Đỗ Chu: Mây thương hạ mây lặn vào trong sóng/ Sông dẫu nông mà bóng đã thành sâu/ Vải dẫu vụng một niềm chua dại dột/ Tiếng chim vang làm thắm quả trên đầu
   

Giao lưu thơ ca Việt Mỹ
Cập nhật: 10:32:00 12/10/2010

Chúng tôi coi những hoạt động của tổ chức “Trái tim người lính không chỉ có ích cho những người thiệt thòi trong chiến tranh, mà nó còn an ủi rất nhiều cho các thế hệ con cháu họ. Cần làm cho nhiều người, rất nhiều người biết những cuộc giao lưu đầy tính nhân văn, những việc tốt đẹp như thế này.”

Chiều ngày 11 – 10 – 2010, Đoàn các nhà thơ Cựu binh Mỹ trong tổ chức “Trái tim Người lính” (Soldier’s Heart) trở lại Việt Nam trong khuôn khổ các hoạt động từ thiện/ thân thiện nhằm xoa dịu bớt những tâm thế họ từng gieo đau thương cho đất nước này mà có; đoàn do nhà văn/ tiến sỹ tâm thần học Edward Tick, giám đốc tổ chức dẫn đầu với 22 nhà thơ đã đến thăm Hội Nhà văn Việt Nam với lời đề nghị được giao lưu với các nhà thơ Việt. Các Phó chủ tịch Hội: Nhà văn Nguyễn Trí Huân, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cùng các nhà thơ ở Hà Nội đã nồng nhiệt chào mừng và thịnh tình đón tiếp. Nhà văn Ed Tick nói ông sang Việt Nam đây là lần thứ 10, với lòng mến khách và xoá bỏ hận thù của những người Việt mà đoàn tiếp xúc đã giúp ông cùng Tỏ chức Soldier’s Heart chữa lành các chứng tâm thần cho những bệnh nhân của mình. Ông đặc biệt biết ơn thơ ca, vì, là một thầy thuốc, ông biết thuốc men và triết lý không chữa nổi những chứng bệnh cho trái tim từng thương tổn. Ed Tick nói, trong đoàn hôm nay có Giáo sư tại Trung tâm thi ca và sinh viên của Trường đại học Kent State, Ohio, nơi 43 năm trước có một sinh viên bị bắn chết do phản đối chiến tranh ở Việt Nam, dấy lên phong trào phản chiến ngày càng mãnh liệt trên toàn nước Mỹ. Ed Tick cũng nói, chúng tôi mang theo một cậu bé học sinh trung học của bang Ohio với một mục đích mà diễn giải ra nó như câu thơ Tố Hữu: Êmeni con đi cùng cha/ Mai khôn lớn con thuộc đường kẻo lạc. Ông cũng nói về hiện tượng nghệ thuật 100 bức tranh phản đối chiến tranh của trẻ em Việt, Soldier’s Heart đã triển lãm ở Ohio và sau một vài tháng đã có 1.200 nhà thơ, cả người lớn lẫn trẻ em gửi thơ về, chúng tôi sẽ chọn 100 bài thơ in dưới các bức tranh để mang đi triển lãm khắp nước Mỹ, sang Việt Nam và đi đến mọi quốc gia, loan truyền thông điệp của những thiên thần, làm thức tỉnh trái tim toàn nhân loại hãy giã từ vũ khi hay như bài thơ tôi viết về thần Kim Quy của Việt Nam – hãy trả gươm về đất.

Nhà văn Nguyễn Trí Huân chia sẻ với những chấn thương của khách, ông nói chúng tôi cũng có những chấn thương của mình, dù cuộc chiến ấy chúng tôi chiến thắng. Hội Nhà văn Việt Nam cùng các nhà văn nhà thơ đã chuyên cần chuyển tải những thông điệp của hoà giải và nhìn về tương lai, chỉ có tương lai hoà bình và hữu nghị mới có ích cho hết thảy mọi người ở mọi quốc gia. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều kể lại một kỷ niệm với một đoàn cựu binh Mỹ, các nhà thơ từng ở hai đầu chiến tuyến đã ngồi bên bờ Sông Hồng để đọc thơ, để hát cho nhau nghe. Ông đã viết trên cái mũ cối của bộ đội Việt Nam lúc đó đã là vật lưu niệm của một cựu binh Mỹ một bài thơ. Sau đó, bức ảnh cái mũ cối với bài thơ ấy đã được in tràn ra suốt trang nhất của báo New York Tims. Trang báo ấy Nguyễn Quang Thiều vẫn giữ, nó xứng đáng được đưa vào bảo tàng không chỉ của văn học Việt Nam.




Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và nhà văn Edward Tick, Giám đốc Tổ chức Trái tim người lính


Sau đó, các nhà thơ Việt Mỹ đã trò chuyện thân mật xen với đọc thơ (vanvn.net trân trọng giới thiệu dưới đây). Kết thúc giờ làm việc buổi chiều, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã chiêu đãi tiệc nhẹ. Trong diễn từ, nhà thơ Hữu Thỉnh nói: Chúng tôi, nhà văn Ediward Tick đã có cuộc làm việc ngắn nhưng đày tinh thần hợp tác. Chúng tôi đã thống nhất 3 việc làm sắp tới, như sau:

1, Chúng tôi coi những hoạt động của tổ chức “Trái tim người lính không chỉ có ích cho những người thiệt thòi trong chiến tranh, mà nó còn an ủi rất nhiều cho các thế hệ con cháu họ. Cần làm cho nhiều người, rất nhiều người biết những cuộc giao lưu đầy tính nhân văn, những việc tốt đẹp như thế này.”

2, Tôi và Tick đã nhất trí rằng, chúng ta cần hợp tác và cần hợp tác lâu dài

3, Vào sang năm, khi các bạn trở lại Việt Nam, Hội Nhà văn VN cùng Tổ chức Trái tim người lính sẽ tiến hành ký kết về sự hợp tác ấy. Nội dung chính của Biên bản hợp tác sẽ là tích cực dịch và hội thảo những tác phẩm quan trọng của văn học Việt Mỹ, trao đổi đoàn thăm và hoạt động thân thiện. Xin nâng cốc chúc sức khoẻ và tình thân hữu của tất cả chúng ta.




Bức tranh màu nước “Vũ khí không còn ác nữa” (Weapons no more malicious), Phùng Ân Khải, 11 tuổi.

"Tại sao không biến quả ngư lôi thành chú cá heo biết yêu?

Tại sao không làm mềm hàng rào thép gai để làm que đan áo?

Tại sao đạn bay trên trời không là chú chim duyên dáng?"

Thay vì chiến tranh, tại sao không phải hòa bình?”

Bài thơ “Tại sao”, nhóm học sinh lớp 7, Trường Marcia Skidmore, Ohio

THOMAS SAAL

Responding to the painting “Life Bud” by Vo Thanh Mai, age 12

“Look at Me”

Look at me!

Won’t you please look at me?

See my tears,

my face of fright

caused by your war.

Look at me!

Won’t you please look at me?

See my generation, homeless,

armless and legless.

Look at me—

Won’t you please look at me?

Trapped inside the bubble of a flower,

locked inside, keyless,

unable to leave.

THOMAS SAAL

Viết riêng cho bức tranh “Nụ cuộc sống” của em Võ Thanh Mai, 12 tuổi

NHÌN TÔI

Nhìn tôi!

Hãy nhìn tôi đây!

Nhìn nước mắt này

Nhìn sự sợ hãi

Trên gương mặt tôi

Gây ra

bởi cuộc chiến tranh của các người.

Nhìn tôi!

Hãy nhìn tôi đây!

Nhìn thế hệ tôi

Không chân không tay

Mất hết nhà cửa

Nhìn tôi

Hãy nhìn tôi đây

Tù túng trong một chiếc bong bóng hoa

Bị nhốt bên trong

Không có chìa khóa

Không thể thoát ra.

Lời Việt: Nguyễn Phan Quế Mai

John M.Schluep

WHEN THE AIR SHAKES

We clench our fist at the sky and curse

Because we are not God.

We want what is not ours

We want what was given to others

And we say we do this for freedom.

We don't want freedom

The responsibility is too much for us.

We want to be free

To choose our enslavement.

We make bullets

We make bombs.

We send soldiers.

When the air shakes

The air is filled with death

Then we are gods;

And we are damned.


 

John M.Schluep

KHI BẦU KHÍ QUYỂN RUNG LÊN

Chúng ta đấm nắm đấm lên trời và chửi thề

Vì chúng ta không là Thượng đế

Chúng ta muốn có những gì không thuộc chúng ta

Chúng ta muốn có những gì đã được trao cho người khác

Và chúng ta nói rằng chúng ta làm việc này vì tự do

Chúng ta không muốn tự do

Trách nhiệm nặng nề không gánh nổi

Chúng ta muốn tự do

để tự biến thành nô lệ

Chúng ta chế tạo đạn

Chúng ta chế tạo bom

Chúng ta cử lính tham gia chiến tranh

Khi bầu khí quyển rung lên

Bầu khí quyển nhồi đầy cái chết

Lúc đó chúng ta là thần thánh

Và chúng ta bị đày xuống địa ngục

Lời Việt - Nguyễn Phan Quế Mai


 

JOHN W FISHER

A chapter in his book NOT WELCOME HOME

PEACE

Human beings have been involved with war for as long as there is recorded history and strangely, most wars have been fought over religious views. Spiritual doctrine helps to create the politics unique to a region. Unfortunately, views differ around the world and are not always congruent with each other. One would like to think that all points of view have the peace idea in mind, and should be appropriate for everyone, but this is not the case.

Most religions agree that there is an infinite source of higher power within the Universe that is behind all things. This energy may be known by different names, e.g. God, Allah, Buddha, etc. No matter what it is called, the common belief is that it is love. Assuming that all religions believe in a higher power, and that that power is love, then war is a complete contradiction of the one principle congruent among all religions.

Love and peace are probably the two most desired principles since the beginning of mankind. Presuming love is the creation of the infinite source, peace must be the responsibility of the human being. We assume that the higher power has been and always will be doing its part of the bargain, which means that the human beings have not been doing their part if they continue to fight wars.

Why do human beings continue to practice such bizarre behavior, especially when it contradicts the natural ways of the Universe? One idea proposed is that human brains are too big. For the most part, human beings are only considering their individual wellbeing. They are ruining their planet and, worst of all, creating havoc amongst themselves by not doing their part by practicing peace.

Most religions profess that a soul resides within each human. This soul is thought to be part of the higher power, part of the life force that will separate from the body upon death. The term “human” is used for the body and “being” is used for the soul, which perhaps should actually be capitalized to read “human Being.”

JOHN W FISHER

Một chương trong cuốn sách KHÔNG ĐƯỢC CHÀO ĐÓN TRỞ VỀ

HÒA BÌNH

Con người đã bị cuốn vào chiến tranh từ rất lâu, có lịch sử thành văn là đã có chiến tranh rồi, và thật lạ lùng, hầu hết những cuộc chiến tranh đều diễn ra trên các quan điểm tôn giáo. Những học thuyết tinh thần này giúp tạo ra nền chính trị riêng cho từng khu vực. Đáng tiếc là, trên thế giới, các học thuyết lại khác nhau và luôn không tương hợp với nhau. Người ta muốn và nghĩ rằng tất cả các quan điểm đều mang trong nó tư tưởng về hòa bình, như thế sẽ phù hợp với tất cả mọi người, nhưng câu chuyện ở đây lại không phải vậy.

Hầu hết các tôn giáo đều thống nhất rằng có một sức mạnh siêu phàm vô tận trong vũ trụ, đứng sau tất cả mọi thứ. Sức mạnh siêu phàm này được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Thiên Chúa, Thánh Allah, Đức Phật v.v..Nhưng dù có tên là gì, thì đức tin chung của tất cả vẫn là tình yêu. Thừa nhận rằng tất cả các tôn giáo đều tin vào một sức mạnh siêu phàm, và rằng sức mạnh ấy là tình yêu, thì chiến tranh là một điều hoàn toàn trái ngược với nguyên tắc thống nhất giữa các tôn giáo ấy.

Tình yêu và hòa bình có lẽ là hai khát vọng lớn nhất của nhân loại kể từ thuở bình minh. Nếu coi tình yêu là một tác phẩm của nguồn sức mạnh siêu việt, thì hòa bình phải là trách nhiệm của con người. Chúng ta thừa nhận rằng sức mạnh ấy đã và sẽ luôn đóng góp vai trò của nó trong mục tiêu tốt đẹp này, thì con người, nếu còn tiếp tục tiến hành các cuộc chiến tranh, nghĩa là không đóng góp phần mình vào đó.

Tại sao con người vẫn tiếp tục thực hiện hành vi kỳ quặc ấy, nhất là khi nó đi ngược lại với quy luật tự nhiên của Vũ trụ? Có ý kiến cho rằng vì bộ não con người quá lớn. Đa phần con người chỉ coi bản thân họ là kẻ mạnh. Họ đang tàn phá hành tinh của mình và tệ hại nhất, họ hủy hoại lẫn nhau bằng cách từ chối góp sức vào gìn giữ hòa bình.

Hầu hết các tôn giáo đều cho rằng có một linh hồn trú ngụ trong mỗi con người. Linh hồn này được cho là một phần của sức mạnh siêu phàm, một phần của sinh lực, và sẽ tách khỏi thân thể khi con người chết đi. Từ “con” được dùng để chỉ phần thân thể và từ “người” dùng để chỉ phần linh hồn, vì thế có lẽ nên đọc với chữ “con Người” viết hoa.

Scientists studying the human brain are quite astounded about its capabilities. They were so impressed that they invented machines modeled after their own brains, now known as computers. The machines might be considered even better in the sense that they do not forget things like the brain does and they do not cause trouble in the world unless programmed to do so by the human Being itself.

The computer, however, does not have the higher power life force within. Sometimes it appears that the human Being does not have it, either. Perhaps the illusion occurs due to the large human brain, which is so powerful that it can actually override the intentions of its soul or Being. Apparently, the brain has no control over this action and thus, perhaps, is the reason why it persists on contradicting the love within the Universe.

Các nhà khoa học nghiên cứu não người rất kinh ngạc bởi những khả năng của nó. Họ đã phấn khích đến mức phát minh ra nhiều máy móc mô phỏng chính não mình, và loại máy móc ấy bây giờ ai cũng biết: máy vi tính. Máy vi tính có thể được xem là tốt hơn cả não người nếu xét ở chỗ nó không quên thông tin và không gây hỗn loạn trên thế giới, trừ phi nó bị chính con người lập trình để tạo ra điều đó.

Tuy nhiên, máy tính không có trong nó nguồn sinh lực siêu phàm. Đôi khi dường như chính con Người cũng không có nguồn sinh lực ấy. Có lẽ bộ não lớn đã khiến con Người ảo tưởng về chính mình, và nó quá mạnh mẽ đến mức không mảy may đếm xỉa đến những suy nghĩ của phần linh hồn hay phần Người. Rõ ràng bộ não không hề điều khiển hành động này, và có lẽ vì thế, đó là lý do tại sao nó vẫn khăng khăng đi ngược lại tình yêu trong Vũ trụ.

Lời Việt - Nguyễn Hoàng Diệu Thủy

GABZ CIOFANI

LENDING A HAND TO HEALING

Last time fall fell,

I was prompting high school students

to write poetry in response to the truths

painted by Vietnamese children.

We pulled up images online

and looked at their experiences

projected

from an overhead.

We talked about what filled our lenses-

about war and its reality

as painted

from the perspective

of young Vietnamese.

Eyes wide, together,

we see how we are all one with one another.

How war burns our sons,

scorches our brothers.

I asked them to write about their feelings

about the truths inside the paintings

Write about futures they would create

and what they'd like to see added to tomorrow.

Then I read to them a couple of lines

from a future

I am still in the process of sketching:

I'd paint people holding hands with peaceful politicians

a camera capturing tenderness

eggs hatching in Spring.

Now, as fall falls,

wars watermarks

still wrinkle our surfaces.

I am in the War Remnants Museum

in Ho Chi Minh City,

seeing still

how honestly

our children respond to it.


 

GABZ CIOFANI

Chung tay hàn gắn vết thương

Vào mùa thu trước

Tôi đã hướng dẫn học sinh cấp ba làm thơ để trả lời sự thật

sự thật vẽ bởi những đứa trẻ Việt Nam

Chúng tôi lấy những bức vẽ từ trên mạng Internet

và quan sát

những trải nghiệm của những đứa trẻ đó qua màn hình chiếu

Tôi và học trò nói về những cảm giác ngập tràn hốc mắt

về chiến tranh và sự thật

như đã được những người Việt trẻ tuổi vẽ lên

Chúng tôi đã cùng nhau mở to mắt

để thấy rằng chúng tôi cùng đồng tâm hiệp lực

Để thấy rằng chiến tranh đốt cháy những đứa con trai của mình

thiêu sống những người anh của mình.

Tôi bảo học trò viết nên cảm nghĩ

về sự thật trong những bức tranh

Viết về những tương lai các em sẽ tạo nên

Và những gì các em muốn ngày mai phải có

Và tôi đọc cho học trò nghe những dòng chữ từ tương lai đó

Những dòng tôi đang vẽ dở

Tôi sẽ vẽ những người dân nắm tay những người lãnh đạo yêu hòa bình

Và một chiếc máy ảnh chụp sự hiền hòa của họ

Những quả trứng nở ra mùa Xuân

Bây giờ, khi mùa thu rụng xuống

Ngấn nước chiến tranh còn làm nhăn nhúm

bề mặt của chúng ta

Tôi được ở trong Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

tại thành phố Hồ Chí Minh

và tôi vẫn thấy

cách mà trẻ em của chúng ta

trả lời chiến tranh bằng chính sự chân thành của chúng.

Lời Việt: Nguyễn Phan Quế Mai


 

J. FOSSENBELL

Notes from a Terrace in Hanoi

One thing leads to another

And on and on and on

which is how, now, I belong

here, on this terrace roof, along-

side the pink plastic flowers, the wrong

side of the world beneath my gaze, among

the notes of horns,

“killing me softly with his song”

blaring, the lanterns hung

above my head, the sky that has wrung

itself out again and again still hangs

heavy over Hoan Kiem Lake, her flags hung

tall and red and strong

atop the steely silver poles of iron.

Of course I think of winning, but what’s won

is won, and the rest is history, though flung

far from the dirt and blood of truth, their songs

not forgotten, or never learned, among

those who lost and have sprung

up here again not as warring pawns

but as hands that stretch beyond

the value of dollars and dong,

to tongues and eyes and beyond

into fields and jungles; we were not called upon

and so we stayed. So now we come,

and truth and justice must be drawn

again, but every morning with the green dawn

we learn a little something more. From the bridge of Thang Long

I have descended to the shore, the red waters of the Hong

river spread before me, the certainty withdrawn

from me. And all along

we were fighting for a far-flung

greed and need for violence. Not done

now, but elsewhere, and so we feed upon

the temporary peace, and on and on

we go, the past for now foregone.


 

J. FOSSENBELL

NHỮNG GHI CHÉP DƯỚI MÁI HIÊN HÀ NỘI

Một việc dẫn tới một việc khác

Và cứ thế, cứ thế, cứ thế

bằng cách này, tại đây, tôi thuộc về

nơi này, nơi mái hiên này, cạnh xum xuê

những bông hoa nhựa màu hồng,

mặt trái của thế giới dưới tầm

nhìn của tôi, giữa những nốt thanh âm

còi xe “killing me softly with his song”*

rền rĩ, những chiếc đèn lồng

treo trên đầu tôi, bầu trời lộng

đã vắt kiệt nước vắt đi vắt lại cũng còn treo mãi,

nặng trên Hồ Hoàn Kiếm, những lá cờ của Người treo

cao bay lượn đỏ và dũng mãnh

trên đỉnh những cột sắt ngời thép bạc.

Dĩ nghiên tôi nghĩ về chiến thắng, nhưng điều gì đã thắng

là đã thắng, và phần còn lại là lịch sử, mặc dù bị quẳng

xa khỏi đất và máu của sự thật, những bài hát của chúng không bị quên lãng,

hoặc không bao giờ có thể học được,

giữa những kẻ thua trận và thân phận

trổ lên đây không phải như những con cờ trong cuộc chiến mà là từ ý nguyện

trở thành những cánh tay với ra ngoài giá trị của Đô la và Đồng

để tới những chiếc lưỡi và những đôi mắt

và xa hơn tới những cánh đồng và những cánh rừng;

chúng ta không bị ra lệnh và cứ thế chúng ta ở mãi.

Bây giờ chúng ta đến đây, và sự thật và chân lý phải được vẽ lại

Mỗi buổi sáng với ban mai xanh màu lá cây chúng ta học ở đây thêm một điều gì đó.

Từ cầu Thăng Long tôi đã đi xuống bờ, nước sông Hồng đỏ

trải trước mặt tôi, sự vững tâm rời bỏ

tôi. Xuyên suốt lịch sử chúng ta đã chiến đấu cho một lòng tham xa xăm

và nhu cầu bạo lực ngấm ngầm.

Ngay cả bây giờ chiến tranh cũng chưa chấm dứt ở nơi nào đó,

và cứ thế chúng ta phải tự nuôi sống mình bằng hòa bình tạm thời,

và cứ thế và cứ thế chúng ta đi bỏ lại sau lưng quá khứ.

*“killing me softly with his song”: lời một bài hát tiếng Anh quen thuộc, tạm dịch “giết tôi nhẹ nhàng bằng bài hát của anh ấy”, Roberta Flack, 1973.

Lời Việt: Nguyễn Phan Quế Mai

NGUYỄN HỮU QUÝ

BÔNG HUỆ TRẮNG

Tặng thưởng thơ hay nhất Văn nghệ quân đội 1995

Bông huệ trắng

bay về phía hoàng hôn

những người lính khoác trên mình áo lửa

những người lính gối đầu lên bờ đá

những người lính nằm trong đất tơi tả

những người lính chẳng vẹn nguyên bên cây cỏ bị xới đào

những người lính tìm đường về quê mẹ

không bằng bàn chân mang dép cao su

các anh bay bằng đôi cánh loài chim núi

bằng ánh sáng của vì sao vụt tắt

bằng thương nhớ quắt quay từ hai phía chân trời!

Trắng thời gian những thập kỷ mong chờ

mẹ thao thức mắt mờ tóc bạc

mẹ nghe khúc khải hoàn trong nước mắt

mẹ đợi từng ngày các con mẹ về quê

những đứa con của mẹ đang về…

Mẹ ơi,

các anh về trong gió

phảng phất in dấu rêu sân

cây sào tre hong khô áo trận

những thằng con trai của mẹ cởi trần

nụ cười này, đôi mắt ấy, chẳng đổi thay!


 

Những người lính trở về têm cho mẹ miếng trầu cay

giấc mơ mẹ đỏ tươi từng giọt máu

những người lính trở về xòe tay trên bếp khói

giấc mơ mẹ mình đơm óng ả hạt mùa chiêm

những người lính trở về đánh rạ dọn rơm

giấc mơ mẹ bay ra dòng sữa trắng

những người lính trở về cười ngượng nghịu

giấc mơ người bật dậy tiếng oa…oa…

Những người lính tay cầm bông huệ trắng

đứng ngắm em bên giếng nước làng

nước quê mẹ soi trăng sao vằng vặc

những giọt khuya buông xuống khẽ khàng

cỏ kéo da non qua vết thương sâu thẳm

qua bờ vai thiếu phụ bão giông

những người lính chở che em qua chuyến đò nghiêng

thôi, em nhé, nước mắt đừng rơi nữa

vòng tay dẫu là cổ tích xa xôi

vẫn ấm áp nụ hôn đầu thuở ấy

đừng khóc nữa nhịp ầu ơ dang dở

những người lính trở về nơi xóm nhỏ

chiều nồm xanh con diều giấy bay cao

chiếc lá giong buồm kỷ niệm trong mưa

phong thư lính gửi về mùa hoa gạo

bài dân ca hát bằng phù sa đỏ

có một bầy con nít lội sông

có một bầy con nít được công kênh


 

trên bảy sắc cầu vồng các anh vừa dựng

bằng hoa cúc, hoa xoan, hoa lan, hoa súng

bằng cơn mưa mọc ra từ đất

bằng tia nắng nhen lên trong mỗi căn nhà

bằng nhạc

bằng thơ

bằng máu!

Những người lính tay cầm bông huệ trắng

trở về nơi mình đã ra đi

các anh lẫn trong vách đất thầm thì

các anh hòa vào mái tranh thủ thỉ

cây của mẹ gọi anh về xanh lại

trái cuối mùa, thêm lần nữa, mẹ sinh anh.

Quảng Trị 1994


 

NGUYỄN VIỆT CHIẾN

CẨM THẠCH VÀ CỎ XANH

1

Bức tượng ấy được dựng bằng cẩm thạch

Mắt xa xôi người góa phụ buồn rầu

Giai điệu xám ngân rung trong đá lạnh

Những nốt trầm mặc tưởng nữ nhân đau

Cũng đá này, người tạc cánh chim câu

Cánh khao khát đập qua bao thế kỷ

Trên bóng đêm chiến tranh đục ngầu

Tự do trắng bay lên không tàn phế

Cũng đá ấy được tạc thành bia mộ

Nhạc khúc buồn tưởng niệm một thời qua

Những họng súng hành trình cùng bão tố

Máu của người và khói đạn chiến xa

Hỡi cẩm thạch xin đừng là bia mộ

Tuổi xuân người đâu chỉ máu và hoa


 

2

Cỏ từ đất và lưỡi lê trên đất

Những gót giầy xâm lược cắm toàn đinh

Rơi từ mắt và cháy lên từ mắt

Giọt lệ đen, ngọn lửa rực hờn

Nhưng cỏ biếc không chỉ là nước mắt

Chảy trên mình trái đất những dòng xanh

Bị nghiến nát ở dưới vòng bánh xích

Những xe tăng và đại bác tự hành

Những con người gục ngã giữa chiến tranh

Giờ cỏ đã rờn xanh trên ngực họ

Dẫu ngày xưa lưỡi lê và giày đinh

Bước khốc liệt họ xéo dày lên cỏ

Hỡi những ai đã yên nằm dưới mộ

Cỏ bốn mùa xanh một khúc ru

Hỡi những ai chưa phải nằm dưới đó

Đừng làm đau một ngọn cỏ bao giờ


 

VŨ QUẦN PHƯƠNG

Ở NGHĨA TRANG LIỆT SĨ NGỌC HỒI

Làng nước nơi nào không nghĩa trang

Một góc rừng đây đã bảo tàng

Những Dốc Đầu Lâu, những Đồi Tử Sỹ

Tên đất nghe còn đau tóc tang

Chiến trận xa rồi, bom đạn tắt

Mà sao nước mắt mẹ chưa khô

Những người yên nghỉ chưa yên nghỉ

Xương cốt run lên dưới đáy mồ

Nén hương trước gió như lời nói

Đang hỏi trăm câu giữa lặng tờ

Tháng 12, 2005

PHAN THỊ THANH NHÀN

EM TRAI

Em tôi đi bộ đội

Năm nó tròn hai mươi

Chưa một lần gặp lại

Em đã hy sinh rồi.

Nó ngã xuống chiến trường

Giữa những ngày ác liệt

Đồng đội chưa tìm ra

Nơi tạm chôn hài cốt.

Mẹ khóc khô nước mắt

Tôi tìm hỏi nhiều nơi

Nhưng vẫn chưa biết được

Nấm mộ nào em tôi.

Thế rồi kỳ lạ quá

Trong tất bật tháng ngày

Tôi nhiều lần sửng sốt

Chợt gọi thầm: Khải ơi!

Có phải chính em tôi

Vai tựa vào chiếc nạng

Ánh mắt nhìn điềm đạm

Trong đêm mừng chiến công?

Rồi khu kinh tế mới

Chính em đang mải làm

Chợt dừng tay vẫy gọi

Khi xe tôi qua đường?

Hôm tôi thăm Côn Đảo

Tàu cặp bến, đã khuya

Chính em ùa ra đón

Quân hàm sao binh nhì.


 

"Em chưa thể về nhà

Em còn nhiều việc bận

Chị có hiểu em không?

Mẹ ơi xin đừng giận"...

Với mọi người, em tôi

Không còn tên còn tuổi

Đài liệt sĩ vô danh

Nấm mồ chung cỏ xanh.

Nhưng riêng tôi vẫn gặp

Giữa biển xa đèo cao

Trên bao gương mặt trẻ

Đứa em trai thủa nào.

Nó sống cùng đồng đội

Vĩnh viễn tuổi hai mươi

Tôi gọi tên em mãi

Giữa núi sông ngàn đời...

VĂN CHINH

CỔ ĐIỂN HÈ 2008

Tháng Bẩy mưa dầm không thấy Ngâu
Ca ve than thở mối yêu đầu
Muốn chơi không chỗ ăn không đói
Động mở ti vi là gameshow

Bạn gọi đi uống thì đi uống
Làm gì cho hết buổi chiều đây
Chạy trốn ù lì vào ồn ã
Lòng không thông thống mấy cho say

Dân đến uỷ ban đưa đơn kiện
Mệnh phụ lên chùa dâng xe hơi
Uỷ ban bận họp chống tham nhũng
Tĩnh toạ đài sen Phật thoáng cười

Bia đẫm cả người như tải ướt
Chênh chao rồi cũng hết được chiều

May có cú gọi từ quê báo
Đã tìm thấy cốt của thằng Khiêu

Khiêu nằm dưới thành cổ Quảng Trị
Băm bẩy năm mới quy cố hương
Vợ chờ lâu quá thành không gặp
Con chờ lâu quá tóc pha sương

Khóc cha má sữa trên tường


 

TRẺ EM VIỆT NAM NÓI LỜI HÒA BÌNH TRÊN ĐẤT MỸ

Mới đây, một triển lãm xúc động vừa được khai mạc tại Trường Đại học Kent State, bang Ohio, Mỹ nhân kỷ niệm 40 năm ngày 4 sinh viên Mỹ đã bị bắn chết và 13 sinh viên khác bị thương vì phản đối chiến tranh Việt Nam. Cuộc triển lãm là khát vọng hòa bình của trẻ em Việt Nam và những người dân Mỹ. Triển lãm bao gồm những bức họa thiếu nhi về chiến tranh và hòa bình trong bộ sưu tập của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thành phố Hồ Chí Minh, đặt cạnh những bài thơ của công dân Mỹ viết riêng cho những bức họa này.

Vào tháng 1/2010, phối hợp với Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức Trái tim Người lính và Trung tâm Thi ca Wick đã đưa 100 bức họa của các trẻ em Việt Nam về chiến tranh và hòa bình lên trên trang web của Trung Tâm Thi Ca Wick (Trường đại học Kent State) và kêu gọi người dân trên tòan nước Mỹ hưởng ứng việc sáng tác thơ cho những tác phẩm này. Sáu tháng sau, Trung tâm nhận được 1.200 bài thơ từ các tác giả đủ mọi lứa tuổi: học sinh, sinh viên, giáo viên, cựu chiến binh, những cây bút mới và những nhà thơ có tên tuổi. Trung tâm Thi ca Wick cũng đã tổ chức hơn 200 lớp sáng tác thơ cho triển lãm đặc biệt này. Những bài thơ xúc động nhất đã được chọn để song hành cùng với những bức tranh của trẻ em Việt Nam tại triển lãm. Triển lãm sẽ được thực hiện vòng quanh nước Mỹ, qua tất cả các thành phố lớn, mang theo thông điệp hòa bình của trẻ em Việt Nam trên đất Mỹ.

Đồng giám đốc của tổ chức Trái tim Người lính là tiến sĩ/nhà văn/bác sĩ Edward Tick. Ông là một nhà tâm lý học nổi tiếng ở Mỹ. Ông Eward Tick chia sẻ: “Tôi làm việc để chữa lành các vết thương tinh thần cho các cựu chiến binh và các nạn nhân khác. Xin cho phép tôi nói rõ ngay từ đầu rằng chưa một giây phút nào tôi dừng phản đối cuộc chiến tranh tại Việt Nam và tôi đã luôn luôn đau lòng vì những gì nước Mỹ đã làm đối với Việt Nam. Tôi vẫn luôn làm việc với các cựu chiến binh và các nạn nhân Việt Nam để hàn gắn những vết thương từ cuộc chiến tranh này. Tôi chưa bao giờ tham gia quân đội nhưng đã luôn chống lại cuộc chiến này từ ngày đầu tiên tới ngày cuối cùng. Cuộc chiến này đã dạy tôi về những thảm họa mà các cuộc chiến tranh có thể gây ra cho con người và khiến tôi trở thành kẻ phụng sự vĩnh viễn cho hòa bình cho mọi con người cho mọi dân tộc. Tôi tin rằng Việt Nam có những bài học về hòa bình mà toàn bộ thế giới này cần phải biết. Những cựu chiến binh mà tôi đưa quay về Việt Nam đã được con người và văn hóa Việt Nam giúp hàn gắn vết thương hơn cả 40 năm được chữa trị bằng thuốc và qua tư vấn ở Mỹ. Tôi tin rằng, những vết thương chiến tranh sâu và rộng khắp đến nỗi chúng ta sẽ không thể xây dựng thành công nền hòa bình tới khi nào toàn bộ thế giới này hàn gắn được những vết thương từ lịch sử các cuộc chiến của nó”.

Sau đây là bài phát biểu của ông Edward Tick, giám đốc Trung tâm Trái tim Người lính nhân dịp khai mạc triển lãm

THƯA CỘNG ĐỒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KENT STATE:

Bốn mươi năm trước, tôi là học sinh của một trường đại học tại New York. Như những người Mỹ khác, tôi không quên ngày những sinh viên bị bắn ngay trong khuôn viên trường ĐH Kent State. Tôi không bao giờ quên được những dòng chữ đã xé nát trái tim tôi: “Chúng ta ở Việt Nam hay Mỹ không quan trọng, quan trọng hơn là chúng ta ủng hộ hay phản đối chiến tranh. Họ đang giết chết tất cả chúng ta.”

Ngày hôm đó là ngày tang thương không chỉ với các sinh viên, những gia đình và cộng đồng trường ĐH Kent State, mà còn là ngày tang thương cho cả nước Mỹ. Tôi không biết “họ” là ai. Nhưng tôi biết rằng những người lính và những sinh viên, những người Việt Nam, những gia đình, cộng đồng khắp nơi đang gặp nguy hiểm và bị thương tổn.

Tôi đã làm việc với những cựu chiến binh Việt Nam và cựu chiến binh của nhiều cuộc chiến tranh khác. Sau những cuộc tàn sát tôi hiểu chiến tranh tàn khốc thế nào và nó làm tổn thương đến mọi thứ nó chạm tới. Để hàn gắn những vết thương sau chiến tranh, chúng ta không những chỉ cần dịch vụ tư vấn tinh thần và thuốc men, mà còn cần nhiều sự nỗ lực rộng lớn, đầy yêu thương, dũng cảm, kết nối cộng đồng để có thể hàn gắn được những vết thương vô hình của chiến tranh và những hậu quả to lớn của chiến tranh. Tôi chưa bao giờ ngừng tin và ngừng hy vọng rằng chúng ta có thể cùng nhau đem lại sự hàn gắn đó.

Triển lãm này, được diễn ra trong khuôn viên của một trong những kỷ niệm đau thương nhất trong lòng nước Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam, là minh chứng rằng sự hàn gắn có thể diễn ra khi chúng ta ôm ghì hậu quả bi kịch của nó ở tận gốc rễ, lắng nghe sâu thẳm tiếng khóc đau đớn của nó, và sử dụng nghệ thuật và thơ ca, nhân tính và tâm hồn để điều trị cho những vết thương đó.

Chiến tranh bao hàm bạo lực và sự tàn phá. Nó trái ngược với sự liên hệ mật thiết. Nhưng nó chính là một sự mật thiết - một sự can thiệp thô bạo vào cuộc sống, trái tim, thân thể và linh hồn của người khác. Sự hàn gắn chiến tranh giúp biến chuyển sự mật thiết tiêu cực đó thành những mối quan hệ tích cực giữa những cá nhân, cộng động và quốc gia, để chúng ta có thể có được những kiến thức phong phú và đầy ắp yêu thương hơn về những người chúng ta từng gọi là kẻ thù. Cần phải có tình yêu để hàn gắn vết thương chiến tranh.

Những tấm ảnh này, của những em bé Việt Nam, được triển lãm cùng với thơ của những công dân Mỹ, tạo nên mối liên hệ mật thiết để có thể đem đến sự hàn gắn những vết thương chiến tranh. Những tấm ảnh và những bài thơ này cho chúng ta thấy rằng chúng ta có thể hòa giải với kẻ thù ngày xưa bằng sự cảm thông, sẻ chia, tình bạn và sự chào đón. Chúng chỉ ra rằng chúng ta có thể hồi phục lại tính người của những con người chúng ta đã từng khiếp sợ và làm cho mất hết tính người. Chúng chỉ cho ta những cách, những khả năng để sự hàn gắn có thể vượt lên được sự khủng khiếp của chiến tranh.

Ai có thể tưởng tượng rằng, 40 năm trước, khi binh lính của mỗi bên cố gắng thoát khỏi cái chết ở Việt Nam, trên đất nước này, chính nước Mỹ đã bị chia cắt. Ngay tại khuôn viên trường đại học này, những sinh viên bị giết và những người bảo vệ lâm vào những cú sốc tinh thần, để hôm nay, chúng ta có thể ôm choàng lấy những kẻ thù ngày cũ bằng nghệ thuật và thơ ca, bằng tình yêu, sự cảm thông và tôn trọng. Ai có thể tưởng tượng rằng sau những đau thương đó, chúng ta có thể hợp lực để giúp hàn gắn vết thương cho nhau và để tái dựng hy vọng cho những người sống sót, và hy vọng cho cả hành tinh này? Hy vọng sâu xa của cuộc triển lãm này là ôm ghì lấy những vết thương của chiến tranh và để chúng cất lên tiếng nói, thông qua trẻ em của chúng ta, những nghệ sĩ của chúng ta, những cựu chiến binh của chúng ta và những người sống sót. Hy vọng sâu xa của cuộc triển lãm này là kết nối đất nước chúng ta và thể giới, thông qua sự thay đổi đã diễn ra tại và sự tài trợ của trường ĐH Kent State.

Tôi đã mất nhiều năm để tìm nhà tài trợ cho việc đưa cuộc triển lãm phi thường này vòng quanh nước Mỹ. Thật kỳ diệu và hợp lý khi trường ĐH Kent State và Trung tâm Thi ca Wick là những tổ chức đầu tiên xung phong, tình nguyện và khẳng định “Triển lãm này phải được tổ chức tại đây.” Tôi xin gửi lời cảm ơn, cảm kích và tình cảm trân trọng nhất đến với trường ĐH Kent State. Tất cả quý vị biết rằng không ngày nào chúng ta không nhắc tới chiến tranh Việt Nam mà không nhắc tới Kent State. Những đồng nghiệp Việt Nam của chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn và tình cảm đến với trường ĐH Kent State.

Như triển lãm này minh chứng, chúng ta có thể ghì chặt lấy những vết thương sâu thẳm nhất và để chúng cất lên tiếng nói. Cùng nhau chúng ta có thể giúp truyền kiến thức để đất nước chúng ta có thể hàn gắn và yêu thương nhau hơn. Chúng ta nhớ về lời dạy của Phật được khắc trên Núi Ngũ Hành Sơn,một địa điểm chiến tranh ác liệt nhưng cũng là một nơi thơ cúng linh thiêng tại Đà Nẵng, Việt Nam:

Hận thù diệt hận thù,
Ðời này không thể có,
Từ bi diệt hận thù,
Là định luật thiên thu.

Với triển lãm này, cộng đồng của các bạn tạo mô hình cho bài học trên cho đất nước chúng ta và cho thế giới.

Tôi cúi mình trước quý vị với lòng biết ơn sâu sắc nhất.


Ed Tick

DANH SÁCH ĐOÀN TRÁI TIM NGƯỜI LÍNH (SOLDIER’S HEART)

1. Tiến sĩ/Nhà văn/bác sĩ tâm lý Edward Tick: giám đốc tổ chức “Trái tim Người lính”. Không phải là cựu binh. Lần thứ 10 đưa đoàn nhà thơ, nhà văn, cựu chiến binh trở về Việt Nam. Các tác phẩm đã xuất bản về Việt Nam bao gồm: "War and the Soul" (Chiến tranh và Tâm hồn) - nghiên cứu về Hội chứng chấn thương tâm lý sau chiến tranh và những phương pháp điều trị. Tập thơ và bút ký "The Golden Tortoise: Journeys in Viet Nam" (Rùa vàng: Những chuyến trở lại Việt Nam); "Sacred Mountain: Encounters of the Vietnam Beast" (Núi thiêng: Những cuộc chạm trán với con thú chiến tranh Việt Nam). Cũng là tác giả của quyển sách "The Practice of Dream Healing: Bringing Ancient Greek Mysteries into Modern Medicine" (Thực hành hàn gắn giấc mơ: Đưa những bí ẩn Hy Lạp cổ đại vào y tế hiện đại).

2. Nhà văn/Bác sĩ tâm lý John W. Fisher: đã trở lại Việt Nam 6 lần. Cựu binh. Hai tác phẩm liên quan đến các trải nghiệm Việt Nam bao gồm: “Not Welcome Home” (Không được chào đón khi về nhà) và “Angels in Vietnam” (Những thiên thần ở Việt Nam).

3. Ông Al Plapp: cựu binh. Lần đầu tiên trở về.

4. Bà Kath Lasar

5. Mục sư John Schluep: tổ chức “Hành trình về nhà của Những Chiến binh”.

6. Bà Beth Schluep: giáo viên trung học, tiểu bang Ohio.

7. Ông Joe Caley: cựu chiến binh, lần đầu tiên trở về.

8. Bà Ramona Sue Wayrick

9. Ông Charles Howard Victor: cựu chiến binh. Lần đầu tiên trở về.

10. Ông Ronald John Oskar: cựu chiến binh, lần đầu tiên trở về.

11. Ông Michael Blake: cựu chiến binh I-rắc.

12. Ông Nathan John Lewis: nhà thơ, cựu chiến binh I-rắc. Đã xuất bản một tập thơ đặc biệt, với bìa bằng vải quân phục chiến tranh I-rắc.

13. Ông Ralph Edwin Knerem: cựu chiến binh.

14. Bà Shianne Eagleheart: tư vấn tâm lý, tổ chức “Hành trình về nhà của Những Chiến binh”. Là người Mỹ da đỏ duy nhất trong đoàn.

15. Ông Michael Alwyn Phillips: cựu chiến binh, đến Việt Nam lần 2

16. Ông Charles Caffery Forsyth: cựu chiến binh

17. Ông Thomas Michael Saal: cựu chiến binh

18. Bà Laura Chantal Torchia: nhà báo, nhiếp ảnh gia

19. Nhà thơ Gabz Ciofani: giảng viên tại trung tâm thi ca Wick của trường Đại Học Kent

20. Nhà thơ Jennifer Fossenbell – giáo viên Anh Ngữ, nhà báo và hiện đang điều hành nhóm những cây bút quốc tế tại Hà Nội mang tên"The Hanoi Writers"Collective

21. Eric Richard Pellish: học sinh trung học

22. Ông Trần Đình Song: phiên dịch cho đoàn


 


1
2
3
Tin mới