VanVN.Net - Bàn phím Đỗ Bích Thúy vẫn thủy chung với miền núi dù đến nay chị đã sống ở Hà Nội lâu hơn và đến chùm ba truyện này chúng ta hiểu thêm, đó còn là miền thẩm mỹ của chị. Văn minh đã ùa về đây với đại diện là chiếc xe máy Tàu mầu đỏ chót, nó đã làm cô Kía ngất ngây mỗi lần ngồi sau vi vu về chợ và cô liền nhầm lẫn đó là tình yêu; chỉ đến khi một chàng trai miền núi khỏe khoắn trên lưng con tuấn mã đến nhà thì tình yêu đích thực mới bừng dậy làm má Kía đỏ rực. Có lẽ chỉ với người sống ở những mỏm núi cao mới còn xử sự như đứa gái của Hầu Thìa Nhò, vẫn yêu thương y nhưng dứt khoát quay lưng dù y chặt ngón tay thề cai. Miền núi không chỉ là nơi thích hợp cho cái éo le trái khoáy là mang con bò đi kiếm đứa con trai nối dõi của vợ chồng lão Tráng A Sình tồn tại mà còn phủ lên nó một lớp sương mờ khiến thăm thẳm thêm tình chồng vợ, tình người. Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy mãnh liệt mà không thô bạo, giản dị nhưng chí cốt; văn Đỗ Bích Thúy đang hay...
Nhà văn Đỗ Bích Thúy
TRÁNG A KHÀNH
Bà Vá dùng mấy ngọn trúc để quét mạng nhện, miệng lẩm bẩm:
Năm cũ qua đi, năm mới sắp tới/ Tôi quét, không quét hồn vía bố mẹ, con cái cả nhà/ Tôi quét, không quét hồn vía vàng bạc châu báu/ Không quét hồn vía lúa ngô/ Tôi quét, chỉ quét đi ốm đau, bệnh tật/ Quét đi tiếng kêu rên than khóc/ Quét đi lời xấu tiếng gở/ Quét đi ngựa vằn khăn tang/ Quét đi mọi điều xấu xa/ Quét xuống hang sâu, quét ra biển cả thật xa/ để mãi tìm không thấy, lần không ra/ sâu bướm nở cũng không tới…(*)
Miệng nói, bụng nghĩ, tay làm, mong sao đàn bò qua được mùa đông, sang năm mới đẻ thêm vài con bê; mong sao đôi tay mình còn nhanh nhẹn, đôi chân mình còn cứng cáp để lên nương trồng ngô; mong sao ngô trồng xuống rồi thì mau ra bắp, bắp ra rồi thì nhiều hạt, hạt về gác bếp rồi thì đừng mối mọt, có thế mới yên tâm có phần để dành cho thằng Khành kiếm vợ về. Vừa quét xong cái mạng nhện cuối cùng ngay trên cửa chính thì có người tới.
- Bác Vá à?
- Phải rồi. Ai đến chơi cuối năm thế?
- Có việc mới đến, chẳng chơi đâu bác à.
- Có việc gì thì cũng vào nhà đã. Uống bát rượu nhé, rượu vừa cất đấy, còn hơi nóng nữa.
- Được thế thì tốt quá.
Người đàn ông chừng hơn bốn mươi, dáng cao lớn, cúi đầu bước qua cửa. Tự tìm ghế ngồi, tự xoay cây củi to trong bếp cho nó cháy đều. Cây củi to, than rất đượm, than không vỡ thì năm tới lưỡi cày lưỡi bừa sẽ không bị gãy, dù cho có vấp thẳng vào đá.
Người đàn ông uống hết nửa bát rượu nóng thì bắt đầu nói. Chậm chạp và lưu loát, tỉnh táo. Chỉ có người nghe là chết điếng.
Ông ta nói, xin bà cho thằng Tráng A Khành sang bên kia núi thăm một người. Phải, chính là thằng Tráng A Khành – con trai bà.
Vì cái người ấy sắp chết rồi. Bị một cái u ở bụng, khi anh y sĩ biên phòng đưa xuống bệnh viện tỉnh, tỉnh đưa về trung ương, thì cái u đã “ăn” hết những thứ khác, trung ương trả về tỉnh, tỉnh trả về huyện, huyện cho xe đưa về đến đầu xã, rồi xã gọi thanh niên ra khiêng về. Về đến nhà gần như không nói được nữa, chỉ làm được một việc duy nhất là lần tay xuống dưới gối, lấy ra một cái mũ. Cái mũ của trẻ mới đẻ, có một chùm tua rua bằng len màu đỏ.
Cái mũ ấy vốn của thằng Tráng A Khành.
Tráng A Khành đang cắt tiết một con gà trống rất to, cái mào của nó đỏ rực, nặng như muốn rụng đến nơi. Con gà này để cúng thần chủ quản, tí nữa Khành sẽ dùng tiết của nó vẩy lên chỗ trú ngụ của thần và nhổ máy chiếc lông cổ gà dán lên đấy nữa. Khành làm rất cẩn thận, thành thạo.
Bà Vá ngồi yên một chỗ nhìn con.
Lại nhìn cái ghế ông khách vừa ngồi. Nhìn bát rượu ông ấy đã uống sạch. Nhìn cái gộc củi ông ấy vừa xoay trong bếp lò.
Lại nghĩ đến người sắp chết. Lại nghĩ thằng Khành năm nay mới bắt đầu lớn, vai bắt đầu nổi bắp và gan bàn chân thì đang dày lên, hai cánh tay cũng chi chít sẹo.
Ông khách khi nãy nói: Bà cứ coi như cho bên này mượn nó một lần thôi. Mượn rồi trả ngay, muộn nhất là sau giao thừa, nó vẫn kịp về xông nhà.
Cho mượn ư. Mượn như người ta vẫn thường mượn bò của nhà hàng xóm để cày cho xong vạt nương trong một buổi ư?
Rồi bà lại nhớ tới ông Sình. Nhắm mắt rồi, còn một hơi thở cuối cùng, ông nói nốt: Thằng Khành là con bà, giống như tôi chỉ có bà là vợ, bà vợ già ạ.
Trời đã tối hẳn. Bà chống gối đứng dậy, vào buồng sắp cho thằng Khành một bộ quần áo, đèn pin, mũ, thêm một chiếc khăn nữa, và hai tờ mười nghìn giấu rất kĩ dưới đáy hòm.
Xong, bà gọi con vào:
- Con đi với cái ông đang đứng đợi ở cổng, sang bên kia núi, xong việc thì về.
Khành đứng trân trân nhìn bà:
- Muộn thế này rồi, mẹ còn muốn con đi đâu?
- Có một người sắp chết, trước khi chết nhất định phải gặp con. Nếu con không đến thì họ đi rồi mà hồn còn ở lại, người già, trẻ con sẽ ốm hết, bệnh hết.
- Nhưng người ấy là ai? Sao phải gặp con?
- Cứ đi rồi sẽ biết. Chỉ vượt qua đỉnh Chí Sán kia là biết. Nhanh chân lên nhé.
Khành nhìn gương mặt tái nhợt của mẹ, đứng như dính chặt xuống nền nhà.
Bà Vá đeo cái túi vải chéo qua cổ Khành, đẩy nó ra khỏi cửa.
Khành không biết, nó được sinh ra trên đời này nhờ một con bò.
Khi Tráng A Sình dắt con bò ra khỏi cổng, trước khi khép cánh cổng gỗ đã bắt đầu mục nát ông còn ngoái cổ lại:
- Tôi sẽ mang về trả bà một thằng con trai.
Một năm sau, ông mang về một thằng con trai thật. Thằng bé ấy là Tráng A Khành. Cháu đích tôn của dòng họ Tráng ở Sán Séo Tỷ.
Một con bò đổi được một thằng cháu đích tôn, cũng không có gì đắt. Mọi người chép miệng bảo thế.
Tại sao ông Sình lại có thể đổi một con bò lấy một đứa con trai?
Ông Sình đi đám cưới ở Há Súng. Chú rể là con trai người bạn thân nhất của ông thuở nhỏ. Bạn cũ gặp nhau, hai người hai bên, ở giữa là đĩa thịt dê luộc to tướng, với một hàng chai rượu trắng, đưa qua mũi đã muốn say. Lúc con trai, con dâu đã tắt đèn vật nhau huỳnh huỵch, bạn mới nói: Phải có con trai mới được.
- Không có con trai, mình chết mình thành ma đói ngay.
- Nhưng không có con trai được, cố mười năm rồi, sắp thành miếng thịt trong nồi thắng cố rồi cũng có được gì đâu. Lại thương bà vợ già, không bỏ được.
- Cần gì bỏ, cứ để đấy vẫn dùng được mà, tôi biết có một chỗ chỉ một con bò là xong thôi.
Tiếng vật nhau huỳnh huỵch, hình như cả hai còn rơi cả xuống nền đất, vẫn vọng qua bức tường trình dày cộp nghe như tiếng trống đánh trong chăn. Chỉ tuổi trẻ mới làm được điều ấy, chứ còn ông, như bà vợ già hay nói: “ngáp ngáp mấy cái là xong”.
Bà vợ già đã mấy lần nói: Để tôi tìm cho ông một đứa gái nhé. Cứ để nó đẻ, tôi nuôi cho. Nhưng ông không nghe. Ông thương bà vợ già, gọi là vợ già nhưng cặp má vẫn hây hây, bầu ngực căng tròn, cái bụng mềm và đôi cánh tay cũng mềm, người khiến ông sau mười bốn năm vẫn chưa hết si mê. Ông không gật đầu được.
Nhưng đúng là chưa bao giờ ông nghe rõ đến như vậy tiếng vật nhau của đứa trai, đứa gái trẻ tuổi. Rồi chẳng mấy chốc tiếng trẻ con khóc váng lên, sẽ làm nứt cả những viên ngói âm dương hàng trăm năm tuổi, như một cây ngô ra bắp, rồi bắp lại gieo thành ngô.
Vì tiếng vật nhau của hai đứa trẻ tuổi, ông đồng ý mang một con bò đi đổi, quyết để cây ngô nhà ông ra bắp rồi còn lấy bắp để gieo thành ngô. Trong nhà không còn nghe tiếng vật huỳnh huỵch nữa thì đúng là sắp thành nhà không có chủ rồi. Sao bây giờ ông mới nghĩ ra nhỉ
Và ông mang con bò đi thật. Thậm chí bà vợ già còn chọn cho ông con bò đẹp nhất đàn, con bò vàng có cái đốm nâu giữa trán, tiễn ông tới tận chân núi Chí Sán, còn đứng nhìn theo ông mãi. Ông cũng vừa dắt bò vừa ngoái lại nhìn vợ. Từ rất xa vẫn nhìn thấy tấm váy dày bị gió thổi xoè ra rực rỡ. Nhưng cũng từ xa, ông không nhìn thấy trên hai gò má hây hây hồng có những giọt nước mắt đang nối nhau chảy.
Bà ngồi phệt ở cửa chuồng bò, nhìn chỗ buộc dây của con bò vừa được dắt đi. Bà ngồi ở đấy đến khi tối mịt, khi đàn lợn trong chuồng lên cơn đói, gào như bị chọc tiết mới vịn thang chuồng bò đứng dậy.
Thằng Khành và ông cậu nó đã đi một lúc lâu. Nghĩ thế nào, bà vùng dậy, mặc thêm áo, quàng thêm khăn vào cổ, cầm đèn pin, gọi con chó, chạy theo.
Khi bà đến chân núi Chí Sán thì ánh đèn pin của hai chú cháu đã lập loè tít trên đỉnh núi.
Bà đi trước, con chó đi sau. Có lúc nó vụt lên trước, hít hít, giơ chân đái một bãi, đứng lại chờ bà, rồi lại chạy vụt lên. Con chó này, ông Sình mang về cho thằng Khành lúc nó hai tuổi.
Bốn tuổi, thằng Khành nhanh như một con sóc, leo cây bắt chim, rơi tõm xuống vực. Bảy, tám người đàn ông mất một ngày mới tìm được nó. Như một miếng thịt bị dần trước khi quẳng vào chảo, nó mềm nhũn, gẫy một chân, sứt một tai. Phải mấy tháng trời bó thuốc mới đi lại được. Từ khi bị ngã, lúc nào nó cũng nằm trên lưng bà, ôm cổ bà, gối đầu vào gáy bà. Bà phải lấy một cái dây dài, buộc cái chân bị gãy của nó, vòng trước bụng, treo lên cổ cho đỡ va quệt. Bà đi nương nó trên lưng, bà nấu cám lợn nó trên lưng, bà xuống suối tắm nó cũng vẫn dính chặt trên lưng, hễ bỏ xuống là nó khóc váng tai.
Rồi đến lúc nó thay răng, cái răng cửa dưới rụng đầu tiên, bà ném lên mái ngói, nó bò lên, quyết tìm bằng được, không thấy lại không dám xuống, ngồi thu lu trên ấy đợi bà đi nương về trèo lên cõng xuống.
Vừa leo dốc bà vừa nghĩ, nếu không có thằng con trai này không biết những năm qua bà sống thế nào. Bà vẫn nhớ ngày đầu tiên ông chồng già mang thằng bé về. Nó nằm còng queo, bé tí trong quẩy tấu, hai má đỏ như táo chín, tóc vàng hoe lơ thơ mấy sợi bên dưới cái mũ vải thêu hoa. Đêm đầu tiên, bà ôm chăn, leo lên gác. Ông Sình ôm con lúc nằm, lúc ngồi, lúc chồm hổm trên giường, nửa đêm nó khóc quá, thì ông bế nó đi vòng quanh nhà, vừa đi vừa ư ư dỗ. Càng dỗ, thằng bé càng khóc. Cuối cùng thì bà phải dò dẫm mò xuống, thổi bếp cho ngọn lửa bùng lên, rồi bế lấy thằng bé. Bà vạch tấm chăn ra, ôi thôi, nó đã đái dầm, cả đi bậy từ lúc nào, hai cái mông bé tí vừa ướt vừa bẩn. Loay hoay mãi rồi bà cũng rửa xong cho nó, thằng bé thôi khóc, mút môi chùn chụt. Rồi nó rúc vào ngực bà, rúc mãi, như một con chó con rúc vào bụng mẹ. Bà run rẩy vạch áo ra, nó như vồ lấy bầu ngực chưa một lần tiết sữa, nó mút hóp cả má. Bà đau, nó cũng đau, không có sữa, lại khóc toáng lên. Bà không bỏ mặc nó được, đến như con bò mẹ ngã xuống vực, bỏ lại con, mà bà còn không bỏ mặc được, nói gì một con người.
Cho đến giờ, mỗi khi nhìn thấy thằng Khành ngồi ăn ngon lành bát mèn mén chan canh rau cải, bà lại thấy ran rát nơi đầu ngực. Vậy mà bà phải trả nó về cho người đàn bà ấy sao?
Khi ông Sình tháo dây buộc bò, bà còn nói:
- Ông sang bên ấy, muốn ở lại cũng được.
Ông Sình nhìn bà không chớp mắt:
- Bà nói thật đấy à?
Bà gật gật. Cổ họng nghẹn ứ.
- Bà không tiếc à?
Bà không trả lời. Tiếc gì chứ. Cái thứ vẫn là của mình bao nhiêu năm tự dưng không còn là của mình nữa, mình không được dùng nữa, không được dùng vì nó thích mang cho đứa khác dùng, không nên tiếc.
Như hiểu hết bà đang nghĩ gì, ông Sình nói:
- Cái gì của bà vẫn là của bà, tôi chỉ mang đi dùng tạm vào việc khác ít ngày thôi.
Ít ngày ấy là ba trăm bốn mươi sáu ngày.
Ông Sình không vui được mấy với niềm vui của một ông bố. Thằng Khành lên bốn tuổi thì ông chết vì bục dạ dày. Cứ tưởng rượu làm liền được vết loét trong dạ dày nên càng đau ông càng uống, cho đến lúc nó bục ra như cái túi đựng gạo bị rách, thì không cứu được nữa. Nhưng ông được chết thoải mái, vì đã có một thằng con trai, lại có một bà vợ tốt, nuôi được thằng con trai ấy, trong nhà lại đã có sẵn một đàn bò hơn 10 con, với một đàn dê đông gấp mấy lần chỗ ấy nữa.
Từ khi ông Sình chết, bà chỉ có thằng Khành, thằng Khành cũng chỉ có bà. Nó ngày càng cao lớn, vững chãi, tự biết kiếm việc nặng làm thay mẹ, tự biết có miếng ăn ngon phải nhường cho mẹ, tự biết chưa xong việc nhà thì dù có gái đẹp đứng thập thò ngoài bờ rào đá cũng không được nhảy tót ra khỏi cổng.
Chỉ có một điều thằng Khành không hề biết, đó là nó được đổi về bằng một con bò. Ngày ấy bà đã tự hỏi: Nếu cái người đàn bà kia cứ đẻ một đứa con lại đổi được một con bò, thì chắc đàn bò của bà ta phải đông lắm. Bà lại nghĩ đến con gà mái nhà mình, nghỉ được vài hôm lại cục tác váng cả đầu, có thêm một quả trứng. Hoá ra trên đời lại có người chả làm gì, chỉ đẻ và lấy bò về, lạ thế chứ!
Con chó đã dừng lại ở một cánh cổng gỗ khép hờ như có ý chờ bà. Chắc nó chạy theo hơi thằng Khành nên dẫn bà đi rất đúng đường. Bà đứng ngần ngừ hồi lâu trước cánh cổng đen thẫm. Đêm ba mươi rất tối trời, sở dĩ bà còn lò dò đi được là nhờ con đường nhỏ dẫn lên căn nhà có rải đá trắng, chứ còn chiếc đèn thì đã hết pin từ lúc lên tới đầu dốc. Trong nhà có vài bóng người đi đi lại lại, đèn thắp hai cái, một trong nhà, một treo ngoài mái hiên thấp lè tè.
Lần tay vào trong túi vải đeo bên hông, lấy ra chiếc áo tà pủ bé tí vẫn còn thơm mùi vải và xanh màu chàm, bà dứt khoát bước vào.
Đắp chiếc chăn vải hoa con công ngang cằm, người nằm trên giường trông như một đứa trẻ. Mặt mũi nhăn nhúm có lẽ vì chịu đựng cơn đau quá dài ngày, chỉ còn đôi mắt hơi sáng lên một chút khi nhìn thấy bà. Bà chợt nhận ra đôi mắt rất quen, hình như bà đã gặp ở đâu đó.
Bà chìa chiếc áo ra trước mặt, thì trong đôi mắt rất quen kia nhỏ ra hai dòng nước. Ý bà muốn khẳng định thằng Khành này chính là con của cô ta đấy, và vì hồi trước nó lớn nhanh quá nên chiếc áo này không kịp cũ.
Người nhà luồn chiếc áo xuống dưới gối cho cô ta. Rồi kéo thằng Khành ra ngoài. Thằng bé vẫn còn cứng đơ như khúc gỗ, mặt trắng bệch.
Bà Vá ngồi xuống bên giường, ghé tai sát miệng để cô ta nói gì đó. Phải rất cố gắng bà mới nghe nổi một câu, một câu khiến mặt bà còn trắng hơn mặt thằng Khành, và suýt nữa còn ngã vật ra. Nhất là khi bà theo ánh mắt cô ta, nhìn lên bức tường phía đối diện, một cái đầu con bò có cặp sừng cong treo trên đó, giữa hai cái sừng là một đốm nâu nổi rõ trên lớp lông vàng như râu ngô.
Con chó vẫn chạy trước, Khành đi thứ hai, sau cùng là bà Vá. Bà phải bắt Khành đi lên trước vì sợ nó trượt chân ngã xuống vực, Khành lại sợ bà mắt kém, chân run, ngã sau lưng mà nó không biết, đùn đẩy mãi, cuối cùng Khành phải đi trước, bà đi sau cầm đèn pin.
Trong đêm, nhìn cái dáng đi cun cút của thằng Khành bà thấy như có ai xát muối vào lòng. Lúc trước, khi đã đi qua cánh cổng gỗ, bà còn dừng lại nói thêm lần nữa:
- Con có muốn ở lại thì cứ ở, Khành à.
Nhưng thằng Khành nói y như bố nó:
- Con chỉ cho mượn thôi, rồi con về với mẹ chứ.
Từ đấy, hai mẹ con không ai nói câu nào nữa. Đỉnh Chí Sán ở lại sau lưng. Vui buồn cũng ở lại sau lưng. Nhưng trước mặt là một điều kinh khủng mà bà Vá không biết có nên nói ra với con hay không. Đấy chính là điều mà người đàn bà sắp chết kia vừa nói với bà, cô ta nói:
- Thằng Khành không phải họ Tráng, nó họ Vàng. Tráng A Sình chỉ nuôi hộ thôi.
Sau lúc suýt ngã vật ra, bà nuốt khan rồi hỏi như buột miệng:
- Thế ông ấy…?
Cô ta đảo hai con mắt thay cho cái lắc đầu. Bà còn nhớ như in ngày ông bế thằng Khành về, chìa nó ra cho bà, không giấu nổi hớn hở như trẻ con:
- Nó đây. Dùng có mỗi một lần, thế mà được luôn.
Lúc ấy bà chỉ muốn lao vào ông mà cấu xé. Ai tin được chứ.
Thằng Khành đang đi, chợt dừng lại, ngồi thụp xuống. Bà luống cuống:
- Làm sao thế, đau chân à Khành?
- Mẹ ngồi lên lưng, con cõng mẹ về. Mẹ làm rơi một chiếc dép ở đâu, chân dẫm vào đá nhọn thế không đau à?
Bấy giờ bà mới soi đèn pin xuống chân, một chiếc dép rọ nâu rơi đâu mất thật. Máu đang toé ra từ mấy ngón chân vấp vào đá.
Khành xốc bà lên cái lưng bắt đầu bè bè ra của nó. Con chó vẫn chạy trước, chốc chốc dừng lại chờ. Đường về nó thuộc hơn bà, nó dẫn đường cho mẹ con bà. Mưa đã bắt đầu rơi lây phây, hình như có tiếng những bông mận đang nở ra lách tách.
----------
(*) Theo Hùng Đình Quý sưu tầm
MÈO ĐEN
Hầu Nhìa Thò mang con mèo đen đi bán.
Sở dĩ phải mang mèo vì trong nhà chỉ còn có mỗi nó có thể bán được. Bò, dê, ngựa từ lâu đã không có bóng dáng trong nhà Sinh. Con chó thì ốm quặt quẹo, nằm một chỗ, lông rụng, răng rụng, ngay cả cái đuôi ngắn một khúc cũng trơ cả da lẫn xương, vậy là Thò phải tóm con mèo. Mất nửa ngày mới tóm được nó.
Thò cho con mèo vào cái túi vải, túm chặt miệng túi lại, vắt lên vai. Phải đi từ lúc trời còn tối om để không phải gặp mặt người quen. Gặp thì nhất định sẽ bị hỏi: Hôm nay đi chợ bán gì? Hỏi thì phải trả lời. Chó không phải rồi, vì chó chỉ cần buộc sợi dây vào cổ nó là được, rồi mình chạy thì nó chạy mà mình đi thì nó đi, mình ngồi nó cũng ngồi. Lợn cũng không phải. Vì lợn to thì dắt như chó, lợn bé cắp nách, không ai cho lợn vào túi.
Trời cuối năm lạnh buốt. Vài ông sao còn lại le lói trên cao, hắt ánh sáng lờ mờ xuống đường mòn. Những giọt sương đông cứng vì lạnh, đậu trên ngọn lá quất vào chỗ hở trên người lạnh buốt như kim châm. Thò vừa đi vừa chạy. Chạy cho nóng người lên. Chốc chốc bước hụt vào vết chân ngựa lại chúi người về phía trước.
Con mèo này, không phải tự dưng có trong nhà. Một buổi trưa, Hầu Thị Say - đứa em gái út của Thò đi học về, nhặt được nó đang nằm như đã chết dưới gốc cây mận trước sân ủy ban xã. Con mèo rụng gần hết lông, một chân què, lòi cả xương ra ngoài. Rụng thì rụng, lòi thì lòi, Say vẫn ôm con mèo đi khắp ủy ban, trạm y tế, trường học để hỏi xem con mèo của ai, không ai nhận. Thế là nó mang con mèo về nhà. Say đặt con mèo vào trong cái lù cở bé tí bố đan riêng cho nó làm đồ chơi, rồi đặt cả lên trên nóc bếp lò. Con mèo vẫn nằm như chết, không động đậy, cho đến khi hơi nóng từ bếp lò hắt lên làm cho nhúm lông đen bết đất của nó dựng đứng cả lên, đất khô thành từng viên thì nó mới bắt đầu cất tiếng kêu meo meo bé tí như bị chẹt cổ. Đang ngồi ăn cơm, nghe thấy tiếng mèo kêu, Say nhảy bổ đến chỗ cái lù cở. Rồi nó thò tay vào và lôi con mèo ra. Con mèo có đôi mắt xanh lè, mấy sợi râu cái còn cái mất, chắc dúi mõm vào bếp ngủ bị lửa táp. Say nhè miếng mèn mén lẫn rau cải đang nhai trong mồm ra lòng bàn tay rồi dí mõm con mèo vào đấy, con mèo rón rén ăn từng miếng một. Ăn xong miếng mèn mén, nó giơ cái chân trước không bị què lên liếm mấy cái rồi xoa mặt. Say nhìn con mèo rửa mặt cười rinh rích.
Từ hôm ấy, lúc nào Say cũng đeo cái lù cở sau lưng, trong lù cở là con mèo. Lù cở bé tí, mèo cũng bé tí, người đeo lù cở cũng bé tí nốt. Bây giờ, cái túi vải đựng vở Say đeo lủng lẳng trước ngực. Vào lớp Say để con mèo dưới gầm bàn, lấy sách ra khỏi túi vải, lấy túi vải đậy lên người mèo. Con mèo nằm im thin thít, chỉ khi nào có tiếng trống báo giờ ra chơi, cả lớp chạy ào ào ra sân, vừa chạy vừa la hét như một lũ dê xổng chuồng, thì nó mới cất tiếng meo meo và đứng dậy trong lù cở, rũ rũ cho cái túi vải rơi khỏi người, mở đôi mắt xanh lè nhìn lên. Thường thì Say cũng chạy ra ngoài chơi, nhưng hôm nào tiếng mèo kêu to quá, sợ cô giáo nghe thấy phê bình thì Say ngồi lại, vỗ vỗ lên lưng con mèo để nó chịu ở yên trong đó.
Con mèo ở với Say được nửa tháng thì lông mọc trở lại, mượt óng, đen nhẫy. Rất hay chuột.
Lại nói đến Hầu Nhìa Thò. Dạo này không đi làm thuê dưới phố huyện nữa nên Thò không có tiền. Không có tiền thì cơn thèm thuốc lúc nào cũng khiến Thò phát điên. Vật vờ như một bóng ma. Phiên chợ trước, Thò xuống chợ huyện, xin ban quản lý chợ cho quét rác. Nhưng nhìn thấy cái mặt tái mét, cặp môi thâm xì, mắt trắng dã, cái áo bẩn như nhúng trong nồi thắng cố rồi đem phơi khô, chẳng ai dám nhận Thò. Mấy bà béo bán hoa quả cũng không khiến Thò khuân vác nữa. Thò loanh quanh ở chợ hết một ngày, vừa đói vừa khát, vừa thèm thuốc, phải bò về nhà bằng bốn chân.
Thò vốn cũng có một đứa gái. Vốn cũng hẹn nhau ở chợ, cùng đứng sau bụi cây dại, một đứa hát véo von, một đứa bật cát xét thu âm, hát no thì rủ nhau ăn thắng cố, uống rượu, mặt đỏ gay như mặt trời sắp lặn mới dắt nhau về. Đứa gái này rất xinh. Dưới áo nó có một cặp vú vừa nóng vừa căng như nắm xôi nếp còn bốc hơi trong chõ. Thò đã từng được đặt một bàn tay vào đấy. Nó chỉ cho đặt vào để xem nóng tới mức nào thôi, rồi phải bỏ ra ngay. Nhưng bàn tay phải ấy của Thò đã bị bỏng suốt mấy ngày trời.
Vậy mà Thò cũng chả cần hai nắm xôi ấy nữa. Nóng mấy thì nóng, thơm mấy thì thơm cũng vứt. Thò xuống phố huyện, làm phụ vữa cho người ta, được một món tiền, rượu uống mãi cũng thấy thường thôi, nên thử dùng thứ khác. Dùng có vài lần, hết sạch một tháng tiền công. Nhưng mà sướng thì không thể tả được. Đến cả con ngựa có mọc thêm đôi cánh cũng không sướng như Thò.
Nhưng Thò sướng không lâu.
Những tháng sau, dần dần mỗi lần lĩnh tiền công chỉ còn đủ cho Thò dùng trong một tuần. Tệ hơn, chủ thầu đuổi việc, không cho Thò làm nữa, còn đánh cho một trận tơi bời, vì phát hiện Thò lấy trộm nửa bao xi măng đi bán. Nửa bao ấy, chỉ đủ cho Thò dùng sái thuốc. Sái thì sái, thèm quá dùng tất.
Thò mang tấm thân rách như chó ghẻ về nhà. Các em Thò sợ dúm vào góc nhà. Bố thì suýt bổ vỡ cả cánh cửa. Mẹ thì khóc như mưa. Thò biết trước điều ấy, nên thản nhiên ngồi vào bếp, thản nhiêu mở chõ mèn mén, ăn như chết đói. Ăn xong, leo lên gác, ngủ.
Sáng hôm sau, Thò dắt đi một con dê. Cho hết con dê vào bàn đèn, Thò lại về. Lần này Thò dắt đi con ngựa thồ. Nhà có mỗi con ngựa này để thồ ngô xuống chợ, thồ muối, thồ đồ dùng về nhà. Lần nữa, Thò dắt nốt con bò cày. Thế là từ lúc ấy, bố Thò phải thay ngựa xuống chợ, thay bò lên nương.
Lần gần nhất, Thò về. Trong nhà không còn gì. Mẹ Thò đang ngồi nuốt nước mắt bên bếp, nhìn các em tranh nhau vét chõ thắng cố. Có một đứa gái đang ngồi bên cạnh bà. Thò nhìn cái gáy trăng trắng của đứa gái, biết ngay đấy là ai.
Thò dắt đứa gái ra gốc cây lê. Đứa gái hỏi:
- Cái mặt dày nhỉ?
Thò cười hềnh hệch:
- Có gì mà dày. Cũng mòn đi một ít rồi.
- Còn gì bán được đâu mà về?
Đứa gái lại hỏi. Thò vẫn cười:
- Còn chứ. Còn cái thằng người này mà.
Vừa nói, Thò vừa chỉ vào ngực mình.
- Có mua không? Bán cho đấy.
- Cho không cũng chẳng thèm. Ở đấy mà nhìn người ta sắp đi lấy chồng.
- Hử? Thò nhảy dựng lên – lấy chồng? Không phải đã nhận lời lấy chồng từ năm ngoái rồi à.
- Phải rồi. Nhưng cái người ấy sắp thành ma rồi, không lấy nữa. Đem vứt xuống sông Nho Quế cho cá ăn còn hơn.
Tự dưng Thò thấy mặt nóng bừng. Chẳng lẽ thằng Hầu Nhìa Thò đẹp giai thế này mà lại chịu để đứa khác ăn mất hai nắm xôi? Không được. Hầu Nhìa Thò phải ăn nắm xôi của Hầu Nhìa Thò.
- Đừng nói đùa mà.
Thò cầm tay đứa gái, đầy hi vọng.
- Ai đùa. Đứa gái rút phắt tay ra - Vào trong nhà mượn gương của mẹ mà soi xem cái mặt trong ấy có phải là mặt Hầu Nhìa Thò nữa không. Thôi nhé, đi tìm thuốc phiện mà lấy làm vợ.
Đứa gái nói xong, đứng dậy, quay lưng nguẩy mông bỏ đi. Thò chạy theo, rút phắt con dao đi nương giắt ở đầu hồi, hét toáng lên:
- Này, nếu mà bỏ đi như thế là Thò này chặt đứt một ngón tay đấy.
Đứa gái đứng lại:
- Chặt thì sao? Chặt thì giữ được chân người ta à? Giữ chân người ta rồi đem bán nốt à?
Thò rống lên:
- Hầu Nhìa Thò này xin thề, không bao giờ bán vợ.
- Không bán vợ nhưng bắt vợ ôm con ngồi nhà chết đói thì cũng chả hơn gì.
- Hầu Nhìa Thò cũng không hút thuốc phiện nữa. Hầu Nhìa Thò này bỏ luôn. Thề đấy.
- Ai mà tin được.
Đứa gái bỏ đi thật. Thò cũng giơ dao lên, kê ngón tay lên bậu cửa, chặt thật.
Em gái Thò hét lên chết ngất. Hai đốt ngón tay khẳng khiu thâm xì của Thò đã nằm dưới đất, còn máu trên tay thì chảy tong tỏng.
Đứa gái chạy tới, cởi khăn buộc tay cho Thò. Buộc rồi, nó giơ tay tát cho Thò hai cái làm Thò chóng cả mặt. Xong, nó vẫn bỏ đi. Nó không tin Thò có thể bỏ được thuốc phiện. Chưa thằng đàn ông nghiện thuốc phiện nào trên xóm núi chênh vênh này bỏ được. Mấy thằng đã chết. Toàn chết vật giữa đường, ruồi bâu đầy mặt mới có người phát hiện ra.
Cái ngón tay cụt với hai cái tát cũng khiến Thò quên được thuốc phiện vài hôm. Nhưng đến khi tay đỡ đau thì tự dưng cơn thèm lại mò tới. Mò tới lúc nửa đêm. Thò vật vã huỳnh huỵch như đánh nhau trong nhà. Đã quen với cơn vật vã của Thò nên cả nhà im lặng, mặc kệ Thò. Vì chỉ vật một lúc là Thò sẽ ra khỏi nhà. Của nhà không còn thì tìm xem hàng xóm có hở ra cái gì Thò sẽ mượn tạm, đem đi đổi lấy ít sái thuốc dùng cho qua cơn.
Thò bò ra bếp, tìm ấm nước, ngửa cổ uống một hơi suýt sặc. Đột nhiên Thò bắt gặp ánh mắt xanh lét của con mèo. Con mèo đen nhánh như một hòn than từ đầu đến chân, trừ hai con mắt xanh lét và hàm răng trắng nhởn. Con mèo hôm nay không ngủ với Say mà ngủ bên bếp. Thò thức dậy làm nó cũng thức theo.
Một ý nghĩ chợt đến trong đầu khiến Thò sáng mắt lên. Thò vào buồng tìm một cái túi vải, rồi Thò đến bên con mèo, vuốt vuốt đầu nó, con mèo lim dim mắt để cho Thò vuốt ve. Rồi Thò tóm lấy gáy nó, thả bõm vào trong túi, túm chặt miệng túi lại, chạy như tên bắn ra khỏi nhà.
Đêm tối om. Thò khoác cái túi đựng mèo trên vai, chốc chốc lại ngoái lại phía sau. Không phải Thò sợ bố mẹ đuổi theo. Bố mẹ đã từng đuổi theo Thò để cố giữ lại con bò, con dê, nhưng cuối cùng thì cũng đành để Thò dắt đi, vì lần nào Thò cũng rút con dao găm nhọn hoắt, dí vào cổ mình, dọa chết. Thì thôi vậy, mất bò mất dê cũng được, còn hơn mất thằng con trai duy nhất trong nhà. Bò dê còn chẳng sợ, sợ gì con mèo chứ. Nhưng không hiểu sao ánh mắt đen láy, mọng nước, với hai cái mí mắt sưng húp đỏ hồng của em gái Thò, cái Say ấy, lại cứ quanh quẩn trong đầu Thò. Đứa em gái này, Thò vốn thương nó nhất nhà. Lúc mẹ mới đẻ nó, nó bị dây quấn cổ, mãi mới lôi ra được, suýt chết. Thò đã ngồi thu lu bên giường mẹ, ôm chặt lấy nó suốt mấy ngày trời, vì sợ nó không ở lại với Thò. Thò lắc lắc cái đầu, Thò nhìn trước nhìn sau, trong bóng tối lờ mờ lân tinh, chẳng nhìn thấy gì hết. Đúng là ánh mắt của Say rồi, nó từ đâu ra Thò không biết, nhưng rõ ràng là nó đang nhìn theo Thò.
Con mèo đột ngột kêu rống lên ngoao ngoao như gặp phải mèo đực nhà hàng xóm. Vừa kêu nó vừa quẫy mạnh trên lưng Thò. Thò hầm hè, gằn giọng:
- Im ngay, im ngay cho tao!
Mặc kệ, con mèo vẫn tiếp tục gào. Thò dừng lại, mở miệng túi ra. Con mèo đang ngồi thu lu chực nhảy ra ngoài. Thò túm lấy gáy nó, nhấc lên.
- Mày muốn kêu hử, tao cho mày kêu.
Rồi Thò lấy ngay cái dây quai túi, buộc mồm con mèo lại. Con mèo giãy đành đạch, móng chân nhọn hoắt chìa ra cào tứ tung, cào cả vào tay Thò. Cào thì cào, Thò vẫn buộc, buộc cho chặt, để xem nó có gào nữa không.
Con mèo giãy đạp trong túi một lúc lâu nữa thì thôi, nằm im thin thít. Thò hăm hở nhằm thẳng hướng phố huyện đi tới. Chính cái lúc con mèo gào lên, và Thò phải dừng lại loay hoay buộc mồm nó đã khiến Thò quên hẳn ánh mắt của em gái Thò.
Thò tới chợ lúc vẫn còn vắng người. Mới chỉ có mấy bà chủ chảo thắng cố béo ục ịch đang còng lưng thổi lửa trong những cái bếp vốn đã hừng hực. Thò đi một vòng, hai vòng, ba vòng, mỏi chân vẫn chưa thấy mấy người mua mèo tới. Ở chợ huyện này, khoảng hai, ba phiên gần đây, phiên nào cũng có hai ba thanh niên đi xe máy, sau xe buộc cái lồng sắt, trong cái lồng bao giờ cũng có sẵn mấy con mèo. Nhìn là biết họ đi tìm mua mèo. Giống như người đi mua chó thì cầm theo xích, mua bò thì mang dây thừng đi vậy. Sở dĩ chó phải mang xích, bò mang dây thừng vì người bán chó, bán bò bao giờ cũng đòi lại xích, thừng. Mang về, có bò mới thì buộc, không có bò mới thì treo ở cửa chuồng bò, ngày ngày nhìn cái dây thừng, nhớ con bò, nhìn sợi dây thừng đã nhẵn thín, nhớ tới công con bò. Tiền bán bò đã tiêu hết nhưng vẫn chưa hết nhớ bò.
Phải đến lúc mặt trời bắt đầu nhô lên thì đám người mua mèo mới tới. Tiếng xe máy gầm gừ như chó ăn phải bả. Thò đang ngủ gật bên gốc cây gạo giữa chợ, choàng tỉnh dậy.
- Bán mèo hử?
- Phải. Người đàn ông có cái mặt choắt như mặt chuột hỏi, Thò vừa gật vừa trả lời.
- Mấy tiền?
- Hai trăm.
- Gì á? Hai trăm? Tường mèo là lợn hay sao hử?
- Mèo là mèo, lợn làm sao được. Có đi hết chợ, hết cả phố huyện này cũng không tìm được con thứ hai thế này đâu nhá.
- Kinh! Mèo của mày có ba mắt à?
Mấy chiếc xe máy vẫn gầm gừ, khói phả mù mịt, đám thanh niên cười khùng khục.
- Không phải ba mắt, mà là mèo đen. Đen từ đầu đến đuôi, từ lưng xuống bụng, từ bàn chân tới chóp mũi... mèo làm thuốc đấy nhá.
- À... là mèo đen. Bỏ ra xem nào.
- Không được – Thò túm chặt miệng túi, giữ khư khư – đồng ý mua hai trăm thì tao mới cho xem.
- Một trăm năm mươi nghìn!
- Một trăm chín mươi nghìn tao mới bán!
- Không được. Đắt quá. Một trăm sáu chục đấy. Bán thì bán, không bán thì mang về mà nuôi.
Nghe tới câu “mang về nuôi” Thò giật bắn cả người. Mang về nuôi tức là Thò phải nhịn thuốc rồi. Cơn thèm lại sắp tới, kiến đã bắt đầu bò từ cạp quần lên dọc sống lưng rồi. Thò cuống quýt gật đầu.
Thò rón rén mở cái túi. Cả ba bốn cái đầu đều chúi vào miệng túi. Đầu tiên là cái đuôi con mèo thò ra. Đen nhánh. Đúng là đen nhánh. Rồi tới phần thân, tới cái đầu, con mèo vẫn nằm im thin thít. Thò mở toang cái túi ra, cả bọn đứng nghệt mặt. Con mèo đen, đúng là con mèo đen thật, đen tuyền, béo mũm mĩm, nhưng hai con mắt vốn màu xanh giờ đã trắng dã, mở trừng trừng, cả hai hàm răng trắng, nhọn hoắt nữa, cũng nhe cả ra. Lúc này Thò mới thấy là con mèo đã lạnh ngắt, cứng đơ. Hình như nó đã cố há mồm để thở, nhe răng để thở, nhưng không thở được vì Thò buộc chặt quá.
Thò ngồi thừ ra. Con mèo nằm còng queo, cứng đơ dưới chân. Tự dưng lúc này, cơn thèm thuốc không thấy đâu nữa, mà Thò lại nhớ tới hai con mắt đen láy, sưng húp, mọng nước của em gái Thò. Chả lẽ, Thò mang con mèo này về trả cho nó? Không được. Thò loạng choạng đứng dậy, nhìn thấy con mèo vẫn nhe hàm răng trắng nhởn như cười cợt. Con mèo còn nằm ở đấy, dưới gốc cây gạo đã rụng hết lá, kể cả khi Thò đã đi khuất rồi, con mèo vẫn còn nhe răng cười mãi.
CON DÊ BỐN MẮT
Hôm nay nhà Thèn Kháy Chỉ ở Chín Chải cưới vợ cho con trai. Ai chà, cưới đứa đầu tiên có khác, mổ hẳn hai con bò, mâm bát linh đình từ ba ngày trước, người ra người vào nườm nượp.
Buổi sáng, Thèn Kháy Chỉ giao cho thằng con đang học lớp bảy trường nội trú huyện mang giấy bút ra ngồi đằng sau cái bàn gỗ kê ngoài cổng, còn thằng em nó thì cầm một cái túi trước là túi đựng cám con cò mua về nuôi lợn cưới đứng bên cạnh, miệng túi mở sẵn ra. Thế là thành lệ rồi. Trước, đi đám cưới, người làng có gì thì mang nấy, chục con gà con nhốt trong lồng làm giống cũng được, một cái chảo cũng được, thậm chí nhà nghèo quá thì vót cho mấy cái cặp bếp, mấy cái muôi, thìa gỗ. Bây giờ thì theo nhau, đi mừng đám cưới bằng tiền. Nhiều ít, giàu nghèo gì cũng đưa tiền hết.
Thằng Chính nhận tiền, đếm, vừa ghi vào giấy vừa nói to: Ông Dùng ở Chín Chải: năm nghìn; bà Phường ở Sính Lủng: mười nghìn... Ghi xong, đưa tiền cho thằng em, thằng em bỏ luôn vào túi cám con cò. Hai anh em chúng nó ngồi đếm đếm ghi ghi được một lúc thì mặt trời lên cao, nắng rọi xuống bỏng cả mặt. Người thì mỗi lúc một đông, thỉnh thoảng thằng Chính dừng lại, vặn vẹo cổ tay cho đỡ mỏi. Anh Dí ở Chín Chải: Hai... hai... hai trăm nghìn đồng. Thằng Chính lắp bắp rồi hô to. Đám người đứng sau chờ đến lượt ồ lên, rồi một người, hai người mở miệng: "Ai chà, con nhà giàu mà". "Phải rồi, hai trăm nghìn chứ hơn nữa cũng chẳng là gì đâu". "Nhưng làm thế chẳng phải đập vào mặt bằng này người già hay sao?". "Ừm, khoe đấy. Giàu mà không lấy được vợ thì giàu làm gì?" Thằng Dí, phải, đúng là thằng Dí con nhà Dấn ở xóm dưới, nghe đến đấy, tức quá lườm người nói một cái rồi nghênh ngang đi vào trong nhà.
Người vừa nói là Chảo A Chai người Xà Tủng Chứ.
Thằng Dí ấy, đúng là con nhà giàu. Từ bé đến lớn mỗi bữa nó ăn một bát thịt đầy, cơm chỉ dính mấy hạt dưới đáy bát. Bố nó, Thèn Văn Dấn bảo, tao khổ mãi rồi, giờ phải để chúng mày sướng. Cứ ăn đi, ăn được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Nhưng không biết tại sao, ăn nhiều thế nhưng thằng Dí vẫn không lớn được. Mười sáu tuổi mà chỉ bằng đứa mười ba, chân tay, mặt mũi trắng như cỏ mọc trong nhà.
Thèn Văn Dấn, một buổi sáng ngồi ăn thịt chó dưới phố huyện thấy mấy thằng trai phóng xe máy vèo vèo, phụt khói vào mặt mình, bèn đặt chén rượu đánh cộp xuống bàn, đưa tay lên mồm chùi chùi, lẩm bẩm: "Phải rồi, phải rồi". Nói xong, đứng dậy trả tiền rồi lên ngựa đi một mạch về Chín Chải. Lại từ Chín Chải ôm một bọc tiền quay xuống phố huyện. Năm nay thảo quả được mùa, mấy cọc tiền cao lừng lững xếp đầy trong tủ lấy đi chục triệu chỉ vơi một ít. Dấn lững thững cưỡi ngựa đến thẳng hàng xe máy, chỉ vào một chiếc màu đỏ. Ai chà, đúng là nhà giàu đi mua dê, cái xe giá sáu triệu đồng, Dấn trả luôn, không nói một câu. Chủ hàng xe máy cười tít mắt, sai thằng con: "Đi đổ đầy bình xăng rồi đưa bác về tận nhà, nghe chưa". Thế là Dấn buộc ngựa vào cái cọc sắt trước cửa hàng xe máy, leo lên sau xe, phóng về Chín Chải. Đấy là cái xe máy đầu tiên xuất hiện ở Chín Chải.
Dân Chín Chải vứt cày vứt bừa nháo nhào chạy đến xem cái xe mới còn bóng lừ. Mấy ông già đưa tay sờ, miệng xuýt xoa. Dấn nói to: "Cái xe này mình mua cho con trai đấy, đứa gái nào muốn làm vợ nó thì ngồi ở chỗ này". Nói xong, đưa tay vỗ vỗ lên yên xe, cười kha kha.
Thế là từ đấy, phiên chợ nào thằng Dí cũng dắt xe từ gầm sàn ra, nổ máy ầm ĩ rồi phóng vèo vèo ra đường nhựa. Nó bé người quá, ngồi trên yên xe mà đầu còn thấp hơn cái gương. Nhưng đằng sau nó lúc nào cũng có một đứa gái, mỗi phiên một đứa, đứa nào cũng mặt đỏ nhừ, cười tít mắt.
Qua sáu phiên chợ thì vợ chồng Dấn phải đi tìm bà mối, nhờ hỏi vợ cho con trai.
Bà mối đến nhà Thào Chá Cáy. Hai vợ chồng Cáy đang ngồi tẽ ngô giống. Thấy bà mối vào, lẳng lặng đứng dậy, không nói không rằng. Bà mối ậm ừ lấy giọng:
- Ông Cáy bà Cáy à, nhà ông Dấn túng bấn quá không biết nhờ vả đâu, nay nhờ tôi đến nói với ông chia cho ít thóc giống.
Ông Cáy:
- Thóc thì có đấy nhưng không được tốt lắm, gieo nó xuống còn phải mất công chăm bón nhiều, không dám chia cho nhà ấy đâu.
Bà mối:
- Hạt giống chưa tốt nhưng có mảnh đất tốt, có tấm lòng rộng rãi thì không sợ gì mất mùa ông ạ.
Bà Cáy:
- Không dám đâu, không dám đâu. Nhờ bà về nói hộ, núi ấy cao quá, nhà này không trèo được.
Bà mối cầm chén nước, uống ực:
- Thế là ông bà chê rồi, tôi về vậy. Nhưng... tại sao chứ, chê thằng Dí bé quá hay là...
Bà Cáy đứng dậy, đi ra góc nhà, vớ con dao dài, ngồi xuống thái dọc mùng xoèn xoẹt. Ông Cáy hút mấy điếu thuốc lào, thấy bà mối vẫn chưa chịu đứng dậy, bèn chép miệng:
- Nói cũng khó, không nói cũng khó. Thế này, tháng trước con Kía nhà này bị ốm, tôi phải đi mời ông then về, ông then bảo nó phải lấy một thằng trai dắt theo con dê trắng...
- Dê trắng thì khó gì - Bà mối hấp tấp - Mấy con cũng được, dễ thôi mà...
- Không phải dê trắng bình thường, phải là dê trắng có bốn con mắt kia.
- Ầy, làm gì có dê bốn mắt?
- Là hai con mắt giả mọc bên trên này này, màu đen. Ông Cáy đưa ngón tay trỏ to tướng chỉ lên trên lông mày. Bà mối gật gật đầu, uống thêm ngụm nước rồi ra về.
Chuyện nhà Cáy từ chối bà mối không gả con gái đã ngay lập tức ầm ĩ lên ở Chín Chải. Thằng Dí thì phát ốm, cái xe máy đỏ chót dựng ở đầu hồi, gà nhảy lên cục tác, phân vãi đầy trên yên cũng mặc kệ. Tìm đâu ra dê bốn mắt bây giờ? Vợ chồng Thèn Văn Dấn nhìn thằng con trai cả ốm lăn lóc cũng lừ đừ theo. Nếu mà có con dê ấy thì bao nhiêu tiền cũng mua, không tiếc gì. Chỉ cần nó khỏi ốm, nó tươi tươi cái mặt lên, nó lại phóng xe vù vù là được. Nhưng thằng Dí mỗi lúc một rũ ra như tàu chuối héo.
Trong khi đó thì con dê bốn mắt lại đang được buộc ở cổng nhà Cáy. Con dê ấy của thằng Chảo A Chay người Xà Tủng Chứ. Chảo A Chay biết Kía từ lâu, mê lắm, phiên chợ nào cũng lẽo đẽo dắt ngựa theo sau, nhưng từ khi Kía ngồi sau cái xe đỏ chót của Dí, mặt đỏ dừ, mắt nhắm tít thì Chay chịu, không sao đuổi kịp. Giờ thì... hà hà, Chay biết chuyện nhà Cáy, dắt ngay con dê trong chuồng nhà mình ra, múc gần hết nước trong bể đá tắm cho nó trắng tinh ra. Riêng hai con mắt giả thì lấy than tô thêm cho đen óng. Xong, Chay dắt con dê nghênh ngang trên đường núi, xuống Chín Chải. Không cần bà mối, không cần bố mẹ, bố mẹ Chay chết hết rồi, Chay ở với chú thím từ lâu, thế là Chay tự đi hỏi vợ.
Nhưng Chay không được đón ở nhà Kía. Bố mẹ Kía đồng ý, nhưng Kía thì cầm một con dao nhọn hoắt, sáng loáng, ngồi lì trong buồng, nói vọng ra:
- Bố mẹ mà cho thằng ấy vào nhà là con đâm dao vào bụng, chết luôn.
Mẹ Kía run bần bật, bố Kía thì quát:
- Mày đâm tao trước rồi muốn làm gì thì làm.
Nói xong, xô cửa xông vào. Nhưng Kía đang vén áo lên, chĩa mũi dao thẳng vào bụng:
- Bố vào là con đâm ngay.
Ông Cáy sợ quá, lại quay ra.
Kía không thích Chay. Đúng là Kía không thích Chay. Ngồi trong buồng từ sáng đến tối, không ăn không uống mấy ngày liền, Kía chỉ nhìn ra lỗ cửa mà nghĩ đến Dí thôi. Không phải vì Dí có cái xe máy đâu. Kía tự biết mình, không phải Kía thích Dí vì Dí có cái xe máy, hay lúc nào trong cạp quần cũng có một cục tiền dày cộp, mà vì cái gì cũng không biết nữa. Cái mặt Dí trắng quá, chân tay cũng trắng, người già bảo loại ấy không biết làm, chỉ biết ăn. Mặc kệ, Kía vẫn thích thì làm thế nào. Dí có một cái đài thu băng bé tí, phiên chợ nào Kía cũng hát cho Dí thu vào đấy, Dí bảo, đêm về không nghe được Kía hát thì Dí không ngủ được. Kía hát:
Mây nắng bảo anh đi, mây mưa bảo anh về/Em đưa anh đến con đường rẽ, con đường rẽ thụt sâu/Mây nắng bảo anh đi, mây mưa bảo em quay lại/Anh buông tay em, tay như rụng/Như lá tre, lá gỗ lả tả rụng/Anh bỏ tay em, tay như rơi/Như lá tre, lá gỗ lả tả rơi...
Dí đã cầm tay Kía rồi, làm sao Kía buông ra được nữa.
Một đêm, Kía đợi bố mẹ ngủ rồi lẻn dậy, tìm đến nhà Dí. Dí đang nằm bẹp trong buồng, nghe tiếng rít lên lanh lảnh, ngay lập tức như chẳng ốm đau gì nữa, vùng ngay dậy. Là tiếng gọi của Kía đấy, không lẫn đi đâu được, chỉ có Kía mới biết nhét hai ngón tay vào mồm mà rít lên như vậy.
Dưới ánh trăng lờ mờ, hai đứa nắm chặt tay nhau. Kía khóc ròng ròng, Kía đã mệt quá rồi, Dí cũng hết cả sức, cứ thế này thì chết mất. Kía hỏi:
- Nhà tìm được dê chưa?
- Chưa, bố mẹ nhờ khắp nơi rồi, vẫn chưa tìm thấy.
- Thế mà lại có một con buộc ở cửa nhà mình.
Dí thảng thốt:
- Của ai? Của ai thế? Ai đã đến hỏi Kía làm vợ thế? Bố mẹ Kía nhận lời rồi à?
Kía lắc đầu:
- Bố mẹ mà nhận lời thì Kía chết luôn.
- Không được đâu. Chờ mình, bố mẹ mình thế nào cũng tìm được.
- Nhưng mình sợ lắm.
- Sợ gì?
- Sợ tìm không thấy, lại đi thích người khác.
- Không, Dí chỉ thích Kía thôi. Kía có chờ Dí không?
- Có chứ.
- Kía ơi, con dê ấy... của ai?
- Của thằng A Chai ở Xà Tủng Chứ.
Thế là Kía khỏi ốm. Biết Kía thật bụng thương mình, chờ mình thì gì mà không khỏi ốm. Thế nên hôm đám cưới nhà Thèn Kháy Chỉ Dí mới đi được chứ. Và Dí đã gặp thằng Chay, cái thằng có con dê bốn mắt.
Chẳng biết thế nào nhà chủ lại xếp cho Dí và Chay ngồi một mâm, một mâm toàn thanh niên. Uống rượu, ngà ngà say, Chay xích lại gần Dí:
- Đã tìm được dê chưa?
- Hỏi làm gì. Dí xẵng giọng. Chay cười hề hề:
- Không tìm được đâu, đi hết dãy Hoàng Liên cũng không có con thứ hai đâu. Hỏi vợ khác đi thôi.
- Còn lâu nhé. Cứ chờ đấy.
- Mình nói thật đấy mà, không lấy được nó đâu. Nhường cho mình là hay nhất.
Dí chồm dậy, định tát Chay, nhưng Chay tóm được, vặn cho một cái, Dí kêu oai oái.
Trên đường về, Dí đi trước, đứng đợi Chay dưới gốc một cây dẻ, chìa ra trước mặt Chay một cục tiền dày cộp:
- Bán cho tao.
Chay thủng thẳng:
- Bán gì?
- Con dê, con dê bốn mắt của mày.
- Không bán đâu.
- Chê ít à?
- Không chê, cũng không bán. Phải để hỏi vợ chứ.
- Nhưng nó không thích mày.
- Lâu lâu khắc thích. Chờ mày lâu quá nó khắc phải thích tao.
Chay nghênh ngang bỏ đi, mặc Dí đứng nghệt dưới gốc cây dẻ.
Mùa hè qua, mùa thu qua, mùa đông năm nay đến sớm, cây cỏ chết khô, rau trong vườn các nhà cũng không còn xanh được nữa. Mùa này là mùa gia súc dễ ốm vì đói, mà đã ốm thì rất dễ chết vì bệnh tật. Đàn dê nhà Chay đã phải bán gần hết cho mấy quán thắng cố vì chú thím sợ chúng chết. Chỉ còn mỗi con dê trắng của Chay. Chay dắt con dê trắng đi tìm cỏ. Phải ăn cỏ khô lâu ngày, lông nó đã dựng cả lên, cái bụng chửa sắp đẻ mà cũng hóp lại. Gió từ dưới sâu thốc hun hút, sương mù giăng giăng khắp nơi, con dê vẫn cặm cụi nhặt từng lá cỏ còn sót lại. Sờ bụng con dê thấy đã căng căng, Chay định về thì Dí đến.
- Bây giờ mình mua thì có bán không?
Chay nhìn Dí cười khẩy:
- Đợi nó đẻ con rồi tao bán cho, chịu khó nuôi hai ba năm là được con dê to thôi mà.
Dí bặm môi, nhìn Chay chằm chằm.
- Sao thế, lại định đánh nhau à? Đồ trẻ con, trẻ con mà cũng đòi lấy vợ. Năm nay mày mười hai, hay mười ba. Hở ?!
Chay cúi xuống, vuốt vuốt lưng con dê, cười ha ha.
Con dê đang đứng chênh vênh trên mép vực, chẳng để ý gì, vẫn cặm cụi nhặt cỏ. Nó sắp đẻ rồi, nếu không đủ ăn thì nguy cơ sẽ không đẻ được. Đột ngột, tiếng cười của Chay tắt lịm. Dí đã xông đến như một con trâu điên nhưng không phải xông vào Chay mà là xông vào con dê, Dí đẩy mạnh, con dê chới với rồi lăn tòm xuống vực.
Chay ngồi khóc hu hu ở mép vực. Còn Dí lững thững quay về. Dí không nói cho Chay biết, Dí vừa đến nhà Kía. Lâu lâu không thấy Kía đến chỗ hẹn, thấy nhớ quá, Dí phải đi tìm. Nhà Kía hôm nay có khách, khách không ở Chín Chải cũng không ở Xà Tủng Chứ. Có một con ngựa tía cao to lừng lững, lông óng mượt buộc ở gốc cây lê, phải là một người trai rất cao lớn, bắp chân, bắp tay cuồn cuộn mới cưỡi nổi con ngựa ấy. Không biết người ấy có mang đến con dê bốn mắt nào không nhưng tận mắt Dí đã thấy Kía mặt đỏ nhừ, mắt cười tít với người ta. Có con dê hay không có con dê này thì cũng thế thôi.
Nhưng Chay thì không biết, nên vẫn ngồi khóc trên mép vực.
VanVN.Net - Bàn phím Đỗ Bích Thúy vẫn thủy chung với miền núi dù đến nay chị đã sống ở Hà Nội lâu hơn và đến chùm ba truyện này chúng ta hiểu thêm, đó còn là miền thẩm mỹ của chị. Văn minh đã ùa về đây với đại diện là chiếc xe máy Tàu mầu đỏ chót, nó đã làm cô Kía ngất ngây mỗi lần ngồi sau vi vu về chợ và cô liền nhầm lẫn đó là tình yêu; chỉ đến khi một chàng trai miền núi khỏe khoắn trên lưng con tuấn mã đến nhà thì tình yêu đích thực mới bừng dậy làm má Kía đỏ rực. Có lẽ chỉ với người sống ở những mỏm núi cao mới còn xử sự như đứa gái của Hầu Thìa Nhò, vẫn yêu thương y nhưng dứt khoát quay lưng dù y chặt ngón tay thề cai. Miền núi không chỉ là nơi thích hợp cho cái éo le trái khoáy là mang con bò đi kiếm đứa con trai nối dõi của vợ chồng lão Tráng A Sình tồn tại mà còn phủ lên nó một lớp sương mờ khiến thăm thẳm thêm tình chồng vợ, tình người. Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy mãnh liệt mà không thô bạo, giản dị nhưng chí cốt; văn Đỗ Bích Thúy đang hay...
Nhà văn Đỗ Bích Thúy
TRÁNG A KHÀNH
Bà Vá dùng mấy ngọn trúc để quét mạng nhện, miệng lẩm bẩm:
Năm cũ qua đi, năm mới sắp tới/ Tôi quét, không quét hồn vía bố mẹ, con cái cả nhà/ Tôi quét, không quét hồn vía vàng bạc châu báu/ Không quét hồn vía lúa ngô/ Tôi quét, chỉ quét đi ốm đau, bệnh tật/ Quét đi tiếng kêu rên than khóc/ Quét đi lời xấu tiếng gở/ Quét đi ngựa vằn khăn tang/ Quét đi mọi điều xấu xa/ Quét xuống hang sâu, quét ra biển cả thật xa/ để mãi tìm không thấy, lần không ra/ sâu bướm nở cũng không tới…(*)
Miệng nói, bụng nghĩ, tay làm, mong sao đàn bò qua được mùa đông, sang năm mới đẻ thêm vài con bê; mong sao đôi tay mình còn nhanh nhẹn, đôi chân mình còn cứng cáp để lên nương trồng ngô; mong sao ngô trồng xuống rồi thì mau ra bắp, bắp ra rồi thì nhiều hạt, hạt về gác bếp rồi thì đừng mối mọt, có thế mới yên tâm có phần để dành cho thằng Khành kiếm vợ về. Vừa quét xong cái mạng nhện cuối cùng ngay trên cửa chính thì có người tới.
- Bác Vá à?
- Phải rồi. Ai đến chơi cuối năm thế?
- Có việc mới đến, chẳng chơi đâu bác à.
- Có việc gì thì cũng vào nhà đã. Uống bát rượu nhé, rượu vừa cất đấy, còn hơi nóng nữa.
- Được thế thì tốt quá.
Người đàn ông chừng hơn bốn mươi, dáng cao lớn, cúi đầu bước qua cửa. Tự tìm ghế ngồi, tự xoay cây củi to trong bếp cho nó cháy đều. Cây củi to, than rất đượm, than không vỡ thì năm tới lưỡi cày lưỡi bừa sẽ không bị gãy, dù cho có vấp thẳng vào đá.
Người đàn ông uống hết nửa bát rượu nóng thì bắt đầu nói. Chậm chạp và lưu loát, tỉnh táo. Chỉ có người nghe là chết điếng.
Ông ta nói, xin bà cho thằng Tráng A Khành sang bên kia núi thăm một người. Phải, chính là thằng Tráng A Khành – con trai bà.
Vì cái người ấy sắp chết rồi. Bị một cái u ở bụng, khi anh y sĩ biên phòng đưa xuống bệnh viện tỉnh, tỉnh đưa về trung ương, thì cái u đã “ăn” hết những thứ khác, trung ương trả về tỉnh, tỉnh trả về huyện, huyện cho xe đưa về đến đầu xã, rồi xã gọi thanh niên ra khiêng về. Về đến nhà gần như không nói được nữa, chỉ làm được một việc duy nhất là lần tay xuống dưới gối, lấy ra một cái mũ. Cái mũ của trẻ mới đẻ, có một chùm tua rua bằng len màu đỏ.
Cái mũ ấy vốn của thằng Tráng A Khành.
Tráng A Khành đang cắt tiết một con gà trống rất to, cái mào của nó đỏ rực, nặng như muốn rụng đến nơi. Con gà này để cúng thần chủ quản, tí nữa Khành sẽ dùng tiết của nó vẩy lên chỗ trú ngụ của thần và nhổ máy chiếc lông cổ gà dán lên đấy nữa. Khành làm rất cẩn thận, thành thạo.
Bà Vá ngồi yên một chỗ nhìn con.
Lại nhìn cái ghế ông khách vừa ngồi. Nhìn bát rượu ông ấy đã uống sạch. Nhìn cái gộc củi ông ấy vừa xoay trong bếp lò.
Lại nghĩ đến người sắp chết. Lại nghĩ thằng Khành năm nay mới bắt đầu lớn, vai bắt đầu nổi bắp và gan bàn chân thì đang dày lên, hai cánh tay cũng chi chít sẹo.
Ông khách khi nãy nói: Bà cứ coi như cho bên này mượn nó một lần thôi. Mượn rồi trả ngay, muộn nhất là sau giao thừa, nó vẫn kịp về xông nhà.
Cho mượn ư. Mượn như người ta vẫn thường mượn bò của nhà hàng xóm để cày cho xong vạt nương trong một buổi ư?
Rồi bà lại nhớ tới ông Sình. Nhắm mắt rồi, còn một hơi thở cuối cùng, ông nói nốt: Thằng Khành là con bà, giống như tôi chỉ có bà là vợ, bà vợ già ạ.
Trời đã tối hẳn. Bà chống gối đứng dậy, vào buồng sắp cho thằng Khành một bộ quần áo, đèn pin, mũ, thêm một chiếc khăn nữa, và hai tờ mười nghìn giấu rất kĩ dưới đáy hòm.
Xong, bà gọi con vào:
- Con đi với cái ông đang đứng đợi ở cổng, sang bên kia núi, xong việc thì về.
Khành đứng trân trân nhìn bà:
- Muộn thế này rồi, mẹ còn muốn con đi đâu?
- Có một người sắp chết, trước khi chết nhất định phải gặp con. Nếu con không đến thì họ đi rồi mà hồn còn ở lại, người già, trẻ con sẽ ốm hết, bệnh hết.
- Nhưng người ấy là ai? Sao phải gặp con?
- Cứ đi rồi sẽ biết. Chỉ vượt qua đỉnh Chí Sán kia là biết. Nhanh chân lên nhé.
Khành nhìn gương mặt tái nhợt của mẹ, đứng như dính chặt xuống nền nhà.
Bà Vá đeo cái túi vải chéo qua cổ Khành, đẩy nó ra khỏi cửa.
Khành không biết, nó được sinh ra trên đời này nhờ một con bò.
Khi Tráng A Sình dắt con bò ra khỏi cổng, trước khi khép cánh cổng gỗ đã bắt đầu mục nát ông còn ngoái cổ lại:
- Tôi sẽ mang về trả bà một thằng con trai.
Một năm sau, ông mang về một thằng con trai thật. Thằng bé ấy là Tráng A Khành. Cháu đích tôn của dòng họ Tráng ở Sán Séo Tỷ.
Một con bò đổi được một thằng cháu đích tôn, cũng không có gì đắt. Mọi người chép miệng bảo thế.
Tại sao ông Sình lại có thể đổi một con bò lấy một đứa con trai?
Ông Sình đi đám cưới ở Há Súng. Chú rể là con trai người bạn thân nhất của ông thuở nhỏ. Bạn cũ gặp nhau, hai người hai bên, ở giữa là đĩa thịt dê luộc to tướng, với một hàng chai rượu trắng, đưa qua mũi đã muốn say. Lúc con trai, con dâu đã tắt đèn vật nhau huỳnh huỵch, bạn mới nói: Phải có con trai mới được.
- Không có con trai, mình chết mình thành ma đói ngay.
- Nhưng không có con trai được, cố mười năm rồi, sắp thành miếng thịt trong nồi thắng cố rồi cũng có được gì đâu. Lại thương bà vợ già, không bỏ được.
- Cần gì bỏ, cứ để đấy vẫn dùng được mà, tôi biết có một chỗ chỉ một con bò là xong thôi.
Tiếng vật nhau huỳnh huỵch, hình như cả hai còn rơi cả xuống nền đất, vẫn vọng qua bức tường trình dày cộp nghe như tiếng trống đánh trong chăn. Chỉ tuổi trẻ mới làm được điều ấy, chứ còn ông, như bà vợ già hay nói: “ngáp ngáp mấy cái là xong”.
Bà vợ già đã mấy lần nói: Để tôi tìm cho ông một đứa gái nhé. Cứ để nó đẻ, tôi nuôi cho. Nhưng ông không nghe. Ông thương bà vợ già, gọi là vợ già nhưng cặp má vẫn hây hây, bầu ngực căng tròn, cái bụng mềm và đôi cánh tay cũng mềm, người khiến ông sau mười bốn năm vẫn chưa hết si mê. Ông không gật đầu được.
Nhưng đúng là chưa bao giờ ông nghe rõ đến như vậy tiếng vật nhau của đứa trai, đứa gái trẻ tuổi. Rồi chẳng mấy chốc tiếng trẻ con khóc váng lên, sẽ làm nứt cả những viên ngói âm dương hàng trăm năm tuổi, như một cây ngô ra bắp, rồi bắp lại gieo thành ngô.
Vì tiếng vật nhau của hai đứa trẻ tuổi, ông đồng ý mang một con bò đi đổi, quyết để cây ngô nhà ông ra bắp rồi còn lấy bắp để gieo thành ngô. Trong nhà không còn nghe tiếng vật huỳnh huỵch nữa thì đúng là sắp thành nhà không có chủ rồi. Sao bây giờ ông mới nghĩ ra nhỉ
Và ông mang con bò đi thật. Thậm chí bà vợ già còn chọn cho ông con bò đẹp nhất đàn, con bò vàng có cái đốm nâu giữa trán, tiễn ông tới tận chân núi Chí Sán, còn đứng nhìn theo ông mãi. Ông cũng vừa dắt bò vừa ngoái lại nhìn vợ. Từ rất xa vẫn nhìn thấy tấm váy dày bị gió thổi xoè ra rực rỡ. Nhưng cũng từ xa, ông không nhìn thấy trên hai gò má hây hây hồng có những giọt nước mắt đang nối nhau chảy.
Bà ngồi phệt ở cửa chuồng bò, nhìn chỗ buộc dây của con bò vừa được dắt đi. Bà ngồi ở đấy đến khi tối mịt, khi đàn lợn trong chuồng lên cơn đói, gào như bị chọc tiết mới vịn thang chuồng bò đứng dậy.
Thằng Khành và ông cậu nó đã đi một lúc lâu. Nghĩ thế nào, bà vùng dậy, mặc thêm áo, quàng thêm khăn vào cổ, cầm đèn pin, gọi con chó, chạy theo.
Khi bà đến chân núi Chí Sán thì ánh đèn pin của hai chú cháu đã lập loè tít trên đỉnh núi.
Bà đi trước, con chó đi sau. Có lúc nó vụt lên trước, hít hít, giơ chân đái một bãi, đứng lại chờ bà, rồi lại chạy vụt lên. Con chó này, ông Sình mang về cho thằng Khành lúc nó hai tuổi.
Bốn tuổi, thằng Khành nhanh như một con sóc, leo cây bắt chim, rơi tõm xuống vực. Bảy, tám người đàn ông mất một ngày mới tìm được nó. Như một miếng thịt bị dần trước khi quẳng vào chảo, nó mềm nhũn, gẫy một chân, sứt một tai. Phải mấy tháng trời bó thuốc mới đi lại được. Từ khi bị ngã, lúc nào nó cũng nằm trên lưng bà, ôm cổ bà, gối đầu vào gáy bà. Bà phải lấy một cái dây dài, buộc cái chân bị gãy của nó, vòng trước bụng, treo lên cổ cho đỡ va quệt. Bà đi nương nó trên lưng, bà nấu cám lợn nó trên lưng, bà xuống suối tắm nó cũng vẫn dính chặt trên lưng, hễ bỏ xuống là nó khóc váng tai.
Rồi đến lúc nó thay răng, cái răng cửa dưới rụng đầu tiên, bà ném lên mái ngói, nó bò lên, quyết tìm bằng được, không thấy lại không dám xuống, ngồi thu lu trên ấy đợi bà đi nương về trèo lên cõng xuống.
Vừa leo dốc bà vừa nghĩ, nếu không có thằng con trai này không biết những năm qua bà sống thế nào. Bà vẫn nhớ ngày đầu tiên ông chồng già mang thằng bé về. Nó nằm còng queo, bé tí trong quẩy tấu, hai má đỏ như táo chín, tóc vàng hoe lơ thơ mấy sợi bên dưới cái mũ vải thêu hoa. Đêm đầu tiên, bà ôm chăn, leo lên gác. Ông Sình ôm con lúc nằm, lúc ngồi, lúc chồm hổm trên giường, nửa đêm nó khóc quá, thì ông bế nó đi vòng quanh nhà, vừa đi vừa ư ư dỗ. Càng dỗ, thằng bé càng khóc. Cuối cùng thì bà phải dò dẫm mò xuống, thổi bếp cho ngọn lửa bùng lên, rồi bế lấy thằng bé. Bà vạch tấm chăn ra, ôi thôi, nó đã đái dầm, cả đi bậy từ lúc nào, hai cái mông bé tí vừa ướt vừa bẩn. Loay hoay mãi rồi bà cũng rửa xong cho nó, thằng bé thôi khóc, mút môi chùn chụt. Rồi nó rúc vào ngực bà, rúc mãi, như một con chó con rúc vào bụng mẹ. Bà run rẩy vạch áo ra, nó như vồ lấy bầu ngực chưa một lần tiết sữa, nó mút hóp cả má. Bà đau, nó cũng đau, không có sữa, lại khóc toáng lên. Bà không bỏ mặc nó được, đến như con bò mẹ ngã xuống vực, bỏ lại con, mà bà còn không bỏ mặc được, nói gì một con người.
Cho đến giờ, mỗi khi nhìn thấy thằng Khành ngồi ăn ngon lành bát mèn mén chan canh rau cải, bà lại thấy ran rát nơi đầu ngực. Vậy mà bà phải trả nó về cho người đàn bà ấy sao?
Khi ông Sình tháo dây buộc bò, bà còn nói:
- Ông sang bên ấy, muốn ở lại cũng được.
Ông Sình nhìn bà không chớp mắt:
- Bà nói thật đấy à?
Bà gật gật. Cổ họng nghẹn ứ.
- Bà không tiếc à?
Bà không trả lời. Tiếc gì chứ. Cái thứ vẫn là của mình bao nhiêu năm tự dưng không còn là của mình nữa, mình không được dùng nữa, không được dùng vì nó thích mang cho đứa khác dùng, không nên tiếc.
Như hiểu hết bà đang nghĩ gì, ông Sình nói:
- Cái gì của bà vẫn là của bà, tôi chỉ mang đi dùng tạm vào việc khác ít ngày thôi.
Ít ngày ấy là ba trăm bốn mươi sáu ngày.
Ông Sình không vui được mấy với niềm vui của một ông bố. Thằng Khành lên bốn tuổi thì ông chết vì bục dạ dày. Cứ tưởng rượu làm liền được vết loét trong dạ dày nên càng đau ông càng uống, cho đến lúc nó bục ra như cái túi đựng gạo bị rách, thì không cứu được nữa. Nhưng ông được chết thoải mái, vì đã có một thằng con trai, lại có một bà vợ tốt, nuôi được thằng con trai ấy, trong nhà lại đã có sẵn một đàn bò hơn 10 con, với một đàn dê đông gấp mấy lần chỗ ấy nữa.
Từ khi ông Sình chết, bà chỉ có thằng Khành, thằng Khành cũng chỉ có bà. Nó ngày càng cao lớn, vững chãi, tự biết kiếm việc nặng làm thay mẹ, tự biết có miếng ăn ngon phải nhường cho mẹ, tự biết chưa xong việc nhà thì dù có gái đẹp đứng thập thò ngoài bờ rào đá cũng không được nhảy tót ra khỏi cổng.
Chỉ có một điều thằng Khành không hề biết, đó là nó được đổi về bằng một con bò. Ngày ấy bà đã tự hỏi: Nếu cái người đàn bà kia cứ đẻ một đứa con lại đổi được một con bò, thì chắc đàn bò của bà ta phải đông lắm. Bà lại nghĩ đến con gà mái nhà mình, nghỉ được vài hôm lại cục tác váng cả đầu, có thêm một quả trứng. Hoá ra trên đời lại có người chả làm gì, chỉ đẻ và lấy bò về, lạ thế chứ!
Con chó đã dừng lại ở một cánh cổng gỗ khép hờ như có ý chờ bà. Chắc nó chạy theo hơi thằng Khành nên dẫn bà đi rất đúng đường. Bà đứng ngần ngừ hồi lâu trước cánh cổng đen thẫm. Đêm ba mươi rất tối trời, sở dĩ bà còn lò dò đi được là nhờ con đường nhỏ dẫn lên căn nhà có rải đá trắng, chứ còn chiếc đèn thì đã hết pin từ lúc lên tới đầu dốc. Trong nhà có vài bóng người đi đi lại lại, đèn thắp hai cái, một trong nhà, một treo ngoài mái hiên thấp lè tè.
Lần tay vào trong túi vải đeo bên hông, lấy ra chiếc áo tà pủ bé tí vẫn còn thơm mùi vải và xanh màu chàm, bà dứt khoát bước vào.
Đắp chiếc chăn vải hoa con công ngang cằm, người nằm trên giường trông như một đứa trẻ. Mặt mũi nhăn nhúm có lẽ vì chịu đựng cơn đau quá dài ngày, chỉ còn đôi mắt hơi sáng lên một chút khi nhìn thấy bà. Bà chợt nhận ra đôi mắt rất quen, hình như bà đã gặp ở đâu đó.
Bà chìa chiếc áo ra trước mặt, thì trong đôi mắt rất quen kia nhỏ ra hai dòng nước. Ý bà muốn khẳng định thằng Khành này chính là con của cô ta đấy, và vì hồi trước nó lớn nhanh quá nên chiếc áo này không kịp cũ.
Người nhà luồn chiếc áo xuống dưới gối cho cô ta. Rồi kéo thằng Khành ra ngoài. Thằng bé vẫn còn cứng đơ như khúc gỗ, mặt trắng bệch.
Bà Vá ngồi xuống bên giường, ghé tai sát miệng để cô ta nói gì đó. Phải rất cố gắng bà mới nghe nổi một câu, một câu khiến mặt bà còn trắng hơn mặt thằng Khành, và suýt nữa còn ngã vật ra. Nhất là khi bà theo ánh mắt cô ta, nhìn lên bức tường phía đối diện, một cái đầu con bò có cặp sừng cong treo trên đó, giữa hai cái sừng là một đốm nâu nổi rõ trên lớp lông vàng như râu ngô.
Con chó vẫn chạy trước, Khành đi thứ hai, sau cùng là bà Vá. Bà phải bắt Khành đi lên trước vì sợ nó trượt chân ngã xuống vực, Khành lại sợ bà mắt kém, chân run, ngã sau lưng mà nó không biết, đùn đẩy mãi, cuối cùng Khành phải đi trước, bà đi sau cầm đèn pin.
Trong đêm, nhìn cái dáng đi cun cút của thằng Khành bà thấy như có ai xát muối vào lòng. Lúc trước, khi đã đi qua cánh cổng gỗ, bà còn dừng lại nói thêm lần nữa:
- Con có muốn ở lại thì cứ ở, Khành à.
Nhưng thằng Khành nói y như bố nó:
- Con chỉ cho mượn thôi, rồi con về với mẹ chứ.
Từ đấy, hai mẹ con không ai nói câu nào nữa. Đỉnh Chí Sán ở lại sau lưng. Vui buồn cũng ở lại sau lưng. Nhưng trước mặt là một điều kinh khủng mà bà Vá không biết có nên nói ra với con hay không. Đấy chính là điều mà người đàn bà sắp chết kia vừa nói với bà, cô ta nói:
- Thằng Khành không phải họ Tráng, nó họ Vàng. Tráng A Sình chỉ nuôi hộ thôi.
Sau lúc suýt ngã vật ra, bà nuốt khan rồi hỏi như buột miệng:
- Thế ông ấy…?
Cô ta đảo hai con mắt thay cho cái lắc đầu. Bà còn nhớ như in ngày ông bế thằng Khành về, chìa nó ra cho bà, không giấu nổi hớn hở như trẻ con:
- Nó đây. Dùng có mỗi một lần, thế mà được luôn.
Lúc ấy bà chỉ muốn lao vào ông mà cấu xé. Ai tin được chứ.
Thằng Khành đang đi, chợt dừng lại, ngồi thụp xuống. Bà luống cuống:
- Làm sao thế, đau chân à Khành?
- Mẹ ngồi lên lưng, con cõng mẹ về. Mẹ làm rơi một chiếc dép ở đâu, chân dẫm vào đá nhọn thế không đau à?
Bấy giờ bà mới soi đèn pin xuống chân, một chiếc dép rọ nâu rơi đâu mất thật. Máu đang toé ra từ mấy ngón chân vấp vào đá.
Khành xốc bà lên cái lưng bắt đầu bè bè ra của nó. Con chó vẫn chạy trước, chốc chốc dừng lại chờ. Đường về nó thuộc hơn bà, nó dẫn đường cho mẹ con bà. Mưa đã bắt đầu rơi lây phây, hình như có tiếng những bông mận đang nở ra lách tách.
----------
(*) Theo Hùng Đình Quý sưu tầm
MÈO ĐEN
Hầu Nhìa Thò mang con mèo đen đi bán.
Sở dĩ phải mang mèo vì trong nhà chỉ còn có mỗi nó có thể bán được. Bò, dê, ngựa từ lâu đã không có bóng dáng trong nhà Sinh. Con chó thì ốm quặt quẹo, nằm một chỗ, lông rụng, răng rụng, ngay cả cái đuôi ngắn một khúc cũng trơ cả da lẫn xương, vậy là Thò phải tóm con mèo. Mất nửa ngày mới tóm được nó.
Thò cho con mèo vào cái túi vải, túm chặt miệng túi lại, vắt lên vai. Phải đi từ lúc trời còn tối om để không phải gặp mặt người quen. Gặp thì nhất định sẽ bị hỏi: Hôm nay đi chợ bán gì? Hỏi thì phải trả lời. Chó không phải rồi, vì chó chỉ cần buộc sợi dây vào cổ nó là được, rồi mình chạy thì nó chạy mà mình đi thì nó đi, mình ngồi nó cũng ngồi. Lợn cũng không phải. Vì lợn to thì dắt như chó, lợn bé cắp nách, không ai cho lợn vào túi.
Trời cuối năm lạnh buốt. Vài ông sao còn lại le lói trên cao, hắt ánh sáng lờ mờ xuống đường mòn. Những giọt sương đông cứng vì lạnh, đậu trên ngọn lá quất vào chỗ hở trên người lạnh buốt như kim châm. Thò vừa đi vừa chạy. Chạy cho nóng người lên. Chốc chốc bước hụt vào vết chân ngựa lại chúi người về phía trước.
Con mèo này, không phải tự dưng có trong nhà. Một buổi trưa, Hầu Thị Say - đứa em gái út của Thò đi học về, nhặt được nó đang nằm như đã chết dưới gốc cây mận trước sân ủy ban xã. Con mèo rụng gần hết lông, một chân què, lòi cả xương ra ngoài. Rụng thì rụng, lòi thì lòi, Say vẫn ôm con mèo đi khắp ủy ban, trạm y tế, trường học để hỏi xem con mèo của ai, không ai nhận. Thế là nó mang con mèo về nhà. Say đặt con mèo vào trong cái lù cở bé tí bố đan riêng cho nó làm đồ chơi, rồi đặt cả lên trên nóc bếp lò. Con mèo vẫn nằm như chết, không động đậy, cho đến khi hơi nóng từ bếp lò hắt lên làm cho nhúm lông đen bết đất của nó dựng đứng cả lên, đất khô thành từng viên thì nó mới bắt đầu cất tiếng kêu meo meo bé tí như bị chẹt cổ. Đang ngồi ăn cơm, nghe thấy tiếng mèo kêu, Say nhảy bổ đến chỗ cái lù cở. Rồi nó thò tay vào và lôi con mèo ra. Con mèo có đôi mắt xanh lè, mấy sợi râu cái còn cái mất, chắc dúi mõm vào bếp ngủ bị lửa táp. Say nhè miếng mèn mén lẫn rau cải đang nhai trong mồm ra lòng bàn tay rồi dí mõm con mèo vào đấy, con mèo rón rén ăn từng miếng một. Ăn xong miếng mèn mén, nó giơ cái chân trước không bị què lên liếm mấy cái rồi xoa mặt. Say nhìn con mèo rửa mặt cười rinh rích.
Từ hôm ấy, lúc nào Say cũng đeo cái lù cở sau lưng, trong lù cở là con mèo. Lù cở bé tí, mèo cũng bé tí, người đeo lù cở cũng bé tí nốt. Bây giờ, cái túi vải đựng vở Say đeo lủng lẳng trước ngực. Vào lớp Say để con mèo dưới gầm bàn, lấy sách ra khỏi túi vải, lấy túi vải đậy lên người mèo. Con mèo nằm im thin thít, chỉ khi nào có tiếng trống báo giờ ra chơi, cả lớp chạy ào ào ra sân, vừa chạy vừa la hét như một lũ dê xổng chuồng, thì nó mới cất tiếng meo meo và đứng dậy trong lù cở, rũ rũ cho cái túi vải rơi khỏi người, mở đôi mắt xanh lè nhìn lên. Thường thì Say cũng chạy ra ngoài chơi, nhưng hôm nào tiếng mèo kêu to quá, sợ cô giáo nghe thấy phê bình thì Say ngồi lại, vỗ vỗ lên lưng con mèo để nó chịu ở yên trong đó.
Con mèo ở với Say được nửa tháng thì lông mọc trở lại, mượt óng, đen nhẫy. Rất hay chuột.
Lại nói đến Hầu Nhìa Thò. Dạo này không đi làm thuê dưới phố huyện nữa nên Thò không có tiền. Không có tiền thì cơn thèm thuốc lúc nào cũng khiến Thò phát điên. Vật vờ như một bóng ma. Phiên chợ trước, Thò xuống chợ huyện, xin ban quản lý chợ cho quét rác. Nhưng nhìn thấy cái mặt tái mét, cặp môi thâm xì, mắt trắng dã, cái áo bẩn như nhúng trong nồi thắng cố rồi đem phơi khô, chẳng ai dám nhận Thò. Mấy bà béo bán hoa quả cũng không khiến Thò khuân vác nữa. Thò loanh quanh ở chợ hết một ngày, vừa đói vừa khát, vừa thèm thuốc, phải bò về nhà bằng bốn chân.
Thò vốn cũng có một đứa gái. Vốn cũng hẹn nhau ở chợ, cùng đứng sau bụi cây dại, một đứa hát véo von, một đứa bật cát xét thu âm, hát no thì rủ nhau ăn thắng cố, uống rượu, mặt đỏ gay như mặt trời sắp lặn mới dắt nhau về. Đứa gái này rất xinh. Dưới áo nó có một cặp vú vừa nóng vừa căng như nắm xôi nếp còn bốc hơi trong chõ. Thò đã từng được đặt một bàn tay vào đấy. Nó chỉ cho đặt vào để xem nóng tới mức nào thôi, rồi phải bỏ ra ngay. Nhưng bàn tay phải ấy của Thò đã bị bỏng suốt mấy ngày trời.
Vậy mà Thò cũng chả cần hai nắm xôi ấy nữa. Nóng mấy thì nóng, thơm mấy thì thơm cũng vứt. Thò xuống phố huyện, làm phụ vữa cho người ta, được một món tiền, rượu uống mãi cũng thấy thường thôi, nên thử dùng thứ khác. Dùng có vài lần, hết sạch một tháng tiền công. Nhưng mà sướng thì không thể tả được. Đến cả con ngựa có mọc thêm đôi cánh cũng không sướng như Thò.
Nhưng Thò sướng không lâu.
Những tháng sau, dần dần mỗi lần lĩnh tiền công chỉ còn đủ cho Thò dùng trong một tuần. Tệ hơn, chủ thầu đuổi việc, không cho Thò làm nữa, còn đánh cho một trận tơi bời, vì phát hiện Thò lấy trộm nửa bao xi măng đi bán. Nửa bao ấy, chỉ đủ cho Thò dùng sái thuốc. Sái thì sái, thèm quá dùng tất.
Thò mang tấm thân rách như chó ghẻ về nhà. Các em Thò sợ dúm vào góc nhà. Bố thì suýt bổ vỡ cả cánh cửa. Mẹ thì khóc như mưa. Thò biết trước điều ấy, nên thản nhiên ngồi vào bếp, thản nhiêu mở chõ mèn mén, ăn như chết đói. Ăn xong, leo lên gác, ngủ.
Sáng hôm sau, Thò dắt đi một con dê. Cho hết con dê vào bàn đèn, Thò lại về. Lần này Thò dắt đi con ngựa thồ. Nhà có mỗi con ngựa này để thồ ngô xuống chợ, thồ muối, thồ đồ dùng về nhà. Lần nữa, Thò dắt nốt con bò cày. Thế là từ lúc ấy, bố Thò phải thay ngựa xuống chợ, thay bò lên nương.
Lần gần nhất, Thò về. Trong nhà không còn gì. Mẹ Thò đang ngồi nuốt nước mắt bên bếp, nhìn các em tranh nhau vét chõ thắng cố. Có một đứa gái đang ngồi bên cạnh bà. Thò nhìn cái gáy trăng trắng của đứa gái, biết ngay đấy là ai.
Thò dắt đứa gái ra gốc cây lê. Đứa gái hỏi:
- Cái mặt dày nhỉ?
Thò cười hềnh hệch:
- Có gì mà dày. Cũng mòn đi một ít rồi.
- Còn gì bán được đâu mà về?
Đứa gái lại hỏi. Thò vẫn cười:
- Còn chứ. Còn cái thằng người này mà.
Vừa nói, Thò vừa chỉ vào ngực mình.
- Có mua không? Bán cho đấy.
- Cho không cũng chẳng thèm. Ở đấy mà nhìn người ta sắp đi lấy chồng.
- Hử? Thò nhảy dựng lên – lấy chồng? Không phải đã nhận lời lấy chồng từ năm ngoái rồi à.
- Phải rồi. Nhưng cái người ấy sắp thành ma rồi, không lấy nữa. Đem vứt xuống sông Nho Quế cho cá ăn còn hơn.
Tự dưng Thò thấy mặt nóng bừng. Chẳng lẽ thằng Hầu Nhìa Thò đẹp giai thế này mà lại chịu để đứa khác ăn mất hai nắm xôi? Không được. Hầu Nhìa Thò phải ăn nắm xôi của Hầu Nhìa Thò.
- Đừng nói đùa mà.
Thò cầm tay đứa gái, đầy hi vọng.
- Ai đùa. Đứa gái rút phắt tay ra - Vào trong nhà mượn gương của mẹ mà soi xem cái mặt trong ấy có phải là mặt Hầu Nhìa Thò nữa không. Thôi nhé, đi tìm thuốc phiện mà lấy làm vợ.
Đứa gái nói xong, đứng dậy, quay lưng nguẩy mông bỏ đi. Thò chạy theo, rút phắt con dao đi nương giắt ở đầu hồi, hét toáng lên:
- Này, nếu mà bỏ đi như thế là Thò này chặt đứt một ngón tay đấy.
Đứa gái đứng lại:
- Chặt thì sao? Chặt thì giữ được chân người ta à? Giữ chân người ta rồi đem bán nốt à?
Thò rống lên:
- Hầu Nhìa Thò này xin thề, không bao giờ bán vợ.
- Không bán vợ nhưng bắt vợ ôm con ngồi nhà chết đói thì cũng chả hơn gì.
- Hầu Nhìa Thò cũng không hút thuốc phiện nữa. Hầu Nhìa Thò này bỏ luôn. Thề đấy.
- Ai mà tin được.
Đứa gái bỏ đi thật. Thò cũng giơ dao lên, kê ngón tay lên bậu cửa, chặt thật.
Em gái Thò hét lên chết ngất. Hai đốt ngón tay khẳng khiu thâm xì của Thò đã nằm dưới đất, còn máu trên tay thì chảy tong tỏng.
Đứa gái chạy tới, cởi khăn buộc tay cho Thò. Buộc rồi, nó giơ tay tát cho Thò hai cái làm Thò chóng cả mặt. Xong, nó vẫn bỏ đi. Nó không tin Thò có thể bỏ được thuốc phiện. Chưa thằng đàn ông nghiện thuốc phiện nào trên xóm núi chênh vênh này bỏ được. Mấy thằng đã chết. Toàn chết vật giữa đường, ruồi bâu đầy mặt mới có người phát hiện ra.
Cái ngón tay cụt với hai cái tát cũng khiến Thò quên được thuốc phiện vài hôm. Nhưng đến khi tay đỡ đau thì tự dưng cơn thèm lại mò tới. Mò tới lúc nửa đêm. Thò vật vã huỳnh huỵch như đánh nhau trong nhà. Đã quen với cơn vật vã của Thò nên cả nhà im lặng, mặc kệ Thò. Vì chỉ vật một lúc là Thò sẽ ra khỏi nhà. Của nhà không còn thì tìm xem hàng xóm có hở ra cái gì Thò sẽ mượn tạm, đem đi đổi lấy ít sái thuốc dùng cho qua cơn.
Thò bò ra bếp, tìm ấm nước, ngửa cổ uống một hơi suýt sặc. Đột nhiên Thò bắt gặp ánh mắt xanh lét của con mèo. Con mèo đen nhánh như một hòn than từ đầu đến chân, trừ hai con mắt xanh lét và hàm răng trắng nhởn. Con mèo hôm nay không ngủ với Say mà ngủ bên bếp. Thò thức dậy làm nó cũng thức theo.
Một ý nghĩ chợt đến trong đầu khiến Thò sáng mắt lên. Thò vào buồng tìm một cái túi vải, rồi Thò đến bên con mèo, vuốt vuốt đầu nó, con mèo lim dim mắt để cho Thò vuốt ve. Rồi Thò tóm lấy gáy nó, thả bõm vào trong túi, túm chặt miệng túi lại, chạy như tên bắn ra khỏi nhà.
Đêm tối om. Thò khoác cái túi đựng mèo trên vai, chốc chốc lại ngoái lại phía sau. Không phải Thò sợ bố mẹ đuổi theo. Bố mẹ đã từng đuổi theo Thò để cố giữ lại con bò, con dê, nhưng cuối cùng thì cũng đành để Thò dắt đi, vì lần nào Thò cũng rút con dao găm nhọn hoắt, dí vào cổ mình, dọa chết. Thì thôi vậy, mất bò mất dê cũng được, còn hơn mất thằng con trai duy nhất trong nhà. Bò dê còn chẳng sợ, sợ gì con mèo chứ. Nhưng không hiểu sao ánh mắt đen láy, mọng nước, với hai cái mí mắt sưng húp đỏ hồng của em gái Thò, cái Say ấy, lại cứ quanh quẩn trong đầu Thò. Đứa em gái này, Thò vốn thương nó nhất nhà. Lúc mẹ mới đẻ nó, nó bị dây quấn cổ, mãi mới lôi ra được, suýt chết. Thò đã ngồi thu lu bên giường mẹ, ôm chặt lấy nó suốt mấy ngày trời, vì sợ nó không ở lại với Thò. Thò lắc lắc cái đầu, Thò nhìn trước nhìn sau, trong bóng tối lờ mờ lân tinh, chẳng nhìn thấy gì hết. Đúng là ánh mắt của Say rồi, nó từ đâu ra Thò không biết, nhưng rõ ràng là nó đang nhìn theo Thò.
Con mèo đột ngột kêu rống lên ngoao ngoao như gặp phải mèo đực nhà hàng xóm. Vừa kêu nó vừa quẫy mạnh trên lưng Thò. Thò hầm hè, gằn giọng:
- Im ngay, im ngay cho tao!
Mặc kệ, con mèo vẫn tiếp tục gào. Thò dừng lại, mở miệng túi ra. Con mèo đang ngồi thu lu chực nhảy ra ngoài. Thò túm lấy gáy nó, nhấc lên.
- Mày muốn kêu hử, tao cho mày kêu.
Rồi Thò lấy ngay cái dây quai túi, buộc mồm con mèo lại. Con mèo giãy đành đạch, móng chân nhọn hoắt chìa ra cào tứ tung, cào cả vào tay Thò. Cào thì cào, Thò vẫn buộc, buộc cho chặt, để xem nó có gào nữa không.
Con mèo giãy đạp trong túi một lúc lâu nữa thì thôi, nằm im thin thít. Thò hăm hở nhằm thẳng hướng phố huyện đi tới. Chính cái lúc con mèo gào lên, và Thò phải dừng lại loay hoay buộc mồm nó đã khiến Thò quên hẳn ánh mắt của em gái Thò.
Thò tới chợ lúc vẫn còn vắng người. Mới chỉ có mấy bà chủ chảo thắng cố béo ục ịch đang còng lưng thổi lửa trong những cái bếp vốn đã hừng hực. Thò đi một vòng, hai vòng, ba vòng, mỏi chân vẫn chưa thấy mấy người mua mèo tới. Ở chợ huyện này, khoảng hai, ba phiên gần đây, phiên nào cũng có hai ba thanh niên đi xe máy, sau xe buộc cái lồng sắt, trong cái lồng bao giờ cũng có sẵn mấy con mèo. Nhìn là biết họ đi tìm mua mèo. Giống như người đi mua chó thì cầm theo xích, mua bò thì mang dây thừng đi vậy. Sở dĩ chó phải mang xích, bò mang dây thừng vì người bán chó, bán bò bao giờ cũng đòi lại xích, thừng. Mang về, có bò mới thì buộc, không có bò mới thì treo ở cửa chuồng bò, ngày ngày nhìn cái dây thừng, nhớ con bò, nhìn sợi dây thừng đã nhẵn thín, nhớ tới công con bò. Tiền bán bò đã tiêu hết nhưng vẫn chưa hết nhớ bò.
Phải đến lúc mặt trời bắt đầu nhô lên thì đám người mua mèo mới tới. Tiếng xe máy gầm gừ như chó ăn phải bả. Thò đang ngủ gật bên gốc cây gạo giữa chợ, choàng tỉnh dậy.
- Bán mèo hử?
- Phải. Người đàn ông có cái mặt choắt như mặt chuột hỏi, Thò vừa gật vừa trả lời.
- Mấy tiền?
- Hai trăm.
- Gì á? Hai trăm? Tường mèo là lợn hay sao hử?
- Mèo là mèo, lợn làm sao được. Có đi hết chợ, hết cả phố huyện này cũng không tìm được con thứ hai thế này đâu nhá.
- Kinh! Mèo của mày có ba mắt à?
Mấy chiếc xe máy vẫn gầm gừ, khói phả mù mịt, đám thanh niên cười khùng khục.
- Không phải ba mắt, mà là mèo đen. Đen từ đầu đến đuôi, từ lưng xuống bụng, từ bàn chân tới chóp mũi... mèo làm thuốc đấy nhá.
- À... là mèo đen. Bỏ ra xem nào.
- Không được – Thò túm chặt miệng túi, giữ khư khư – đồng ý mua hai trăm thì tao mới cho xem.
- Một trăm năm mươi nghìn!
- Một trăm chín mươi nghìn tao mới bán!
- Không được. Đắt quá. Một trăm sáu chục đấy. Bán thì bán, không bán thì mang về mà nuôi.
Nghe tới câu “mang về nuôi” Thò giật bắn cả người. Mang về nuôi tức là Thò phải nhịn thuốc rồi. Cơn thèm lại sắp tới, kiến đã bắt đầu bò từ cạp quần lên dọc sống lưng rồi. Thò cuống quýt gật đầu.
Thò rón rén mở cái túi. Cả ba bốn cái đầu đều chúi vào miệng túi. Đầu tiên là cái đuôi con mèo thò ra. Đen nhánh. Đúng là đen nhánh. Rồi tới phần thân, tới cái đầu, con mèo vẫn nằm im thin thít. Thò mở toang cái túi ra, cả bọn đứng nghệt mặt. Con mèo đen, đúng là con mèo đen thật, đen tuyền, béo mũm mĩm, nhưng hai con mắt vốn màu xanh giờ đã trắng dã, mở trừng trừng, cả hai hàm răng trắng, nhọn hoắt nữa, cũng nhe cả ra. Lúc này Thò mới thấy là con mèo đã lạnh ngắt, cứng đơ. Hình như nó đã cố há mồm để thở, nhe răng để thở, nhưng không thở được vì Thò buộc chặt quá.
Thò ngồi thừ ra. Con mèo nằm còng queo, cứng đơ dưới chân. Tự dưng lúc này, cơn thèm thuốc không thấy đâu nữa, mà Thò lại nhớ tới hai con mắt đen láy, sưng húp, mọng nước của em gái Thò. Chả lẽ, Thò mang con mèo này về trả cho nó? Không được. Thò loạng choạng đứng dậy, nhìn thấy con mèo vẫn nhe hàm răng trắng nhởn như cười cợt. Con mèo còn nằm ở đấy, dưới gốc cây gạo đã rụng hết lá, kể cả khi Thò đã đi khuất rồi, con mèo vẫn còn nhe răng cười mãi.
CON DÊ BỐN MẮT
Hôm nay nhà Thèn Kháy Chỉ ở Chín Chải cưới vợ cho con trai. Ai chà, cưới đứa đầu tiên có khác, mổ hẳn hai con bò, mâm bát linh đình từ ba ngày trước, người ra người vào nườm nượp.
Buổi sáng, Thèn Kháy Chỉ giao cho thằng con đang học lớp bảy trường nội trú huyện mang giấy bút ra ngồi đằng sau cái bàn gỗ kê ngoài cổng, còn thằng em nó thì cầm một cái túi trước là túi đựng cám con cò mua về nuôi lợn cưới đứng bên cạnh, miệng túi mở sẵn ra. Thế là thành lệ rồi. Trước, đi đám cưới, người làng có gì thì mang nấy, chục con gà con nhốt trong lồng làm giống cũng được, một cái chảo cũng được, thậm chí nhà nghèo quá thì vót cho mấy cái cặp bếp, mấy cái muôi, thìa gỗ. Bây giờ thì theo nhau, đi mừng đám cưới bằng tiền. Nhiều ít, giàu nghèo gì cũng đưa tiền hết.
Thằng Chính nhận tiền, đếm, vừa ghi vào giấy vừa nói to: Ông Dùng ở Chín Chải: năm nghìn; bà Phường ở Sính Lủng: mười nghìn... Ghi xong, đưa tiền cho thằng em, thằng em bỏ luôn vào túi cám con cò. Hai anh em chúng nó ngồi đếm đếm ghi ghi được một lúc thì mặt trời lên cao, nắng rọi xuống bỏng cả mặt. Người thì mỗi lúc một đông, thỉnh thoảng thằng Chính dừng lại, vặn vẹo cổ tay cho đỡ mỏi. Anh Dí ở Chín Chải: Hai... hai... hai trăm nghìn đồng. Thằng Chính lắp bắp rồi hô to. Đám người đứng sau chờ đến lượt ồ lên, rồi một người, hai người mở miệng: "Ai chà, con nhà giàu mà". "Phải rồi, hai trăm nghìn chứ hơn nữa cũng chẳng là gì đâu". "Nhưng làm thế chẳng phải đập vào mặt bằng này người già hay sao?". "Ừm, khoe đấy. Giàu mà không lấy được vợ thì giàu làm gì?" Thằng Dí, phải, đúng là thằng Dí con nhà Dấn ở xóm dưới, nghe đến đấy, tức quá lườm người nói một cái rồi nghênh ngang đi vào trong nhà.
Người vừa nói là Chảo A Chai người Xà Tủng Chứ.
Thằng Dí ấy, đúng là con nhà giàu. Từ bé đến lớn mỗi bữa nó ăn một bát thịt đầy, cơm chỉ dính mấy hạt dưới đáy bát. Bố nó, Thèn Văn Dấn bảo, tao khổ mãi rồi, giờ phải để chúng mày sướng. Cứ ăn đi, ăn được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Nhưng không biết tại sao, ăn nhiều thế nhưng thằng Dí vẫn không lớn được. Mười sáu tuổi mà chỉ bằng đứa mười ba, chân tay, mặt mũi trắng như cỏ mọc trong nhà.
Thèn Văn Dấn, một buổi sáng ngồi ăn thịt chó dưới phố huyện thấy mấy thằng trai phóng xe máy vèo vèo, phụt khói vào mặt mình, bèn đặt chén rượu đánh cộp xuống bàn, đưa tay lên mồm chùi chùi, lẩm bẩm: "Phải rồi, phải rồi". Nói xong, đứng dậy trả tiền rồi lên ngựa đi một mạch về Chín Chải. Lại từ Chín Chải ôm một bọc tiền quay xuống phố huyện. Năm nay thảo quả được mùa, mấy cọc tiền cao lừng lững xếp đầy trong tủ lấy đi chục triệu chỉ vơi một ít. Dấn lững thững cưỡi ngựa đến thẳng hàng xe máy, chỉ vào một chiếc màu đỏ. Ai chà, đúng là nhà giàu đi mua dê, cái xe giá sáu triệu đồng, Dấn trả luôn, không nói một câu. Chủ hàng xe máy cười tít mắt, sai thằng con: "Đi đổ đầy bình xăng rồi đưa bác về tận nhà, nghe chưa". Thế là Dấn buộc ngựa vào cái cọc sắt trước cửa hàng xe máy, leo lên sau xe, phóng về Chín Chải. Đấy là cái xe máy đầu tiên xuất hiện ở Chín Chải.
Dân Chín Chải vứt cày vứt bừa nháo nhào chạy đến xem cái xe mới còn bóng lừ. Mấy ông già đưa tay sờ, miệng xuýt xoa. Dấn nói to: "Cái xe này mình mua cho con trai đấy, đứa gái nào muốn làm vợ nó thì ngồi ở chỗ này". Nói xong, đưa tay vỗ vỗ lên yên xe, cười kha kha.
Thế là từ đấy, phiên chợ nào thằng Dí cũng dắt xe từ gầm sàn ra, nổ máy ầm ĩ rồi phóng vèo vèo ra đường nhựa. Nó bé người quá, ngồi trên yên xe mà đầu còn thấp hơn cái gương. Nhưng đằng sau nó lúc nào cũng có một đứa gái, mỗi phiên một đứa, đứa nào cũng mặt đỏ nhừ, cười tít mắt.
Qua sáu phiên chợ thì vợ chồng Dấn phải đi tìm bà mối, nhờ hỏi vợ cho con trai.
Bà mối đến nhà Thào Chá Cáy. Hai vợ chồng Cáy đang ngồi tẽ ngô giống. Thấy bà mối vào, lẳng lặng đứng dậy, không nói không rằng. Bà mối ậm ừ lấy giọng:
- Ông Cáy bà Cáy à, nhà ông Dấn túng bấn quá không biết nhờ vả đâu, nay nhờ tôi đến nói với ông chia cho ít thóc giống.
Ông Cáy:
- Thóc thì có đấy nhưng không được tốt lắm, gieo nó xuống còn phải mất công chăm bón nhiều, không dám chia cho nhà ấy đâu.
Bà mối:
- Hạt giống chưa tốt nhưng có mảnh đất tốt, có tấm lòng rộng rãi thì không sợ gì mất mùa ông ạ.
Bà Cáy:
- Không dám đâu, không dám đâu. Nhờ bà về nói hộ, núi ấy cao quá, nhà này không trèo được.
Bà mối cầm chén nước, uống ực:
- Thế là ông bà chê rồi, tôi về vậy. Nhưng... tại sao chứ, chê thằng Dí bé quá hay là...
Bà Cáy đứng dậy, đi ra góc nhà, vớ con dao dài, ngồi xuống thái dọc mùng xoèn xoẹt. Ông Cáy hút mấy điếu thuốc lào, thấy bà mối vẫn chưa chịu đứng dậy, bèn chép miệng:
- Nói cũng khó, không nói cũng khó. Thế này, tháng trước con Kía nhà này bị ốm, tôi phải đi mời ông then về, ông then bảo nó phải lấy một thằng trai dắt theo con dê trắng...
- Dê trắng thì khó gì - Bà mối hấp tấp - Mấy con cũng được, dễ thôi mà...
- Không phải dê trắng bình thường, phải là dê trắng có bốn con mắt kia.
- Ầy, làm gì có dê bốn mắt?
- Là hai con mắt giả mọc bên trên này này, màu đen. Ông Cáy đưa ngón tay trỏ to tướng chỉ lên trên lông mày. Bà mối gật gật đầu, uống thêm ngụm nước rồi ra về.
Chuyện nhà Cáy từ chối bà mối không gả con gái đã ngay lập tức ầm ĩ lên ở Chín Chải. Thằng Dí thì phát ốm, cái xe máy đỏ chót dựng ở đầu hồi, gà nhảy lên cục tác, phân vãi đầy trên yên cũng mặc kệ. Tìm đâu ra dê bốn mắt bây giờ? Vợ chồng Thèn Văn Dấn nhìn thằng con trai cả ốm lăn lóc cũng lừ đừ theo. Nếu mà có con dê ấy thì bao nhiêu tiền cũng mua, không tiếc gì. Chỉ cần nó khỏi ốm, nó tươi tươi cái mặt lên, nó lại phóng xe vù vù là được. Nhưng thằng Dí mỗi lúc một rũ ra như tàu chuối héo.
Trong khi đó thì con dê bốn mắt lại đang được buộc ở cổng nhà Cáy. Con dê ấy của thằng Chảo A Chay người Xà Tủng Chứ. Chảo A Chay biết Kía từ lâu, mê lắm, phiên chợ nào cũng lẽo đẽo dắt ngựa theo sau, nhưng từ khi Kía ngồi sau cái xe đỏ chót của Dí, mặt đỏ dừ, mắt nhắm tít thì Chay chịu, không sao đuổi kịp. Giờ thì... hà hà, Chay biết chuyện nhà Cáy, dắt ngay con dê trong chuồng nhà mình ra, múc gần hết nước trong bể đá tắm cho nó trắng tinh ra. Riêng hai con mắt giả thì lấy than tô thêm cho đen óng. Xong, Chay dắt con dê nghênh ngang trên đường núi, xuống Chín Chải. Không cần bà mối, không cần bố mẹ, bố mẹ Chay chết hết rồi, Chay ở với chú thím từ lâu, thế là Chay tự đi hỏi vợ.
Nhưng Chay không được đón ở nhà Kía. Bố mẹ Kía đồng ý, nhưng Kía thì cầm một con dao nhọn hoắt, sáng loáng, ngồi lì trong buồng, nói vọng ra:
- Bố mẹ mà cho thằng ấy vào nhà là con đâm dao vào bụng, chết luôn.
Mẹ Kía run bần bật, bố Kía thì quát:
- Mày đâm tao trước rồi muốn làm gì thì làm.
Nói xong, xô cửa xông vào. Nhưng Kía đang vén áo lên, chĩa mũi dao thẳng vào bụng:
- Bố vào là con đâm ngay.
Ông Cáy sợ quá, lại quay ra.
Kía không thích Chay. Đúng là Kía không thích Chay. Ngồi trong buồng từ sáng đến tối, không ăn không uống mấy ngày liền, Kía chỉ nhìn ra lỗ cửa mà nghĩ đến Dí thôi. Không phải vì Dí có cái xe máy đâu. Kía tự biết mình, không phải Kía thích Dí vì Dí có cái xe máy, hay lúc nào trong cạp quần cũng có một cục tiền dày cộp, mà vì cái gì cũng không biết nữa. Cái mặt Dí trắng quá, chân tay cũng trắng, người già bảo loại ấy không biết làm, chỉ biết ăn. Mặc kệ, Kía vẫn thích thì làm thế nào. Dí có một cái đài thu băng bé tí, phiên chợ nào Kía cũng hát cho Dí thu vào đấy, Dí bảo, đêm về không nghe được Kía hát thì Dí không ngủ được. Kía hát:
Mây nắng bảo anh đi, mây mưa bảo anh về/Em đưa anh đến con đường rẽ, con đường rẽ thụt sâu/Mây nắng bảo anh đi, mây mưa bảo em quay lại/Anh buông tay em, tay như rụng/Như lá tre, lá gỗ lả tả rụng/Anh bỏ tay em, tay như rơi/Như lá tre, lá gỗ lả tả rơi...
Dí đã cầm tay Kía rồi, làm sao Kía buông ra được nữa.
Một đêm, Kía đợi bố mẹ ngủ rồi lẻn dậy, tìm đến nhà Dí. Dí đang nằm bẹp trong buồng, nghe tiếng rít lên lanh lảnh, ngay lập tức như chẳng ốm đau gì nữa, vùng ngay dậy. Là tiếng gọi của Kía đấy, không lẫn đi đâu được, chỉ có Kía mới biết nhét hai ngón tay vào mồm mà rít lên như vậy.
Dưới ánh trăng lờ mờ, hai đứa nắm chặt tay nhau. Kía khóc ròng ròng, Kía đã mệt quá rồi, Dí cũng hết cả sức, cứ thế này thì chết mất. Kía hỏi:
- Nhà tìm được dê chưa?
- Chưa, bố mẹ nhờ khắp nơi rồi, vẫn chưa tìm thấy.
- Thế mà lại có một con buộc ở cửa nhà mình.
Dí thảng thốt:
- Của ai? Của ai thế? Ai đã đến hỏi Kía làm vợ thế? Bố mẹ Kía nhận lời rồi à?
Kía lắc đầu:
- Bố mẹ mà nhận lời thì Kía chết luôn.
- Không được đâu. Chờ mình, bố mẹ mình thế nào cũng tìm được.
- Nhưng mình sợ lắm.
- Sợ gì?
- Sợ tìm không thấy, lại đi thích người khác.
- Không, Dí chỉ thích Kía thôi. Kía có chờ Dí không?
- Có chứ.
- Kía ơi, con dê ấy... của ai?
- Của thằng A Chai ở Xà Tủng Chứ.
Thế là Kía khỏi ốm. Biết Kía thật bụng thương mình, chờ mình thì gì mà không khỏi ốm. Thế nên hôm đám cưới nhà Thèn Kháy Chỉ Dí mới đi được chứ. Và Dí đã gặp thằng Chay, cái thằng có con dê bốn mắt.
Chẳng biết thế nào nhà chủ lại xếp cho Dí và Chay ngồi một mâm, một mâm toàn thanh niên. Uống rượu, ngà ngà say, Chay xích lại gần Dí:
- Đã tìm được dê chưa?
- Hỏi làm gì. Dí xẵng giọng. Chay cười hề hề:
- Không tìm được đâu, đi hết dãy Hoàng Liên cũng không có con thứ hai đâu. Hỏi vợ khác đi thôi.
- Còn lâu nhé. Cứ chờ đấy.
- Mình nói thật đấy mà, không lấy được nó đâu. Nhường cho mình là hay nhất.
Dí chồm dậy, định tát Chay, nhưng Chay tóm được, vặn cho một cái, Dí kêu oai oái.
Trên đường về, Dí đi trước, đứng đợi Chay dưới gốc một cây dẻ, chìa ra trước mặt Chay một cục tiền dày cộp:
- Bán cho tao.
Chay thủng thẳng:
- Bán gì?
- Con dê, con dê bốn mắt của mày.
- Không bán đâu.
- Chê ít à?
- Không chê, cũng không bán. Phải để hỏi vợ chứ.
- Nhưng nó không thích mày.
- Lâu lâu khắc thích. Chờ mày lâu quá nó khắc phải thích tao.
Chay nghênh ngang bỏ đi, mặc Dí đứng nghệt dưới gốc cây dẻ.
Mùa hè qua, mùa thu qua, mùa đông năm nay đến sớm, cây cỏ chết khô, rau trong vườn các nhà cũng không còn xanh được nữa. Mùa này là mùa gia súc dễ ốm vì đói, mà đã ốm thì rất dễ chết vì bệnh tật. Đàn dê nhà Chay đã phải bán gần hết cho mấy quán thắng cố vì chú thím sợ chúng chết. Chỉ còn mỗi con dê trắng của Chay. Chay dắt con dê trắng đi tìm cỏ. Phải ăn cỏ khô lâu ngày, lông nó đã dựng cả lên, cái bụng chửa sắp đẻ mà cũng hóp lại. Gió từ dưới sâu thốc hun hút, sương mù giăng giăng khắp nơi, con dê vẫn cặm cụi nhặt từng lá cỏ còn sót lại. Sờ bụng con dê thấy đã căng căng, Chay định về thì Dí đến.
- Bây giờ mình mua thì có bán không?
Chay nhìn Dí cười khẩy:
- Đợi nó đẻ con rồi tao bán cho, chịu khó nuôi hai ba năm là được con dê to thôi mà.
Dí bặm môi, nhìn Chay chằm chằm.
- Sao thế, lại định đánh nhau à? Đồ trẻ con, trẻ con mà cũng đòi lấy vợ. Năm nay mày mười hai, hay mười ba. Hở ?!
Chay cúi xuống, vuốt vuốt lưng con dê, cười ha ha.
Con dê đang đứng chênh vênh trên mép vực, chẳng để ý gì, vẫn cặm cụi nhặt cỏ. Nó sắp đẻ rồi, nếu không đủ ăn thì nguy cơ sẽ không đẻ được. Đột ngột, tiếng cười của Chay tắt lịm. Dí đã xông đến như một con trâu điên nhưng không phải xông vào Chay mà là xông vào con dê, Dí đẩy mạnh, con dê chới với rồi lăn tòm xuống vực.
Chay ngồi khóc hu hu ở mép vực. Còn Dí lững thững quay về. Dí không nói cho Chay biết, Dí vừa đến nhà Kía. Lâu lâu không thấy Kía đến chỗ hẹn, thấy nhớ quá, Dí phải đi tìm. Nhà Kía hôm nay có khách, khách không ở Chín Chải cũng không ở Xà Tủng Chứ. Có một con ngựa tía cao to lừng lững, lông óng mượt buộc ở gốc cây lê, phải là một người trai rất cao lớn, bắp chân, bắp tay cuồn cuộn mới cưỡi nổi con ngựa ấy. Không biết người ấy có mang đến con dê bốn mắt nào không nhưng tận mắt Dí đã thấy Kía mặt đỏ nhừ, mắt cười tít với người ta. Có con dê hay không có con dê này thì cũng thế thôi.
Nhưng Chay thì không biết, nên vẫn ngồi khóc trên mép vực.
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn