Con đường về nhà
I
Trước nhà tôi có cái ao
Đêm đêm
Phát ra tiếng ya uôm ya oam
Tiếng ếch nhái nghiến răng kèn kẹt
Làm mặt ao rùng mình
Cái ao ông nội đào
Moi ra từ bụng đá
Chỗ thì phình ra
Chỗ thót lại
Méo mó như vốn có
Sau lưng nhà quả đồi tròn
Cây đã mọc thành rừng
Xung quanh tuyền cỏ guột
Trong đấy có vài tổ ong đất
Và mẹ con nhà dúi
Thỉnh thoảng đôi chồn hương lén qua làm đực cái
Hôm nào rỗi việc
Dưới ánh trăng vằng vặc
Cha tôi ngồi trên sàn phơi thóc
Tay lần lần trang sách
Mắt thầm thì gọi mo
Tiếng cha tôi rơi rơi ngân nga trong thinh không
Thinh không mênh mông mang hơi cha tôi đi xa
Vách nhà chợp chờn
Bóng cha vụt hiện
Con ơi
Sống ở trên đời
Sinh ra một mặt người bằng mười mặt của
Có người là có của
Của không bao giờ thành người
Chỉ có người mới làm thành của
Con ơi hãy nhớ
Nắm tay vào là không
Xòe tay ra là có
Nắm tay vào là nụ
Xòe tay ra thành hoa
Dừng một lúc
Cha tôi mo tiếp
Con ơi
Cứ thẳng đường theo mẹ chữ con đi
Chẳng bao giờ phải lo nắng nôi đói rét
Rồi một mai
Ai ai cũng trở về làm hạt bụi
Những hạt bụi lại tìm thấy nhau
Quấn chặt lấy nhau
Làm ấm đất cho người
Con ơi
Ngày nối ngày kéo dài
Mưa vẫn mưa không đều
Và nắng vẫn không hề khắp
Bởi vậy
Sống nghĩa là cho
Trước mặt con
Đầy ụ mâm cơm
Hãy tin rằng còn có người ăn xin
Đang chầu chực ngoài đường
Bởi vậy
Sống cũng là chia sẻ
Phải không con.
II
Bây giờ
Trước nhà tôi
Cái ao hình như ai vừa lấp
Sau lưng nhà
Quả đồi hình như đang dần dần thấp
Thấp thoáng người qua làng
Vừa đi vừa thù thì tự chuyện
Nghe lời cha
Tôi đã cho
Nhà cửa
Ruộng vườn
Của cải...
Giờ tôi mong nhận lại
Đó là
Bài hát chăn trâu cho con trai tôi
Đó là
Bài hát ru nọong ơi nòn cho con gái tôi
Đó là
Bài hát bên khung cửi dệt cho các cháu chắt chút chít tôi
Đó là....
Dẫu quê tôi mặt buồn tả tơi
Buồn tím tái trời đất
Nếu không còn nỗi buồn
Câu lượn đã về trời
Và tình người đóng băng
Những ngày tôi đang sống
Đành mang tiếng bỏ làng
Mượn áo quần người ta
Mượn khí trời để thở
Cả đôi chân đi về
Hình như cũng... mượn
III
Trước nhà tôi hôm nay là cánh đồng
Lúa ngô màu uể oải
Còn cái ao
Tôi bới tìm
Cả ngày
Không thấy
Quả đồi sau lưng nhà
Người ta đốt rừng làm rẫy
Trời ơi
Ngổn ngang trong tôi
Trên đường về nhà.
IV
Tôi quỳ trước bàn thờ
Ngắm nhìn sắc mặt cha
Cha cười sao như khóc
Ngắm nhìn gương mặt mẹ
Hai hàm răng đen nhức
Nghiêm nghị mà như cười
Tôi ngước nhìn bà tôi
Bà vẫn đẹp như hồi còn sống
Phảng phất mùi trầu cay
Hình như bà vừa nói
V
Nhìn xuống mái nhà tôi
Rêu nâu trùm lông nhím
Có đôi chim vít chẹt
Nó rỉa lông cho nhau
Rồi con nọ mài con kia
Làm phòn phèn bông hoa lúc lắc
Thế là
Đồng loạt chiều nghi ngút
Mọc lên ơi ới người gọi người
Tôi thấy dưới gầm sàn
Vẫn khai mùi nước giải
Nằm bên trên đống củi
Con mái mơ đang ấp
Nó nghiêng đầu và lim him đôi mắt
Vườn nhà nhiều cây con
Sao không đánh thành hàng
Chị tôi bảo
Cho nó được tự nhiên
Như hồi cha mình còn.
Con đường về nhà
I
Trước nhà tôi có cái ao
Đêm đêm
Phát ra tiếng ya uôm ya oam
Tiếng ếch nhái nghiến răng kèn kẹt
Làm mặt ao rùng mình
Cái ao ông nội đào
Moi ra từ bụng đá
Chỗ thì phình ra
Chỗ thót lại
Méo mó như vốn có
Sau lưng nhà quả đồi tròn
Cây đã mọc thành rừng
Xung quanh tuyền cỏ guột
Trong đấy có vài tổ ong đất
Và mẹ con nhà dúi
Thỉnh thoảng đôi chồn hương lén qua làm đực cái
Hôm nào rỗi việc
Dưới ánh trăng vằng vặc
Cha tôi ngồi trên sàn phơi thóc
Tay lần lần trang sách
Mắt thầm thì gọi mo
Tiếng cha tôi rơi rơi ngân nga trong thinh không
Thinh không mênh mông mang hơi cha tôi đi xa
Vách nhà chợp chờn
Bóng cha vụt hiện
Con ơi
Sống ở trên đời
Sinh ra một mặt người bằng mười mặt của
Có người là có của
Của không bao giờ thành người
Chỉ có người mới làm thành của
Con ơi hãy nhớ
Nắm tay vào là không
Xòe tay ra là có
Nắm tay vào là nụ
Xòe tay ra thành hoa
Dừng một lúc
Cha tôi mo tiếp
Con ơi
Cứ thẳng đường theo mẹ chữ con đi
Chẳng bao giờ phải lo nắng nôi đói rét
Rồi một mai
Ai ai cũng trở về làm hạt bụi
Những hạt bụi lại tìm thấy nhau
Quấn chặt lấy nhau
Làm ấm đất cho người
Con ơi
Ngày nối ngày kéo dài
Mưa vẫn mưa không đều
Và nắng vẫn không hề khắp
Bởi vậy
Sống nghĩa là cho
Trước mặt con
Đầy ụ mâm cơm
Hãy tin rằng còn có người ăn xin
Đang chầu chực ngoài đường
Bởi vậy
Sống cũng là chia sẻ
Phải không con.
II
Bây giờ
Trước nhà tôi
Cái ao hình như ai vừa lấp
Sau lưng nhà
Quả đồi hình như đang dần dần thấp
Thấp thoáng người qua làng
Vừa đi vừa thù thì tự chuyện
Nghe lời cha
Tôi đã cho
Nhà cửa
Ruộng vườn
Của cải...
Giờ tôi mong nhận lại
Đó là
Bài hát chăn trâu cho con trai tôi
Đó là
Bài hát ru nọong ơi nòn cho con gái tôi
Đó là
Bài hát bên khung cửi dệt cho các cháu chắt chút chít tôi
Đó là....
Dẫu quê tôi mặt buồn tả tơi
Buồn tím tái trời đất
Nếu không còn nỗi buồn
Câu lượn đã về trời
Và tình người đóng băng
Những ngày tôi đang sống
Đành mang tiếng bỏ làng
Mượn áo quần người ta
Mượn khí trời để thở
Cả đôi chân đi về
Hình như cũng... mượn
III
Trước nhà tôi hôm nay là cánh đồng
Lúa ngô màu uể oải
Còn cái ao
Tôi bới tìm
Cả ngày
Không thấy
Quả đồi sau lưng nhà
Người ta đốt rừng làm rẫy
Trời ơi
Ngổn ngang trong tôi
Trên đường về nhà.
IV
Tôi quỳ trước bàn thờ
Ngắm nhìn sắc mặt cha
Cha cười sao như khóc
Ngắm nhìn gương mặt mẹ
Hai hàm răng đen nhức
Nghiêm nghị mà như cười
Tôi ngước nhìn bà tôi
Bà vẫn đẹp như hồi còn sống
Phảng phất mùi trầu cay
Hình như bà vừa nói
V
Nhìn xuống mái nhà tôi
Rêu nâu trùm lông nhím
Có đôi chim vít chẹt
Nó rỉa lông cho nhau
Rồi con nọ mài con kia
Làm phòn phèn bông hoa lúc lắc
Thế là
Đồng loạt chiều nghi ngút
Mọc lên ơi ới người gọi người
Tôi thấy dưới gầm sàn
Vẫn khai mùi nước giải
Nằm bên trên đống củi
Con mái mơ đang ấp
Nó nghiêng đầu và lim him đôi mắt
Vườn nhà nhiều cây con
Sao không đánh thành hàng
Chị tôi bảo
Cho nó được tự nhiên
Như hồi cha mình còn.
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn