VanVn.Net - Ngày 21 tháng 4 cách đây 101 năm, Samuel L. Clemens (tên khai sinh của Mark Twain) 74 tuổi đã qua đời. Vào dịp này năm ngoái, quê hương của ông đã tiến hành Tuần lễ hoạt động kỷ niệm 100 năm từ trần của Mark Twain. Hàng loạt sách, nhất là loạt sách truyện ký có liên quan đến cuộc đời ông cũng được liên tục xuất bản.
Văn hào Mark Twain
Mark Twain là một trong những nhà văn vĩ đại, mà những người viết truyện, những người làm sách tranh thủ thời cơ tốt để tưởng niệm, họ đem lại cho đồng bào của họ những kiến văn vòng quanh thế giới, họ sử dụng những phong cảnh lạc thú của thế giới mới, để kể lại vô vàn chuyện của thế giới cũ, đồng thời họ cũng muốn triển khi hiển thị một bộ phận người trong nước họ chưa biết về đại văn hào, trên cương vực mênh mông của nước Mỹ, ví dụ như biên cương miền Tây không có đường sắt và dòng sông Cái Mississpi cuồn cuộn chảy không ngừng nghỉ. Nhà văn William Deam Honells không phải không có lý khi ví von: Mark Twain là “Lincoln trong giới văn học”. Đối với người đọc các nơi trên thế giới, có thể nói: Ông tựa hồ là nước Mỹ, không có một người nào khác có thể gánh được trọng trách này.
Ông già “bình thường” đeo đẳng “âm mưu cung đình” mông lung
Tác phẩm mới “Người đàn ông mặc áo trắng” (Man in White) của Michael Shelden đã móc nối những mâu thuẫn giữa thần tượng công chúng được người đời sùng bái với cá thể thống khổ vô cùng thảm trọng của Mark Twain trong mười năm cuối cùng.
Con gái của Mark Twain là Susie chết năm 1896 vì viêm màng não, vợ ông là Liwei từ giã cõi đời vào năm 1903. Ông không thể trở lại bình thường trước những đòn đau ấy. Hai con gái của ông rõ ràng là một gánh nặng: Jean bị bệnh điên, Clara chạy theo cuộc sống ca xướng vô công rồi nghề. Có lẽ xuất phát từ thất vọng nặng nề, Mark Twain thường hay dắt con gái nhỏ đi giao du và gọi cô là “Cá thiên sứ”. Trong sách, Shelden gọi cô bé này là “cháu gái”của Mark Twain.
Đồng thời với cuộc sống làm ông khổ sở, Mark Twain cũng bị những thực khách nhắm tới. Trong đó có ông Albeat Bilodeao Fan, nhà văn viết truyện ký về ông trong tương lai và Isabel Lea Yang, bí thư sinh hoạt. Cô bí thư sinh hoạt này, bởi vì ăn trộm tài sản của Mark Twain, nên cuối cùng bị đuổi ra khỏi nhà. Câu chuyện theo bản sách này là tác phẩm được lưu hành rộng rãi nhất.
Nhưng tác phẩm mới của Láukandara Trombley là “Người đàn bà khác của Mark Twain” (Mark Twain Other Woman) lại giải oan cho LeaYang. Trong bản của Sura, Lea Yang, Mark Twain là vật hy sinh cho con gái thất thường Clara.
Năm 1904, Mark Twain 68 tuổi goá vợ đã thuê LeaYang đang bị khó khăn, làm thư ký của ông và làm người bảo hộ của con gái Clara. Mark Twain và LeaYang ngày càng thân mật, nhà văn hình dung Lea Yang “nhỏ nhắn, xinh đẹp, tuổi đời khoảng 38 tuổi, nhưng khi trang điểm ngồi trên xe ngựa thì giống như 17 tuổi”.
Clara ghét cay ghét đắng sự quan hệ gần gũi giữa LeaYang với Mark Twain, trong bụng lúc nào cũng nghĩ đến chuyện cha không cho phép cô lấy một người đàn ông mà cô yêu, thế là, cô bịa ra chuyện LeaYang ăn cắp tiền tài. Cô tìm cách để cha tin, nói trong thời gian thăm nom phòng ở của Mark Twain tại bang Connecticut, đã lấy trộm 2.000 USD. Nên Mark Twain đã đuổi việc LeaYang, thu hồi lại nông trang mà ông đã tặng quà nô-en cho cô. Ông đã ghi chép “Hồ sơ vụ án” nói sự việc LeaYang đã mồi chài ông như thế nào, cảnh cáo Lea Yang muốn tống tiền ông và người nhà ông như thế nào, và công bố bản hồ sơ này.
Trombley và Shelden tuy có luận điểm khác nhau, nhưng hai quyển sách của họ đều có chủ đề giống nhau: “Vụ án cung đình” không rõ ràng của danh nhân vào cuối đời. Trên ý nghĩa này, cuộc sống cuối đời của Mark Twain rõ ràng là vô cùng “bình thường” - mặc dầu từ này thông thường không được gắn liền với Mark Twain.
Là một thanh niên cô đơn, Samuel chạy tới miền Tây
So với hai quyển sách trên, tácphẩm lớn “Đi khắp nước Mỹ” (Lighting Out for the Territory) của Roy Morris Jr khiến mọi người cảm thấy mới mẻ. Quyển sách này triển hiện trước chúng ta một Mark Twain cô đơn, vừa cường tráng vừa trẻ trung, và sau này người đời nhất quán nhận định là vô ưu vô lự. Ý đồ sáng tác quyển sách này là nhằm giải thích vấn đề nằm ở tiêu đề phụ “Samuel. L. Clemens vì sao chạy đến miền Tây đồng thời trở thành Mark Twain?”
Năm 25 tuổi, Mark Twain vẫn còn chưa dùng bút danh. Khi ấy, nội chiến biến sông Mississpi thành chiến trường, chàng trai trẻ Missouri này từ bỏ công tác hoa tiêu chỉ dẫn tàu thuyền trên sông, tạm thời gia nhập tổ chức “Đồng minh những người tình nguyện”, tại bang Missouri.
Sau lần xung đột lần thứ nhất, Mark Twain phát hiện mình đã không có cách nào chấp nhận giết chết bất cứ người nào, thế là ông ta đầu quân theo anh cả Orion, khi ấy Orion được bổ nhiệm làm Thư ký của Thống đốc bang Nevada và quản lý miền Tây.
Khi miền Bắc và miền Nam đánh nhau không phân thắng bại, miền Tây đang nghỉ hè. Việc đầu cơ quá mức vào các lĩnh vực Đường sắt, vàng, đồng, v.v… thúc đẩy nẩy sinh vô số kẻ buôn nước bọt. Chính quyền địa phương tham ô thịnh hành, lừa lọc nhìn mãi thành quen, súng ống và rượu cồn ở đâu cũng có nhan nhản. Tại nơi ấy, Mark Twain cũng không ít làm những công việc đầu cơ, làm hàng giả, say rượu thật.
Tác giả R.Morris kể lại rất sinh động cuộc phiêu lưu miền Tây của Mark Twain, song đoạn viết hay nhất lại là “Khổ hạnh ký” của bản thân Mark Twain. “Khổ hạnh ký” giống như một tác phẩm tập hợp kỳ quái về du ký, thần thoại, chuyện cười và hồi ức, là một trong những tác phẩm có tính sáng tạo nhất trong lịch sử văn học nước Mỹ. Về phương diện ngôn ngữ miêu tả phong cảnh khu vực lạ lẫm và sáng tạo, Mark Twain có thiên bẩm hiếm thấy. Những người cùng thời đại bị ông trêu trọc vui vẻ bằng ngòi bút kỳ văn thú sự. Ông hạ bút viết khoa trương, hài hước, song nếu như câu nệ vào sự thật, thì vĩnh viễn không nắm được cái tinh tuý của miền Tây. “Khổ hạnh ký” thường bị quy nạp vào thể loại du ký, song kỳ thực nó gia tăng tiểu thuyết về kinh lịch cá nhân Mark Twain, so với những tác phẩm tương tự: “Cuộc thám hiểm của Tom Sawyer”, “Trên sông Mississpi”, “Huckleberry Fain”, v.v…
Trước khi viết tác phẩm “Trên sông Mississpi”, Mark Twain đã từng viết một quyển du ký chân chính, tuy nói rằng không đạt mức tiêu chuẩn lắm. Tác phẩm “Ngoài biển vẫn còn sóng” hiện nay được chọn đưa vào trong bộ sách lớn “Mark Twain”: “Ngoài biển vẫn còn sóng”, “Du ngoạn xích đạo” và những tác phẩm khác, những đoạn mạch viết tự tin ấy, rất giống “Truyện Tristram”.
Thông qua miêu tả những chuyện hoang đường ấy, “Ngoài biển vẫn còn sóng” miêu tả một cách tuyệt vời về khoái lạc và tự do trong những cuộc du hành bất tận.
“Ma lực chân chính của du lịch bộ hành không ở chỗ quá trình du hành hoặc phong cảnh trên đường, mà ở chỗ tán chuyện.” Mark Twain viết rằng: “Về nội dung tán chuyện là cơ trí thú vị hay là vô liêu quá chừng, kỳ thực đầu là một. Chỉ cần thao thao bất tuyệt, tai vểnh lên nghe, thì sẽ vui vẻ vô cùng.
Mark Twain thời trung niên, chuyến du lịch trả nợ từ hài hước đến phẫn nộ
Trong những bản sách du ký trong kho sách văn học Mỹ rất đầy đặn, văn phong của Mark Twain từ thuở nhỏ đến cuối đời khác biệt rất lớn. Bằng phương thức biên niên “Du lịch xích đạo” ghi chép chuyến du lịch diễn giảng của Mark Twain tại châu Đại Dương, Ấn Độ, và các nước lệ thuộc đế quốc Anh.
Truyện ký kiệt xuất của Jerome Rowen “Mark Twain: Chuyến thám hiểm về Samuel L. Clemens” viết rằng: Chuyến hành trình rất dài này, Mark Twain diễn giảng để kiếm tiền nhằm thanh toán các khoản nợ.
Mark Twain xuất bản trước tác kiếm được rất nhiều tiền, nhưng trong đầu tư kinh doanh ông thường thất bại. Trong đó đại bộ phận đầu tư vào những phát minh mới, bao gồm một loại lưới sắt mới, một loại máy hơi nước mới và một loại máy đánh chữ mới.
Nhu cầu tài chính đại khái có thể giải thích dấu hiện đã được một nhân viên đánh máy chữ thành thạo đã bất ngờ tiết lộ trong tác phẩm “Chuyến du lịch Xích đạo”.
Nhưng, những tác phẩm cuối đời của Mark Twain, vì sao đã mất đi đặc trưng rõ rệt của mình, theo giải thích của Love còn có nguyên nhân khác: Mark Twain thay đổi ngày càng cẩn thận, mối lo lắng về tiền bạc ngày càng tăng, không còn cách nào thờ ơ với địa vị và danh dự. Nhằm thoả mãn nhu cầu của công chúng, ông đã mền mại hoá sự phê bình công khai các chính sách đế quốc chủ nghĩa của nước Mỹ. Mặc dầu khi ấy sáng tác của ông mang tâm trạng phẫn nộ nhiều hơn, mà ít đi chất hài hước, song vì thị trường, ông đành phải che đậy những phẫn nộ của mình.
Love viện dẫn một phần nhật ký của Mark Twain sau khi đi thăm nước ngoài. Trong nhật ký, Mark Twain hỏi: “Vì sao trái đất vẫn chưa bị chế nhạo cười cợt như một thế giới đáng thương, chế giễu vũ trụ vô năng, chê cười đầy rẫy những sách bạo lực và thị hiếu thấp hèn của loài người?” Trả lời đương nhiên là loài người ti tiện có thể dùng những tấm séc để bỏ phiếu.
Mấy năm cuối đời của Mark Twain đã hoàn toàn dùng thời gian để viết những cuốn đầy kích thích ấy, song đại bộ phận đến chết vẫn chưa hoàn thành.
Ba khuôn mặt của Mark Twain tại Trung Quốc
“Tại Trung Quốc, Mark Twain có ba khuôn mặt: Thứ nhất, người phê phán xã hội tư bản chủ nghĩa mạnh mẽ mà giả dối; Thứ nhì, “Đồng tình với những nhà văn Mỹ của nhân dân Trung Quốc”; Thứ ba, nhà nghệ thuật nhân tính hài hước.”
Ông Tô Văn Thanh, giáo sư Trường Đại học Sư phạm Phúc Kiến cho rằng, trong ký ức của lịch sử Trung Quốc, quan hệ giữa Mark Twain với Trung Quốc bắt đầu từ năm 1881, năm ấy Chính phủ Mãn Thanh quyết định rút về toàn bộ lưu học sinh tại nước Mỹ. Sau khi biết tin, Mark Twain trực tiếp tìm gặp cố Tổng Thống Mỹ Grande thương thảo cứu vãn chuyện này như thế nào. Trong phong trào văn hoá mới ở Trung Quốc, tác phẩm của Mark Twain là một trong những nguồn gốc của văn hoá mới Trung Quốc được nhập khẩu vào Trung Quốc. Sau khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ảnh hưởng với Trung Quốc của Mark Twain thể hiện trên hai phương diện với hai cấp độ hoàn toàn khác nhau: Học tập văn học Mỹ tại các trường Đại học và nghiên cứu một bộ phận tác phẩm “Tranh cử Thống đốc bang” làm giáo trình đọc chọn lọc trong các trường tiểu học và trung học. Ảnh hưởng với tầng nấc thứ nhất là tác phẩm của Mark Twain và của những nhà văn khác cùng nhau trở thành chủ thể của “Văn học chủ nghĩa hiện thực phê phán, làm tài liệu phê phán chủ nghĩa tư bản giả dối, thối nát, sa sút. Xét về ảnh hưởng ở cấp độ thứ hai là, tuy khi ấy coi “Tranh cử Thống đốc bang” là giáo trình phản diện, song nó khiến cho Mark Twain trở thành một trong những nhà văn nước ngoài nổi tiếng nhất ở Trung Quốc.”
Tại Trung Quốc, những học giả tiến hành nghiên cứu Mark Twain nhiều đến gần một ngàn người. Những tác phẩm của Mark Twain đã công bố, Trung Quốc đều có bản dịch, có tác phẩm còn nhiều tới 5 bản, như tác phẩm “Huckleberry Finn mạo hiểm ký” (Huckleberry Finn Adventures).
Đôi nét về cuộc đời của Mark Twain
Mark Twain tên khai sinh là Samuel L. Clemens, sinh ngày 30-11-1835, trong một gia đình luật sư nghèo tại một làng thuộc bang Missouri.
Tuổi thơ của Samuel vô cùng bi thảm, lên bốn tuổi mẹ chết, 11 tuổi bố chết, thời trẻ, cậu phiêu bạt khắp nơi, làm nhiều công việc thợ in, thợ xếp chữ, bán báo dạo, thuỷ thủ, đào vàng, phóng viên nhà báo, v.v…Vừa lao động kiếm sống, cậu chuyên cần luyện bút, dùng ngòi bút tái hiện quá trình đi đào vàng, tái hiện nhận thức về chế độ nô lệ, những điều mắt thấy tai nghe khi đi du lịch trên sông Mississpi và những chuyến du lịch nước ngoài.
Khi 17 tuổi, tác phẩm đầu tay của nhà văn “Công tử bột ăn nội tạng người” công bố trên tuần san hài hước “Túi xách” của Boston, từ đó về sau ông được bạn đọc ưa thích với những tiểu thuyết “Con ếch khiêu vũ nổi tiếng ở quận Karavilas” (1867) và tập tuỳ bút “Chàng ngốc ra nước ngoài” (1869).
Những cuốn tiểu tuyết của ông “Tom Sawyer thám hiểm” và “Huckleberry Fain thám hiếm” lần lượt công bố vào năm 1876 và năm 1884.
Những tác phẩm khác của Mark Twain còn có những bộ tiểu thuyết “Thời đại mạ vàng”, “Hoàng tử và con nhà nghèo”, và “Trên sông Mississpi”, “Khổ hạnh ký”, “Sóng ngoài biển”, “Đi thăm Xích đạo”, v.v…
Ngoài bút danh Mark Twain, Samuel còn sử dụng các bút danh Josh, Thomas Jeffreyson Snowgrass.
Ông và vợ là Liwei sinh hạ được một con trai ba con gái, ngoài thứ nữ Clara, toàn bộ thành viên của gia đình đều qua đời trước ông.
Ngày 21 tháng 4 năm 1910, nhà văn Mark Twain qua đời vì bệnh tim.
(Theo www.chinawriter.com.cn)
VanVn.Net - Ngày 21 tháng 4 cách đây 101 năm, Samuel L. Clemens (tên khai sinh của Mark Twain) 74 tuổi đã qua đời. Vào dịp này năm ngoái, quê hương của ông đã tiến hành Tuần lễ hoạt động kỷ niệm 100 năm từ trần của Mark Twain. Hàng loạt sách, nhất là loạt sách truyện ký có liên quan đến cuộc đời ông cũng được liên tục xuất bản.
Văn hào Mark Twain
Mark Twain là một trong những nhà văn vĩ đại, mà những người viết truyện, những người làm sách tranh thủ thời cơ tốt để tưởng niệm, họ đem lại cho đồng bào của họ những kiến văn vòng quanh thế giới, họ sử dụng những phong cảnh lạc thú của thế giới mới, để kể lại vô vàn chuyện của thế giới cũ, đồng thời họ cũng muốn triển khi hiển thị một bộ phận người trong nước họ chưa biết về đại văn hào, trên cương vực mênh mông của nước Mỹ, ví dụ như biên cương miền Tây không có đường sắt và dòng sông Cái Mississpi cuồn cuộn chảy không ngừng nghỉ. Nhà văn William Deam Honells không phải không có lý khi ví von: Mark Twain là “Lincoln trong giới văn học”. Đối với người đọc các nơi trên thế giới, có thể nói: Ông tựa hồ là nước Mỹ, không có một người nào khác có thể gánh được trọng trách này.
Ông già “bình thường” đeo đẳng “âm mưu cung đình” mông lung
Tác phẩm mới “Người đàn ông mặc áo trắng” (Man in White) của Michael Shelden đã móc nối những mâu thuẫn giữa thần tượng công chúng được người đời sùng bái với cá thể thống khổ vô cùng thảm trọng của Mark Twain trong mười năm cuối cùng.
Con gái của Mark Twain là Susie chết năm 1896 vì viêm màng não, vợ ông là Liwei từ giã cõi đời vào năm 1903. Ông không thể trở lại bình thường trước những đòn đau ấy. Hai con gái của ông rõ ràng là một gánh nặng: Jean bị bệnh điên, Clara chạy theo cuộc sống ca xướng vô công rồi nghề. Có lẽ xuất phát từ thất vọng nặng nề, Mark Twain thường hay dắt con gái nhỏ đi giao du và gọi cô là “Cá thiên sứ”. Trong sách, Shelden gọi cô bé này là “cháu gái”của Mark Twain.
Đồng thời với cuộc sống làm ông khổ sở, Mark Twain cũng bị những thực khách nhắm tới. Trong đó có ông Albeat Bilodeao Fan, nhà văn viết truyện ký về ông trong tương lai và Isabel Lea Yang, bí thư sinh hoạt. Cô bí thư sinh hoạt này, bởi vì ăn trộm tài sản của Mark Twain, nên cuối cùng bị đuổi ra khỏi nhà. Câu chuyện theo bản sách này là tác phẩm được lưu hành rộng rãi nhất.
Nhưng tác phẩm mới của Láukandara Trombley là “Người đàn bà khác của Mark Twain” (Mark Twain Other Woman) lại giải oan cho LeaYang. Trong bản của Sura, Lea Yang, Mark Twain là vật hy sinh cho con gái thất thường Clara.
Năm 1904, Mark Twain 68 tuổi goá vợ đã thuê LeaYang đang bị khó khăn, làm thư ký của ông và làm người bảo hộ của con gái Clara. Mark Twain và LeaYang ngày càng thân mật, nhà văn hình dung Lea Yang “nhỏ nhắn, xinh đẹp, tuổi đời khoảng 38 tuổi, nhưng khi trang điểm ngồi trên xe ngựa thì giống như 17 tuổi”.
Clara ghét cay ghét đắng sự quan hệ gần gũi giữa LeaYang với Mark Twain, trong bụng lúc nào cũng nghĩ đến chuyện cha không cho phép cô lấy một người đàn ông mà cô yêu, thế là, cô bịa ra chuyện LeaYang ăn cắp tiền tài. Cô tìm cách để cha tin, nói trong thời gian thăm nom phòng ở của Mark Twain tại bang Connecticut, đã lấy trộm 2.000 USD. Nên Mark Twain đã đuổi việc LeaYang, thu hồi lại nông trang mà ông đã tặng quà nô-en cho cô. Ông đã ghi chép “Hồ sơ vụ án” nói sự việc LeaYang đã mồi chài ông như thế nào, cảnh cáo Lea Yang muốn tống tiền ông và người nhà ông như thế nào, và công bố bản hồ sơ này.
Trombley và Shelden tuy có luận điểm khác nhau, nhưng hai quyển sách của họ đều có chủ đề giống nhau: “Vụ án cung đình” không rõ ràng của danh nhân vào cuối đời. Trên ý nghĩa này, cuộc sống cuối đời của Mark Twain rõ ràng là vô cùng “bình thường” - mặc dầu từ này thông thường không được gắn liền với Mark Twain.
Là một thanh niên cô đơn, Samuel chạy tới miền Tây
So với hai quyển sách trên, tácphẩm lớn “Đi khắp nước Mỹ” (Lighting Out for the Territory) của Roy Morris Jr khiến mọi người cảm thấy mới mẻ. Quyển sách này triển hiện trước chúng ta một Mark Twain cô đơn, vừa cường tráng vừa trẻ trung, và sau này người đời nhất quán nhận định là vô ưu vô lự. Ý đồ sáng tác quyển sách này là nhằm giải thích vấn đề nằm ở tiêu đề phụ “Samuel. L. Clemens vì sao chạy đến miền Tây đồng thời trở thành Mark Twain?”
Năm 25 tuổi, Mark Twain vẫn còn chưa dùng bút danh. Khi ấy, nội chiến biến sông Mississpi thành chiến trường, chàng trai trẻ Missouri này từ bỏ công tác hoa tiêu chỉ dẫn tàu thuyền trên sông, tạm thời gia nhập tổ chức “Đồng minh những người tình nguyện”, tại bang Missouri.
Sau lần xung đột lần thứ nhất, Mark Twain phát hiện mình đã không có cách nào chấp nhận giết chết bất cứ người nào, thế là ông ta đầu quân theo anh cả Orion, khi ấy Orion được bổ nhiệm làm Thư ký của Thống đốc bang Nevada và quản lý miền Tây.
Khi miền Bắc và miền Nam đánh nhau không phân thắng bại, miền Tây đang nghỉ hè. Việc đầu cơ quá mức vào các lĩnh vực Đường sắt, vàng, đồng, v.v… thúc đẩy nẩy sinh vô số kẻ buôn nước bọt. Chính quyền địa phương tham ô thịnh hành, lừa lọc nhìn mãi thành quen, súng ống và rượu cồn ở đâu cũng có nhan nhản. Tại nơi ấy, Mark Twain cũng không ít làm những công việc đầu cơ, làm hàng giả, say rượu thật.
Tác giả R.Morris kể lại rất sinh động cuộc phiêu lưu miền Tây của Mark Twain, song đoạn viết hay nhất lại là “Khổ hạnh ký” của bản thân Mark Twain. “Khổ hạnh ký” giống như một tác phẩm tập hợp kỳ quái về du ký, thần thoại, chuyện cười và hồi ức, là một trong những tác phẩm có tính sáng tạo nhất trong lịch sử văn học nước Mỹ. Về phương diện ngôn ngữ miêu tả phong cảnh khu vực lạ lẫm và sáng tạo, Mark Twain có thiên bẩm hiếm thấy. Những người cùng thời đại bị ông trêu trọc vui vẻ bằng ngòi bút kỳ văn thú sự. Ông hạ bút viết khoa trương, hài hước, song nếu như câu nệ vào sự thật, thì vĩnh viễn không nắm được cái tinh tuý của miền Tây. “Khổ hạnh ký” thường bị quy nạp vào thể loại du ký, song kỳ thực nó gia tăng tiểu thuyết về kinh lịch cá nhân Mark Twain, so với những tác phẩm tương tự: “Cuộc thám hiểm của Tom Sawyer”, “Trên sông Mississpi”, “Huckleberry Fain”, v.v…
Trước khi viết tác phẩm “Trên sông Mississpi”, Mark Twain đã từng viết một quyển du ký chân chính, tuy nói rằng không đạt mức tiêu chuẩn lắm. Tác phẩm “Ngoài biển vẫn còn sóng” hiện nay được chọn đưa vào trong bộ sách lớn “Mark Twain”: “Ngoài biển vẫn còn sóng”, “Du ngoạn xích đạo” và những tác phẩm khác, những đoạn mạch viết tự tin ấy, rất giống “Truyện Tristram”.
Thông qua miêu tả những chuyện hoang đường ấy, “Ngoài biển vẫn còn sóng” miêu tả một cách tuyệt vời về khoái lạc và tự do trong những cuộc du hành bất tận.
“Ma lực chân chính của du lịch bộ hành không ở chỗ quá trình du hành hoặc phong cảnh trên đường, mà ở chỗ tán chuyện.” Mark Twain viết rằng: “Về nội dung tán chuyện là cơ trí thú vị hay là vô liêu quá chừng, kỳ thực đầu là một. Chỉ cần thao thao bất tuyệt, tai vểnh lên nghe, thì sẽ vui vẻ vô cùng.
Mark Twain thời trung niên, chuyến du lịch trả nợ từ hài hước đến phẫn nộ
Trong những bản sách du ký trong kho sách văn học Mỹ rất đầy đặn, văn phong của Mark Twain từ thuở nhỏ đến cuối đời khác biệt rất lớn. Bằng phương thức biên niên “Du lịch xích đạo” ghi chép chuyến du lịch diễn giảng của Mark Twain tại châu Đại Dương, Ấn Độ, và các nước lệ thuộc đế quốc Anh.
Truyện ký kiệt xuất của Jerome Rowen “Mark Twain: Chuyến thám hiểm về Samuel L. Clemens” viết rằng: Chuyến hành trình rất dài này, Mark Twain diễn giảng để kiếm tiền nhằm thanh toán các khoản nợ.
Mark Twain xuất bản trước tác kiếm được rất nhiều tiền, nhưng trong đầu tư kinh doanh ông thường thất bại. Trong đó đại bộ phận đầu tư vào những phát minh mới, bao gồm một loại lưới sắt mới, một loại máy hơi nước mới và một loại máy đánh chữ mới.
Nhu cầu tài chính đại khái có thể giải thích dấu hiện đã được một nhân viên đánh máy chữ thành thạo đã bất ngờ tiết lộ trong tác phẩm “Chuyến du lịch Xích đạo”.
Nhưng, những tác phẩm cuối đời của Mark Twain, vì sao đã mất đi đặc trưng rõ rệt của mình, theo giải thích của Love còn có nguyên nhân khác: Mark Twain thay đổi ngày càng cẩn thận, mối lo lắng về tiền bạc ngày càng tăng, không còn cách nào thờ ơ với địa vị và danh dự. Nhằm thoả mãn nhu cầu của công chúng, ông đã mền mại hoá sự phê bình công khai các chính sách đế quốc chủ nghĩa của nước Mỹ. Mặc dầu khi ấy sáng tác của ông mang tâm trạng phẫn nộ nhiều hơn, mà ít đi chất hài hước, song vì thị trường, ông đành phải che đậy những phẫn nộ của mình.
Love viện dẫn một phần nhật ký của Mark Twain sau khi đi thăm nước ngoài. Trong nhật ký, Mark Twain hỏi: “Vì sao trái đất vẫn chưa bị chế nhạo cười cợt như một thế giới đáng thương, chế giễu vũ trụ vô năng, chê cười đầy rẫy những sách bạo lực và thị hiếu thấp hèn của loài người?” Trả lời đương nhiên là loài người ti tiện có thể dùng những tấm séc để bỏ phiếu.
Mấy năm cuối đời của Mark Twain đã hoàn toàn dùng thời gian để viết những cuốn đầy kích thích ấy, song đại bộ phận đến chết vẫn chưa hoàn thành.
Ba khuôn mặt của Mark Twain tại Trung Quốc
“Tại Trung Quốc, Mark Twain có ba khuôn mặt: Thứ nhất, người phê phán xã hội tư bản chủ nghĩa mạnh mẽ mà giả dối; Thứ nhì, “Đồng tình với những nhà văn Mỹ của nhân dân Trung Quốc”; Thứ ba, nhà nghệ thuật nhân tính hài hước.”
Ông Tô Văn Thanh, giáo sư Trường Đại học Sư phạm Phúc Kiến cho rằng, trong ký ức của lịch sử Trung Quốc, quan hệ giữa Mark Twain với Trung Quốc bắt đầu từ năm 1881, năm ấy Chính phủ Mãn Thanh quyết định rút về toàn bộ lưu học sinh tại nước Mỹ. Sau khi biết tin, Mark Twain trực tiếp tìm gặp cố Tổng Thống Mỹ Grande thương thảo cứu vãn chuyện này như thế nào. Trong phong trào văn hoá mới ở Trung Quốc, tác phẩm của Mark Twain là một trong những nguồn gốc của văn hoá mới Trung Quốc được nhập khẩu vào Trung Quốc. Sau khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ảnh hưởng với Trung Quốc của Mark Twain thể hiện trên hai phương diện với hai cấp độ hoàn toàn khác nhau: Học tập văn học Mỹ tại các trường Đại học và nghiên cứu một bộ phận tác phẩm “Tranh cử Thống đốc bang” làm giáo trình đọc chọn lọc trong các trường tiểu học và trung học. Ảnh hưởng với tầng nấc thứ nhất là tác phẩm của Mark Twain và của những nhà văn khác cùng nhau trở thành chủ thể của “Văn học chủ nghĩa hiện thực phê phán, làm tài liệu phê phán chủ nghĩa tư bản giả dối, thối nát, sa sút. Xét về ảnh hưởng ở cấp độ thứ hai là, tuy khi ấy coi “Tranh cử Thống đốc bang” là giáo trình phản diện, song nó khiến cho Mark Twain trở thành một trong những nhà văn nước ngoài nổi tiếng nhất ở Trung Quốc.”
Tại Trung Quốc, những học giả tiến hành nghiên cứu Mark Twain nhiều đến gần một ngàn người. Những tác phẩm của Mark Twain đã công bố, Trung Quốc đều có bản dịch, có tác phẩm còn nhiều tới 5 bản, như tác phẩm “Huckleberry Finn mạo hiểm ký” (Huckleberry Finn Adventures).
Đôi nét về cuộc đời của Mark Twain
Mark Twain tên khai sinh là Samuel L. Clemens, sinh ngày 30-11-1835, trong một gia đình luật sư nghèo tại một làng thuộc bang Missouri.
Tuổi thơ của Samuel vô cùng bi thảm, lên bốn tuổi mẹ chết, 11 tuổi bố chết, thời trẻ, cậu phiêu bạt khắp nơi, làm nhiều công việc thợ in, thợ xếp chữ, bán báo dạo, thuỷ thủ, đào vàng, phóng viên nhà báo, v.v…Vừa lao động kiếm sống, cậu chuyên cần luyện bút, dùng ngòi bút tái hiện quá trình đi đào vàng, tái hiện nhận thức về chế độ nô lệ, những điều mắt thấy tai nghe khi đi du lịch trên sông Mississpi và những chuyến du lịch nước ngoài.
Khi 17 tuổi, tác phẩm đầu tay của nhà văn “Công tử bột ăn nội tạng người” công bố trên tuần san hài hước “Túi xách” của Boston, từ đó về sau ông được bạn đọc ưa thích với những tiểu thuyết “Con ếch khiêu vũ nổi tiếng ở quận Karavilas” (1867) và tập tuỳ bút “Chàng ngốc ra nước ngoài” (1869).
Những cuốn tiểu tuyết của ông “Tom Sawyer thám hiểm” và “Huckleberry Fain thám hiếm” lần lượt công bố vào năm 1876 và năm 1884.
Những tác phẩm khác của Mark Twain còn có những bộ tiểu thuyết “Thời đại mạ vàng”, “Hoàng tử và con nhà nghèo”, và “Trên sông Mississpi”, “Khổ hạnh ký”, “Sóng ngoài biển”, “Đi thăm Xích đạo”, v.v…
Ngoài bút danh Mark Twain, Samuel còn sử dụng các bút danh Josh, Thomas Jeffreyson Snowgrass.
Ông và vợ là Liwei sinh hạ được một con trai ba con gái, ngoài thứ nữ Clara, toàn bộ thành viên của gia đình đều qua đời trước ông.
Ngày 21 tháng 4 năm 1910, nhà văn Mark Twain qua đời vì bệnh tim.
(Theo www.chinawriter.com.cn)
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn