Câu chuyện truyền khẩu này được dẫn dụ từ Osho, nhà huyền học uyên bác và hóm hỉnh của ấn Độ hiện đại. Truyện thế này:
“Xưa có một hoàng đế xây một lâu đài. Để đuợc an toàn, ông ta chỉ cho làm một cánh cửa ra vào duy nhất. Vị hoàng đế láng giềng đến xem rất thích và nói “Tôi cũng muốn xây một lâu đài như thế. Nó quả thực rất an toàn. Không kẻ thù nào có thể đột nhập”.
Khi ra về, hoàng đế khách nói với quần thần của mình: “Điều này làm cho ta rất thích. Ta cũng sẽ làm một lâu đài như thế”. Một lão già cạnh đó nghe thấy thế thì cười. Vị hoàng đế hỏi: “Vì sao ngươi cười?”. Lão già trả lời: “Nếu như ngài muốn xây một lâu đài thì đừng có làm cái điều ngu ngốc mà vị hoàng đế kia đã làm”. “Cái gì ngu ngốc?”. Vị hoàng đế khách hỏi. Lão già trả lời: “Đừng làm duy nhất một cửa. Hãy dẹp bỏ hết tất cả mọi cửa. Lúc đó ngài sẽ tuyệt đối an toàn khỏi mọi nguy hiểm”. Vị hoàng đế bảo: “Thế thì nó thành ra một nấm mồ”. Lão già trả lời “Lâu đài ấy có duy nhất một cửa đã là một nấm mồ rồi còn gì”.
Tính chất độc quyền một cửa hiện nay thể hiện ở nhiều nơi – ví như cửa làm chương trình Sách Giáo khoa suốt hai mươi năm qua, khiến người ta không khỏi liên tưởng đến câu chuyện kỳ dị nói trên.
*
Vào đầu những năm 70, khi còn là sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, cứ mỗi giờ Lý luận văn học, chúng tôi lại được nghe vang lên những bài thơ chiến sự. Giữa những trang kinh điển truyền tay nơi sơ tán, chúng tôi vẫn tiếp cận – một sự tiếp cận có sức mạnh và đầy chất thơ với mặt trận, với nhân dân, với đất nước:
Bom bi nổ chậm nổ trên đỉnh đồi
Lốm đốm nền trời những quầng lửa đỏ
Một lát sau cũng từ phía đó
Trăng lên!
(Vầng trăng quầng lửa - Phạm Tiến Duật)
Một vầng trăng trong sáng, rực rỡ, ngoạn mục, và đẹp vô cùng!
Rồi Vườn trong phố của Lưu Quang Vũ – bài thơ hay của tuổi trẻ và của mọi thời đại, mà mỗi tiếng, mỗi lời như được thốt ra thổn thức tự con tim...
Sau thời điểm đó, năm thứ hai, chúng tôi được học - đúng hơn là tiếp cận tinh thần vô uý của Quan Vân Trường, sự hoài nghi đầy trí tuệ và lý tưởng nhân văn của Hamlet, tình yêu đắm say chung thuỷ của Rômêô và Juyliet,… con đường mùa đông vô tận và tiếng lạc ngựa đều đều xa vắng của Pusơkin. Rồi Chiến tranh và Hoà bình – một cái gì đó, mơ mộng, vĩnh cửu và thiêng liêng về thiên nhiên Nga, đất nước Nga! Đọc văn học, thấy yêu nhân vật ấy, tính cách ấy, dân tộc ấy, nhân loại ấy và yêu cả nhà văn ấy. Và chúng tôi quý trọng vô cùng những lời giới thiệu này, về Lep Tônxtôi: “... Nước Nga có hai Sa hoàng: Nicôlai đệ nhị và Lep Nicôlaievich Tônxtôi. Nicôlai đệ nhị không làm gì được Tônxtôi. Còn Tônxtôi? Ông ta sẽ lay chuyển cả ngai vàng của Nicôlai đệ nhị!” (Trích Lời giới thiệu tiểu thuyết Chiến tranh và Hoà bình, Cao Xuân Hạo dịch)
Nhưng giờ đây, nhiều năm rồi văn học trong nhà trường phổ thông không mấy ai nhắc đến những sức mạnh bão táp và thiên tài như thế nữa. Có phải vì nhân loại đã già đi, nhà trường cũng già đi, và cùng với thời gian, ý thức về lý tưởng và chất lãng mạn đã phai mờ? Con người đã mất đi nhiều mơ mộng và phải đối mặt với những điều trần trụi hơn, đen tối hơn?...
Còn nhớ cách đây hơn ba mươi năm khi được học Truyện Kiều, thày giáo của chúng tôi đã nói: Các em hãy xem Nguyễn Du tả bốn mùa, tả gió mây trăng nước và cây cỏ như thế nào?… Các em có hiểu như thế nào là “thi trung hữu hoạ” trong bút pháp cổ điển của Nguyễn Du không?
Chúng tôi được thâu nhặt những câu hay trong suốt Truyện Kiều. Không có quyển thì chép tư liệu của nhau. Chỉ cần biết thôi, và thuộc. Còn hiểu – thì thày sẽ giảng. Và Truyện Kiều, nếu để hiểu, thì lâu. Bởi vì, với mười sáu tuổi, làm sao có nổi một vốn sống để mà hiểu được? Còn tâm hồn ư? Tâm hồn cứ nức nở vì thương cô Kiều, ghét bọn ác, biết hy vọng một anh Từ Hải, hoặc nhất định sẽ trở thành Từ Hải, và đòi thời đại phải sinh ra bằng được một anh Từ Hải, thế là được! Sa vào những chi tiết giảng bình, giờ dạy văn hiện đã không đủ sức nhấn vào những gì tác phẩm gọi là căn bản. Truyện Kiều học quá nhiều so với những tác phẩm kinh điển của Nguyễn Du và các tác gia khác. Chủ đề về Sách, về môi trường và tệ nạn xã hội bị lặp lại ròng rã, nhàm chán và vụng về. Tác phẩm và bài bình giá về tác phẩm bị chương trình đặt quá cách xa nhau. Môn Làm văn không tạo lập được hệ suy luận và thực sự chỉ trở thành gánh nặng. Đáp án đọc – hiểu và đáp án thi tốt nghiệp cũng chưa lấy gì làm chuẩn.…
Mở cửa, chỉ có mở cửa, mới là con đường giải thoát cho môn học, thậm chí, ngành học.
Nhưng mở cửa là như thế nào?
Trước hết là mở nhiều cửa, không phải một. Không được làm giống truyện cổ tích trên. Đề xuất làm sách giáo khoa như cách của giáo sư Phạm Toàn là một cách. Tức mở cuộc thi. Sẽ có những nhóm tác giả tham gia. Tiếp đến là việc bình chọn, rồi đấu thầu.
Cách thứ hai là mở rộng đề tài, mở rộng biên cương của văn học, tăng việc đọc, giảm bài tập, tuyển chọn nhiều hơn và tuyển chọn lại những bài văn hay (tới mức kinh điển) và cần thiết. Bởi vì “Trẻ em cần nhiều khuôn mẫu hơn cần những nhà phê bình”. Tại sao kinh sách văn hoá phương Đông cần trở thành nền móng? Là bởi vì nó giúp cho người Việt ngay từ nhỏ đã đứng vững trên mảnh đất Việt với tính cách và sức mạnh phương Đông của mình. Và một khi đã đứng vững thì kẻ khác làm gì được?
*
Trong khi viết bài này tôi vẫn không hiểu có phải tính chiến lược yếu đuối, thiếu nhạy cảm, hay còn lý do nào khác nữa đã khiến cho các chiến lược gia đa nghi thiết kế nên một hoạt động Sách thế này chăng? trong khi thực tế các nhà làm sách hoàn toàn có thể làm được nhiều lần hay hơn thế, và trong khi ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và văn học của chúng ta thì vẫn vô cùng đáng yêu và rất dễ truyền cảm.
Ví như em học sinh lớp 10, một học sinh không giỏi văn, sau khi được nghe những vần thơ đẹp nhất của Vườn trong phố và những câu thơ đau xót này:
Nước Việt Nam mảnh như một lưỡi cưa
Cưa mãi vào biển cả
đã thốt lên: “Cô ơi! Có lẽ tiếng Việt là thứ tiếng hay nhất trên thế giới!”.
Hiện nay em học sinh đó đang ở Pari. Những bài thơ mà em thuộc có nhiều bài nằm ngoài chương trình!
(Nguồn Văn nghệ)
Câu chuyện truyền khẩu này được dẫn dụ từ Osho, nhà huyền học uyên bác và hóm hỉnh của ấn Độ hiện đại. Truyện thế này:
“Xưa có một hoàng đế xây một lâu đài. Để đuợc an toàn, ông ta chỉ cho làm một cánh cửa ra vào duy nhất. Vị hoàng đế láng giềng đến xem rất thích và nói “Tôi cũng muốn xây một lâu đài như thế. Nó quả thực rất an toàn. Không kẻ thù nào có thể đột nhập”.
Khi ra về, hoàng đế khách nói với quần thần của mình: “Điều này làm cho ta rất thích. Ta cũng sẽ làm một lâu đài như thế”. Một lão già cạnh đó nghe thấy thế thì cười. Vị hoàng đế hỏi: “Vì sao ngươi cười?”. Lão già trả lời: “Nếu như ngài muốn xây một lâu đài thì đừng có làm cái điều ngu ngốc mà vị hoàng đế kia đã làm”. “Cái gì ngu ngốc?”. Vị hoàng đế khách hỏi. Lão già trả lời: “Đừng làm duy nhất một cửa. Hãy dẹp bỏ hết tất cả mọi cửa. Lúc đó ngài sẽ tuyệt đối an toàn khỏi mọi nguy hiểm”. Vị hoàng đế bảo: “Thế thì nó thành ra một nấm mồ”. Lão già trả lời “Lâu đài ấy có duy nhất một cửa đã là một nấm mồ rồi còn gì”.
Tính chất độc quyền một cửa hiện nay thể hiện ở nhiều nơi – ví như cửa làm chương trình Sách Giáo khoa suốt hai mươi năm qua, khiến người ta không khỏi liên tưởng đến câu chuyện kỳ dị nói trên.
*
Vào đầu những năm 70, khi còn là sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, cứ mỗi giờ Lý luận văn học, chúng tôi lại được nghe vang lên những bài thơ chiến sự. Giữa những trang kinh điển truyền tay nơi sơ tán, chúng tôi vẫn tiếp cận – một sự tiếp cận có sức mạnh và đầy chất thơ với mặt trận, với nhân dân, với đất nước:
Bom bi nổ chậm nổ trên đỉnh đồi
Lốm đốm nền trời những quầng lửa đỏ
Một lát sau cũng từ phía đó
Trăng lên!
(Vầng trăng quầng lửa - Phạm Tiến Duật)
Một vầng trăng trong sáng, rực rỡ, ngoạn mục, và đẹp vô cùng!
Rồi Vườn trong phố của Lưu Quang Vũ – bài thơ hay của tuổi trẻ và của mọi thời đại, mà mỗi tiếng, mỗi lời như được thốt ra thổn thức tự con tim...
Sau thời điểm đó, năm thứ hai, chúng tôi được học - đúng hơn là tiếp cận tinh thần vô uý của Quan Vân Trường, sự hoài nghi đầy trí tuệ và lý tưởng nhân văn của Hamlet, tình yêu đắm say chung thuỷ của Rômêô và Juyliet,… con đường mùa đông vô tận và tiếng lạc ngựa đều đều xa vắng của Pusơkin. Rồi Chiến tranh và Hoà bình – một cái gì đó, mơ mộng, vĩnh cửu và thiêng liêng về thiên nhiên Nga, đất nước Nga! Đọc văn học, thấy yêu nhân vật ấy, tính cách ấy, dân tộc ấy, nhân loại ấy và yêu cả nhà văn ấy. Và chúng tôi quý trọng vô cùng những lời giới thiệu này, về Lep Tônxtôi: “... Nước Nga có hai Sa hoàng: Nicôlai đệ nhị và Lep Nicôlaievich Tônxtôi. Nicôlai đệ nhị không làm gì được Tônxtôi. Còn Tônxtôi? Ông ta sẽ lay chuyển cả ngai vàng của Nicôlai đệ nhị!” (Trích Lời giới thiệu tiểu thuyết Chiến tranh và Hoà bình, Cao Xuân Hạo dịch)
Nhưng giờ đây, nhiều năm rồi văn học trong nhà trường phổ thông không mấy ai nhắc đến những sức mạnh bão táp và thiên tài như thế nữa. Có phải vì nhân loại đã già đi, nhà trường cũng già đi, và cùng với thời gian, ý thức về lý tưởng và chất lãng mạn đã phai mờ? Con người đã mất đi nhiều mơ mộng và phải đối mặt với những điều trần trụi hơn, đen tối hơn?...
Còn nhớ cách đây hơn ba mươi năm khi được học Truyện Kiều, thày giáo của chúng tôi đã nói: Các em hãy xem Nguyễn Du tả bốn mùa, tả gió mây trăng nước và cây cỏ như thế nào?… Các em có hiểu như thế nào là “thi trung hữu hoạ” trong bút pháp cổ điển của Nguyễn Du không?
Chúng tôi được thâu nhặt những câu hay trong suốt Truyện Kiều. Không có quyển thì chép tư liệu của nhau. Chỉ cần biết thôi, và thuộc. Còn hiểu – thì thày sẽ giảng. Và Truyện Kiều, nếu để hiểu, thì lâu. Bởi vì, với mười sáu tuổi, làm sao có nổi một vốn sống để mà hiểu được? Còn tâm hồn ư? Tâm hồn cứ nức nở vì thương cô Kiều, ghét bọn ác, biết hy vọng một anh Từ Hải, hoặc nhất định sẽ trở thành Từ Hải, và đòi thời đại phải sinh ra bằng được một anh Từ Hải, thế là được! Sa vào những chi tiết giảng bình, giờ dạy văn hiện đã không đủ sức nhấn vào những gì tác phẩm gọi là căn bản. Truyện Kiều học quá nhiều so với những tác phẩm kinh điển của Nguyễn Du và các tác gia khác. Chủ đề về Sách, về môi trường và tệ nạn xã hội bị lặp lại ròng rã, nhàm chán và vụng về. Tác phẩm và bài bình giá về tác phẩm bị chương trình đặt quá cách xa nhau. Môn Làm văn không tạo lập được hệ suy luận và thực sự chỉ trở thành gánh nặng. Đáp án đọc – hiểu và đáp án thi tốt nghiệp cũng chưa lấy gì làm chuẩn.…
Mở cửa, chỉ có mở cửa, mới là con đường giải thoát cho môn học, thậm chí, ngành học.
Nhưng mở cửa là như thế nào?
Trước hết là mở nhiều cửa, không phải một. Không được làm giống truyện cổ tích trên. Đề xuất làm sách giáo khoa như cách của giáo sư Phạm Toàn là một cách. Tức mở cuộc thi. Sẽ có những nhóm tác giả tham gia. Tiếp đến là việc bình chọn, rồi đấu thầu.
Cách thứ hai là mở rộng đề tài, mở rộng biên cương của văn học, tăng việc đọc, giảm bài tập, tuyển chọn nhiều hơn và tuyển chọn lại những bài văn hay (tới mức kinh điển) và cần thiết. Bởi vì “Trẻ em cần nhiều khuôn mẫu hơn cần những nhà phê bình”. Tại sao kinh sách văn hoá phương Đông cần trở thành nền móng? Là bởi vì nó giúp cho người Việt ngay từ nhỏ đã đứng vững trên mảnh đất Việt với tính cách và sức mạnh phương Đông của mình. Và một khi đã đứng vững thì kẻ khác làm gì được?
*
Trong khi viết bài này tôi vẫn không hiểu có phải tính chiến lược yếu đuối, thiếu nhạy cảm, hay còn lý do nào khác nữa đã khiến cho các chiến lược gia đa nghi thiết kế nên một hoạt động Sách thế này chăng? trong khi thực tế các nhà làm sách hoàn toàn có thể làm được nhiều lần hay hơn thế, và trong khi ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và văn học của chúng ta thì vẫn vô cùng đáng yêu và rất dễ truyền cảm.
Ví như em học sinh lớp 10, một học sinh không giỏi văn, sau khi được nghe những vần thơ đẹp nhất của Vườn trong phố và những câu thơ đau xót này:
Nước Việt Nam mảnh như một lưỡi cưa
Cưa mãi vào biển cả
đã thốt lên: “Cô ơi! Có lẽ tiếng Việt là thứ tiếng hay nhất trên thế giới!”.
Hiện nay em học sinh đó đang ở Pari. Những bài thơ mà em thuộc có nhiều bài nằm ngoài chương trình!
(Nguồn Văn nghệ)
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn