VanVN.Net - Trong lần lên Tam Đảo dự trại sáng tác miền trung được tổ chức vào tháng 10/2011 vừa qua, nhà thơ Hoàng Vũ Thuật đã chia sẻ với bạn đọc, bạn viết những cảm xúc khi viết bài thơ “Lập thể” (in trong tập “Màu” – Nxb Lao động, 2010). Một thời gian sau, những tâm sự đó được “văn bản hóa” thành bài viết khá thú vị: "Một chút mơ hồ khi viết bài Lập thể", như một lời thưa gửi tới những bạn đọc đã dành tình cảm yêu mến thơ Hoàng Vũ Thuật.
Chiều.
Nàng đến, nàng bảo tôi rằng, em muốn đọc lại cuốn ''Thằng gù Nhà thờ Đức Bà" của Victo Hugo. Mà thật ra nàng đến hay không, tôi cũng không biết nữa. Trong mơ hồ, tôi có quen một người như thế. Hiếm khi nàng mặc chiếc áo màu thiên thanh, tôi rất ưa màu áo ấy. Nó thanh khiết và có cái gì đó như cùng hòa vào thiên nhiên làm một. Gọi là mơ hồ, vì đôi lúc tôi cảm giác như mình đang nói chuyện với một người nào đó. Bằng cớ, sau đó trong tôi vẫn còn nghe tiếng nói ấy. Nếu có cái máy ghi âm thanh qua sự nhớ, chắc chắn tôi sẽ chứng minh được. Hai chúng tôi nói chuyện thân mật về văn học, tình yêu và cái định mệnh tàn nhẫn của con người, mà Hugo đã phục hồi kỳ diệu cuộc sống của đô thành Paris vào thế kỷ 15, dù cuốn sách được viết ra trong thế kỷ 19. Hình như người ta không ai thoát khỏi định mệnh ấy.
Chúng tôi không để ý đến thời gian. Bất chợt chiếc đồng hồ lâu nay câm nín, bây giờ lên giọng đánh “tách” một cái, chán ngắt. Nàng kêu lên: Ấy chết, em về kẻo muộn. Nàng đi rồi, tôi cảm giác trống vắng thực sự. Tại vì chúng tôi cùng chìm trong cuộc nói chuyện. Nàng nghe tôi chăm chú, thỉnh thoảng lại lên tiếng. Nàng bảo nhân loại bao đời đâu cũng như nhau, bị giày xéo chà đạp đến man rợ, chỉ có tình yêu thực sự là cao thượng ở lại cùng thế gian.
Tôi buồn rã rượi.
Sương từ phía bờ sông tràn vào làm đục hàng cây trước ngõ. Tôi đi đi lại lại từ nhà ra sân, từ sân vào nhà. Một cuốn sách màu nâu nằm trên bàn, tôi thấy, nhưng không để ý, bên cạnh còn mấy cuốn bìa trắng nữa. Tôi cầm lên, thì ra cuốn sách nàng mượn vẫn còn đó. Sao nàng lại quên? Tôi dở lại cuốn sách một cách hững hờ, vô tình đúng vào trang cuối và tôi đọc đoạn kết thúc: “Khi người ta định gỡ ra khỏi bộ xương nó (Cadimôđô) đang ôm chặt (Exmêranđa), nó liền tan thành bụi”.
Chao ôi cái không gian này, thời gian này, vũ trụ này tất cả đều như thế cả. Chỉ có tình yêu là cao thượng, như nàng nói, là tồn tại thôi. Một linh ứng nằm trong cuốn sách mà nàng quên cầm về chăng. Thế là tôi liền ngồi xuống chỗ cũ, viết một mạch bài thơ cho nàng. Viết như để đắp vào cái khoảng trống vừa sinh không lâu trước đó. Tôi chọn cái tên “Lập thể”, vì lý do gì cũng không hiểu và giải thích được. Bài thơ, tôi nghĩ, dường như không liên quan mấy đến con người nàng, tính tình nàng, những nỗi buồn sâu thẳm mà đôi lần nàng đã kể tôi nghe. Bài thơ, đứa con tinh thần của tôi và nàng đã lặng lẽ bơi sang bến bờ khác trong lẽ sống, trong tình yêu rồi: cây cứ xanh ngoài lời/ trinh bạch vạn năm trước/ ngày cứ dài như cây… Nó như cánh chim mơ hồ bay ra từ trái ổi thơm tho của cuộc đời này.
Dù cuộc đời vẫn buồn xao xác như tiếng ve ngân.
1/10/2011
lập thể
sương cài lên ngực màu thiên thanh
vội vã không từ biệt
cây cứ xanh ngoài lời
trinh bạch vạn năm trước
ngày cứ dài như cây
những buổi chiều lặng lẽ lên men
bức tranh ảm đạm
ai hát se se trong gió
khúc du ca
thăm thẳm tiếng người như tiếng ve
trong trái ổi thơm tho ửng đỏ
cánh chim mơ hồ bay ra
và
cuốn sách bỏ quên
đã tan thành tro bụi
12/4/2009
VanVN.Net - Trong lần lên Tam Đảo dự trại sáng tác miền trung được tổ chức vào tháng 10/2011 vừa qua, nhà thơ Hoàng Vũ Thuật đã chia sẻ với bạn đọc, bạn viết những cảm xúc khi viết bài thơ “Lập thể” (in trong tập “Màu” – Nxb Lao động, 2010). Một thời gian sau, những tâm sự đó được “văn bản hóa” thành bài viết khá thú vị: "Một chút mơ hồ khi viết bài Lập thể", như một lời thưa gửi tới những bạn đọc đã dành tình cảm yêu mến thơ Hoàng Vũ Thuật.
Chiều.
Nàng đến, nàng bảo tôi rằng, em muốn đọc lại cuốn ''Thằng gù Nhà thờ Đức Bà" của Victo Hugo. Mà thật ra nàng đến hay không, tôi cũng không biết nữa. Trong mơ hồ, tôi có quen một người như thế. Hiếm khi nàng mặc chiếc áo màu thiên thanh, tôi rất ưa màu áo ấy. Nó thanh khiết và có cái gì đó như cùng hòa vào thiên nhiên làm một. Gọi là mơ hồ, vì đôi lúc tôi cảm giác như mình đang nói chuyện với một người nào đó. Bằng cớ, sau đó trong tôi vẫn còn nghe tiếng nói ấy. Nếu có cái máy ghi âm thanh qua sự nhớ, chắc chắn tôi sẽ chứng minh được. Hai chúng tôi nói chuyện thân mật về văn học, tình yêu và cái định mệnh tàn nhẫn của con người, mà Hugo đã phục hồi kỳ diệu cuộc sống của đô thành Paris vào thế kỷ 15, dù cuốn sách được viết ra trong thế kỷ 19. Hình như người ta không ai thoát khỏi định mệnh ấy.
Chúng tôi không để ý đến thời gian. Bất chợt chiếc đồng hồ lâu nay câm nín, bây giờ lên giọng đánh “tách” một cái, chán ngắt. Nàng kêu lên: Ấy chết, em về kẻo muộn. Nàng đi rồi, tôi cảm giác trống vắng thực sự. Tại vì chúng tôi cùng chìm trong cuộc nói chuyện. Nàng nghe tôi chăm chú, thỉnh thoảng lại lên tiếng. Nàng bảo nhân loại bao đời đâu cũng như nhau, bị giày xéo chà đạp đến man rợ, chỉ có tình yêu thực sự là cao thượng ở lại cùng thế gian.
Tôi buồn rã rượi.
Sương từ phía bờ sông tràn vào làm đục hàng cây trước ngõ. Tôi đi đi lại lại từ nhà ra sân, từ sân vào nhà. Một cuốn sách màu nâu nằm trên bàn, tôi thấy, nhưng không để ý, bên cạnh còn mấy cuốn bìa trắng nữa. Tôi cầm lên, thì ra cuốn sách nàng mượn vẫn còn đó. Sao nàng lại quên? Tôi dở lại cuốn sách một cách hững hờ, vô tình đúng vào trang cuối và tôi đọc đoạn kết thúc: “Khi người ta định gỡ ra khỏi bộ xương nó (Cadimôđô) đang ôm chặt (Exmêranđa), nó liền tan thành bụi”.
Chao ôi cái không gian này, thời gian này, vũ trụ này tất cả đều như thế cả. Chỉ có tình yêu là cao thượng, như nàng nói, là tồn tại thôi. Một linh ứng nằm trong cuốn sách mà nàng quên cầm về chăng. Thế là tôi liền ngồi xuống chỗ cũ, viết một mạch bài thơ cho nàng. Viết như để đắp vào cái khoảng trống vừa sinh không lâu trước đó. Tôi chọn cái tên “Lập thể”, vì lý do gì cũng không hiểu và giải thích được. Bài thơ, tôi nghĩ, dường như không liên quan mấy đến con người nàng, tính tình nàng, những nỗi buồn sâu thẳm mà đôi lần nàng đã kể tôi nghe. Bài thơ, đứa con tinh thần của tôi và nàng đã lặng lẽ bơi sang bến bờ khác trong lẽ sống, trong tình yêu rồi: cây cứ xanh ngoài lời/ trinh bạch vạn năm trước/ ngày cứ dài như cây… Nó như cánh chim mơ hồ bay ra từ trái ổi thơm tho của cuộc đời này.
Dù cuộc đời vẫn buồn xao xác như tiếng ve ngân.
1/10/2011
lập thể
sương cài lên ngực màu thiên thanh
vội vã không từ biệt
cây cứ xanh ngoài lời
trinh bạch vạn năm trước
ngày cứ dài như cây
những buổi chiều lặng lẽ lên men
bức tranh ảm đạm
ai hát se se trong gió
khúc du ca
thăm thẳm tiếng người như tiếng ve
trong trái ổi thơm tho ửng đỏ
cánh chim mơ hồ bay ra
và
cuốn sách bỏ quên
đã tan thành tro bụi
12/4/2009
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn