VanVN.Net - Tôi tìm đến nhà ông vào một ngày chủ nhật. Phố phường Hà Nội trong những ngày thu Cách mạng với nắng vàng và ngập tràn cờ hoa, những nét mặt hân hoan của người dân làm cho lòng tôi không khỏi xốn xang, rạo rực. Bên tai tôi luôn vẳng đâu đây giai điệu, lời ca vui tươi, hào sảng của khúc khải hoàn lịch sử “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”. Bài hát có một sức sống mãnh liệt trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Nó đã đồng hành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta suốt hơn ba thập kỷ qua...
Nhạc sỹ Phạm Tuyên
Nhà ông nằm trên tầng ba của khu tập thể yên tĩnh, kín đáo ở phố Vạn Bảo (Hà Nội). Cửa mở, một ông già trông dáng vẻ thật thanh thoát, mẫn tuệ với nụ cười phúc hậu hiện ra. Ông nhẹ nhàng mời tôi vào nhà. Nhà vắng vẻ, chỉ mình ông đang lui cui bên cây đàn già. Hai cô con gái lấy chồng ở riêng. Từ ngày vợ ông, giáo sư, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Ánh Tuyết đi xa, nhà chỉ còn mình ông. Căn phòng nhỏ được bài trí thật đơn giản nhưng sạch sẽ, ngăn nắp, đậm chất nho nhã của một trí thức Hà Nội cũ. Trên kệ sách bao chung quanh tường là la liệt các tác phẩm âm nhạc hay những công trình nghiên cứu, những bằng khen, giải thưởng, pho tượng, tranh ảnh kỷ niệm, những chồng sách được xếp cao từ sàn lên đến trần nhà. Cái không gian yên tĩnh và đầy ắp màu xanh ấy thật hợp với ông - nhạc sĩ nổi tiếng từng được bạn bè và công chúng mến mộ gọi ông là kẻ sĩ của đất Bắc Hà.
Cuộc đời và tên tuổi của nhạc sĩ Phạm Tuyên gắn với nhiều ca khúc vượt thời gian, đã khắc sâu trong lòng khán giả những dấu ấn đẹp khó quên như Đảng cho ta cả mùa xuân, Màu cờ tôi yêu, Từ làng Sen, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng, Chiếc gậy Trường Sơn, Con kênh ta đào, Gửi nắng cho em, Từ một ngã tư đường phố… hay các bài hát thiếu nhi luôn đi cùng năm tháng như Tiến lên đoàn viên, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Chú voi con ở bản Đôn, Chiếc đèn ông sao, Em làm trực nhật, Bà còng, Cô và mẹ, Con cò bay lả bay la….. Suốt một đời nhạc đồ sộ song hành cùng chiều dài lịch sử của dân tộc, ông không thể nhớ hết được một cách chi tiết tổng số tác phẩm của mình. Ông chỉ áng chừng cho tôi biết có khoảng 700 tác phẩm âm nhạc, trong đó có khoảng 200 ca khúc viết cho thiếu nhi.
- Thưa bác, - Tôi ngập ngừng giây lát- Cháu muốn được bác kể cho cháu nghe về sự ra đời của bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” ạ!
Nghe tôi nhắc đến bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”, nét mặt ông thoáng chút trầm tư. Ánh mắt ông nhìn vào khoảng xa xăm như đang trở về với miền ký ức năm nào. Với chất giọng nhỏ nhẹ, chậm rãi, ông bồi hồi kể lại cho tôi nghe những giây phút hào hùng vẫn còn vẹn nguyên như vừa mới diễn ra hôm qua...
Đêm 28 tháng 4 năm 1975, sau khi nghe Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi bản tin một phi công ta ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, nhạc sĩ Phạm Tuyên cảm nhận được ngày giải phóng đang đến rất gần. Ông hạ quyết tâm phải viết một bài hát gì đó để nói về ngày trọng đại của đất nước. Lúc này, đột nhiên những cảm xúc chợt trào dâng mãnh liệt cộng với hơi thở khát khao chiến thắng của cả dân tộc sau bao năm phải sống trong đau thương, máu lửa vang lên dồn dập và đã tiếp cho ông sức mạnh tinh thần. Ông vội cầm bút và viết một mạch từ 21 giờ 30 đến hơn 23 giờ thì xong bài hát này. Ngay sáng hôm sau, ngày 29 tháng Tư, ông đưa bài hát này cho hội đồng duyệt tác phẩm của Đài Tiếng nói Việt Nam (lúc này ông đang đảm nhiệm chức vụ biên tập âm nhạc ở Đài). Khi nghe xong bài hát này, ban đầu, mọi người trong Hội đồng thẩm định vẫn còn băn khoăn một điều rằng tầm vóc của chiến thắng này rất to lớn mà bài hát này thì hơi nhỏ. Mọi người bảo cứ để đấy để thu âm và phát vào dịp kỷ niệm ngày giải phòng Điện Biên Phủ 7-5.
Trưa ngày 30- 4- 1975, quân giải phóng tiến vào cắm cờ trên nóc dinh Độc lập, xóa sổ hoàn toàn chế độ ngụy quyền và tay sai, thống nhất đất nước. Lúc này lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn chưa tìm ra bài hát để phát đi trong chương trình thời sự đặc biệt vào lúc 17 giờ cùng ngày. Chương trình phát thanh này mang ý nghĩa hết sức quan trọng, chính thức công bố tin giải phóng hoàn toàn miền Nam. Lúc này ông đang đi trên cầu thang của Đài thì gặp ông Trần Lâm, Tổng giám đốc. Ông Trần Lâm bảo Phạm Tuyên hát lại bài hát mới cho ông nghe. Sau khi nghe xong, Trần Lâm gật đầu vỗ vai Phạm Tuyên một cách tâm đắc: “Anh viết bài này rất đúng lúc!”. Lập tức, Trần Lâm ra lệnh triệu tập Đoàn ca nhạc của Đài lên tập và thu âm ngay bài hát này để kịp phát sóng luôn. Có lẽ trong đời Phạm Tuyên chưa bao giờ được chứng kiến một cuộc thu âm đông như vậy. Vừa dàn nhạc, ca sĩ, chỉ huy lên đến 40 người. Có những ca sĩ vừa thu âm vừa khóc như nghệ sĩ Tuyết Thanh, Đặng Hùng bởi sự rung cảm mãnh liệt, sự đồng điệu ở mỗi nốt nhạc, mỗi ca từ của bài hát. Sau khi thu âm xong, buổi chiều, Tổng giám đốc Trần Lâm lại chỉ đạo cho Đoàn ca nhạc trực tiếp dạy bài hát này trên sóng phát thanh. Nhạc sĩ Đăng Khoa được giao nhiệm vụ này.
19 giờ ngày 30 tháng Tư, sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức phát đi bản tin chiến thắng, khúc khải hoàn ca rộn rã vang lên “…Việt Nam - Hồ Chí Minh!/ Việt Nam - Hồ Chí Minh! ”. Cả đất trời, cả tâm hồn của hàng triệu triệu người con đất Việt đều hân hoan, nghẹt thở để rồi vỡ òa trong niềm vui chiến thắng. Khắp một dải non sông hình chữ S ai ai cũng thuộc bài hát này và hát say sưa để cổ vũ cho thành quả cách mạng của dân tộc sau bao năm mới hái được quả ngọt vĩnh hằng. Phần lớn các nhà nghiên cứu âm nhạc ở Việt Nam đã nói rằng, một tác phẩm âm nhạc mang tính cộng đồng phải bảo đảm hai yếu tố: tính khái quát và tính cụ thể. Và họ khẳng định “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” đã đảm bảo được hai yếu tố đó. Về tính khái quát được thể hiện bằng câu “…Việt Nam - Hồ Chí Minh!” (Nước Việt Nam dưới thời đại Hồ Chí Minh). Còn tính cụ thể thì ta thấy “…Ba mươi năm đấu tranh giành trọn vẹn non sông/ Ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công…” đã nói lên tất cả.
Ngay sau giải phóng, khi nhạc sĩ vào công tác tại thành phố Hồ Chí Minh, có một nhà báo tìm đến để phỏng vấn nhạc sĩ về bài hát này. Họ hỏi ông viết bài hát này trong thời gian bao lâu? Phạm Tuyên trả lời “Tôi viết trong hai tiếng!” “Hai tiếng?”- Vị phóng viên ngạc nhiên và không tin nổi bởi một bài hát nổi tiếng như thế mà chỉ viết trong hai tiếng đồng hồ. Phạm Tuyên trả lời ngắn gọn “Vâng, hai tiếng và cả cuộc đời tôi!” Có lẽ không cần phải bình luận gì thêm về câu trả lời này bởi để viết được nó, người nhạc sĩ đã phải chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc qua hai cuộc kháng chiến thần kỳ và chỉ cần khoảnh khắc hai tiếng thăng hoa đã đem lại cho cả nhân dân Việt Nam một ca khúc bất hủ. Nhạc sĩ Phạm Tuyên bảo với tôi rằng, cho đến nay, nền âm nhạc nước nhà có bốn nhạc sĩ đã ghi vào mốc lịch sử bằng âm thanh mang tính phổ cập cao và được nhân dân đón nhận một cách hết sức trân trọng đó là Văn Cao với Tiến quân ca, Đỗ Nhuận với Giải Phóng Điện Biên, Lưu Hữu Phước với Tiến về Sài Gòn và Như có Bác trong ngày vui đại thắng với Phạm Tuyên.
Như có Bác trong ngày vui đại thắng có sức lan tỏa diệu kỳ không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra ngoài khuôn khổ của một quốc gia. Đã có 49 tỉnh, thành phố ở Nhật Bản dịch bài hát này và phổ biến rộng rãi trong nước họ. Takimoto, một nhạc sĩ nổi tiếng của Nhật Bàn đã sang Việt Nam để viết một bản hợp xướng và lấy Như có Bác trong ngày vui đại thắng làm chủ đề âm nhạc và phát triển bài hát này cho bản hợp xướng của ông. Tác phẩm hợp xướng của Takimoto đã được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Còn ở trong nước thì có vô vàn chuyện thú vị xung quanh bài hát này. Nhạc sĩ Phạm Tuyên cười bảo, sau khi bài hát ra đời, ông Trần Văn Nứ người Tây Ninh tập kết ra Bắc, công tác ở Sở Văn hoá thông tin Nam Định viết thư về cho vợ ở trong quê lúc ấy đang có bầu dặn rằng “Nếu sinh con trai thì đặt tên là Đại Thắng, nếu con gái thì đặt tên là Huy Hoàng!”. Mấy năm sau, Phạm Tuyên vào Tây Ninh có ghé nhà Trần Văn Nứ chơi, thấy một cô bé mấy tuổi chạy ra reo lên “Ba ơi, ra mà xem bác Phạm Tuyên đặt tên cho con nè!”. Chị Huy Hoàng bây giờ đang là cán bộ của Sở Tài chính Tây Ninh. Rồi người Cao Bằng gọi đây là bài giã bạn bởi sau các cuộc gặp gỡ, giao lưu, khi chia tay mọi người đều hát vang bài này. Những vị nguyên thủ nước ta khi đi công tác nước ngoài, trong những lần gặp gỡ, liên hoan, cả chủ và khách đều reo vang khúc hát “…Việt Nam - Hồ Chí Minh!/ Việt Nam - Hồ Chí Minh!”…vv và vv… Điều đó chứng tỏ sức sống mãnh liệt của khúc ca khải hoàn mà Phạm Tuyên đã tâm huyết viết nên, như một lời tri ân của nhân dân nước Việt đối với vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu Hồ Chí Minh.
Chia tay ông ra về, tôi mang theo niềm cảm xúc lâng lâng khó tả vì được trò chuyện với một cây đại thụ của nền âm nhạc nước nhà như ông. Tôi vẫn nhớ mãi lời ông nói: “Muốn sáng tác được một ca khúc hay thì người nghệ sĩ cần phải biết hòa nhập được cảm xúc của mình vào cuộc sống, tình cảm chung của cả cộng đồng để mới có thể viết nên được một tác phẩm có sức sống mãnh liệt, sống mãi với thời gian”.
Hà Nội, những ngày tháng Tám
VanVN.Net - Tôi tìm đến nhà ông vào một ngày chủ nhật. Phố phường Hà Nội trong những ngày thu Cách mạng với nắng vàng và ngập tràn cờ hoa, những nét mặt hân hoan của người dân làm cho lòng tôi không khỏi xốn xang, rạo rực. Bên tai tôi luôn vẳng đâu đây giai điệu, lời ca vui tươi, hào sảng của khúc khải hoàn lịch sử “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”. Bài hát có một sức sống mãnh liệt trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Nó đã đồng hành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta suốt hơn ba thập kỷ qua...
Nhạc sỹ Phạm Tuyên
Nhà ông nằm trên tầng ba của khu tập thể yên tĩnh, kín đáo ở phố Vạn Bảo (Hà Nội). Cửa mở, một ông già trông dáng vẻ thật thanh thoát, mẫn tuệ với nụ cười phúc hậu hiện ra. Ông nhẹ nhàng mời tôi vào nhà. Nhà vắng vẻ, chỉ mình ông đang lui cui bên cây đàn già. Hai cô con gái lấy chồng ở riêng. Từ ngày vợ ông, giáo sư, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Ánh Tuyết đi xa, nhà chỉ còn mình ông. Căn phòng nhỏ được bài trí thật đơn giản nhưng sạch sẽ, ngăn nắp, đậm chất nho nhã của một trí thức Hà Nội cũ. Trên kệ sách bao chung quanh tường là la liệt các tác phẩm âm nhạc hay những công trình nghiên cứu, những bằng khen, giải thưởng, pho tượng, tranh ảnh kỷ niệm, những chồng sách được xếp cao từ sàn lên đến trần nhà. Cái không gian yên tĩnh và đầy ắp màu xanh ấy thật hợp với ông - nhạc sĩ nổi tiếng từng được bạn bè và công chúng mến mộ gọi ông là kẻ sĩ của đất Bắc Hà.
Cuộc đời và tên tuổi của nhạc sĩ Phạm Tuyên gắn với nhiều ca khúc vượt thời gian, đã khắc sâu trong lòng khán giả những dấu ấn đẹp khó quên như Đảng cho ta cả mùa xuân, Màu cờ tôi yêu, Từ làng Sen, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng, Chiếc gậy Trường Sơn, Con kênh ta đào, Gửi nắng cho em, Từ một ngã tư đường phố… hay các bài hát thiếu nhi luôn đi cùng năm tháng như Tiến lên đoàn viên, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Chú voi con ở bản Đôn, Chiếc đèn ông sao, Em làm trực nhật, Bà còng, Cô và mẹ, Con cò bay lả bay la….. Suốt một đời nhạc đồ sộ song hành cùng chiều dài lịch sử của dân tộc, ông không thể nhớ hết được một cách chi tiết tổng số tác phẩm của mình. Ông chỉ áng chừng cho tôi biết có khoảng 700 tác phẩm âm nhạc, trong đó có khoảng 200 ca khúc viết cho thiếu nhi.
- Thưa bác, - Tôi ngập ngừng giây lát- Cháu muốn được bác kể cho cháu nghe về sự ra đời của bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” ạ!
Nghe tôi nhắc đến bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”, nét mặt ông thoáng chút trầm tư. Ánh mắt ông nhìn vào khoảng xa xăm như đang trở về với miền ký ức năm nào. Với chất giọng nhỏ nhẹ, chậm rãi, ông bồi hồi kể lại cho tôi nghe những giây phút hào hùng vẫn còn vẹn nguyên như vừa mới diễn ra hôm qua...
Đêm 28 tháng 4 năm 1975, sau khi nghe Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi bản tin một phi công ta ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, nhạc sĩ Phạm Tuyên cảm nhận được ngày giải phóng đang đến rất gần. Ông hạ quyết tâm phải viết một bài hát gì đó để nói về ngày trọng đại của đất nước. Lúc này, đột nhiên những cảm xúc chợt trào dâng mãnh liệt cộng với hơi thở khát khao chiến thắng của cả dân tộc sau bao năm phải sống trong đau thương, máu lửa vang lên dồn dập và đã tiếp cho ông sức mạnh tinh thần. Ông vội cầm bút và viết một mạch từ 21 giờ 30 đến hơn 23 giờ thì xong bài hát này. Ngay sáng hôm sau, ngày 29 tháng Tư, ông đưa bài hát này cho hội đồng duyệt tác phẩm của Đài Tiếng nói Việt Nam (lúc này ông đang đảm nhiệm chức vụ biên tập âm nhạc ở Đài). Khi nghe xong bài hát này, ban đầu, mọi người trong Hội đồng thẩm định vẫn còn băn khoăn một điều rằng tầm vóc của chiến thắng này rất to lớn mà bài hát này thì hơi nhỏ. Mọi người bảo cứ để đấy để thu âm và phát vào dịp kỷ niệm ngày giải phòng Điện Biên Phủ 7-5.
Trưa ngày 30- 4- 1975, quân giải phóng tiến vào cắm cờ trên nóc dinh Độc lập, xóa sổ hoàn toàn chế độ ngụy quyền và tay sai, thống nhất đất nước. Lúc này lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn chưa tìm ra bài hát để phát đi trong chương trình thời sự đặc biệt vào lúc 17 giờ cùng ngày. Chương trình phát thanh này mang ý nghĩa hết sức quan trọng, chính thức công bố tin giải phóng hoàn toàn miền Nam. Lúc này ông đang đi trên cầu thang của Đài thì gặp ông Trần Lâm, Tổng giám đốc. Ông Trần Lâm bảo Phạm Tuyên hát lại bài hát mới cho ông nghe. Sau khi nghe xong, Trần Lâm gật đầu vỗ vai Phạm Tuyên một cách tâm đắc: “Anh viết bài này rất đúng lúc!”. Lập tức, Trần Lâm ra lệnh triệu tập Đoàn ca nhạc của Đài lên tập và thu âm ngay bài hát này để kịp phát sóng luôn. Có lẽ trong đời Phạm Tuyên chưa bao giờ được chứng kiến một cuộc thu âm đông như vậy. Vừa dàn nhạc, ca sĩ, chỉ huy lên đến 40 người. Có những ca sĩ vừa thu âm vừa khóc như nghệ sĩ Tuyết Thanh, Đặng Hùng bởi sự rung cảm mãnh liệt, sự đồng điệu ở mỗi nốt nhạc, mỗi ca từ của bài hát. Sau khi thu âm xong, buổi chiều, Tổng giám đốc Trần Lâm lại chỉ đạo cho Đoàn ca nhạc trực tiếp dạy bài hát này trên sóng phát thanh. Nhạc sĩ Đăng Khoa được giao nhiệm vụ này.
19 giờ ngày 30 tháng Tư, sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức phát đi bản tin chiến thắng, khúc khải hoàn ca rộn rã vang lên “…Việt Nam - Hồ Chí Minh!/ Việt Nam - Hồ Chí Minh! ”. Cả đất trời, cả tâm hồn của hàng triệu triệu người con đất Việt đều hân hoan, nghẹt thở để rồi vỡ òa trong niềm vui chiến thắng. Khắp một dải non sông hình chữ S ai ai cũng thuộc bài hát này và hát say sưa để cổ vũ cho thành quả cách mạng của dân tộc sau bao năm mới hái được quả ngọt vĩnh hằng. Phần lớn các nhà nghiên cứu âm nhạc ở Việt Nam đã nói rằng, một tác phẩm âm nhạc mang tính cộng đồng phải bảo đảm hai yếu tố: tính khái quát và tính cụ thể. Và họ khẳng định “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” đã đảm bảo được hai yếu tố đó. Về tính khái quát được thể hiện bằng câu “…Việt Nam - Hồ Chí Minh!” (Nước Việt Nam dưới thời đại Hồ Chí Minh). Còn tính cụ thể thì ta thấy “…Ba mươi năm đấu tranh giành trọn vẹn non sông/ Ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công…” đã nói lên tất cả.
Ngay sau giải phóng, khi nhạc sĩ vào công tác tại thành phố Hồ Chí Minh, có một nhà báo tìm đến để phỏng vấn nhạc sĩ về bài hát này. Họ hỏi ông viết bài hát này trong thời gian bao lâu? Phạm Tuyên trả lời “Tôi viết trong hai tiếng!” “Hai tiếng?”- Vị phóng viên ngạc nhiên và không tin nổi bởi một bài hát nổi tiếng như thế mà chỉ viết trong hai tiếng đồng hồ. Phạm Tuyên trả lời ngắn gọn “Vâng, hai tiếng và cả cuộc đời tôi!” Có lẽ không cần phải bình luận gì thêm về câu trả lời này bởi để viết được nó, người nhạc sĩ đã phải chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc qua hai cuộc kháng chiến thần kỳ và chỉ cần khoảnh khắc hai tiếng thăng hoa đã đem lại cho cả nhân dân Việt Nam một ca khúc bất hủ. Nhạc sĩ Phạm Tuyên bảo với tôi rằng, cho đến nay, nền âm nhạc nước nhà có bốn nhạc sĩ đã ghi vào mốc lịch sử bằng âm thanh mang tính phổ cập cao và được nhân dân đón nhận một cách hết sức trân trọng đó là Văn Cao với Tiến quân ca, Đỗ Nhuận với Giải Phóng Điện Biên, Lưu Hữu Phước với Tiến về Sài Gòn và Như có Bác trong ngày vui đại thắng với Phạm Tuyên.
Như có Bác trong ngày vui đại thắng có sức lan tỏa diệu kỳ không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra ngoài khuôn khổ của một quốc gia. Đã có 49 tỉnh, thành phố ở Nhật Bản dịch bài hát này và phổ biến rộng rãi trong nước họ. Takimoto, một nhạc sĩ nổi tiếng của Nhật Bàn đã sang Việt Nam để viết một bản hợp xướng và lấy Như có Bác trong ngày vui đại thắng làm chủ đề âm nhạc và phát triển bài hát này cho bản hợp xướng của ông. Tác phẩm hợp xướng của Takimoto đã được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Còn ở trong nước thì có vô vàn chuyện thú vị xung quanh bài hát này. Nhạc sĩ Phạm Tuyên cười bảo, sau khi bài hát ra đời, ông Trần Văn Nứ người Tây Ninh tập kết ra Bắc, công tác ở Sở Văn hoá thông tin Nam Định viết thư về cho vợ ở trong quê lúc ấy đang có bầu dặn rằng “Nếu sinh con trai thì đặt tên là Đại Thắng, nếu con gái thì đặt tên là Huy Hoàng!”. Mấy năm sau, Phạm Tuyên vào Tây Ninh có ghé nhà Trần Văn Nứ chơi, thấy một cô bé mấy tuổi chạy ra reo lên “Ba ơi, ra mà xem bác Phạm Tuyên đặt tên cho con nè!”. Chị Huy Hoàng bây giờ đang là cán bộ của Sở Tài chính Tây Ninh. Rồi người Cao Bằng gọi đây là bài giã bạn bởi sau các cuộc gặp gỡ, giao lưu, khi chia tay mọi người đều hát vang bài này. Những vị nguyên thủ nước ta khi đi công tác nước ngoài, trong những lần gặp gỡ, liên hoan, cả chủ và khách đều reo vang khúc hát “…Việt Nam - Hồ Chí Minh!/ Việt Nam - Hồ Chí Minh!”…vv và vv… Điều đó chứng tỏ sức sống mãnh liệt của khúc ca khải hoàn mà Phạm Tuyên đã tâm huyết viết nên, như một lời tri ân của nhân dân nước Việt đối với vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu Hồ Chí Minh.
Chia tay ông ra về, tôi mang theo niềm cảm xúc lâng lâng khó tả vì được trò chuyện với một cây đại thụ của nền âm nhạc nước nhà như ông. Tôi vẫn nhớ mãi lời ông nói: “Muốn sáng tác được một ca khúc hay thì người nghệ sĩ cần phải biết hòa nhập được cảm xúc của mình vào cuộc sống, tình cảm chung của cả cộng đồng để mới có thể viết nên được một tác phẩm có sức sống mãnh liệt, sống mãi với thời gian”.
Hà Nội, những ngày tháng Tám
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn