Tin tức

3/2
9:14 AM 2018

NGUYỄN LỆ CHI NGƯỜI TẶNG SÁCH ĐỂ CÁC DANH THỦ U23 VIỆT NAM SUỐT ĐỜI ĐỌC SÁCH

Trần Quốc Toàn- Ngay sau khi các danh thủ U23 đoạt ngôi vị á quân giải bóng đá U 23 châu Á, bà Nguyễn Lệ Chi giám đốc công ty sách Chibooks đã ra thông báo trên trang FB của mình: “ Công ty sách Chibooks xin tặng 100 triệu đồng (gồm tiền mặt 50 triệu và quà tặng-sách Chibooks trị giá 50 triệu đồng) cho đội U23 Việt Nam để mừng đội tuyển chiến thắng trở về.Và xin tài trợ sách đọc trọn đời cho toàn đội tuyển U23 Việt Nam.

                                                                Giám đốc Công ty sách Chibooks Nguyễn Lệ Chi

 Chibooks cám ơn U23 Việt Nam đã tạo nên một kỳ tích cho lịch sử thể thao Việt Nam”. Xin giới thiệu đôi nét về nhà văn, nhà báo, dịch giả yêu thể thao này.

 

1.Tháng 3-2008, cô gái Nguyễn Lệ Chi (sinh 1976) mạnh dạn “ra riêng” đứng tên  thành lập doanh nghiệp mang tên mình Công ty TNHH một thành viên  Văn hóa và Thông tin Lệ Chi – Chibooks và ngay lập tức thu hút sự chú ý của độc giả, với 2 dòng sách chuyên sâu, văn học lãng mạn dành cho nữ giới vàn văn học kì ảo dành cho thiếu nhi. Để có thể làm sách, Nguyễn Lệ Chi đã từng cần mẫn theo học ba trường đại học để là, cử nhân Trung Văn trường Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội (1994-1998)- hệ chính quy; cử nhân ngoại giao học viện Quan Hệ Quốc Tế Hà Nội (1994-1999) – hệ chính quy; thạc sĩ điện ảnh chuyên ngành đạo diễn phim truyện nhựa tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh (2001-2004) – hệ chính quy. Và để đủ vốn pháp định với một đoanh nghiệp tư nhân, Nguyễn Lệ Chi đã bán cả ba thứ “tài sản thời danh”, nhà, đất, xe hơi mà mình tích lũy được từ những ngày lao động dịch thuật khi du học sinh Nguyễn Lệ Chi, kí hợp đồng với một vài NXB trong nước để dịch các đầu sách về điện ảnh, từ công việc của trưởng ban khai thác bản quyền dịch thuật cho công ty phát hành sách Phương Nam, tham gia thương thảo ký kết mua bản quyền của các tác giả nổi tiếng của Trung Quốc: Mạc Ngôn, Vệ Tuệ, Lưu Chấn Văn, Quách Kính Minh, Trương Duyệt Nhiên…và từ các bài viết của Nguyễn Lệ Chi phóng viên báo Thanh Niên. Với khá nhiều từng trải trong làng xuất bản như thế, với công ty của mình Nguyễn Lệ Chi tiến hành nhiều hoạt động tiếp thị rất chuyên nghiệp, như tổ chức để các tác giả nước ngoài  và triển khai chiến dịch tặng tủ sách CHIBOOKS-KIDBOOKS miễn phí cho 24 nhà văn hóa thiếu nhi khắp các quận huyện trên địa bàn TP.HCM.

 

2. Nguyễn Lệ Chi làm sách không chỉ để thử sức trong kinh doanh, đó còn là cách để cô thể hiện trách nhiệm công dân của mình. Trong Hội nghị Nhà văn trẻ TP.HCM lần III (5-2011), cô đã tham luận về việc đưa sách Việt ra nước ngoài: “Hãy quan tâm đúng mức tới văn chương Việt. Hãy để người Việt được ngẩng cao đầu cùng văn chương Việt, để bạn bè quốc tế biết tới dân tộc và đất nước Việt Nam qua các tác phẩm văn học Việt. Giành lại vị thế cho văn chương Việt trên trường quốc tế là một đòi hỏi không hề quá cao và ngoài tầm với. Nó không đơn thuần chỉ mang tính chất giải trí, là bài toán kinh tế, giành lại thị phần xuất bản… mà nhiều khi còn chính là con đường tìm lại và khẳng định sự tự tôn và niềm tự hào dân tộc, xác lập vị thế và chỗ đứng vững chắc của người Việt trên trường quốc tế”. Không chỉ nói, vào tháng 3-2012, Nguyễn Lệ Chi bắt tay vào việc xuất khẩu văn chương Việt với việc  ký hợp đồng đại diện các nhà văn Việt Nam bán bản quyền tác phẩm của họ ra nước ngoài. “Mang văn đi sứ nước người” từ 25 – 28.4.2012 tại Hội chợ bản quyền sách Kuala Lumpur, Malaysia đứng trong gian sách Việt, Nguyễn Lệ Chi tự tin chào bán 41 tác phẩm của 12 tác giả Việt Nam mà Chibooks đã kí hợp đồng đại diện (Phan Hồn Nhiên - 8 tác phẩm; Trần Thu Trang -2; Cấn Vân Khánh -  2 ;Bùi Anh Tấn 14; Vũ Đình Giang -2; Dương Bình Nguyên – 1; Hồ Anh Thái -2; Nguyễn Vĩnh Nguyên – 3; Nguyễn Ngọc Tiến -1;Nguyễn Đình Tú – 6;  Trần Nhã Thụy -1) . Và, với việc tài trợ sách đọc lầu dài để nâng tầm thể lực văn hóa cho cầu thủ Việt Nam, Nguyễn Lệ Chi, một lần nữa lại thể hiện trách nhiệm công dân của mình.

3.Vào dịp Hội Nhà văn VN tiến hành đại hội nhiệm kì 2015-2017 chúng tôi từng phỏng vấn nhà văn trẻ Nguyễn Lệ Chi: “ Nhân Chibooks đã và đang đầu từ mạnh vào dòng sản phẩm thuộc văn học thiếu nhi, xin hỏi, chị có thể cùng công ti của mình, tham gia vào việc “ Tạo điều kiện cho Ban văn học thiếu nhi mở rộng hoạt động, hình thành một đội ngũ chuyên nghiệp về đề tài này. Tiến hành các hoạt động liên kết, các cuộc hội thảo, các cuộc gặp gỡ bạn đọc nhỏ tuổi góp phần vào việc hình thành nhân cách cho các em” mà đại hội IX Hội nhà văn Việt Nam đã đưa ra trong phương hướng hoạt động nhiệm kì 2015-2020?”

-Nguyễn Lệ Chi: Tôi rất mong muốn góp phần thực hiện dự án trên và đang dự tính sẽ tổ chức một cuộc thi viết truyện thiếu nhi và mời được các nhà văn đã từng có nhiều kinh nghiệm viết truyện thiếu nhi để bàn bạc về những hội thảo thực sự thiết thực nhằm xây dựng được một đội ngũ chuyên viết sách thiếu nhi. Nhân cách một con người thường được bắt đầu từ việc xây dựng nhân cách của họ khi còn là một đứa trẻ. Và tôi vẫn luôn tin rằng một đứa trẻ chịu đọc sách, yêu thích đọc sách sẽ luôn có những cái nhìn cởi mở, lạc quan và khả năng sáng tạo, dễ ứng phó với những khó khăn, bất ngờ trong cuộc sống sau này. Chưa kể tới việc đọc sách sẽ giúp trẻ rèn được tính nhẫn nại, chăm chỉ, bền bỉ, chuyên tâm làm một việc gì đó. Đó cũng là tiền đề chìa khóa cho mọi thành công của bất kỳ người nào, dù làm nghề gì.

    Thì ra, việc tặng 100 triệu đồng xuất phát từ suy nghĩ rất sâu về văn hóa đọc như thế!

 

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *