Học làm sao hết chữ cũ trên đời
sách chồng nên núi
mà ta mỏi rồi
xanh như ngọc thời gian ta đã uống
đuổi theo những mốt
tuột bao bậc thầy
muốn cầm tay ta
lặng lẽ trong Thư viện Quốc gia
hotel mười mấy lầu xanh đỏ
điện công ty rừng rực
chắn làm sao thư viện của ta
khu vườn xanh mỗi lần học mệt
ta ra chơi cùng bác đa già
đu vào bác mấy đời con cháu...
Trúc Thông
Lời bình của Vân Long:
Bài thơ như là lời tự bạch mình nói với mình, rộng ra chút nữa: nói với một người tri kỷ quá hiểu mình, kiểu chúng tôi hai người - một bóng của Văn Cao. Chính vì vậy, không có “lời tựa”, lời dẫn, không có lý giải hoàn cảnh, không có mở bài, mà... “vào kịch” ngay. Anh bập vào cây một lát cắt để vân vi từng vòng nhựa, như chụp cắt lớp trong y học.
Chính vì vậy, người đọc thấy được tôn trọng như mình là bạn tri kỷ của nhà thơ vậy. Khi tìm hiểu và khi hiểu ra tâm sự tác giả thì thấy khoái cảm, đọc lại, sẽ thấy khoái cảm rân rân trên từng con chữ nói gọn, nói tắt gần như ký hiệu mà không khó giải mã.
Bài thơ là trải nghiệm của người già, ngộ ra biển học mênh mông, kiến thức chồng lên như núi, còn ta mỏi rồi! Đó là lời tự kiểm chân thành!
Nhưng ở dòng đầu: học làm sao hết chữ cũ trên đời lại là cách nói mới, bởi người ta chỉ quen học chữ mới mình chưa biết. Chữ cũ ở đây là những giá trị cổ điển, kinh điển của ông cha.
Khổ giữa bài: Chính vì ta mải chạy theo “mốt thời trang” các thứ chủ nghĩa hiện đại, hậu hiện đại, hậu... hậu hiện đại mà thời gian xanh quý như ngọc tuột khỏi tay ta, cùng với sự lỡ dịp tiếp xúc với những bậc Thầy của quá khứ. Các bậc Thầy này lặng lẽ mở lòng ra đón nhận đệ tử chỉ với điều kiện: trò phải tìm đến thầy. Các vị Thầy này không tiếp thị học trò.
Khổ cuối: Một điểm sáng trẻ thơ cho ta nhớ lại thời đi học, sau những giờ mài miệt trong Thư viện: khu vườn xanh mỗi lần học mệt – ta ra chơi cùng bác đa già. Tuổi của cây hẳn cũng gần trùng với tuổi của Thư viện Quốc gia: đu vào bác đã mấy đời con cháu! Nhà thơ Trúc Thông vẫn giữ được cách nói ngồ ngộ cho ta mường tượng cây đa già như biểu tượng của truyền thống hiếu học, con cháu đu vào như một loại quả...
Sự tự kiểm chân thành của bạn cũng là tâm trạng của tôi, học Quá Khứ chưa được bao lăm mà đã mỏi rồi! trong khi không thể bỏ qua, không học những điều mới từng ngày sinh sôi nảy nở...
ở góc phố Tràng Thi cũng có thể coi là bài thơ của văn hoá đọc trước sự đe dọa của hotel mười mấy lầu xanh đỏ - điện công ty rừng rực...Thực ra, những tăng tiến vật chất có làm nhiều kẻ sao lãng văn hoá đọc cũng chỉ là mâu thuẫn giả trong buổi giao thời. ở những nước có nền văn minh công nghiệp lâu đời, mọi thứ đều song song cùng tiến lên, cùng tồn tại, hệ thống thư viện và bảo tàng của họ trên cả tuyệt vời, sách cũ, sách mới đều có người đọc, bởi họ không luôn bị “sốt đất” “sốt tiền”, vừa đổi mới vừa cũ cũ, “vừa đi vừa ở” như ta, nhưng không phải hàm nghĩa “vừa đi vừa ở“ như tên tập thơ Trúc Thông định nói!
Trúc Thông ngã bệnh đã lâu, sao đọc lại bài thơ cũ, lại thấy như anh vừa viết!...
Học làm sao hết chữ cũ trên đời
sách chồng nên núi
mà ta mỏi rồi
xanh như ngọc thời gian ta đã uống
đuổi theo những mốt
tuột bao bậc thầy
muốn cầm tay ta
lặng lẽ trong Thư viện Quốc gia
hotel mười mấy lầu xanh đỏ
điện công ty rừng rực
chắn làm sao thư viện của ta
khu vườn xanh mỗi lần học mệt
ta ra chơi cùng bác đa già
đu vào bác mấy đời con cháu...
Trúc Thông
Lời bình của Vân Long:
Bài thơ như là lời tự bạch mình nói với mình, rộng ra chút nữa: nói với một người tri kỷ quá hiểu mình, kiểu chúng tôi hai người - một bóng của Văn Cao. Chính vì vậy, không có “lời tựa”, lời dẫn, không có lý giải hoàn cảnh, không có mở bài, mà... “vào kịch” ngay. Anh bập vào cây một lát cắt để vân vi từng vòng nhựa, như chụp cắt lớp trong y học.
Chính vì vậy, người đọc thấy được tôn trọng như mình là bạn tri kỷ của nhà thơ vậy. Khi tìm hiểu và khi hiểu ra tâm sự tác giả thì thấy khoái cảm, đọc lại, sẽ thấy khoái cảm rân rân trên từng con chữ nói gọn, nói tắt gần như ký hiệu mà không khó giải mã.
Bài thơ là trải nghiệm của người già, ngộ ra biển học mênh mông, kiến thức chồng lên như núi, còn ta mỏi rồi! Đó là lời tự kiểm chân thành!
Nhưng ở dòng đầu: học làm sao hết chữ cũ trên đời lại là cách nói mới, bởi người ta chỉ quen học chữ mới mình chưa biết. Chữ cũ ở đây là những giá trị cổ điển, kinh điển của ông cha.
Khổ giữa bài: Chính vì ta mải chạy theo “mốt thời trang” các thứ chủ nghĩa hiện đại, hậu hiện đại, hậu... hậu hiện đại mà thời gian xanh quý như ngọc tuột khỏi tay ta, cùng với sự lỡ dịp tiếp xúc với những bậc Thầy của quá khứ. Các bậc Thầy này lặng lẽ mở lòng ra đón nhận đệ tử chỉ với điều kiện: trò phải tìm đến thầy. Các vị Thầy này không tiếp thị học trò.
Khổ cuối: Một điểm sáng trẻ thơ cho ta nhớ lại thời đi học, sau những giờ mài miệt trong Thư viện: khu vườn xanh mỗi lần học mệt – ta ra chơi cùng bác đa già. Tuổi của cây hẳn cũng gần trùng với tuổi của Thư viện Quốc gia: đu vào bác đã mấy đời con cháu! Nhà thơ Trúc Thông vẫn giữ được cách nói ngồ ngộ cho ta mường tượng cây đa già như biểu tượng của truyền thống hiếu học, con cháu đu vào như một loại quả...
Sự tự kiểm chân thành của bạn cũng là tâm trạng của tôi, học Quá Khứ chưa được bao lăm mà đã mỏi rồi! trong khi không thể bỏ qua, không học những điều mới từng ngày sinh sôi nảy nở...
ở góc phố Tràng Thi cũng có thể coi là bài thơ của văn hoá đọc trước sự đe dọa của hotel mười mấy lầu xanh đỏ - điện công ty rừng rực...Thực ra, những tăng tiến vật chất có làm nhiều kẻ sao lãng văn hoá đọc cũng chỉ là mâu thuẫn giả trong buổi giao thời. ở những nước có nền văn minh công nghiệp lâu đời, mọi thứ đều song song cùng tiến lên, cùng tồn tại, hệ thống thư viện và bảo tàng của họ trên cả tuyệt vời, sách cũ, sách mới đều có người đọc, bởi họ không luôn bị “sốt đất” “sốt tiền”, vừa đổi mới vừa cũ cũ, “vừa đi vừa ở” như ta, nhưng không phải hàm nghĩa “vừa đi vừa ở“ như tên tập thơ Trúc Thông định nói!
Trúc Thông ngã bệnh đã lâu, sao đọc lại bài thơ cũ, lại thấy như anh vừa viết!...
VanVN.Net – Ngày 15/5/2014, tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội), Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội ...
VanVN.Net - Trong số các nhà thơ chống Mỹ, Hữu Thỉnh không phải là người gây được ấn tượng sớm. Hầu như phần lớn thành tựu trong sáng tác của ông đều xuất hiện sau năm 1975. Song, Hữu Thỉnh lại ...
VanVN.Net – Sáng 26/5/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), lễ ra mắt Trung tâm dịch văn học Việt Nam đã được tổ chức trọng thể. Đến dự buổi ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn