Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Những ngày cả nước đi thi

Bài và ảnh Hoàng Chiến Thắng - 06-07-2011 07:04:41 AM

VanVN.Net - Để có tiền cho con đi thi, không ít gia đình đã phải chắt chiu từng dạ lúa, gánh ngô từ những vụ trước, với hy vọng ước mơ vào đại học của con sẽ trở thành hiện thực. Biết bao lo toan, biết bao cực nhọc nhưng niềm tin, niềm hy vọng mãnh liệt nơi con đã giúp họ vượt lên số phận, hoàn cảnh mà tự tin, mà kiên trì dưới cái nắng tháng sau như đổ lửa…

Khắp các ngả đường Hà Nội sáng ngày 4/7 người trật kín như nêm. Không khí trở nên ngột ngạt, rất nhiều người tránh ra đường vào những ngày này nếu không thật sự cần thiết. Tại điểm thi trường ĐH Sư phạm I, phụ huynh học sinh hết đứng lại ngồi vẻ sốt ruột mắt hướng vào trường thi, phần đông người nhà sĩ tử ngồi lại với nhau kể về gia cảnh, mùa vụ và con cái. Những câu chuyện ấy dường khiến họ bớt căng thẳng hơn trong cái oi nồng tháng sáu. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến một phụ nữ vẻ mặt khắc khổ ngồi choãi chân bên lề đường, mắt hướng nhìn dòng người đặc nghẽn đang nhích dần trên phố. Đôi mắt chị đục mờ không buồn chớp. Bắt chuyện mới hay, đôi mắt ấy từ lâu đã không còn nhìn rõ. Chị là Cao Thị Vê ở Đội 2, Thôn An Lệnh, xã Thụy Liên, Thái Thụy – Thái Bình. Chị Vê cho biết, để có tiền cho con lên Hà Nội thi, gia đình chị đã phải bán đến những dạ lúa cuối cùng cộng thêm tiền bà con hàng xóm giúp đỡ. Nhà nghèo những được cái con gái chị, Dương Thị Duyên học rất giỏi, nếu không cho cháu đi thi thì tội cháu lắm, thôi thì cố gắng chắt chiu cho con được thử sức, chị nói như tự an ủi động viên chính mình.

Có lẽ vì hoàn cảnh khó khăn và mặc cảm bệnh tật nên chị ngồi khá tách biệt với đám đông đang cười nói rôm rả. Lúc đầu, chị Vê khá cảnh giác khi có người lạ đến bắt chuyện nhưng khi biết chúng tôi là phóng viên, bao nhiêu khổ cực, bao nhiêu bất hạnh chỉ rãi bày hết. Qua câu chuyện, chúng tôi mới hay, chồng và con trai út của chị cũng là Hội viên Hội tàn tật Thái Bình. Cả gia đình trông chờ vào mấy sào ruộng, sức yếu lại thêm bệnh tật nên gia cảnh hất sức khó khăn, đứt bữa là chuyện thường tình. Nhà chị hiện còn có một ông chú cũng nằm liệt giường, hàng tháng được Hội bảo trợ Người tàn tật Thái Bình hỗ trợ cho chồng và ông chú mỗi người 180.000. Số tiền ấy đâu đủ chi tiêu cho sinh hoạt gia đình chứ nói gì đến tiết kiệm cho con lên Hà Nội thi. Chị xúc động kể với chúng tôi, trước hôm đưa cháu đi thi, Bí thư xã, thôn trưởng và nhiều anh em hàng xóm đã đến động viên giúp đỡ người ít quà bánh, hỗ trợ tiền cho cháu. Nghèo nhưng được cái mọi người rất thân thiện và sống có tình có nghĩa lắm. Dù phải vét đến những dạ lúa cuối cùng chị cũng không tiếc, chỉ mong sao con gái có thể bước chân được vào giảng đường đại học. Nếu đỗ, dù khó khăn cách mấy chị cũng cố lo cho cháu được đến trường, trong đôi mắt đục mờ ấy chúng tôi thấy lóe lên ánh sáng, ánh sáng của niềm hy vọng.

Trên đường Xuân Thủy, theo sau một tốp sinh viên mặc áo tình nguyện, trên xe trở đấy hộp cơm chúng tôi đến trước điểm thi Trường ĐH Giao thông vận tải. Những hộp cơm được chuyền tay và tập trung lại một chỗ, đó là những “Suất cơm chia sẻ cùng sĩ tử” do chùa Phổ Linh, chùa Vân Hồ, Công đoàn báo Giáo duc & Thời đại, Thành đoàn Hà Nội…tổ chức hỗ trợ. Tại đây chúng tôi được chứng kiến niềm vui của những sĩ tử có hoàn cảnh khó khăn khi được đón nhận những suất cơm từ tay các tình nguyện viên. Bạn Nguyễn Bích Nguyệt, Ủy viên Ban chỉ đạo tiếp sức mùa thi 2011 cho biết, 500 suất cơm của các nhà tài trợ tại điểm thi này đã tới tay các sĩ tử. “Suất cơm chia sẻ cùng sĩ tử” mới được triển khải trong năm nay đã giúp được rất nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ông Triệu Văn Ngự dân tộc Tày từ núi non Bắc Kạn cầm trên tày hộp cơm nhận từ các tình nguyện viên xúc động, ở miền núi ngày ngày lên rừng cũng chỉ đủ ăn, đưa con đi thi cả nhà phải gom thóc đem bán mới xuống được Hà Nội. Thời buổi bão giá, tạ thóc có được bao nhiêu đâu, với tôi những hộp cơm như vậy thật sự ý nghĩa. Con gái ông, Triệu Thị Toan là học sinh trường chuyên của tỉnh Bắc Kạn hôm nay làm bài khá tốt nên ông vui lắm.

Nhìn không khí nhận và chia sẻ cơm, tôi bất giác nghĩ đến người phụ nữ tật nguyền tại điểm thi trường ĐH Sư phạm I, không biết trưa này mẹ con chị có được những suất cơm hỗ trợ như tại điểm thi Trường Giao thông vận tải không. Rồi đây, gánh lo toan sẽ lại trĩu nặng hơn lên đôi vai gầy của chị, dẫu sao cũng mừng vì chị là người rất biết việc đầu tư cho giáo dục không bao giờ là lỗ. Những hạt thóc đã bật mầm hy vọng trong đôi mắt tật nguyền của chị.

Một số hình ảnh những ngày đầu của đợt thi Đại học thứ nhất năm 2011:

Chị Cao Thị Vê ngồi đợi con nơi hè phố

 

Sinh viên tình nguyện trở và đưa Suất cơm sẻ chia đến tay các sĩ tử.

 

Bữa cơm ân tình trong khuôn viên trường ĐH Giao thông vận tải

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...