Nguyễn Phan Quế Mai: Một ngày gió nâng tôi lên cao/ Gió trao tôi đôi cánh/ Và bảo tôi hãy cởi gió ra và bay lên trên ý nghĩ 
   

Sức mạnh văn hoá và sự phát triển của văn minh (The power of culture and the development of civilization) (2)
Cập nhật: 9:03:00 8/6/2010

     Phải có tinh thần khoan hoà mới tìm  hiểu được  một cách nghiêm túc văn hóa của những người thuộc dân tộc khác và có tín ngưỡng khác với mình. Nước ta có nhiều dân tộc, tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau.Văn hoá có thể tác động quan trọng tới sự hoà hợp dân tộc. Mặt khác, tinh thần khoan hoà tạo ra sự cởi mở trong quan hệ giao tiếp với những người nước ngoài (kể cả những người nước ngoài gốc Việt) có văn hoá xa lạ với mình. Không có sự cởi mở văn hoá khó mà thực hiện được tốt sự mở cửa kinh tế.

     Thời Pháp thuộc, trong giao lưu văn hoá ở nước ta nổi lên và bao trùm là vấn đề đấu tranh giữa chính sách nô dịch của thực dân về mặt văn hoá và tinh thần bảo vệ văn hoá của những người yêu nước.

     Sự đấu tranh này dễ bị khái quát thành đấu tranh giữa văn hoá Pháp và văn hoá Việt(!). Thực ra quan hệ cơ bản giữa văn hoá Pháp và văn hoá Việt trong chế độ thực dân là quan hệ”cộng sinh”(symbiose) và chính sự cộng sinh văn hoá này là ngọn nguồn những thành tựu rực rỡ của văn hoá dân tộc thời kỳ này. Thế nào là”cộng sinh văn hoá”? ”Trong giao lưu văn hoá – Nguyễn Quân viết – đi cùng với hoà nhập kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật sự cộng sinh là tất yếu và là một nét mới của văn hoá thế giới. Sự đối lập dân tộc với quốc tế trong thái độ tự vệ chỉ thể hiện sự chậm tiến tuy cũng có phần cần thiết với các nước chậm tiến, song hình thái mới của giao lưu là cộng sinh chứ không đơn thuần là tiếp nhận hay không tiếp nhận. Sẽ không còn tính dân tộc mang nhiều chất lạ và khác hẳn như thế giới thời chủ nghĩa thực dân. Cương quyết chối bỏ, khước từ cộng sinh văn hoá, chỉ”thu hút tinh hoa”khoa học kỹ thuật và hoà nhập kinh tế là ảo tưởng và sẽ biến văn hoá dân tộc thành một thứ hàng du lịch rẻ tiền. Tính dân tộc là sự độc đáo với tư cách là một bộ phận hữu cơ cùng sống của  văn hoá thế giới”(trích thư trả lời phỏng vấn)**. Trong sự cộng sinh văn hoá không tránh khỏi sự ấu trĩ. Những thành quả của sự cộng sinh văn hoá được tạo ra bởi những tài năng cá nhân. Ở những người bất tài tuôn ra từ sự cộng sinh văn hoá thường là những sự bắt chước hời hợt, những sự sao chép tầm thường, những sự lai căng nhí nhố..., có khi những thứ này tràn ngập môi trường văn hoá, gây thành kiến nặng nề đối với văn hoá ngoại lai.Còn ở những người có tài (ở thời nào cũng hiếm) từ sự cộng sinh văn hoá có nhiều cơ may nảy sinh những sáng tạo bất ngờ không thể lường trước được. Ai lường trước được sự xuất hiện bất thần của trào lưu Thơ mới? Ai lường trước được sự hình thành gia tốc của văn xuôi hiện đại Việt Nam trong những năm 30? Ai lường trước được sự ra đời tài tình của chiếc áo dài Lơ-muya? 

     Không ai lường trước được.

     Và trong tình hình giao lưu văn hoá hiện nay, những điều  kiện thuận lợi hơn trước đây rất nhiều, từ sự cộng sinh văn hoá những gì sẽ nảy sinh làm giầu cho nền văn hoá dân tộc, chắc chắn cũng không một ai lường trước được bất cứ điều gì.

     Chất lượng sáng tạo của sự cộng sinh văn hoá là ở khả năng lĩnh hội sâu sắc văn hoá ngoại lai ở những người có khả năng sáng tạo (đương nhiên sự am hiểu văn hoá dân tộc là điều kiện không thể thiếu được). Từ năm 1945 đến nay, sự giao lưu văn hoá có những thời kỳ khá ồ ạt và rôm rả đã không đem lại những thành tựu văn hoá mong muốn.Phải chăng là vì những người có tài năng không có điều kiện tiếp xúc và lĩnh hội thấu đáo tinh hoa những nền văn hoá nước ngoài như trong giai đoạn trước năm 1945? Phải chăng là vì nguyên tắc”đại chúng”bị ngộ nhận đã tạo ra những màng lọc để chỉ lọt tới công chúng những tác phẩm loại hai, loại ba của văn học nước ngoài?

     Tính năng cộng sinh văn hoá đồng bản chất với tính năng dung hợp của văn hoá. Văn hóa truyền thống của ta đã dung hợp được tam giáo: Nho, Phật, Đạo. Từ thế kỷ 17, sự tiếp xúc với Phương Tây đã đưa vào đời sống văn hoá - tư tưởng của dân tộc ta Thiên chúa giáo, tư tưởng dân chủ phương Tây (mà chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn là một dị bản phương Đông, đến nay, tầm quan trọng và ảnh hưởng sâu xa của học thuyết này ở ta vẫn chưa được đánh giá đúng mức) và đầu óc khoa học phương Tây (trong đó phải nói đến những khoa học nhân văn hiện đại và những phương pháp hiện đại tiếp cận con người và xã hội) (1), cuối cùng là học thuyết của Mác có ảnh hưởng vô cùng to lớn trong hơn nửa thế kỷ nay. Có thể gọi một cách khái quát những tôn giáo, những học thuyết  triết học, chính trị đã hoà nhập vào đời sống văn hoá dân tộc là những kết cấu văn hoá - tư tưởng.Những kết cấu này đều có nguồn gốc ngoại lai, sự tồn tại sâu rộng và lâu bền của chúng trong đời sống văn hoá của dân tộc chứng tỏ rằng chúng đã được chuyển thể và thích nghi, đã trải qua sự tiếp biến văn hoá, đã được dân tộc hoá và dân gian hoá, đã tiếp nhận được những kinh nghiệm nhân sinh và suy nghiệm hiền minh của văn hoá dân gian, lương tri của bao thế hệ người bản địa kinh qua những tình thế lịch sử khác nhau. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện trong một bài trả lời phỏng vấn có nêu lên một nhiệm vụ được đặt ra trong sự phát triển văn hoá hiện tại là:”thống hợp” những kết cấu văn hoá - tư tưởng đã được hình thành trong lịch sử văn hoá nước ta (bắt đầu là Nho, Phật, Lão và cuối cùng là học thuyết của Mác). Kết cấu văn hoá tư tưởng nào cũng có”luồng nhân bản gốc” bao gồm lý tưởng nhân đạo, cảm hứng nhân ái và những kinh nghiệm”tu thân”(hiểu mình và làm chủ bản thân mình). Chức năng dung hợp của văn hoá trước hết là dung hợp những”luồng nhân bản gốc”. Sự cộng sinh văn hoá trước hết là cộng sinh của những”luồng nhân bản gốc”. Tính”đồng nguyên” của các kết cấu văn hoá - tư tưởng chính là ở gốc nhân bản. Do tính khoa học và tinh thần dân chủ của chủ nghĩa Mác, những tư tưởng nhân bản của học thuyết Mác có một tầm quan trọng đặc biệt trong nền văn hoá hiện đại của ta. Và những tư tưởng nhân bản này phải được dung hợp với những”luồng nhân bản gốc”khác thì mới thâm nhập được vào quần chúng. Riêng về kinh nghiệm”tu thân” thì”phê bình”và”tự phê bình”của những người mác -  xít Việt Nam sẽ phong phú và sâu sắc hơn nhiều nếu như có sự lĩnh hội những kinh nghiệm”tu thân” hiền minh của Nho giáo, những kinh nghiệm di dưỡng và siêu nghiệm tâm linh của Lão giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo và dĩ nhiên ở đây không thể không nói đến những thành tựu của các khoa học tâm lý hiện đại, những kinh nghiệm phân tâm học chẳng hạn. Đặc biệt đối với Khổng giáo và học thuyết Mác là hai kết cấu văn hoá - tư tưởng có xu hướng”nhập thế”  đặc biệt mạnh mẽ, chúng thâm nhập vào hoạt động”tề, trị, bình” – thì từ sự nghiên cứu những thiết chế và cơ chế đồ sộ đã được tạo ra để phục vụ cho hoạt động”tề, trị, bình”, chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm nhân văn quý báu. Nhìn chung, sự dung hợp các”luồng nhân bản gốc” sẽ xác lập căn cứ từ đó tiến hành phê phán những xu hướng chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa giáo điều trong sự”ngộ đạo”, những điều”tù mù”,”huyễn hoặc” trong sự”truyền đạo”, những xu hướng quan liêu hoá bao giờ cũng gắn với những tham vọng quyền lực trong sự”hành đạo”, chính những xu hướng này đã và đang tàn phá văn hoá dân tộc. Ngay trong lĩnh vực khoa học, chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa giáo điều trong tư duy, chủ nghĩa quan liêu trong các thiết chế khoa học đang có những biểu hiện tiêu cực khá trầm trọng.

     Hướng theo mục tiêu nào để dung hợp các kết cấu văn hoá - tư tưởng? Trước hết đó là lý tưởng”vì độc lập của tổ quốc, tự do của nhân dân, hạnh phúc của đồng bào”.

     Tư tưởng”Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”được đề xướng từ”thuở ban đầu dân quốc” và sau một nửa thế kỷ giữ nước, dựng nước, trước sự khủng hoảng của lý thuyết về chủ nghĩa xã hội, để xác định cho chúng ta một quan niệm về  chủ nghĩa xã hội, dường như không có con đường nào khác là trở về với tư tưởng vĩ đại này.

     Giành độc lập dân tộc là vứt bỏ xiềng xích ngoại thuộc, đây là sự lệ thuộc bất bình đẳng trên dưới, còn gọi là sự lệ thuộc theo chiều thẳng đứng (vertical). Mặt khác, độc lập không có nghĩa là tách ra khỏi sự tuỳ thuộc lẫn nhau theo chiều ngang (interdependance  horizontale), xu thế của thời đại ngày nay là sự tương tuỳ (theo chiều ngang) giữa các quốc gia, các khu vực ngày càng tăng.

     Khi nền độc lập của dân tộc bị đe doạ thì”độc lập  dân tộc”là nghĩa lớn chói lọi toả sáng khắp nơi. Trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, hàng triệu người sẵn sàng hy sinh  những”nỗi niềm hạnh phúc” và”tự do” riêng tư vì”dân tộc độc lập”.”Không có gì quý hơn độc lập tự do” (Hồ Chí Minh), người tuyên bố chân lý này trước quốc dân và nhân dân thế giới ở giờ phút trọng đại của lịch sử dân tộc cũng là người nhắn nhủ chúng ta:”Nhân dân không được tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Độc lập là điều kiện thứ nhất của Tự do, Hạnh phúc nhưng Độc lập không phải là cứu cánh cuối cùng. Dân tộc ta đã giành được độc lập. Phía trước là chân trời Tự do – Hạnh phúc. Khát vọng tự do, ước mong hạnh phúc của con người là vô hạn.

     Trong thời kỳ đấu tranh giành”độc lập, tự do”, tự do của cả cộng đồng dân tộc là nghĩa lớn được đặt lên trên hết. Tư tưởng”dân quyền tự do” coi trọng những quyền tự do cá nhân. Hướng về xã hội tương lai, Mác nêu lên nguyên lý bất hủ:”Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người”(2). (Đối với chúng ta, nguyên lý này giá như đảo ngược lại thì nghe thuận hơn). Dĩ nhiên,”tính liên đới của sự phát triển tự do của mọi người” là”tất yếu”. Phải chăng ở nguyên lý nói trên được nhấn mạnh tính thứ nhất của”sự phát triển tự do của mỗi người”(tức là sự phát triển tự do của cá nhân)?

     Hạnh phúc của con người là ở sự phát triển tự do của nhân cách (nhân cách hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các năng lực nhân tính của con người). Nói theo cách diễn đạt của Nam Cao, đó là”sự phát triển đến tận độ những khả năng của loài người được chứa đựng ở mình”(3). Nhân cách phát triển tự do còn được gọi là”cá tính tự do”(Mác). Thảm kịch của đa số những người lao động trong xã hội cũ là”do thường xuyên phải vật lộn để thoả mãn những nhu cầu bức thiết  họ bị tước đoạt bất kỳ khả năng phát triển nào”(4). Nhân dân bị bần cùng, tức là”thường xuyên phải vật lộn để thoả mãn những nhu cầu bức thiết” thì nói gì đến”phát triển” và”hạnh phúc”. Trong những xã hội sức sản xuất thấp kém, xung đột xã hội đối kháng là xung đột giữa”thiểu số nắm độc quyền phát triển”và”đa số... bị tước đoạt bất kỳ khả năng phát triển nào”.”Cơm ăn, áo mặc” là những nhu cầu bức thiết của con người. Nam Cao đã cảm nhận sâu sắc bi kịch của những người thường xuyên và suốt đời phải vật lộn để giành giật miếng cơm, manh áo:”Sao mà cái đời nó tù túng,nó chật hẹp, nó bần tiện thế? Không bao giờ dám nhìn cao một tí.., chỉ những lo ăn, lo mặc. Hình như tất cả nguyện vọng, tất cả mong ước, tất cả mục đích của đời chúng mình chỉ là mỗi ngày hai bữa. Bao nhiêu tài trí, sức lực, lo tính đều chỉ dùng vào việc ấy... Lúc nào cũng lo chết đói, lúc nào cũng lo làm thế nào cho khỏi chết đói...”(5). Khi nạn đói kinh niên là nỗi ám ảnh thường trực của hàng triệu người thì hạnh phúc trước hết là”có cơm ăn, áo mặc” . Đến khi khỏi phải lo”cơm, áo”thì điều then chốt của hạnh phúc là”cá tính tự do”,”sự phát triển đến tận độ những  năng lực của loài người được chứa đựng ở mình”. Phát triển tự do nhân cách là một hình thức cao của hạnh phúc. Bi kịch của nhân cách phát triển tự do có khi”đáng sống” hơn sự hồ hởi ngây dại của nhân cách không phát triển.Công cuộc đổi mới đã có những thành quả ban đầu, nhân dân ta có cơ qua cái thời”cơm ngữ”(6). Đối với hạnh phúc của con người,”cá tính tự do” không phải là một điều xa xỉ. Sự phát triển những năng lực của con người có liên quan đến hai lĩnh vực hoạt động nhân sinh”học” và”hành”,

“học” nhằm sản sinh hoặc phát triển những năng lực và”hành”  là vận dụng thực hành những năng lực đã có nhằm sản sinh ra những kết quả thực tại. Nói một cách nôm na đó là hoạt động”học võ”  và hoạt động”dụng võ”. Hai lĩnh vực hoạt động này có liên quan mật thiết với nhau. Không”biết võ” hoặc”biết võ” mà không có đất”dụng võ”  đều gây khó khăn cho sự phát triển nhân cách. Một chiến lược hợp lý cho sự phát triển bình thường của nhân cách con người phải tính đến hai mặt: vừa tạo những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi cho sự học tập nhằm phát triển kịp thời năng lực, vừa tạo những trường hoạt động phong phú, đa dạng để con người ta với những cá tính hết sức khác nhau tha hồ mà vận dụng và thi thố tài năng. Trong xã hội ta hiện nay, nhiều trường hợp đạo đức tiêu cực thật ra bắt nguồn từ những khó khăn, những bế tắc của sự phát triển nhân cách ở phương diện năng lực: hoặc năng lực không phát triển kịp  tương xứng với nhiệm vụ mới hoặc có năng lực nhưng không được sử dụng.

     Nghiên cứu thân phận con người trong xã hội tiền tư bản, Mác thấy rằng ở trình độ phát triển xã hội này”sản xuất nhỏ là điều kiện tất yếu cho sự phát triển sức sản xuất xã hội và cá tính tự do của người lao động và nó chỉ đạt tới sự phồn thịnh, chỉ bộc lộ toàn bộ năng lực của nó, chỉ có được hình thức cổ điển tương xứng nơi nào người lao động là người tự do có sở hữu riêng về những điều kiện lao động của mình do chính mình sử dụng, nơi nào người nông dân làm chủ được thửa ruộng mà nó chăm chút cày bừa, người thợ thủ công nắm được công cụ một cách thành thạo tuyệt vời”(7) (tôi gạch ở dưới – Hoàng Ngọc Hiến). ở trình độ phát triển kinh tế của xã hội ta hiện nay người sản xuất nhỏ vẫn chiếm ưu thế. Một điều kiện quan trọng của dân sinh hạnh phúc là tìm ra được những hình thức sở hữu (propriété), những thể chế làm chủ (possession) đa dạng phát huy tối ưu nhân cách của những người lao động thuộc những lứa tuổi, ngành nghề, vùng dân cư khác nhau.

     Sự phát triển nhân cách của người lao động có liên quan đến chế độ sở hữu thích đáng với nó.  Tinh thần chủ động, tính độc lập, cương nghị – những nét thường thấy ở một nhân cách hẳn hoi – có liên quan đến tư cách lao động tự do, tức là lao động có sở hữu riêng, được làm chủ những điều kiện sinh sống của mình. Vì sao trong những vở kịch của nhà văn Na Uy Ibsen, thế giới tiểu tư sản được phản ánh như là một thế giới trong đó con người còn có sự cương nghị, có tinh thần chủ động và hành động một cách độc lập? Ang-ghen đã chỉ ra nguồn gốc sâu xa:”Nông dân Na Uy - ông viết -,  chưa bao giờ là nông nô , tiểu tư sản Na Uy là con đẻ của nông dân tự do và do đó nó là”con người hẳn hoi”(7). Nông dân tự do là người lao động có sở hữu cá nhân còn nông nô là nông dân bị tước đoạt mọi sở hữu (kể cả sở hữu về nhân thân của mình). Như vậy, tư cách sở hữu của người lao động còn để lại dấu vết đến cả nhân cách con cháu nó, nhiều đời sau. Trong xã hội Việt Nam trước cách mạng, trung nông là cá tính tự do và những nhân cách hẳn hoi ở nông thôn thường tìm thấy trong tầng lớp xã hội này. Dĩ nhiên, họ cũng chịu sự áp bức của địa chủ, cường hào, quan lại và đế quốc, nhưng so với tầng lớp địa chủ có tư hữu nhưng không có lao động lại bị tha hóa bởi cuộc sống bóc lột và so với bần cố nông là lớp người lao động nhưng hầu như không có sở hữu thì trung nông là những người có điều kiện thuận lợi hơn cả phát triển cá tính tự do và có nhân cách hẳn hoi.

     Để tránh tình trạng hỗn hợp, sự dung hợp các kết cấu văn hoá - tư tưởng phải hướng về những mục tiêu lớn.”Độc lập. Tự do. Hạnh phúc”  là những mục tiêu chính trị. Xác định những mục tiêu triết học là công việc của những triết gia. Chẳng hạn, có thể nêu lên”sự an sinh, sự tiếp nối bền vững của đời sống con người”, những mục tiêu này đã được nhà văn hoá học Mỹ Leslie A.White xác định là cứu cánh của bản thân văn hoá.

     Xét  đến cùng, cứu cánh của văn hoá là”sự an sinh và sự tiếp nối bền vững của cuộc sống con người”(Leslie A. White). Từ cứu cánh này có thể hiểu được sâu sắc hơn ý nghĩa của từng mặt trong đời sống văn hoá, liên hệ giữa các mặt và sức mạnh phổ biến của văn hoá.

     Trong nhu cầu an sinh của con người, yêu cầu tối thiểu là an sinh trong sinh hoạt xã hội (bảo đảm sự no ấm, làm ăn yên ổn) và yêu cầu tối đa là an sinh phần hồn. Nói đến văn hoá thường ta nghĩ đến an sinh phần hồn. Thực ra, an sinh trong sinh hoạt xã hội là hết sức quan trọng, đây là”hạ tầng cơ sở”của cuộc sống văn minh. Cần thấy mối quan hệ tương hỗ giữa văn hoá và pháp luật, văn hoá và kỷ cương, văn hoá và trật tự an toàn xã hội... Văn hoá là sự tự do bên trong, pháp luật và những kỷ cương khác là sự ngăn ngừa bên ngoài. Văn hoá bao gồm yêu cầu tối đa về đạo đức, pháp luật giới hạn ở yêu cầu đạo đức tối thiểu. Có thể lập lại trật tự, củng cố kỷ cương trong một thời gian ngắn nhưng xây dựng văn hoá ở cá nhân và toàn xã hội đòi hỏi sự lâu dài, có khi nhiều đời. Mối quan hệ giữa”lập kỷ cương” và”xây dựng văn hoá”  là mối quan hệ”lấy ngắn nuôi dài”. Nhu cầu an sinh phần hồn có liên quan mật thiết với đời sống tôn giáo, tín ngưỡng (đặc biệt trong văn minh nông nghiệp).Nhu cầu an sinh phần hồn khiến con người có ý thức sâu sắc hơn về đời sống đạo đức. Do đó, tôn giáo tín ngưỡng  mặt nào  đó có tác dụng xây dựng ý thức đạo đức. Cũng cần thấy rằng lợi dụng hoặc lạm dụng thờ cúng và tín ngưỡng gây ra những sự lộn xộn và bê tha trong đời sống xã hội, như vậy là trái với cứu cánh của văn hoá. Trong sự bê tha”buôn thần bán thánh”làm sao con người có thể an sinh phần hồn và kích động cuồng tín của những tín đồ là xâm phạm đến an toàn xã hội. Cũng như vậy, cứu cánh của văn hoá không thể dung hoà với việc nhân danh”sự bao dung văn hoá” để truyền bá những tư tưởng có phương hại cho sự yên ổn và đời sống tinh thần  lành mạnh của xã hội.

     Nhu cầu cuộc sống”tiếp nối bền vững” có gốc rễ ở bản năng duy trì, tiếp tục giống loài ở con người. Nhu cầu này thể hiện ở nhiều cấp: gia đình, dân tộc, nhân loại... Sơ đẳng và phổ biến hơn cả là nhu cầu duy trì và tiếp tục sự sống của gia đình dòng dõi, nâng cao lên là mối quan tâm đến thanh danh của gia đình. Cùng với nguy cơ ô nhiễm môi trường, phá vỡ sinh thái và chiến tranh huỷ diệt ở quy mô hành tinh con người ngày càng có ý thức bảo vệ giống loài của mình. 

     Con người có nhu cầu quán xuyến và thông suốt ”liên hệ của hiện tại với quá khứ và tương lai”  trong vận mệnh của cá nhân mình và cộng đồng của mình. Nhà văn hoá học Nga V.X.Eraxov xem mối liên hệ này là”bề chiều” (Pháp: dimension) đặc biệt mà văn hoá đem lại cho cuộc sống con người (xem B.X.Eraxov. Văn hoá, tôn giáo và văn minh ở phương Đông. Bản tiếng Nga 1990, tr.15). Những khoa học huyền bí và các thuật tướng số, tử vi có sức hấp dẫn đặc biệt chính là vì đáp ứng (dù là một cách ảo tưởng) nhu cầu thông suốt liên hệ nói trên. Tôn giáo, tín ngưỡng bằng cái”thiêng”có khả năng thỏa mãn sâu sắc nhu cầu quán xuyến liên hệ của hiện tại với quá khứ và tương lai trong số phận cá nhân con người. ý nghĩa văn hóa của thờ cúng tổ tiên là trong sự cúng bái, cầu khẩn, con người cảm thấy mối liên hệ sâu sắc giữa sự phù hộ của vong linh tổ tiên (quá khứ) và sự an khang của mình và gia đình trong hiện tại và tương lai. Có thể lo toan cho hiện tại và tương lai của mình bằng những sự tính toán thực tiễn. Nhưng nếu như sự lo toan này được gắn với quá khứ”thiêng”, chẳng hạn như mồ mả và hài cốt của cha ông tượng trưng cho cội nguồn thì nó mang ý nghĩa văn hoá. Cần đứng từ quan điểm văn hoá học để xem xét các hiện tượng tín ngưỡng, quan điểm”duy vật”  đơn thuần thường tỏ ra hời hợt.

     Văn hoá dân tộc ta trong sự phát triển không thể không tiếp nhận những giá trị mới, những giá trị của văn hoá phương Tây, văn hoá thế giới hiện đại. Hiện đại hoá là một phương diện cốt yếu của sự đổi mới, đổi mới là tiếp nhận những giá trị mới, những giá trị hiện đại. Để sự tiếp biến những giá trị mới thực hiện một cách hợp quy luật, cần tính đến căn cước (identité) dân tộc. Thoát ly căn cước dân tộc, sự tiếp biến văn hoá sẽ diễn ra một cách máy móc, méo mó, thô bỉ; không thể nào có được những thành tựu bền vững.

     Từ ngàn xưa văn hoá dân tộc ta là một bộ phận của văn hoá phương Đông. Cho nên tính đến căn cước dân tộc nền văn hoá của ta không thể không tính đến căn cước phương Đông. Nước Nga – về mặt địa lý cũng như lịch sử – hết sức gần gũi và thân thuộc với phương Tây. Nhưng trong công cuộc cải tổ, nhiều nhà văn hoá  Nga đặt lên hàng đầu vấn đề căn cước dân tộc Nga: nó thuộc Âu hay Á, thân thuộc với phương Đông hay phương Tây. Nhà thơ Brôdxki nhận định:”Vị trí của nước Nga thường được người ta gọi là Âu pha Á, nhưng đúng hơn phải gọi là á pha Âu” và ông khẳng định rằng phương Đông và phương Tây là hai nền văn hoá hoàn toàn khác nhau:”Phương Tây sản sinh nền văn hoá có tính cá nhân, bởi thế mỗi thành quả của nó là thành quả của cá nhân, là sản phẩm của sự tìm tòi, và cũng có thể là nỗi đau đớn tuyệt vọng, là sự cô đơn. Đó là cái bắt buộc anh phải có một sự nỗ lực hơn, dấn thêm một bước về phía trước, về phía vô biên. Ở nước Nga nói riêng và phương Đông nói chung, đó là điều hiếm thấy” (xem bài Đông Tây và riêng chung, Văn nghệ số 15-6-1991). Nhà triết học Alekxandr Zinoviev lớn tiếng cảnh tỉnh rằng”mô hình phương Tây” chỉ thích hợp với xã hội và văn hóa phương Tây (xem bài  Một mô hình phương Tây cho nước Nga? Văn nghệ, số 20-7-1991). Nhà văn Vladimir Makximov phát biểu trên đài truyền hình Nga đưa ra ý kiến”nước Nga nên xem mình là một bộ phận của phương Đông”(cả ba nhà văn hoá Nga này đã từng sống lưu vong một thời gian dài nghĩa là họ có điều kiện để am hiểu phương Tây).

     Khái niệm”phẩm giá cá nhân”cũng như tư tưởng”dân chủ”là những giá trị cơ bản của văn hoá nhân loại hiện đại mà xã hội ta trên đường đổi mới không thể không đặt ra vấn đề tiếp nhận và lĩnh hội, lĩnh hội một cách thật sự và sâu sắc. Nhưng căn cước phương Đông của chúng ta không cho phép đặt ra khái niệm này, tư tưởng này hệt như ở phương Tây, sao chép”nguyên xi”  phương Tây. Văn hoá truyền thống phương Đông coi trọng chữ”hoà”và  chữ “công”(Hà Văn Tấn). Do đó trong khí quyển văn hoá của xã hội ta, sự khẳng định”phẩm giá cá nhân”  và những cái”riêng”  của cá nhân phải gắn liền với sự”hoà”  vào cộng đồng, thống nhất với cộng đồng cũng như sự tôn trọng, sự nhìn nhận cái”chung”.”Hoà nhi bất đồng”đó là con đường khẳng định phẩm giá cá nhân ở một xã hội còn mang nặng truyền thống văn hóa phương Đông.”Hoà nhi bất đồng”không có nghĩa là”thoả hiệp” . Triết lý của”chủ nghĩa cơ hội thoả hiệp” là triết lý của”tiểu nhân”:”đồng nhi bất hoà”  (Khổng tử). Phật giáo (tôn giáo lớn nhất ở phương Đông và ở nước ta) có một quan niệm hết sức sâu sắc về cá nhân, rất khác quan niệm của phương Tây. Phật giáo đề cao tuyệt đối tiềm năng giác ngộ của mỗi người.”Hãy ngó vào bên trong mình, ngươi chính là Phật đó”. Phật giáo”không thừa nhận một quyền uy nào đối với chân lý ngoài trí tuệ trực cảm của bản thân và chỉ có trí tuệ trực cảm là quyền uy đối với bản thân mình mà thôi”(10). Phật giáo cũng thấy hết sự thảm hại của cá nhân”vị kỷ”.”Vì si mê cho nên người ta tưởng có thể đấu tranh cho lợi ích vị kỷ của bản thân và chính loại năng lượng sai hướng đó gây ra đau khổ” (11).Quan niệm của Phật giáo về vị thế của mỗi con người trong cuộc sống bao la, vô tận đem lại chiều sâu triết học cho quan niệm về cá nhân.”Trong  cá nhân con người, không có gì là bất diệt và thường trụ cả... Chúng ta không phải là chủ nhân của sự sống tuôn chảy vào chúng ta, cũng như bóng đèn không phải là chủ nhân dòng điện làm cho bóng đèn sáng”(12).

 

 

Chú thích:

(7). Cũng có thể nói đến Chủ nghĩa duy lý phương Tây, nó chính là sự khái quát của đầu óc khoa học phương Tây.

(8). Trích dẫn từ câu kết thúc chương II  Tuyên ngôn cộng sản.

(9). Nam Cao, Sống mòn, H.1963, tr. 202.

(10). K. Mác và F. Angghen. Tác phẩm (tiếng Nga), t.3, tr. 4.

(11). Nam Cao, Sống mòn. H.1963, tr. 202.

(12). Tác giả bài tiểu luận này bắt gặp từ”cơm ngữ” trong một truyện ngắn của Tô Hoài. Nhà văn Tô Hoài đã giải thích từ này như sau:”Ngày trước, thợ làm thuê ăn cơm nhà chủ đến bữa không phải muốn ăn mấy bát cơm thì ăn, có những người chủ định trước với thợ”ngữ” ăn cơm, mỗi bữa chỉ được ăn bao nhiêu bát cơm”.

(13). K. Mác và F. Angghen, tác phẩm (tiếng Nga), T. 23, tr. 771.

(14). K. Mác và F. Angghen, tác phẩm (tiếng Nga), T. 37, tr. 352.

(15). Trích điểm nguyên lý 11 trong Mười hai điểm nguyên lý Phật giáo, tài liệu lý luận chung của Phật giáo quốc tế (bản dịch của cư sĩ Huyền Chân).

(16). Trích điểm nguyên lý 6 (tài liệu đã dẫn).

(17). Trích điểm nguyên lý 3 (tài liệu đã dẫn).

 

 

 

Only with a generous spirit can we understand the cultures of different peoples of other beliefs and religions. Culture may have a great influence on harmony among people. On the other hand, tolerance creates openness in communication with foreigners (overseas Vietnamese included) of the cultures alien to us. Without cultural openness, economic openness can hardly be reached.

During the French colonial period, a dominant issue in cultural exchange between the two countries was the struggle between the French policy of cultural enslavement and the patriots' wish to protect the national culture. This struggle may easily be generalized as one between French and Vietnamese culture. But in fact, the main relation between the two cultures during the French colonial period is a "symbiosis." It is this cultural symbiosis that is the source of prodigious cultural achievements during this period. What is cultural "symbiosis”?  Nguyen Quan writes, " In cultural exchange, together with econo-social and techno-scientific adaptation, symbiosis is a new feature and a reality of the cultural world. Bringing one's nation to an opposition to the world with a sense of self-defense merely expresses one's backwardness although it is necessary for undeveloped countries in some way; the new form of exchange is symbiosis, not simply whether to accept or not. There will be no more alien and distinctive nationalities as during colonial times. Refusing cultural symbiosis and only looking for techno-scientific achievements and economic adaptations is illusory and this will turn national culture into a commonplace commodity for tourists. Nationality is original only when it is a part of the symbiotically organic whole of the world culture" (extracted from the interview)(1). In cultural symbiosis, infantile errors are inevitable. The achievements of the symbiosis are created by talented individuals. Indifferent people only produce shallow mimicry, commonplace copies from the symbiosis. These sometimes proliferate in the cultural environment, causing serious prejudices to foreign culture. For talented persons (who are difficult to find), the chance outcome of sudden creations is unpredictable. Who could predict the accelerated formation of Vietnamese modern prose in the 1930's? Who could predict the birth of the exquisite Lemur long dress? No one.

And, in the cultural exchange of present day, with much more favorable conditions, what will arise from the cultural symbiosis to enrich the national culture, no one can predict.

The creative quality of cultural symbiosis consists in the ability to thoroughly acquire the exotic culture of creative persons (naturally, an understanding of national culture is indispensable). From 1945 till now, cultural exchange - in rather bustling periods - has not yielded the expected results. Is this for the reason that talented people have not been able to be in contact with and thus learn from the cultural foreign elite as before 1945? Is it because the mistaken mass principles created a net which only let second-rate and third-rate works of foreign culture be introduced to the mass?

Cultural symbiosis is congenial to cultural mediation. Our traditional culture was able to mediate between Confucianism, Buddhism, and Taoism. Since the XVII century, contact with western world introduced into the cultural and ideological life of our people Christianity, western democratic ideology (of which the Tam dân (2) doctrine of Ton Trung Son is an Eastern version; so far the importance and the profound influence of this doctrine have not been evaluated properly) and the western scientific mind (in which modern humane sciences and modern methods of approaching mankind and society must be mentioned), and finally Marxism which has had a great impact over a half of this century. Generally speaking, religious, philosophical, political doctrines adopted by our culture are ideo-cultural formations. These formations, with their exotic origins, whose durable and extensive existence in the socio-cultural life of our people proves that they have been digested, have made adaptations and have experienced the acculturation process, have been nationalized and popularized and received human experience and wisdom from folk culture and from the good sense of many generations of "natives" in the course of history. In answer to an interview Doctor Nguyen Khac Vien touched upon a task put forward in modern cultural development, "to integrate the ideo-cultural formations shaping our cultural history, first Confucianism, Buddhism, Taoism and finally Marxism". Any ideo-cultural formation has its "essential human source", comprising the ideal of humanism, humane emotions and the experience of self-improvement (in self-understanding and self-control). The mediation function of culture is in the first place the mediation of the "essential human sources." The symbiosis of culture is first that of essential human sources. The "reducibility" of ideo-cultural formations “to the same and one source" consists in reduction to the common "human source". As a result of the scientific characteristics and democratic spirit of Marxism, Marxist humanism has great importance in our modern culture. This humanism must be conciliated with other "essential human sources" to be able to penetrate in to the masses. As for the experience of self-improvement, the "criticism and self-criticism" of the Vietnamese Marxists will be much more thorough and profound if there is an acquisition of wise Confucian "self-improving" experience, Taoist, Buddhist, and Christian spiritual meditation, and, it is impossible not to mention here, the achievements of modern psychological sciences, the study of psycho-analysis, for example. Confucianism and Marxist doctrine are two especially highly adaptable ideo-cultural formations. They are specialized in the fields of tề gia (settling the family), trị quốc (running tile country) and bình thiên hạ (pacifying the world). We, therefore, can draw precious human experience from the study of colossal institutions and mechanisms established for the purpose of "settling, running and pacifying". On the whole, the mediation of "essential human sources" will build the foundation for the criticism of formalism and dogmatism in "growing alive with the doctrines", inadequacies and delusions in "propagating doctrines", and the bureaucratism always combined with ambitions of power in "practicing doctrines". It is these tendencies which had damaged and are damaging the national culture. Even in science, the seriously negative signs of formalism and dogmatism in thinking, and bureacratism in scientific institutions are being reflected.

What is the goal to guide the conciliation of ideo-cultural formations? First, it is the ideal of "the independence of the nation, the freedom of the people and the welfare of the countrymen".

The idea of "Independence, Freedom, Welfare" has been advocated since the initial time of the Republic. After nearly half a century of constructing and protecting the country, facing the crisis of socialist theories, in order to determine for ourselves a viewpoint of socialism, there is no other way than to come back to this great ideal,

To win independence for the nation is to unchain foreign yoke which is an unfair above-beneath dependence, also called vertical dependence, On the other hand, "independence" does not mean to separate from the horizontal interdependence between nations and world-regions.

Once the independence of a nation is threatened, "national independence" is the great cause. In the last two wars, millions of people were ready to sacrifice their own welfare and personal freedom for an independent nation. The person who proclaimed "Nothing is more precious than independence and happiness" is also the one who reminded us that "Independence is meaningless if people have no freedom and happiness" (Ho Chi Minh). Independence is the first vital condition for freedom and welfare but is not the final aim. Our people have won  independence, the horizon of Freedom, Happiness is ahead. Mankind's desire for freedom and aspiration toward happiness is unlimited.

During our nation's struggle for Independence and Freedom, the freedom of the whole national community was put above everything. The idea of "people's rights of freedom" emphasizes freedom of individuals. Aiming at a future society Marx brought up an immortal principle, "the free development of each man is the condition for that of every man." (For adepts of "collectivism", the principle would be more logical if inverted,) Naturally, "solidarity in the free development of everyone" is necessary. Is it true that the priority of "the free development of each man" is emphasized in this principle?

Hạnh phúc means welfare, and happiness. Human happiness consists in the free development of personality (personality, in its broad sense, consisting of all the human capacities in every man). According to Nam Cao's expression, it is "the utmost development of capability of mankind inherent in every man.”(3) Personality developed freely is also called "free individuality" (Marx). The tragedy of most working people of the old regime was caused by the everyday struggle to meet urgent needs. People therefore were deprived of any chance to develop,"(4) People were impoverished, they had to struggle relentlessly to meet urgent needs, let alone to find "development" and "happiness." In underdeveloped societies, the social conflict is that between "the minority possessing privileges to develop" and "the majority deprived of any chance to develop."(5) “Food and clothes" are "urgent demands" of man. Nam Cao understood deeply the tragedy of those who have to struggle restlessly all their whole life to win food and clothes: "How cramped, how limited and meaningless life is! Never to dare to look up at a little higher. All efforts are for food and clothes." All wishes, all expectations, the only aims of our life seem to be two meals a day. All wit, all energy, all calculations are consumed only for it… Threatened with death by hunger all the time, scheming incessantly not to be starved..."(6) When chronic famine haunts permanently the minds of people, happiness first means "food and clothes." The key to happiness is "free individuality", "the utmost development of mankind's capabilities inherent in every man". The "free development of personality" is a progressive form of happiness. The tragedy of a freely developed personality is sometimes more worthy than the foolish cheer of an undeveloped personality. Our renovation obtains its first achievements: we may overcome the period of “the ration of rice”.(7)

            “Free individuality" is not at all a luxury for man's happiness. The development and practice of human abilities means to realize acquired abilities, to produce practical results. Simply speaking, they are the activities of "learning a career" (học võ) and "using it" (dụng võ). The two fields of activities are closely linked. No "knowing a career" or no environment "to use it" both cause difficulties in developing a personality. A proper strategy for the normal development of man must take up two things: to create subjective and objective favorable conditions for study and the acquisition of skills, and to create diverse, abundant environments for activities for people or various characters to apply and display their talents. In our present society, many cases of bad morals, in fact, spring from difficulties and impasses in the development of personality: either the abilities do not keep up with new tasks or they are not used.

Studying man's fate in pre-capitalist society Marx commented on this level of social development "Small-scale production" is the indispensable condition for developing social capacity and free individuality of laborers. It can only be attained through prosperity, expressed all its capacity, achieved in its suitable classical form where workers have the freedom to own their own working conditions, where farmers have the right to own the land on which they are working, where artisans use their own tools with outstanding skill (tempering bricks from beneath).”(8) At the level of the economic development in our present society, small-scale production still prevails. The important thing for people's happiness is to find diverse forms of ownership and institutions of possession to promote to the utmost the development of the personality of laborers of diverse ages, careers and different places of residence.

The development of a worker's personality corresponds to the laws' of ownership. Activeness, independence, and strong-will - features often found in a righteous personality - are related to a free labor status, i.e. laborers with private property and so masters of their living and working conditions. Why in the plays of Ibsen, a Norwegian writer, is the petty bourgeoisie seen as belonging to a world in which people are strong-willed, active and act independently? F. Engels points to its deep origin: "Norwegian farmers have never been serfs. The Norwegian petty bourgeois is the child of free farmers and therefore is a righteous man.”(9) Free farmers are laborers who have private possessions and serfs are farmers deprived of all possessions (including possession of their own body). The status of ownership of laborers, thus, leaves traces in the personality of their offspring. In Vietnamese society before the revolution middle peasants were free individuals, and righteous personalities are often found in this social stratum. As a matter of fact they also bore the oppression of landlords, village tyrants, mandarins and imperialists, but, compared to landlords who had private possessions but no labor and were depraved by a parasitic life and on the other hand to "poor peasants" (bần nông), "farm hands" (cố nông) who had labor but no possessions, middle peasants (trung nông) had the most favorable conditions to develop free individuality and to achieve righteous personality.

The conciliation of ideo-cultural formations must aim at great goals. "Independence – Freedom – Happiness" is political goals. Determining philosophical goals is the task of philosophers. I can nominate examples: security and the enduring continuity of human life. These goals have been determined by Leslie A. White, an American philosopher, as the final aim of culture itself.

Among man’s demands for security, the least is security in social activities (that guarantees orderly working conditions) and the most is security for the soul. In fact, the security in social activities is extremely important, this is the "infrastructure" of civilized life. Mutual relations between culture and law, culture and discipline, culture and order and social security and so on must be acknowledged. Culture is internal freedom. Laws and other disciplines are external preventions. Culture consists of the ultimate requirements of morals. Laws are limited with minimum moral requirements. Order and discipline can be established or consolidated in a short time but establishing culture for each individual and for the society requires a long time, even generations. The demands for security in soul are closely related to religious life and beliefs (especially in agricultural civilizations). Demands for security in the soul make man realize more deeply the moral life. Therefore, in some way, religions and beliefs build moral consciousness. However, taking advantage or abusing worship causes disorder and dissipation in social life and therefore is opposed to final cultural ends. Going in for religion mongering, how can man obtain security for the soul when to incite religious followers to be fanatic is to violate social security? Culture's final end cannot be mediated with the use of the name of "cultural tolerance” to propagate ideas harmful lo the peace and healthy spiritual life of the society.

The demand of "enduring continuity” in life has its root in the instinct to maintain the human race. The demand is reflected at many levels: family, nation, man-kind and other. The simplest and most popular demand is that of maintaining the life of the family, the lineage, while the higher degree is the concern for the family's reputation. Together with environmental pollution, ecological imbalance and destructive war on a global scale, man's consciousness of protecting the race has increased.

Man has a need to understand and master the link between the present and the past and the future both for oneself and for one's community. The Russian culturalist, S. Erasov, considers this link as a special "dimension" which culture brings out forth man (see B.S. Erasov. Eastern Culture, Religion and Civilization, Russian version. 1990, pg. 5). Occult sciences, physiognomy and astrology have a great attraction because they meet (though delusively) the above-mentioned demand. Religion and sacred beliefs can profoundly satisfy the need to master the link between the present, the past and the future in term of individual destiny. The cultural meaning of the worship of ancestry is that through worshipping and praying one can feel a deep connection between the existence of one's ancestry (who represent the past) and the health and well-being of oneself and one's family in the present and the future. It is possible to make arrangements about one’s present and future by practical calculation. However, once the arrangement is connected with the past’s “sacredness” such as ancestors’ graves and remains (the symbol of the origin). It bears a cultural meaning. Belief phenomenon should be considered from the perspective of culture. A simplistic "materialist" viewpoint often appears to be superficial.

The development of our national culture can not resist the reception of new values, the value of Western culture and modem world culture. Modernization is an essential factor of renovation. Renovation is the reception of new values and modem values. To receive and adopt new cultural values appropriately, national identity must be reckoned with. By ignoring national identity, acculturation will take place superficially, mechanically, distortedly, vulgarly and without durable achievement.

For thousands of years, the culture of our nation has been part of Eastern culture. That is why when considering the identity of our national culture, we can not ignore our Eastern identity. Russia - geographically as well as historically - is extremely close to the West. In reform, however, many Russian culturalists paid close attention to the matter of Russian identity: is it Western or Eastern, closer to the West or to the East? The poet Brodski surmised, "Russia is often considered as European mixed with Asian, but in fact it must be called Asian mixed with European". He affirmed that Western culture and Eastern culture are completely different. "The West produces the culture of individuality, therefore each of its achievements is the individual achievement, the result of searching and also possibly painful desperation, solitude. That is what makes you strive, to step ahead towards the infinite. In Russia, in particular, in the East, in general, that is rare." (see "West and East - Similarity and Difference", Văn Nghệ, June 15th, 1991) The philosopher Alexandre Zinoviev vehemently warned that the "Western model" only fits Western culture and society (see "A Western model for Russia?" Văn Nghệ, July 20th, 1991). The writer Vladimir Maksimov in his speech in the television proposed "Russia should regard itself a part of the East." (All three culturalists lived in exile for a long time, but yet they were unable to understand the West.)

The notions of "individual dignity" as well as the idea of democracy are the essential values of the modem culture of mankind which our reforming society must put to the question of reception and acquisition - a real and profound acquisition. Yet Eastern identity does not allow us to put forward the question exactly the same as one would in the West, to make a facsimile of the West. Traditional Eastern culture emphasizes "concord" (hòa) and "community" (công) (Ha Van Tan). Therefore in our cultural atmosphere, the affirmation of "personal dignity" and "personal distinctions" must be in tune with "concord", and unity with the community as well as the recognition of the "community" views and interests. “To be in concord with the common without identification with it" (Hòa nhi bất đồng) that is the way to affirm individual dignity in a society which bears a clear mark of the Eastern cultural tradition. "To be in concord without identification with the common" does not mean compromise. In contrast, there is the view of the philosophy of "mean person" (tiểu nhân): "identification with the common but not concord with it" (đồng nhi bất hòa) (Confucius). Buddhism (the largest religion in the East and in our country) has an extremely profound viewpoint about the individual, very different from that of the West. Buddhism appreciates absolutely the potential to be won over to ideals of individual. "Look into yourself, you are Buddha yourself." Buddhism "does not concede any power for the truth but personal intuitive intellect and only man’s intuition is powerful for oneself”(10) Buddhism realized to the fullest the humiliation of "egoism" "Out of infatuation, one thinks one can struggle for egoistic benefit and that very deviated energy causes unhappiness"(11). The viewpoint of Buddhism in regard to each person's position in this immense life brings about the philosophical depth of the viewpoint of individual. "In each individual, nothing is immortal and permanent... we are not the master if life is transmitted into us as the lamp is not the master of the power which  lights it." (12)

 

 

 

 

[1] Interview organized by the research group on the theme A draft of cultural platform for the new period (Program KX -06) during the last quarter of 1992

2 Tam dan means Three people's. The doctrine of Tam dan of Ton Trung Son (1866-1925), an eminent Chinese revolutionary democrat, put forward three mottos: for the people's national independence, the people's freedom, the people's welfare. This motto is taken up by Ho Chi Minh as the motto of the Democratic Republic of Viet Nam: Doc lap (Independence) Tu do (Freedom) Hanh phuc (Welfare).

3 Extract from the conclusion of chapter II of Communist Manifesto (C. Marx and F. Engels)

4 Nam Cao (1915-1951), an eminent Vietnamese writer, Dragging on life, Hanoi, 1963, pg 222.

5 C. Marx and F, Engels. Works (in Russian), vol.3. pg.4 12

6 Nam Cao, Dragging on life, Hanoi, 1963, pg 202.

7 The author of this essay came across the phrase "rice ration in a short story by To Hoai, who explains the phrase as follows: "In the old days employees who had their meals at the employer's could not eat as much as they wish. Some employers pre-determined the "ration": how many bowls employees could have at a meal."

8 C. Marx and F. Engels. Works (in Russian), vol.23, pg 771.

9 C. Marx and F. Engels. Works (In Russian) vol.37, pg 352

10 Extract from Principle 11 in Twelve principles of Buddhism. Theoretical essay in The Buddhism International (Vietnamese version by Huyền Chân).

11 Extract from Principle 6 (op. cit.)

12 Extract from Principle 3 (op. cit.)



* Cuộc phỏng vấn do nhóm nghiên cứu đề tài Góp phần xây dựng Đề cưng vưan hoá Việt Nam trong giai đoạn mới (Chương trình KX06) tổ chức cuối năm 1992

GS. Hoàng Ngọc Hiến

Tắt Telex VNI

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Tên của bạn

 

Email

   

Ý kiến của bạn

 

1
Tin mới