VanVN.Net - Chúng tôi không cùng quan điểm với TS Nguyễn Quang A về nhiều vấn đề. Nhưng tinh thần khoa học và lòng yêu nước, sự sốt sắng lo cho Biển Đông và minh bạch của hành vi nói trong bài viết này là rất đáng trân trọng và suy ngẫm. Nhân đây cũng xin nói rõ quan điểm của chúng tôi: Ngày 5 tháng 8 năm 1964, Mỹ mang tầu Đô Đốc gây hấn ở Vịnh Bắc Bộ (bắc phần của Biển Đông) cả thế giới đã biết chắc Vịnh Bắc Bộ là thuộc Việt Nam, Nhật báo nhân dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng gọi như thế. Vậy mà sau hơn nửa thế kỷ, một nhóm quan chức Trung Quốc lại gọi nó là Biển Nam Trung Hoa và phác ra bản đồ 9 khúc hình chữ U chiếm tới 80 % Biển Đông, là một việc làm sai trái đến quái lạ…
Trong vài tuần qua trên mạng Internet có một vài người đã gọi áo No-U là “áo biểu tình” và việc gọi sai như thế có thể gây ngộ nhận.
Đường chữ U đứt khúc (đường lưỡi bò) là đường được vẽ trên bản đồ mà nhà cầm quyền Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền nhằm biến 80% biển Đông thành ao nhà của họ, nhằm biến các vùng biển không có tranh chấp của các nước liên quan thành các vùng “có tranh chấp” và rêu rao chính sách lừa bịp “chủ quyền của ta [Trung Quốc], gác tranh chấp, cùng khai thác” với các nước liên quan.
Đòi hỏi của nhà cầm quyền Trung Quốc gắn với đường chữ U là đòi hỏi không có cơ sở pháp lý và lịch sử, là nguyên nhân sâu xa của sự bất ổn trên biển Đông, trong khu vực và trên thế giới, là nguyên nhân trực tiếp gây khó khăn cho việc làm ăn, kinh doanh của bà con ngư dân và các doanh nghiệp Việt Nam (như Petrovietnam) và bà con ngư dân của các nước khác.
Chính phủ Việt Nam có thái độ rất rõ ràng, phản đối đòi hỏi phi lý của nhà cầm quyền Trung Quốc về đường chữ U.
Sài Gòn Tiếp Thị vận động phong trào giúp bà con ngư dân bám biển.
Ủng hộ chính sách của Chính Phủ Việt Nam về Biển Đông, ủng hộ đợt vận động của Sài Gòn Tiếp Thị, tôi đưa ra sáng kiến sản xuất 10 triệu áo No-U và 10 triệu biểu tượng No-U (có thể dán trên mũ bảo hiểm, cặp sách, kính ô tô,…) để lấy lời giúp bà con ngư dân bám biển và giữ biển. Tôi mong muốn đây là một phong trào quốc tế, chứ không chỉ ở Việt Nam (và trong thực tế, lô đầu tiên xuất hiện tại Manila, thủ đô Phillipine từ ngày 10-7, chứ không phải ở Việt Nam; một lô khác cũng được chuyển sang Đông Âu).
Các nhà thiết kế đã vào cuộc, các doanh nghiệp sản xuất và phân phối đã vào cuộc. Đây là công việc kinh doanh vì 2 mục đích: phản đối đường lưỡi bò phi lý của nhà cầm quyền Trung Quốc; lấy lời ủng hộ bà con ngư dân làm ăn, kinh doanh trên biển một cách hiệu quả góp phần giữ vững biển đảo của tổ quốc.
Sài gòn Tiếp Thị, với tư cách là người đưa ra phong trào giúp ngư dân bám biển, nhưng là một tờ báo không có chức năng kinh doanh như một doanh nghiệp, tất nhiên không tổ chức sản xuất và phân phối các loại áo và các biểu tượng No-U. Trong bài viết trên tờ Khoa Học Đời Sống ngày 18-7-2011 tôi đã không để ý đến điểm này nên đã viết “Sài Gòn Tiếp Thị đã tổ chức sản xuất quy mô lô đầu tiên”. Việc này có thể gây hiểu lầm và “rắc rối” cho Sài Gòn Tiếp Thị. Tôi thành thật xin lỗi Sài Gòn Tiếp Thị nếu điều đó xảy ra.
Việc sản xuất, phân phối các sản phẩm No-U được các doanh nghiệp tiến hành theo các quy định của Luật doanh nghiệp, Luật thương mại và các luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Chính vì thế chúng tôi đã đề nghị các họa sỹ, các nhà thiết kế làm ra các mẫu đa dạng, đẹp, hợp thời trang, hợp với từng loại đối tượng, thậm chí với từng nước để có thể sử dụng trong càng nhiều dịp càng tốt. Sáng kiến tổ chức thi biểu tượng của Đại học Hoa Sen là rất đáng quý theo hướng này và mong được sự tham gia của nhiều người. Chúng tôi cũng đề nghị các nhà sản xuất và phân phối làm theo đúng pháp luật hiện hành (từ đăng ký nhãn-mác, ký kết hợp đồng đến thuế má).
Tất nhiên những người đi biểu tình có thể mặc áo No-U, nhưng phải nói rõ nó không là “áo biểu tình”. Nó còn có thể được mặc khi làm việc, khi vui chơi giải trí. Các loại áo khác nhau, với mẫu mã đa dạng phù hợp với các lứa tuổi khác nhau chính là để phục vụ nhu cầu đó. Người dân có thể mặc áo No-U đi tập thể dục buổi sáng hay buổi chiều, đi làm, thậm chí đi chùa hay nhà thờ. Thanh niên có thể mặc áo No-U khi đi làm, khi giải trí, khi đi dã ngoại.
Chúng tôi cũng đề nghị các cơ sở vui chơi giải trí, các quán cà phê, các hiệu sách, các quán ăn hay các nơi cung cấp dịch vụ khác hãy giảm giá cho những người vận áo No-U trong những dịp nhất định như cho các khách hàng quen thuộc (thí dụ 5, 10% hay thậm chí 50% như Cà Phê Sáng Tạo đã dành cho khách của họ).
Phong trào này:
- Không chống Trung Quốc (mà mong được sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc yêu hòa hình và công lý), thậm chí không chống nhà cầm quyền Trung Quốc nói chung (mà chỉ phản đối một đòi hỏi cụ thể của họ gắn với đường chữ U);
- Không chống bất cứ chính phủ của bất cứ nước nào;
- Không kích động hận thù mà chỉ đòi hòa bình và công lý cho biển Đông, cho khu vực và thế giới.
Với mục đích và ý nghĩa như thế chúng ta có thể thấy:
- Nhà cầm quyền Trung Quốc (và những kẻ ủng hộ họ) chắc chắn chống No-U;
- Người dân và các cơ quan chính phủ các nước khác có thể có ba loại thái độ loại trừ nhau: ủng hộ No-U; không ủng hộ nhưng không phản đối No-U; phản đối No-U (và tìm cách gây khó khăn cho các nhà sản xuất, phân phối, và những người mặc áo No-U). Rõ ràng loại người sau cùng ủng hộ đòi hỏi chủ quyền phi lý của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với đường chữ U và đi ngược lợi ích của Việt Nam và các nước liên quan cũng như sự ổn định, hòa bình trên biển Đông.
Áo No-U không phải là “áo biểu tình”, nó mang ý nghĩa nhiều hơn thế nữa và mong được sự tham gia tích cực của các họa sỹ, các nhà thiết kế, các nhà sản xuất, phân phối và toàn xã hội.
VanVN.Net - Chúng tôi không cùng quan điểm với TS Nguyễn Quang A về nhiều vấn đề. Nhưng tinh thần khoa học và lòng yêu nước, sự sốt sắng lo cho Biển Đông và minh bạch của hành vi nói trong bài viết này là rất đáng trân trọng và suy ngẫm. Nhân đây cũng xin nói rõ quan điểm của chúng tôi: Ngày 5 tháng 8 năm 1964, Mỹ mang tầu Đô Đốc gây hấn ở Vịnh Bắc Bộ (bắc phần của Biển Đông) cả thế giới đã biết chắc Vịnh Bắc Bộ là thuộc Việt Nam, Nhật báo nhân dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng gọi như thế. Vậy mà sau hơn nửa thế kỷ, một nhóm quan chức Trung Quốc lại gọi nó là Biển Nam Trung Hoa và phác ra bản đồ 9 khúc hình chữ U chiếm tới 80 % Biển Đông, là một việc làm sai trái đến quái lạ…
Trong vài tuần qua trên mạng Internet có một vài người đã gọi áo No-U là “áo biểu tình” và việc gọi sai như thế có thể gây ngộ nhận.
Đường chữ U đứt khúc (đường lưỡi bò) là đường được vẽ trên bản đồ mà nhà cầm quyền Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền nhằm biến 80% biển Đông thành ao nhà của họ, nhằm biến các vùng biển không có tranh chấp của các nước liên quan thành các vùng “có tranh chấp” và rêu rao chính sách lừa bịp “chủ quyền của ta [Trung Quốc], gác tranh chấp, cùng khai thác” với các nước liên quan.
Đòi hỏi của nhà cầm quyền Trung Quốc gắn với đường chữ U là đòi hỏi không có cơ sở pháp lý và lịch sử, là nguyên nhân sâu xa của sự bất ổn trên biển Đông, trong khu vực và trên thế giới, là nguyên nhân trực tiếp gây khó khăn cho việc làm ăn, kinh doanh của bà con ngư dân và các doanh nghiệp Việt Nam (như Petrovietnam) và bà con ngư dân của các nước khác.
Chính phủ Việt Nam có thái độ rất rõ ràng, phản đối đòi hỏi phi lý của nhà cầm quyền Trung Quốc về đường chữ U.
Sài Gòn Tiếp Thị vận động phong trào giúp bà con ngư dân bám biển.
Ủng hộ chính sách của Chính Phủ Việt Nam về Biển Đông, ủng hộ đợt vận động của Sài Gòn Tiếp Thị, tôi đưa ra sáng kiến sản xuất 10 triệu áo No-U và 10 triệu biểu tượng No-U (có thể dán trên mũ bảo hiểm, cặp sách, kính ô tô,…) để lấy lời giúp bà con ngư dân bám biển và giữ biển. Tôi mong muốn đây là một phong trào quốc tế, chứ không chỉ ở Việt Nam (và trong thực tế, lô đầu tiên xuất hiện tại Manila, thủ đô Phillipine từ ngày 10-7, chứ không phải ở Việt Nam; một lô khác cũng được chuyển sang Đông Âu).
Các nhà thiết kế đã vào cuộc, các doanh nghiệp sản xuất và phân phối đã vào cuộc. Đây là công việc kinh doanh vì 2 mục đích: phản đối đường lưỡi bò phi lý của nhà cầm quyền Trung Quốc; lấy lời ủng hộ bà con ngư dân làm ăn, kinh doanh trên biển một cách hiệu quả góp phần giữ vững biển đảo của tổ quốc.
Sài gòn Tiếp Thị, với tư cách là người đưa ra phong trào giúp ngư dân bám biển, nhưng là một tờ báo không có chức năng kinh doanh như một doanh nghiệp, tất nhiên không tổ chức sản xuất và phân phối các loại áo và các biểu tượng No-U. Trong bài viết trên tờ Khoa Học Đời Sống ngày 18-7-2011 tôi đã không để ý đến điểm này nên đã viết “Sài Gòn Tiếp Thị đã tổ chức sản xuất quy mô lô đầu tiên”. Việc này có thể gây hiểu lầm và “rắc rối” cho Sài Gòn Tiếp Thị. Tôi thành thật xin lỗi Sài Gòn Tiếp Thị nếu điều đó xảy ra.
Việc sản xuất, phân phối các sản phẩm No-U được các doanh nghiệp tiến hành theo các quy định của Luật doanh nghiệp, Luật thương mại và các luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Chính vì thế chúng tôi đã đề nghị các họa sỹ, các nhà thiết kế làm ra các mẫu đa dạng, đẹp, hợp thời trang, hợp với từng loại đối tượng, thậm chí với từng nước để có thể sử dụng trong càng nhiều dịp càng tốt. Sáng kiến tổ chức thi biểu tượng của Đại học Hoa Sen là rất đáng quý theo hướng này và mong được sự tham gia của nhiều người. Chúng tôi cũng đề nghị các nhà sản xuất và phân phối làm theo đúng pháp luật hiện hành (từ đăng ký nhãn-mác, ký kết hợp đồng đến thuế má).
Tất nhiên những người đi biểu tình có thể mặc áo No-U, nhưng phải nói rõ nó không là “áo biểu tình”. Nó còn có thể được mặc khi làm việc, khi vui chơi giải trí. Các loại áo khác nhau, với mẫu mã đa dạng phù hợp với các lứa tuổi khác nhau chính là để phục vụ nhu cầu đó. Người dân có thể mặc áo No-U đi tập thể dục buổi sáng hay buổi chiều, đi làm, thậm chí đi chùa hay nhà thờ. Thanh niên có thể mặc áo No-U khi đi làm, khi giải trí, khi đi dã ngoại.
Chúng tôi cũng đề nghị các cơ sở vui chơi giải trí, các quán cà phê, các hiệu sách, các quán ăn hay các nơi cung cấp dịch vụ khác hãy giảm giá cho những người vận áo No-U trong những dịp nhất định như cho các khách hàng quen thuộc (thí dụ 5, 10% hay thậm chí 50% như Cà Phê Sáng Tạo đã dành cho khách của họ).
Phong trào này:
- Không chống Trung Quốc (mà mong được sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc yêu hòa hình và công lý), thậm chí không chống nhà cầm quyền Trung Quốc nói chung (mà chỉ phản đối một đòi hỏi cụ thể của họ gắn với đường chữ U);
- Không chống bất cứ chính phủ của bất cứ nước nào;
- Không kích động hận thù mà chỉ đòi hòa bình và công lý cho biển Đông, cho khu vực và thế giới.
Với mục đích và ý nghĩa như thế chúng ta có thể thấy:
- Nhà cầm quyền Trung Quốc (và những kẻ ủng hộ họ) chắc chắn chống No-U;
- Người dân và các cơ quan chính phủ các nước khác có thể có ba loại thái độ loại trừ nhau: ủng hộ No-U; không ủng hộ nhưng không phản đối No-U; phản đối No-U (và tìm cách gây khó khăn cho các nhà sản xuất, phân phối, và những người mặc áo No-U). Rõ ràng loại người sau cùng ủng hộ đòi hỏi chủ quyền phi lý của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với đường chữ U và đi ngược lợi ích của Việt Nam và các nước liên quan cũng như sự ổn định, hòa bình trên biển Đông.
Áo No-U không phải là “áo biểu tình”, nó mang ý nghĩa nhiều hơn thế nữa và mong được sự tham gia tích cực của các họa sỹ, các nhà thiết kế, các nhà sản xuất, phân phối và toàn xã hội.
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn