháng đã cho thấy mức độ khốc liệt ghê gớm của cuộc đấu tranh một mất một còn, đầy hiểm nguy, thử thách cao độ ý chí và nghị lực siêu phàm nơi những con người chân chính, anh hùng. Các chiến sĩ ta, xuất thân là con em nhân dân lao động, sinh ra trong những gia đình tử tế, lương thiện, được dạy dỗ chu đáo, có lý tưởng và hoài bão cao đẹp, trung thực, đã tự nguyện dấn thân vào nghề, trưởng thành như thép được tôi trong lửa đỏ, góp phần vào sự nghiệp phò chính trừ tà. Họ phải gắng gỏi vượt qua bao nỗi đau mất mát, thua thiệt, không suôn sẻ của đời tư, để dốc lòng tận tụy hoàn thành trọng trách được giao. Họ cũng đâu phải là những con người không tì vết, cũng gặp không ít những sa sẩy, những giây phút yếu đuối, ngã lòng, không làm chủ được bản thân mà sao lãng, ảnh hưởng đến kết quả của công việc. Họ chưa phải là những chân dung hoàn hảo mà là những con người của đời thường có ưu, có khuyết, có tật. Nhưng cái đáng quý là họ biết nhìn lại mình, từng bước rút kinh nghiệm để hoàn thiện mình, gắn bó chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng đồng đội chí cốt thành một tập thể đoàn kết gắn bó nương tựa vào nhau mà sống và chiến đấu chống cái Ác.
Cái mới của Ma Văn Kháng ở tiểu thuyết này trong xây dựng nhân vật là ông đã tái hiện sự đa dạng của đời sống con người: tư tưởng, ý chí; bản năng và đời sống sinh lý, tình dục; thế giới tâm lý, tình cảm; những miền sâu kín thuộc tâm linh, ẩn ức, tiềm thức của con người. Tiểu thuyết Bóng đêm có thể nói là một cuộc khảo sát các loại hình tính cách của con người khởi nguồn từ nguồn gốc gia đình, nhà trường, tới môi trường xã hội – những sinh thể tư duy mà phần hồn và phần xác không ai giống ai. Nhà văn Ma Văn Kháng nhấn mạnh cái phần hồn là ý chí, lý tưởng, sức mạnh tinh thần, năng lượng tâm thần nhạy bén, tiềm ẩn trong tâm thức, tâm linh nơi những con người đích thực, trong sáng. Khi hoàn nguyên trở về bản thể của mình, họ có khả năng nhập cảm, giao hòa với môi trường xung quanh, với đồng loại, qua đó phát huy, nhân lên được sức mạnh từ những hỗ trợ, thuận chiều. Tác giả say mê khám phá, giả định về những bí ẩn không dễ dàng nhận ra trong nguồn nội lực vô biên, vô lượng như là thiên khải từ những con người có nhân cách cao đẹp, cảm hóa mọi người và được mọi người mến mộ.
Như Nhâm, chiến sĩ trinh sát công an trẻ tuổi, người thực thi hàng loạt vụ việc điều tra thủ phạm trong các vụ án giết người, hiếp dâm tàn bạo, buôn lậu ma túy xuyên quốc gia táo tợn, là nhân vật trung tâm được miêu tả dụng công, sinh động. Điểm thu hút trong tính cách anh là ở chiều sâu thế giới nội tâm nhân vật: những diễn biến trong suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng đã cho thấy anh là một nhân cách trung thực, đa cảm, hướng thiện đến quyết liệt.
Các nhân vật khác: ông Tầm, chiến sĩ Trừng cũng thế. Ở đây Ma Văn Kháng đã phát huy thế mạnh đặc thù của văn học trên cái chất liệu ngôn từ phi vật thể của nó – điều mà các ngành nghệ thuật khác không có được hoặc bị hạn chế. Ông có biệt tài trong dụng ngữ với các thủ pháp ở trình độ bậc thầy, miêu tả một cách ấn tượng và ám ảnh về các chiến sĩ công an tài ba không chỉ ở hành động và vẻ bên ngoài, hình hài của họ, mà còn đào sâu vào đời sống tình cảm phong phú, những suy nghĩ trăn trở có trách nhiệm về nhân tình thế thái, về các loại người mà họ đã tiếp xúc, gặp gỡ. Qua đó, vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong của người chiến sĩ công an chân chính hòa hợp với cái đẹp bên ngoài trong hành động, lời nói, thái độ của họ - họ trở thành những nhân vật vừa thực vừa lý tưởng, lãng mạn, đáng mến yêu, nể phục.
Về phía bọn tội phạm, bằng bút pháp tả thực tỉnh táo đến nghiệt ngã, tiết chế, Ma Văn Kháng đã có những trang đặc tả chi tiết quá trình và con đường sa ngã tất yếu dẫn đến những tội ác trời không dung, đất không tha của chúng: sự thiếu giáo dục, vô học; thói buông thả chạy theo dục vọng vô luân, ham hố không kiềm chế được; sự tàn bạo vô cảm mất hết tính người (ông gọi chúng với giọng nguyền rủa là “bọn dã nhân”, “những con thú đội lốt người”) cùng bản chất “lộn giống” hoang dại, ngoan cố, lì lợm khó bề cải tạo được của chúng.
Qua những trang miêu tả cận cảnh, những hành động thú tính của chúng(giết người, mổ bụng moi gan, ăn thịt người, phi tang thi thể nạn nhân…), Ma Văn Kháng đã không rơi vào chủ nghĩa tự nhiên nệ thực. Từ sự miêu tả phác thực thói hiếu sát của bọn người thú, Ma Văn Kháng không để người đọc phải ghê rợn, ông chỉ muốn cảnh tỉnh người đời một sự thật nhãn tiền: không thể ảo tưởng một chút nào về cái gọi là “hồi tâm”, “phục thiện” của bọn người thú man rợ đến mông muội này! Vấn đề tiên quyết chỉ còn là phải sớm nhận diện, tiêu diệt loại bỏ chúng ra khỏi đời sống xã hội bằng sự trừng phạt đích đáng, nghiêm khắc: án tử hình, án chung thân. Phải triệt tiêu sự tồn tại gây tác hại của chúng để bảo đảm sự an toàn của số đông là người lương thiện. Chỉ có một trường hợp hãn hữu duy nhất thể hiện cái nhìn thể tất, bao dung của tác giả cũng là của xã hội: cần mở đường cho bọn tội phạm khi chúng biết sám hối, tự trừng phạt để sửa chữa hậu quả. Biểu, tên sát nhân có hạng, sau bao năm bỏ trốn ra nước ngoài bởi ghen tuông mà cuồng sát người yêu, nay bị lương tâm dày vò, cắn rứt đã tự xin về nước để nộp mình đầu thú – (chương XVII).
Sự sâu sắc và sức thuyết phục của Bóng đêm còn là ở chỗ: nhà văn không chỉ cho thấy sự quyết liệt của những mâu thuẫn xã hội đối kháng – mâu thuẫn giữa hai lực lượng: Thiện (số đông) và Ác (số ít ); giữa người trừng trị, tiêu diệt sự xấu xa bỉ tiện và kẻ gieo mầm cái chết độc hại; mà ông đã không ngần ngại, né tránh những biểu hiện tiêu cực, mâu thuẫn nội bộ ngay trong hàng ngũ ta. Cá biệt trong hàng ngũ công an, tức phía ta, vẫn nẩy nòi bọn người xấu, tà tâm, trí mọn. Chúng chưa bị vạch mặt, lộ tẩy ngay,mà vẫn còn chỗ để ẩn náu, vẫn lừa mị được người khác bằng thói giả nhân, giả nghĩa.
Nguy hiểm hơn, bọn người này đang trượt sâu xuống vũng bùn tha hóa, biến chất, biến bạn thành thù, thù thành bạn: đố kỵ, hãm hại đồng nghiệp, thậm chí câu kết với tội phạm hoặc “thông lưng” với chúng, chạy án cho chúng. Ma Văn Kháng có cái nhìn phê phán trước những hiện tượng tiêu cực “con sâu làm rầu nồi canh” này. Khoái trong Bóng đêm là một nhân vật xấu xa như thế - Y là một chân dung biếm họa, phản diện, dù vẫn có thế lực ít nhiều. Đọc tiểu thuyết mà lo: không biết loại người này còn gây thêm những tai hại, ảnh hưởng xấu đến kết quả công việc như thế nào? Phải chăng ở đây Ma Văn Kháng muốn cảnh báo: ở đâu cũng vậy, vẫn chưa hết loại người kiểu Lý Thông, bất tài vô dụng nhưng luôn tìm cách hưởng lợi bất minh, điềm nhiên cướp công người khác để vinh thân phì gia. Cần sớm nhận ra “bản lai diện mục” của chúng, loại bỏ chúng ra khỏi đội ngũ để tập thể được trong sạch gắn kết trong một khối đồng tâm nhất trí, hành động có hiệu quả trọn vẹn hơn.
Tuy không phải là những nhân vật chính, nhưng qua mấy nhân vật người dân thường hiện ra thấp thoáng, Ma Văn Kháng có dụng ý lý giải: thực tiễn hoạt động của ngành công an thành công nhiều hay ít một phần quan trọng là biết dựa vào dân, đi đúng đường lối quần chúng, dân vận. Nhân dân là tai mắt của công an từ gốc rễ, cơ sở. Họ cung cấp tin tức về tình hình an ninh ở cơ sở, về nhân thân kẻ tình nghi hoặc thủ phạm, về chỗ ở đang lẩn trốn của chúng… Công an dựa vào dân, bảo vệ dân; nhân dân đáp lại cũng đứng về phía công an khi họ bị bọn lưu manh côn đồ ỷ thế đông người bất thần tấn công, tính mạng bị đe dọa. Chính quan hệ gắn bó và tình cảm tốt đẹp mà nhân dân dành cho các chiến sĩ công an đã là một nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh và sự sáng suốt, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ, vững lòng khi có điểm tựa tinh thần tin cậy.
Là một tiểu thuyết hình sự, nhưng Bóng đêm đã dành những trang, những chương miêu tả một trong những tình cảm cao đẹp trong sáng nơi con người: tình yêu nam nữ. Hai chiến sĩ trinh sát công an Trừng và Nhâm, đang thời trẻ trai trong khi say sưa với nhiệm vụ công tác, đã tiếp nhận tình yêu giản dị mà tự nhiên của Cúc và Quyến – những người phụ nữ đẹp người, tốt nết. Họ đến với nhau, có cặp mới chớm yêu nhưng rồi không trọn vẹn (Cúc và Trừng, bởi sự hy sinh đột ngột để lại nhiều thương tiếc của Trừng), có cặp gắn bó trong nương tựa, đồng cảm, chia sẻ thân phận, nhưng đôi lúc vẫn không thôi dằn vặt vô cớ (Quyến và Nhâm). Trong sự miêu tả tình yêu trai tài gái sắc nảy nở, đơm hoa kết trái, Ma Văn Kháng nhìn thấy ở đó là nơi neo đậu của tình cảm thiêng liêng trong sự hòa nhập, dâng hiến trọn vẹn về tình cảm, tư tưởng và thể xác. Ở đó cũng là sự thăng hoa hướng thượng, linh ứng kỳ diệu của tâm tưởng, tiềm thức và niềm vui nhục thể gắn bó không thể chia lìa.
Tuy nhiên, qua sự di chuyển điểm nhìn trần thuật, ở một phương diện khác, Ma Văn Kháng cùng người kể chuyện trong tác phẩm đã bộc lộ giọng điệu chê trách những người đàn bà khi họ rơi vào trường hợp “tình yêu mù lòa”, nếu có thể gọi được như thế. Những nhân vật nữ này là những người vợ, người tình của bọn tội phạm, vì nặng nợ trong quan hệ gia đình, vì mù quáng hoặc mê lú như ăn phải bả mà trở thành kẻ đồng lõa, che giấu bọn tội phạm (vợ Thuyên, người đàn bà Đà Lạt trồng hoa tên Duyên…).
Qua ngòi bút của tác giả, họ thật đáng trách, thực ra là cũng có lỗi, do tiếp tay và không tố cáo tội phạm, nhưng cũng thật đáng thương và tội nghiệp biết bao! Với Ma Văn Kháng có lẽ ở họ tình cảm và sự yếu đuối của trái tim đã lấn át sự tỉnh táo của lý trí, lẽ phải của đạo lý!
5 - Nhìn tổng thể, tiểu thuyết Bóng đêm cho thấy cái nhìn đa chiều, đa diện nghiêm nhặt mà hiền minh, gợi mở và đối thoại, tranh luận của Ma Văn Kháng về mảng hiện thực an ninh xã hội. Ông hé mở cho người đọc nhận ra tất cả sự phức tạp, rối rắm, oái oăm cùng những ngẫu nhiên và bí ẩn khôn cùng của nó. Tiểu thuyết kích thích những điều cần đào sâu, nghĩ tiếp nơi người đọc, khiến họ không thể thờ ơ, đứng ngoài mà cần phải hành động tích cực, dấn thân vào công cuộc giữ gìn trật tự an ninh xã hội, để tồn tại như một nhân cách, một giá trị trong cộng đồng.
Trong tác phẩm, Ma Văn Kháng đã thực hiện một bước tổng hợp mới của nghệ thuật tự sự.
Trên cái nền chuyện về điều tra các vụ án hình sự, các sự kiện, tình tiết được kể chỉ là đường viền để các nhân vật bộc lộ tính cách. Tính cách con người chỉ phát lộ qua những gì nó nghĩ và cảm, qua hành động và lời nói trong sự va chạm với thế giới bên ngoài và những người khác mà nó tiếp xúc.
Ngoại hình của con người, hành động cụ thể của nó ra sao… nhà văn không thể không miêu tả, nhưng ở đây điều đáng chú ý là Ma Văn Kháng thiên về khai thác cái thuộc bản năng, đời sống tâm sinh lý, tình dục của họ cùng những suy nghĩ, đối thoại, độc thoại – tức phần hồn con người với tất cả sự đa đoan phồn tạp khó lường hết mọi điều của nó.
Kẻ tội phạm gây án để lại hậu quả tai hại cho người khác. Nhà văn đã đi sâu phân tích các nguồn mạch ngầm, động cơ tiềm ẩn, những gì đã xui khiến tên tội phạm gây án, cùng là những phân tích, phán đoán, giả định của người chiến sĩ công an trong quá trình điều tra tìm bắt thủ phạm. Cuộc truy bắt tội phạm không hoàn toàn là những pha rượt đuổi ngoạn mục, thi thố sức mạnh của cơ bắp mà chủ yếu là một cuộc đấu trí, so tài của một bên là cái Thiện, cái Đạo nghĩa chủ động tấn công cái Ác, cái Bất nghĩa, cái Phi luân.
Vẻ Đẹp của người chiến thắng – các chiến sĩ công an - được hiện ra thuần khiết, rực rỡ một phẩm chất tinh thần cao cả, một sức mạnh tổng hợp được huy động tài tình và hiệu quả, cũng là sự bất diệt của Sự thật, Lẽ phải và Công bằng. Trong khi đó, bọn tội phạm, những kẻ xấu, luôn luôn ở thế cô lập bị động, bị săn đuổi cùng đường, đơn thương độc mã, khủng hoảng tâm lý, sớm muộn sa vào lưới thiên la địa võng của pháp luật.
Tác phẩm là khúc ca khải hoàn của những người chiến thắng trong cuộc chiến đấu sống còn với bọn tội phạm hình sự độc ác, man dại.
Lòng nhân ái, tình thương yêu con người và tinh thần trách nhiệm cao cả, luôn tâm niệm thực thi bắt người đúng tội, không để nhầm lẫn, oan sai, không quản ngại sinh cả tính mạng của mình… rực sáng từ nơi hình tượng các chiến sĩ công an Tâm, Trừng, Nhâm, gây ấn tượng sâu sắc trong người đọc hôm nay.
Truyện được kể từ ngôi thứ ba, chủ yếu với điểm nhìn bên ngoài khách quan. Nhưng nhà văn luôn thay đổi điểm nhìn, kết hợp với điểm nhìn nội cảm bên trong từ phía các nhân vật để người đọc soi chiếu thấy được những góc nhìn cá nhân đa diện, những suy nghĩ không giống nhau của mỗi người – qua đó hiển hiện tính cách riêng của họ không lẫn với ai khác, cũng như không lặp lại mình.
Tiểu thuyết là một tập hợp nhiều mẩu chuyện nối tiếp nhau, đan xen và lồng vào nhau. Thật là muôn hình ngàn trạng khi giăng lưới lùng bắt tội phạm; Biết bao cái ly kỳ, hồi hộp, những oái oăm, ngộ nhận, kể cả những non nớt, sa sẩy, tẽn tò. Đó thực là những bài học kinh nghiệm quý và cần thiết phải truyền lại, bảo ban nhau, vì nó được rút ra từ xương máu. Truy bắt tội phạm không cho phép sơ hở, khinh suất, thiếu tự chủ dù chỉ trong phút giây.
Cả chương XVII của tiểu thuyết dành trọn ghi lại bảy câu chuyện hình sự do ông Tầm hồi tưởng như là những thiên tự truyện của nhan vật. Có lẽ dụng ý của nhà văn là muốn qua các câu chuyện đó vừa thoả mãn trí tò mò hiếu kỳ của người đọc háo chuyện, vừa muốn cho thấy một lần nữa những đặc thù nghề nghiệp của ngành nghề công an, một nghề luôn đối diện với hiểm nguy, một trường thử thách, rèn giũa tôn vinh những giá trị, phẩm chất cao quý, anh hùng của Con Người viết hoa?
Điểm cuối cùng cần nói về thành công của Ma Văn Kháng là ông đã biết lựa chọn các tình tiết, chi tiết thuộc về thời gian, không gian, đặc điểm sự vật, con người, màu sắc, âm thanh, mùi vị, ấn tượng, giấc mơ… theo nhãn quan nghiệp vụ của công an hình sự. Các tình tiết đó là đầu mối lần tìm chứng cớ của vụ án, là dấu ấn vô tình để lại của tội phạm không lọt qua được đôi mắt từng trải, nhạy cảm của người công an điều tra chuyên nghiệp. Trong khi kết nối các chi tiết ấy, khéo léo gút vào rồi gỡ ra, tác giả cố níu giữ bí mật cho đến phút chót để lôi cuốn sự chú ý theo dõi của người đọc, rồi bật mở đúng lúc khoái cảm đột ngột bùng nổ ở họ.
Như trên đã nói, tiểu thuyết thu hút, đan cài một tạp hợp nhiều mẩu chuyện về các vụ ánlớn nhỏ để soi tỏ những khía cạnh phức tạp của vụ việc xảy ra cùng là sự bất ngờ hé lộ con người thực không che dấu được trong tính cách cố hữu gốc thuộc con người hai phía đối lập: kẻ phạm tội và người đi bắt tội phạm.
Tuy nhiên đó chỉ là những yếu tố phụ trợ cho trung tâm cốt lõi truyện.
Tiểu thuyết xét về mặt sườn truyện chỉ lần lượt tập trung xoay quanh việc khám phá hai vụ án có tầm điển hình; vụ giết người rồi hủy hoại thi thể nạn nhân của tên Thuyên; vụ theo dõi vào tận sào huyệt rồi truy đuổi để bắt sống tên trùm sỏ buôn lậu ma túy Phỉ. Đó là hai vụ việc điển phạm về loại tội hình nguy hiểm nhất hiện nay dẫn tới những cái chết của con người: chết thực về thể xác và chết trắng về nhân cách.
Xét về mặt ngôn ngữ tác phẩm, Bóng đêm bộc lộ tài năng bậc thầy của Ma Văn Kháng trong dụng ngữ miêu tả sống động thiên nhiên và môi trường bao quanh con người, những rung động tế vi trong đời sống tình cảm sâu kín; cái mơ hồ bảng lảng, bất định của tâm linh, trực giác; niềm hân hoan của những giây phút thăng hoa, thiên khải khi Thiên - Địa - Nhân giao cảm hòa thành một khối gắn kết… Cũng không thể không thán phục khi nhà văn vừa kể vừa miêu tả ngôn ngữ của các loại người trong đối thoại, độc thoại. Kiểu cách suy nghĩ, lời nói và giọng điệu của các chiến sĩ công an; của các tầng lớp cư dân thợ thuyền lao động chân tay; của bọn tội phạm, lưu manh côn đồ thuộc hạng dưới đáy của xã hội; những tiếng lóng, biệt ngữ nghề nghiệp, tiếng địa phương… được nhà văn sử dụng với sự nhuần nhuyễn, đúng lúc, đúng chỗ, như chạm được vào cái thần cách giọng điệu của các hạng người, của từng nhân vật với tư cách là những sinh thể tư duy độc dáo.
Bóng đêm ghi nhận nỗ lực dẻo dai, bền bỉ, một thành tựu vượt trội, xứng đáng là tập đại thành của cây bút văn xuôi lão thực Ma Văn Kháng sau nhiều năm gắn bó tâm huyết với đề tài an ninh xã hội./.
Hà Nội, tháng 6 năm 2011
-------------------------------------------
(*) Nxb Công an nhân dân, H, 2011, 288 tr.
VanVN.Net - 1 - Bóng đêm* – tiểu thuyết về đề tài công an hình sự của Ma Văn Kháng được hoàn thành đầu năm 2011 đã ra mắt độc giả! Đồng thời với Bóng đêm, Ma Văn Kháng cũng đã viết xong tiểu thuyết Bến bờ, cả hai hợp thành bộ tiểu thuyết về đề tài hình sự. Ông tâm sự với tôi rằng ông đã dồn sức và hứng khởi, tâm huyết với hai cuốn tiểu thuyết về đề tài này, ông dụng công với văn chương của chúng cùng là kỹ thuật viết trong đó – có lẽ đây là những thiên tiểu thuyết cuối của đời văn ông.
Bài viết này nêu mấy ý kiến bước đầu về cuốn Bóng đêm.
2 - Điều có thể nhận ra ngay: Bóng đêm thuộc loại tiểu thuyết luận đề.
Ngay cách đặt tên tiểu thuyết cùng là chọn lời Chế Lan Viên làm đề từ (“Chúng ta ở trên đời không phải để ra lộc ra hoa mà còn để mang thương tích”) cũng đã bộc lộ dụng ý chủ đề của tiểu thuyết. Rằng: trong xã hội tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng và bảo vệ, vẫn còn đây đó không ít những mảng tối, những bóng đêm hắc ám – hình ảnh tượng trưng chỉ nơi ẩn nấp cuối cùng, sào huyệt của “bọn tội phạm rác rưởi”, “bọn dã nhân”, “thú đội lốt người” như tác giả đã mệnh danh. Chúng là những thế lực cặn bã, nguy hiểm đe dọa cuộc sống bình yên đời thường tươi sáng của dân chúng, gây bao thiệt hại tổn thất cho xã hội và con người, về tính mạng, của cải, về những giá trị đạo đức, nhân phẩm. Diệt trừ loại tội phạm nảy sinh từ bọn phi nhân này là sứ mệnh cao cả, trọng đại đặt lên vai các chiến sĩ ngành công an, đòi hỏi ở họ sự dũng cảm, sáng suốt, sẵn sàng hi sinh quên mình vì nghĩa lớn. Cuộc đấu trí, đấu lực, đọ tài giữa chiến sĩ ta và các thế lực đen tối, phi nhân, không phải lúc nào thuận lợi cũng thuộc về phía ta và thắng lợi giành được là chóng vánh, dễ dàng. Không, bởi sự liều lĩnh cùng đường, táo tợn bất cẩn, hằn thù gian trá, chống trả quyết liệt của bọn tội phạm nghiệt súc, nhiều khi cái giá phải trả là vô giá. Thương tích, hi sinh là không thể tránh được, nhưng trận chiến đấu với các thế lực hắc ám không vì thế mà dừng lại, nó vẫn luôn tiếp diễn, không ngưng nghỉ. Bóng đêm, cái Ác không thể để lọt lưới sự trừng trị của pháp luật, của cái Thiện, để xã hội được yên bình, con người được sống yên vui.
3 - Tiểu thuyết Bóng đêm đã huy động tổng hợp vốn sống phong phú, suy nghiệm tâm huyết được tích lũy trong nhiều năm của Ma Văn Kháng về đề tài an ninh xã hội, về cuộc chiến cam go của cái Thiện chống lại cái Ác; của Ánh sáng xua tan Bóng đêm.
Tiểu thuyết cũng là tiếng chuông báo động khẩn cấp, lời cảnh tỉnh thiết tha của nhà văn về việc phải kiên trì đấu tranh bảo vệ những giá trị cao quý của xã hội và con người, của văn hóa và văn minh, của cái Tốt và cái Đẹp.
Có thể nhận thấy trong nửa thế kỷ cầm bút, đề tài về cuộc đấu tranh chống các thế lực phản động, các loại tội phạm, để bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân là một mảng hiện thực được Ma Văn Kháng nghiền ngẫm, quan tâm tái hiện từ những ngày đầu khởi nghiệp, ghi dấu những thành tựu trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả.
Từ cuối những năm 70 đầu 80 thế kỷ trước, Đồng bạc trắng hoa xòe và Vùng biên ải, hai tiểu thuyết đầu tay của ông đã sớm đề cập đến công cuộc tiễu phỉ trừ gian nhọc nhằn mà vinh quang của các lực lượng quân đội vũ trang, lực lượng công an thuộc chính quyền cách mạng non trẻ nơi biên giới phía Bắc.
Rồi tiếp đến là gần 50 truyện ngắn được viết từ sau 1975 đến nay mà nổi bật là tập truyện Vệ sĩ của quan châu (1988), truyện ngắn San cha chải (1997) khắc họa sinh động hình tượng người chiến sĩ trên mặt trận an ninh với những phẩm chất cao đẹp, anh hùng, bảo vệ và giữ gìn cuộc sống bình yên của đồng bào các dân tộc trên đất nước ta.
Tiếp tục mạch viết, trên với bút lực vẫn dồi dào, mạnh mẽ và bút pháp ngày càng điêu luyện, lần này trong dung lượng của tiểu thuyết gần 300 trang in, bằng sự chín mùi, từng trải của vốn sống và kinh lịch của cả đời văn gắn bó với đề tài gan ruột, Ma Văn Kháng đã tập trung tinh lực rọi một cái nhìn sâu sắc, lão thực, hiền mình vào những vấn đề căn cốt thuộc thế sự và đời tư con người nảy ra từ mảng hiện thực nóng bỏng còn ít được văn học đương đại ở ta quan tâm thể hiện.
4 - Kết cấu tiểu thuyết tập trung vào hai tuyến nhân vật chính: một bên là các cán bộ, chiến sĩ công an mưu lược, dũng cảm, khoan dung, nhân ái, xả thân vì nhiệm vụ được giao (ông Tầm, các trinh sát viên: Trừng, Nhâm); và một bên là bọn tội phạm giết người, cướp của, hiếp dâm, buôn lậu ma túy, lưu manh côn đồ (Thuyên, Kình, Phỉ…). Bằng những câu chuyện kể sinh động xung quanh các vụ án lớn nhỏ được điều tra, phanh phui và phá án bởi các chiến sĩ công an tài ba, khôn khéo, Ma Văn Kháng đã cho thấy mức độ khốc liệt ghê gớm của cuộc đấu tranh một mất một còn, đầy hiểm nguy, thử thách cao độ ý chí và nghị lực siêu phàm nơi những con người chân chính, anh hùng. Các chiến sĩ ta, xuất thân là con em nhân dân lao động, sinh ra trong những gia đình tử tế, lương thiện, được dạy dỗ chu đáo, có lý tưởng và hoài bão cao đẹp, trung thực, đã tự nguyện dấn thân vào nghề, trưởng thành như thép được tôi trong lửa đỏ, góp phần vào sự nghiệp phò chính trừ tà. Họ phải gắng gỏi vượt qua bao nỗi đau mất mát, thua thiệt, không suôn sẻ của đời tư, để dốc lòng tận tụy hoàn thành trọng trách được giao. Họ cũng đâu phải là những con người không tì vết, cũng gặp không ít những sa sẩy, những giây phút yếu đuối, ngã lòng, không làm chủ được bản thân mà sao lãng, ảnh hưởng đến kết quả của công việc. Họ chưa phải là những chân dung hoàn hảo mà là những con người của đời thường có ưu, có khuyết, có tật. Nhưng cái đáng quý là họ biết nhìn lại mình, từng bước rút kinh nghiệm để hoàn thiện mình, gắn bó chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng đồng đội chí cốt thành một tập thể đoàn kết gắn bó nương tựa vào nhau mà sống và chiến đấu chống cái Ác.
Cái mới của Ma Văn Kháng ở tiểu thuyết này trong xây dựng nhân vật là ông đã tái hiện sự đa dạng của đời sống con người: tư tưởng, ý chí; bản năng và đời sống sinh lý, tình dục; thế giới tâm lý, tình cảm; những miền sâu kín thuộc tâm linh, ẩn ức, tiềm thức của con người. Tiểu thuyết Bóng đêm có thể nói là một cuộc khảo sát các loại hình tính cách của con người khởi nguồn từ nguồn gốc gia đình, nhà trường, tới môi trường xã hội – những sinh thể tư duy mà phần hồn và phần xác không ai giống ai. Nhà văn Ma Văn Kháng nhấn mạnh cái phần hồn là ý chí, lý tưởng, sức mạnh tinh thần, năng lượng tâm thần nhạy bén, tiềm ẩn trong tâm thức, tâm linh nơi những con người đích thực, trong sáng. Khi hoàn nguyên trở về bản thể của mình, họ có khả năng nhập cảm, giao hòa với môi trường xung quanh, với đồng loại, qua đó phát huy, nhân lên được sức mạnh từ những hỗ trợ, thuận chiều. Tác giả say mê khám phá, giả định về những bí ẩn không dễ dàng nhận ra trong nguồn nội lực vô biên, vô lượng như là thiên khải từ những con người có nhân cách cao đẹp, cảm hóa mọi người và được mọi người mến mộ.
Như Nhâm, chiến sĩ trinh sát công an trẻ tuổi, người thực thi hàng loạt vụ việc điều tra thủ phạm trong các vụ án giết người, hiếp dâm tàn bạo, buôn lậu ma túy xuyên quốc gia táo tợn, là nhân vật trung tâm được miêu tả dụng công, sinh động. Điểm thu hút trong tính cách anh là ở chiều sâu thế giới nội tâm nhân vật: những diễn biến trong suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng đã cho thấy anh là một nhân cách trung thực, đa cảm, hướng thiện đến quyết liệt.
Các nhân vật khác: ông Tầm, chiến sĩ Trừng cũng thế. Ở đây Ma Văn Kháng đã phát huy thế mạnh đặc thù của văn học trên cái chất liệu ngôn từ phi vật thể của nó – điều mà các ngành nghệ thuật khác không có được hoặc bị hạn chế. Ông có biệt tài trong dụng ngữ với các thủ pháp ở trình độ bậc thầy, miêu tả một cách ấn tượng và ám ảnh về các chiến sĩ công an tài ba không chỉ ở hành động và vẻ bên ngoài, hình hài của họ, mà còn đào sâu vào đời sống tình cảm phong phú, những suy nghĩ trăn trở có trách nhiệm về nhân tình thế thái, về các loại người mà họ đã tiếp xúc, gặp gỡ. Qua đó, vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong của người chiến sĩ công an chân chính hòa hợp với cái đẹp bên ngoài trong hành động, lời nói, thái độ của họ - họ trở thành những nhân vật vừa thực vừa lý tưởng, lãng mạn, đáng mến yêu, nể phục.
Về phía bọn tội phạm, bằng bút pháp tả thực tỉnh táo đến nghiệt ngã, tiết chế, Ma Văn Kháng đã có những trang đặc tả chi tiết quá trình và con đường sa ngã tất yếu dẫn đến những tội ác trời không dung, đất không tha của chúng: sự thiếu giáo dục, vô học; thói buông thả chạy theo dục vọng vô luân, ham hố không kiềm chế được; sự tàn bạo vô cảm mất hết tính người (ông gọi chúng với giọng nguyền rủa là “bọn dã nhân”, “những con thú đội lốt người”) cùng bản chất “lộn giống” hoang dại, ngoan cố, lì lợm khó bề cải tạo được của chúng.
Qua những trang miêu tả cận cảnh, những hành động thú tính của chúng(giết người, mổ bụng moi gan, ăn thịt người, phi tang thi thể nạn nhân…), Ma Văn Kháng đã không rơi vào chủ nghĩa tự nhiên nệ thực. Từ sự miêu tả phác thực thói hiếu sát của bọn người thú, Ma Văn Kháng không để người đọc phải ghê rợn, ông chỉ muốn cảnh tỉnh người đời một sự thật nhãn tiền: không thể ảo tưởng một chút nào về cái gọi là “hồi tâm”, “phục thiện” của bọn người thú man rợ đến mông muội này! Vấn đề tiên quyết chỉ còn là phải sớm nhận diện, tiêu diệt loại bỏ chúng ra khỏi đời sống xã hội bằng sự trừng phạt đích đáng, nghiêm khắc: án tử hình, án chung thân. Phải triệt tiêu sự tồn tại gây tác hại của chúng để bảo đảm sự an toàn của số đông là người lương thiện. Chỉ có một trường hợp hãn hữu duy nhất thể hiện cái nhìn thể tất, bao dung của tác giả cũng là của xã hội: cần mở đường cho bọn tội phạm khi chúng biết sám hối, tự trừng phạt để sửa chữa hậu quả. Biểu, tên sát nhân có hạng, sau bao năm bỏ trốn ra nước ngoài bởi ghen tuông mà cuồng sát người yêu, nay bị lương tâm dày vò, cắn rứt đã tự xin về nước để nộp mình đầu thú – (chương XVII).
Sự sâu sắc và sức thuyết phục của Bóng đêm còn là ở chỗ: nhà văn không chỉ cho thấy sự quyết liệt của những mâu thuẫn xã hội đối kháng – mâu thuẫn giữa hai lực lượng: Thiện (số đông) và Ác (số ít ); giữa người trừng trị, tiêu diệt sự xấu xa bỉ tiện và kẻ gieo mầm cái chết độc hại; mà ông đã không ngần ngại, né tránh những biểu hiện tiêu cực, mâu thuẫn nội bộ ngay trong hàng ngũ ta. Cá biệt trong hàng ngũ công an, tức phía ta, vẫn nẩy nòi bọn người xấu, tà tâm, trí mọn. Chúng chưa bị vạch mặt, lộ tẩy ngay,mà vẫn còn chỗ để ẩn náu, vẫn lừa mị được người khác bằng thói giả nhân, giả nghĩa.
Nguy hiểm hơn, bọn người này đang trượt sâu xuống vũng bùn tha hóa, biến chất, biến bạn thành thù, thù thành bạn: đố kỵ, hãm hại đồng nghiệp, thậm chí câu kết với tội phạm hoặc “thông lưng” với chúng, chạy án cho chúng. Ma Văn Kháng có cái nhìn phê phán trước những hiện tượng tiêu cực “con sâu làm rầu nồi canh” này. Khoái trong Bóng đêm là một nhân vật xấu xa như thế - Y là một chân dung biếm họa, phản diện, dù vẫn có thế lực ít nhiều. Đọc tiểu thuyết mà lo: không biết loại người này còn gây thêm những tai hại, ảnh hưởng xấu đến kết quả công việc như thế nào? Phải chăng ở đây Ma Văn Kháng muốn cảnh báo: ở đâu cũng vậy, vẫn chưa hết loại người kiểu Lý Thông, bất tài vô dụng nhưng luôn tìm cách hưởng lợi bất minh, điềm nhiên cướp công người khác để vinh thân phì gia. Cần sớm nhận ra “bản lai diện mục” của chúng, loại bỏ chúng ra khỏi đội ngũ để tập thể được trong sạch gắn kết trong một khối đồng tâm nhất trí, hành động có hiệu quả trọn vẹn hơn.
Tuy không phải là những nhân vật chính, nhưng qua mấy nhân vật người dân thường hiện ra thấp thoáng, Ma Văn Kháng có dụng ý lý giải: thực tiễn hoạt động của ngành công an thành công nhiều hay ít một phần quan trọng là biết dựa vào dân, đi đúng đường lối quần chúng, dân vận. Nhân dân là tai mắt của công an từ gốc rễ, cơ sở. Họ cung cấp tin tức về tình hình an ninh ở cơ sở, về nhân thân kẻ tình nghi hoặc thủ phạm, về chỗ ở đang lẩn trốn của chúng… Công an dựa vào dân, bảo vệ dân; nhân dân đáp lại cũng đứng về phía công an khi họ bị bọn lưu manh côn đồ ỷ thế đông người bất thần tấn công, tính mạng bị đe dọa. Chính quan hệ gắn bó và tình cảm tốt đẹp mà nhân dân dành cho các chiến sĩ công an đã là một nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh và sự sáng suốt, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ, vững lòng khi có điểm tựa tinh thần tin cậy.
Là một tiểu thuyết hình sự, nhưng Bóng đêm đã dành những trang, những chương miêu tả một trong những tình cảm cao đẹp trong sáng nơi con người: tình yêu nam nữ. Hai chiến sĩ trinh sát công an Trừng và Nhâm, đang thời trẻ trai trong khi say sưa với nhiệm vụ công tác, đã tiếp nhận tình yêu giản dị mà tự nhiên của Cúc và Quyến – những người phụ nữ đẹp người, tốt nết. Họ đến với nhau, có cặp mới chớm yêu nhưng rồi không trọn vẹn (Cúc và Trừng, bởi sự hy sinh đột ngột để lại nhiều thương tiếc của Trừng), có cặp gắn bó trong nương tựa, đồng cảm, chia sẻ thân phận, nhưng đôi lúc vẫn không thôi dằn vặt vô cớ (Quyến và Nhâm). Trong sự miêu tả tình yêu trai tài gái sắc nảy nở, đơm hoa kết trái, Ma Văn Kháng nhìn thấy ở đó là nơi neo đậu của tình cảm thiêng liêng trong sự hòa nhập, dâng hiến trọn vẹn về tình cảm, tư tưởng và thể xác. Ở đó cũng là sự thăng hoa hướng thượng, linh ứng kỳ diệu của tâm tưởng, tiềm thức và niềm vui nhục thể gắn bó không thể chia lìa.
Tuy nhiên, qua sự di chuyển điểm nhìn trần thuật, ở một phương diện khác, Ma Văn Kháng cùng người kể chuyện trong tác phẩm đã bộc lộ giọng điệu chê trách những người đàn bà khi họ rơi vào trường hợp “tình yêu mù lòa”, nếu có thể gọi được như thế. Những nhân vật nữ này là những người vợ, người tình của bọn tội phạm, vì nặng nợ trong quan hệ gia đình, vì mù quáng hoặc mê lú như ăn phải bả mà trở thành kẻ đồng lõa, che giấu bọn tội phạm (vợ Thuyên, người đàn bà Đà Lạt trồng hoa tên Duyên…).
Qua ngòi bút của tác giả, họ thật đáng trách, thực ra là cũng có lỗi, do tiếp tay và không tố cáo tội phạm, nhưng cũng thật đáng thương và tội nghiệp biết bao! Với Ma Văn Kháng có lẽ ở họ tình cảm và sự yếu đuối của trái tim đã lấn át sự tỉnh táo của lý trí, lẽ phải của đạo lý!
5 - Nhìn tổng thể, tiểu thuyết Bóng đêm cho thấy cái nhìn đa chiều, đa diện nghiêm nhặt mà hiền minh, gợi mở và đối thoại, tranh luận của Ma Văn Kháng về mảng hiện thực an ninh xã hội. Ông hé mở cho người đọc nhận ra tất cả sự phức tạp, rối rắm, oái oăm cùng những ngẫu nhiên và bí ẩn khôn cùng của nó. Tiểu thuyết kích thích những điều cần đào sâu, nghĩ tiếp nơi người đọc, khiến họ không thể thờ ơ, đứng ngoài mà cần phải hành động tích cực, dấn thân vào công cuộc giữ gìn trật tự an ninh xã hội, để tồn tại như một nhân cách, một giá trị trong cộng đồng.
Trong tác phẩm, Ma Văn Kháng đã thực hiện một bước tổng hợp mới của nghệ thuật tự sự.
Trên cái nền chuyện về điều tra các vụ án hình sự, các sự kiện, tình tiết được kể chỉ là đường viền để các nhân vật bộc lộ tính cách. Tính cách con người chỉ phát lộ qua những gì nó nghĩ và cảm, qua hành động và lời nói trong sự va chạm với thế giới bên ngoài và những người khác mà nó tiếp xúc.
Ngoại hình của con người, hành động cụ thể của nó ra sao… nhà văn không thể không miêu tả, nhưng ở đây điều đáng chú ý là Ma Văn Kháng thiên về khai thác cái thuộc bản năng, đời sống tâm sinh lý, tình dục của họ cùng những suy nghĩ, đối thoại, độc thoại – tức phần hồn con người với tất cả sự đa đoan phồn tạp khó lường hết mọi điều của nó.
Kẻ tội phạm gây án để lại hậu quả tai hại cho người khác. Nhà văn đã đi sâu phân tích các nguồn mạch ngầm, động cơ tiềm ẩn, những gì đã xui khiến tên tội phạm gây án, cùng là những phân tích, phán đoán, giả định của người chiến sĩ công an trong quá trình điều tra tìm bắt thủ phạm. Cuộc truy bắt tội phạm không hoàn toàn là những pha rượt đuổi ngoạn mục, thi thố sức mạnh của cơ bắp mà chủ yếu là một cuộc đấu trí, so tài của một bên là cái Thiện, cái Đạo nghĩa chủ động tấn công cái Ác, cái Bất nghĩa, cái Phi luân.
Vẻ Đẹp của người chiến thắng – các chiến sĩ công an - được hiện ra thuần khiết, rực rỡ một phẩm chất tinh thần cao cả, một sức mạnh tổng hợp được huy động tài tình và hiệu quả, cũng là sự bất diệt của Sự thật, Lẽ phải và Công bằng. Trong khi đó, bọn tội phạm, những kẻ xấu, luôn luôn ở thế cô lập bị động, bị săn đuổi cùng đường, đơn thương độc mã, khủng hoảng tâm lý, sớm muộn sa vào lưới thiên la địa võng của pháp luật.
Tác phẩm là khúc ca khải hoàn của những người chiến thắng trong cuộc chiến đấu sống còn với bọn tội phạm hình sự độc ác, man dại.
Lòng nhân ái, tình thương yêu con người và tinh thần trách nhiệm cao cả, luôn tâm niệm thực thi bắt người đúng tội, không để nhầm lẫn, oan sai, không quản ngại sinh cả tính mạng của mình… rực sáng từ nơi hình tượng các chiến sĩ công an Tâm, Trừng, Nhâm, gây ấn tượng sâu sắc trong người đọc hôm nay.
Truyện được kể từ ngôi thứ ba, chủ yếu với điểm nhìn bên ngoài khách quan. Nhưng nhà văn luôn thay đổi điểm nhìn, kết hợp với điểm nhìn nội cảm bên trong từ phía các nhân vật để người đọc soi chiếu thấy được những góc nhìn cá nhân đa diện, những suy nghĩ không giống nhau của mỗi người – qua đó hiển hiện tính cách riêng của họ không lẫn với ai khác, cũng như không lặp lại mình.
Tiểu thuyết là một tập hợp nhiều mẩu chuyện nối tiếp nhau, đan xen và lồng vào nhau. Thật là muôn hình ngàn trạng khi giăng lưới lùng bắt tội phạm; Biết bao cái ly kỳ, hồi hộp, những oái oăm, ngộ nhận, kể cả những non nớt, sa sẩy, tẽn tò. Đó thực là những bài học kinh nghiệm quý và cần thiết phải truyền lại, bảo ban nhau, vì nó được rút ra từ xương máu. Truy bắt tội phạm không cho phép sơ hở, khinh suất, thiếu tự chủ dù chỉ trong phút giây.
Cả chương XVII của tiểu thuyết dành trọn ghi lại bảy câu chuyện hình sự do ông Tầm hồi tưởng như là những thiên tự truyện của nhan vật. Có lẽ dụng ý của nhà văn là muốn qua các câu chuyện đó vừa thoả mãn trí tò mò hiếu kỳ của người đọc háo chuyện, vừa muốn cho thấy một lần nữa những đặc thù nghề nghiệp của ngành nghề công an, một nghề luôn đối diện với hiểm nguy, một trường thử thách, rèn giũa tôn vinh những giá trị, phẩm chất cao quý, anh hùng của Con Người viết hoa?
Điểm cuối cùng cần nói về thành công của Ma Văn Kháng là ông đã biết lựa chọn các tình tiết, chi tiết thuộc về thời gian, không gian, đặc điểm sự vật, con người, màu sắc, âm thanh, mùi vị, ấn tượng, giấc mơ… theo nhãn quan nghiệp vụ của công an hình sự. Các tình tiết đó là đầu mối lần tìm chứng cớ của vụ án, là dấu ấn vô tình để lại của tội phạm không lọt qua được đôi mắt từng trải, nhạy cảm của người công an điều tra chuyên nghiệp. Trong khi kết nối các chi tiết ấy, khéo léo gút vào rồi gỡ ra, tác giả cố níu giữ bí mật cho đến phút chót để lôi cuốn sự chú ý theo dõi của người đọc, rồi bật mở đúng lúc khoái cảm đột ngột bùng nổ ở họ.
Như trên đã nói, tiểu thuyết thu hút, đan cài một tạp hợp nhiều mẩu chuyện về các vụ ánlớn nhỏ để soi tỏ những khía cạnh phức tạp của vụ việc xảy ra cùng là sự bất ngờ hé lộ con người thực không che dấu được trong tính cách cố hữu gốc thuộc con người hai phía đối lập: kẻ phạm tội và người đi bắt tội phạm.
Tuy nhiên đó chỉ là những yếu tố phụ trợ cho trung tâm cốt lõi truyện.
Tiểu thuyết xét về mặt sườn truyện chỉ lần lượt tập trung xoay quanh việc khám phá hai vụ án có tầm điển hình; vụ giết người rồi hủy hoại thi thể nạn nhân của tên Thuyên; vụ theo dõi vào tận sào huyệt rồi truy đuổi để bắt sống tên trùm sỏ buôn lậu ma túy Phỉ. Đó là hai vụ việc điển phạm về loại tội hình nguy hiểm nhất hiện nay dẫn tới những cái chết của con người: chết thực về thể xác và chết trắng về nhân cách.
Xét về mặt ngôn ngữ tác phẩm, Bóng đêm bộc lộ tài năng bậc thầy của Ma Văn Kháng trong dụng ngữ miêu tả sống động thiên nhiên và môi trường bao quanh con người, những rung động tế vi trong đời sống tình cảm sâu kín; cái mơ hồ bảng lảng, bất định của tâm linh, trực giác; niềm hân hoan của những giây phút thăng hoa, thiên khải khi Thiên - Địa - Nhân giao cảm hòa thành một khối gắn kết… Cũng không thể không thán phục khi nhà văn vừa kể vừa miêu tả ngôn ngữ của các loại người trong đối thoại, độc thoại. Kiểu cách suy nghĩ, lời nói và giọng điệu của các chiến sĩ công an; của các tầng lớp cư dân thợ thuyền lao động chân tay; của bọn tội phạm, lưu manh côn đồ thuộc hạng dưới đáy của xã hội; những tiếng lóng, biệt ngữ nghề nghiệp, tiếng địa phương… được nhà văn sử dụng với sự nhuần nhuyễn, đúng lúc, đúng chỗ, như chạm được vào cái thần cách giọng điệu của các hạng người, của từng nhân vật với tư cách là những sinh thể tư duy độc dáo.
Bóng đêm ghi nhận nỗ lực dẻo dai, bền bỉ, một thành tựu vượt trội, xứng đáng là tập đại thành của cây bút văn xuôi lão thực Ma Văn Kháng sau nhiều năm gắn bó tâm huyết với đề tài an ninh xã hội./.
Hà Nội, tháng 6 năm 2011
-------------------------------------------
(*) Nxb Công an nhân dân, H, 2011, 288 tr.
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn