VanVN.Net - Ngay sau khi đắc cử, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí.
Chống tham nhũng: Vấn đề là hành động
Thanh Niên: Chủ tịch nước rất quan tâm đến vấn đề phòng, chống tham nhũng. Trong nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch nước sẽ ưu tiên đẩy mạnh công tác này như thế nào?
Đây là một trong những vấn đề bức xúc của đồng bào cử tri khi chúng tôi tiếp xúc cử tri trước bầu cử ĐBQH khóa XIII. Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước về phòng, chống tham nhũng đã có, vấn đề là hành động thôi.
Đại hội Đảng XI nhận định, công tác phòng, chống tham nhũng đã có kết quả nhất định, nhưng chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra. Chắc chắn Đảng, Nhà nước có trách nhiệm rất lớn trên mặt trận phòng, chống tham nhũng, để đáp ứng nguyện vọng của cử tri, đồng bào cả nước.
Cử tri đã gửi gắm niềm tin rất lớn vào QH khóa XIII. Tôi biết chắc rằng, các ĐBQH đã có nhiều lời hứa trước nhân dân, trong đó có đại biểu hứa sẽ tích cực phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tôi hy vọng rằng, các đại biểu không bao giờ quên lời hứa trước nhân dân và nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chúng tôi, giám sát các vị ĐBQH trong đó có cá nhân tôi, góp phần thúc đẩy công việc này có kết quả, ít nhất là tốt hơn khóa vừa rồi.
Tiền Phong: Chủ tịch nước hy vọng công tác phòng, chống tham nhũng sẽ tốt hơn, vậy cụ thể chúng ta phải tăng cường công tác này như thế nào. Đó là luật pháp phải nghiêm minh hơn hay vấn đề ở cơ chế, con người thực thi, thưa Chủ tịch?
Nghị quyết T.Ư 3 khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” đã thể hiện một quyết tâm lớn của Đảng. Chúng ta cũng đã có Luật Phòng, chống tham nhũng, quy định rất đầy đủ. Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước như vậy tôi nghĩ không thiếu.
QH đã cho phép thành lập Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng hai cấp ở Trung ương và tỉnh. Qua đánh giá, thì thấy công tác này có đạt được một số kết quả, nhưng so với mục tiêu, yêu cầu thì chưa đạt được. Mục tiêu đặt ra là ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, nhưng những kết quả vừa qua chưa đủ để ngăn chặn và từng bước đẩy lùi nên chưa đạt yêu cầu.
Do vậy, để thực hiện mục tiêu đã đề ra trong công tác này, không có gì khác hơn là nghiêm túc thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật Quốc hội đã thông qua. Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng phải năng nổ và tích cực hơn trong thực hiện chức năng của mình.
Tôi từng nói, phải rà soát lại tổng thể cơ chế, chính sách xem còn gì sơ hở không, để kịp thời chấn chỉnh, sửa đổi. Thứ hai, trong tổ chức bộ máy, tổ chức chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, những khâu, đoạn nào còn yếu, chưa phù hợp thì chấn chỉnh. Nói tóm lại là phải hành động bởi văn bản giấy tờ rất nhiều rồi, hết sức đầy đủ rồi, không phải tốn công sức để nghiên cứu văn bản nữa. Vấn đề bây giờ là phải hành động kiên quyết như gửi gắm của đồng bào cử tri cả nước đối với các ĐBQH khóa XIII này.
Tiền Phong: Có lần tiếp xúc với cử tri, Chủ tịch nước từng lo ngại tham nhũng như bầy sâu...?
Khi đó, một đồng chí cựu chiến binh hết sức bức xúc nói, lâu nay ông bà mình nói “một con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng bây giờ không chỉ một con sâu mà đã có nhiều con sâu. Đồng chí cựu chiến binh có hỏi tôi là phải làm như thế nào đây? Tôi đã trả lời là, ông bà mình nói một con sâu là làm rầu, làm hỏng nồi canh rồi.
Bây giờ nếu như đồng chí nói là nhiều con sâu rồi thì hết sức là nguy hiểm. Do vậy, tất cả chúng ta phải ra tay mà phòng, chống cho tốt. Nếu phòng, chống không tốt nó trở thành một bầy sâu thì rất nguy hiểm cho đất nước. Ở đây, ai cũng lo lắng điều này, các đồng chí cũng lo mà chúng tôi cũng lo. Tôi nhắc lại, vấn đề bây giờ là hành động. Mà nói nôm na là phải làm, nói ít làm nhiều.
Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Tuổi trẻ: Một số đại biểu Quốc hội đã kiến nghị trong kỳ họp này Quốc hội nên có nghị quyết về biển Đông, ý kiến của Chủ tịch như thế nào?
Trong chương trình kỳ họp, Chính phủ sẽ báo cáo vấn đề biển Đông. Còn có ra nghị quyết hay không là do QH quyết định. Ý kiến cá nhân tôi thì việc có ra nghị quyết hay không là tùy vào tính chất của tình hình và ý chí của ĐBQH. Chắc chắn Chính phủ sẽ có báo cáo để QH xem xét quyết định. Bởi đây là báo cáo mà Chính phủ trình ra theo yêu cầu của QH.
Tiền Phong: Vậy theo Chủ tịch nước, thời điểm hiện nay đã thích hợp cho việc ra nghị quyết?
QH sẽ bàn và quyết định. Đây là thẩm quyền của QH. Khi nào QH có chương trình về vấn đề này tôi sẽ có ý kiến.
Vnexpress: Về vấn đề biển Đông, theo Chủ tịch nước, làm thế nào để đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, giữ được vị thế của Việt Nam khi bên cạnh chúng ta là một nước lớn?
Như tôi đã phát biểu trước QH, chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Bất cứ công dân ở quốc gia nào, dù nhỏ hay lớn đều có nhận thức như vậy. Các đồng chí cũng như chúng tôi, mọi người dân Việt Nam, đều coi chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Giữ độc lập chủ quyền, đặc biệt là chủ quyền biển đảo phải dựa vào ba cơ sở quan trọng.
Đây là ba mặt của một vấn đề để xác lập chủ quyền trên thực tế của một quốc gia. Đó là chủ quyền về mặt pháp lý, lịch sử và thực tế. Từ pháp luật quốc tế, chúng ta phải luật hóa theo luật quốc nội để thực hiện chiếm hữu về mặt pháp lý, trên cơ sở đó thực hiện chiếm hữu về mặt thực tế, chiếm hữu về mặt lịch sử.
Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 là thành quả đấu tranh lâu dài của loài người, của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước nhỏ. Nói một cách thẳng thắn thì đây là thắng lợi của những nước nhỏ. Do vậy, phải dựa vào sức mạnh của cộng đồng, của luật pháp quốc tế. Chúng ta phải dựa vào đó để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của đất nước đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
Tiền Phong: Là cựu tù chính trị Phú Quốc, nay ở cương vị mới, Chủ tịch sẽ quan tâm như thế nào về chế độ chính sách đối với người có công với nước?
Cuộc kháng chiến của chúng ta là toàn dân, toàn diện, hết sức lâu dài, có thể nói ra ngõ gặp anh hùng. Nhà nhà, người người đều có người có công. Đảng, Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện chế độ, chính sách cho những gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công. Tôi hy vọng, đất nước đổi mới, có nhiều thành tựu hơn nữa, thì chính sách, chế độ với người có công sẽ ngày càng tốt hơn, ngày càng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Khi thảo luận về nhân sự Chủ tịch nước, một số đại biểu nêu ý kiến nên sớm thí điểm việc hợp nhất hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, ý kiến của Chủ tịch về vấn đề này như thế nào?
Có nhất thể hóa hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hay không là công tác bố trí, sử dụng cán bộ của Đảng. Các kỳ đại hội Đảng đã bàn chuyện này, ngay đại hội Đảng các cấp vừa qua cũng bàn. Nhưng độ chín để đi đến quyết định hai chức danh này là một thì chưa có sự nhất trí tuyệt đối. Do vậy, hai chức danh này vẫn là hai người nắm giữ như hiện nay.
Cảm ơn Chủ tịch.
Tiểu sử Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Sinh năm 1949.
Quê quán: Xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật.
Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Ngày vào Đảng: 20-12-1969, ngày chính thức: 20-12-1970.
Trình độ học vấn: Cử nhân, Lý luận chính trị: Cao cấp; Ngoại ngữ: Tiếng Anh (B); Khen thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng Ba.
Là Ủy viên BCH Trung ương Đảng các khóa VII, VIII, IX, X, XI.
Là đại biểu Quốc hội khóa: IX, X, XI, XIII.
Quá trình công tác
- 1966- 1968: Tổ trưởng thanh niên, xây dựng cơ sở mật trong sinh viên, học sinh (PK2).
- 1969- 1971: Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn Thanh niên, phụ trách Đội võ trang mật thị trấn Đức Hòa (Long An).
- 1971- 1973: Bị địch bắt, bị giam giữ ở nhà tù Biên Hòa, Phú Quốc. Đến năm 1973, được trao trả theo Hiệp định Pari.
- 1973- 4/1975: Cán bộ tổ chức Ban T.72 thuộc Ủy ban Thống nhất Trung ương.
- 4/1975- 10/1978: Cán bộ Công đoàn Gia Định, Phó ban Xây dựng kinh tế mới thành phố, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các nông trường và Khu kinh tế mới TP Hồ Chí Minh.
- 1979- 8/1983: Huyện ủy viên, Giám đốc Nông trường Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, Thành ủy viên dự khuyết.
- 1983- 1986: Giám đốc Sở Lâm nghiệp, Thành ủy viên phụ trách Lực lượng thanh niên xung phong và Ban Kinh tế mới TP Hồ Chí Minh.
- 1986- 1988: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
- 1988- 1990: Đi học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc Trung ương (Hà Nội).
- 1990- 1991: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp.
- 1991- 1992: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
- 1992- 1996: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh.
- 1996- 01/2000: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
- 01/2000- 2006: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
2006 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.
(Nguồn Tiền Phong)
VanVN.Net - Ngay sau khi đắc cử, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí.
Chống tham nhũng: Vấn đề là hành động
Thanh Niên: Chủ tịch nước rất quan tâm đến vấn đề phòng, chống tham nhũng. Trong nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch nước sẽ ưu tiên đẩy mạnh công tác này như thế nào?
Đây là một trong những vấn đề bức xúc của đồng bào cử tri khi chúng tôi tiếp xúc cử tri trước bầu cử ĐBQH khóa XIII. Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước về phòng, chống tham nhũng đã có, vấn đề là hành động thôi.
Đại hội Đảng XI nhận định, công tác phòng, chống tham nhũng đã có kết quả nhất định, nhưng chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra. Chắc chắn Đảng, Nhà nước có trách nhiệm rất lớn trên mặt trận phòng, chống tham nhũng, để đáp ứng nguyện vọng của cử tri, đồng bào cả nước.
Cử tri đã gửi gắm niềm tin rất lớn vào QH khóa XIII. Tôi biết chắc rằng, các ĐBQH đã có nhiều lời hứa trước nhân dân, trong đó có đại biểu hứa sẽ tích cực phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tôi hy vọng rằng, các đại biểu không bao giờ quên lời hứa trước nhân dân và nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chúng tôi, giám sát các vị ĐBQH trong đó có cá nhân tôi, góp phần thúc đẩy công việc này có kết quả, ít nhất là tốt hơn khóa vừa rồi.
Tiền Phong: Chủ tịch nước hy vọng công tác phòng, chống tham nhũng sẽ tốt hơn, vậy cụ thể chúng ta phải tăng cường công tác này như thế nào. Đó là luật pháp phải nghiêm minh hơn hay vấn đề ở cơ chế, con người thực thi, thưa Chủ tịch?
Nghị quyết T.Ư 3 khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” đã thể hiện một quyết tâm lớn của Đảng. Chúng ta cũng đã có Luật Phòng, chống tham nhũng, quy định rất đầy đủ. Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước như vậy tôi nghĩ không thiếu.
QH đã cho phép thành lập Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng hai cấp ở Trung ương và tỉnh. Qua đánh giá, thì thấy công tác này có đạt được một số kết quả, nhưng so với mục tiêu, yêu cầu thì chưa đạt được. Mục tiêu đặt ra là ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, nhưng những kết quả vừa qua chưa đủ để ngăn chặn và từng bước đẩy lùi nên chưa đạt yêu cầu.
Do vậy, để thực hiện mục tiêu đã đề ra trong công tác này, không có gì khác hơn là nghiêm túc thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật Quốc hội đã thông qua. Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng phải năng nổ và tích cực hơn trong thực hiện chức năng của mình.
Tôi từng nói, phải rà soát lại tổng thể cơ chế, chính sách xem còn gì sơ hở không, để kịp thời chấn chỉnh, sửa đổi. Thứ hai, trong tổ chức bộ máy, tổ chức chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, những khâu, đoạn nào còn yếu, chưa phù hợp thì chấn chỉnh. Nói tóm lại là phải hành động bởi văn bản giấy tờ rất nhiều rồi, hết sức đầy đủ rồi, không phải tốn công sức để nghiên cứu văn bản nữa. Vấn đề bây giờ là phải hành động kiên quyết như gửi gắm của đồng bào cử tri cả nước đối với các ĐBQH khóa XIII này.
Tiền Phong: Có lần tiếp xúc với cử tri, Chủ tịch nước từng lo ngại tham nhũng như bầy sâu...?
Khi đó, một đồng chí cựu chiến binh hết sức bức xúc nói, lâu nay ông bà mình nói “một con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng bây giờ không chỉ một con sâu mà đã có nhiều con sâu. Đồng chí cựu chiến binh có hỏi tôi là phải làm như thế nào đây? Tôi đã trả lời là, ông bà mình nói một con sâu là làm rầu, làm hỏng nồi canh rồi.
Bây giờ nếu như đồng chí nói là nhiều con sâu rồi thì hết sức là nguy hiểm. Do vậy, tất cả chúng ta phải ra tay mà phòng, chống cho tốt. Nếu phòng, chống không tốt nó trở thành một bầy sâu thì rất nguy hiểm cho đất nước. Ở đây, ai cũng lo lắng điều này, các đồng chí cũng lo mà chúng tôi cũng lo. Tôi nhắc lại, vấn đề bây giờ là hành động. Mà nói nôm na là phải làm, nói ít làm nhiều.
Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Tuổi trẻ: Một số đại biểu Quốc hội đã kiến nghị trong kỳ họp này Quốc hội nên có nghị quyết về biển Đông, ý kiến của Chủ tịch như thế nào?
Trong chương trình kỳ họp, Chính phủ sẽ báo cáo vấn đề biển Đông. Còn có ra nghị quyết hay không là do QH quyết định. Ý kiến cá nhân tôi thì việc có ra nghị quyết hay không là tùy vào tính chất của tình hình và ý chí của ĐBQH. Chắc chắn Chính phủ sẽ có báo cáo để QH xem xét quyết định. Bởi đây là báo cáo mà Chính phủ trình ra theo yêu cầu của QH.
Tiền Phong: Vậy theo Chủ tịch nước, thời điểm hiện nay đã thích hợp cho việc ra nghị quyết?
QH sẽ bàn và quyết định. Đây là thẩm quyền của QH. Khi nào QH có chương trình về vấn đề này tôi sẽ có ý kiến.
Vnexpress: Về vấn đề biển Đông, theo Chủ tịch nước, làm thế nào để đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, giữ được vị thế của Việt Nam khi bên cạnh chúng ta là một nước lớn?
Như tôi đã phát biểu trước QH, chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Bất cứ công dân ở quốc gia nào, dù nhỏ hay lớn đều có nhận thức như vậy. Các đồng chí cũng như chúng tôi, mọi người dân Việt Nam, đều coi chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Giữ độc lập chủ quyền, đặc biệt là chủ quyền biển đảo phải dựa vào ba cơ sở quan trọng.
Đây là ba mặt của một vấn đề để xác lập chủ quyền trên thực tế của một quốc gia. Đó là chủ quyền về mặt pháp lý, lịch sử và thực tế. Từ pháp luật quốc tế, chúng ta phải luật hóa theo luật quốc nội để thực hiện chiếm hữu về mặt pháp lý, trên cơ sở đó thực hiện chiếm hữu về mặt thực tế, chiếm hữu về mặt lịch sử.
Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 là thành quả đấu tranh lâu dài của loài người, của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước nhỏ. Nói một cách thẳng thắn thì đây là thắng lợi của những nước nhỏ. Do vậy, phải dựa vào sức mạnh của cộng đồng, của luật pháp quốc tế. Chúng ta phải dựa vào đó để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của đất nước đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
Tiền Phong: Là cựu tù chính trị Phú Quốc, nay ở cương vị mới, Chủ tịch sẽ quan tâm như thế nào về chế độ chính sách đối với người có công với nước?
Cuộc kháng chiến của chúng ta là toàn dân, toàn diện, hết sức lâu dài, có thể nói ra ngõ gặp anh hùng. Nhà nhà, người người đều có người có công. Đảng, Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện chế độ, chính sách cho những gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công. Tôi hy vọng, đất nước đổi mới, có nhiều thành tựu hơn nữa, thì chính sách, chế độ với người có công sẽ ngày càng tốt hơn, ngày càng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Khi thảo luận về nhân sự Chủ tịch nước, một số đại biểu nêu ý kiến nên sớm thí điểm việc hợp nhất hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, ý kiến của Chủ tịch về vấn đề này như thế nào?
Có nhất thể hóa hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hay không là công tác bố trí, sử dụng cán bộ của Đảng. Các kỳ đại hội Đảng đã bàn chuyện này, ngay đại hội Đảng các cấp vừa qua cũng bàn. Nhưng độ chín để đi đến quyết định hai chức danh này là một thì chưa có sự nhất trí tuyệt đối. Do vậy, hai chức danh này vẫn là hai người nắm giữ như hiện nay.
Cảm ơn Chủ tịch.
Tiểu sử Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Sinh năm 1949.
Quê quán: Xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật.
Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Ngày vào Đảng: 20-12-1969, ngày chính thức: 20-12-1970.
Trình độ học vấn: Cử nhân, Lý luận chính trị: Cao cấp; Ngoại ngữ: Tiếng Anh (B); Khen thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng Ba.
Là Ủy viên BCH Trung ương Đảng các khóa VII, VIII, IX, X, XI.
Là đại biểu Quốc hội khóa: IX, X, XI, XIII.
Quá trình công tác
- 1966- 1968: Tổ trưởng thanh niên, xây dựng cơ sở mật trong sinh viên, học sinh (PK2).
- 1969- 1971: Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn Thanh niên, phụ trách Đội võ trang mật thị trấn Đức Hòa (Long An).
- 1971- 1973: Bị địch bắt, bị giam giữ ở nhà tù Biên Hòa, Phú Quốc. Đến năm 1973, được trao trả theo Hiệp định Pari.
- 1973- 4/1975: Cán bộ tổ chức Ban T.72 thuộc Ủy ban Thống nhất Trung ương.
- 4/1975- 10/1978: Cán bộ Công đoàn Gia Định, Phó ban Xây dựng kinh tế mới thành phố, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các nông trường và Khu kinh tế mới TP Hồ Chí Minh.
- 1979- 8/1983: Huyện ủy viên, Giám đốc Nông trường Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, Thành ủy viên dự khuyết.
- 1983- 1986: Giám đốc Sở Lâm nghiệp, Thành ủy viên phụ trách Lực lượng thanh niên xung phong và Ban Kinh tế mới TP Hồ Chí Minh.
- 1986- 1988: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
- 1988- 1990: Đi học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc Trung ương (Hà Nội).
- 1990- 1991: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp.
- 1991- 1992: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
- 1992- 1996: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh.
- 1996- 01/2000: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
- 01/2000- 2006: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
2006 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.
(Nguồn Tiền Phong)
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn