VanVN.Net - Nhà thơ Nguyễn Xuân Thâm sinh năm 1936. Quê quán: thôn An Thuận, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Hiện thường trú tại: phố Bà Triệu – Hà Nội. Tác phẩm chính đã xuất bản: Đồng xanh (thơ, in chung, 1964); Tiếng ong bay (thơ, 1972); Nắng bên sông (thơ, in chung, 1985); Con gà đất bảy màu (thơ, in chung, 1998); Tìm trầm (thơ, 2001); Thơ với tuổi thơ (thơ, 2003); Chợt nhớ Sâm Cầm (thơ, 2009). Giải thưởng văn học: Giải nhất thơ báo Lao động năm 1964 với bài thơ Đảo con gián. Giải B (không có giải A) Con gà đất bảy màu (Nxb Kim đồng). Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam (2002) tập thơ Tìm trầm.
Gặp ông, tôi thêm nhớ không khí văn chương Hà Nội một thời. Những năm 1964, 1965, Nhà xuất bản Văn Học cho in tập thơ “Sức Mới 1”, “Sức Mới 2” để tập hợp và khẳng định lớp nhà thơ trẻ ra đời trong nền văn học xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, năm 1967, lại cho in tập “Thơ chống Mỹ cứu nước, 1964-1967” do nhà thơ Chế Lan Viên tuyển chọn và giới thiệu. Tác giả nào được in trong tập tuyển này, thì vinh dự vô cùng. Nhiều nhà thơ trẻ chỉ được trích mấy câu, hoặc được chọn in một bài, coi như đã được khẳng định tài năng của mình. Có tám nhà thơ trẻ dạo ấy được in hai bài trong tập, như: Thái Giang, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Lưu Quang Vũ, Phạm Ngọc Cảnh, Văn Thảo Nguyên, Hoài Anh và Nguyễn Xuân Thâm. Khi ấy, tôi chưa được biết Nguyễn Xuân Thâm, nhưng đọc thơ ông, thì đã nể rồi.
Còn nhớ độ ấy, nhà thơ Trường Giang tặng tôi bức ảnh chụp nhóm anh em làm thơ trẻ ở Hà Nội bên Tháp Bút, cầu Thê Húc. Là kẻ mới tập toẹ bước chân vào con đường văn chương, nhìn tấm ảnh các bậc đàn anh, tôi nể trọng lắm. Trong số gần chục anh chị em cười tươi roi rói trong ảnh cùng nhà thơ Trinh Đường, có một người thấp đậm với nét mặt nghiêm nghị, tôi chưa nhận ra ai, thì anh Trường Giang nói, đấy là nhà thơ Nguyễn Xuân Thâm. Tôi à lên bất ngờ. Vậy là ông nhà thơ của hai bài thơ “Rông chiêng” và “Cái chết của em Dần” in trong tuyển thơ, được nhà thơ Chế Lan Viên quý trọng giới thiệu đó ư? Phải nói hai bài thơ ngày ấy đã ám ảnh tôi. Âm nhạc và vũ điệu Tây Nguyên hừng hực trong từng câu thơ. Đặc biệt, hình tượng em Dần chết vì bom giặc thả vào lớp học, khi trong túi áo em còn hai củ khoai chưa kịp ăn. Lời thơ lạnh, chắc, như những nét dao sắc cứa dứt khoát vào tâm trí người đọc. Bài thơ là một nỗi niềm phản kháng chiến tranh quyết liệt, âm ỉ và đau xót.
Ngày ấy, Nguyễn Xuân Thâm đang là giảng viên khoa hóa thực phẩm của trường Đại học Bách khoa, một trường sáng giá ở Hà Nội. Nếu chỉ tiến thân bằng con đường nghiên cứu và giảng dạy ở nhà trường, thì ông đã đủ vinh quang rồi. Nhưng trời cho ông thiên hướng làm thơ, nên ông không yên ổn, không thỏa mãn, khao khát các chức danh phó giáo sư, phó tiến sỹ. Vừa dạy học, vừa sáng tác, cái tên Ngyễn Xuân Thâm thường xuất hiện trên báo Văn nghệ, báo Thống nhất... Năm 1964, ông được Nhà xuất bản Văn Học cho in cùng Nguyễn Nhã tập thơ “Đồng xanh”, được nhà thơ Chế Lan Viên đánh gía: là tập thơ có lắm bài hay, nhưng nào ai biết đến đâu. (trích lời tựa tập Thơ chống Mỹ cứu nước, (1965-1967).
Thực ra, ông viết thơ và có thơ in báo rất sớm, Năm 1951, khi mới mười lăm tuổi, đang là học sinh trường Quốc học Huế, ông đã có hai bài thơ “Hải Vân” và “Rừng chiều” in trong giai phẩm “Nhân loại” phát hành tại Hà Nội. Tiếp đó có thơ trên báo “Đời mới ” và “Thẩm mỹ”. Năm 1953-1954 thường xuyên cộng tác với tuần báo “Nhân loại” do thi sỹ Đông Hồ và Mộng Tuyết chủ biên. Ngày đó, Nguyễn Xuân Thâm lấy bút danh là Dao Ca và Đỗ Hữu. Ngay khi mới xuất hiện, ông đã có những câu thơ được bạn viết cùng thời thán phục:
Nắng ngút đường dài hoa gạo bay
Tôi người lữ khách, lạc sau ngày...
Và:
Người có theo tôi lên dốc nắng
Nhìn xem hoa rải sắc trên đường
Chiều nay gió thổi buồn ghê lắm
Lá đổ sau lưng một trận vàng.
Những câu thơ tài hoa, phảng phất hồn khí thơ tiền chiến, đã ảnh hưởng nhiều tới lớp thanh niên học sinh ngày ấy. Năm 1954, sau chặng đường dài di chuyển từ Huế ra học trường Huỳnh Thúc Kháng ( Nghệ An), rồi trường Đại học Bách khoa ( Hà Nội), tâm hồn Nguyễn Xuân Thâm đã mở ra những miền cảm xúc khoáng đạt, đắm say mới. Bút danh Nguyễn Xuân Thâm, cũng chính là tên thật, xuất hiện liên tục trên báo chí từ đấy, đánh dấu một chặng đường sáng tác mới của ông.
Tôi hỏi ông, khi bút danh Dao Ca, Đỗ Hữu đã có một số tác phẩm đi vào tâm hồn bạn đọc, tại sao lại đổi tên mới, là Nguyễn Xuân Thâm? Có phải ông muốn đánh dấu một giai đoạn sáng tác chuyển biến của mình? Ông cười bảo, không có gì ghê gớm vậy đâu, mình lấy tên thật làm tên tác giả, với ý nghĩ giản dị, biết đâu đấy, người nhà, người thân trong quê, có tình cờ đọc được, thì biết mình vẫn còn sống.
Thì ra, tuổi thơ của ông sớm phải ly quê. Sinh năm 1936 ở Vĩ Dạ ( Huế), năm 1937 ông đã phải vào sống ở tỉnh lị Sông Cầu ( Phú Yên ). Mười tuổi, ông lại được trở về Huế. Năm mười tám tuổi lên chiến khu Hòa Mỹ, rồi được đưa ra Nghệ An học trường Huỳnh Thúc Kháng. Năm 1956, ông thi đỗ vào trường Đại học bách khoa, khóa 1. Cuộc đời ông được gắn bó với quê kiểng chẳng bao nhiêu, nhiều người trong quê nghĩ ông đã chết bởi bom đạn. Khi có người nhà tình cờ đọc được bài thơ ông in trên báo, thấy tên ông, mới kêu lên cho cả họ mạc biết là Nguyễn Xuân Thâm còn sống và còn làm thơ. Thì ra cái tên của nhà thơ, cũng thấm đẫm nước mắt của một thời đất nước loạn li, chia cắt.
Con đường thi ca của ông cũng có nhiều cơ duyên may mắn. Nhiều người còn nhớ năm 1964, báo Lao Động tổ chức cuộc thi thơ rất sôi động. Nhiều thế hệ cầm bút hăm hở gửi thơ dự thi. Đội ngũ chấm giải ngày ấy toàn là các nhà thơ cự phách, như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận... Sau chuyến đi thực tế biển để phục vụ công trình khoa học của mình trở về, ông viết được chùm thơ thật tâm đắc. Chùm thơ ông gửi dự thi và liền được xét giải cao. Ngày ấy, người dự thi và người chấm giải rất khách quan và trong sáng; không có chuyện xin xỏ, mua bán giải như một số cuộc thi bây giờ. Nguyễn Xuân Thâm còn nhớ như in cái cảm giác sung sướng ngất ngây ngày đó. Đấy là khi đang đi bộ trên hè phố gần ngôi nhà 51 Trần Hưng Đạo, thì tình cờ gặp nhà thơ Chế Lan Viên. Nhà thơ cự phách “Điêu tàn” liền thông báo bài thơ “Đảo con gián” của Nguyễn Xuân Thâm được giải Nhất. Nhà thơ còn nói rằng, cả hội đồng chấm thi đều nhất trí cho điểm cao và ông liền nói một câu tiếng Pháp Chaque chose a sa place ( đại ý: mỗi vật có cái chỗ của nó! ) Câu nói động viên của nhà thơ bậc thầy, đã khích lệ và an ủi Nguyễn Xuân Thâm rất nhiều trên con đường trập trùng gian khó để vươn tới bầu trời thi ca của mình.
*
Chả biết có phải mấy năm đi làm chuyên gia giáo dục ở Ănggôla, xứ sở châu Phi nóng như lửa đốt và nhiều ruồi vàng châm da thịt như tiêm thuốc độc hại, đã ủ bệnh vào con người ông không, mà mấy năm sau ông phải chống đỡ với căn bệnh hiểm nghèo. Cuối năm 2000, trong một buổi gặp mặt anh em viết ở Hội nhà văn, ai nom thấy ông mà cũng ái ngại cho ông quá. Một bên má, bên cằm đùn lên từng khối u tấy đỏ. Khuôn mặt ông vẹo hẳn đi, giọng nói đã thất lạc. Đi xét nghiệm, thì hay ông bị ung thư vào giai đoạn cuối. Chấp nhận cái chết lừ lừ đến ư? Hay quyết tâm chống trả? Ai cũng ái ngại và có phần thất vọng. Vậy mà ông bình tĩnh, lặng lẽ chiến đấu với tử thần đến cơ hội cuối cùng. Ông chấp nhận mổ cắt đi nửa trên hàm trái, chiếu xạ gia tốc và dùng nấm linh chi như một liệu pháp sinh tử. Không biết là cơ duyên hay bởi ý chí chiến đấu với cái chết quyết liệt của ông, một năm sau, tấm thân hình nhỏ bé xác xơ tàn tạ của ông, đã dần tỉnh táo lại. Những khối u trên cằm đã dần biến mất. Sự chiến thắng bệnh tật của ông, ai cũng bảo đó là nhờ sự sống quyết liệt và bền bỉ ở con người ông. Có người nói vui, là nhờ Thơ đã kéo ông qua cái chết. Tôi thấy phục ông hơn, những ngày chiến đấu quyết liệt với bệnh tật hiểm nghèo ấy, cũng là thời khắc ông âm thầm, quyết vắt trái tim ra những câu thơ quằn quại thật mình. Ông đã viết, như viết chạy đua với cái chết. Tập thơ “Tìm trầm” của Nguyễn Xuân Thâm ra đời trong bối cảnh đặc biệt đó. Nó là tập thơ xuất sắc của ông và được giải thưởng của Hội Nhà văn, năm 2002.
Cữ này Hà Nội vào thu
Mây xa dừng bước phiêu du trở về
ít vàng xao xác cuối đê
Ngưng xê dịch bỗng tái tê giữa ngày.
Tôi bỗng chợt nhớ câu thơ trong tập thơ “Tìm trầm ” của ông. Tập thơ chứa chan cảm xúc khao khát sống và chứa chất nhiều suy tư trải nghiệm cuộc đời.
*
Sau tập thơ “Tìm trầm”, năm 2003, ông cho ra mắt tập “Thơ với tuổi thơ” ở Nhà xuất bản Kim Đồng. Vậy là năm năm về trước, cũng Nhà xuất bản này, đã in cho ông tập thơ “Con gà đất bảy màu” và rồi tập thơ được trao giải thưởng văn học viết cho thiếu nhi.
Mấy năm gần đây, ông đã nghỉ hẳn công tác giảng dạy ở trường đại học. Ông dồn sức cho thi ca nhiều hơn. Hàng tuần, thấy ông thấp thoáng tới trụ sở Hội Nhà văn. Vẫn dáng người thấp đậm, vẫn bước bộ hành chậm mà chắc, ông gặp gỡ người này người khác, câu chuyện duy nhất chỉ thấy bàn về thơ. Ông vẫn âm thầm viết. Năm 2009, ông cho xuất bản tập thơ “Chợt nhớ sâm cầm”. Vẫn những câu chữ đặc quánh cảm xúc. Viết về quê kiểng, thơ ông dồn lên nỗi niềm khắc khoải.
Tôi trở về
Em khóc bên dòng sông
Chiều như bao chiều Huế
Mây bay trên những cửa thành
(Bài nhớ)
Tôi nhớ một bài thơ ông viết về Sông Cầu, thị trấn tuổi thơ của ông, với những câu thơ nặng lòng.
Đã thu
Sếu năm ngoái từ phương Bắc quay về
Bầy chim vừa bay vừa kêu
Tiếng kêu từ cái cổ dài rơi xuống.
Vâng, hình tượng đàn sếu vừa bay vừa kêu ấy, làm tôi liên tưởng đến những nhà thơ lận đận của tôi, dù trong cảnh ngộ nào, những thời khắc nào, câu thơ của họ vẫn vọt ra từ trái tim tìn yêu cuộc sống thiết tha. Hình như chỉ nói đến thơ, khuôn mặt ông mới tươi trẻ lại. Ông kể lại chuyến đi dự Hội nghị thơ thế giới Sóng ba biển (wave of thrce seas) tổ chức tại hòn đảo Rhodes của Hy Lạp, năm 1996. Chuyến đi ấy, ông đi cùng nhà thơ Thanh Tùng với niềm hào hứng khôn tả. Tôi lại nhớ cái buổi tiễn đưa Thanh Tùng từ nhà tôi lếch thếch xách va li đến nhà Nguyễn Xuân Thâm để cùng lên máy bay đi dự Hội nghị thơ thế giới. Thanh Tùng đập tay lên ngực mình, nói, hành lý Thơ đã chất đầy trong trái tim này. Tôi thấy Hội Nhà văn khéo sắp xếp nhân sự chuyến đi ấy. Hai nhà thơ, mỗi người một cá tính. Thanh Tùng bừng bừng như lửa, còn Nguyễn Xuân Thâm thì lặng trầm như đất. Nhưng trước không khí tưng bừng của cuộc tao ngộ thi ca thế giới, hai nhà thơ Việt Nam cùng say sưa đọc thơ tới khản giọng trước bạn thơ khắp hành tinh. Sứ mệnh nhà thơ, còn gì hạnh phúc hơn khi viết được những câu thơ thật mình, được đọc, được diễn đạt những vần thơ hết mình trước công chúng?!
Trong niềm vui được gặp gỡ, trò chuyện cùng các nhà thơ bên bờ biển Địa Trung Hải năm ấy, Nguyễn Xuân Thâm nhớ mãi cuộc gặp gỡ nhà thơ Blaga Đimitrôva. Nữ sĩ tài danh của đất nước hoa hồng, đã hỏi thăm và kể rất nhiều kỷ niệm đẹp với các nhà thơ Việt Nam. Những năm đạn bom khốc liệt, bà đã nhiều lần đến và đặt trái tim mình ở Việt Nam. Ông hiểu, thơ đã bắc cầu cho con người trên trái đất gần lại với nhau hơn.
VanVN.Net - Nhà thơ Nguyễn Xuân Thâm sinh năm 1936. Quê quán: thôn An Thuận, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Hiện thường trú tại: phố Bà Triệu – Hà Nội. Tác phẩm chính đã xuất bản: Đồng xanh (thơ, in chung, 1964); Tiếng ong bay (thơ, 1972); Nắng bên sông (thơ, in chung, 1985); Con gà đất bảy màu (thơ, in chung, 1998); Tìm trầm (thơ, 2001); Thơ với tuổi thơ (thơ, 2003); Chợt nhớ Sâm Cầm (thơ, 2009). Giải thưởng văn học: Giải nhất thơ báo Lao động năm 1964 với bài thơ Đảo con gián. Giải B (không có giải A) Con gà đất bảy màu (Nxb Kim đồng). Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam (2002) tập thơ Tìm trầm.
Gặp ông, tôi thêm nhớ không khí văn chương Hà Nội một thời. Những năm 1964, 1965, Nhà xuất bản Văn Học cho in tập thơ “Sức Mới 1”, “Sức Mới 2” để tập hợp và khẳng định lớp nhà thơ trẻ ra đời trong nền văn học xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, năm 1967, lại cho in tập “Thơ chống Mỹ cứu nước, 1964-1967” do nhà thơ Chế Lan Viên tuyển chọn và giới thiệu. Tác giả nào được in trong tập tuyển này, thì vinh dự vô cùng. Nhiều nhà thơ trẻ chỉ được trích mấy câu, hoặc được chọn in một bài, coi như đã được khẳng định tài năng của mình. Có tám nhà thơ trẻ dạo ấy được in hai bài trong tập, như: Thái Giang, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Lưu Quang Vũ, Phạm Ngọc Cảnh, Văn Thảo Nguyên, Hoài Anh và Nguyễn Xuân Thâm. Khi ấy, tôi chưa được biết Nguyễn Xuân Thâm, nhưng đọc thơ ông, thì đã nể rồi.
Còn nhớ độ ấy, nhà thơ Trường Giang tặng tôi bức ảnh chụp nhóm anh em làm thơ trẻ ở Hà Nội bên Tháp Bút, cầu Thê Húc. Là kẻ mới tập toẹ bước chân vào con đường văn chương, nhìn tấm ảnh các bậc đàn anh, tôi nể trọng lắm. Trong số gần chục anh chị em cười tươi roi rói trong ảnh cùng nhà thơ Trinh Đường, có một người thấp đậm với nét mặt nghiêm nghị, tôi chưa nhận ra ai, thì anh Trường Giang nói, đấy là nhà thơ Nguyễn Xuân Thâm. Tôi à lên bất ngờ. Vậy là ông nhà thơ của hai bài thơ “Rông chiêng” và “Cái chết của em Dần” in trong tuyển thơ, được nhà thơ Chế Lan Viên quý trọng giới thiệu đó ư? Phải nói hai bài thơ ngày ấy đã ám ảnh tôi. Âm nhạc và vũ điệu Tây Nguyên hừng hực trong từng câu thơ. Đặc biệt, hình tượng em Dần chết vì bom giặc thả vào lớp học, khi trong túi áo em còn hai củ khoai chưa kịp ăn. Lời thơ lạnh, chắc, như những nét dao sắc cứa dứt khoát vào tâm trí người đọc. Bài thơ là một nỗi niềm phản kháng chiến tranh quyết liệt, âm ỉ và đau xót.
Ngày ấy, Nguyễn Xuân Thâm đang là giảng viên khoa hóa thực phẩm của trường Đại học Bách khoa, một trường sáng giá ở Hà Nội. Nếu chỉ tiến thân bằng con đường nghiên cứu và giảng dạy ở nhà trường, thì ông đã đủ vinh quang rồi. Nhưng trời cho ông thiên hướng làm thơ, nên ông không yên ổn, không thỏa mãn, khao khát các chức danh phó giáo sư, phó tiến sỹ. Vừa dạy học, vừa sáng tác, cái tên Ngyễn Xuân Thâm thường xuất hiện trên báo Văn nghệ, báo Thống nhất... Năm 1964, ông được Nhà xuất bản Văn Học cho in cùng Nguyễn Nhã tập thơ “Đồng xanh”, được nhà thơ Chế Lan Viên đánh gía: là tập thơ có lắm bài hay, nhưng nào ai biết đến đâu. (trích lời tựa tập Thơ chống Mỹ cứu nước, (1965-1967).
Thực ra, ông viết thơ và có thơ in báo rất sớm, Năm 1951, khi mới mười lăm tuổi, đang là học sinh trường Quốc học Huế, ông đã có hai bài thơ “Hải Vân” và “Rừng chiều” in trong giai phẩm “Nhân loại” phát hành tại Hà Nội. Tiếp đó có thơ trên báo “Đời mới ” và “Thẩm mỹ”. Năm 1953-1954 thường xuyên cộng tác với tuần báo “Nhân loại” do thi sỹ Đông Hồ và Mộng Tuyết chủ biên. Ngày đó, Nguyễn Xuân Thâm lấy bút danh là Dao Ca và Đỗ Hữu. Ngay khi mới xuất hiện, ông đã có những câu thơ được bạn viết cùng thời thán phục:
Nắng ngút đường dài hoa gạo bay
Tôi người lữ khách, lạc sau ngày...
Và:
Người có theo tôi lên dốc nắng
Nhìn xem hoa rải sắc trên đường
Chiều nay gió thổi buồn ghê lắm
Lá đổ sau lưng một trận vàng.
Những câu thơ tài hoa, phảng phất hồn khí thơ tiền chiến, đã ảnh hưởng nhiều tới lớp thanh niên học sinh ngày ấy. Năm 1954, sau chặng đường dài di chuyển từ Huế ra học trường Huỳnh Thúc Kháng ( Nghệ An), rồi trường Đại học Bách khoa ( Hà Nội), tâm hồn Nguyễn Xuân Thâm đã mở ra những miền cảm xúc khoáng đạt, đắm say mới. Bút danh Nguyễn Xuân Thâm, cũng chính là tên thật, xuất hiện liên tục trên báo chí từ đấy, đánh dấu một chặng đường sáng tác mới của ông.
Tôi hỏi ông, khi bút danh Dao Ca, Đỗ Hữu đã có một số tác phẩm đi vào tâm hồn bạn đọc, tại sao lại đổi tên mới, là Nguyễn Xuân Thâm? Có phải ông muốn đánh dấu một giai đoạn sáng tác chuyển biến của mình? Ông cười bảo, không có gì ghê gớm vậy đâu, mình lấy tên thật làm tên tác giả, với ý nghĩ giản dị, biết đâu đấy, người nhà, người thân trong quê, có tình cờ đọc được, thì biết mình vẫn còn sống.
Thì ra, tuổi thơ của ông sớm phải ly quê. Sinh năm 1936 ở Vĩ Dạ ( Huế), năm 1937 ông đã phải vào sống ở tỉnh lị Sông Cầu ( Phú Yên ). Mười tuổi, ông lại được trở về Huế. Năm mười tám tuổi lên chiến khu Hòa Mỹ, rồi được đưa ra Nghệ An học trường Huỳnh Thúc Kháng. Năm 1956, ông thi đỗ vào trường Đại học bách khoa, khóa 1. Cuộc đời ông được gắn bó với quê kiểng chẳng bao nhiêu, nhiều người trong quê nghĩ ông đã chết bởi bom đạn. Khi có người nhà tình cờ đọc được bài thơ ông in trên báo, thấy tên ông, mới kêu lên cho cả họ mạc biết là Nguyễn Xuân Thâm còn sống và còn làm thơ. Thì ra cái tên của nhà thơ, cũng thấm đẫm nước mắt của một thời đất nước loạn li, chia cắt.
Con đường thi ca của ông cũng có nhiều cơ duyên may mắn. Nhiều người còn nhớ năm 1964, báo Lao Động tổ chức cuộc thi thơ rất sôi động. Nhiều thế hệ cầm bút hăm hở gửi thơ dự thi. Đội ngũ chấm giải ngày ấy toàn là các nhà thơ cự phách, như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận... Sau chuyến đi thực tế biển để phục vụ công trình khoa học của mình trở về, ông viết được chùm thơ thật tâm đắc. Chùm thơ ông gửi dự thi và liền được xét giải cao. Ngày ấy, người dự thi và người chấm giải rất khách quan và trong sáng; không có chuyện xin xỏ, mua bán giải như một số cuộc thi bây giờ. Nguyễn Xuân Thâm còn nhớ như in cái cảm giác sung sướng ngất ngây ngày đó. Đấy là khi đang đi bộ trên hè phố gần ngôi nhà 51 Trần Hưng Đạo, thì tình cờ gặp nhà thơ Chế Lan Viên. Nhà thơ cự phách “Điêu tàn” liền thông báo bài thơ “Đảo con gián” của Nguyễn Xuân Thâm được giải Nhất. Nhà thơ còn nói rằng, cả hội đồng chấm thi đều nhất trí cho điểm cao và ông liền nói một câu tiếng Pháp Chaque chose a sa place ( đại ý: mỗi vật có cái chỗ của nó! ) Câu nói động viên của nhà thơ bậc thầy, đã khích lệ và an ủi Nguyễn Xuân Thâm rất nhiều trên con đường trập trùng gian khó để vươn tới bầu trời thi ca của mình.
*
Chả biết có phải mấy năm đi làm chuyên gia giáo dục ở Ănggôla, xứ sở châu Phi nóng như lửa đốt và nhiều ruồi vàng châm da thịt như tiêm thuốc độc hại, đã ủ bệnh vào con người ông không, mà mấy năm sau ông phải chống đỡ với căn bệnh hiểm nghèo. Cuối năm 2000, trong một buổi gặp mặt anh em viết ở Hội nhà văn, ai nom thấy ông mà cũng ái ngại cho ông quá. Một bên má, bên cằm đùn lên từng khối u tấy đỏ. Khuôn mặt ông vẹo hẳn đi, giọng nói đã thất lạc. Đi xét nghiệm, thì hay ông bị ung thư vào giai đoạn cuối. Chấp nhận cái chết lừ lừ đến ư? Hay quyết tâm chống trả? Ai cũng ái ngại và có phần thất vọng. Vậy mà ông bình tĩnh, lặng lẽ chiến đấu với tử thần đến cơ hội cuối cùng. Ông chấp nhận mổ cắt đi nửa trên hàm trái, chiếu xạ gia tốc và dùng nấm linh chi như một liệu pháp sinh tử. Không biết là cơ duyên hay bởi ý chí chiến đấu với cái chết quyết liệt của ông, một năm sau, tấm thân hình nhỏ bé xác xơ tàn tạ của ông, đã dần tỉnh táo lại. Những khối u trên cằm đã dần biến mất. Sự chiến thắng bệnh tật của ông, ai cũng bảo đó là nhờ sự sống quyết liệt và bền bỉ ở con người ông. Có người nói vui, là nhờ Thơ đã kéo ông qua cái chết. Tôi thấy phục ông hơn, những ngày chiến đấu quyết liệt với bệnh tật hiểm nghèo ấy, cũng là thời khắc ông âm thầm, quyết vắt trái tim ra những câu thơ quằn quại thật mình. Ông đã viết, như viết chạy đua với cái chết. Tập thơ “Tìm trầm” của Nguyễn Xuân Thâm ra đời trong bối cảnh đặc biệt đó. Nó là tập thơ xuất sắc của ông và được giải thưởng của Hội Nhà văn, năm 2002.
Cữ này Hà Nội vào thu
Mây xa dừng bước phiêu du trở về
ít vàng xao xác cuối đê
Ngưng xê dịch bỗng tái tê giữa ngày.
Tôi bỗng chợt nhớ câu thơ trong tập thơ “Tìm trầm ” của ông. Tập thơ chứa chan cảm xúc khao khát sống và chứa chất nhiều suy tư trải nghiệm cuộc đời.
*
Sau tập thơ “Tìm trầm”, năm 2003, ông cho ra mắt tập “Thơ với tuổi thơ” ở Nhà xuất bản Kim Đồng. Vậy là năm năm về trước, cũng Nhà xuất bản này, đã in cho ông tập thơ “Con gà đất bảy màu” và rồi tập thơ được trao giải thưởng văn học viết cho thiếu nhi.
Mấy năm gần đây, ông đã nghỉ hẳn công tác giảng dạy ở trường đại học. Ông dồn sức cho thi ca nhiều hơn. Hàng tuần, thấy ông thấp thoáng tới trụ sở Hội Nhà văn. Vẫn dáng người thấp đậm, vẫn bước bộ hành chậm mà chắc, ông gặp gỡ người này người khác, câu chuyện duy nhất chỉ thấy bàn về thơ. Ông vẫn âm thầm viết. Năm 2009, ông cho xuất bản tập thơ “Chợt nhớ sâm cầm”. Vẫn những câu chữ đặc quánh cảm xúc. Viết về quê kiểng, thơ ông dồn lên nỗi niềm khắc khoải.
Tôi trở về
Em khóc bên dòng sông
Chiều như bao chiều Huế
Mây bay trên những cửa thành
(Bài nhớ)
Tôi nhớ một bài thơ ông viết về Sông Cầu, thị trấn tuổi thơ của ông, với những câu thơ nặng lòng.
Đã thu
Sếu năm ngoái từ phương Bắc quay về
Bầy chim vừa bay vừa kêu
Tiếng kêu từ cái cổ dài rơi xuống.
Vâng, hình tượng đàn sếu vừa bay vừa kêu ấy, làm tôi liên tưởng đến những nhà thơ lận đận của tôi, dù trong cảnh ngộ nào, những thời khắc nào, câu thơ của họ vẫn vọt ra từ trái tim tìn yêu cuộc sống thiết tha. Hình như chỉ nói đến thơ, khuôn mặt ông mới tươi trẻ lại. Ông kể lại chuyến đi dự Hội nghị thơ thế giới Sóng ba biển (wave of thrce seas) tổ chức tại hòn đảo Rhodes của Hy Lạp, năm 1996. Chuyến đi ấy, ông đi cùng nhà thơ Thanh Tùng với niềm hào hứng khôn tả. Tôi lại nhớ cái buổi tiễn đưa Thanh Tùng từ nhà tôi lếch thếch xách va li đến nhà Nguyễn Xuân Thâm để cùng lên máy bay đi dự Hội nghị thơ thế giới. Thanh Tùng đập tay lên ngực mình, nói, hành lý Thơ đã chất đầy trong trái tim này. Tôi thấy Hội Nhà văn khéo sắp xếp nhân sự chuyến đi ấy. Hai nhà thơ, mỗi người một cá tính. Thanh Tùng bừng bừng như lửa, còn Nguyễn Xuân Thâm thì lặng trầm như đất. Nhưng trước không khí tưng bừng của cuộc tao ngộ thi ca thế giới, hai nhà thơ Việt Nam cùng say sưa đọc thơ tới khản giọng trước bạn thơ khắp hành tinh. Sứ mệnh nhà thơ, còn gì hạnh phúc hơn khi viết được những câu thơ thật mình, được đọc, được diễn đạt những vần thơ hết mình trước công chúng?!
Trong niềm vui được gặp gỡ, trò chuyện cùng các nhà thơ bên bờ biển Địa Trung Hải năm ấy, Nguyễn Xuân Thâm nhớ mãi cuộc gặp gỡ nhà thơ Blaga Đimitrôva. Nữ sĩ tài danh của đất nước hoa hồng, đã hỏi thăm và kể rất nhiều kỷ niệm đẹp với các nhà thơ Việt Nam. Những năm đạn bom khốc liệt, bà đã nhiều lần đến và đặt trái tim mình ở Việt Nam. Ông hiểu, thơ đã bắc cầu cho con người trên trái đất gần lại với nhau hơn.
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn