VanVN.Net - Trường ca biển của nhà thơ Hữu Thỉnh có một thi pháp đối thoại khá đặc biệt. Anh viết năm 1981 mãi 13 năm sau mới hoàn thành.
Trong một lần được trao đổi về thi pháp, cấu trúc và cảm hứng khi viết hai trường ca này, anh cho biết, khi viết xong Đường tới thành phố, chính là lúc chủ đề của Trường ca biển được ấp ủ. Những khúc trường ca này có thể hiểu đấy chính là những khúc vĩ thanh của Đường tới thành phố, bởi nó vẫn tiếp cái mạch ngầm và tiếp tục đi trong cuộc hành trình lớn của người lính.
Đấy là hành trình giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và giữ vững nền độc lập dân tộc. Giữ nước trong thời bình người lính vẫn còn đổ máu. Lẽ hy sinh ấy có từ ngàn xưa. Những vấn đề của người lính biển đảo hôm nay, Trường ca biển đề cập, là tìm kiếm phác hoạ cho được một chân dung lính đảo hoàn toàn mới.
Vào những năm cuối thập kỷ bảy mươi tuy đất nước hoà bình, Nam Bắc sum họp một nhà, nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với tiếng súng ở hai đầu biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam. Từng tấc đất, từng cột mốc biên cương, hải đảo đang lâm nguy và người lính đảo canh giữ biển trời Tổ quốc, trong một tinh thần quyết chiến cam go hơn, phức tạp hơn.
Đánh đuổi giặc ngoại xâm, kẻ thù ở đầu mũi súng. Nhưng giữ nước trong thời bình, kẻ thù đôi khi ẩn nấp ở dưới cái bóng của mỗi người, ở ngay chính trong lòng mỗi người, thật khó ngờ tới. Riêng với người lính biển đảo, giông gió trong khoảnh khắc như lật bàn tay, biển đã trở thành hung thần, thù địch với người lính, giăng bao nguy cơ muốn nuốt chửng họ trong từng sa sẩy nhỏ.
Nhưng trời, biển, đảo và cát trong tâm thức ấu thơ, trong tâm thức của mỗi đời người, sao có thể trở thành thù địch? Hơn nữa, trên mỗi đảo đá, trên mỗi doi cát đẫm sóng ấy lại có một cột mốc chủ quyền vùng trời vùng biển của Tổ quốc. Và:
Chúng tôi đặt các anh bên cạnh
cột mốc chủ quyền.
Gió và gió
Xoá đi phần mộ các anh nằm
Chúng tôi lại cùng nhau bới cát
Chôn các anh thêm một lần
Người lính buộc phải tự thắp lên cho mình ngọn hải đăng mới. Nếu không, anh sẽ mất phương hướng, không tự hoạ nổi chân dung người lính thời bình, không tìm thấy sự sống còn của người lính giữ đảo. Hữu Thỉnh dự báo điều này là rất có cơ sở. Chính vì thế, biển trong Trường ca biển đã được tác giả nhập thân và phân thân có tính thể nghiệm tìm một thi pháp đối thoại và từ đối thoại để cấu tứ, hình thành các chương đoạn và ý tưởng nhân văn của tác phẩm.
Sống với nước hãy bắt đầu từ nước
Đó là nghi lễ đầu tiên cũng là nghi lễ
cuối cùng
Sống ở rừng nhập thân vào lá và lá đã đem cho, dâng tặng người lính sự tơ non cùng nỗi sâu thẳm bền vững của bộ rễ. Sống với nước, nhập thân vào nước không phải trước tiên để được nhận mà trước tiên là để chống chọi, thách thức và tìm sự tồn tại không bị nước nuốt chìm.
- Không ngã chưa chắc đã khỏi chìm
Câu thơ tưởng chỉ buột thốt lên nhưng lại mang chứa hàm nghĩa sâu sắc đầy ngụ ý cho mọi hoàn cảnh sống, không chỉ riêng cho người lính.
- Biển hiu hiu thán phục
- Những vết thương của tôi nhiều hơn cả
tuổi đời
- Biển hiu hiu thán phục
- Và biển hỏi anh chỉ đơn giản điều này
- Anh có biết bơi không?
- Người lính nói
- Không phải ai cũng biết bơi
- Thế mà sao vẫn rất nhiều cái huơ tay
hãnh tiến
- Biển nói
- Họ đang bơi trên số phận của mình.
Và.
- Kẻ thù nói ngoài khơi có vàng và tìm
cách cướp vàng
Bạn bè nói ngoài khơi có sóng dữ và
chia sóng cùng anh.
Những khúc đối thoại này đã lộ dần từng phần chủ đề tác giả gởi gắm tâm huyết. Chính ai đó, kẻ hãnh tiến ấy mà tác giả muốn chỉ trích vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu 80 đã xuất hiện và họ sẽ thành một lớp người thoái hoá biến chất mà chúng ta đã không kịp cảnh giác. Đúng, anh ta có thể đến đích rất dễ dàng, nhưng cũng rất dễ dàng bị đánh gục khi anh tự chọn lối sống hãnh tiến, thiếu lệch các giá trị chân thiện mỹ của một đời người cho số phận mình. Có thể nói đây là những câu thơ độc thoại rất ngắn nhưng hàm súc về thông tin đời sống và đúc kết thực tiễn mang tính triết học, mở ra những hướng tư duy cho người đọc tiếp nhận được những chiều không gian biển đảo mà người lính là nhân vật trung tâm vừa là những chiều không gian suy tư tiếp cận hiện thực cuộc sống.
Trong Trường ca biển, Hữu Thỉnh có chủ ý thể nghiệm lối cấu trúc “chồng mờ” – thuật ngữ của tác giả - Chồng mờ, giao thoa và đan xen cảm xúc, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng nhân văn; chồng mờ hình ảnh và nối khuất những vang vọng tâm thức văn hoá làng trong từng chương đoạn, câu thơ, ý thơ… những chiều không gian thời gian tiếp cận đảo và số phận, chân dung người lính, tạo nên trường liên tưởng kiểu hội hoạ lập thể, ngôn ngữ thơ mang tính khát quát cao.
Ra đến đảo, trông thấy đảo, tìm đối thoại với đảo thì người lính bị vây bủa giữa mênh mông nước, giữa cháy bỏng cát và trùng trùng lớp lớp rạng ngầm san hô. Nước, sóng cát… là đối tượng, là nhân vật trữ tình để người lính tìm khắc hoạ vóc dạc mới của mình. Đảo, cát, đất, san hô… được thổi linh hồn đồng điệu thành những nét phác hoạ hình hài biển đảo. Và Hữu Thỉnh gói kín cảm xúc của mình vào đấy, rồi đem soi rọi với lòng chiến sĩ. Chương Tự thuật của người lính là một chương văn hoá làng trung du rất độc đáo. Là chương người lính tự kể về gốc gác nguồn cội của mình bằng giọng độc thoại thấm đẫm chất trữ tình.
Cuộc hành trình ra đảo, nhìn thấy Đảo thấy Cát thì người lính hiểu hơn ai hết điều kiện để tồn tại với biển đảo đấy là Đất (Cũng trong hàm nghĩa Tổ quốc). Vậy phải đưa Đất ra đảo. Chương Đất này chỉ năm tư câu cùng với một khúc ru ngắn, đem đến cho độc giả một nhận thức mới về đất, một sự linh thiêng về đất. Đất là sự sống. Đất là cuộc đời, với bao tầng sâu của nó ở phía đất liền.
- Tiếp đạn
Tiếp người
Hôm nay ta tiếp đất
Đất xẻ mình ra chắn sóng
- Đất ra khơi gặp bức tường người
Đất và người gặp nhau, làm sống lại ký ức đất liền, làng mạc, ruộng vườn, người thân, bạn bè, bố mẹ, con cái, người yêu… Mỗi con người sống không có ký ức, liệu có thành một con người hoàn thiện không? Sống ở đảo, khúc ruột tơ tưởng không nối với đất Mẹ, liệu người lính có còn có sức mạnh gì ngoài khẩu súng? Trong lịch sử nhân dân ta đã từng chiến thắng kẻ thù không chỉ bằng súng đạn, mà sức mạnh của các giá trị văn hoá phi vật thể chính là chiều sâu tâm hồn, áo giáp xung trận của người chiến sĩ.
- Và chiều nay cha gởi đất cho con
- Đất qua biển thì mau
Người đi qua khổ đau thì dài
- Quê ta ngày hội đất
Đất đi đến đâu quê hương theo đến đấy
- Người quê ta nhận đất quê ta
Đảo xin một mảnh sân nhà phơi trăng
- Trên bãi cát những người lính đảo
Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà
Chiều áo rộng vào vạt mây hờ hững
Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa
Cấu trúc chồng mờ, hình ảnh giao thoa cảm hứng, đan nhoè, ẩn khuất những góc không gian sử thi, khúc xạ vào tâm hồn người lính, đã nâng Hữu Thỉnh đạt tới bút pháp trường ca hiện đại, rất riêng của anh. Biển có đảo. Trên đảo có cát, có san hô và trên cát, nhất thiết phải có Đất. Đất được mang từ đất liền ra đảo, vậy Đất vừa là một biểu tượng nghệ thuật, lại vừa là nhân vật mang tính triết học của cấu trúc chủ đề Trường ca biển.
Đất là cuộc sống dành cho người lính đảo. Đất cho cây mọc, cho bàn chân lính bám đảo, giữ đảo, cũng có nghĩa đất đã mang theo ra đảo người chiến sĩ cả kỷ niệm, lịch sử văn hoá làng nước. Con mắt là cửa sổ của tâm hồn. Điểm nhìn của ống kính mở từ tâm hồn ấy, tác giả chủ tâm khai thác thành lợi thế, làm nên thi hứng dào dạt của nhiều chương khúc. Cấu trúc chồng mờ được tác giả thể nghiệm như một sở trường mạnh. Nó đồng thời giăng mắc nên sợi chỉ hồng của chủ đề xuyên suốt trường ca.
*
Chương 5 – Hoá thạch những dòng sông là một vỉa thơ đẹp lộ thiên, nửa chìm nửa nổi trôi dạt khôn cùng trong cảm xúc của chính tác giả và độc giả. Tác giả đã phân thân trong một sự kiếm tìm và đánh mất, làm mới và ràng buộc thật lênh đênh, tài tử. Cái lênh đênh để sau đấy gặp bến bờ chính lòng mình.
- Ai biết được những gì khi sông về gặp biển
Nơi cá quay đầu thì phù sa tìm đến
- Đức hạnh của sông là đa mang
Dung nhan của biển là bình thản
Vẻ đẹp của sông là tỉnh táo
Nỗi khổ của biển là sở hữu khôn cùng
- Ta bới sóng đi tìm những dòng sông
Gặp Trương Chi cắm sào đứng hát
- Duyên là gì mà yếm thắm bao xanh
Phận là gì mà anh phải xa em
Gặp nhau vẫn gặp nhưng đành quay đi
Tóc em gội lá đài bi
Cuộc tình ngắn bỏ buồn cho bến vắng
Và ở chương 6 – Bão biển thật là khốc liệt, bởi người lính trong khi làm nhiệm vụ đã bị sóng hất tung ra khỏi đảo và không có lối về, không biết lối về giữa mênh mông sóng dữ và nước thẳm. Có tiếng gọi, có sự kiếm tìm của đồng đội đồng chí đấy, nhưng người lính bị khuất chìm trong giông tố có nghe thấy gì đâu. Tự mình, anh phải đốt lên cây đèn biển, chính trong tâm khảm mình để định hướng lối về với đảo, với đồng đội. Tiếng gọi của đồng đội khẩn thiết linh thiêng làm sao.
- Hoàng ơi ở đâu
Vũ ơi ở đâu
Vân ơi ở đâu
Tiếng gọi lính mịt mù bão cát
Tiếng gọi lính từng giây khẩn thiết
Đảo tìm nhau xếp lại đội hình
- Tay của bão là sóng thần rợn ngợp
Cả đất trời say sóng ở Trường Sa
Trong bão gió chúng tôi đo Tổ quốc
Bằng đôi tay vượt biển lính xa nhà
Bước chân vào đời lính, là bước từ làng vào quân ngũ. Cũng có nghĩa từ cái ổ rơm của tình mẹ đến với đồng đội đồng chí. Quân ngũ là đất nước rộng lớn, Làng – Nước, Mẹ – Tổ quốc và Tình yêu – Hạnh phúc là ba cặp phạm trù làm thành ba đỉnh điểm trong tâm hồn người lính. Trường ca biển xoay quanh ba cặp phạm trù này với những vỉa cảm hứng dày đặc chất dân gian bay bổng vừa chấm phá phóng bút sang chất thơ độc thoại hiện đại như một dụng ý “thi pháp lập thể” mượn từ hội hoạ để làm cuộc thể nghiệm bút pháp trường ca.
*
ở chương Tự thuật của người lính, chân dung chiến sĩ tự hoạ, Hữu Thỉnh đã vùi kín các thông điệp của sự lựa chọn không thể khác này. Mẹ là phía Tổ quốc. Mẹ là phía người lính lựa chọn để đốt lên ngọn đèn biển. Có thể nói, Trường ca biển qua cấu trúc thi pháp độc thoại là chủ lưu, tâm lý và số phận người lính mang dáng dấp cấu trúc của chương đoạn tiểu thuyết. Không sa vào sự kể lể mà vươn lên sự khái quát, mạch liên tưởng của ngôn ngữ thơ giằng néo, bám sâu tâm thức văn hoá Làng – Mẹ – Tổ quốc và Tình yêu.
- Tôi sinh ra trước lúc lên đèn
Bóng mẹ sáng lại mờ trong mắt cha
hoảng hốt
Trong căn nhà đất
- Khi con sài mẹ ngồi thức qua đêm
- Tay mẹ héo ruộng bậc thang cấy rẽ
Tôi đỡ lấy chiếc áo tơi của mẹ
Mụn cua càng bò trên mảnh sân con
- Hoa sim tím trái sim cũng tím
Đồi treo đầy những túi mật trung du
Hữu Thỉnh là đứa con của hồn quê trung du, anh mới viết nổi câu Đồi treo đầy những túi mật trung du. Cái túi mật sim trung du ấy, tác giả hồ hởi dâng tặng cho lính đảo. Hay nói chính xác hơn anh đã mang cả miền trung du ra đảo dâng tặng cho người lính. Chính vì thế, khi người lính bơi lạc sang Đài Bắc, anh không có lựa chọn nào khác là tiếp bơi ra với giông bão để trở về với Tổ quốc.
Trường ca biển là một trường ca mang tính thể nghiệm của Hữu Thỉnh với thi pháp tự thoại, độc thoại, đối thoại với biển với chính mình và với người lính – chiến sĩ giữ đảo khơi. Vóc dáng số phận người lính chồng mờ vào hình hài biển đảo, Tổ quốc. Ký ức Trường Sơn chồng mờ lên không gian hiện đại bi hùng và hoành tráng của biển dữ. Cái đa đoan đa tình của các địa tầng văn hoá trung du đất Tổ chồng mờ khuất thẳm vào đất, cát, san hô… tạo dựng nên những không gian cảm xúc đa chiều của ngôn ngữ thơ đầy ắp ấn tượng, ý ngoài câu chữ xáo động khôn nguôi trong lòng người đọc.
Đảo nhỏ quá nói một câu đã hết
Đảo dù bé như hạt tiêu, dù bé như hạt muối trong cuộc đời, việc giữ đảo càng khó, nhưng phải giữ đảo và phải quyết thắng. Giữ đảo là giữ nền độc lập cho Tổ quốc - đấy là chủ đề lớn của Trường ca biển.
VanVN.Net - Trường ca biển của nhà thơ Hữu Thỉnh có một thi pháp đối thoại khá đặc biệt. Anh viết năm 1981 mãi 13 năm sau mới hoàn thành.
Trong một lần được trao đổi về thi pháp, cấu trúc và cảm hứng khi viết hai trường ca này, anh cho biết, khi viết xong Đường tới thành phố, chính là lúc chủ đề của Trường ca biển được ấp ủ. Những khúc trường ca này có thể hiểu đấy chính là những khúc vĩ thanh của Đường tới thành phố, bởi nó vẫn tiếp cái mạch ngầm và tiếp tục đi trong cuộc hành trình lớn của người lính.
Đấy là hành trình giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và giữ vững nền độc lập dân tộc. Giữ nước trong thời bình người lính vẫn còn đổ máu. Lẽ hy sinh ấy có từ ngàn xưa. Những vấn đề của người lính biển đảo hôm nay, Trường ca biển đề cập, là tìm kiếm phác hoạ cho được một chân dung lính đảo hoàn toàn mới.
Vào những năm cuối thập kỷ bảy mươi tuy đất nước hoà bình, Nam Bắc sum họp một nhà, nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với tiếng súng ở hai đầu biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam. Từng tấc đất, từng cột mốc biên cương, hải đảo đang lâm nguy và người lính đảo canh giữ biển trời Tổ quốc, trong một tinh thần quyết chiến cam go hơn, phức tạp hơn.
Đánh đuổi giặc ngoại xâm, kẻ thù ở đầu mũi súng. Nhưng giữ nước trong thời bình, kẻ thù đôi khi ẩn nấp ở dưới cái bóng của mỗi người, ở ngay chính trong lòng mỗi người, thật khó ngờ tới. Riêng với người lính biển đảo, giông gió trong khoảnh khắc như lật bàn tay, biển đã trở thành hung thần, thù địch với người lính, giăng bao nguy cơ muốn nuốt chửng họ trong từng sa sẩy nhỏ.
Nhưng trời, biển, đảo và cát trong tâm thức ấu thơ, trong tâm thức của mỗi đời người, sao có thể trở thành thù địch? Hơn nữa, trên mỗi đảo đá, trên mỗi doi cát đẫm sóng ấy lại có một cột mốc chủ quyền vùng trời vùng biển của Tổ quốc. Và:
Chúng tôi đặt các anh bên cạnh
cột mốc chủ quyền.
Gió và gió
Xoá đi phần mộ các anh nằm
Chúng tôi lại cùng nhau bới cát
Chôn các anh thêm một lần
Người lính buộc phải tự thắp lên cho mình ngọn hải đăng mới. Nếu không, anh sẽ mất phương hướng, không tự hoạ nổi chân dung người lính thời bình, không tìm thấy sự sống còn của người lính giữ đảo. Hữu Thỉnh dự báo điều này là rất có cơ sở. Chính vì thế, biển trong Trường ca biển đã được tác giả nhập thân và phân thân có tính thể nghiệm tìm một thi pháp đối thoại và từ đối thoại để cấu tứ, hình thành các chương đoạn và ý tưởng nhân văn của tác phẩm.
Sống với nước hãy bắt đầu từ nước
Đó là nghi lễ đầu tiên cũng là nghi lễ
cuối cùng
Sống ở rừng nhập thân vào lá và lá đã đem cho, dâng tặng người lính sự tơ non cùng nỗi sâu thẳm bền vững của bộ rễ. Sống với nước, nhập thân vào nước không phải trước tiên để được nhận mà trước tiên là để chống chọi, thách thức và tìm sự tồn tại không bị nước nuốt chìm.
- Không ngã chưa chắc đã khỏi chìm
Câu thơ tưởng chỉ buột thốt lên nhưng lại mang chứa hàm nghĩa sâu sắc đầy ngụ ý cho mọi hoàn cảnh sống, không chỉ riêng cho người lính.
- Biển hiu hiu thán phục
- Những vết thương của tôi nhiều hơn cả
tuổi đời
- Biển hiu hiu thán phục
- Và biển hỏi anh chỉ đơn giản điều này
- Anh có biết bơi không?
- Người lính nói
- Không phải ai cũng biết bơi
- Thế mà sao vẫn rất nhiều cái huơ tay
hãnh tiến
- Biển nói
- Họ đang bơi trên số phận của mình.
Và.
- Kẻ thù nói ngoài khơi có vàng và tìm
cách cướp vàng
Bạn bè nói ngoài khơi có sóng dữ và
chia sóng cùng anh.
Những khúc đối thoại này đã lộ dần từng phần chủ đề tác giả gởi gắm tâm huyết. Chính ai đó, kẻ hãnh tiến ấy mà tác giả muốn chỉ trích vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu 80 đã xuất hiện và họ sẽ thành một lớp người thoái hoá biến chất mà chúng ta đã không kịp cảnh giác. Đúng, anh ta có thể đến đích rất dễ dàng, nhưng cũng rất dễ dàng bị đánh gục khi anh tự chọn lối sống hãnh tiến, thiếu lệch các giá trị chân thiện mỹ của một đời người cho số phận mình. Có thể nói đây là những câu thơ độc thoại rất ngắn nhưng hàm súc về thông tin đời sống và đúc kết thực tiễn mang tính triết học, mở ra những hướng tư duy cho người đọc tiếp nhận được những chiều không gian biển đảo mà người lính là nhân vật trung tâm vừa là những chiều không gian suy tư tiếp cận hiện thực cuộc sống.
Trong Trường ca biển, Hữu Thỉnh có chủ ý thể nghiệm lối cấu trúc “chồng mờ” – thuật ngữ của tác giả - Chồng mờ, giao thoa và đan xen cảm xúc, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng nhân văn; chồng mờ hình ảnh và nối khuất những vang vọng tâm thức văn hoá làng trong từng chương đoạn, câu thơ, ý thơ… những chiều không gian thời gian tiếp cận đảo và số phận, chân dung người lính, tạo nên trường liên tưởng kiểu hội hoạ lập thể, ngôn ngữ thơ mang tính khát quát cao.
Ra đến đảo, trông thấy đảo, tìm đối thoại với đảo thì người lính bị vây bủa giữa mênh mông nước, giữa cháy bỏng cát và trùng trùng lớp lớp rạng ngầm san hô. Nước, sóng cát… là đối tượng, là nhân vật trữ tình để người lính tìm khắc hoạ vóc dạc mới của mình. Đảo, cát, đất, san hô… được thổi linh hồn đồng điệu thành những nét phác hoạ hình hài biển đảo. Và Hữu Thỉnh gói kín cảm xúc của mình vào đấy, rồi đem soi rọi với lòng chiến sĩ. Chương Tự thuật của người lính là một chương văn hoá làng trung du rất độc đáo. Là chương người lính tự kể về gốc gác nguồn cội của mình bằng giọng độc thoại thấm đẫm chất trữ tình.
Cuộc hành trình ra đảo, nhìn thấy Đảo thấy Cát thì người lính hiểu hơn ai hết điều kiện để tồn tại với biển đảo đấy là Đất (Cũng trong hàm nghĩa Tổ quốc). Vậy phải đưa Đất ra đảo. Chương Đất này chỉ năm tư câu cùng với một khúc ru ngắn, đem đến cho độc giả một nhận thức mới về đất, một sự linh thiêng về đất. Đất là sự sống. Đất là cuộc đời, với bao tầng sâu của nó ở phía đất liền.
- Tiếp đạn
Tiếp người
Hôm nay ta tiếp đất
Đất xẻ mình ra chắn sóng
- Đất ra khơi gặp bức tường người
Đất và người gặp nhau, làm sống lại ký ức đất liền, làng mạc, ruộng vườn, người thân, bạn bè, bố mẹ, con cái, người yêu… Mỗi con người sống không có ký ức, liệu có thành một con người hoàn thiện không? Sống ở đảo, khúc ruột tơ tưởng không nối với đất Mẹ, liệu người lính có còn có sức mạnh gì ngoài khẩu súng? Trong lịch sử nhân dân ta đã từng chiến thắng kẻ thù không chỉ bằng súng đạn, mà sức mạnh của các giá trị văn hoá phi vật thể chính là chiều sâu tâm hồn, áo giáp xung trận của người chiến sĩ.
- Và chiều nay cha gởi đất cho con
- Đất qua biển thì mau
Người đi qua khổ đau thì dài
- Quê ta ngày hội đất
Đất đi đến đâu quê hương theo đến đấy
- Người quê ta nhận đất quê ta
Đảo xin một mảnh sân nhà phơi trăng
- Trên bãi cát những người lính đảo
Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà
Chiều áo rộng vào vạt mây hờ hững
Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa
Cấu trúc chồng mờ, hình ảnh giao thoa cảm hứng, đan nhoè, ẩn khuất những góc không gian sử thi, khúc xạ vào tâm hồn người lính, đã nâng Hữu Thỉnh đạt tới bút pháp trường ca hiện đại, rất riêng của anh. Biển có đảo. Trên đảo có cát, có san hô và trên cát, nhất thiết phải có Đất. Đất được mang từ đất liền ra đảo, vậy Đất vừa là một biểu tượng nghệ thuật, lại vừa là nhân vật mang tính triết học của cấu trúc chủ đề Trường ca biển.
Đất là cuộc sống dành cho người lính đảo. Đất cho cây mọc, cho bàn chân lính bám đảo, giữ đảo, cũng có nghĩa đất đã mang theo ra đảo người chiến sĩ cả kỷ niệm, lịch sử văn hoá làng nước. Con mắt là cửa sổ của tâm hồn. Điểm nhìn của ống kính mở từ tâm hồn ấy, tác giả chủ tâm khai thác thành lợi thế, làm nên thi hứng dào dạt của nhiều chương khúc. Cấu trúc chồng mờ được tác giả thể nghiệm như một sở trường mạnh. Nó đồng thời giăng mắc nên sợi chỉ hồng của chủ đề xuyên suốt trường ca.
*
Chương 5 – Hoá thạch những dòng sông là một vỉa thơ đẹp lộ thiên, nửa chìm nửa nổi trôi dạt khôn cùng trong cảm xúc của chính tác giả và độc giả. Tác giả đã phân thân trong một sự kiếm tìm và đánh mất, làm mới và ràng buộc thật lênh đênh, tài tử. Cái lênh đênh để sau đấy gặp bến bờ chính lòng mình.
- Ai biết được những gì khi sông về gặp biển
Nơi cá quay đầu thì phù sa tìm đến
- Đức hạnh của sông là đa mang
Dung nhan của biển là bình thản
Vẻ đẹp của sông là tỉnh táo
Nỗi khổ của biển là sở hữu khôn cùng
- Ta bới sóng đi tìm những dòng sông
Gặp Trương Chi cắm sào đứng hát
- Duyên là gì mà yếm thắm bao xanh
Phận là gì mà anh phải xa em
Gặp nhau vẫn gặp nhưng đành quay đi
Tóc em gội lá đài bi
Cuộc tình ngắn bỏ buồn cho bến vắng
Và ở chương 6 – Bão biển thật là khốc liệt, bởi người lính trong khi làm nhiệm vụ đã bị sóng hất tung ra khỏi đảo và không có lối về, không biết lối về giữa mênh mông sóng dữ và nước thẳm. Có tiếng gọi, có sự kiếm tìm của đồng đội đồng chí đấy, nhưng người lính bị khuất chìm trong giông tố có nghe thấy gì đâu. Tự mình, anh phải đốt lên cây đèn biển, chính trong tâm khảm mình để định hướng lối về với đảo, với đồng đội. Tiếng gọi của đồng đội khẩn thiết linh thiêng làm sao.
- Hoàng ơi ở đâu
Vũ ơi ở đâu
Vân ơi ở đâu
Tiếng gọi lính mịt mù bão cát
Tiếng gọi lính từng giây khẩn thiết
Đảo tìm nhau xếp lại đội hình
- Tay của bão là sóng thần rợn ngợp
Cả đất trời say sóng ở Trường Sa
Trong bão gió chúng tôi đo Tổ quốc
Bằng đôi tay vượt biển lính xa nhà
Bước chân vào đời lính, là bước từ làng vào quân ngũ. Cũng có nghĩa từ cái ổ rơm của tình mẹ đến với đồng đội đồng chí. Quân ngũ là đất nước rộng lớn, Làng – Nước, Mẹ – Tổ quốc và Tình yêu – Hạnh phúc là ba cặp phạm trù làm thành ba đỉnh điểm trong tâm hồn người lính. Trường ca biển xoay quanh ba cặp phạm trù này với những vỉa cảm hứng dày đặc chất dân gian bay bổng vừa chấm phá phóng bút sang chất thơ độc thoại hiện đại như một dụng ý “thi pháp lập thể” mượn từ hội hoạ để làm cuộc thể nghiệm bút pháp trường ca.
*
ở chương Tự thuật của người lính, chân dung chiến sĩ tự hoạ, Hữu Thỉnh đã vùi kín các thông điệp của sự lựa chọn không thể khác này. Mẹ là phía Tổ quốc. Mẹ là phía người lính lựa chọn để đốt lên ngọn đèn biển. Có thể nói, Trường ca biển qua cấu trúc thi pháp độc thoại là chủ lưu, tâm lý và số phận người lính mang dáng dấp cấu trúc của chương đoạn tiểu thuyết. Không sa vào sự kể lể mà vươn lên sự khái quát, mạch liên tưởng của ngôn ngữ thơ giằng néo, bám sâu tâm thức văn hoá Làng – Mẹ – Tổ quốc và Tình yêu.
- Tôi sinh ra trước lúc lên đèn
Bóng mẹ sáng lại mờ trong mắt cha
hoảng hốt
Trong căn nhà đất
- Khi con sài mẹ ngồi thức qua đêm
- Tay mẹ héo ruộng bậc thang cấy rẽ
Tôi đỡ lấy chiếc áo tơi của mẹ
Mụn cua càng bò trên mảnh sân con
- Hoa sim tím trái sim cũng tím
Đồi treo đầy những túi mật trung du
Hữu Thỉnh là đứa con của hồn quê trung du, anh mới viết nổi câu Đồi treo đầy những túi mật trung du. Cái túi mật sim trung du ấy, tác giả hồ hởi dâng tặng cho lính đảo. Hay nói chính xác hơn anh đã mang cả miền trung du ra đảo dâng tặng cho người lính. Chính vì thế, khi người lính bơi lạc sang Đài Bắc, anh không có lựa chọn nào khác là tiếp bơi ra với giông bão để trở về với Tổ quốc.
Trường ca biển là một trường ca mang tính thể nghiệm của Hữu Thỉnh với thi pháp tự thoại, độc thoại, đối thoại với biển với chính mình và với người lính – chiến sĩ giữ đảo khơi. Vóc dáng số phận người lính chồng mờ vào hình hài biển đảo, Tổ quốc. Ký ức Trường Sơn chồng mờ lên không gian hiện đại bi hùng và hoành tráng của biển dữ. Cái đa đoan đa tình của các địa tầng văn hoá trung du đất Tổ chồng mờ khuất thẳm vào đất, cát, san hô… tạo dựng nên những không gian cảm xúc đa chiều của ngôn ngữ thơ đầy ắp ấn tượng, ý ngoài câu chữ xáo động khôn nguôi trong lòng người đọc.
Đảo nhỏ quá nói một câu đã hết
Đảo dù bé như hạt tiêu, dù bé như hạt muối trong cuộc đời, việc giữ đảo càng khó, nhưng phải giữ đảo và phải quyết thắng. Giữ đảo là giữ nền độc lập cho Tổ quốc - đấy là chủ đề lớn của Trường ca biển.
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn