VanVN.Net – Nhà thơ Khuất Bình Nguyên (sinh năm 1950), nguyên quán: Sơn Tây, Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Gần 40 năm trước, khi tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Tổng hợp, chàng trai xứ Đoài dù lòng say đắm văn chương song đã vâng lời cha “làm công dân trước khi làm thi sĩ”. Anh đã theo học tiếp ngành Luật rồi chuyển sang công việc nghiên cứu và giám sát việc thi hành pháp luật. Tưởng như làm công việc khô khan đó, duyên nợ văn chương sẽ chẳng còn cơ hội vương vấn, nhưng hóa ra không phải như vậy, “nàng thơ” vẫn luôn ở bên anh, rất âm thầm mà nồng nàn sức quyến rũ… “Bỏ quên trong rừng thu” là tập thơ riêng thứ tư của anh từ năm 2009 đến nay. Bạn đọc của anh đều có chung cảm nhận: những câu thơ dường như mỗi ngày mỗi hay hơn với những cảm nhận tinh tế, sâu lắng về cái đẹp và muôn nỗi nhân gian… VanVN.Net xin trân trọng giới thiệu chùm thơ chọn từ tập thơ này.
Nhà thơ Khuất Bình Nguyên
Hồi ức tháng Tư
Thương nhớ gửi xứ Đoài
Sáo diều cất lên mắt lưới hoàng hôn
Chiều chầm chậm như dây kéo vó
Tháng Tư ráng đỏ bổng lên trời.
Sợi dây diều nối làng tôi
Với khoảng không bao la tiếng sáo
Hoa gạo ươm tơ trắng
Lúa chiêm xanh ân tình
Yếm phơi quên bờ dậu đầy trăng
Vai áo trai làng hơi sương mờ đậm.
Chị tôi lấy chồng xa quê hương
Miền đồi miên man chạc ba cây sắn
Ngai ngái mùi nắng dại
Ba Vì nghiêng gió theo.
Nhớ mẹ già chải tóc bằng tay quên cả lược
Buộc lời thở than dưới cánh diều mơ ước
Lúa chiêm sắm sửa áo phơi đòng.
Như cánh thiên thần kéo nửa đêm cùng rơi
Một nửa gió, nửa sao trời tràn xuống đất
Chiều tháng Tư buộc vào đêm bát ngát
Cánh diều bay ngây ngất một mình
Rơi yên lặng xuống vùng quê dĩ vãng.
Bốn mươi năm rồi tóc chị tôi đã bạc
Cây sắn chạc ba tất tả một đời người
Ba Vì nghiêng núi chẳng đầy mây
Cây đàn thời gian mười hai dây
Sợi tháng Tư vô tình bị đứt...
Xứ Đoài ơi ! Nối lại dây ngày trước
Để buộc làng tôi dưới cánh diều.
Dấu huyền*
Tôi mang năm dấu về quê
Dấu huyền gửi lại bờ đê bên này
Tôi đi qua tháng qua ngày
Sông xa, bến lạ đò đầy đò nghiêng
Thời gian ngồi chật mạn thuyền
Sông xưa bồi lở sắc huyền mải mê
Xứ Đoài quê gọi về quê
Dấu huyền chẳng có tôi về trong mơ.
________________________
* Tiếng Việt có 6 dấu giọng
Người Sơn Tây để chìm dấu huyền trong giọng nói.
Suối Yến chùa Hương
Hoa gạo chờ chưa nở
Suối đã trong hết mình
Giữa ồn ào cõi Phật
Tìm thấy mình lặng thinh.
Người, Xuân đi trẩy hội
Đò vơi chen đò đầy
Đền giải oan ai đợi
Phật kịp về đến nơi.
Người đi người ở lại
Đò đầy níu đò vơi
Mưa Xuân giăng ngang núi
Giọt Thiền rơi lưng trời.
Bao nhiêu người đi hội
Tháng năm theo dòng trôi
Đò đưa người thuở trước
Giờ nhấp nhô chân trời.
Hoa gạo rụng mái chùa
Ngọn nến thời gian rỏ
Giọt năm liền giọt tháng
Bấy nhiêu rơi kiếp người.
Tháng ba hoa gạo nở
Phật thắp nến đỏ trời
Suối đưa người đi hội
Xanh một đời suối ơi!
Màu xưa
Hoa Sưa* nở trắng vườn xưa
Nắng mưa ngày cũ bốn mùa gió bay
Lãng quên đâu dễ giãi bày
Kinh thành lá rụng một ngày bâng khuâng.
Thế gian dâu bể vẫy vùng
Trăm năm đèn sách một dòng đầy vơi.
Sưa này vẫn của xưa thôi
Trắng như mây trắng giữa trời xưa bay
Cuối xuân hoa nở rơi đầy
Có người đến nhặt gió lay bạc đầu
Phải người năm cũ bấy lâu
Trồng cây Sưa để ươm màu thời xưa.
Thu buồn cách trở nghìn năm
Qua cửa chùa Trấn Quốc
Gặp trời nước Hồ Tây
Xanh một nghìn năm tuổi
Chìm nổi đời gió mây
Chưa hết lời nông nổi
Qua cửa chùa Trấn Quốc
Phật bước qua nghìn năm
Thu vừa ở bên này
Buồn sang nghìn năm trước
Nước mặt hồ đầy mây.
Chạm tay vào quá khứ
Nhựa ứa trào mầm cây
Thu qua ngàn cách trở
Đời ta bình yên mây.
Vũ điệu trống đồng
Không ai đúc trống đồng dùng cho ngày nay nữa
Chim lạc vẫn bay theo hướng mặt trời
Trên mặt trống đồng vũ điệu ngược thời gian*
Mấy nghìn năm cánh chim không mỏi
Hối hả nhịp chày giã gạo cầm tay
Thuyền gỗ dài khoan thai
Ai đứng nghiêng vì gió thổi
Cuộc hội ngộ muôn đời giữa mặt trời và cóc
Lúa chín vàng châu thổ ngấn phù sa
Bốn phương mưa thuận gió hòa
Xoay ngược hướng mặt trời
Ước vọng loài người trẻ mãi tuổi đôi mươi
Không ai đúc trống đồng dùng cho ngày mai nữa
Chim Lạc vẫn bay theo hướng mặt trời.
Lời nhắn gửi tình yêu cuộc sống
Trống đồng lăn dưới đất mấy nghìn năm.
___________________________
* Các hình vẽ trên trống đồng theo chiều ngược kim đồng hồ.
Bỏ quên trong rừng Thu
Có một thành phố nhỏ
Sợ loài người bỏ quên
Giữa rừng Thu lá đổ
Nấm ngủ quên trong cỏ
Người thức giấc đi tìm
Gặp tuổi thơ xa nhớ
Mắt mở tròn lặng im.
Ngọn nến đợi trước nhà
Sóng sánh chiều Thu lạnh
Bao nhiêu là xưa xa.
Lung linh trăm ngọn nến
Trên nấm mồ cổ xưa
Góc giáo đường cô quạnh.
Ai chạm vào mùa Thu
Để lá cành buông lửa
Ai chạm vào ánh mắt
Để mùa Thu xa vời.
Suốt đời cưu mang ta
Những mái nhà, ô cửa
Sợ loài người không nhớ
Số nhà không đổi thay.
Bỏ quên trong rừng Thu
Những lối mòn cỏ rối
Bao nhiêu là nông nổi
Sợ loài người lạc lối
Nấm đội ô đi tìm.
Vaxholm, 1995
Ký sự La Phù*
Từ Tu Vũ đến La Phù
Sông Đà chảy như có ý chờ các quả đồi xuống bến
Cứ nghĩ mảnh đất nhỏ này mặt trời không chiếu đến
Sông chảy về xuôi chẳng dừng lại bao giờ.
Bên kia Ba Vì soi xuống dòng sông
Bóng núi mây trời xác nhận nơi này đã qua nghìn tuổi
Những ngọn đồi thấp bao đời chạy mãi
Chạy trong sự tĩnh lặng lạ thường mấy mươi thế hệ
Không hiểu vì sao chẳng đến được bến bờ
Để lại những con đường mòn cỏ ướt bâng khuâng
Bên dòng sông mênh mông mây trắng
Tiếng hát ví lượt là
Nhờ ánh trăng mà ra được giữa dòng trăng.
Những đứa trẻ sơ sinh cắt rốn bằng cật nứa
Mẹ Âu Cơ ra đi từ dạo ấy chưa về*.
Mảnh đất nhỏ ven sông này nếm trải bao dâu bể
Các thời đại ghi dấu ấn của mình bằng trăm lần thay đổi cách gọi tên
Chốn xưa cũ cha làm phu gánh muối
Lần lữa trôi qua nước sông Đà chảy chậm cuối Thu.
Nhớ thời trai trẻ dừng lại ở đây cùng bạn bè ghi câu thôn dã
Tục hát ví đêm trăng trên thuyền ngược sông Đà
Phù sa nhạt nhoà câu hát lặn về đâu.
Mùa hạ này qua đây mây chiều mưa
Giăng qua dòng sông Đà
Mắc vào đỉnh đồi chen lấn cây sơn, cây trẩu
Cứ nghĩ mấy trăm năm nơi này yên bình không thay đổi
Đợi mẹ Âu Cơ xiêm áo trở về...
Câu dân ca như bóng đò ngang mang mác nước
Suốt cuộc đời chẳng sang được dòng sông...
La Phù, 2011
____________________
* La Phù: Huyện lỵ Thanh Thuỷ, Phú Thọ.
Tục truyền là nơi sống của Âu Cơ, trước khi lấy Lạc Long Quân làm chồng
Bức thư bị đốt ngày 49
Tuổi của Thư là 10 năm chiến tranh
35 năm hòa bình
49 ngày sau giờ anh ngừng thở
Anh chẳng kịp bảo tôi đốt hay đừng đốt
Không của riêng anh, Thư của một thời...
Tuổi của Thư già nửa đời người lính
10 năm ngang dọc chiến trường
Cùng anh sốt rừng cơn còn mất
Bom vùi, đạn xé mấy vết thương
Không tục lụy chỉ bóng hình xa khuất
Con đường chiến tranh ai tính dặm trường.
Người viết Thư từ lâu đã qua đò ngang một dòng sông
Thư ngày xưa theo anh ra trận
Ngày chót ở chiến trường thời gian như viên đạn bay ra nòng súng
Hòa bình rồi chưa cạn nước bi đông.
35 năm sau Thư anh còn giữ
Ba lô con cóc đựng đầy 10 năm chiến tranh
Anh chẳng kịp bảo tôi đốt hay đừng đốt
Quá khứ bâng khuâng quá khứ chẳng sinh thành.
Ngày 49 anh về với đất
Không của riêng anh, Thư của một thời
10 năm chiến trường trang đời bi tráng nhất
Sao đốt Thư này hỡi ngọn khói ơi!
Viết theo một giấc mơ.
VanVN.Net – Nhà thơ Khuất Bình Nguyên (sinh năm 1950), nguyên quán: Sơn Tây, Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Gần 40 năm trước, khi tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Tổng hợp, chàng trai xứ Đoài dù lòng say đắm văn chương song đã vâng lời cha “làm công dân trước khi làm thi sĩ”. Anh đã theo học tiếp ngành Luật rồi chuyển sang công việc nghiên cứu và giám sát việc thi hành pháp luật. Tưởng như làm công việc khô khan đó, duyên nợ văn chương sẽ chẳng còn cơ hội vương vấn, nhưng hóa ra không phải như vậy, “nàng thơ” vẫn luôn ở bên anh, rất âm thầm mà nồng nàn sức quyến rũ… “Bỏ quên trong rừng thu” là tập thơ riêng thứ tư của anh từ năm 2009 đến nay. Bạn đọc của anh đều có chung cảm nhận: những câu thơ dường như mỗi ngày mỗi hay hơn với những cảm nhận tinh tế, sâu lắng về cái đẹp và muôn nỗi nhân gian… VanVN.Net xin trân trọng giới thiệu chùm thơ chọn từ tập thơ này.
Nhà thơ Khuất Bình Nguyên
Hồi ức tháng Tư
Thương nhớ gửi xứ Đoài
Sáo diều cất lên mắt lưới hoàng hôn
Chiều chầm chậm như dây kéo vó
Tháng Tư ráng đỏ bổng lên trời.
Sợi dây diều nối làng tôi
Với khoảng không bao la tiếng sáo
Hoa gạo ươm tơ trắng
Lúa chiêm xanh ân tình
Yếm phơi quên bờ dậu đầy trăng
Vai áo trai làng hơi sương mờ đậm.
Chị tôi lấy chồng xa quê hương
Miền đồi miên man chạc ba cây sắn
Ngai ngái mùi nắng dại
Ba Vì nghiêng gió theo.
Nhớ mẹ già chải tóc bằng tay quên cả lược
Buộc lời thở than dưới cánh diều mơ ước
Lúa chiêm sắm sửa áo phơi đòng.
Như cánh thiên thần kéo nửa đêm cùng rơi
Một nửa gió, nửa sao trời tràn xuống đất
Chiều tháng Tư buộc vào đêm bát ngát
Cánh diều bay ngây ngất một mình
Rơi yên lặng xuống vùng quê dĩ vãng.
Bốn mươi năm rồi tóc chị tôi đã bạc
Cây sắn chạc ba tất tả một đời người
Ba Vì nghiêng núi chẳng đầy mây
Cây đàn thời gian mười hai dây
Sợi tháng Tư vô tình bị đứt...
Xứ Đoài ơi ! Nối lại dây ngày trước
Để buộc làng tôi dưới cánh diều.
Dấu huyền*
Tôi mang năm dấu về quê
Dấu huyền gửi lại bờ đê bên này
Tôi đi qua tháng qua ngày
Sông xa, bến lạ đò đầy đò nghiêng
Thời gian ngồi chật mạn thuyền
Sông xưa bồi lở sắc huyền mải mê
Xứ Đoài quê gọi về quê
Dấu huyền chẳng có tôi về trong mơ.
________________________
* Tiếng Việt có 6 dấu giọng
Người Sơn Tây để chìm dấu huyền trong giọng nói.
Suối Yến chùa Hương
Hoa gạo chờ chưa nở
Suối đã trong hết mình
Giữa ồn ào cõi Phật
Tìm thấy mình lặng thinh.
Người, Xuân đi trẩy hội
Đò vơi chen đò đầy
Đền giải oan ai đợi
Phật kịp về đến nơi.
Người đi người ở lại
Đò đầy níu đò vơi
Mưa Xuân giăng ngang núi
Giọt Thiền rơi lưng trời.
Bao nhiêu người đi hội
Tháng năm theo dòng trôi
Đò đưa người thuở trước
Giờ nhấp nhô chân trời.
Hoa gạo rụng mái chùa
Ngọn nến thời gian rỏ
Giọt năm liền giọt tháng
Bấy nhiêu rơi kiếp người.
Tháng ba hoa gạo nở
Phật thắp nến đỏ trời
Suối đưa người đi hội
Xanh một đời suối ơi!
Màu xưa
Hoa Sưa* nở trắng vườn xưa
Nắng mưa ngày cũ bốn mùa gió bay
Lãng quên đâu dễ giãi bày
Kinh thành lá rụng một ngày bâng khuâng.
Thế gian dâu bể vẫy vùng
Trăm năm đèn sách một dòng đầy vơi.
Sưa này vẫn của xưa thôi
Trắng như mây trắng giữa trời xưa bay
Cuối xuân hoa nở rơi đầy
Có người đến nhặt gió lay bạc đầu
Phải người năm cũ bấy lâu
Trồng cây Sưa để ươm màu thời xưa.
Thu buồn cách trở nghìn năm
Qua cửa chùa Trấn Quốc
Gặp trời nước Hồ Tây
Xanh một nghìn năm tuổi
Chìm nổi đời gió mây
Chưa hết lời nông nổi
Qua cửa chùa Trấn Quốc
Phật bước qua nghìn năm
Thu vừa ở bên này
Buồn sang nghìn năm trước
Nước mặt hồ đầy mây.
Chạm tay vào quá khứ
Nhựa ứa trào mầm cây
Thu qua ngàn cách trở
Đời ta bình yên mây.
Vũ điệu trống đồng
Không ai đúc trống đồng dùng cho ngày nay nữa
Chim lạc vẫn bay theo hướng mặt trời
Trên mặt trống đồng vũ điệu ngược thời gian*
Mấy nghìn năm cánh chim không mỏi
Hối hả nhịp chày giã gạo cầm tay
Thuyền gỗ dài khoan thai
Ai đứng nghiêng vì gió thổi
Cuộc hội ngộ muôn đời giữa mặt trời và cóc
Lúa chín vàng châu thổ ngấn phù sa
Bốn phương mưa thuận gió hòa
Xoay ngược hướng mặt trời
Ước vọng loài người trẻ mãi tuổi đôi mươi
Không ai đúc trống đồng dùng cho ngày mai nữa
Chim Lạc vẫn bay theo hướng mặt trời.
Lời nhắn gửi tình yêu cuộc sống
Trống đồng lăn dưới đất mấy nghìn năm.
___________________________
* Các hình vẽ trên trống đồng theo chiều ngược kim đồng hồ.
Bỏ quên trong rừng Thu
Có một thành phố nhỏ
Sợ loài người bỏ quên
Giữa rừng Thu lá đổ
Nấm ngủ quên trong cỏ
Người thức giấc đi tìm
Gặp tuổi thơ xa nhớ
Mắt mở tròn lặng im.
Ngọn nến đợi trước nhà
Sóng sánh chiều Thu lạnh
Bao nhiêu là xưa xa.
Lung linh trăm ngọn nến
Trên nấm mồ cổ xưa
Góc giáo đường cô quạnh.
Ai chạm vào mùa Thu
Để lá cành buông lửa
Ai chạm vào ánh mắt
Để mùa Thu xa vời.
Suốt đời cưu mang ta
Những mái nhà, ô cửa
Sợ loài người không nhớ
Số nhà không đổi thay.
Bỏ quên trong rừng Thu
Những lối mòn cỏ rối
Bao nhiêu là nông nổi
Sợ loài người lạc lối
Nấm đội ô đi tìm.
Vaxholm, 1995
Ký sự La Phù*
Từ Tu Vũ đến La Phù
Sông Đà chảy như có ý chờ các quả đồi xuống bến
Cứ nghĩ mảnh đất nhỏ này mặt trời không chiếu đến
Sông chảy về xuôi chẳng dừng lại bao giờ.
Bên kia Ba Vì soi xuống dòng sông
Bóng núi mây trời xác nhận nơi này đã qua nghìn tuổi
Những ngọn đồi thấp bao đời chạy mãi
Chạy trong sự tĩnh lặng lạ thường mấy mươi thế hệ
Không hiểu vì sao chẳng đến được bến bờ
Để lại những con đường mòn cỏ ướt bâng khuâng
Bên dòng sông mênh mông mây trắng
Tiếng hát ví lượt là
Nhờ ánh trăng mà ra được giữa dòng trăng.
Những đứa trẻ sơ sinh cắt rốn bằng cật nứa
Mẹ Âu Cơ ra đi từ dạo ấy chưa về*.
Mảnh đất nhỏ ven sông này nếm trải bao dâu bể
Các thời đại ghi dấu ấn của mình bằng trăm lần thay đổi cách gọi tên
Chốn xưa cũ cha làm phu gánh muối
Lần lữa trôi qua nước sông Đà chảy chậm cuối Thu.
Nhớ thời trai trẻ dừng lại ở đây cùng bạn bè ghi câu thôn dã
Tục hát ví đêm trăng trên thuyền ngược sông Đà
Phù sa nhạt nhoà câu hát lặn về đâu.
Mùa hạ này qua đây mây chiều mưa
Giăng qua dòng sông Đà
Mắc vào đỉnh đồi chen lấn cây sơn, cây trẩu
Cứ nghĩ mấy trăm năm nơi này yên bình không thay đổi
Đợi mẹ Âu Cơ xiêm áo trở về...
Câu dân ca như bóng đò ngang mang mác nước
Suốt cuộc đời chẳng sang được dòng sông...
La Phù, 2011
____________________
* La Phù: Huyện lỵ Thanh Thuỷ, Phú Thọ.
Tục truyền là nơi sống của Âu Cơ, trước khi lấy Lạc Long Quân làm chồng
Bức thư bị đốt ngày 49
Tuổi của Thư là 10 năm chiến tranh
35 năm hòa bình
49 ngày sau giờ anh ngừng thở
Anh chẳng kịp bảo tôi đốt hay đừng đốt
Không của riêng anh, Thư của một thời...
Tuổi của Thư già nửa đời người lính
10 năm ngang dọc chiến trường
Cùng anh sốt rừng cơn còn mất
Bom vùi, đạn xé mấy vết thương
Không tục lụy chỉ bóng hình xa khuất
Con đường chiến tranh ai tính dặm trường.
Người viết Thư từ lâu đã qua đò ngang một dòng sông
Thư ngày xưa theo anh ra trận
Ngày chót ở chiến trường thời gian như viên đạn bay ra nòng súng
Hòa bình rồi chưa cạn nước bi đông.
35 năm sau Thư anh còn giữ
Ba lô con cóc đựng đầy 10 năm chiến tranh
Anh chẳng kịp bảo tôi đốt hay đừng đốt
Quá khứ bâng khuâng quá khứ chẳng sinh thành.
Ngày 49 anh về với đất
Không của riêng anh, Thư của một thời
10 năm chiến trường trang đời bi tráng nhất
Sao đốt Thư này hỡi ngọn khói ơi!
Viết theo một giấc mơ.
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn