Tìm tòi thể nghiệm

21/12
8:19 PM 2020

GIỚI THIỆU 2 TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN LAM THỦY

“Người Việt thường hay thích chơi kiểu đẳng cấp cho nên Hội golf là đông nhất. Vì chơi golf là đẳng cấp nhất bây giờ. Có thời kỳ chơi tennis là đẳng cấp nhất thì lúc đó Hội tennis đông nhất. Bây giờ bao nhiêu hội viên hội tennis chuyển sang Hội golf”-Nguyễn Lam Thủy

SỐNG ẢO

Một mùa Xuân sắp sửa đi qua,Trời vẫn còn se lạnh, gió hắt hưu thổi, những cánh hoa kim tước vàng rực còn sót lại cũng phải lìa cành. Mây đen xám xịt phủ kín cả bầu trời, lác đác những cơn mưa nhỏ nhẹ cố níu kéo mùa Xuân ở lại. Trong siêu thị thưa thớt người đi. Quầy hàng quần áo thời trang của Tiến ế lắm. Quần áo thời trang đẹp, mỏng mịn thường bán chạy đầu Hè, mà mùa Hè năm nay đên muộn, thỉng thoảng khách vào xem thì có, người mua thì rất ít. Tiến nghĩ: -Kiểu này năm nay buôn bán âm là điều chắc chắn. Nỗi buồn đang nặng trĩu, lòng Tiến rối như tơ vò. Trong lúc đang buồn thì có Xuân, cũng bán quần áo thời trang cách đó mấy quầy sang chơi. Tiến biết Xuân nào có sang chơi đâu mà lại sang tăm tia hàng nào Tiến bán chạy, để rồi lấy đúng hàng đó rồi hạ giá xuống 5-10%. Nhiều lần Tiến ức lắm mà không biết làm gì, vì ‘trăm người bán, vạn người mua”. Lại sốt ruột nghe Xuân hồ hởi khoe:

Tối hôm nay đi họp Ban Thường vụ Liên hiệp Hội người Việt nam, bàn nhiều việc tương lai trong cộng đồng người Việt.Tiến lại càng ghen tức và khó chịu vô cùng, nhưng không dám nói ra, và nghĩ: -Nó được làm cán bộ, được đi họp hành suốt ngày, còn mình chỉ biết ở nhà, đi lấy hàng và bán hàng ở quầy.

Những năm trước đây toàn bộ người Việt chỉ có duy nhất Hội người Việt Nam, nay có vài chục hội: Hội cầu lông, Hội golf, Hội tennis, Hội những người yêu thơ văn,  Hội Người cao tuổi, Hội Phật giáo, Hội Tin lành, Hội những người yêu thích cây cảnh, Hội nuôi mèo, Hội bóng bàn, Hội phụ nữ, Hội đồ̀ng hương các tỉnh, Hội cựu chiến binh ... Người Việt thường hay thích chơi kiểu đẳng cấp cho nên Hội golf là đông nhất. Vì chơi golf là đẳng cấp nhất bây giờ. Có thời kỳ chơi tennis là đẳng cấp nhất thì lúc đó Hội tennis đông nhất. Bây giờ bao nhiêu hội viên hội tennis chuyển sang Hội golf. Cứ thành lập ra hội nào lại họp ra bầu ra Chủ tịch hội, phó Chủ tịch hội, thư ký, ban Chấp hành và hội viên. Từ khi thành lập Liên hiệp hội người Việt Nam, thì đương nhiên Chủ tịch của các hội nhỏ được cấu tạo vào ban chấp hành Liên hiệp hội. Còn bầu ra ban Thường vụ, Tổng thư ký Liên hiệp hội, ban chấp hành và hội viên. Người Việt Nam ở nước này chỉ vỏn vẹn giăm ba ngàn người trở xuống những người khá giá  hầu như ai cũng đảm nhiệm chức vụ cán bộ gì đấy. Ở hội làm gì có lương bổng, hàng năm còn phải nộp tiền hội phí... Nhưng chẳng ai ngần ngại chuyện nộp tiền, miễn là mình phải có chức vụ. Mỗi lần có các đoàn khách cấp cao trong nước sang là những người trong Ban chấp hành được đi đón, được ôm hoa tặng khách rồi được chụp ảnh với Ông nọ, Bà kia giống như người thân ruột thịt, đưa lên Facebook đẹp,sang trọng và oách lặ́m. Tiến luôn nghĩ: “Ừ nhỉ, cuộc sống tinh thần có khi còn cao hơn và cần thiết hơn cả cuộc sống vật chất !”

Tiến tìm mọi cách để được làm một chức vụ gì đấy ở trong Liên hiệp Hội người Việt. Bây giờ chỉ có Hội cựu chiến binh không có ai chịu làm hội trưởng cả, vì trước đó có anh Tam làm Hội trưởng. Trước khi về hưu anh từng kỷ sư hóa học, mang quân hàm thượng tá, còn rất trẻ, khỏe mạnh và nhanh nhẹn lại rất nhiệt tình. Nhà anh nuôi một con chó xồm rất to chiều nào anh cũng phải dắt chó dạo chơi. Có một hôm vào buổi chiều Thu mát rượu, Trời trong xanh, nắng vàng nhạt đang phủ xuống những hàng lá đang sắp chuyển màu. Anh và chó đang dạo chơi ở bãi cỏ xanh rì, thoáng mát và sạch sẽ. Từ đâu một chó chạy đến, con chó của anh với linh cảm của nó nhận biết đó là con chó cái, liền lồng lên đuổi theo, vừa bất ngờ nó lại rất khỏe dù anh đã cố ghìm nó lại, nó giật anh ngã nhào xuống đất, đầu anh đập vào viền đá của bãi cỏ, anh ngất lịm đi không biết gì cả, mọi người thấy vậy chạy đến cấp cứu và gọi xe cứu thương. Khi xe cứu thương đến anh đã ngừng thở, bác sỹ, y tá tiêm thuốc hồi sinh và hô hấp nhân tạo trong mười năm phút nhưng anh  không sống lại được, với chẩn đoán chảy máu não do vỡ động mạch trong não. Sau khi anh mất, Hội Cựu chiến binh bầu được người kế nhiệm, anh tên là Ba, cựu sỹ quan đặc công nước, rất hiền lành tốt bụng, đầy lòng nhân ái. Trời thương nên ăn lên làm ra, chẳng mấy chốc trở nên rất giàu, có khách sạn riêng, nhà biệt thự sang trọng. Anh  Ba còn có cả du thuyền dạo chơi trên sông loại sang trọng, rất đắt tiền. Có hôm có đoàn nghệ thuật ở Hà nội sang biểu diễn cho cộng đồng người Việt, với lòng yêu quý và mến khách anh cùng vợ con mời cả đoàn dạo chơi trên sông Danuyt bằng du thuyền của mình. Mấy hôm trước đó có mưa lớn ở Áo, Đức làm nước sông dâng cao và chảy xiết. Trong lúc cho thuyền cặp bến và neo tàu, anh trượt chân ngã xuống nước, trước chứng kiến của vợ con và bao nhiêu người, mọi người ai cũng  hoảng hốt nhưng không có cách nào để cứu anh.  Dù bơi rất giỏỉ anh vẫn bị nước cuốn vào giữa hai mũi tàu cặp bến gần đó phía hạ nguồn làm anh chìm xuống, sau hàng chục ngày sau mới tìm được xác của anh cách đó vài ba km. Làm cho người Việt nước sở tại ai cũng rất hoang mang và thương tiếc anh vô cùng. Từ đó trở đi không ai dám nhận làm Hội trưởng Hội Cựu Chiến binh.

Tiến lên kế hoạch năm nay bằng mọi giá mình phải thành cán bộ trong Liên Hiệp Hội, Tiến đã đắn đo làm hội trưởng Hội Cựu Chiến binh, bởi vì trước lúc xuất ngũ từng là sỹ quan quân đội. Có lần Tiến đưa việc này ra bàn với vợ, Vợ Tiến chấp tay vái và nói:

Anh cứ lo buôn bán cho em và các con nhờ vả, liệu anh làm lại giống như hai anh trước đấy à. Anh vẫn không quên hai cái dớp  trước đấy à! Anh nên nhớ câu của cha ông ta đã nói: “mua danh ba vạn, bán ba đồng”. Mà ở nước sở tại làm cho cộng đồng  thì mua danh ba vạn, bán một cắc cũng chẳng ai thèm mua. Tốt hơn hết anh đừng làm cán bộ gì hết, vì làm đâu được đồng lương nào, lại phải bỏ tiền túi ra cho hội, đúng là “ăn cơm nhà vác tù và hàng Tổng”, Tiến liền phân bua:

Em lạ nhỉ, trong xã hội phải người làm vua, làm quan...mà đa số làm thường dân, làm vua, làm quan bao giờ cũng sướng và oai hơn thường dân, em hiểu chứ? Vợ  Tiến sửng cồ nhảy lên nói:

Anh nghĩ được như vậy thì sang đây làm gì, khi sang được đến đây mất bao nhiêu tiền anh quên rồi à? Lại còn phải vay mượn, nhờ vả xu nịnh...Chắc anh biết thân phận của mình chứ và anh sang đây làm gì chắc anh biết chứ? sao anh không ở lại Việt nam để làm vương, làm tướng cho oai lại còn có nhiều lương, nhiều bổng lộc, được nhiều người xu nịnh...Anh muốn làm quan ở đây làm gì có lính. Tốt nhất anh lo làm việc kiếm tiền nuôi vợ con, thỉng thoảng trong nước có bão lụt, hạn hán, dịch bệnh...anh có tiền ủng hộ người dân trong nước có phải có ích không? Mà tiếng nước sở tại anh có rành đâu, đi họp phụ huynh cho con ở trường học anh cũng phải nhờ người phiên dịch.Thời gian họp hành anh đi học tiếng có phải bổ ích không? Anh muốn đi họp nhiều chứ gì? Họp nhiều chuyện vui thì ít, toàn đưa chuyện dở về nhà thì nhiều!

Em nên hiểu cuộc sống phải cân bằng giữa vật chất và tinh thần. Em nói đúng: Làm cán bộ ở nước sở tại này đâu được cái gì, nhưng em cũng nên hiểu cho rằng, cái gì đều có giá của nó, ở Việt nam bao nhiêu cán bộ cao cấp vào tù ra tội, có người còn lãnh án tử hình...cũng do vì tiền, về tình, vì quyền lực...Bên Mỹ cộng đồng người Việt khó tìm ra được một người làm lính, mà họ thành lập Chính phủ, có đầy đủ các Bộ, Ban, Ngành...ai làm Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, Tư lệnh quân đội, lại còn có Tư lệnh cao nguyên Trung phần, Tư lệnh các vùng chiến thuật 1,2,3,4,...có các Tỉnh trưởng...Văn phòng Tổng thống chỉ có một căn hộ vài ba chiếc điện thoại di động... họ còn nói phóng lên có máy nối trực tiếp với Tổng thống Donald Trump.

Vợ Tiến liền nói:

Biết đâu anh ở lại trong nước cũng vào ngồi tù rồi. Nhưng anh đâu có tài cán gì, quan chức không đến lượt anh, làm sao mà ăn hối lộ, bổng lộc...Còn ở bên Mỹ, bên Úc... Đó là những người hoang trưởng. Sau khi miền Nam thất trận, những người làm cho chính quyền Sài gòn đượv siêu Cường Mỹ và các nước phương Tây bảo lãnh, sang đấy họ được hưởng tiền trợ cấp của Chính phủ, lấy thuế từ người dân. Họ cố quên đi hay sao? khi còn Chính quyền Sài gòn, có hàng triệu quân, trang bị đầy đủ phương tiện, vũ khí hiện đại vào loại bật nhất thế giới, được chu cấp hàng bao nhiêu tỉ Đô la, có đầy đủ ban bệ một quốc gia vào loại mạnh nhất Đông Nam Á, cùng một triệu rưỡi quân Mỹ và chư hầu mà Họ phải chịu thua, cuốn gói ra đi...Dù một lần nữa họ được người Mỹ chống lưng, thì lại lặp lại con đường cũ, bởi các cường Quốc Nga và Trung hoa họ biết các nước Đông Dương quan trọng như thế nào, dù bất cứ giá nào cũng giữ bằng được! Ngay cả Bắc Triều tiên họ cũng đã từng làm như vậy. 

hiểu, nhưng chẳng nhẽ chúng ta không tham gia vào tổ chức nào à?

Anh ạ, hoàn cảnh chúng ta khác. Anh phải hiểu cho rằng, thế hệ chúng ta phải hy sinh để cho các thế hệ con cháu chúng ta có tương lai, hạnh phúc, sung sướng.... Trong nước người có nhiều tiền thì cho con đi du học, mua trái phiếu chính phủ để có quyền định cư hay quốc tịch. Có người không có tiền thì tham gia Dân chủ Quội, chống Đảng, Nhà nước để được vào tù rồi được các nước phương Tây bảo lãnh cho định cư sống vất vưởng, rồi từ đó ít ai nói gì đến dân chủ, quyền con người...

Dù tranh cãi với vợ nhiều lần, không khí trong gia đình chẳng hay ho gì nhưng trong thâm tâm Tiế́n bằng bất cứ giá nào phải thành lập một hội gì đấy, để mình được bầu làm trưởng hội, để được vào Ban chấp hành Liên Hiệp hội. Tiến rất mê Hội gofl, nhưng hội ấy toàn dân có máu mặt trong cộng đồng, người thì bán đổ rượu, người thì bán đổ kẹo bánh, người thì có salon xe hơi, người thì có cả chuỗi cửa hàng bán hàng tạp hóa...Hàng năm họ ủng hộ cho Liên hiệp hội rất nhiều. Chi phí hàng năm cho việc đánh gofl đâu phải ít. Hơn nữa Tiến đã biết chơi gofl đâu, nếu có vào Hội gofl cũng không đến lượt Tiến làm hội trưởng, nên đành phải bỏ ý định này đi. Hay thành lập những người nuôi chó, mà nhà Tiến đâu có rộng, không có vườn lại ở mãi tầng năm của tòa nhà lắp ghép.

Suy nghỉ mấy tháng liền Tiến nghĩ ra thành lập hội câu cá. Tiến hỏi ý kiến vợ, vợ chẳng thích thú gì nhưng cũng đành chiều chồng, vì chồng không làm được việc mình thích lại tìm đến đam mê khác lại còn khốn nạn hơn. Tiến chọn người, rồi rủ và vận động mãi, Hội câu cá được thành lập chỉ có năm người tham gia. Bầu một hội trưởng - đương nhiên người đứng ra thành lập hội là Tiến làm hội trưởng, Khôi làm hội phó, Tình làm thư ký, Văn và Kha làm hội viên. Vì Hội nhỏ nên không cần có Ban chấp hành, kế toán, hơn nữa tài sản hội chẳng có gì. Hội câu cá chưa đi câu được lần nào mà công việc đầu tiên Tiến báo cáo với Liên Hiệp hội, đã có người làm hội trởng cần phải bổ sung vào ban chấp hành Liên Hiệp hội. Sau đó năm người đi mua cần câu rất xịn và đắt tiền nhất hãng Illex, mua cả liều bạt, ủng cao bằng nilon, mồi cho cá ăn, chảo  gang, gia vị, đế bằng sắt để treo chảo gang khi nấu...để khi câu được cá  sẽ nấu nồi canh cá tươi sốt ăn trên bờ sông vừa thưởng thức phong cảnh hữu tình sông nước. Thực ra câu cá thì Tiến chẳng ưa gì, mà quan trọng là được vào ban chấp hành Liên Hiệp hội, rồi được đi họp nhiều, hễ có họp dù bận đến mấy, mùa Đông lạnh lẽo hay mùa Hè nóng bức hay những lúc công việc gia đình chồng chất, Tiến vẫn đi họp rất đều đặn không thiếu buổi nào.

Buổi câu cá đầu tiên được bắt đầu giữa Thu rất đẹp, mùa này cá không còn sinh trưởng, nắng vàng nhạt phủ xuống những hàng bạch dương, những cây phong...lá đã chuyển màu vàng rực, tỏa bóng xuống dòng sông Danuýt êm đềm chảy làm uốn cong những nhành liễu yếu mềm thưa thớt lá đang chùng xuống dòng sông. Năm anh em vừa câu vừa ngắm phong cảnh hữu tình làm cho lòng nhẹ nhàng, thanh thản, nghe tiếng thì thầm của dòng sông...quên đi những ngày vất vả bán buôn. Cả hội câu được năm con cá chép, hai con cá dưới một cân được thả lại sông, còn ba con nấu một nồi súp cá kiểu Hung ăn ngon tuyệt vời với bánh mì rất ngon với- rượu vang trắng Tây Ban Nha đầy thú vị. Tiến không phải là người sát cá nên không câu được con cá nào, nhưng lòng cứ ấm ức. Mà người  sát cá nhất là hội viên Văn, rồi đến Kha.

Buổi ra quân lần hai vào một chiều cuối Thu lạnh lẽo, vòm trời đầy mây đen nặng trĩu như muốn chùng xuống dòng sông, nước hững hờ trôi. Cả năm  người mặc quần áo đi câu  màu rằn ri không thấm nước thả cần câu. Rồi vào lều bạt nghỉ và uống bia rượu, ăn uống, nghe nhạc, vui chơi dưới tiếng mưa rơi lộp bột trên lều vải. Dù hôm đó thời tiết xấu nhưng cả hội vẫn câu được mười con cá trên hai kg nên đem về tất cả. Đang chuẩn bị ra về ai cũng  vui vẻ thì có mấy người bảo vệ môi trường ập đến. Họ đòi xem giấy phép, vé câu cá hàng năm của từng người. Tất cả đều không có những giấy tờ nên bị tịch thu toàn bộ đồ câu của hội và thả toàn bộ cá xuống sông. Cả năm người méo mặt, vẻ mặt buồn rười rượi, bước nặng nề lên bến sông có gò đất cao rồi lên xe ra về. Nhưng cả hội nhất trí không nói chuyện này với ai biết, xem như không có chuyện gì xảy ra. Lại tiếp tục mua lại đồ nghề hết ba ngàn đô la. Tiến vẫn tham gia đều đặn các buổi sinh hoạt Liên Hiệp hội với tư cách là hội trưởng Hội câu cá, ủy viên ban chấp hành Liên hiệp hội.

Sau lần bị tịch thu tất cả đồ nghề câu cá, Hội rút kinh nghiệm hoàn thiện giấy tờ pháp lý và mua vé câu hàng năm cho cả năm người.

 

Kỳ hạn của hội bốn năm phải bầu lại trưởng hội, hội phó và thư ký. Nhưng suốt hơn bốn năm câu cá, Tiến là người không sát cá, hình như Tiến chẳng câu được con cá  nào. Đã không sát cá lại còn ngu, lẽ ra khi cá cắn mồi thì phải giật mạnh cần câu, sau đó sau đó phải lựa lúc chùng thì cuốn giây câu, thay vào đó Tiến cứ giật lia lịa, nhiều lần làm đứt dây câu, có khi gãy cả cần câu... Tổng kết Tiến là người câu kém nhất. Tiến nghĩ: chức trưởng hội của Tiến đang bị lung lay. Chắc là người câu giỏi nhất sẽ được bầu làm hội trưởng. Tiến đã vận động thêm năm thành viên vào hội, toàn những người thân của Tiến.

Đúng như dự đoán, đại hội nghị trù bị Văn là người câu được cá giỏi nhất, nên Văn được bầu làm trưởng hội. Chuyện này Tiến không dám nói với vợ nhưng cứ âm thầm vận động những hội viên mới tham gia bầu cho Tiến. Cuối cùng khi bầu chính thức, số người thân của Tiến đông hơn,  nên số phiếu bầu Tiến áp đảo Văn. Tiến vẫn trúng trưởng Hội câu cá, vẫn giữ chức Ban chấp hành Liên Hiệp hội. Tiến vô cùng sung sướng và nhẹ nhỏm cả người, quên đi dịch Covid-19 tràn đến châu Âu. Đêm bầu cử xong, về nhà Tiến thao thức gần cả đêm, lúc gần sáng chợp mắt đang mơ mình được bầu vào Hội đồng Dân biểu thành phố, rồi lại được bầu vào Nghị viện châu Âu. Đang sung sướng, mơ màng, thì vợ Tiến gọi dậy và nói:

  • Anh dậy đi lấy hàng sớm mà bán, thành phố đã ban lệnh giới nghiêm bắt đầu từ ngày hôm nay tất cả các siêu thị chi  được mở đến hai giờ chiều vì dịch Covid-19!

Không ngờ đại dịch Covid-19 tai hại lại ập đến cả Thế giới, không biết đến khi nào mọi người dám tụ tập họp Liên hiệp hội...Tiến thẩn thờ, buồn nậ̃u ruột...

 

Nguyễn Lam Thủy

NGÀI NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU                 

         

Trong một khu vườn khá rộng có hai căn hộ liền kề, nhà của Ferenc và nhà ông Victor. Trong vườn có nhiều cây ăn quả như lê, mận, anh đào và một cây sồi cổ thụ rất to hai người ôm không suể, tán rộng trùm hết cả góc vườn. Trên thân cây đầy những lộ hổng cho mấy gia đình sóc làm tổ. Dưới những gốc cây là bãi cỏ xanh rì rất đẹp, được cắt xét rất tỉ mỉ, công phu từ đầu xuân cho đến độ giữ thu. Trước khi chuyển về đây, nhà ông là một biệt thự rất đẹp ở khu sang trọng của những người giàu Budapest. Sau khi vợ mất được dăm năm, ông bán đi và dùng 1/3 số tiền mua căn hộ liền kề này. Cách nhà Ferenc mấy nhà là nhà bác Davis. Gia đình Ferenc chơi thân với nhà bác Davis, nên hàng năm đến đầu mùa xuân giúp tỉa cành, dọn vườn, đến mùa thu hoạch anh đào, lê, táo... bác thường sang hái quả. Có lần bác Davis sang xin Ferenc cho hái anh đào chua và lê về nấu rượu. Ông Victor nhất định khăng khăng không cho. Bác Davis đành mang thang ra về với lòng ấm ức do bị xúc phạm. Ông Victor gọi Ferenc vào và nói:

          - Sao cháu thiếu thận trọng thế. Ông Davis gần 86 tuổi rồi, dù nhìn còn vẻ khỏe mạnh đấy, nhưng ai mà biết được có chuyện gì xảy ra trong lúc trèo thang lên hái quả. Nếu ông lên cơn đau tim bất thường hoặc ngã thang; tai nạn bị thương hay chết thì theo luật tụi mình phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Mà ai có thể chứng minh được ông ta tự ngã hay bị ai cố tình làm ngã. Lúc đó cháu hay tôi ai sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự? Lần sau chỉ cho ông ấy nhặt những quả đã rụng dưới gốc, chứ không được trèo thang để hái. Ferenc trả lời:

          - Khi ngài chưa chuyển về đây năm nào bác Davis cũng sang hái giúp trái cây có việc gì xảy ra đâu. Thế từ nay ngày nào trái cây rụng, mình gọi bác Ferenc sang nhặt mỗi ngày à? Mà mình cũng có ăn những trái này đâu. Sao không để bác Davis hái một lần cho hết, để mình khỏi hàng ngày phải quét vườn, mà anh đào, lê nấu rượu trong như mắt mèo, ngon, thơm tuyệt vời, vất đi phí lắm!

Thế là từ đấy bác Davis không sang xin hái quả nữa, lê và anh đào rụng đầy vườn. Vợ chồng Ferenc phải thay nhau quét dọn hàng ngày. Ngài nghị viện Châu Âu Victor chỉ có duy nhất một con người gái đã lấy chồng, đã có hai con nhỏ thỉnh thoảng mới về thăm, ít khi giúp bố được việc gì. Hồi mới chuyển về, hàng rào bao quanh khu vườn là cây oải hương, phía ngoài là hàng rào có lưới sắt mỏng. Suốt cả mùa hè sang đến giữa thu nở hoa màu tím rất đẹp đưa hương thơm ngào ngạt. Ông bàn với Ferenc:

-Hoa oải hương màu tím rất đẹp và thơm, nhưng nó thấp quá ai đi qua đều thấy hết cả vườn mình. Chúng ta thuê người chặt hết, đào hết cả gốc và thay vào đó là một hàng rào xây bằng bê tông và lát gạch màu nâu sáng rất đẹp. Phía trong hàng rào, ta trồng các dãi cây mộc lan, bông nở to cánh hoa dày màu hồng pha lẫn trắng rất đẹp nhưng chỉ có mùi hương thoang thoảng. Vào đầu xuân hoa nở, chưa đầy một tháng hoa đào, hoa lê, hoa anh đào đã rụng hết chỉ còn lại màu xanh của lá. Ferenc nói:

-Tùy bác, bác thích thì cứ làm, nhưng mọi phí tổn bác phải trả tất cả. Bác nhớ để lại cho nhà cháu hai khóm hoa oải hương để quanh năm đầy lá khi nào nhà cháu làm bít tết còn có vài nhành ăn rất thơm và ngon với vị đắng của nó. hoặc khi nào muốn ngửi mùi thơm của nó chỉ cần ngắt vài lá vò nát.

Thế ông Victor gọi thợ đến làm luôn trong hai tuần đã hoàn tất. Dù đã ngoài 80 tuổi lúc nào đi ra khỏi nhà cũng ăn mặc bảnh bao, lịch sự, đầu chải chuốt. Ông bị thoái hóa xương người già nên bị gãy cổ xương đùi, phải mổ và đóng đinh nội tủy, đi lại rất khó khăn. Từ cổng vào nhà, ông thuê người làm một lan can bằng gỗ sồi được sơn một lớp sơn màu nâu chống mưa nắng để đi lên xuống bậc cầu thang và ra cổng dễ dàng vào những buổi chiều không cần phải người dìu hay dùng nạng chống.

Thời niên thiếu, chiến tranh Thế giới thứ hai bố mẹ ông người Hung gốc Do Thái bị bọn Đức Quốc xã giết chết, còn ông bị bắt vào trại tập trung dù tuổi còn nhỏ nhưng phải lao động khổ sai. Hàng ngày những người lính Đức thường nắm tóc lôi lũ trẻ ra ngoài sân rồi dùng dây da đánh vào lưng, đầu...có hôm chúng nó còn cả dùng báng súng đẩy ông ngã xuống đất không một mảy may thương tiếc. Cuộc sống đầy gian khổ thiếu thốn buổi sáng chỉ được ăn một mẩu bánh mỳ, buổi trưa ăn tô súp loảng, buổi tối lại một mẩu bánh mỳ khô. Do ăn uống không đủ người gầy chỉ có da bọc xương, mặc không đủ ấm mùa đông đến ngày cũng như đêm người lúc nào cũng rét run bần bật. Cái chết lại luôn rình rập. May được Hồng quân Xô Viết cứu sống. Ông là trẻ mồ côi nên sau chiến tranh ông được gửi đến Leningrad học trung học rồi được tuyển vào trường Đại học Tổng hợp, khoa Quan hệ quốc tế, ông sẵn có đầy đủ tư chất thông minh của người Do Thái được chọn làm chuyển tiếp nghiên cứu sinh tại đó. Mùa hè năm cuối cùng ông đi nghỉ ở vịnh Phần Lan. Vào một buổi chiều rất đẹp khi mặt trời gống như quả cầu lửa rất to màu đỏ rực đang chìm dần xuống biển nhuộm đỏ cả vùng trời và biển phía tây, những đám mây màu đỏ găng thành những vệt dài cố găng ra nứu kéo mặt trời ở lại. Không khí thật trong lành, gió thổi nhẹ mát rượi những cành liễu khẳng khiu gầy yếu cứ nghiêng nghiêng theo những con sóng nhỏ ven bờ. Biển thật yên bình những con sóng nhỏ thì thầm vỗ đều lên bãi cát, những con chim hải âu cứ chạy trên cát theo những đợt sóng tìm thức ăn, ở phía xa những chiếc thuyền buồn màu trắng để dạo chơi đang dần cập bến, những đàn sếu dăng dài bay về phía đông nam nơi có ông trăng hình bán nguyệt màu trắng đục đang lơ lửng trên cánh rừng sồi xanh ngát. Đang thơ thẩn một mình dọc theo bãi biển, có hai cô gái trẻ xinh đẹp, người nhỏ, tóc và mắt màu hơi đen, ông nghĩ chắc không phải là người Nga. Khi họ đến gần ông chăm chú lắng nghe họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Hung. Ông mừng lắm khi giữa phương bắc xa xôi này lại gặp được người đồng hương và cứ đi theo họ, quên cả những con sóng vỗ lên bãi cát làm đôi giày ướt sũng. Ông cố đi nhanh sóng đôi với họ và chào bằng tiếng Hung:

          - Hai bạn là người Hung à? Đến đây du lịch hay làm việc?

Cả hai cô gái đều ngỡ ngàng chào ông và một người hỏi lại:

          - Ủa, anh cũng là người Hung à? Hay anh là người Nga biết nói tiếng Hung? Không, tụi em đang học năm cuối khoa Ngôn ngữ của Trường Đại học tổng hợp Leningrad.

          - Tôi cũng là người Hung, tên tôi là Victor đã sống và học ở đây hơn mười  mấy năm rồi.

          Một cô nhanh nhẩu trả lời:

          -Em tên Katalin và đây là bạn Erika, đều sinh ra và lớn lên ở Budapest. Lúc đó Erika chỉ tủm tỉm cười.

Họ rủ nhau vào một tiệm cafe gần đó. Từ đó họ quen nhau, gặp nhau rồi thường đi ăn tối vào cuối tuần. Khi Victor bảo vệ xong luận án tiến sỹ, Katalin và Erika cũng học xong và họ trở về Hung. Ông đã chọn Erika để yêu và cưới làm vợ, dù không xinh bằng Katalin nhưng lại xuất thân từ một gia đình danh giá đầy quyền lực. Ông dễ dàng được vào làm ở Bộ Ngoại giao Hung, rồi tham gia vào đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Hungary. Với bản chất khôn ngoan, thông minh lại có mưu cầu trở thành giai cấp thống trị, ông đã dùng mọi thủ đoạn chính trị nịnh trên, chèn ép những người dưới quyền để leo lên được chức Quốc vụ khanh (Thứ trưởng̣̣), được bầu vào ghế nghị sỹ Quốc hội Hung, rồi nghị viện Quốc hội châu Âu làm việc ở Luxembourg - đó chính là quãng đời vinh quang, thăng hoa nhất của Victor, được giao tiếp và làm việc với nhiều chính khách nổi tiếng của châu Âu. Có nhà ở rất đẹp, sang trọng, đầy đủ tiện nghi ở khu ngoại giao đoàn nhưng hàng tháng không phải trả bất cứ tiền gì kể cả tiền thuê nhà. Có thư ký giúp việc nên công việc rất thuận lợi. Hàng tháng nhận khoản lương hơn mười nghìn USD đã trừ thuế, bốn năm làm việc ở đó vợ chồng ông thừa sức mua biệt thự rất đẹp ở khu sang trọng của Budapest. Hết nhiệm kỳ ông trở lại Hung, đoán trước được sự kiện các nước Xã hội Chủ nghĩa đông Âu sẽ sụp đổ, ông và một số người cùng đảng thành lập đảng mới lấy tên là Diễn đàn Dân chủ Hung. Đối với ông tên đảng và cương lĩnh của đảng chẳng là cái gì, chả có chủ nghĩa nào là đúng hay sai, miễn là ông được đứng vào hàng ngũ thống trị, có quyền lực, được hưởng sung sướng, danh giá, vinh quang.... Lần bầu cử đầu tiên thay đổi thể chế chính trị ở Hung, đảng Diễn đàn Dân chủ Hung đã dùng nhiều mánh khoẻ xu nịn. hứa hảo người dân Hung đã thắng cử với số phiếu cao nhất nên được đứng ra thành lập Chính phủ, ông có chân trong Chính phủ với chức vụ rất cao. Trước năm 1990, khi chế độ Cộng sản chưa sụp đổ ở Đông Âu thì ông hết lời ca ngợi chế độ, ca ngợi Xô Viết, sau này lại phỉ báng chế độ Cộng sản thậm tệ, ca ngợi hết lời và xu nịn không tiếc lời các nước phương Tây. Chính ông là người tích cực nhất trong nhóm thành viên Quốc hội đòi đuổi hết người lính Xô Viết ra khỏi nước Hung - đúng một con người vô ơn không có chút lương tâm, rất tráo trở...Bốn năm những mục tiêu khi tranh cử của đảng Diễn đàn Dân chủ Hung hoàn toàn thất bại: lương tăng 10% nhưng lạm phát tăng hơn 20%, tỷ lệ thất nghiệp cao chưa từng có 19%, nền giáo dục và y tế xuống cấp trầm trọng. Tất cả dự án lớn có lợi nhuận cao thì người của đảng ông trúng thầu. Đến nhiệm kỳ sau người dân Hung chán ghét nguyền rủa nên đảng này không trúng đủ số ghế để vào quốc hội, ông phải về hưu. Lúc còn làm việc có nhiều mối quan hệ công việc với các chính khách, bạn bè, thỉnh thoảng họ lui tới thăm ông. Trong vườn, ông trồng những cây bạch dương do các bạn Nga tặng. Cây bách diệp của người Ucrain tặng. Cả những phiến đá quý ghi tên, chức vụ, địa danh người tặng từ Kadăcxtan, Italia, Rumani… Từ ngày về hưu rất hiếm thấy bạn bè hay chính khách đến thăm ông. Có lẽ cả đời ông chỉ có mối quan hệ trong công việc, làm ăn không có những người bạn thân tình trong cuộc sống.

Sau nhiều năm chung sống, Erika có đức tính hoàn trái lập với chồng, bà biết rõ ông bản chất đạo đức giả, một con người sống theo lý trí, thiếu lương tâm, lúc nào cũng chỉ thích quyền lực, tiền bạc, danh vọng ảo... sống tầm thường, nhỏ nhen ích kỷ, tham lam, không trung thành với những người có cùng chí hướng của mình mà còn dậm đạp lên đầu họ, sẵn sàng làm bất cứ những gì bẩn thỉu, đê tiện nhất để đạt được mưu cầu bản thân, nhưng lúc nào cũng giả vẻ hào hiệp, sống hết mình với những người xung quanh. Ông sống lãnh đạm, chẳng bao giờ quan tâm, để ý đến những người thân thương, kể cả vợ con của ông-điều này ông không cần dấu diếm. Chỉ có một người con gái duy nhất ông gửi sang London học từ nhỏ, dù vợ ông không muốn sống xa con. Có lần ông nói với vợ:

-Cuộc đời làm chính khách giống như vở kịch dài, ai biết đóng kịch giỏi thì biết dấu kín những yếu kém, xấu xa...bao nhiêu thì sẽ thành đạt, vinh quang...bấy nhiêu. Còn vinh quang là vinh quang dù thật hay ảo! Bà biết đấy, mọi vật có màu sắc là nhờ có ánh sáng, nếu không có ánh sáng tất cả chỉ là màu đen!

Lúc còn ở Luxembourg, những kỳ nghỉ hè Erika không bao giờ tự chọn nơi nghỉ mình thích, bà thèm một lần được nghỉ ở miền nam nước Pháp trên bờ biển Địa Trung Hải, rồi từ đó đi tàu du lịch lớn đến các thành phố ven biển, được phơi nắng hàng giờ dưới ánh nắng chói chang trên biển, hay mắt xa xăm nhìn về phía chân trời lúc bình minh đang lên và hoàng hôn cứ mờ dần vào bóng tối, nghe tiếng vỗ êm dịu của sóng vào thân tàu, đêm đến được nhìn những ngôi sao vượt, kéo dài những vệt sáng trên bầu trời tuyệt đẹp. Erika mong một lần được nghỉ ở dãy núi Alpơ, nơi có những cánh rừng thông trùng điệp xanh rì bao quanh những hồ nước trong veo truyệt đẹp, những ngọn núi quanh năm đầy tuyết phủ. Erika muốn được trượt tuyết giữa mùa hè trên sườn của những dãy núi cao, bà thèm gặp những người bạn tốt chân thành của thời tuổi trẻ...Nhưng ông chưa một lần chiều theo những điều mong muốn của bà. Ông thích về Budapest nghỉ vì ở đó có nhà nên không phải thuê, đỡ tốn tiền, hơn nữa để được gặp giới chính khách cấp cao tạo điều kiện công tác tốt cho ngày trở lại Hung làm việc. Bà đã nhiều lần quyết định viết đơn ly hôn nhưng ông nhất định không ký. Cũng chẳng phải vì yêu thương vợ, mà ly hôn sẽ làm xấu lý lịch chính trị của ông, lúc ra tranh cử khó mà trúng được vào hàng ngũ lãnh đạo cao. Có lần bà nhờ bạn bè giúp đóng kịch ngủ với người tình trong khách sạn, một người bạn khác gọi điện cho ông đến để chứng kiến.

Đó là một buổi chiều cuối hè, trời rất nóng, máy điều hòa thế hệ cũ chạy ồn cả căn phòng. Ông đang chăm chú đọc bản tin thế giới trong ngày do người thư ký báo chí vừa mới chuyển đến. Ông dừng lại sau khi đọc tin quan trọng: một chiếc máy bay Boeing 747 của hãng hàng không dân dụng Nam Hàn bị lực lượng phòng không Liên Xô bắn rơi ngoài khơi đảo Sakhalin, tất cả hành khách và toàn bộ phi hành đoàn 269 người không còn ai sống sót. Ông định cầm điện thoại báo cho Thủ tướng, bỗng cô thư ký nói: “Ngài có điện thoại.” Ông cầm điện thoại lên, phía bên kia đầu dây một giọng đàn ông nói:

- Xin chào ngài, tôi biết ngài và vợ ngài từ lâu lắm rồi qua báo chí và truyền hình. Tôi là tiếp viên khách sạn Continetal, tên là Sandor. Xin báo cho ngài biết, vợ của ngài và một người đàn ông đang thuê phòng 201.

- Xin cảm ơn ông cho tôi biết điều này. Xin chào ông!-Nói xong ông chẳng thể hiện một cử chỉ vội vàng nào, cẩn thận cho sắp đống tài liệu vào tủ rồi bảo người lái xe vừa là cần vụ của ông, chở ông đến khách sạn Continetal. Trên đường đi ông không nói một lời nào. Đến khách sạn ông xin cô tiếp viên cho gặp hai người lên phòng 201. Đứng trước cửa phòng 201 tần ngần suy nghĩ một lúc: Sao mình ngu xuẩn thế, đến đây làm gì, không gõ cửa phòng rồi lặng lẽ ra đi, người cần vụ chẳng hiểu gì cả rồi cũng đi theo ông ra khỏi khách sạn. Vợ Victor và người bạn cứ chờ mong ông Victor gõ cửa là cả hai người bước ra ngay, nhưng chỉ nghe tiếng chân người đi lại hai ba lần rồi mất hẳn. Tối hôm đó về ông vẫn bình thường với vợ như không có chuyện gì xảy ra lại còn nhẹ nhàng âu yếm vợ hơn. Vợ ông nghĩ: Sao trên đời này thật hiếm có những con người như thế, chỉ biết quyền lực, tiền tài, danh vọng, không có một chút tình thương yêu, kể cả tình yêu vợ chồng. Dù ông biết vợ mình đang ân ái với người tình, nhưng cố tình như không có việc gì xảy ra vì sợ đến dang dự, phẩm giá... của vợ rồi ảnh hưởng tới mình. Bà không ngờ trên thế gian lại có hạng người như thế, một con người chẳng có lương tâm, vừa ích kỷ vừa khống nạn đến cùng cực. Cả cuộc đời bà dù được tiếng danh giá, giàu sang nhưng tâm hồn khô héo, trái tim lúc nào cũng thương tổn bởi như một mũi dao sắc ngọn vô hình cứ luôn khứa trái tim bà. không có chút hạnh phúc, đi ra ngoài tiếp xúc những bạn cùng công việc của chồng phải đóng kịch, phải nở những nụ cười mà tâm gan bầm tím...Chẳng bao lâu bà phiền muộn cho đến lúc mất.

Lúc mới chuyển về đây ông thuê người mang những phiến đá quý quà kỷ niệm ngày xưa người ta tặng bày quanh  cả khu vườn.

Đầu hè, những trái anh đào mới chín đang còn chua, thằng con trai nhỏ của Ferenc thích hái để nghịch ngợm là chính, để ăn là phụ, ông Victor cứ gườm gườm nhìn và mắng nó. Nhiều lần như thế, nó không dám ra vườn nữa. Ferenc thấy vậy bảo con:

- Vườn này là vườn chung của nhà mình và ông Victor, con đừng ngại cứ ra vườn mà chơi để nhìn màu xanh của cây cỏ thiên nhiên, của trời đất, thay vì cứ suốt ngày dán mắt vào tivi, đồ chơi điện tử, máy tính…

Con Ferenc trả lời:

- Ông ấy ích kỷ và ác lắm bố ạ, khi không có người lớn thường hay bắt nạt chúng con, tưởng con đang nhỏ không biết gì, lại thuê người trồng nhiều cây nhỏ trong vườn để chúng con không đá bóng được.

Con trai của Ferenc có một cậu bạn rất thân tên Zoli. Hai đứng học cùng lớp. Trường rất gần nhà nên hai đứa không ăn trưa ở trường mà về nhà Ferenc ăn trưa và học luôn cả buổi chiều. Chiều tối tan tầm làm việc bố hoặc mẹ mới đến đón về. Con của Ferenc thích ăn cơm với Sushi. Zoli cũng tập ăn. Những lần đầu thấy mùi vị khó chịu, nhưng ăn riết rồi đâm nghiện nên những ngày nghỉ học, Zoli còn bắt mẹ ra chợ của người châu Á để mua Sushi và gạo cho nó. Thường ngày bố Zoli đến đón, trời mùa hè đến chín giờ tối nắng vẫn đẹp, sân cỏ xanh mượt mà mặc dù đã bị thu hẹp, bố con Zoli cùng con của Ferenc chơi bóng đến tận lúc trời tối hẳn.

Một hôm, con gái Ferenc dẫn em cùng Zoli trở lại trường dự lễ hội hóa trang, về đến nhà thấy cửa ngoài ban công mở toang, máng nước cong lại, có những vết giày in sâu và to trên tuyết, tất cả các phòng đều có dấu giầy bẩn do tuyết đang tan. Các cửa tủ, các ngăn kéo đều bị mở. May mà trong nhà không có gì đáng giá để mất, chỉ mất 20 nghìn forint của con trai Ferenc để trong ngăn kéo bàn học. Rất may là hai chị em  không có nhà. Nếu ở nhà chúng nó có thể đã gặp tai họa khôn lường. Con gái gọi điện, vợ chồng Ferenc hoảng hồn về ngay lập tức, trên đường về cứ cầu mong các con được an toàn, dù có mất hết tài sản cũng chẳng sao.

Về đến nhà vợ chồng Ferenc mừng nhất các con vẫn bình an, thấy công an đang chụp ảnh hiện trường, đo kích thước dấu giày, dấu tay, lấy mẫu ADN trên các cánh cửa nhà, tủ... tìm nhân chứng, nhưng chẳng có nhân chứng nào khi sự việc xảy ra.

Sau khi công an về, Ferenc gọi ông Victor ra chỉ máng nước bị uốn cong và kể những gì đã xảy ra. Ông rất ngạc nhiên và tỏ ra rất sợ, nhưng rồi trở lại bình tĩnh ngay và nói với Ferenc:

- Tôi không tin điều đó xảy ra. Nó xảy ra khi nào? Tôi ở nhà cả ngày có thấy và nghe gì đâu. Dù nói vậy nhưng thâm tâm ông tin điều Ferenc đã nói đúng và hiện trường vẫn còn nguyên, rồi ông Victor lắng giọng tiếp tục nói:

- Đừng nói chuyện này với bất cứ ai, họ sẽ nghĩ khu nhà này không an toàn, sau này muốn bán nhà sẽ rất khó.

Đúng là con người làm chính trị, bao giờ cũng nghĩ xa xôi, nói có thành không, nói không thành có, miễn là có lợi cho  mình.

Mấy tháng sau, công an xác nhận thủ phạm chính là bố của Zoli. Đúng thời điểm đó, công ty bị phá sản, bố Zoli bị thất nghiệp. Biết buổi chiều hôm đó ở trường có lễ hội hóa trang không có ai ở nhà đã trèo theo máng nước lên ban công phía sau nhà, nơi camera công cộng không nhìn được, rồi cạy cửa ban công vào nhà. Ở đời khó biết được ai xấu, ai tốt. Có thể tốt lúc này, xấu lúc khác. Cũng có thể là người tốt nhưng trong một hoàn cảnh nào đó có thể trở thành kẻ xấu. Điều đáng nói, gia đình Ferenc rất tốt với Zoli mà bố nó vẫn làm được chuyện ấy.

Khi cô con gái của Ferenc đang làm luận án thạc sỹ ngành quan hệ đối ngoại, biết ông Victor trước đây học ngành ngoại giao lại làm ở Bộ Ngoại Giao, Nghị sỹ Quốc hội Hung, Nghị viện Quốc hội châu Âu có rất nhiều kinh nghiệm, muốn nhờ ông tìm tài liệu về mối quan hệ giữa các nước châu Âu trong thời gian sau chiến tranh Thế giới thứ II. Ông nhờ thư ký cũ copy tài liệu cho con gái Ferenc hàng mấy trăm trang về mối quan hệ giữa các nước châu Âu trong thời kỳ Thế chiến thứ I. Đấy chỉ là một phần khái quát của luận văn, tài liệu hầu như không dùng được một chút gì. Thông thái, hiểu biết và nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp như ông, ông rất thấu hiểu con Ferenc đang cần những tài liệu gì, nhưng với bản tính ích kỷ, ông chỉ cho những tài liệu tuy dài nhưng không có giá trị sử dụng. Biết vậy, con gái Ferenc sau này không bao giờ nhờ ông bất cứ một việc gì nữa.

Sau khi về hưu ông Victor chẳng còn quyền lực, vinh quang, được hiểu nhiều bổng lộc...lúc này lại càng tham và yêu tiền tha thiết. Có lần có đồng 20 Forint rơi xuống WC, ông cũng nhặt lên dùng xà phòng để rửa, rồi đem cất đi. Tiền xà phòng và tiền nước rửa có khi còn gấp 10 lần như thế. Có những lúc rảnh rỗi lại đem tiền bán nhà và lương hưu từ trong tủ sắt ra đếm rồi sau đó hôn lên những đồng tiền rồi mỉm cười sung sướng. Từ kinh nghiệm của cuộc đời: trước chiến tranh Thế giới thứ II, bố mẹ ông gửi tiền vào ngân hàng, chiến tranh đến bố mẹ mất, số tiền đó chẳng bao giờ lấy lại được. Bây giờ ông ở đâu cũng mang tiền đi theo, mua két sắt không bao giờ gửi vào ngân hàng.

Có một lần có người hành khất đến xin ăn, người rất gầy, da sạm đen, mặt mày hốc hác, râu tóc dính bết vào nhau, chân tay lòng khòng. Nhìn thần thái anh ta cứ như ông cụ 70. Ferenc thấy thương hại và ái ngại nên đã cho ít tiền và đồ dùng. Ông Victor gọi Ferenc vào và nói luôn:

- Muốn cho những người như thế thì cháu đi chỗ khác mà cho. Liệu có cho họ được suốt đời hay không? Lần sau nhất định họ sẽ quay lại để xin và quấy rầy cháu.

Đúng vậy, người hành khất biết Ferenc là bác sỹ, có lần bị đau bụng tiêu chảy đến nhờ Ferenc chạy chữa; phân chảy ra cả quần rồi xối xả xuống trước cửa. Ferenc cho người hành khất thuốc đau bụng và dọn dẹp vệ sinh. Ferenc dặn người hành khất lần sau đừng đến đây nữa mà nên vào bệnh viện vì ở đó có đầy đủ thuốc hơn. không ngờ người hành khất ấy rất có lòng tự trọng từ đó trở đi không bao giờ quay lại nữa. Ferenc thương những người vô gia cư, không nghề nghiệp mà tiền bạc cũng chẳng có. Ferenc vẫn biết người hành khất này thường về ở gần đường ống dẫn nước nóng đi qua, cách nhà không xa, đêm đến nằm dưới gốc cây che bằng một miếng ni-lon nhỏ, nhờ vào hơi ấm của ống dẫn nước nóng. Thỉnh thoảng Ferenc vẫn mang đồ dùng và thức ăn cho ông ta. Người hành khất được học hết phổ thông cơ sở, sau đó vào học trường dạy nghề ba năm. Khi ra trường được làm việc trong nhà máy Orionton, chuyên sản xuất linh kiện điện tử, radio, bóng đèn... Sau khi thể chế chính trị Hung thay đổi, công nghệ điện tử Hung làm sao sánh được của Đức, Nhật và các nước phương Tây, ông mất việc, làm đủ nghề nhưng vẫn không đủ sống, vẫn không đủ trả tiền thuê nhà, trở thành người vô gia cư. Hàng ngày đến những đoạn đường giao nhau khi đèn đỏ, các ô tô dừng lại, ông bán những bông hoa rẻ tiền, sau này cũng không có tiền để mua hoa để bán, thì ông đứng xin tiền. Ai rủ lòng thương thì họ cho ông. Những ngày lễ ông thường đứng sắp hàng để nhận khẩu phần ăn bố thí của những người giàu. Ông hay tắm giặt nơi công cộng dành cho người vô gia cư.

Có lần vào mùa hè, 9 giờ tối vẫn còn nắng, Ferenc và con trai đi dạo dọc bờ sông Đanuýp, thấy ông khệ nệ vất vả, mồ hôi nhễ nhại đẩy chiếc xe bằng sắt giống như xe mua hàng ở siêu thị Metro lên lối dốc của con đê, trên xe có các vật dụng đơn giản nhất cần cho cuộc sống, trong đó có cả tập thơ của Jozef Attila - nhà thơ lớn nhất mọi thời đại Hung. Chắc cả ngày hôm đó ông ra tắm và giặt quần áo ở bờ sông này. Trong lúc chờ quần áo khô ông lại đọc thơ. Ông rất yêu thơ Jozef Attila vì có những bài thơ rất buồn, nói lên những nỗi thống khổ như cuộc đời của ông. Ferenc muốn giúp ông đẩy xe lên khỏi dốc, nhưng ông liền nói:

- Cảm ơn ngài, ngài không phải giúp đâu, việc này tôi đã quen từ lâu.

Ferenc cho ông 1.000 forint. Sau đấy ông đi về lối khác, con trai Ferenc liền hỏi:

          - Sao bố không cho con tiền mà lại cho ông ấy? Ông ấy không chịu đi làm.

Ferenc giải thích cho con:

          - Con chưa hiểu được đâu. Ông ấy muốn đi làm, muốn có chỗ ở, nhưng không thể kiếm được. Con còn nhỏ lắm, chưa hiểu được cuộc đời đâu. Ai cũng muốn có công ăn việc làm, có nhà ở nhưng người ta đã cố gắng lắm không tìm được. Ai chẳng muốn giàu sang phú quý. Chẳng ai muốn đi ăn xin. Chẳng ai muốn cuộc đời mình cực khổ, trừ những kẻ nghiện ngập, rượu chè, ma túy, cờ bạc… thì tâm thần của họ không được bình thường, họ chỉ biết tìm cái họ nghiện làm bất chấp việc gì. Con hãy biết trân trọng những người yêu lao động và biết thương những người nghèo khổ, bệnh tật. Hình như mỗi người sinh ra đều có số phận riêng con ạ.

Con Ferenc hỏi tiếp:

          -Sao ông ấy không vào nhà tế bần, ở đó người ta cho ông ăn và có chỗ ngủ? trả lời:

          - Ông ấy đã nhiều lần vào trại tế bần, ở đó toàn người vô gia cư, nghiện ngập đánh đập ông, giật thức ăn, đồ uống, quần áo, vật dụng... của ông. Ở một thời gian ông không chịu nổi đành phải đi ra ngoài. Ông ấy vẫn còn mẹ già ở trong trại dưỡng lão, cách Budapest mấy chục km, người bệnh tật, ốm yếu. Ông rất thương và muốn đến thăm mẹ mà chẳng biết giúp mẹ được gì. Cứ mỗi lần đến, hai mẹ con lại nhìn nhau khóc. Ông không muốn tiếp diễn cảnh ấy lặp lại nữa. Đã hơn ba năm nay ông không còn gặp mẹ.

Khoảng đầu tháng 2, đúng lúc giữa đông, trời rét rất đậm, dưới -15 độ C, tuyết phủ trắng đường, băng giá bám trên các dây điện, cột điện, cành cây... gió thổi nhẹ làm những sợi băng mỏng cứ rơi xuống đất gãy kêu răng rắc. Ferenc không nhìn thấy tấm ni-lon như mỗi ngày, chỉ thấy nơi người hành khất thường ngủ có một vòng tròn nhỏ kết những bằng quả thông khô để ngay cạnh gốc cây và những ngọn nến lụi tàn cùng một tấm bia bằng tấm gỗ nhỏ ghi tên tuổi, người đàn ông mới 42 tuổi. Khang lặng lẽ cúi đầu cầu khấn cho người đã mất. Về đến cổng gặp ông Victor đang mở thùng thư, Ferenc báo tin người hành khất đã mất. Không một cử chỉ xúc cảm, ông Victor nói luôn:

- Tôi trưởng anh ta đã mất từ lâu rồi chứ, sống như vậy thì chết vẫn còn hơn!

 

Tuổi càng cao bệnh tật cứ kéo nhau đến. Ông Victor thường lẩm bẩn nói: “Sống trên 70 tuổi thời gian sống tính bằng năm, sau 75 tuổi tính bằng tháng, sau 80 tuổi chỉ tính bằng ngày”. Năm nay ông đã ngoài tuổi 87. Mỗi lần soi gương ông lại thấy buồn, nhìn da mặt nhăn nheo đầy dấu chân chim, đầy những vết đồi mồi, đôi mắt mờ đục, da dưới cằm thõng xuống chia làm nhiều nấc, tóc bạc phơ...Chiều nay ngày cuối thu ảm đạm, rất buồn ông đưa đôi mắt xa xăm nhìn qua cửa sổ lá đã rụng hết trơ trọi cành cây, những cây thông vẫn xanh rì ướt sũng, những bông tuyết trắng nặng trĩu, bầy quạ đen sà xuống làm những bông tuyết rơi lã tả làm trắng khung kính cửa sổ nhà ông. Những khu đất trống vài con sóc nhỏ vẫn tìm kiếm thức ăn thỉnh thoảng ngữa đầu lên gọi nhau chíu cha chíu chít…Ông rùng mình nhớ về bố mẹ bị giết chết trong chiến tranh, những tháng ngày trong trại tập trung của bọn Đức Quốc xã. Cũng có lúc ông lại thèm tiếc cả một thời thanh xuân trai trẻ rất đẹp lại thông minh, các em sinh rất ngưỡng mộ và yêu mến ông. Bây giờ có ăn mặc lịch sự, sang trọng, đẹp bao nhiêu... thì vẫn là một ông già lọm khọm lại thường xuyên bị bệnh mất ngủ khi nào lờ đờ như người mất hồn. Dù ông đã dùng đủ loại thuốc tây và thảo dược vẫn không khỏi mà lại sinh ra nghiện thuốc, thêm chứng bệnh trầm cảm. Nhiều khi trằn trọc suốt cả đêm. Hàng ngày ông dậy rất sớm ăn sáng, uống trà hoa cúc, hay trà thảo dược an thần với mật ong rồi uống rất nhiều loại thuốc: thuốc an thần, thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc trợ tim mạch, thuốc làm loãng máu, thuốc về tiền liệt tuyến, thuốc chống loãng xương... Mỗi khi thời tiết thay đổi người mệt mỏi uể oải, đi lại các khớp chân, cột sống cứ kêu răng rắc, rã rời chân tay, làm ông rất bực bội. Thường xuyên ông gọi bác sỹ gia đình đến kêu ca về bệnh tật, rồi đòi thay thuốc này hay thuốc khác. Mặc dù biết Ferenc là bác sỹ giỏi nhưng không bao giờ gọi, vì sợ phải trả tiền, còn bác sỹ gia đình thì không phải trả tiền. Ông không thích nấu ăn, nên thường gọi điện người ta mang pizza hay hay thức ăn gói sẵn trong hộp. Khi nào đi khám bệnh, mua thuốc hay ra tiệm ăn ông đi bằng xe lăn điện. Cuộc sống ông thực sự đã chán chường, nhiều lúc ông không muốn sống nữa, muốn uống liều thuốc ngủ thật cao ra đi cho nhẹ nhàng. Nhưng nghĩ đến cái chết nỗi sợ hại nặng nề lại xâm chiếm cả tâm trí ông, rồi hình dung lúc mình trút hơi thở cuối không có ai bên cạnh, họ sẽ chở ông đến nhà xác, mổ hết tất bộ phận cơ thể để khám nghiệm tử thi rồi khâu lại, mặc quần áo đẹp đưa ông vào quan tài đưa đi chôn nơi ông đã mua đất sẵn ở một nghĩa trang ở Budapest. Theo thời gian da thịt, các bộ phận trong cơ thể thối rữa ra, rồi tan dần cho đến khi còn lại bộ xương lẫn trong mùn đất màu đen, 75 năm nữa chẳng ai biết ông là ai, ngôi mộ không có ai trả tiền thuê đất chỉ còn miếng cỏ xanh rì, vài chục năm sau người ta lại chôn người khác vào đấy...thời gian cứ lặng lẽ trôi đi.

Nguyễn Lam Thuỷ

                  

 

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *