Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

   


Truyện ngắn Tết của nhiều tác giả
Cập nhật: 7:19:00 2/2/2011
VanVn.Net - Nếu thơ là cành đào thì truyện ngắn là bánh chưng của Tết. Tết này mời bạn đọc chùm truyện ngắn Con sứa của Ái Duy, Trứng của Châu Diên, Đồng cỏ nở hoa của Ma Văn Kháng, Trời vẫn nắng suốt đêm của Hồ Anh Thái, Ván cờ lúc nửa đêm của Vũ Tuấn Hoàng và Tóc trinh của Kiều Bích Hậu…Mỗi truyện một phong cách, một phương vị và một vẻ hay...
Chùm thơ “Một ngơ ngác người” của Văn Công Hùng
Cập nhật: 10:18:00 23/8/2010

Bạn sẽ đọc sau đây một chùm thơ trẻ. Trẻ, vì giầu cảm giác: "Cứ như là không phải ngày đông/ hàng cây cũ và một hơi thở cũ..."Trẻ còn vì cách nhìn sự vật ngộ nghĩnh tuy vẫn mỉa mai không cần che giấu: xăng tăng giá ư, thì tình yêu đu nhau trên xe đạp đôi, có cái cớ mà ôm nhau chặt hơn người lớn không ai có thể bảo là chúng tôi hư hỏng. Nhưng trẻ còn ở chỗ dám xông vào lục bát mà quậy tung lên, bắt thể thơ ngàn tuổi này trẻ lại. Quang Huy nói, làm lục bát như luộc rau muống, ai cũng biết làm, nhưng khóng phải ai cũng biết cách luộc ngon. Vì vậy mà đọc câu thơ: "bờ sông một bóng vô hình/ một leo lét đỏ một thình lình xanh" mới có thể vỗ bàn mà reo lên: Hay! Sao có thể bảo lục bát không modern? Và hình như trẻ thì không biết sợ, kể cả nỗi sợ không hay? Khi đã có "Một ngơ ngác người" hay, một "Thản nhiên mây trắng" cũng có thể là hay, lại còn tưởng "Ngộ bóng" cũng hay nữa, thì quả là không biết sợ.

Đọc tiếp

Chùm thơ Tháng ngày của Lâm Quang Mỹ
Cập nhật: 11:12:00 16/8/2010

Là tiến sỹ vật lý, là Công dân Danh dự của xứ Krasne Balan – một quốc gia lâu đời có Thủ đô Vacsava hơn 1.300 tuổi, vậy mà về già Lâm Quang Mỹ lại cúi mình mà lụy trước thi ca, mới thấy thơ là thứ mà giầu có và văn minh không thể thay thế nổi. Nhưng cái đáng quý ở “nhà thơ trẻ” tuổi ngoài sáu mươi là ông thành thật với vụng dại trước cái đẹp, cái bâng quơ. Nguyễn Thụy Kha đã có lý khi bình: “và đột nhiên: Câu ca rút ngắn đêm hè khiến ta thấy bản ngã thi nhân này đã vượt qua những giới hạn mà nhà khoa học trong anh hay chế ngự nghiêm cẩn.” Như thế, với Lâm Quang Mỹ, thơ ca chính là chiều kích mới của không gian sống, không gian Người.

Đọc tiếp

Phan Trọng Thưởng với khát vọng chung của nhà văn và nhà phê bình
Cập nhật: 10:31:00 3/8/2010

“Rõ ràng, một đội ngũ phê bình như hiện nay là không đủ cả về số lượng lẫn chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu là "ý thức triết học của văn học" , là yếu tố kích thích cho sự phát triển khoẻ mạnh của một nền văn học.” PGS TS Phan Trọng Thưởng đã thừa nhận như thế với tư cách là người trong cuộc. Ông cũng quan sát thấy: “Thực tế mấy năm qua cho thấy đã có những lí lẽ cho rằng phê bình không cần học; không cần có những yêu cầu và phẩm chất nhà nghề; không cần đến những chiêu thức, bài bản mà chỉ cần dựa trên khiếu cảm thụ cá nhân sao cho tinh tế, chính xác. Những lí lẽ như vậy là hoàn toàn phiến diện. Nó đề cao vai trò cảm thụ cảm tính, hạ thấp hoặc xem nhẹ vai trò cảm thụ lí tính. Hậu quả sẽ là triệt tiêu bản chất khoa học của phê bình.” Đó là một sự thật được nói đi nói lại nhiều lần, nhưng hình như quan trọng hơn là những giải pháp, những khát vọng và ý thức để làm cho sự thật đáng buồn ấy vơi đi. Trước thềm Đại hội VIII Hội Nhà văn Việt Nam, chúng tôi giới thiệu chùm bài viết của Phan Trọng Thưởng với nhã ý mong các nhà văn và nhà phê bình chia sẻ những suy nghĩ để cùng nhau đồng hành, đưa văn học đến được với công chúng – đáp ứng thỏa đáng cái khát vọng đẹp của con người - cái cầu nối để chúng ta gặp nhau, đại hội.

Đọc tiếp

(Văn bia lăng vua Tự Đức) Khiêm Cung Ký
Cập nhật: 11:08:00 23/7/2010

Các nhà văn ta đang sắp bước vào Đại hội VIII trước xiết bao chuyện nhà việc nước đều rất cần một tâm thế trung thực và sáng suốt, vì vậy, vanvn.net giới thiệu bài Khiêm Cung ký của nhà thơ Nguyễn Phúc Hồng Nhậm như một ví dụ điển hình. Vâng, ông chính là vua Tự Đức - người vẫn mang trách nhiệm chính trị về sự kiện mất một phần lớn đất đai thuộc Nam kỳ, người lại cũng mắc kỳ án oan giết anh mà lên ngai vàng. Tất cả đều được ông nhận lãnh trách nhiệm trước lịch sử và trước thiên hạ.: “Ôi! Dốt nát mà quen sống yên ổn, mông muội mà ở chốn nhà cao cửa rộng chẳng biết phòng bị, tôi tài tướng giỏi cũng đã tàn tạ hơn phân nửa, mấy ai có thể khôi phục lời di huấn về việc canh giữ biên cương của cha ta để giúp ta bước ra khỏi vòng tội lỗi? (…)mà nước Pháp vốn là nơi quen biết cũ, bỗng đưa quân lính thuyền bè đến, bỏ tình hòa hiếu mà tìm cách xâm lấn bờ cõi, chúng cậy tàu bền súng tốt giày xéo để hòng nuốt chửng đất Quảng Nam, phá phách đất Gia Định, (…) khiến đất nước đầy trộm cướp, trong gian ngoài giặc, chúng lén lút câu kết với nhau ngày càng tràn lan, chúng đến đâu thì tàn hại như gió bão, thử hỏi biết cùng ai để bảo vệ bờ cõi của ta huống chi là việc bảo vệ dân ta (…)Các triều đã dày công khó nhọc mở mang đất đai tụ họp dân chúng, bỗng nhiên một sớm thảy giao cho địch, họ đã chọn lấy cái họa nhỏ nên đã dùng cái chết để khỏi nhục mạng vua, quả như thế chăng?(…) Sao có thể lo lường trái đến vậy mà cho là trí, dối trá như vậy mà cho là công?

Đọc tiếp

Tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Phê Biết đâu địa ngục thiên đường
Cập nhật: 11:21:00 17/7/2010

Mượn câu thơ của cụ Nguyễn Du, vốn chỉ có nghĩa không biết là phúc hay họa đang chờ Kiều ở phía trước; rồi bằng một cốt chuyện lâm ly, Nguyễn Khắc Phê đã thổi vào nó hàm nghĩa mới: Khi chưa chắc chắn rằng niềm tin của mình có cơ sở khoa học, ta không thể đưa gia đình mình, đưa cộng đồng mình hướng vào niềm tin ấy vì rất có thể ta tưởng đưa mình đến thiên đường nhưng hóa ra lại là địa ngục. Như Tâm, một trí thức có học vấn và thiên lương tốt, anh bỏ cách mạng đi theo một tôn giáo và thế là một địa ngục mở ra với người vị hôn thê, với cha mẹ, anh chị em ruột của Tâm. Như Thanh, sự giác ngộ CM có đi kèm mặc cảm xuất thân khiến cô càng trở nên quyết liệt với cả những thân nhân của cô; tính cách cương cứng rồi ra còn di họa cho chồng con mà lẽ ra cô có thể đã trở nên một trí thức mới, một người vợ hạnh phúc. Nhân vật hay nhất của tiểu thuyết là bà cụ Huy - người Mẹ của những người con khác chính kiến gần như dày vò mẹ cả đời; từng bị tịch thu điền sản còn chồng thì bị tù tội nhưng khi đứa con trai út được kết nạp Đảng thì Mẹ mãn nguyện như bao bà mẹ thấy con mình có cơ thăng tiến. Chương kết gồm những đứa con của bà cụ Huy tề tựu bên giường bệnh lại thêm nghĩa mới cho một ẩn dụ đẹp về Mẹ - Tổ quốc, với thật nhiều thắm thiết ngậm ngùi…

Đọc tiếp

Lê Khả Sỹ với thơ trào phúng
Cập nhật: 10:12:00 6/7/2010

Tại Đại hội cơ sở Khối các nhà văn Hà Nội, Lê Khả Sỹ than thở về nỗi thơ trào phúng từng có Tú Xương, Tú Mỡ, Xích Điểu, Thợ Rèn…làm vẻ vang cho nền văn học. Thế mà nay hầu như không còn ai cho thơ trào phúng là…thơ nữa. vanvn.net đã mời và Lê Khả Sỹ gửi đến chùm thơ sau; cùng với một “Trích ngang” bằng…thơ: Nghề làm báo, nghiệp làm thơ / Lang thang cõi thế, lơ mơ cuộc tình./ Cuối năm 36 mẹ sinh / Trời cho “bùa quý” cầm tinh Chuột Trời . Đất Hà Nội “ở nhờ” thôi / Hương Sơn, Hà Tĩnh chính nơi quê nhà . Từ khi xé bọc chui ra / chưa hề khái niệm sợ là cái chi . Ăn chơi nửa tỉnh nửa quê / Việc gì cũng biết, việc gì cũng không (!)

Đọc tiếp

Pre
2
3
4
5
6
7
8
Tin mới