Mark Twain, trong con mắt nhiều thế hệ độc giả, thuộc vào hàng những nhà văn danh tiếng nhất nước Mỹ. Tuy vậy, theo ông, nhà văn không phải là một cái gì đó cao siêu, toàn bích, hiểu biết tất cả. Và ông luôn tự trào về sự thiếu hụt vốn sống nông thôn của mình, để qua đó chế giễu những nhà văn có lối viết cẩu thả, coi thường độc giả. Câu chuyện sau đây được ông kể lại tại một bài giảng ở hội báo GALAXY, một tờ báo chuyên luận về công việc nhà văn năm 1870.
Tôi không hiểu nhiều về nông thôn, như các bạn đã thấy đấy. Thì cũng đúng thôi, giống như một người nhà quê bây giờ phải bảo đi lái tàu thủy thì sẽ lúng túng ra sao.
Tuy vậy, không vì thế mà tôi ngại viết về nông nghiệp đâu nhé. Đã có một lần, khi muốn tỏ rõ năng lực của mình với Sếp, tôi đã viết về đề tài này, và chờ đợi một sự tăng lương đáng kể. Đó là khi Sếp tôi đi nghỉ phép 2 tuần. Tôi đã ngồi vào bàn tổng biên tập của ông ấy.
Chà, cái cảm giác được làm việc theo ý mình mới tuyệt vời làm sao. Tôi đã viết say sưa về cuộc sống, của người nhà quê, rồi tôi đi nhà in, rồi khi sách đến tay bạn đọc, tôi hồi hộp chờ đợi sự hưởng ứng nồng nhiệt từ phía độc giả.
Hôm ấy tôi rời khỏi văn phòng lúc chiều muộn. Chợt tôi thấy đám đông trước cửa cơ quan tự dưng rẽ ra nhường đường cho tôi. Rồi tôi nghe một hai người thì thầm: ”Ông ta đấy”. Tôi rất lấy làm thú vị, vì thế là cuối cùng mình cũng được chú ý. Sáng hôm sau cũng vậy, khi vừa đến cổng cơ quan, tôi đã để ý một đám đông khác đang tụ tập hai bên lề đường. Hình như họ chằm chằm nhìn tôi với vẻ thích thú đặc biệt lắm. Rồi họ cũng lại rẽ ra nhường đường cho tôi, thậm chí một vài người còn nói to với bạn mình: “Hãy nhìn mắt ông ấy kìa”. Tôi giả vờ chẳng thèm quan tâm đến sự ngưỡng mộ, ngẩng cao đầu đi thẳng lên bậc tam cấp ngôi nhà. Tôi huýt sáo một điệu nhạc êm dịu, nhưng thực ra trong lòng như đang có sóng, và tôi dự định sẽ viết một bức thư dài, báo cáo tình hình công việc để bà thím tôi được vui mừng. Khi mở cửa, thậm chí tôi còn thấy hai chú nhóc lấp ló đứng rình ở hành lang từ lúc nào. Thấy tôi, các chú cười ré lên rồi nhảy qua cửa sổ, bụi đất bốc lên mù mịt. Chà, thật là những người hâm mộ chân thành.
Khoảng nửa tiếng sau, một cụ già nhà quê có chỏm râu lởm chởm và khuôn mặt tiều tụy khắc khổ bước vào. Ông lão lập cập ngồi xuống theo hướng tay tôi mời. Hình như ông cụ ấp ủ một điều gì trong đầu có vẻ nung nấu lắm. Rồi vừa khụt khịt mũi, cụ già vừa móc túi ra một gói nhỏ, một bản sao bài viết của tôi. Rồi cụ vừa lau kính vừa hỏi tôi.
- Anh là tổng biên tập mới ở đây à?
Tôi bảo: ”Vâng, thưa Cụ”.
- Trước đây đã bao giờ anh viết về nông nghiệp chưa?
- Dạ chưa - Tôi đáp - đây là tác phẩm đầu tiên của tôi.
- Ờ, có vẻ như vậy. Thế anh có kinh nghiệm gì về nông dân không? Thực tế ấy mà?
- Dạ, chắc là không nhiều đâu ạ - Tôi làm bộ khiêm tốn.
- Phải, có một vài chỗ chứng tỏ điều đó.
Ông lão nói rồi đeo kính lên, nhìn vào mặt tôi với vẻ rất thiếu kiềm chế. Rồi ông ta vuốt vuốt mấy tờ giấy cho phẳng.
Tôi muốn đọc anh nghe mấy điều làm cho tôi phải đến đây. Sách các anh xuất bản đấy. Hãy nghe cho kỹ rồi phát biểu nếu chính anh là tác giả.
“Củ cải đỏ không bao giờ nên hái vì sẽ bị dập nát. Hãy để một chú nhóc trèo lên rung cây”.
- Nào, nói gì đi chứ, hay là không phải anh viết?
- Sao hả Cụ? Tôi nghĩ như thế là đúng chứ. Chẳng nghi ngờ gì nữa, báo chí suốt ngày kêu la chuyện hàng triệu sọt củ cải đỏ bị thối do dập nát đó thôi. Nếu để bọn trẻ rung cây thì...
- Rung rung cái bà nội nhà anh ấy - Ông già quát lớn - Củ cải đỏ nào mọc ở trên cây?
- Ôi cụ ơi, chúng không mọc, chúng có mọc đâu nào? - Tôi lúng túng tìm cách chống chế - Ai bảo là chúng mọc trên cây? Nhưng có điều ngôn ngữ ở đây là dùng kiểu ẩn dụ. Ai có học sẽ hiểu điều ấy rằng... đó là tôi muốn nói đến việc chú nhóc rung cây nho.
Ông lão đứng dậy xé vụn bài báo, rồi ném cả mớ xuống chân dậm. Rồi ông ta cầm cây gậy lên quất lung tung vào không khí và bảo tôi hiểu biết không bằng một con bò. Khốn khổ, tôi chưa kịp hiểu điều gì đã xảy ra để đến nỗi ông già phải cáu giận như thế.
Mấy ngày sau ông lão hôm trước lại đến. Lần này trông ông thậm chí còn khắc khổ hơn trước. Đầu tóc râu ria rối bù, mặt mũi phờ phạc. Vừa nhìn thấy tôi, ông lão đã khúm núm lao đến cầm lấy bàn tay tôi.
- Anh gì ơi. Đừng giận lão nhá. Hãy cầm lấy cái này và đọc cho lão nghe.
Ông dúi vào tay tôi một văn bản khác của tạp chí chúng tôi, số ra mới nhất. Tôi đọc to:
“Phân dơi là một loài chim quý. Nhưng đòi hỏi phải chăm sóc rất cẩn thận. Không nên đưa nó ra lồng trước tháng 6 và sau tháng 9. Suốt mùa đông giá buốt. Nên giữ nó trong phòng kín để nó đẻ và ấp trứng. Tương tự như vậy, ta cũng phải tính lịch ngược với các loại hạt. Từ đó để thấy rằng: Muốn có bánh ngon trong dịp lễ giáng sinh thì nhà nông phải gieo trồng vào tháng 7 chứ không phải tháng 8. Còn về bí ngô thì sao. Đó là một loại quả chín mọng mà cư dân vùng New England rất chuộng. Họ hay dùng nó để nấu rượu vang thay cho quả mận chát. Còn những người khôn ngoan nhất lại hay bồi dưỡng bò thay cho quả mâm xôi. Nhưng thực ra rất ít người biết rằng, bí ngô thuộc họ nhà cam chanh, do vậy nó mọc rất tốt ở những bang miền Bắc. Tuy nhiên, ai mà làm thay nông dân được. Họ vẫn đàng hoàng trồng nó trước cửa hiên nhà như một loại cây cảnh tốt lá. Họ bảo như thế vừa có quả ăn vừa được bóng mát.
Còn hịên nay đang thời tiết ấm, những chú ngỗng đực bắt đầu đẻ trứng được rồi...”
Mặt ông lão bỗng sáng bừng lên. Ông giơ tay ra ngăn tôi lại:
- Đó, đó, thôi được rồi. Như vậy là anh đã cất đi cho tôi một gánh nặng. Tôi đã được nghe chính mồm anh đọc, từng chữ, từng lời. Sáng nay tôi cứ tưởng mình đọc nhầm. Mấy ông bạn già của tôi cũng vậy, họ cứ bảo rằng tôi vui tính chứ làm gì có ai trào lộng được đến thế. Đến lúc tôi đưa cho các lão ấy xem thì họ không thèm đọc, họ bảo tôi vừa vui tính vừa đùa dai. Tôi không còn giữ được bình tĩnh nữa, bởi nếu thật quả như vậy thì mắt tôi lòa quá mất rồi. Tôi đã cáu tiết nổi lửa đốt trụi túp lều của bà lão nhà tôi, rồi lao ra phố ném một thằng bé lên ngọn cây. Nếu lúc ấy anh để ý thì sẽ nghe thấy tiếng tru tiếng hét tuyệt vọng của tôi. Bởi từ nay tôi đã chẳng còn cần cho cõi đời này nữa.
Nhưng bây gờ thì tôi hiểu rồi. Vâng, đó chính là văn chương ẩn dụ, mà có sang đến bên kia thế giới tôi cũng không bao giờ hiểu được nếu không gặp anh. Anh, chính anh đã khai sáng cho tôi, chính anh đã mang lại cho tôi sự sống khi mà tôi đã cận kề miệng lỗ.
Xin cảm ơn anh, một nghìn lần tôi xin cảm ơn anh.
Xin chào, một lần nữa xin chào.
Tôi cảm thấy đôi chút bất ổn vì không biết làm sao để cụ già hiểu đúng lại vấn đề. Cụ đã đi xa quá mất rồi, trong khi ông tổng biên tập đang từ từ tiến lại.
- Thật là tồi tệ - ông nói với tôi nhưng cứ như đang lẩm bẩm một mình - chưa bao giờ sự việc lại tồi tệ đến thế. Làm sao mà văn phòng lại bừa bộn thế này? Cứ như một cái chuồng ngựa.
Nhưng mà vẫn chưa ăn thua gì so với tai tiếng. Vâng tai tiếng về tạp chí của chúng ta. Anh có hiểu không? Chết nỗi trong khi tôi đi thì tira phát hành được anh đẩy lên gấp đôi và sự ngu dốt của chúng ta được nhân lên gấp nhiều lần, anh có hiểu không? Làm sao anh có thể háo danh đến vậy? Tại sao anh vừa lười biếng vừa ngu xuẩn đến vậy? Ai? Ai đã đẩy anh đến chỗ cả gan viết những bài viết về nông nghiệp, trong khi điều sơ đẳng nhất về nông thôn anh cũng còn chưa biết? Anh viết về luống cày mà cứ tưởng đang viết về cái cày. Anh luận bàn về sự rụng lông của bò như thể đang nói về cừu. Anh khuyên người ta luyện chó bắt chuột mà không hề biết rằng con mèo đã làm việc đó tốt như thế nào. Chúa ơi! Tại sao tự dưng tôi lại nghỉ phép cơ chứ. Tại sao tôi không khôn ngoan sa thải anh trước khi tôi vắng mặt cơ quan cơ chứ? Và tại sao tôi lại quên không mang một khẩu súng để hoặc anh giết tôi hoặc tôi phải nhằm thẳng đầu anh mà bắn? Anh có hiểu không? Tại sao đến giờ này mà anh vẫn còn đứng trơ trơ như con lừa thiến thế kia? Có cút đi ngay không, hay để tôi phải gọi cảnh sát?
Tôi lúng túng quá. Ông ta làm như thể tôi vừa phạm một tội ác gì nghiêm trọng lắm không bằng. Ông ta đâu biết nếu một người nông dân không dũng cảm trèo lên một con tàu thì đến bao giờ mới biết lái tàu? Ông ta chẳng hiểu gì về sự nỗ lực tự vượt của tôi. Tóm lại, ông ta là loại tổng biên tập không biết người biết của. Và như vậy thì tôi còn gắn bó làm gì với cái con người nông cạn và hẹp hòi ấy? Vớt vát gì nơi cái văn phòng trì trệ ấy nữa cơ chứ?
Đến bây giờ, sau gần một thập kỷ, tôi đã là nhà văn nổi tiếng. Tác phẩm của tôi đã được dư luận nhiệt liệt chào đón. Chỉ có điều, do ghét cay ghét đắng tay tổng biên tập kia nên tôi không bao giờ viết về đề tài nông nghiệp của hắn nữa. Tôi đã thề rồi. Tôi thề rằng, hãy mặc kệ hắn sống đời dưa hấu, vua của các loại trai hến biết tự lột xác. Còn tôi phải trở thành một chú rắn đuôi kêu kiêu hùng, quanh năm bay liệng trên bầu trời Bắc Mỹ xanh thẳm.
Lã Thanh Tùng (dịch và giới thiệu)
(Nguồn: Báo Văn nghệ số 1+2 / 2015)
Mark Twain, trong con mắt nhiều thế hệ độc giả, thuộc vào hàng những nhà văn danh tiếng nhất nước Mỹ. Tuy vậy, theo ông, nhà văn không phải là một cái gì đó cao siêu, toàn bích, hiểu biết tất cả. Và ông luôn tự trào về sự thiếu hụt vốn sống nông thôn của mình, để qua đó chế giễu những nhà văn có lối viết cẩu thả, coi thường độc giả. Câu chuyện sau đây được ông kể lại tại một bài giảng ở hội báo GALAXY, một tờ báo chuyên luận về công việc nhà văn năm 1870.
Tôi không hiểu nhiều về nông thôn, như các bạn đã thấy đấy. Thì cũng đúng thôi, giống như một người nhà quê bây giờ phải bảo đi lái tàu thủy thì sẽ lúng túng ra sao.
Tuy vậy, không vì thế mà tôi ngại viết về nông nghiệp đâu nhé. Đã có một lần, khi muốn tỏ rõ năng lực của mình với Sếp, tôi đã viết về đề tài này, và chờ đợi một sự tăng lương đáng kể. Đó là khi Sếp tôi đi nghỉ phép 2 tuần. Tôi đã ngồi vào bàn tổng biên tập của ông ấy.
Chà, cái cảm giác được làm việc theo ý mình mới tuyệt vời làm sao. Tôi đã viết say sưa về cuộc sống, của người nhà quê, rồi tôi đi nhà in, rồi khi sách đến tay bạn đọc, tôi hồi hộp chờ đợi sự hưởng ứng nồng nhiệt từ phía độc giả.
Hôm ấy tôi rời khỏi văn phòng lúc chiều muộn. Chợt tôi thấy đám đông trước cửa cơ quan tự dưng rẽ ra nhường đường cho tôi. Rồi tôi nghe một hai người thì thầm: ”Ông ta đấy”. Tôi rất lấy làm thú vị, vì thế là cuối cùng mình cũng được chú ý. Sáng hôm sau cũng vậy, khi vừa đến cổng cơ quan, tôi đã để ý một đám đông khác đang tụ tập hai bên lề đường. Hình như họ chằm chằm nhìn tôi với vẻ thích thú đặc biệt lắm. Rồi họ cũng lại rẽ ra nhường đường cho tôi, thậm chí một vài người còn nói to với bạn mình: “Hãy nhìn mắt ông ấy kìa”. Tôi giả vờ chẳng thèm quan tâm đến sự ngưỡng mộ, ngẩng cao đầu đi thẳng lên bậc tam cấp ngôi nhà. Tôi huýt sáo một điệu nhạc êm dịu, nhưng thực ra trong lòng như đang có sóng, và tôi dự định sẽ viết một bức thư dài, báo cáo tình hình công việc để bà thím tôi được vui mừng. Khi mở cửa, thậm chí tôi còn thấy hai chú nhóc lấp ló đứng rình ở hành lang từ lúc nào. Thấy tôi, các chú cười ré lên rồi nhảy qua cửa sổ, bụi đất bốc lên mù mịt. Chà, thật là những người hâm mộ chân thành.
Khoảng nửa tiếng sau, một cụ già nhà quê có chỏm râu lởm chởm và khuôn mặt tiều tụy khắc khổ bước vào. Ông lão lập cập ngồi xuống theo hướng tay tôi mời. Hình như ông cụ ấp ủ một điều gì trong đầu có vẻ nung nấu lắm. Rồi vừa khụt khịt mũi, cụ già vừa móc túi ra một gói nhỏ, một bản sao bài viết của tôi. Rồi cụ vừa lau kính vừa hỏi tôi.
- Anh là tổng biên tập mới ở đây à?
Tôi bảo: ”Vâng, thưa Cụ”.
- Trước đây đã bao giờ anh viết về nông nghiệp chưa?
- Dạ chưa - Tôi đáp - đây là tác phẩm đầu tiên của tôi.
- Ờ, có vẻ như vậy. Thế anh có kinh nghiệm gì về nông dân không? Thực tế ấy mà?
- Dạ, chắc là không nhiều đâu ạ - Tôi làm bộ khiêm tốn.
- Phải, có một vài chỗ chứng tỏ điều đó.
Ông lão nói rồi đeo kính lên, nhìn vào mặt tôi với vẻ rất thiếu kiềm chế. Rồi ông ta vuốt vuốt mấy tờ giấy cho phẳng.
Tôi muốn đọc anh nghe mấy điều làm cho tôi phải đến đây. Sách các anh xuất bản đấy. Hãy nghe cho kỹ rồi phát biểu nếu chính anh là tác giả.
“Củ cải đỏ không bao giờ nên hái vì sẽ bị dập nát. Hãy để một chú nhóc trèo lên rung cây”.
- Nào, nói gì đi chứ, hay là không phải anh viết?
- Sao hả Cụ? Tôi nghĩ như thế là đúng chứ. Chẳng nghi ngờ gì nữa, báo chí suốt ngày kêu la chuyện hàng triệu sọt củ cải đỏ bị thối do dập nát đó thôi. Nếu để bọn trẻ rung cây thì...
- Rung rung cái bà nội nhà anh ấy - Ông già quát lớn - Củ cải đỏ nào mọc ở trên cây?
- Ôi cụ ơi, chúng không mọc, chúng có mọc đâu nào? - Tôi lúng túng tìm cách chống chế - Ai bảo là chúng mọc trên cây? Nhưng có điều ngôn ngữ ở đây là dùng kiểu ẩn dụ. Ai có học sẽ hiểu điều ấy rằng... đó là tôi muốn nói đến việc chú nhóc rung cây nho.
Ông lão đứng dậy xé vụn bài báo, rồi ném cả mớ xuống chân dậm. Rồi ông ta cầm cây gậy lên quất lung tung vào không khí và bảo tôi hiểu biết không bằng một con bò. Khốn khổ, tôi chưa kịp hiểu điều gì đã xảy ra để đến nỗi ông già phải cáu giận như thế.
Mấy ngày sau ông lão hôm trước lại đến. Lần này trông ông thậm chí còn khắc khổ hơn trước. Đầu tóc râu ria rối bù, mặt mũi phờ phạc. Vừa nhìn thấy tôi, ông lão đã khúm núm lao đến cầm lấy bàn tay tôi.
- Anh gì ơi. Đừng giận lão nhá. Hãy cầm lấy cái này và đọc cho lão nghe.
Ông dúi vào tay tôi một văn bản khác của tạp chí chúng tôi, số ra mới nhất. Tôi đọc to:
“Phân dơi là một loài chim quý. Nhưng đòi hỏi phải chăm sóc rất cẩn thận. Không nên đưa nó ra lồng trước tháng 6 và sau tháng 9. Suốt mùa đông giá buốt. Nên giữ nó trong phòng kín để nó đẻ và ấp trứng. Tương tự như vậy, ta cũng phải tính lịch ngược với các loại hạt. Từ đó để thấy rằng: Muốn có bánh ngon trong dịp lễ giáng sinh thì nhà nông phải gieo trồng vào tháng 7 chứ không phải tháng 8. Còn về bí ngô thì sao. Đó là một loại quả chín mọng mà cư dân vùng New England rất chuộng. Họ hay dùng nó để nấu rượu vang thay cho quả mận chát. Còn những người khôn ngoan nhất lại hay bồi dưỡng bò thay cho quả mâm xôi. Nhưng thực ra rất ít người biết rằng, bí ngô thuộc họ nhà cam chanh, do vậy nó mọc rất tốt ở những bang miền Bắc. Tuy nhiên, ai mà làm thay nông dân được. Họ vẫn đàng hoàng trồng nó trước cửa hiên nhà như một loại cây cảnh tốt lá. Họ bảo như thế vừa có quả ăn vừa được bóng mát.
Còn hịên nay đang thời tiết ấm, những chú ngỗng đực bắt đầu đẻ trứng được rồi...”
Mặt ông lão bỗng sáng bừng lên. Ông giơ tay ra ngăn tôi lại:
- Đó, đó, thôi được rồi. Như vậy là anh đã cất đi cho tôi một gánh nặng. Tôi đã được nghe chính mồm anh đọc, từng chữ, từng lời. Sáng nay tôi cứ tưởng mình đọc nhầm. Mấy ông bạn già của tôi cũng vậy, họ cứ bảo rằng tôi vui tính chứ làm gì có ai trào lộng được đến thế. Đến lúc tôi đưa cho các lão ấy xem thì họ không thèm đọc, họ bảo tôi vừa vui tính vừa đùa dai. Tôi không còn giữ được bình tĩnh nữa, bởi nếu thật quả như vậy thì mắt tôi lòa quá mất rồi. Tôi đã cáu tiết nổi lửa đốt trụi túp lều của bà lão nhà tôi, rồi lao ra phố ném một thằng bé lên ngọn cây. Nếu lúc ấy anh để ý thì sẽ nghe thấy tiếng tru tiếng hét tuyệt vọng của tôi. Bởi từ nay tôi đã chẳng còn cần cho cõi đời này nữa.
Nhưng bây gờ thì tôi hiểu rồi. Vâng, đó chính là văn chương ẩn dụ, mà có sang đến bên kia thế giới tôi cũng không bao giờ hiểu được nếu không gặp anh. Anh, chính anh đã khai sáng cho tôi, chính anh đã mang lại cho tôi sự sống khi mà tôi đã cận kề miệng lỗ.
Xin cảm ơn anh, một nghìn lần tôi xin cảm ơn anh.
Xin chào, một lần nữa xin chào.
Tôi cảm thấy đôi chút bất ổn vì không biết làm sao để cụ già hiểu đúng lại vấn đề. Cụ đã đi xa quá mất rồi, trong khi ông tổng biên tập đang từ từ tiến lại.
- Thật là tồi tệ - ông nói với tôi nhưng cứ như đang lẩm bẩm một mình - chưa bao giờ sự việc lại tồi tệ đến thế. Làm sao mà văn phòng lại bừa bộn thế này? Cứ như một cái chuồng ngựa.
Nhưng mà vẫn chưa ăn thua gì so với tai tiếng. Vâng tai tiếng về tạp chí của chúng ta. Anh có hiểu không? Chết nỗi trong khi tôi đi thì tira phát hành được anh đẩy lên gấp đôi và sự ngu dốt của chúng ta được nhân lên gấp nhiều lần, anh có hiểu không? Làm sao anh có thể háo danh đến vậy? Tại sao anh vừa lười biếng vừa ngu xuẩn đến vậy? Ai? Ai đã đẩy anh đến chỗ cả gan viết những bài viết về nông nghiệp, trong khi điều sơ đẳng nhất về nông thôn anh cũng còn chưa biết? Anh viết về luống cày mà cứ tưởng đang viết về cái cày. Anh luận bàn về sự rụng lông của bò như thể đang nói về cừu. Anh khuyên người ta luyện chó bắt chuột mà không hề biết rằng con mèo đã làm việc đó tốt như thế nào. Chúa ơi! Tại sao tự dưng tôi lại nghỉ phép cơ chứ. Tại sao tôi không khôn ngoan sa thải anh trước khi tôi vắng mặt cơ quan cơ chứ? Và tại sao tôi lại quên không mang một khẩu súng để hoặc anh giết tôi hoặc tôi phải nhằm thẳng đầu anh mà bắn? Anh có hiểu không? Tại sao đến giờ này mà anh vẫn còn đứng trơ trơ như con lừa thiến thế kia? Có cút đi ngay không, hay để tôi phải gọi cảnh sát?
Tôi lúng túng quá. Ông ta làm như thể tôi vừa phạm một tội ác gì nghiêm trọng lắm không bằng. Ông ta đâu biết nếu một người nông dân không dũng cảm trèo lên một con tàu thì đến bao giờ mới biết lái tàu? Ông ta chẳng hiểu gì về sự nỗ lực tự vượt của tôi. Tóm lại, ông ta là loại tổng biên tập không biết người biết của. Và như vậy thì tôi còn gắn bó làm gì với cái con người nông cạn và hẹp hòi ấy? Vớt vát gì nơi cái văn phòng trì trệ ấy nữa cơ chứ?
Đến bây giờ, sau gần một thập kỷ, tôi đã là nhà văn nổi tiếng. Tác phẩm của tôi đã được dư luận nhiệt liệt chào đón. Chỉ có điều, do ghét cay ghét đắng tay tổng biên tập kia nên tôi không bao giờ viết về đề tài nông nghiệp của hắn nữa. Tôi đã thề rồi. Tôi thề rằng, hãy mặc kệ hắn sống đời dưa hấu, vua của các loại trai hến biết tự lột xác. Còn tôi phải trở thành một chú rắn đuôi kêu kiêu hùng, quanh năm bay liệng trên bầu trời Bắc Mỹ xanh thẳm.
Lã Thanh Tùng (dịch và giới thiệu)
(Nguồn: Báo Văn nghệ số 1+2 / 2015)
VanVN.Net - Sáng 19/12/2014, BCH Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị công tác văn học năm 2014 tại trụ sở Hội (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
VanVN.Net - Sáng 19/12/2014, BCH Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị công tác văn học năm 2014 tại trụ sở Hội (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn