VanVN.Net - Chiều 23-12-2011 bắt đầu từ 14h00 tại cà phê sách đặt trên tầng thượng tòa nhà cao nhất TP. Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (01 Lê Thị Riêng P.1 TP. Cao Lãnh) sẽ khai mạc phòng trưng bày “sách xưa” nhân ngày ra mắt Câu lạc bộ sách xưa tỉnh này. Ngoài việc được thấy mặt các bản sách xưa mà nhiều bản đã hơn trăm tuổi, khách thưởng lãm còn được nghe chuyện đọc sách, chơi sách từ nhà kiều học Nguyễn Quảng Tuân, “ông già Nam Bộ” Trương Ngọc Tường (người số 2 sau nhà văn Sơn Nam), nhà văn Trần Quốc Toàn người sẽ giới thiệu cuộc thi viết sách cho trẻ em Việt Nam của tổ chức thiện nguyện Room to Read… VanVN.net xin giới thiệu một thành viên sáng lập Câu lạc bộ sách xưa Đồng Tháp trong bài viết dưới đây.
Nguyễn Thanh Thuận bên "gia tài" của mình
“Ông cụ” là biệt danh thân mật mà mọi người đặt cho anh chàng đam mê sách cổ Nguyễn Thanh Thuận, sinh viên vừa tốt nghiệp tại khoa Nghệ thuật trường Đại học Đồng Tháp. Thuận là lớn trong một gia đình có truyền thống hiếu học, ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với những quyển sách quý của ba nẹ, các bác. Thuận kể: ban đầu chỉ xuất phát ở chỗ mình thích chơi với những quyển sách, khi thấy các bác có ý định không sử dụng là mình tìm cách giữ lại ngay, không hiểu sao mình có tình cảm rất đặc biệt với những quyển sách cũ xưa. Thế là từ năm 9, 10 tuổi, anh đã có sở thích sưu tầm sách cổ. Hơn 10 năm nay, Thuận luôn đi “lùng sục”, tìm kiếm và mua lại những cuốn sách, hiện vật ngày trước trên khắp các hiệu sách cũ, các cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Cuốn Tự vị An nam La tinh
Hiện tại, Thuận sở hữu một bộ sưu tập sách cổ lên tới gần 2000 đầu sách. Trong đó có những cuốn như: Tự vị An Nam La Tinh, Ninh Phú xuất bản từ năm 1877, Văn chương Pháp (Études Littéraires), xuất bản tại Pari năm 1877, Đồng âm (Les Synonymes) xuất bản năm 1925,...
Cuốn Văn chương Pháp
Để có được kho sách đó, Thuận đã bỏ ra số tiền hơn 100 triệu, một số tiền không nhỏ với một cậu học sinh bình thường. Theo lời Thuận kể lại, những năm còn là sinh viên Mỹ thuật, trường đại học Đồng Tháp, trang trải chi phí cho việc học đã là rất khó, bỏ tiền và thời gian sưu tầm sách cổ lại là cả một vấn đề. Nên ngoài những lúc học, Thuận cũng tranh thủ đi làm thêm để lấy tiền mua sách, học bổng có được cũng dồn cả vào niềm đam mê sách cổ. Thuận bùi ngùi kể lại, có lần, lúc quá túng tiền để trang trải cho việc học, anh đã bán 1 cuốn sách của Võ Hồng, trên quyển sách có chữ kí của chính tác giả. Chuyện này khiến anh cứ day dứt mãi cho đến bây giờ.
Có lẽ cái tên “ông cụ” đó xuất phát từ cách nói chuyện nghiêm nghị và những vấn đề Thuận bàn tới thường “xưa” và lạ lẫm so với các bạn đồng trang lứa. Thuận ít nói, suốt ngày chỉ cắm cúi làm việc, những người bạn tâm giao của Thuận cũng là những người lớn tuổi. Những lúc rỗi rảnh, Thuận thường trò chuyện với thầy Nguyễn Đắc Hiền, thầy Nguyễn Hữu Hiếu (hiện đang công tác tại Hội Khoa học lịch sử tỉnh Đồng Tháp), mới đây thông qua lời giới thiệu của thầy Hiếu, Thuận còn được làm quen với nhà sưu tập Trương Ngọc Tường – người được mọi người gọi với cái tên thân mật “Ông già Nam bộ” vì những tình cảm gắn bó và sự hiểu biết của ông đối với mảnh đất và con người nơi đây. Vượt qua những khoảng cách về tuổi tác, anh chàng trẻ tuổi tìm được sự đồng cảm, yêu mến của những người bạn lớn bởi chính tình yêu đối với sách và sự trân trọng những giá trị cổ xưa.
Hiện tại, Thuận đang làm việc tại Công ty cổ phần công nghệ truyền thông Tương Lai tại Đồng Tháp. Công việc chính của Thuận là sáng tác tranh, thiết kế các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng, thiết kế và trang trí sân khấu trong các sự kiện, cùng với chủ nhiệm câu lạc bộ Mỹ thuật tại Trung tâm phát triển năng khiếu của công ty. Đồng nghiệp đã quen với hình ảnh “ông cụ” đạp xe đi làm mỗi ngày, ăn cơm lạt, khi rảnh rỗi lại tìm niềm vui nơi thư viện và những hiệu sách cũ. Tuy nhiên có ghé thăm nhà của Thuận mới biết “ông cụ” có cả một gia tài, nên mọi người cũng gọi vui về Thuận là “triệu phú tuổi 23”. Thuận chia sẻ thêm về tình yêu đối với sách của mình: “Một cuốn sách có tuổi hàng trăm năm. Thời gian qua đi không bao giờ trở lại, nhưng dấu ấn của thời gian thì còn đọng trên mỗi trang sách. Sách, cũng có số phận riêng của nó, cũng trải qua bao thăng trầm của lịch sử và việc nó tồn tại đến tận hôm nay cũng là một điều kì diệu. Khi cầm những quyển sách ấy trên tay, cảm giác như được trở ngược về quá khứ, cảm nhận những biến chuyển của cuộc đời qua bàn tay con người sử dụng...”.
Hỏi thêm về ước mơ của Thuận, “triệu phú” cười nói: “Ước mơ mà mình ấp ủ suốt cả thời sinh viên là mở một câu lạc bộ dành cho những người thích đọc sách, đặc biệt là thích sưu tầm sách cổ xưa, nhằm tạo cơ hội giao lưu, trao đổi sách quý giữa những bạn đọc với nhau. Mình nghĩ đây cũng là một nét văn hóa, một thú vui tao nhã, đáng phát huy đối với cả các bạn trẻ ngày nay”.
Thật may mắn, mong muốn đó của Thuận đã được các đồng nghiệp ở công ty ủng hộ nhiệt tình, khi giúp đỡ “ông cụ” tổ chức hội sách và thành lập câu lạc bộ “Sách xưa” nhân một hoạt động lớn của công ty vào dịp Noel. Những ngày cuối tháng 12 này, Thuận và các bạn đồng nghiệp đang tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt câu lạc bộ tại quán cà phê sách Tcoffee (01 Lê Thị Riêng, phường 1, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp). Trước đó, nhóm bạn của Thuận cũng đã liên hệ và nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của nhà văn Trần Quốc Toàn - hội viên Hội nhà văn Việt Nam, hiện đang công tác tại tạp chí Thế Giới Mới, Tp HCM.
Mong rằng những hành động nhỏ sẽ kết tinh thành những kết quả lớn lao, và “triệu phú sách” sẽ thực hiện được điều ấp ủ: chia sẻ kinh nghiệm “làm giàu” của mình với các bạn trẻ bằng cả kho trí tuệ và lịch sử mà mình đang cố công gìn giữ.
Tháng 12 năm 2011
(Ảnh trong bài do tác giả cung cấp)
VanVN.Net - Chiều 23-12-2011 bắt đầu từ 14h00 tại cà phê sách đặt trên tầng thượng tòa nhà cao nhất TP. Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (01 Lê Thị Riêng P.1 TP. Cao Lãnh) sẽ khai mạc phòng trưng bày “sách xưa” nhân ngày ra mắt Câu lạc bộ sách xưa tỉnh này. Ngoài việc được thấy mặt các bản sách xưa mà nhiều bản đã hơn trăm tuổi, khách thưởng lãm còn được nghe chuyện đọc sách, chơi sách từ nhà kiều học Nguyễn Quảng Tuân, “ông già Nam Bộ” Trương Ngọc Tường (người số 2 sau nhà văn Sơn Nam), nhà văn Trần Quốc Toàn người sẽ giới thiệu cuộc thi viết sách cho trẻ em Việt Nam của tổ chức thiện nguyện Room to Read… VanVN.net xin giới thiệu một thành viên sáng lập Câu lạc bộ sách xưa Đồng Tháp trong bài viết dưới đây.
Nguyễn Thanh Thuận bên "gia tài" của mình
“Ông cụ” là biệt danh thân mật mà mọi người đặt cho anh chàng đam mê sách cổ Nguyễn Thanh Thuận, sinh viên vừa tốt nghiệp tại khoa Nghệ thuật trường Đại học Đồng Tháp. Thuận là lớn trong một gia đình có truyền thống hiếu học, ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với những quyển sách quý của ba nẹ, các bác. Thuận kể: ban đầu chỉ xuất phát ở chỗ mình thích chơi với những quyển sách, khi thấy các bác có ý định không sử dụng là mình tìm cách giữ lại ngay, không hiểu sao mình có tình cảm rất đặc biệt với những quyển sách cũ xưa. Thế là từ năm 9, 10 tuổi, anh đã có sở thích sưu tầm sách cổ. Hơn 10 năm nay, Thuận luôn đi “lùng sục”, tìm kiếm và mua lại những cuốn sách, hiện vật ngày trước trên khắp các hiệu sách cũ, các cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Cuốn Tự vị An nam La tinh
Hiện tại, Thuận sở hữu một bộ sưu tập sách cổ lên tới gần 2000 đầu sách. Trong đó có những cuốn như: Tự vị An Nam La Tinh, Ninh Phú xuất bản từ năm 1877, Văn chương Pháp (Études Littéraires), xuất bản tại Pari năm 1877, Đồng âm (Les Synonymes) xuất bản năm 1925,...
Cuốn Văn chương Pháp
Để có được kho sách đó, Thuận đã bỏ ra số tiền hơn 100 triệu, một số tiền không nhỏ với một cậu học sinh bình thường. Theo lời Thuận kể lại, những năm còn là sinh viên Mỹ thuật, trường đại học Đồng Tháp, trang trải chi phí cho việc học đã là rất khó, bỏ tiền và thời gian sưu tầm sách cổ lại là cả một vấn đề. Nên ngoài những lúc học, Thuận cũng tranh thủ đi làm thêm để lấy tiền mua sách, học bổng có được cũng dồn cả vào niềm đam mê sách cổ. Thuận bùi ngùi kể lại, có lần, lúc quá túng tiền để trang trải cho việc học, anh đã bán 1 cuốn sách của Võ Hồng, trên quyển sách có chữ kí của chính tác giả. Chuyện này khiến anh cứ day dứt mãi cho đến bây giờ.
Có lẽ cái tên “ông cụ” đó xuất phát từ cách nói chuyện nghiêm nghị và những vấn đề Thuận bàn tới thường “xưa” và lạ lẫm so với các bạn đồng trang lứa. Thuận ít nói, suốt ngày chỉ cắm cúi làm việc, những người bạn tâm giao của Thuận cũng là những người lớn tuổi. Những lúc rỗi rảnh, Thuận thường trò chuyện với thầy Nguyễn Đắc Hiền, thầy Nguyễn Hữu Hiếu (hiện đang công tác tại Hội Khoa học lịch sử tỉnh Đồng Tháp), mới đây thông qua lời giới thiệu của thầy Hiếu, Thuận còn được làm quen với nhà sưu tập Trương Ngọc Tường – người được mọi người gọi với cái tên thân mật “Ông già Nam bộ” vì những tình cảm gắn bó và sự hiểu biết của ông đối với mảnh đất và con người nơi đây. Vượt qua những khoảng cách về tuổi tác, anh chàng trẻ tuổi tìm được sự đồng cảm, yêu mến của những người bạn lớn bởi chính tình yêu đối với sách và sự trân trọng những giá trị cổ xưa.
Hiện tại, Thuận đang làm việc tại Công ty cổ phần công nghệ truyền thông Tương Lai tại Đồng Tháp. Công việc chính của Thuận là sáng tác tranh, thiết kế các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng, thiết kế và trang trí sân khấu trong các sự kiện, cùng với chủ nhiệm câu lạc bộ Mỹ thuật tại Trung tâm phát triển năng khiếu của công ty. Đồng nghiệp đã quen với hình ảnh “ông cụ” đạp xe đi làm mỗi ngày, ăn cơm lạt, khi rảnh rỗi lại tìm niềm vui nơi thư viện và những hiệu sách cũ. Tuy nhiên có ghé thăm nhà của Thuận mới biết “ông cụ” có cả một gia tài, nên mọi người cũng gọi vui về Thuận là “triệu phú tuổi 23”. Thuận chia sẻ thêm về tình yêu đối với sách của mình: “Một cuốn sách có tuổi hàng trăm năm. Thời gian qua đi không bao giờ trở lại, nhưng dấu ấn của thời gian thì còn đọng trên mỗi trang sách. Sách, cũng có số phận riêng của nó, cũng trải qua bao thăng trầm của lịch sử và việc nó tồn tại đến tận hôm nay cũng là một điều kì diệu. Khi cầm những quyển sách ấy trên tay, cảm giác như được trở ngược về quá khứ, cảm nhận những biến chuyển của cuộc đời qua bàn tay con người sử dụng...”.
Hỏi thêm về ước mơ của Thuận, “triệu phú” cười nói: “Ước mơ mà mình ấp ủ suốt cả thời sinh viên là mở một câu lạc bộ dành cho những người thích đọc sách, đặc biệt là thích sưu tầm sách cổ xưa, nhằm tạo cơ hội giao lưu, trao đổi sách quý giữa những bạn đọc với nhau. Mình nghĩ đây cũng là một nét văn hóa, một thú vui tao nhã, đáng phát huy đối với cả các bạn trẻ ngày nay”.
Thật may mắn, mong muốn đó của Thuận đã được các đồng nghiệp ở công ty ủng hộ nhiệt tình, khi giúp đỡ “ông cụ” tổ chức hội sách và thành lập câu lạc bộ “Sách xưa” nhân một hoạt động lớn của công ty vào dịp Noel. Những ngày cuối tháng 12 này, Thuận và các bạn đồng nghiệp đang tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt câu lạc bộ tại quán cà phê sách Tcoffee (01 Lê Thị Riêng, phường 1, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp). Trước đó, nhóm bạn của Thuận cũng đã liên hệ và nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của nhà văn Trần Quốc Toàn - hội viên Hội nhà văn Việt Nam, hiện đang công tác tại tạp chí Thế Giới Mới, Tp HCM.
Mong rằng những hành động nhỏ sẽ kết tinh thành những kết quả lớn lao, và “triệu phú sách” sẽ thực hiện được điều ấp ủ: chia sẻ kinh nghiệm “làm giàu” của mình với các bạn trẻ bằng cả kho trí tuệ và lịch sử mà mình đang cố công gìn giữ.
Tháng 12 năm 2011
(Ảnh trong bài do tác giả cung cấp)
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn