Cựu Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore Lý Quang Diệu.
Vào lúc 3 giờ 18 phút, ngày 23-3-2015, thế giới nói chung và người châu Á, Đông Nam Á, Singapore nói riêng, đã mất đi một nhân vật kỳ vĩ: Cựu Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore Lý Quang Diệu.
Trong một bài phát biểu đẫm nước mắt, khi phải vật lộn để giữ được sự bình tĩnh, Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long của Singapore đã nói lời chia tay với người cha thân yêu của mình, đồng thời cũng là vị trưởng lão đáng kính, nhà sáng lập thông thái của đất nước Singapore hiện đại: “Xin Người an lòng, Đất nước của Người, nhân dân của Người sẽ trường tồn thịnh vượng”.
Có thể nói, vị chính khách cao tuổi này thực sự là một nhân vật có phẩm chất hiếm hoi. Ông là một nhà lãnh đạo khéo léo, một chính trị gia uyên bác, người dám kết hợp uy tín với sức mạnh chế ngự, dám nói những điều không mấy người ưa, dám làm những điều mình cho là đúng, dù hoàn cảnh không hề thuận lợi. Ông là kiến trúc sư trưởng thực tế của những người dám dấn thân trọn vẹn cho đất nước Singapore. Ông dám đứng lên để nghe đủ các nhà phê bình, và trong một số trường hợp, lặng lẽ dạy cho họ những bài học.
Di sản của Lý Quang Diệu rồi sẽ còn được xem xét kỹ lưỡng và áp dụng trong nhiều thập kỷ sắp tới. Mà toàn là những điều cụ thể. Chân lý là cụ thể.
Đất nước của ông không hề có tài nguyên, đến nước sinh hoạt hàng ngày cũng phải mua, mà mua với giá đắt. Vậy thì phải chắt chiu, nhưng không hà tiện. Một trong những sắc lệnh đầu tiên là: Mọi căn nhà xây lên đều phải có điều hòa nhiệt độ, nguồn nước sạch mát lành, để con người an tâm nỗ lực, đẩy năng suất lao động lên cao.
Nhân dân của ông như một đám bè gỗ phân mảnh, đa nguồn gốc, đa niềm tin, bạo loạn sắc tộc tràn lan, đánh bom khủng bố thường trực đe dọa. Vậy thì, dẹp qua sĩ diện cá nhân, quên ngay thứ kiêu hãnh viển vông, cả nước nói tiếng Anh với nhau, với khách buôn bán làm ăn. Con đường tắt nối với thế giới phải hình thành ngay từ đó.
Nền hành chính công phải là mẫu mực, thiếu tiền thì vay bè bạn, phát hành trái phiếu, kiên quyết xử nặng những hành vi cửa quyền, nhũng nhiễu, vô cảm, tham lam. Hiệu quả của sự trong sạch tất nhiên sẽ gấp nhiều lần kiểu vơ vét ngắn hạn.
Còn gì nữa? Giáo dục phải luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Đất nước không đủ nhân tài thì nhập khẩu chất xám. Gương mặt Singapore phải bừng lên trí tuệ, không phân biệt sự khôn ngoan có nguồn gốc từ đâu.
Còn nhiều nữa, như “châu Á mang ơn châu Âu về kiến thức khoa học, công nghệ. Nhưng châu Á sống đời Á Đông, không giống với Phương Tây”; hay “Xã hội nào cũng có những cá nhân hiểu biết ít hơn mức chung, xin đừng trách tôi gò họ vào khuôn nếp”; hay “Cháu nội tôi tên là Lý Tu Tề. Con gái thì tu thân, tề gia, có gì phải hỏi?”....
Phải, tất cả mọi thứ đều thuộc về Singapore, một đất nước, một nhân dân mà giờ đây nhiều người coi là hình mẫu cho thế giới.
Chính trị của ông thật phù hợp với thời đại máy hút bụi, khi mà các toan tính địa chính trị đang bịt bùng muôn nẻo gần xa. Thử tưởng tượng, trong nhà vẫn nhem nhuốc bừa bộn thì đầu óc đâu, hơi sức nào vững bước ra đua tranh cùng thiên hạ?
Hiện thực hôm nay của Singapore thật đã khác hẳn: Đó là một thế lực kinh tế, một câu chuyện thành công, một đất nước xanh với những thành phố lấp lánh bừng sáng trên sân khấu thế giới. Đó cũng là một đất nước dẫn đầu về khao khát sáng tạo.
Hơn ai hết, Lý Quang Diệu tin vào khả năng của công dân Singapore một cách sâu sắc. Ông bảo, “Lõi sắt có trong mỗi người. Anh có là thứ nam châm đủ mạnh để dẫn dắt họ không mà thôi”. Để bây giờ Singapore có một động vĩnh cửu, lao mãi về phía ánh sáng.
Cựu Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore Lý Quang Diệu.
Vào lúc 3 giờ 18 phút, ngày 23-3-2015, thế giới nói chung và người châu Á, Đông Nam Á, Singapore nói riêng, đã mất đi một nhân vật kỳ vĩ: Cựu Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore Lý Quang Diệu.
Trong một bài phát biểu đẫm nước mắt, khi phải vật lộn để giữ được sự bình tĩnh, Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long của Singapore đã nói lời chia tay với người cha thân yêu của mình, đồng thời cũng là vị trưởng lão đáng kính, nhà sáng lập thông thái của đất nước Singapore hiện đại: “Xin Người an lòng, Đất nước của Người, nhân dân của Người sẽ trường tồn thịnh vượng”.
Có thể nói, vị chính khách cao tuổi này thực sự là một nhân vật có phẩm chất hiếm hoi. Ông là một nhà lãnh đạo khéo léo, một chính trị gia uyên bác, người dám kết hợp uy tín với sức mạnh chế ngự, dám nói những điều không mấy người ưa, dám làm những điều mình cho là đúng, dù hoàn cảnh không hề thuận lợi. Ông là kiến trúc sư trưởng thực tế của những người dám dấn thân trọn vẹn cho đất nước Singapore. Ông dám đứng lên để nghe đủ các nhà phê bình, và trong một số trường hợp, lặng lẽ dạy cho họ những bài học.
Di sản của Lý Quang Diệu rồi sẽ còn được xem xét kỹ lưỡng và áp dụng trong nhiều thập kỷ sắp tới. Mà toàn là những điều cụ thể. Chân lý là cụ thể.
Đất nước của ông không hề có tài nguyên, đến nước sinh hoạt hàng ngày cũng phải mua, mà mua với giá đắt. Vậy thì phải chắt chiu, nhưng không hà tiện. Một trong những sắc lệnh đầu tiên là: Mọi căn nhà xây lên đều phải có điều hòa nhiệt độ, nguồn nước sạch mát lành, để con người an tâm nỗ lực, đẩy năng suất lao động lên cao.
Nhân dân của ông như một đám bè gỗ phân mảnh, đa nguồn gốc, đa niềm tin, bạo loạn sắc tộc tràn lan, đánh bom khủng bố thường trực đe dọa. Vậy thì, dẹp qua sĩ diện cá nhân, quên ngay thứ kiêu hãnh viển vông, cả nước nói tiếng Anh với nhau, với khách buôn bán làm ăn. Con đường tắt nối với thế giới phải hình thành ngay từ đó.
Nền hành chính công phải là mẫu mực, thiếu tiền thì vay bè bạn, phát hành trái phiếu, kiên quyết xử nặng những hành vi cửa quyền, nhũng nhiễu, vô cảm, tham lam. Hiệu quả của sự trong sạch tất nhiên sẽ gấp nhiều lần kiểu vơ vét ngắn hạn.
Còn gì nữa? Giáo dục phải luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Đất nước không đủ nhân tài thì nhập khẩu chất xám. Gương mặt Singapore phải bừng lên trí tuệ, không phân biệt sự khôn ngoan có nguồn gốc từ đâu.
Còn nhiều nữa, như “châu Á mang ơn châu Âu về kiến thức khoa học, công nghệ. Nhưng châu Á sống đời Á Đông, không giống với Phương Tây”; hay “Xã hội nào cũng có những cá nhân hiểu biết ít hơn mức chung, xin đừng trách tôi gò họ vào khuôn nếp”; hay “Cháu nội tôi tên là Lý Tu Tề. Con gái thì tu thân, tề gia, có gì phải hỏi?”....
Phải, tất cả mọi thứ đều thuộc về Singapore, một đất nước, một nhân dân mà giờ đây nhiều người coi là hình mẫu cho thế giới.
Chính trị của ông thật phù hợp với thời đại máy hút bụi, khi mà các toan tính địa chính trị đang bịt bùng muôn nẻo gần xa. Thử tưởng tượng, trong nhà vẫn nhem nhuốc bừa bộn thì đầu óc đâu, hơi sức nào vững bước ra đua tranh cùng thiên hạ?
Hiện thực hôm nay của Singapore thật đã khác hẳn: Đó là một thế lực kinh tế, một câu chuyện thành công, một đất nước xanh với những thành phố lấp lánh bừng sáng trên sân khấu thế giới. Đó cũng là một đất nước dẫn đầu về khao khát sáng tạo.
Hơn ai hết, Lý Quang Diệu tin vào khả năng của công dân Singapore một cách sâu sắc. Ông bảo, “Lõi sắt có trong mỗi người. Anh có là thứ nam châm đủ mạnh để dẫn dắt họ không mà thôi”. Để bây giờ Singapore có một động vĩnh cửu, lao mãi về phía ánh sáng.
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn