VanVN.Net - Báo chí ở Việt Nam chỉ trở thành nghề độc lập với văn chương mới đây, vào thời điểm nó rào rộ ra đời thì văn - báo còn bất phân định; rất nhiều nhà văn đồng thời làm báo, như nhóm Tự lực văn đoàn, nhóm Tản Đà – Ngô Tất Tố... Vì vậy chăng mà nhà văn Nguyễn Lệ Chi có cuốn sách độc đáo về người làm báo làm văn và được đặt dưới cái tên cũng rất "báo chí": "ĐÀN ÔNG, ĐÀN BÀ VÀ CHUYỆN..." Nhân 81 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, VanVN.Net trân trọng trích giới thiệu cùng bạn đọc...
Lời tác giả :
Nghề báo đã giúp tôi gặp gỡ rất nhiều người, có những người thú vị, có những người không. Có những người mang lại cho tôi sự kính trọng, khâm phục, nhưng cũng có những người khiến tôi mất đi những cảm nhận đẹp đẽ trước khi gặp. Có những người mà sau những cuộc phỏng vấn, tôi không bao giờ gặp lại, nhưng cũng có những người đã trở thành bạn bè của tôi, thành những đồng nghiệp mãi gắn bó, luôn có tinh thần chăm sóc và hỗ trợ cho nhau. Tôi coi những nhân vật mà tôi đã phỏng vấn như cơ duyên gặp được nhau trong đời. Với những người có duyên, họ sẽ ở lại bên tôi lâu hơn, có thể lặp lại trong một bài phỏng vấn tiếp theo, hoặc đủ duyên để cùng nhau đi uống café, tám chuyện về công việc hoặc đời sống. Những người kém duyên hơn, có lẽ chỉ đi qua một lần rồi thôi. Những nhân vật như những mảnh đời vụn trong lăng kính muôn màu của cuộc sống, được gắn kết một cách lỏng lẻo bởi sợi dây tình cảm vô hình dễ đứt đấy mà cũng dễ bền lâu, tùy thuộc vào tôi và bạn. Ở đây tôi đặc biệt chọn ra những nhân vật nam và coi họ như những người đàn ông đã đi qua cuộc đời tôi, lướt qua công việc và cuộc sống của tôi, để rồi đọng lại trong tôi những kỉ niệm và những mối quan hệ khác nhau, cái thì đằm thắm, sâu sắc như tìm được người tri kỷ, cái thì mờ nhạt, nhạt nhòa, cái thì đơn thuần chỉ là quan hệ công việc, nhưng cũng có cái thậm chí khó có thể định nghĩa về tên gọi…
1. Nhà văn-nhà báo Trần Nhã Thụy:
Sau bốn năm miệt mài sáng tác, tiểu thuyết đầu tay Sự trở lại của vết xước (NXB Văn nghệ) của nhà văn Trần Nhã Thụy đã gây được sự chú ý trong độc giả và giới chuyên môn. Tác phẩm được khẳng định bằng Tặng thưởng của Hội Nhà văn TP.HCM năm 2008.
Thích viết truyện không có cốt truyện
Trần Nhã Thụy bắt đầu viết văn từ khi còn là học sinh phổ thông, có truyện in báo khi đang là sinh viên khoa Văn trường Đại học Tổng hợp (Nay là ĐH KHXH&NV TP.HCM). Anh tự thấy mình không chịu ảnh hưởng của ai, cũng chẳng biết mình viết theo phong cách gì. Nhưng ngay từ ban đầu, Trần Nhã Thụy đã thích viết những truyện không có cốt truyện bởi với anh, quan trọng là tạo không khí truyện và mô tả cảm giác sống. Đặc biệt Trần Nhã Thụy rất quan tâm và muốn đi sâu vào đề tài hiện đại với những vụn vặt đời thường. Qua các tác phẩm của anh, có thể thấy rõ anh là người thích quan sát, nhìn ngắm đời sống. Tuy tự nhận mình không biết nhiều về những vụn vặt đời thường, nhưng anh có xu hướng thích giao du với những người bình thường và những chi tiết từ đời thường khiến anh bị ấn tượng, nếu không muốn nói là ám ảnh.
Cách sửa tốt nhất là... viết một cuốn khác
Tuy sở trường sáng tác truyện ngắn song Trần Nhã Thụy vẫn đam mê thử sức với tiểu thuyết và mất gần bốn năm để hoàn thành tiểu thuyết đầu tay Sự trở lại của vết xước. Anh thú thật đã gặp những khó khăn không lường trước. Về mặt cấu trúc, giọng điệu, tiểu thuyết khác nhiều so với truyện ngắn và anh phải tự dò dẫm đi con đường riêng. Anh cho biết: "Tiểu thuyết đương nhiên không phải là câu chuyện kéo dài. Nhưng từ ý thức đến hành động không phải bao giờ cũng dễ dàng. Đấy là nói về những khó khăn trong việc xử lý văn bản. Vả lại, còn rất nhiều những khó khăn khác, nói chung là liên quan đến việc mưu sinh". Khác với báo chí, truyền hình ra sức săn đón, ca tụng, Trần Nhã Thụy đón nhận Tặng thưởng của Hội Nhà văn TP.HCM 2008 với một tâm trạng bình thường, không có gì đặc biệt. Với cuốn tiểu thuyết này, anh thấy không cần phải sửa chữa gì thêm, ngoài những lỗi về hành văn. Anh còn dí dỏm cho biết thêm, có lẽ cách sửa tốt nhất là... viết thêm một cuốn khác.
Hiện tại, Trần Nhã Thụy vẫn đang viết truyện ngắn, tản văn và tiểu thuyết. Tuy nhiên anh cho biết trong thời gian tới sẽ đầu tư cho tiểu thuyết nhiều hơn. Khác với một số nhà văn trẻ khác đang ra sức tạo dựng phong cách riêng cho tác phẩm của mình, Trần Nhã Thụy thú thật anh không quá chú trọng đến hình thức và chỉ biết viết những điều theo suy nghĩ và cái nhìn của riêng mình. Phương châm sáng tác của anh là "Phong cách là cái tự nhiên, không nên cố ý cố tạo. Không phải anh mặc áo chim cò thì thành nghệ sĩ.
Luôn cố gắng sống cho tử tế
Là một trong những gương mặt nhà văn 7X nổi bật trong nước ta bởi những tác phẩm mang đề tài khá sâu sắc, khơi gợi nhiều điều suy ngẫm, Trần Nhã Thụy vẫn khiêm tốn tự nhận mình kém hơn nhiều người về cả cuộc sống và môi trường làm việc. Anh cũng cho rằng nét chung của thế hệ nhà văn 7X là vẫn thể hiện một dòng văn học "thân phận". Tuy nhiên anh khẳng định mình là người không quá nghiêm trọng việc "lập thân văn chương" và cũng không màng đến hội hè. Tuy được một số lời nhận xét rằng mình là "người hiền" trên văn đàn, anh cho rằng điều đó nghe sang trọng mà nghiêm trọng quá, bởi trong thực tế, anh chỉ cố gắng sống cho tử tế.
Ngoài sở thích đi lang thang, Trần Nhã Thụy cũng có thói quen mê đọc sách với rất nhiều thể loại. Anh cho biết gần đây rất thích đọc sách về tinh hoa tri thức của NXB Tri thức. Còn những tác phẩm văn chương thì đọc theo gu. Đối với anh, việc đọc luôn là một công việc nghiêm túc. Đôi khi đọc để tránh, những gì người ta viết rồi để tránh không lặp lại. Bên cạnh sáng tác, Trần Nhã Thụy hiện là phóng viên văn hóa văn nghệ của một tờ báo lớn. Đối với anh, nghề báo là để kiếm sống, đồng thời cũng là một phương thức hoạt động xã hội cần thiết.
Ta cùng nói về nhau:
Trần Nhã Thụy:
“Thật không quá đáng khi nói rằng, Nguyễn Lệ Chi đã chắc chắn có tên trong lịch sử xuất bản Việt Nam. Không chỉ với tư cách một dịch giả, Nguyễn Lệ Chi còn là người bắc một nhịp cầu để giới thiệu dòng văn học Ling Lei của Trung Quốc đến với độc giả Việt Nam. Ling Lei như đúng tên gọi của nó chính là “một dòng khác”, một dòng mới ngoài dòng chính thống, chứ không hẳn là “xác thịt, trần trụi, chán chường”… như nhiều người đã từng ngộ nhận. Vậy thì, tại sao Nguyễn Lệ Chi lại chọn cái dòng khác ấy? Đó là một câu hỏi. Và câu trả lời cũng đã đến ngay sau câu hỏi ấy. Bởi, Nguyễn Lệ Chi là một đại diện cho cái mới. Cái mới khởi động, hình thành cho mọi giá trị.
Rồi, với thương hiệu ChiBooks, có thể nói Nguyễn Lệ Chi là một nhà làm sách độc lập hiện nay tạo được ấn tượng về tính chuyên nghiệp cao. Luôn thể hiện như một người phụ nữ xinh đẹp, sắc sảo, nhưng Nguyễn Lệ Chi thực sự là người biết “giữ mình” ở trạng thái cân bằng, ở đạo trung dung, đó là người biết cách để đi đường xa. Tôi biết, Nguyễn Lệ Chi còn đang triển khai những dự án viết. Đó cũng là điều mà tôi chờ đợi để có thể “tiếp cận” một con người Nguyễn Lệ Chi văn chương”…
Nguyễn Lệ Chi:
Tôi có cơ hội được quen với Trần Nhã Thụy trước khi viết về anh. Điềm đạm, thâm trầm, suy nghĩ chín chắn, có trách nhiệm, cẩn thận, già trước tuổi, luôn mơ màng trong một thế giới riêng của mình, không màng thế sự hỗn loạn bên ngoài… là những gì mà tôi cảm nhận được từ anh. Văn chương của Trần Nhã Thụy đúng như con người anh, chín chắn, khoan nhặt như rót từng chút tâm tư, cứ đều đều qua ngày như vậy nhưng lắng đọng mãi trong lòng người đọc. Văn chương của anh khá kén người chia sẻ bởi những người thích văn của họ ít nhiều cũng là những người từng trải, thâm trầm, từng đau đớn, từng va vấp, từng chia sẻ ngọt bùi và cũng từng vượt được qua cái ngưỡng của chính mình và có thể nhìn nhận lại mọi việc bằng con mắt điềm tĩnh, nhẩn nha. Có những lúc tôi có cảm giác Trần Nhã Thụy già hơn tuổi rất nhiều, anh như sống ngược hẳn lên thời gian, bỏ qua những thứ nhăng nhố dễ vướng bận trong cuộc sống để trốn chạy về những miền xưa cũ kĩ trong tiềm thức và quá khứ. Có lẽ một chốn bình yên của Trần Nhã Thụy cùng những tâm tư của anh cũng là khát vọng của không ít bạn đọc.
Trần Nhã Thụy là một người khái tính, yêu ghét rạch ròi và không để bụng. Có lẽ chính vì điểm chung này, tôi thấy rất quý anh. Với bạn bè, đồng nghiệp, anh sẵn sàng giúp đỡ khi biết họ có khó khăn và dù họ không hề cất tiếng nhờ vả. Nhưng với những người mà anh không phục, không quý hoặc anh thực sự nhận ra bản chất ích kỷ, xảo trá của họ, anh sẽ tự động tránh lui, giữ một khoảng cách lạnh lùng tuyệt đối. Anh cũng không có tính nói xấu người khác, không thích đưa chuyện, sống và làm việc chỉ với tiêu chí đơn giản rất đúng kiểu “chuyện mình, mình làm”. Bút danh Việt Quê của anh trên báo Tuổi Trẻ như phần nào khẳng định thêm về tính cách và con người Trần Nhã Thụy, chất phác, quê mùa, không bao giờ thích bon chen và chơi trội. Chơi với anh đủ lâu, đủ để hiểu nhau, đủ chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống và công việc nhưng viết về nhau nhiều lúc thật không đơn giản. Với một con người khiêm nhường như Trần Nhã Thụy, anh thường từ chối những cuộc phỏng vấn, trừ mỗi lúc cần phải hợp tác với các đơn vị xuất bản mỗi khi sách mới của anh phát hành. Trần Nhã Thụy cũng là một người rất cẩn trọng về câu chữ. Anh từng đề nghị tôi cho xem lại bài viết sau khi tôi hoàn tất để đảm bảo không có ý gì bị hiểu lầm. Anh cũng thường xuyên trao đổi với tôi về những suy nghĩ, trăn trở của mình về công việc xuất bản, và thậm chí từng có thời kỳ định chung tiền đầu tư với một vài nhà văn khác để mở công ty xuất bản sách.
Trần Nhã Thụy sống lặng lẽ, vui thú ở Làng Mai-nơi anh tự đặt tên cho chốn nhỏ bình yên của mình, đều đều viết văn, cần mẫn như con kiến chăm chỉ tha mồi, nhưng rất kiệm lời khi được hỏi về công việc sáng tác kịch bản phim truyền hình mà anh vẫn làm thường xuyên trong nhiều năm qua. Đôi khi anh rất thích thú sáng tác thơ và thường xuyên nhắn tin cho bạn bè qua điện thoại, qua chat, email dăm câu thơ ngắn mà anh đột nhiên có hứng thú nảy ra. Sau tập tản văn Mùi vừa xuất bản, tôi biết Trần Nhã Thụy đã lên kế hoạch sắp xếp lại công việc, dẹp hết việc viết kịch bản phim để tập trung một năm vào sáng tác tiểu thuyết theo đơn đặt hàng của một công ty xuất bản. Nhưng với tôi, dù làm gì, viết báo, viết văn hay sáng tác kịch bản phim truyền hình, Trần Nhã Thụy vẫn luôn là một người tử tế, sống và làm việc hết mình.
2. Nhà văn-nhà báo Dương Bình Nguyên:
Không đi vay những đớn đau
Viết báo, sáng tác và dịch chuyển là công việc của nhà văn trẻ Dương Bình Nguyên hiện nay. Sau tác phẩm Giày đỏ được bạn đọc khá yêu thích, anh đang bắt tay vào sáng tác mới.
NLC: Từng nói rằng anh sáng tác trong những lúc xáo trộn nhất. Vậy xem ra anh xáo trộn có vẻ hơi nhiều? Không biết đó là những xáo trộn gì mạnh mẽ tới mức thúc đẩy anh phải cầm bút? Và những xáo trộn đó do bản thân anh tự ý gây nên hay bị hoàn cảnh đưa đẩy?
DBN: Cuộc sống luôn có những điều bất thường xảy đến và bản thân mỗi chúng ta buộc phải giải quyết. Tôi thường cầm bút vào những khi xáo trộn. Khi lòng mình yên lặng, thì còn gì đâu để giãi bày? Thực ra, nói sự xáo trộn ở đây không có nghĩa là khi đời riêng của mình bị lật tung lên. Sự xáo trộn được hiểu như khi chúng ta buộc phải suy nghĩ, day dứt, đau đớn, buồn chán hoặc thất vọng, cũng có thể là có một niềm phấn khích đặc biệt, về một điều gì đó đang diễn ra mà ta vừa chứng kiến, bắt gặp hoặc một điều gì đó vừa trải qua. Không ai chủ động để tạo nên sự nghiệt ngã của cuộc đời mình. Cũng không ai cố ném mình vào những mất mát để tạo thành trải nghiệm. Mỗi ngày đi qua, mà chúng ta sống hết mình, cũng đã có biết bao điều xáo trộn trong lòng, biết bao thứ phải nghĩ suy, trăn trở. Những trang viết của tôi hoàn toàn không nhằm đi vay những cảm giác đớn đau. Nếu có sự day dứt đến mức hơi nghiệt ngã, thì nó là một điều tự nhiên mà tôi không cố gắng.
NLC: Nếu một ngày nào đó, tự dưng anh thấy mình không còn bị xáo trộn. Lúc đó, anh sẽ ra sao? Ngừng viết và tiếp tục chờ đợi…lại bị xáo trộn chăng?
DBN: (cười) Thực ra, có rất nhiều khi cuộc đời tôi bị xáo trộn mà tôi chẳng viết được gì cả. Những khoảnh khắc trong văn chương thực ra ngắn ngủi. Phần nhiều trong thời gian chúng ta sống, chúng ta làm những điều khác. Sáng tạo chỉ là những khoảnh khắc ngắn ngủi thôi. Chắt lọc là một điều quan trọng. Tôi chưa bao giờ rơi vào cảm giác chờ đợi trong văn chương. Khi không có hứng viết văn thì tôi có một danh sách cực dài những việc khác để làm. Và thực ra, hình như tôi giải quyết cái danh sách đó là chính, còn văn chương chỉ là một khoảng thời gian không quá nhiều. Tôi không nghĩ mình phải đưa ra những chỉ tiêu sản phẩm. Tôi thích cảm giác thật lâu viết được một cái gì đó mà mình tâm đắc. Vậy thôi.
NLC: Cũng từng nói rằng anh tự biết mình là ai. Vậy theo anh, anh là ai? Một nhà báo trót mang thân cư di, một nhà văn rấp ranh giữa chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp hay một chàng lãng tử đi theo tiếng gọi bản năng?
DBN: Cũng có thể tôi là cả ba con người đó. Tôi là một người sống và viết bản năng. Nhưng trong báo chí, tôi cố gắng làm một người chuyên nghiệp. Văn chương như cái nghiệp, gắn vào rồi thì khó dứt. Viết chậm chạp cũng không buồn không nản. Chỉ sợ mình viết chậm mà cũng chẳng có cái gì đáng giá, ấy mới là nỗi buồn dài. Còn ngoài đời, tôi là một gã chán phèo, không đẹp trai và cũng chẳng có nhiều tài lẻ. (cười)
NLC: Để được thỏa mãn cái tôi của mình, để được làm những gì mình thích, anh đã phải hi sinh những gì và có tiếc nuối về cái giá phải trả đó không? Theo anh, những hi sinh đó có đắt giá?
DBN: Tôi nghĩ rằng, khi chúng ta chọn lựa bất cứ thứ gì cũng sẽ phải chấp nhận cả những hệ lụy và mất mát đi kèm. Tôi hy sinh cả tuổi trẻ của mình cho những công việc này. Tôi không có thời gian để hưởng thụ những điều người khác nghiễm nhiên được hưởng. 10 năm qua, tôi chưa từng có một kỳ nghỉ đúng nghĩa. Tôi không có những giây phút giản đơn ấm áp cùng người thân. Tôi xa quê và xa mọi thứ. Tôi tin vào số phận. Và số tôi là số ly hương. Thành ra, cũng có thể tôi đã phải hy sinh nhiều thứ, nhưng tôi cũng đã có được những năm tháng không vô nghĩa. Và từ đó mình cũng trưởng thành dần, làm một người từ nóng vội thành trầm tĩnh hơn, từ một kẻ hiếu thắng thành một người biết nhìn xa trông rộng, khoan hòa hơn.
NLC: Luôn kiếm tìm cảm giác bình yên phải chăng giờ vẫn là mục tiêu mà anh theo đuổi? Từ sau khi chuyển vào TP.HCM sinh sống, anh còn cảm thấy bất an về tương lai? Những lúc đó, anh thường làm gì?
DBN: Cảm giác bất an là cảm giác chung mà mỗi chúng ta đều trải qua. Cuộc sống của tôi ở Sài Gòn là những ngày bận rộn và đầy ắp những sự kiện. Nhưng những buổi tối trên đường về nhà, tôi vừa đi vừa lan man nghĩ, rằng rồi mình sẽ tiếp tục thế nào? Mình có bẻ lái để làm một điều gì đó khác hay cứ tiếp tục guồng quay này? Có một đồng nghiệp của tôi vừa bán nhà, bán xe và rời bỏ công việc với thu nhập rất cao, ở một tòa soạn uy tín bậc nhất, để chuẩn bị cho chuyến du học tại Mỹ. Cô ấy tự sắp xếp cuộc đời mình theo hướng đó. Và tôi thực sự thích hành động dũng cảm của cô ấy. Tôi nghĩ đó là một việc nên làm, nếu như chúng ta thấy thực sự cần thiết. Tôi bây giờ thích học thêm nhiều thứ. Mà thời gian quá eo hẹp. Nhưng buộc phải tính đi học một khóa học về nghệ thuật. Để giúp cho công việc làm báo của mình tốt hơn, chứ cũng không nghĩ cao xa để trở thành người vĩ đại.
NLC: Trong mắt anh, tương lai của anh và các tác phẩm sắp ra đời của anh sẽ được đoán định ra sao?
DBN: Tôi ít khi nói về tương lai hay những dự định to lớn. Thực sự, ngay cả những quyết định quan trọng nhất trong đời tôi đều được diễn ra trong thầm lặng. Tôi có thể cười nói và vui thả ga trong mọi cuộc chơi. Nhưng tôi lại không phải là người dễ chia sẻ những điều riêng tư. Tác phẩm của tôi trong tương lai, có thể nói, đó sẽ là cuộc sống đô thị với những va đập mới mà bản thân tôi đã phải đối diện.
NLC: Sống và làm việc ở TP.HCM khác với sống và làm việc ở Hà Nội như thế nào? Nơi nào gợi cho anh nhiều cảm hứng sáng tác nhất?
DBN: Bất cứ nơi nào, khi ta sống lâu sẽ có những kỷ niệm và ký ức sẽ nhắc nhớ nhiều điều. Ở Sài Gòn, tôi cảm giác đây là thành phố cho những người độc thân. Mọi thứ đều trôi rất nhanh. Một ca sỹ thị trường mà nửa tháng chưa ló mặt lên báo là đã có thể bị quên lãng. Mọi người đều làm rất nhiều việc, kiếm tiền nhanh và tiêu tiền cũng rất nhiều. Tôi có một nhóm bạn cùng làm việc tới khoảng sau 8h tối, sau đó hẹn nhau cùng đi ăn và có thể đi tìm một nơi relax trước khi về nhà. Ở Hà Nội, tôi thường về nhà vào lúc 5h chiều và ăn cơm tối cùng gia đình. Và hiếm quán nhậu nào mở cửa sau 10h khuya. Còn ở Sài Gòn, 10h khuya mới là thời điểm bắt đầu cho mọi người hò hẹn… Ở Hà Nội, có khi tôi phải chờ cả ngày để giải quyết một việc, mà cuối cùng có khi lại bị hủy bỏ. Đã có nhiều ngày bị dở dang như thế. Còn ở đây tôi không có sự chờ đợi. Khi kế hoạch này bị hủy, ngay lập tức có kế hoạch khác thế chân. Liên tục. Nhưng, cái gì nhanh quá thì cũng không tốt. Đôi khi vì quá nhanh mà thành nguy hiểm. Tôi nghĩ, nếu cân bằng được giữa cái lừ đừ lười biếng của nhịp sống Hà Nội và cái nhịp sôi động của Sài Gòn thì quả là lý tưởng. Tôi nghĩ tôi thích nghi được với môi trường này. Nhưng cũng vì thế mà mình cũng cần thời gian hơn để tĩnh tâm, để suy nghĩ và để nhận biết được mình đang ở đâu và như thế nào. Thế nên, viết ở đâu không phải là vấn đề. Ở đâu rồi cũng sẽ có những khi chúng ta mong muốn được viết ra những điều mà chúng ta khát khao bày tỏ.
NLC: Anh mong mỏi tìm kiếm điều gì ở SG?
DBN: Tôi tìm kiếm những trải nghiệm thú vị.
NLC: Anh hiện có đang sáng tác tác phẩm nào không? Nếu có, xin chia sẻ.
DBN: Tôi đang viết một cuốn sách mới. Cuốn tiểu thuyết từ hai năm trước tôi đã bỏ ngang rồi. Nên bây giờ sẽ viết một cuốn khác. Hy vọng nó được hoàn thành sớm. Tôi muốn nó là một cuốn sách mỏng, nhưng có nhiều dư vị.
Ta cùng nói về nhau:
Dương Bình Nguyên:
Trong cuộc đời làm báo, thật khó để nói rằng tất cả những gì mình viết ra mình đều nhớ được hết. Và trong đời một nghệ sỹ, cũng khó lòng mà nhớ được tất cả những bài viết về mình. Lệ Chi trước hết là một người viết và chị trân trọng những gì mình viết ra. Nhớ và lưu giữ lại những chân dung chị từng phỏng vấn, đó là một điều không phải ai cũng làm được. Và chị trân trọng họ, muốn những nhân vật của mình tự… cho điểm xem có thích hay không thích những bài viết đó. Đó là một ứng xử văn minh.
Lệ Chi gửi cho tôi câu hỏi phỏng vấn qua email, bởi chị tin rằng với người viết văn thì câu chữ luôn cần được cẩn trọng và người viết văn khi đối diện với trang giấy sẽ dễ diễn đạt ý tưởng hơn là đối diện với một chiếc… máy ghi âm. Và chúng tôi đã trao đổi rất nhiều trước khi đạt được một bài viết thống nhất. Nói thực, bài phỏng vấn đó khiến tôi có thêm một số người bạn, bởi khi ấy tôi mới từ Hà Nội vào Sài Gòn lập nghiệp. Trong số những người bạn ấy có Lệ Chi. Một người bạn có thể ngồi uống rượu vang cùng tôi, tâm sự đủ thứ từ nghề viết cho đến phim ảnh, thậm chí nói chuyện chăm sóc… trẻ con. Lệ Chi kể miên man về bé Bảo Trân, cô cháu gái gọi chị là mẹ. Và luôn hỏi rằng, bé Bòn Bon, con trai tôi, là con trai có khác với con gái khi biểu lộ tình cảm không nhỉ? Chúng tôi thường làm việc qua mạng và chia sẻ với nhau nhiều điều. Đến lúc này tôi có thể nói, Lệ Chi là một… cái mặt chơi được, tử tế và văn minh.
Nguyễn Lệ Chi:
Tôi quen với Dương Bình Nguyên không lâu lắm so với thâm niên quen biết nhiều bạn văn-bạn báo khác, song chúng tôi thân thiết khá nhanh và chia sẻ được nhiều điều trong cuộc sống và công việc. Tôi thường gọi Nguyên bằng tên Giày Đỏ, nick name quen thuộc mà bạn bè thường gọi Nguyên kể từ sau cuốn Giày Đỏ của anh được đông đảo bạn đọc trẻ yêu thích. Bài phỏng vấn của tôi được thực hiện từ tháng 8.2009, sau khi Giày Đỏ chuyển hẳn vào sinh sống và làm việc tại Sài Gòn không lâu. Sau bài báo này, chúng tôi có dịp trò chuyện với nhau nhiều hơn, thường xuyên ngồi đồng trên mạng, chat chit về đủ chuyện trên trời dưới biển.
Dương Bình Nguyên là một người làm việc điên cuồng. Dường như không một ngày nào mà không thấy anh viết lách, biên tập hoặc phỏng vấn. Sức làm việc khỏe, chịu khó, chịu tổ chức bài vở và hướng đề tài cho nhiều người khác, anh có khả năng tổ chức đề tài, quản lý và tập hợp được một nhóm người chịu nghe và chịu cộng tác với anh trong hòa bình và vui vẻ. Dương Bình Nguyên cũng là người quảng giao rộng và rất chịu khó ngoại giao. Hầu như không một cuộc vui nào, cuộc họp báo đình đám nào của giới showbiz mà thiếu vắng anh. Khác với một số nhà báo, nhà văn khác chỉ quan tâm tới việc của mình và những lợi ích mà mình sẽ đạt được, Dương Bình Nguyên thường chia sẻ công việc và thông tin với các đồng nghiệp làm báo.
Với tôi và với nhiều người khác, Dương Bình Nguyên luôn là một người bạn nhã nhặn, tỉ mẩn, có trách nhiệm, rất tâm lý và chiều bạn. Một ít sấu làm quà từ mỗi chuyến ra Hà Nội thăm con trai, những tin nhắn cám ơn vào dịp cuối năm, những lời âu yếm động viên nhau mỗi khi gặp khó khăn hoặc những lời bông đùa để giảm stress… tất cả tuy rất giản dị nhưng thật có ý nghĩa trong cuộc sống bận rộn quay cuồng hiện nay. Khác hẳn với con người hiện đại luôn bận rộn, văn chương của Dương Bình Nguyên lại chậm rãi, xưa cũ và thường nhớ nhung về quá khứ như thể đó mới thực sự là chốn để anh tĩnh tâm và giãi bày. Những câu chuyện vụn về những kỷ niệm xa xôi đượm chút bảng lảng buồn cứ phảng phất nhẹ nhàng khiến nhiều cô gái rất mê thích, thậm chí không ít bạn đọc nữ còn mua sách của anh để tặng cho bạn trai mình. Tôi cũng thích văn của Dương Bình Nguyên bởi sự tinh tế và nhẹ nhàng trên từng câu chữ. Đọc sách của anh như nhấm một ngụm café không ngào ngạt hương thơm nhưng luôn lắng đọng chút nhân nhẩn đắng nơi đầu lưỡi và dư vị bùi ngùi còn lưu luyến mãi như không muốn rời đi.
Với một con người có nhiều xáo trộn trong đời sống riêng tư như Dương Bình Nguyên, văn chương của anh hẳn còn nhiều điều muốn lên tiếng.
3. Nhà văn-nhà báo Lê Anh Hoài:
Văn chương cần nhiều hình thức mới.
Viết báo, làm thơ, sáng tác văn, chơi nghệ thuật đương đại… là những việc mà Lê Anh Hoài đang và tiếp tục đeo đuổi. Với anh, yếu tố mới lạ luôn được đặt lên hàng đầu.
NLC: Anh có cho rằng mình cũng khá “nghệ” không? Từ bản thân cuộc sống của anh, sở thích, công việc… có bao nhiêu phần trăm được anh “sắp đặt” và bao nhiêu phần trăm được anh “thả rơi tự do”?
LAH: Tôi cũng không hiểu là mình có “nghệ” không nữa, chỉ nghĩ rằng người làm công việc sáng tác thì cứ làm hết sức theo cái mình thích và mình thấy cần thiết. “Nghệ” hay không do người khác đánh giá, chuyện này cũng không nên quá nhấn mạnh, nhất là những biểu hiện “nghệ” bên ngoài. Còn có bao nhiêu phần trăm “sắp đặt” và “thả rơi”..., thú thật khó trả lời, vì cuộc sống bản thân nó đã rất nhiều bất ngờ. Tôi chỉ luôn nghĩ mình phải sẵn sàng cho những bất ngờ đó mà thôi. Nói chung là tùy cơ ứng biến, chẳng thể có công thức nào được.
NLC: Theo anh, việc một người viết hứng thú lao theo những thử nghiệm của nghệ thuật sắp đặt sẽ mang lại những tác động gì tới các con chữ trong tác phẩm của người đó? Một trật tự mới được thiết lập, một mớ rối rắm phức tạp và khó hiểu, một luồng sinh khí mới đầy ấn tượng?
LAH: Tôi tham gia làm nghệ thuật đương đại vì thấy nó có thể giúp tôi biểu đạt những điều mà con chữ không làm được. Còn nó có tác động gì tới con chữ hay không, tôi chưa tổng kết. Tuy nhiên đối với những thủ pháp và quan trọng hơn là tinh thần của nghệ thuật đương đại, theo tôi, các nhà văn cũng nên tiếp cận và biến nó thành luồng sinh khí mới trong sáng tác. Còn việc “rối rắm phức tạp và khó hiểu” cũng là cái đương nhiên xảy ra với vẫn còn nhiều người đọc quen với mỹ cảm cũ, với lối văn giản đơn, kể chuyện theo một tuyến... Nhưng tôi thấy ngày càng nhiều người viết và người đọc - nhất là người trẻ - đang bứt phá, tìm tòi cách thể hiện mới. Quan trọng hơn, họ đã có cách nghĩ khác, và tạo ra vẻ đẹp khác trong văn chương, nghệ thuật.
NLC: Tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của anh có cấu trúc rất kỳ, khó hiểu, vụn vặt, tản mạn, như một tác phẩm nghệ thuật đương đại tổng hợp và pha trộn. Có phải anh cố tình đem nghệ thuật sắp đặt vào việc xây dựng tác phẩm văn học?
LAH: Không hẳn. Nhưng đúng là tôi muốn đưa tới người đọc một kiểu văn chương khác. Nó rất “đời thường”, không hề cao siêu, rao giảng, đúc rút gì hết. Tôi nghĩ cuộc sống là vậy, và hãy đi ra từ nó, nên tôi bê vào tác phẩm đủ thứ: chuyện tiếu lâm, chuyện phiếm vỉa hè, báo chí, thơ kiểu Bút Tre, lại cả kịch phi lý - hài...vv...vv. Tôi muốn người đọc cứ khám phá các nhân vật của tôi và cả bầu khí quyển của quyển tiểu thuyết, hơn là tôi trau chuốt, cắt đặt, cố tình đưa đến cho họ một câu chuyện đã chế biến, bày biện. Như vậy, nhìn dưới một góc độ nào đó, tôi sắp đặt theo một cách không – sắp – đặt. Lối viết này khiến nhiều người không thích, nhưng cũng mừng là có khá nhiều người thấy hứng thú.
NLC: Đối với những tác phẩm văn học sau này, hẳn anh chú trọng nhiều tới hình thức và phong cách thể hiện của tác phẩm hơn nội dung câu chuyện muốn chuyển tải?
LAH: Quả tôi cũng muốn làm điều đó. Chỉ nói hình thức cũng không đầy đủ, thật ra bên trong một hình thức khác, bao giờ cũng là một cách đặt vấn đề khác. Hình thức chẳng bao giờ tách rời khỏi nội dung cả. Trong văn chương và nghệ thuật hiện nay, những thứ tưởng chừng bất di bất dịch đều nên xem xét lại. Nghệ thuật văn chương, tôi nghĩ, cần phong phú, đa dạng, cũng rất nên khuyến khích sự tìm tòi, thử nghiệm trên phương diện hình thức nói riêng, và mọi phạm trù có thể liên quan.
NLC: Tốc độ xuất hiện tác phẩm văn học của anh không nhiều, phải chăng anh phân tâm quá với nhiều thứ? Những cuộc ngưng nghỉ giữa những sở thích này của anh có theo chu kỳ nhất định?
LAH: Ôi, chu kỳ à? Không! Người sáng tác không phải là công nhân hay nông dân. Đồng ý là phải lao động mới có tác phẩm, nhưng người sáng tác thì trong đầu phải có gì đã chứ? Và đó phải là cái mới. Nó kích thích sáng tạo, hoặc nó làm cho người nghệ sĩ thực sự đau đớn hay vui sướng, hoặc cả hai... Những cái này muốn cũng không dễ có được. Vậy nên tôi sẽ không sáng tác khi trong đầu chẳng có gì. Nhưng ngược lại, lúc mọi điều đã chín trong tôi, thì tôi làm bất kể ngày đêm, và lúc đó thì chỉ mong không phải làm việc kiếm sống, chỉ ngồi viết mà thôi.
Với tôi, việc tham gia nhiều lĩnh vực cách nghỉ tích cực, như viết đang tắc thì nghĩ về vài tác phẩm sắp đặt, vài ý niệm đương đại xem sao, và ngược lại. Tôi thấy cách nghỉ tích cực bằng cách đổi việc như vậy rất tốt.
NLC: Từ giờ tới cuối năm, anh có “âm mưu” gì cho một cuộc chơi mới?
LAH: Tôi đang chờ tập truyện ngắn được in ra. Tiểu thuyết mới cũng đã “động thủ”. Nghệ thuật đương đại cũng đang hình dung vài tác phẩm... đại loại thế.
NLC: Xin cám ơn anh.
Không nên chế nhạo hình ảnh người đồng tính
Là nhà văn chấp bút cho tác phẩm Không lạc loài – cuốn tự truyện thứ 2 về đồng tính ở nước ta, nhà văn Lê Anh Hoài chia sẻ những suy nghĩ của mình khi hoàn thành cuốn tự truyện này.
NLC: Tại sao anh nhận lời giúp Phạm Thành Trung chấp bút tiếp cuốn tự truyện dang dở?
LAH: Công ty Hà giang book mời tôi, nhưng tôi ngại vì biết công việc sẽ rất bề bộn, hơn nữa cuốn sách đã có một tiền sử là được một nhà văn nữ chấp bút rồi hai bên lại chia tay nên tôi càng không mặn mà. Từ chối mấy lượt rồi tôi bảo họ cho gặp Trung, định là thôi thử xem sao rồi từ chối cũng không muộn. Nhưng khi gặp Trung và trao đổi phỏng vấn mấy câu, tôi nhận ra với nhân vật này có thể làm được.
Với thể loại tự truyện, tôi cũng khá hào hứng. Lý do, trong đời sống xã hội của ta nói chung và văn chương nói riêng, tiếng nói của những cá nhân riêng lẻ còn rất ít ỏi. Những tiếng nói chính thống từ lâu nay bao giờ cũng là của "chúng ta" chứ không phải là "tôi". Cũng có một số tác giả ít ỏi được quyền viết hồi ký tự truyện nhưng tính cá nhân cũng rất ít mà luôn đề cập đến những giai đoạn lịch sử quan trọng, những biến cố lớn lao. Điều này là tốt nhưng chưa đủ. Một xã hội dân chủ, coi trọng con người chính là xã hội mà ở đó, tiếng nói của mỗi cá nhân và những cộng đồng nhỏ được cất lên, bình đẳng.
NLC: Từ Thành phố không lạc loài đến Không lạc loài – tự truyện Phạm Thành Trung có gì giống và khác nhau?
LAH: Phần trước như tôi biết thì mới viết được một đoạn chưa dài lắm. Công việc của nhà văn Cấn Vân Khánh tôi trân trọng và tự thấy mình không có thẩm quyền gì phán xét. Chuyện giữa Khánh và Trung là chuyện riêng giữa hai người. Về cái tên thì như mọi người thấy đấy, bỏ chữ "thành phố" đi thì tính phổ quát sẽ cao lên. Ở cuốn sách do tôi viết, tôi thể hiện quan điểm tôn trọng sự thật đến mức cao nhất và công bằng với các nhân vật đến mức cao nhất. Có được điều này là do tôi đã trao đổi với Thành Trung khá nhiều để nắm được quan niệm, tâm tư tình cảm của Trung. Có nhiều chuyện, nếu người viết sách chỉ biết việc diễn ra thế nào rồi viết ngay thì sẽ không đúng với bản chất vấn đề.
NLC: Trong quá trình viết, anh gặp phải những khó khăn và thuận lợi gì?
LAH: Thuận lợi là giữa tôi và Trung nhanh chóng tin cậy lẫn nhau nên Trung kể với tôi rất nhiều chuyện theo yêu cầu của tôi và không né tránh điều gì.Khó khăn là trong một thời gian không dài, phải lột tả được cuộc sống của một con người trong thời gian khoảng 15 năm, mà đây lại là một người có cuộc sống khá đặc biệt, lạ lẫm với đa số mọi người thông thường.
NLC: Anh có quan tâm tới đề tài đồng tính trong báo chí, sách vở ở nước ta? Và nhìn nhận ra sao về hiện tượng này?
LAH: Từ khi nhận lời viết cuốn sách này, tôi tham khảo khá nhiều nguồn tư liệu và xem khá nhiều các tác phẩm của các nhà văn VN về đề tài này. Nhận xét của tôi là chưa nhiều tác phẩm sâu sắc và nhân văn, phản ánh thực sự đời sống của người đồng tính. Đó là trong văn học, còn trong kịch, tiểu phẩm, phim, nhất là trên truyền hình thì toàn đưa ra những hình ảnh méo mó về người đồng tính. Thật sự, xã hội VN vẫn còn kỳ thị rất nặng nề với người đồng tính. Coi họ là bệnh hoạn, nghĩ rằng họ đua đòi.. và…vv… Thực ra đồng tính không phải là bệnh (điều này WHO đã có khuyến cáo chính thức từ lâu) và thực tế, ai sẽ đua đòi để mình trở thành một đối tượng bị kỳ thị của xã hội? Tôi nghĩ không nên đem hình ảnh người đồng tính ra để chế nhạo, hoặc khai thác những chuyện giật gân để câu khách. Làm như vậy là dã man.
Ta nói về nhau:
Lê Anh Hoài: Lần đầu tôi gặp Nguyễn Lệ Chi tại một hội thảo văn chương. Những nơi như thế dày đặc những tai mắt văn nghệ. Tôi thấy một cô gái là lạ, điều điệu nhìn mình, cái nhìn khiến tôi thấy là lạ và cũng khiến mình thấy điều điệu (theo nghĩa phải tự nhìn lại bản thân mình).
Cô gái ấy ra chào tôi, thì ra đó là Nguyễn Lệ Chi – người mà tôi đã biết… trên mạng. Với nhiều thông tin lắm, nào đây là dịch giả tiếng Trung sắc sảo, nào đây là chủ một nhà sách (tôi biết do nhận được khá nhiều thông cáo báo chí từ cái công ty có tên Chibooks). Tôi cũng vội đáp lễ như khi gặp một nữ nhân sĩ, không nghĩ hai bên sẽ có liên đới với nhau thế nào. Vì dù có thực tế đến mấy, tôi cũng chưa nghĩ đến việc sách của mình được Chibooks dịch ra tiếng Trung (?!).
Cũng bởi biết nhiều danh hiệu của Lệ Chi như thế nhưng tôi lại không biết cô cũng là nhà báo như tôi. Thế nên, một ngày đẹp giời, bỗng cô gọi cho tôi nói phỏng vấn, tôi suýt ngất.
Sống trong thời đại Google, nên tôi vội hỏi gấp ông Hu – gồ, thì mới biết đây là một nhà báo dày dạn kinh nghiệm. Lúc ấy mới như chợt ngộ ra vì sao lần đầu gặp cô, tôi thấy cô là lạ. Là bởi gương mặt cô không tố cáo một nghề nghiệp gì, cái đa số người đều có. Đơn giản vì cô là con người mấy trong một. Cô là người không chịu khuôn mình vào một cái vỏ nào.
Lúc ấy, tôi nghĩ thoáng trong đầu, ồ, cái tên sao gợi lên cái gì cổ cổ, rồi chợt lóe lên. Trời ạ, hóa ra mối liên tưởng dẫn đến Lệ Chi viên, đến mối kỳ tình kỳ án năm xưa ở vườn vải. Hôm nay, cô ép tôi phải bày tỏ những nghĩ suy, thì đành phải thiệt tình khai ra những gì đã trộm nghĩ!
Nguyễn Lệ Chi: Tôi biết tới tên Lê Anh Hoài phần lớn qua Internet và báo chí. Có vẻ anh là một người hoạt động sôi nổi và rất thích thử sức với cái mới. Anh từng nói tôi và anh có điểm giống nhau, có lẽ chính bởi khao khát luôn muốn thử sức với cái mới này. Tuy nhiên tôi lại là người rất chóng chán, những gì tôi đã làm được thì lại thấy mất hứng thú ngay và tiếp tục chuyển sang một mục tiêu mới để tạo hứng thú mới. Lê Anh Hoài hẳn cũng tương tự bởi tôi thấy anh thay đổi liên tục những thử sức của mình, từ nghệ thuật trình diễn tới sắp đặt, trình diễn thơ, vẽ trên cơ thể… rồi viết truyện, viết báo, làm thơ… Bạn bè và những người quen biết Lê Anh Hoài đều luôn mong chờ những tác phẩm nghệ thuật thị giác của anh bởi chúng luôn bất ngờ, mới mẻ và rất hiện đại, mang hơi thở của cuộc sống hôm nay cùng những vấn đề xã hội đang được quan tâm. Lê Anh Hoài có vẻ ngoài rất đàn ông và dễ cuốn hút người đối thoại ngay từ lần gặp đầu. Nhưng tôi biết đằng sau cái vỏ cứng rắn đó lại là một tâm hồn nghệ sĩ mềm mại và luôn bay bổng. Tâm hồn đó, tính cách đó thật khó níu giữ. Với anh, mọi thứ luôn như đang trên đường đi, đang sôi sục ở phía trước, luôn có thứ mới mẻ đang chờ đợi anh khám phá và thử sức. Tôi tin rằng, Lê Anh Hoài vẫn còn nhiều thứ hơn nữa để thả sức sáng tạo, và tôi… lại có thêm nhiều đề tài để viết về anh.
VanVN.Net - Báo chí ở Việt Nam chỉ trở thành nghề độc lập với văn chương mới đây, vào thời điểm nó rào rộ ra đời thì văn - báo còn bất phân định; rất nhiều nhà văn đồng thời làm báo, như nhóm Tự lực văn đoàn, nhóm Tản Đà – Ngô Tất Tố... Vì vậy chăng mà nhà văn Nguyễn Lệ Chi có cuốn sách độc đáo về người làm báo làm văn và được đặt dưới cái tên cũng rất "báo chí": "ĐÀN ÔNG, ĐÀN BÀ VÀ CHUYỆN..." Nhân 81 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, VanVN.Net trân trọng trích giới thiệu cùng bạn đọc...
Lời tác giả :
Nghề báo đã giúp tôi gặp gỡ rất nhiều người, có những người thú vị, có những người không. Có những người mang lại cho tôi sự kính trọng, khâm phục, nhưng cũng có những người khiến tôi mất đi những cảm nhận đẹp đẽ trước khi gặp. Có những người mà sau những cuộc phỏng vấn, tôi không bao giờ gặp lại, nhưng cũng có những người đã trở thành bạn bè của tôi, thành những đồng nghiệp mãi gắn bó, luôn có tinh thần chăm sóc và hỗ trợ cho nhau. Tôi coi những nhân vật mà tôi đã phỏng vấn như cơ duyên gặp được nhau trong đời. Với những người có duyên, họ sẽ ở lại bên tôi lâu hơn, có thể lặp lại trong một bài phỏng vấn tiếp theo, hoặc đủ duyên để cùng nhau đi uống café, tám chuyện về công việc hoặc đời sống. Những người kém duyên hơn, có lẽ chỉ đi qua một lần rồi thôi. Những nhân vật như những mảnh đời vụn trong lăng kính muôn màu của cuộc sống, được gắn kết một cách lỏng lẻo bởi sợi dây tình cảm vô hình dễ đứt đấy mà cũng dễ bền lâu, tùy thuộc vào tôi và bạn. Ở đây tôi đặc biệt chọn ra những nhân vật nam và coi họ như những người đàn ông đã đi qua cuộc đời tôi, lướt qua công việc và cuộc sống của tôi, để rồi đọng lại trong tôi những kỉ niệm và những mối quan hệ khác nhau, cái thì đằm thắm, sâu sắc như tìm được người tri kỷ, cái thì mờ nhạt, nhạt nhòa, cái thì đơn thuần chỉ là quan hệ công việc, nhưng cũng có cái thậm chí khó có thể định nghĩa về tên gọi…
1. Nhà văn-nhà báo Trần Nhã Thụy:
Sau bốn năm miệt mài sáng tác, tiểu thuyết đầu tay Sự trở lại của vết xước (NXB Văn nghệ) của nhà văn Trần Nhã Thụy đã gây được sự chú ý trong độc giả và giới chuyên môn. Tác phẩm được khẳng định bằng Tặng thưởng của Hội Nhà văn TP.HCM năm 2008.
Thích viết truyện không có cốt truyện
Trần Nhã Thụy bắt đầu viết văn từ khi còn là học sinh phổ thông, có truyện in báo khi đang là sinh viên khoa Văn trường Đại học Tổng hợp (Nay là ĐH KHXH&NV TP.HCM). Anh tự thấy mình không chịu ảnh hưởng của ai, cũng chẳng biết mình viết theo phong cách gì. Nhưng ngay từ ban đầu, Trần Nhã Thụy đã thích viết những truyện không có cốt truyện bởi với anh, quan trọng là tạo không khí truyện và mô tả cảm giác sống. Đặc biệt Trần Nhã Thụy rất quan tâm và muốn đi sâu vào đề tài hiện đại với những vụn vặt đời thường. Qua các tác phẩm của anh, có thể thấy rõ anh là người thích quan sát, nhìn ngắm đời sống. Tuy tự nhận mình không biết nhiều về những vụn vặt đời thường, nhưng anh có xu hướng thích giao du với những người bình thường và những chi tiết từ đời thường khiến anh bị ấn tượng, nếu không muốn nói là ám ảnh.
Cách sửa tốt nhất là... viết một cuốn khác
Tuy sở trường sáng tác truyện ngắn song Trần Nhã Thụy vẫn đam mê thử sức với tiểu thuyết và mất gần bốn năm để hoàn thành tiểu thuyết đầu tay Sự trở lại của vết xước. Anh thú thật đã gặp những khó khăn không lường trước. Về mặt cấu trúc, giọng điệu, tiểu thuyết khác nhiều so với truyện ngắn và anh phải tự dò dẫm đi con đường riêng. Anh cho biết: "Tiểu thuyết đương nhiên không phải là câu chuyện kéo dài. Nhưng từ ý thức đến hành động không phải bao giờ cũng dễ dàng. Đấy là nói về những khó khăn trong việc xử lý văn bản. Vả lại, còn rất nhiều những khó khăn khác, nói chung là liên quan đến việc mưu sinh". Khác với báo chí, truyền hình ra sức săn đón, ca tụng, Trần Nhã Thụy đón nhận Tặng thưởng của Hội Nhà văn TP.HCM 2008 với một tâm trạng bình thường, không có gì đặc biệt. Với cuốn tiểu thuyết này, anh thấy không cần phải sửa chữa gì thêm, ngoài những lỗi về hành văn. Anh còn dí dỏm cho biết thêm, có lẽ cách sửa tốt nhất là... viết thêm một cuốn khác.
Hiện tại, Trần Nhã Thụy vẫn đang viết truyện ngắn, tản văn và tiểu thuyết. Tuy nhiên anh cho biết trong thời gian tới sẽ đầu tư cho tiểu thuyết nhiều hơn. Khác với một số nhà văn trẻ khác đang ra sức tạo dựng phong cách riêng cho tác phẩm của mình, Trần Nhã Thụy thú thật anh không quá chú trọng đến hình thức và chỉ biết viết những điều theo suy nghĩ và cái nhìn của riêng mình. Phương châm sáng tác của anh là "Phong cách là cái tự nhiên, không nên cố ý cố tạo. Không phải anh mặc áo chim cò thì thành nghệ sĩ.
Luôn cố gắng sống cho tử tế
Là một trong những gương mặt nhà văn 7X nổi bật trong nước ta bởi những tác phẩm mang đề tài khá sâu sắc, khơi gợi nhiều điều suy ngẫm, Trần Nhã Thụy vẫn khiêm tốn tự nhận mình kém hơn nhiều người về cả cuộc sống và môi trường làm việc. Anh cũng cho rằng nét chung của thế hệ nhà văn 7X là vẫn thể hiện một dòng văn học "thân phận". Tuy nhiên anh khẳng định mình là người không quá nghiêm trọng việc "lập thân văn chương" và cũng không màng đến hội hè. Tuy được một số lời nhận xét rằng mình là "người hiền" trên văn đàn, anh cho rằng điều đó nghe sang trọng mà nghiêm trọng quá, bởi trong thực tế, anh chỉ cố gắng sống cho tử tế.
Ngoài sở thích đi lang thang, Trần Nhã Thụy cũng có thói quen mê đọc sách với rất nhiều thể loại. Anh cho biết gần đây rất thích đọc sách về tinh hoa tri thức của NXB Tri thức. Còn những tác phẩm văn chương thì đọc theo gu. Đối với anh, việc đọc luôn là một công việc nghiêm túc. Đôi khi đọc để tránh, những gì người ta viết rồi để tránh không lặp lại. Bên cạnh sáng tác, Trần Nhã Thụy hiện là phóng viên văn hóa văn nghệ của một tờ báo lớn. Đối với anh, nghề báo là để kiếm sống, đồng thời cũng là một phương thức hoạt động xã hội cần thiết.
Ta cùng nói về nhau:
Trần Nhã Thụy:
“Thật không quá đáng khi nói rằng, Nguyễn Lệ Chi đã chắc chắn có tên trong lịch sử xuất bản Việt Nam. Không chỉ với tư cách một dịch giả, Nguyễn Lệ Chi còn là người bắc một nhịp cầu để giới thiệu dòng văn học Ling Lei của Trung Quốc đến với độc giả Việt Nam. Ling Lei như đúng tên gọi của nó chính là “một dòng khác”, một dòng mới ngoài dòng chính thống, chứ không hẳn là “xác thịt, trần trụi, chán chường”… như nhiều người đã từng ngộ nhận. Vậy thì, tại sao Nguyễn Lệ Chi lại chọn cái dòng khác ấy? Đó là một câu hỏi. Và câu trả lời cũng đã đến ngay sau câu hỏi ấy. Bởi, Nguyễn Lệ Chi là một đại diện cho cái mới. Cái mới khởi động, hình thành cho mọi giá trị.
Rồi, với thương hiệu ChiBooks, có thể nói Nguyễn Lệ Chi là một nhà làm sách độc lập hiện nay tạo được ấn tượng về tính chuyên nghiệp cao. Luôn thể hiện như một người phụ nữ xinh đẹp, sắc sảo, nhưng Nguyễn Lệ Chi thực sự là người biết “giữ mình” ở trạng thái cân bằng, ở đạo trung dung, đó là người biết cách để đi đường xa. Tôi biết, Nguyễn Lệ Chi còn đang triển khai những dự án viết. Đó cũng là điều mà tôi chờ đợi để có thể “tiếp cận” một con người Nguyễn Lệ Chi văn chương”…
Nguyễn Lệ Chi:
Tôi có cơ hội được quen với Trần Nhã Thụy trước khi viết về anh. Điềm đạm, thâm trầm, suy nghĩ chín chắn, có trách nhiệm, cẩn thận, già trước tuổi, luôn mơ màng trong một thế giới riêng của mình, không màng thế sự hỗn loạn bên ngoài… là những gì mà tôi cảm nhận được từ anh. Văn chương của Trần Nhã Thụy đúng như con người anh, chín chắn, khoan nhặt như rót từng chút tâm tư, cứ đều đều qua ngày như vậy nhưng lắng đọng mãi trong lòng người đọc. Văn chương của anh khá kén người chia sẻ bởi những người thích văn của họ ít nhiều cũng là những người từng trải, thâm trầm, từng đau đớn, từng va vấp, từng chia sẻ ngọt bùi và cũng từng vượt được qua cái ngưỡng của chính mình và có thể nhìn nhận lại mọi việc bằng con mắt điềm tĩnh, nhẩn nha. Có những lúc tôi có cảm giác Trần Nhã Thụy già hơn tuổi rất nhiều, anh như sống ngược hẳn lên thời gian, bỏ qua những thứ nhăng nhố dễ vướng bận trong cuộc sống để trốn chạy về những miền xưa cũ kĩ trong tiềm thức và quá khứ. Có lẽ một chốn bình yên của Trần Nhã Thụy cùng những tâm tư của anh cũng là khát vọng của không ít bạn đọc.
Trần Nhã Thụy là một người khái tính, yêu ghét rạch ròi và không để bụng. Có lẽ chính vì điểm chung này, tôi thấy rất quý anh. Với bạn bè, đồng nghiệp, anh sẵn sàng giúp đỡ khi biết họ có khó khăn và dù họ không hề cất tiếng nhờ vả. Nhưng với những người mà anh không phục, không quý hoặc anh thực sự nhận ra bản chất ích kỷ, xảo trá của họ, anh sẽ tự động tránh lui, giữ một khoảng cách lạnh lùng tuyệt đối. Anh cũng không có tính nói xấu người khác, không thích đưa chuyện, sống và làm việc chỉ với tiêu chí đơn giản rất đúng kiểu “chuyện mình, mình làm”. Bút danh Việt Quê của anh trên báo Tuổi Trẻ như phần nào khẳng định thêm về tính cách và con người Trần Nhã Thụy, chất phác, quê mùa, không bao giờ thích bon chen và chơi trội. Chơi với anh đủ lâu, đủ để hiểu nhau, đủ chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống và công việc nhưng viết về nhau nhiều lúc thật không đơn giản. Với một con người khiêm nhường như Trần Nhã Thụy, anh thường từ chối những cuộc phỏng vấn, trừ mỗi lúc cần phải hợp tác với các đơn vị xuất bản mỗi khi sách mới của anh phát hành. Trần Nhã Thụy cũng là một người rất cẩn trọng về câu chữ. Anh từng đề nghị tôi cho xem lại bài viết sau khi tôi hoàn tất để đảm bảo không có ý gì bị hiểu lầm. Anh cũng thường xuyên trao đổi với tôi về những suy nghĩ, trăn trở của mình về công việc xuất bản, và thậm chí từng có thời kỳ định chung tiền đầu tư với một vài nhà văn khác để mở công ty xuất bản sách.
Trần Nhã Thụy sống lặng lẽ, vui thú ở Làng Mai-nơi anh tự đặt tên cho chốn nhỏ bình yên của mình, đều đều viết văn, cần mẫn như con kiến chăm chỉ tha mồi, nhưng rất kiệm lời khi được hỏi về công việc sáng tác kịch bản phim truyền hình mà anh vẫn làm thường xuyên trong nhiều năm qua. Đôi khi anh rất thích thú sáng tác thơ và thường xuyên nhắn tin cho bạn bè qua điện thoại, qua chat, email dăm câu thơ ngắn mà anh đột nhiên có hứng thú nảy ra. Sau tập tản văn Mùi vừa xuất bản, tôi biết Trần Nhã Thụy đã lên kế hoạch sắp xếp lại công việc, dẹp hết việc viết kịch bản phim để tập trung một năm vào sáng tác tiểu thuyết theo đơn đặt hàng của một công ty xuất bản. Nhưng với tôi, dù làm gì, viết báo, viết văn hay sáng tác kịch bản phim truyền hình, Trần Nhã Thụy vẫn luôn là một người tử tế, sống và làm việc hết mình.
2. Nhà văn-nhà báo Dương Bình Nguyên:
Không đi vay những đớn đau
Viết báo, sáng tác và dịch chuyển là công việc của nhà văn trẻ Dương Bình Nguyên hiện nay. Sau tác phẩm Giày đỏ được bạn đọc khá yêu thích, anh đang bắt tay vào sáng tác mới.
NLC: Từng nói rằng anh sáng tác trong những lúc xáo trộn nhất. Vậy xem ra anh xáo trộn có vẻ hơi nhiều? Không biết đó là những xáo trộn gì mạnh mẽ tới mức thúc đẩy anh phải cầm bút? Và những xáo trộn đó do bản thân anh tự ý gây nên hay bị hoàn cảnh đưa đẩy?
DBN: Cuộc sống luôn có những điều bất thường xảy đến và bản thân mỗi chúng ta buộc phải giải quyết. Tôi thường cầm bút vào những khi xáo trộn. Khi lòng mình yên lặng, thì còn gì đâu để giãi bày? Thực ra, nói sự xáo trộn ở đây không có nghĩa là khi đời riêng của mình bị lật tung lên. Sự xáo trộn được hiểu như khi chúng ta buộc phải suy nghĩ, day dứt, đau đớn, buồn chán hoặc thất vọng, cũng có thể là có một niềm phấn khích đặc biệt, về một điều gì đó đang diễn ra mà ta vừa chứng kiến, bắt gặp hoặc một điều gì đó vừa trải qua. Không ai chủ động để tạo nên sự nghiệt ngã của cuộc đời mình. Cũng không ai cố ném mình vào những mất mát để tạo thành trải nghiệm. Mỗi ngày đi qua, mà chúng ta sống hết mình, cũng đã có biết bao điều xáo trộn trong lòng, biết bao thứ phải nghĩ suy, trăn trở. Những trang viết của tôi hoàn toàn không nhằm đi vay những cảm giác đớn đau. Nếu có sự day dứt đến mức hơi nghiệt ngã, thì nó là một điều tự nhiên mà tôi không cố gắng.
NLC: Nếu một ngày nào đó, tự dưng anh thấy mình không còn bị xáo trộn. Lúc đó, anh sẽ ra sao? Ngừng viết và tiếp tục chờ đợi…lại bị xáo trộn chăng?
DBN: (cười) Thực ra, có rất nhiều khi cuộc đời tôi bị xáo trộn mà tôi chẳng viết được gì cả. Những khoảnh khắc trong văn chương thực ra ngắn ngủi. Phần nhiều trong thời gian chúng ta sống, chúng ta làm những điều khác. Sáng tạo chỉ là những khoảnh khắc ngắn ngủi thôi. Chắt lọc là một điều quan trọng. Tôi chưa bao giờ rơi vào cảm giác chờ đợi trong văn chương. Khi không có hứng viết văn thì tôi có một danh sách cực dài những việc khác để làm. Và thực ra, hình như tôi giải quyết cái danh sách đó là chính, còn văn chương chỉ là một khoảng thời gian không quá nhiều. Tôi không nghĩ mình phải đưa ra những chỉ tiêu sản phẩm. Tôi thích cảm giác thật lâu viết được một cái gì đó mà mình tâm đắc. Vậy thôi.
NLC: Cũng từng nói rằng anh tự biết mình là ai. Vậy theo anh, anh là ai? Một nhà báo trót mang thân cư di, một nhà văn rấp ranh giữa chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp hay một chàng lãng tử đi theo tiếng gọi bản năng?
DBN: Cũng có thể tôi là cả ba con người đó. Tôi là một người sống và viết bản năng. Nhưng trong báo chí, tôi cố gắng làm một người chuyên nghiệp. Văn chương như cái nghiệp, gắn vào rồi thì khó dứt. Viết chậm chạp cũng không buồn không nản. Chỉ sợ mình viết chậm mà cũng chẳng có cái gì đáng giá, ấy mới là nỗi buồn dài. Còn ngoài đời, tôi là một gã chán phèo, không đẹp trai và cũng chẳng có nhiều tài lẻ. (cười)
NLC: Để được thỏa mãn cái tôi của mình, để được làm những gì mình thích, anh đã phải hi sinh những gì và có tiếc nuối về cái giá phải trả đó không? Theo anh, những hi sinh đó có đắt giá?
DBN: Tôi nghĩ rằng, khi chúng ta chọn lựa bất cứ thứ gì cũng sẽ phải chấp nhận cả những hệ lụy và mất mát đi kèm. Tôi hy sinh cả tuổi trẻ của mình cho những công việc này. Tôi không có thời gian để hưởng thụ những điều người khác nghiễm nhiên được hưởng. 10 năm qua, tôi chưa từng có một kỳ nghỉ đúng nghĩa. Tôi không có những giây phút giản đơn ấm áp cùng người thân. Tôi xa quê và xa mọi thứ. Tôi tin vào số phận. Và số tôi là số ly hương. Thành ra, cũng có thể tôi đã phải hy sinh nhiều thứ, nhưng tôi cũng đã có được những năm tháng không vô nghĩa. Và từ đó mình cũng trưởng thành dần, làm một người từ nóng vội thành trầm tĩnh hơn, từ một kẻ hiếu thắng thành một người biết nhìn xa trông rộng, khoan hòa hơn.
NLC: Luôn kiếm tìm cảm giác bình yên phải chăng giờ vẫn là mục tiêu mà anh theo đuổi? Từ sau khi chuyển vào TP.HCM sinh sống, anh còn cảm thấy bất an về tương lai? Những lúc đó, anh thường làm gì?
DBN: Cảm giác bất an là cảm giác chung mà mỗi chúng ta đều trải qua. Cuộc sống của tôi ở Sài Gòn là những ngày bận rộn và đầy ắp những sự kiện. Nhưng những buổi tối trên đường về nhà, tôi vừa đi vừa lan man nghĩ, rằng rồi mình sẽ tiếp tục thế nào? Mình có bẻ lái để làm một điều gì đó khác hay cứ tiếp tục guồng quay này? Có một đồng nghiệp của tôi vừa bán nhà, bán xe và rời bỏ công việc với thu nhập rất cao, ở một tòa soạn uy tín bậc nhất, để chuẩn bị cho chuyến du học tại Mỹ. Cô ấy tự sắp xếp cuộc đời mình theo hướng đó. Và tôi thực sự thích hành động dũng cảm của cô ấy. Tôi nghĩ đó là một việc nên làm, nếu như chúng ta thấy thực sự cần thiết. Tôi bây giờ thích học thêm nhiều thứ. Mà thời gian quá eo hẹp. Nhưng buộc phải tính đi học một khóa học về nghệ thuật. Để giúp cho công việc làm báo của mình tốt hơn, chứ cũng không nghĩ cao xa để trở thành người vĩ đại.
NLC: Trong mắt anh, tương lai của anh và các tác phẩm sắp ra đời của anh sẽ được đoán định ra sao?
DBN: Tôi ít khi nói về tương lai hay những dự định to lớn. Thực sự, ngay cả những quyết định quan trọng nhất trong đời tôi đều được diễn ra trong thầm lặng. Tôi có thể cười nói và vui thả ga trong mọi cuộc chơi. Nhưng tôi lại không phải là người dễ chia sẻ những điều riêng tư. Tác phẩm của tôi trong tương lai, có thể nói, đó sẽ là cuộc sống đô thị với những va đập mới mà bản thân tôi đã phải đối diện.
NLC: Sống và làm việc ở TP.HCM khác với sống và làm việc ở Hà Nội như thế nào? Nơi nào gợi cho anh nhiều cảm hứng sáng tác nhất?
DBN: Bất cứ nơi nào, khi ta sống lâu sẽ có những kỷ niệm và ký ức sẽ nhắc nhớ nhiều điều. Ở Sài Gòn, tôi cảm giác đây là thành phố cho những người độc thân. Mọi thứ đều trôi rất nhanh. Một ca sỹ thị trường mà nửa tháng chưa ló mặt lên báo là đã có thể bị quên lãng. Mọi người đều làm rất nhiều việc, kiếm tiền nhanh và tiêu tiền cũng rất nhiều. Tôi có một nhóm bạn cùng làm việc tới khoảng sau 8h tối, sau đó hẹn nhau cùng đi ăn và có thể đi tìm một nơi relax trước khi về nhà. Ở Hà Nội, tôi thường về nhà vào lúc 5h chiều và ăn cơm tối cùng gia đình. Và hiếm quán nhậu nào mở cửa sau 10h khuya. Còn ở Sài Gòn, 10h khuya mới là thời điểm bắt đầu cho mọi người hò hẹn… Ở Hà Nội, có khi tôi phải chờ cả ngày để giải quyết một việc, mà cuối cùng có khi lại bị hủy bỏ. Đã có nhiều ngày bị dở dang như thế. Còn ở đây tôi không có sự chờ đợi. Khi kế hoạch này bị hủy, ngay lập tức có kế hoạch khác thế chân. Liên tục. Nhưng, cái gì nhanh quá thì cũng không tốt. Đôi khi vì quá nhanh mà thành nguy hiểm. Tôi nghĩ, nếu cân bằng được giữa cái lừ đừ lười biếng của nhịp sống Hà Nội và cái nhịp sôi động của Sài Gòn thì quả là lý tưởng. Tôi nghĩ tôi thích nghi được với môi trường này. Nhưng cũng vì thế mà mình cũng cần thời gian hơn để tĩnh tâm, để suy nghĩ và để nhận biết được mình đang ở đâu và như thế nào. Thế nên, viết ở đâu không phải là vấn đề. Ở đâu rồi cũng sẽ có những khi chúng ta mong muốn được viết ra những điều mà chúng ta khát khao bày tỏ.
NLC: Anh mong mỏi tìm kiếm điều gì ở SG?
DBN: Tôi tìm kiếm những trải nghiệm thú vị.
NLC: Anh hiện có đang sáng tác tác phẩm nào không? Nếu có, xin chia sẻ.
DBN: Tôi đang viết một cuốn sách mới. Cuốn tiểu thuyết từ hai năm trước tôi đã bỏ ngang rồi. Nên bây giờ sẽ viết một cuốn khác. Hy vọng nó được hoàn thành sớm. Tôi muốn nó là một cuốn sách mỏng, nhưng có nhiều dư vị.
Ta cùng nói về nhau:
Dương Bình Nguyên:
Trong cuộc đời làm báo, thật khó để nói rằng tất cả những gì mình viết ra mình đều nhớ được hết. Và trong đời một nghệ sỹ, cũng khó lòng mà nhớ được tất cả những bài viết về mình. Lệ Chi trước hết là một người viết và chị trân trọng những gì mình viết ra. Nhớ và lưu giữ lại những chân dung chị từng phỏng vấn, đó là một điều không phải ai cũng làm được. Và chị trân trọng họ, muốn những nhân vật của mình tự… cho điểm xem có thích hay không thích những bài viết đó. Đó là một ứng xử văn minh.
Lệ Chi gửi cho tôi câu hỏi phỏng vấn qua email, bởi chị tin rằng với người viết văn thì câu chữ luôn cần được cẩn trọng và người viết văn khi đối diện với trang giấy sẽ dễ diễn đạt ý tưởng hơn là đối diện với một chiếc… máy ghi âm. Và chúng tôi đã trao đổi rất nhiều trước khi đạt được một bài viết thống nhất. Nói thực, bài phỏng vấn đó khiến tôi có thêm một số người bạn, bởi khi ấy tôi mới từ Hà Nội vào Sài Gòn lập nghiệp. Trong số những người bạn ấy có Lệ Chi. Một người bạn có thể ngồi uống rượu vang cùng tôi, tâm sự đủ thứ từ nghề viết cho đến phim ảnh, thậm chí nói chuyện chăm sóc… trẻ con. Lệ Chi kể miên man về bé Bảo Trân, cô cháu gái gọi chị là mẹ. Và luôn hỏi rằng, bé Bòn Bon, con trai tôi, là con trai có khác với con gái khi biểu lộ tình cảm không nhỉ? Chúng tôi thường làm việc qua mạng và chia sẻ với nhau nhiều điều. Đến lúc này tôi có thể nói, Lệ Chi là một… cái mặt chơi được, tử tế và văn minh.
Nguyễn Lệ Chi:
Tôi quen với Dương Bình Nguyên không lâu lắm so với thâm niên quen biết nhiều bạn văn-bạn báo khác, song chúng tôi thân thiết khá nhanh và chia sẻ được nhiều điều trong cuộc sống và công việc. Tôi thường gọi Nguyên bằng tên Giày Đỏ, nick name quen thuộc mà bạn bè thường gọi Nguyên kể từ sau cuốn Giày Đỏ của anh được đông đảo bạn đọc trẻ yêu thích. Bài phỏng vấn của tôi được thực hiện từ tháng 8.2009, sau khi Giày Đỏ chuyển hẳn vào sinh sống và làm việc tại Sài Gòn không lâu. Sau bài báo này, chúng tôi có dịp trò chuyện với nhau nhiều hơn, thường xuyên ngồi đồng trên mạng, chat chit về đủ chuyện trên trời dưới biển.
Dương Bình Nguyên là một người làm việc điên cuồng. Dường như không một ngày nào mà không thấy anh viết lách, biên tập hoặc phỏng vấn. Sức làm việc khỏe, chịu khó, chịu tổ chức bài vở và hướng đề tài cho nhiều người khác, anh có khả năng tổ chức đề tài, quản lý và tập hợp được một nhóm người chịu nghe và chịu cộng tác với anh trong hòa bình và vui vẻ. Dương Bình Nguyên cũng là người quảng giao rộng và rất chịu khó ngoại giao. Hầu như không một cuộc vui nào, cuộc họp báo đình đám nào của giới showbiz mà thiếu vắng anh. Khác với một số nhà báo, nhà văn khác chỉ quan tâm tới việc của mình và những lợi ích mà mình sẽ đạt được, Dương Bình Nguyên thường chia sẻ công việc và thông tin với các đồng nghiệp làm báo.
Với tôi và với nhiều người khác, Dương Bình Nguyên luôn là một người bạn nhã nhặn, tỉ mẩn, có trách nhiệm, rất tâm lý và chiều bạn. Một ít sấu làm quà từ mỗi chuyến ra Hà Nội thăm con trai, những tin nhắn cám ơn vào dịp cuối năm, những lời âu yếm động viên nhau mỗi khi gặp khó khăn hoặc những lời bông đùa để giảm stress… tất cả tuy rất giản dị nhưng thật có ý nghĩa trong cuộc sống bận rộn quay cuồng hiện nay. Khác hẳn với con người hiện đại luôn bận rộn, văn chương của Dương Bình Nguyên lại chậm rãi, xưa cũ và thường nhớ nhung về quá khứ như thể đó mới thực sự là chốn để anh tĩnh tâm và giãi bày. Những câu chuyện vụn về những kỷ niệm xa xôi đượm chút bảng lảng buồn cứ phảng phất nhẹ nhàng khiến nhiều cô gái rất mê thích, thậm chí không ít bạn đọc nữ còn mua sách của anh để tặng cho bạn trai mình. Tôi cũng thích văn của Dương Bình Nguyên bởi sự tinh tế và nhẹ nhàng trên từng câu chữ. Đọc sách của anh như nhấm một ngụm café không ngào ngạt hương thơm nhưng luôn lắng đọng chút nhân nhẩn đắng nơi đầu lưỡi và dư vị bùi ngùi còn lưu luyến mãi như không muốn rời đi.
Với một con người có nhiều xáo trộn trong đời sống riêng tư như Dương Bình Nguyên, văn chương của anh hẳn còn nhiều điều muốn lên tiếng.
3. Nhà văn-nhà báo Lê Anh Hoài:
Văn chương cần nhiều hình thức mới.
Viết báo, làm thơ, sáng tác văn, chơi nghệ thuật đương đại… là những việc mà Lê Anh Hoài đang và tiếp tục đeo đuổi. Với anh, yếu tố mới lạ luôn được đặt lên hàng đầu.
NLC: Anh có cho rằng mình cũng khá “nghệ” không? Từ bản thân cuộc sống của anh, sở thích, công việc… có bao nhiêu phần trăm được anh “sắp đặt” và bao nhiêu phần trăm được anh “thả rơi tự do”?
LAH: Tôi cũng không hiểu là mình có “nghệ” không nữa, chỉ nghĩ rằng người làm công việc sáng tác thì cứ làm hết sức theo cái mình thích và mình thấy cần thiết. “Nghệ” hay không do người khác đánh giá, chuyện này cũng không nên quá nhấn mạnh, nhất là những biểu hiện “nghệ” bên ngoài. Còn có bao nhiêu phần trăm “sắp đặt” và “thả rơi”..., thú thật khó trả lời, vì cuộc sống bản thân nó đã rất nhiều bất ngờ. Tôi chỉ luôn nghĩ mình phải sẵn sàng cho những bất ngờ đó mà thôi. Nói chung là tùy cơ ứng biến, chẳng thể có công thức nào được.
NLC: Theo anh, việc một người viết hứng thú lao theo những thử nghiệm của nghệ thuật sắp đặt sẽ mang lại những tác động gì tới các con chữ trong tác phẩm của người đó? Một trật tự mới được thiết lập, một mớ rối rắm phức tạp và khó hiểu, một luồng sinh khí mới đầy ấn tượng?
LAH: Tôi tham gia làm nghệ thuật đương đại vì thấy nó có thể giúp tôi biểu đạt những điều mà con chữ không làm được. Còn nó có tác động gì tới con chữ hay không, tôi chưa tổng kết. Tuy nhiên đối với những thủ pháp và quan trọng hơn là tinh thần của nghệ thuật đương đại, theo tôi, các nhà văn cũng nên tiếp cận và biến nó thành luồng sinh khí mới trong sáng tác. Còn việc “rối rắm phức tạp và khó hiểu” cũng là cái đương nhiên xảy ra với vẫn còn nhiều người đọc quen với mỹ cảm cũ, với lối văn giản đơn, kể chuyện theo một tuyến... Nhưng tôi thấy ngày càng nhiều người viết và người đọc - nhất là người trẻ - đang bứt phá, tìm tòi cách thể hiện mới. Quan trọng hơn, họ đã có cách nghĩ khác, và tạo ra vẻ đẹp khác trong văn chương, nghệ thuật.
NLC: Tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của anh có cấu trúc rất kỳ, khó hiểu, vụn vặt, tản mạn, như một tác phẩm nghệ thuật đương đại tổng hợp và pha trộn. Có phải anh cố tình đem nghệ thuật sắp đặt vào việc xây dựng tác phẩm văn học?
LAH: Không hẳn. Nhưng đúng là tôi muốn đưa tới người đọc một kiểu văn chương khác. Nó rất “đời thường”, không hề cao siêu, rao giảng, đúc rút gì hết. Tôi nghĩ cuộc sống là vậy, và hãy đi ra từ nó, nên tôi bê vào tác phẩm đủ thứ: chuyện tiếu lâm, chuyện phiếm vỉa hè, báo chí, thơ kiểu Bút Tre, lại cả kịch phi lý - hài...vv...vv. Tôi muốn người đọc cứ khám phá các nhân vật của tôi và cả bầu khí quyển của quyển tiểu thuyết, hơn là tôi trau chuốt, cắt đặt, cố tình đưa đến cho họ một câu chuyện đã chế biến, bày biện. Như vậy, nhìn dưới một góc độ nào đó, tôi sắp đặt theo một cách không – sắp – đặt. Lối viết này khiến nhiều người không thích, nhưng cũng mừng là có khá nhiều người thấy hứng thú.
NLC: Đối với những tác phẩm văn học sau này, hẳn anh chú trọng nhiều tới hình thức và phong cách thể hiện của tác phẩm hơn nội dung câu chuyện muốn chuyển tải?
LAH: Quả tôi cũng muốn làm điều đó. Chỉ nói hình thức cũng không đầy đủ, thật ra bên trong một hình thức khác, bao giờ cũng là một cách đặt vấn đề khác. Hình thức chẳng bao giờ tách rời khỏi nội dung cả. Trong văn chương và nghệ thuật hiện nay, những thứ tưởng chừng bất di bất dịch đều nên xem xét lại. Nghệ thuật văn chương, tôi nghĩ, cần phong phú, đa dạng, cũng rất nên khuyến khích sự tìm tòi, thử nghiệm trên phương diện hình thức nói riêng, và mọi phạm trù có thể liên quan.
NLC: Tốc độ xuất hiện tác phẩm văn học của anh không nhiều, phải chăng anh phân tâm quá với nhiều thứ? Những cuộc ngưng nghỉ giữa những sở thích này của anh có theo chu kỳ nhất định?
LAH: Ôi, chu kỳ à? Không! Người sáng tác không phải là công nhân hay nông dân. Đồng ý là phải lao động mới có tác phẩm, nhưng người sáng tác thì trong đầu phải có gì đã chứ? Và đó phải là cái mới. Nó kích thích sáng tạo, hoặc nó làm cho người nghệ sĩ thực sự đau đớn hay vui sướng, hoặc cả hai... Những cái này muốn cũng không dễ có được. Vậy nên tôi sẽ không sáng tác khi trong đầu chẳng có gì. Nhưng ngược lại, lúc mọi điều đã chín trong tôi, thì tôi làm bất kể ngày đêm, và lúc đó thì chỉ mong không phải làm việc kiếm sống, chỉ ngồi viết mà thôi.
Với tôi, việc tham gia nhiều lĩnh vực cách nghỉ tích cực, như viết đang tắc thì nghĩ về vài tác phẩm sắp đặt, vài ý niệm đương đại xem sao, và ngược lại. Tôi thấy cách nghỉ tích cực bằng cách đổi việc như vậy rất tốt.
NLC: Từ giờ tới cuối năm, anh có “âm mưu” gì cho một cuộc chơi mới?
LAH: Tôi đang chờ tập truyện ngắn được in ra. Tiểu thuyết mới cũng đã “động thủ”. Nghệ thuật đương đại cũng đang hình dung vài tác phẩm... đại loại thế.
NLC: Xin cám ơn anh.
Không nên chế nhạo hình ảnh người đồng tính
Là nhà văn chấp bút cho tác phẩm Không lạc loài – cuốn tự truyện thứ 2 về đồng tính ở nước ta, nhà văn Lê Anh Hoài chia sẻ những suy nghĩ của mình khi hoàn thành cuốn tự truyện này.
NLC: Tại sao anh nhận lời giúp Phạm Thành Trung chấp bút tiếp cuốn tự truyện dang dở?
LAH: Công ty Hà giang book mời tôi, nhưng tôi ngại vì biết công việc sẽ rất bề bộn, hơn nữa cuốn sách đã có một tiền sử là được một nhà văn nữ chấp bút rồi hai bên lại chia tay nên tôi càng không mặn mà. Từ chối mấy lượt rồi tôi bảo họ cho gặp Trung, định là thôi thử xem sao rồi từ chối cũng không muộn. Nhưng khi gặp Trung và trao đổi phỏng vấn mấy câu, tôi nhận ra với nhân vật này có thể làm được.
Với thể loại tự truyện, tôi cũng khá hào hứng. Lý do, trong đời sống xã hội của ta nói chung và văn chương nói riêng, tiếng nói của những cá nhân riêng lẻ còn rất ít ỏi. Những tiếng nói chính thống từ lâu nay bao giờ cũng là của "chúng ta" chứ không phải là "tôi". Cũng có một số tác giả ít ỏi được quyền viết hồi ký tự truyện nhưng tính cá nhân cũng rất ít mà luôn đề cập đến những giai đoạn lịch sử quan trọng, những biến cố lớn lao. Điều này là tốt nhưng chưa đủ. Một xã hội dân chủ, coi trọng con người chính là xã hội mà ở đó, tiếng nói của mỗi cá nhân và những cộng đồng nhỏ được cất lên, bình đẳng.
NLC: Từ Thành phố không lạc loài đến Không lạc loài – tự truyện Phạm Thành Trung có gì giống và khác nhau?
LAH: Phần trước như tôi biết thì mới viết được một đoạn chưa dài lắm. Công việc của nhà văn Cấn Vân Khánh tôi trân trọng và tự thấy mình không có thẩm quyền gì phán xét. Chuyện giữa Khánh và Trung là chuyện riêng giữa hai người. Về cái tên thì như mọi người thấy đấy, bỏ chữ "thành phố" đi thì tính phổ quát sẽ cao lên. Ở cuốn sách do tôi viết, tôi thể hiện quan điểm tôn trọng sự thật đến mức cao nhất và công bằng với các nhân vật đến mức cao nhất. Có được điều này là do tôi đã trao đổi với Thành Trung khá nhiều để nắm được quan niệm, tâm tư tình cảm của Trung. Có nhiều chuyện, nếu người viết sách chỉ biết việc diễn ra thế nào rồi viết ngay thì sẽ không đúng với bản chất vấn đề.
NLC: Trong quá trình viết, anh gặp phải những khó khăn và thuận lợi gì?
LAH: Thuận lợi là giữa tôi và Trung nhanh chóng tin cậy lẫn nhau nên Trung kể với tôi rất nhiều chuyện theo yêu cầu của tôi và không né tránh điều gì.Khó khăn là trong một thời gian không dài, phải lột tả được cuộc sống của một con người trong thời gian khoảng 15 năm, mà đây lại là một người có cuộc sống khá đặc biệt, lạ lẫm với đa số mọi người thông thường.
NLC: Anh có quan tâm tới đề tài đồng tính trong báo chí, sách vở ở nước ta? Và nhìn nhận ra sao về hiện tượng này?
LAH: Từ khi nhận lời viết cuốn sách này, tôi tham khảo khá nhiều nguồn tư liệu và xem khá nhiều các tác phẩm của các nhà văn VN về đề tài này. Nhận xét của tôi là chưa nhiều tác phẩm sâu sắc và nhân văn, phản ánh thực sự đời sống của người đồng tính. Đó là trong văn học, còn trong kịch, tiểu phẩm, phim, nhất là trên truyền hình thì toàn đưa ra những hình ảnh méo mó về người đồng tính. Thật sự, xã hội VN vẫn còn kỳ thị rất nặng nề với người đồng tính. Coi họ là bệnh hoạn, nghĩ rằng họ đua đòi.. và…vv… Thực ra đồng tính không phải là bệnh (điều này WHO đã có khuyến cáo chính thức từ lâu) và thực tế, ai sẽ đua đòi để mình trở thành một đối tượng bị kỳ thị của xã hội? Tôi nghĩ không nên đem hình ảnh người đồng tính ra để chế nhạo, hoặc khai thác những chuyện giật gân để câu khách. Làm như vậy là dã man.
Ta nói về nhau:
Lê Anh Hoài: Lần đầu tôi gặp Nguyễn Lệ Chi tại một hội thảo văn chương. Những nơi như thế dày đặc những tai mắt văn nghệ. Tôi thấy một cô gái là lạ, điều điệu nhìn mình, cái nhìn khiến tôi thấy là lạ và cũng khiến mình thấy điều điệu (theo nghĩa phải tự nhìn lại bản thân mình).
Cô gái ấy ra chào tôi, thì ra đó là Nguyễn Lệ Chi – người mà tôi đã biết… trên mạng. Với nhiều thông tin lắm, nào đây là dịch giả tiếng Trung sắc sảo, nào đây là chủ một nhà sách (tôi biết do nhận được khá nhiều thông cáo báo chí từ cái công ty có tên Chibooks). Tôi cũng vội đáp lễ như khi gặp một nữ nhân sĩ, không nghĩ hai bên sẽ có liên đới với nhau thế nào. Vì dù có thực tế đến mấy, tôi cũng chưa nghĩ đến việc sách của mình được Chibooks dịch ra tiếng Trung (?!).
Cũng bởi biết nhiều danh hiệu của Lệ Chi như thế nhưng tôi lại không biết cô cũng là nhà báo như tôi. Thế nên, một ngày đẹp giời, bỗng cô gọi cho tôi nói phỏng vấn, tôi suýt ngất.
Sống trong thời đại Google, nên tôi vội hỏi gấp ông Hu – gồ, thì mới biết đây là một nhà báo dày dạn kinh nghiệm. Lúc ấy mới như chợt ngộ ra vì sao lần đầu gặp cô, tôi thấy cô là lạ. Là bởi gương mặt cô không tố cáo một nghề nghiệp gì, cái đa số người đều có. Đơn giản vì cô là con người mấy trong một. Cô là người không chịu khuôn mình vào một cái vỏ nào.
Lúc ấy, tôi nghĩ thoáng trong đầu, ồ, cái tên sao gợi lên cái gì cổ cổ, rồi chợt lóe lên. Trời ạ, hóa ra mối liên tưởng dẫn đến Lệ Chi viên, đến mối kỳ tình kỳ án năm xưa ở vườn vải. Hôm nay, cô ép tôi phải bày tỏ những nghĩ suy, thì đành phải thiệt tình khai ra những gì đã trộm nghĩ!
Nguyễn Lệ Chi: Tôi biết tới tên Lê Anh Hoài phần lớn qua Internet và báo chí. Có vẻ anh là một người hoạt động sôi nổi và rất thích thử sức với cái mới. Anh từng nói tôi và anh có điểm giống nhau, có lẽ chính bởi khao khát luôn muốn thử sức với cái mới này. Tuy nhiên tôi lại là người rất chóng chán, những gì tôi đã làm được thì lại thấy mất hứng thú ngay và tiếp tục chuyển sang một mục tiêu mới để tạo hứng thú mới. Lê Anh Hoài hẳn cũng tương tự bởi tôi thấy anh thay đổi liên tục những thử sức của mình, từ nghệ thuật trình diễn tới sắp đặt, trình diễn thơ, vẽ trên cơ thể… rồi viết truyện, viết báo, làm thơ… Bạn bè và những người quen biết Lê Anh Hoài đều luôn mong chờ những tác phẩm nghệ thuật thị giác của anh bởi chúng luôn bất ngờ, mới mẻ và rất hiện đại, mang hơi thở của cuộc sống hôm nay cùng những vấn đề xã hội đang được quan tâm. Lê Anh Hoài có vẻ ngoài rất đàn ông và dễ cuốn hút người đối thoại ngay từ lần gặp đầu. Nhưng tôi biết đằng sau cái vỏ cứng rắn đó lại là một tâm hồn nghệ sĩ mềm mại và luôn bay bổng. Tâm hồn đó, tính cách đó thật khó níu giữ. Với anh, mọi thứ luôn như đang trên đường đi, đang sôi sục ở phía trước, luôn có thứ mới mẻ đang chờ đợi anh khám phá và thử sức. Tôi tin rằng, Lê Anh Hoài vẫn còn nhiều thứ hơn nữa để thả sức sáng tạo, và tôi… lại có thêm nhiều đề tài để viết về anh.
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Duyên phận luôn được định đoạt và nhiều khi tình yêu tới không chỉ đơn thuần là vô cớ. Ẩn chứa sau một chiếc nhẫn cổ là vô số bí mật đến bất ngờ…
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn