Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

   


Truyện ngắn Tết của nhiều tác giả
Cập nhật: 7:19:00 2/2/2011
VanVn.Net - Nếu thơ là cành đào thì truyện ngắn là bánh chưng của Tết. Tết này mời bạn đọc chùm truyện ngắn Con sứa của Ái Duy, Trứng của Châu Diên, Đồng cỏ nở hoa của Ma Văn Kháng, Trời vẫn nắng suốt đêm của Hồ Anh Thái, Ván cờ lúc nửa đêm của Vũ Tuấn Hoàng và Tóc trinh của Kiều Bích Hậu…Mỗi truyện một phong cách, một phương vị và một vẻ hay...
Hữu Thỉnh với Trường ca Biển
Cập nhật: 11:29:00 6/11/2010

Nhân vật trữ tình của trường ca là người lính, một người Việt trung bình: Ngày bé đi mót, ăn đói, tháng ba cây ổi chỉ có thể cho nó “một búp sâu kèn”; đứa bé ấy nương vóc cha, lòng mẹ nghèo để thành người nhưng tình thế buộc phải thành người lính. Thế mà rồi, sau khi “Anh đã húp bát cháo loãng cuối cùng của chiến tranh/ Rồi lặng lẽ đi rửa bát” và vợ anh từng “Chị để con mỗi đứa ở riêng hầm/ Bom có trúng cũng không thành tay trắng”, người lính ấy lại bỏ lại tất cả sau lưng, nhận sứ mệnh ra giữ đảo Trường Sa, có lẽ bởi anh quen nghĩ ngợi thiêng và thành kính: “Biển có đảo biển đỡ lặp lại mình/ Đảo có lính cát non thành Tổ quốc” và còn bởi đất nước thương yêu của chúng ta cứ phải “Nổi chìm bao kiếp người/ Dìu đảo ngoi trên sóng.” Đó là những câu của nhà thơ lớn, nó làm chứng rằng thế hệ hôm nay không thẹn với tiền nhân. Nhưng chính ở nơi chỉ có cát và cát: “Sống cát là bệ tì/ Chết cát là hoa tươi là nước mắt/ Sống cát là màu che mắt địch/ Chết cát là màu tang”, nơi các dòng sông sau khi hăm hở ùa về với biển, để “hóa thạch” hồn nước bỗng hiển linh: “Ta bới sóng đi tìm các dòng sông/ Gặp cái chao chân khi em mười tám tuổi/ Ta bới sóng đi tìm các dòng sông/ Gặp Trương Chi cắm sào đứng hát” Như bạn đã biết, nhà thơ Hữu Thỉnh vừa ký quyết định cử người thay thế ông làm Tổng Biên tập website Hội Nhà văn; vanvn.net lưu luyến giới thiệu Trường ca Biển (1981 – 1994) với Lời sóng sau mỗi chương như những khúc ngân của lòng yêu nước không bao giờ là cũ…

Đọc tiếp

Hữu Thỉnh với Trường ca Biển
Cập nhật: 11:29:00 6/11/2010

Nhân vật trữ tình của trường ca là người lính, một người Việt trung bình: Ngày bé đi mót, ăn đói, tháng ba cây ổi chỉ có thể cho nó “một búp sâu kèn”; đứa bé ấy nương vóc cha, lòng mẹ nghèo để thành người nhưng tình thế buộc phải thành người lính. Thế mà rồi, sau khi “Anh đã húp bát cháo loãng cuối cùng của chiến tranh/ Rồi lặng lẽ đi rửa bát” và vợ anh từng “Chị để con mỗi đứa ở riêng hầm/ Bom có trúng cũng không thành tay trắng”, người lính ấy lại bỏ lại tất cả sau lưng, nhận sứ mệnh ra giữ đảo Trường Sa, có lẽ bởi anh quen nghĩ ngợi thiêng và thành kính: “Biển có đảo biển đỡ lặp lại mình/ Đảo có lính cát non thành Tổ quốc” và còn bởi đất nước thương yêu của chúng ta cứ phải “Nổi chìm bao kiếp người/ Dìu đảo ngoi trên sóng.” Đó là những câu của nhà thơ lớn, nó làm chứng rằng thế hệ hôm nay không thẹn với tiền nhân. Nhưng chính ở nơi chỉ có cát và cát: “Sống cát là bệ tì/ Chết cát là hoa tươi là nước mắt/ Sống cát là màu che mắt địch/ Chết cát là màu tang”, nơi các dòng sông sau khi hăm hở ùa về với biển, để “hóa thạch” hồn nước bỗng hiển linh: “Ta bới sóng đi tìm các dòng sông/ Gặp cái chao chân khi em mười tám tuổi/ Ta bới sóng đi tìm các dòng sông/ Gặp Trương Chi cắm sào đứng hát” Như bạn đã biết, nhà thơ Hữu Thỉnh vừa ký quyết định cử người thay thế ông làm Tổng Biên tập website Hội Nhà văn; vanvn.net lưu luyến giới thiệu Trường ca Biển (1981 – 1994) với Lời sóng sau mỗi chương như những khúc ngân của lòng yêu nước không bao giờ là cũ…

Đọc tiếp

Chùm 37 bài thơ Trần Ninh Hồ
Cập nhật: 11:32:00 4/11/2010

Có người thách đối: “Ông Hồ xuống Vân Hồ, uống hồ rượu, rượu hồ tinh bất quý hồ đa” Trần Ninh Hồ đối ngay: “Bà Lễ lên Khả Lễ, dâng lễ hương, hương lễ thành vô lo lễ thiểu.” Vâng, về độ thông minh lợi khẩu ở xứ ta, Trần Ninh Hồ vào bậc nhất. Nhưng thơ vừa cần vừa kỵ thông minh, cho nên không nhiều người yêu thơ ông, thậm chí còn chê rằng sao lại cứ “ní nuận”, cứ tự cãi vã với chính mình trong thơ, cho đến khi nó định hình thành hẳn một phong cách, một lối thẩm riêng như định dạng một font chữ ở máy tính. Nhờ thông minh, thơ Trần Ninh Hồ độc đáo trước hết ở tứ, kiểu: “Khi biết tên em là Mađina/ Tôi chợt nhận ra/ Hai mươi thế kỷ qua/ Nhân loại/ Gọi nhầm tên Đức Mẹ!” và: “Lại có những cuộc chiến tranh nhiều thập kỷ/ Dài như chờ…con cháu lớn lên” đọc có thể khóc, khóc vì đau, lại khóc vì sảng khoái. Độc đáo còn có duyên đùa: “Chẳng lẽ lên được Hoàng Hạc/ Lại xin một giấc ngủ ngày!”Cái duyên ấy có được, hẳn là do biết tự trào, tự giễu. Đây là thơ về mình và các đồng nghiệp: “Không ra thật, chả ra gian/ Gần dân dân ngại, gần quan quan thường/ Có dăm ba chữ rải đường/ Thôi về mà đọc Đoạn Trường Tân Thanh.”

Đọc tiếp

Chùm 37 bài thơ Trần Ninh Hồ
Cập nhật: 11:32:00 4/11/2010

Có người thách đối: “Ông Hồ xuống Vân Hồ, uống hồ rượu, rượu hồ tinh bất quý hồ đa” Trần Ninh Hồ đối ngay: “Bà Lễ lên Khả Lễ, dâng lễ hương, hương lễ thành vô lo lễ thiểu.” Vâng, về độ thông minh lợi khẩu ở xứ ta, Trần Ninh Hồ vào bậc nhất. Nhưng thơ vừa cần vừa kỵ thông minh, cho nên không nhiều người yêu thơ ông, thậm chí còn chê rằng sao lại cứ “ní nuận”, cứ tự cãi vã với chính mình trong thơ, cho đến khi nó định hình thành hẳn một phong cách, một lối thẩm riêng như định dạng một font chữ ở máy tính. Nhờ thông minh, thơ Trần Ninh Hồ độc đáo trước hết ở tứ, kiểu: “Khi biết tên em là Mađina/ Tôi chợt nhận ra/ Hai mươi thế kỷ qua/ Nhân loại/ Gọi nhầm tên Đức Mẹ!” và: “Lại có những cuộc chiến tranh nhiều thập kỷ/ Dài như chờ…con cháu lớn lên” đọc có thể khóc, khóc vì đau, lại khóc vì sảng khoái. Độc đáo còn có duyên đùa: “Chẳng lẽ lên được Hoàng Hạc/ Lại xin một giấc ngủ ngày!”Cái duyên ấy có được, hẳn là do biết tự trào, tự giễu. Đây là thơ về mình và các đồng nghiệp: “Không ra thật, chả ra gian/ Gần dân dân ngại, gần quan quan thường/ Có dăm ba chữ rải đường/ Thôi về mà đọc Đoạn Trường Tân Thanh.”

Đọc tiếp

Chùm “chuyển mùa” của thơ Dương Kiều Minh
Cập nhật: 10:28:00 2/11/2010

Nhà thơ đầy hình tượng Quang Dũng chợt một hôm viết mấy câu nôm na mà minh triết: “Lòng người trai ba mươi/ Vui như tuổi lên mười/ Yêu như tuổi mười bẩy/ Buồn như sắp năm mươi.” Dương Kiều Minh vừa tròn năm mươi, cái tuổi nghe hương ngải cứu đã liên tưởng “Ngỡ gặp lại người bạn thâm tình lâu ngày trở về.” Sắp ba mươi Minh có “Củi lửa”, lại có “Những thời đại thanh xuân” to tát như tuổi trẻ thời nào vẫn vậy.

Đọc tiếp

Chùm “chuyển mùa” của thơ Dương Kiều Minh
Cập nhật: 10:28:00 2/11/2010

Nhà thơ đầy hình tượng Quang Dũng chợt một hôm viết mấy câu nôm na mà minh triết: “Lòng người trai ba mươi/ Vui như tuổi lên mười/ Yêu như tuổi mười bẩy/ Buồn như sắp năm mươi.” Dương Kiều Minh vừa tròn năm mươi, cái tuổi nghe hương ngải cứu đã liên tưởng “Ngỡ gặp lại người bạn thâm tình lâu ngày trở về.” Sắp ba mươi Minh có “Củi lửa”, lại có “Những thời đại thanh xuân” to tát như tuổi trẻ thời nào vẫn vậy.

Đọc tiếp

Chùm 30 bài thơ Ko Un
Cập nhật: 10:40:00 28/10/2010

Thơ Ko Un dù mới dịch, nhưng nhà thơ Hàn Quốc này thật gần gũi với chúng ta. Vì thơ ấy viết: “Trong mỗi con người Châu Á,/Có núi phía sau,/ Mà ở đó có mộ của Tổ Tiên,” Lại còn vì trên xứ sở của ông có những chục năm chinh chiến, phe ta phe địch và đổ nát và người chết: “5000 người, chết dần chết mòn./ Xác vứt xuống (khỏi) tàu, tàu cứ chạy.”Lại cũng vì, như các nhà thơ ưu tú nhất của chúng ta, ông đã vượt lên mọi thành kiến mang tên con lắc và ngẩn ngơ buông như một hiềm nghi nho nhỏ: “Hôm nay trên toàn Thái Bình Dương,/ Bóng ma của “tôi” và “chúng ta” đã chôn vào sóng biển vô cùng,/.Ai đã được sinh ra điều đó, / Không phải là “chúng ta”/ Cũng không phải là “tôi”./ Ai đã sinh ra,/ Sóng biển vừa là mồ, vừa là tử cung của sóng biển.” Xin cảm ơn bản tiếng Việt rất xuất sắc của Lê Đăng Hoan và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc chùm thơ, trích từ tập Bài hát ngày mai, NXB Hội Nhà văn vừa ấn hành.

Đọc tiếp

Ẩn số Cầm Giang
Cập nhật: 18:24:00 26/10/2010

Nhà văn Hoàng Quảng Uyên mươi năm qua chợt trở thành nhà khảo cứu. Cuốn chuyên luận về tác giả, xuất xứ, những vấn đề văn bản và chủ đề của tập “Nhật ký trong tù” đã gây cảm phục cho giới chuyên môn và những người yêu thơ Bác. Mới đây, Hoàng Quảng Uyên lại bỏ nhiều công phu sưu tầm, nghiên cứu để có thể khẳng định rằng Cầm Giang mà bấy lâu bạn đọc cứ đinh ninh là dịch giả các bài thơ nổi tiếng: Nhớ vợ, Em tắm, Người con gái Châu Yên…hóa ra lại là tác giả của chúng với những chứng cứ đầy sức thuyết phục. Có thể nói, những đóng góp của Hoàng Quảng Uyên về sự nghiệp Cầm Giang đã giúp BCH khóa VII Hội Nhà văn Việt Nam quyết tâm hơn trong việc quyết định công nhận Cầm Giang là nhà thơ hội viên và như thế, chúng ta cũng có thể yên tâm nói rằng đó là nhà thơ tài năng của nền văn học. Vanvn.net trân trọng giới thiệu chuyên luận này của Hoàng Quảng Uyên

Đọc tiếp

Ẩn số Cầm Giang
Cập nhật: 18:24:00 26/10/2010

Nhà văn Hoàng Quảng Uyên mươi năm qua chợt trở thành nhà khảo cứu. Cuốn chuyên luận về tác giả, xuất xứ, những vấn đề văn bản và chủ đề của tập “Nhật ký trong tù” đã gây cảm phục cho giới chuyên môn và những người yêu thơ Bác. Mới đây, Hoàng Quảng Uyên lại bỏ nhiều công phu sưu tầm, nghiên cứu để có thể khẳng định rằng Cầm Giang mà bấy lâu bạn đọc cứ đinh ninh là dịch giả các bài thơ nổi tiếng: Nhớ vợ, Em tắm, Người con gái Châu Yên…hóa ra lại là tác giả của chúng với những chứng cứ đầy sức thuyết phục. Có thể nói, những đóng góp của Hoàng Quảng Uyên về sự nghiệp Cầm Giang đã giúp BCH khóa VII Hội Nhà văn Việt Nam quyết tâm hơn trong việc quyết định công nhận Cầm Giang là nhà thơ hội viên và như thế, chúng ta cũng có thể yên tâm nói rằng đó là nhà thơ tài năng của nền văn học. Vanvn.net trân trọng giới thiệu chuyên luận này của Hoàng Quảng Uyên

Đọc tiếp

Chùm truyện ngắn “Trái tim mách bảo” của Khuất Quang Thụy
Cập nhật: 10:45:00 24/10/2010

Có lẽ cần thêm một chút nhẹ nhõm, tươi mát để những vấn đề cốt tủy của cuộc sống hôm nay bước vào lòng bạn đọc êm ái hơn? Nhưng khi đã bập vào mạch văn Khuất Quang Thụy, ta lại có được cảm giác như đang tâm giao với cố tri, đang bàn cãi với thời cuộc, đang vỗ bàn mà vụt đứng dậy vì thấy cần làm một cái gì ngay lập tức để không gian sống của chúng ta nhân ái và tin cậy nhau như trong ngôi nhà của chính mình. Và sau cùng, cái dư vị của văn Khuất Quang Thụy nằm ở chỗ, những điều tác giả muốn nói thường văng xa khỏi cái mà nó ẩn dụ, người đọc càng trường sức liên tưởng, càng giúp nó văng xa…

Đọc tiếp

Pre
1
2
3
4
5
6
7
8
Tin mới