Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Cử tri mong muốn gì ở đại biểu quốc hội?

Thanh Thảo - 19-05-2011 12:18:59 PM

VanVN.Net - Thực ra, nếu cho “thả ga mong muốn”, thì cử tri mong muốn nhiều lắm ở các đại biểu quốc hội mà mình bầu ra…

Nhưng trên tinh thần thực tế, “liệu cơm gắp mắm”, thì chỉ dám mong các đại biểu quốc hội cần suy nghĩ kỹ để có những phát biểu đích đáng hơn trong các kỳ họp quốc hội, và quan trọng hơn, là đóng góp đích đáng cho việc làm luật, soạn thảo luật và đưa pháp luật vào cuộc sống, xoá bớt quá nhiều “kẽ hở” trong luật như hiện nay. Mong muốn thứ hai là đại biểu khi đã trúng cử rồi đừng xa lánh dân, ngại ngần khi tiếp xúc với cử tri, nhất là khi những cuộc tiếp xúc ấy nằm ngoài chương trình “tiếp xúc cử tri” hằng năm. Khi người dân có những bức xúc muốn được đề đạt lên quốc hội, thì nếu không thông qua cầu nối là đại biểu quốc hội, họ sẽ gửi những thư hay kiến nghị ấy lên thường vụ quốc hội. Nhưng như thế, gánh nặng sẽ được “đẩy lên trên”, trong khi đại biểu quốc hội có nghĩa vụ phải tiếp nhận đơn thư và làm những bước xử lý ban đầu. Ở các nước phát triển, mỗi đại biểu quốc hội đều có hẳn một văn phòng riêng của mình để làm việc, là vì vậy. Đừng biến những cuộc tiếp xúc cử tri theo định kỳ trở thành một việc làm hình thức và không có hiệu quả. Đã vào quốc hội là chấp nhận phải làm việc nhiều hơn, phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn, và góp phần giải quyết những vấn đề trong phạm vị quyền hạn và chức trách của mình.

Lâu nay, có một thực trạng xảy ra trong các kỳ họp quốc hội, là nhiều đại biểu “ngại nói” do thiếu chuẩn bị hay do trình độ không tiếp cận rành rẽ được vấn đề nên không dám nói, sợ sai. Lại có những đại biểu “dám nói” nhưng nói…sai, nhiều khi khiến cử tri phải… ôm bụng cười. Ví dụ như ý kiến cho rằng đường sắt cao tốc “đi liền với chỉ số IQ. Nước nào có chỉ số IQ cao đều có đường sắt cao tốc”. Vị đại biểu này còn hùng hồn dẫn chứng: “Tôi đã đi nhiều nước có đường sắt cao tốc, thấy ở đó phụ nữ đi chợ, trẻ con đi học bằng…tàu hỏa cao tốc”. Những phát biểu kiểu như thế có thể không nhiều, nhưng đã làm giảm lòng tin của cử tri vào đại biểu quốc hội.

Thật khó để đòi hỏi khoá quốc hội nào cũng có những đại biểu thực sự vì dân và đủ trình độ cũng như bản lĩnh để phát biểu một cách thẳng thắn, trung thực, đầy tính xây dựng, đúng vai trò cũng như chức trách của một đại biểu quốc hội đầy trách nhiệm với dân với nước. Những đại biểu như thế không đại diện cho một “nhóm lợi ích” nào cả, mà đại diện cho lợi ích của nhân dân và của quốc gia. Chúng ta cần những đại biểu như vậy. Yêu cầu ấy có quá cao?…

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Các tin mới hơn

Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...

Nhà văn đọc sách  

Giao hưởng – gió Đỗ Quyên

VanVN.Net - Chỉ bấm tính, như trồng cây, để có được tập trường ca này, phải cần nửa đời người. Các tác giả trường ca trước Đỗ Quyên (ĐQ), đều vậy, hoặc hơn. Chưa kể, những trường ca của các bộ ...