VanVN.Net – Trong nhiều năm qua, có nhiều cán bộ, chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng đứng nơi đầu sóng ngọn gió, chịu nhiều gian lao vất vả để làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Không ít người trong số họ đã lặng lẽ hi sinh khi đang làm nhiệm vụ… Trong những ngày cả nước hướng về Biển Đông, VanVN.Net xin trân trọng giới thiệu bài ghi chép của nhà báo, nhà văn Đoàn Hoài Trung về một liệt sĩ đã vĩnh viễn đi vào lòng biển: Đại úy Vũ Quang Chương...
Lớp cha trước, lớp con sau
Vũ Quang Chương và cha
Qua Đại tá Kiều Kinh, Trưởng phòng Chính sách Quân chủng Hải quân, tôi có địa chỉ gia đình liệt sĩ Vũ Quang Chương ở Đắc Lắc. Liên lạc để hẹn lên thăm gia đình, do bận công việc, mãi ngày 18-7 vừa rồi tôi mới làm cuộc hành trình gần 400 cây số, về thôn 13 xã Ea K’ly, huyện Krông Păc, tỉnh Đắc Lắc để gặp mẹ liệt sĩ Vũ Quang Chương. Do đã hẹn trước, vợ chồng em Vũ Thị Hồng ra tận bến xe đón tôi.
Tây Nguyên mùa này đang là mùa mưa. Cơn mưa đêm đã làm không gian mát mẻ, cây cối xanh ngăn ngắt, trên các tán lá còn đọng những hạt mưa lóng lánh trong nắng mai. Hai bên đường về nhà lúa lên xanh rờn, thơm ngát mùi hương. Bà Nguyễn Thị Tám, mẹ liệt sĩ Chương, ra tận ngõ, ôm chầm lấy tôi như người con đi xa về, khóc nức nở: “Cháu ơi! Nhìn cháu cô lại nhớ em Chương vô cùng, cô vẫn hy vọng một ngày nào đó em sẽ từ biển trở về”. Tôi cũng ôm bà, không cầm được nước mắt trước thân hình gày gò, bệnh tật của người mẹ liệt sĩ.
Liệt sĩ Vũ Quang Chương sinh ra ở thôn Tri Chỉ, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, trong gia đình giàu truyền thống cách mạng. Trong dòng họ của Chương có nhiều người tham gia cách mạng từ trước năm 1945. Ông cố của anh mất sớm, em ông cố là Vũ Quang Ngãi, du kích xã Thụy Trường đã động viên ông nội của anh lên Việt Bắc tòng quân đi đánh giặc. Thật không may trên đường đi ông nội bị chết vì ngã bệnh, để lại người vợ trẻ và đứa con thơ dại mới lên 2 tuổi. Vợ chồng ông Ngãi không có con, nên nhận 2 mẹ con Vũ Quang Dương để nuôi nấng. Năm 1950, giặc Pháp càn vào Thái Bình, ông Vũ Quang Ngãi tham gia chống càn, bị trúng đạn địch hy sinh. Liệt sĩ Vũ Quang Ngãi đã là tấm gương cho ông Vũ Quang Dương, cha của liệt sĩ Vũ Quang Chương noi theo. Tháng 1 năm 1968, ông Vũ Quang Dương lên đường tòng quân, sau một thời gian huấn luyện, được điều về đơn vị đặc công 429. Tháng 7 năm 1968, ông cùng đơn vị vào Nam chiến đấu, để lại người vợ hiền đang mang thai. Bà Tám vừa ở nhà nuôi mẹ chồng, vừa tham gia du kích xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Bà Nguyễn Thị Tám sinh năm 1949. Năm giặc Mỹ đánh phá ra miền Bắc, bà mới 15 tuổi đã tham gia du kích xã. Bà học bắn rất giỏi, nên được cấp trên tín nhiệm là xạ thủ số 1 của khẩu đội súng máy 12 ly 7. Bà đã chiến đấu dũng cảm trong trận đánh ngày 5 và 17-11-1965, cùng các lực lượng dân quân, du kích trong tỉnh bắn rơi máy bay Mỹ trên bầu trời Thái Bình. Bà đã được Hội liên hiệp Phụ nữ và Tỉnh đội Thái Bình tặng giấy khen với nội dung “ Đồng chí Nguyễn Thị Tám, du kích thôn Tri Chỉ, xã Thụy Trường đã có thành tích tham gia chiến đấu dũng cảm trong 2 trận bắn máy bay Mỹ ngày 5 và 17 tháng 11 năm 1965”.
Tháng 7-1968, ông Dương vào Nam chiến đấu, cũng là tháng bà Tám một mình vượt cạn, sinh bé Vũ Quang Chương ra đời vào một đêm mưa gió. Bà Tám nhớ lại, năm đó gia cảnh khó khăn, bà nội của Chương sức khỏe yếu, còn Chương ốm đau luôn, một mình bà lo gánh vác nuôi mẹ nuôi con. Có lần Chương lên sởi đậu, bà thâu đêm bên ngọn đèn trông con mà nước mắt lưng tròng thương cảnh nhà heo hút. Chương lớn lên, không được gặp mặt cha, nhưng bà luôn đem gương cha, một chiến sĩ cam đảm dũng cảm nơi chiến trường để giáo dục con. Nhiều hôm nhìn con trẻ khoanh chân ngồi hát nghêu ngao: “Viết thư này con gửi thăm bố, nghe chiến thắng 2 miền, mẹ cùng con sướng vui, sớm mai chăm học con ngồi viết thư, chữ chưa thẳng hàng, bố đừng cười con nhé. Bố cứ đi đánh Mỹ, con hứa chăm học, bố con sẽ gặp nhau…”. Nghe Chương hát “tự biên” như vậy, bà Tám không giấu nổi giọt nước mắt, vì thấy cậu con trai sớm có nhận thức và rất yêu bố. Bé Chương nhìn thấy mẹ khóc thì ngây thơ hỏi: “Sao mẹ lại khóc, bố đi đánh Mỹ rồi về mà?”. Có hôm Chương chạy từ đầu ngõ về khoe với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay con gặp nhiều bố lắm”. Hóa ra có một đơn vị hành quân qua làng, bé Chương thấy cô giáo bảo đó là các chú bộ đội thì chạy ra gọi: “Bố ơi!”. Bà Tám thương con, xoa đầu hỏi: “Sao con không gọi bố về?”. Bé Chương ngây thơ: “Con gọi, mà các bố chỉ cười rồi đi tiếp, không chịu về”. Ấy thế mà ngày ông Dương trở về, mang trên mình đầy thương tích của chiến tranh thì cậu bé Chương không chịu nhận bố, coi bố như người xa lạ. Mãi khi bố cho khẩu súng nhựa thì cậu ta mới bắt đầu làm quen và rồi mới quấn quýt với bố để nghe bố kể chuyện chiến đấu nơi chiến trường.
Những năm tháng ông Dương chiến đấu ở miền Đông Nam bộ là những năm ác liệt nhất của cuộc chiến tranh. Ông tiến bộ rất nhanh qua từng trận đánh. Đầu năm 1969, Trung đội phó Vũ Quang Dương được vinh dự nổ phát súng B41 đầu tiên mở đầu chiến dịch đánh vào sở chỉ huy lữ đoàn dù của địch đóng ở Thủ Dầu Một. Ông đã băng mình cùng đồng đội xung phong vào căn cứ địch và là người cắm lá cờ lên nóc sở chỉ huy địch. Sau trận này ông được Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng Huân chương chiến công giải phóng hạng Ba vào ngày 10-5-1969. Ngày 20-6-1969, Trung đội trưởng Dương chỉ huy một mũi đặc công cùng Trung đoàn phó Chín Tùng đi khảo sát địa hình đặt sở chỉ huy, chuẩn bị trận đánh lớn vào căn cứ Téc Níc, Bình Phước của địch. Bất ngờ một quả đạn M79 của địch bắn vu vơ rơi trúng vào đội hình của đặc công ta, làm một chiến sĩ đặc công hy sinh tại chỗ. Còn ông Dương lấy thân mình che cho ông Chín Tùng thì bị mảnh đạn bắn vào đầu, vào chân tay. Thế là chưa mở màn chiến dịch, ông đã bị thương, phải về điều trị tuyến sau. Vết thương lành, ông lại tiếp tục tham gia chiến đấu trên đất bạn Cam-pu-chia. Tháng 2-1971, ông được ra Bắc an dưỡng, sau đó chuyển về công tác tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nam Hà. Năm 1974, Thiếu úy, thương binh Vũ Quang Dương được về nghỉ mất sức. Kết thúc chiến tranh, ông được Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng Ba, còn bà Nguyễn Thị Tám thì được Huân chương kháng chiến hạng Ba.
Sau khi từ chiến trường trở về, ông bà Dương sinh thêm ba người con nữa, chị Vũ Thị Phương (1972), anh Vũ Quang Chuyên (1974) và út nữ Vũ Thị Hồng (1979). Nhưng một điều đau lòng là những năm ở chiến trường, ông đã nhiễm chất độc da cam của bom Mỹ thả trên những cánh rừng miền Đông Nam Bộ, nên các con sinh ra đau ốm luôn. Chị Vũ Thị Phương bị u, bướu đâm ra các xương sống, con của chị cũng bị di chứng ấy. Anh Vũ Quang Chuyên bị chứng thần kinh, mất ngủ kinh niên, phải dùng thuốc an thần mới ngủ được, sức khỏe yếu, ở nhà không đi làm được, còn chị Vũ Thị Hồng da bị sần sùi… Mọi niềm tin tưởng, ông bà đều hy vọng nơi Vũ Quang Chương, đứa con lành lặn, thông minh, hiếu thảo. Chương chăm chỉ học hành, lại thương cha mẹ và các em, nên ngoài giờ học, anh còn đỡ đần cha mẹ. Mới hơn mười tuổi đầu, Chương đã theo chú bác ra biển đánh cá, theo mẹ ra đồng cấy cày.
Năm 1986, Chương học hết lớp 10, xin phép bố mẹ thi vào trường sĩ quan lục quân 1. Gia đình động viên, tạo điều kiện cho Chương học. Bà Tám nhớ lại, Chương đã quyết tâm học, đến mức đêm nào cũng chong đèn học đến hơn 1 - 2 giờ sáng. Nhiều lúc thấy con mệt mỏi ngủ gục trên bàn, bà thương con, nhắc con đi ngủ. Chương choàng dậy, học tiếp. Năm ấy, Chương thi dư tới 7 điểm so với điểm chuẩn vào trường. Tiễn con vào quân đội, bà căn dặn: “Con mong hòa bình để được gặp bố, nay con đủ cánh bay đi, mang nặng tình thương gia đình với tình yêu Tổ quốc, con cần rèn luyện xứng đáng người lính Cụ Hồ…”.
Thương yêu các em, hiếu thảo với cha mẹ
Bốn năm rèn luyện trường ở sĩ quan lục quân 1 (Sơn Tây), đã giúp chàng thanh niên Vũ Quang Chương trở thành một sĩ quan, rắn rỏi, vạm vỡ, đầy nhiệt huyết. Anh được điều về công tác vùng D Hải quân. Nơi công tác mới Dương đã được anh em tin yêu, tín nhiệm về cách sống hòa đồng với mọi người. Có câu chuyện cứu giúp người của Chương anh em còn nhớ mãi. Vào một buổi tối anh đang cùng mấy người bạn đi dạo thì nghe tiếng người kêu cứu, các anh chạy tới thấy mấy tên côn đồ đang vây bắt một cô gái. Chương bèn xông tới, một cuộc ẩu đả diễn ra. Bọn côn đồ thấy mấy chàng lính giỏi võ thì bỏ chạy tán loạn. Hỏi ra mới biết cô gái từ Sài Gòn ra tìm anh, bị bọn côn đồ vây bắt tính làm nhục. Chương đưa cô gái về đơn vị ở tạm nhà khách một đêm, hôm sau chỉ đường cho cô tới chỗ anh của cô.
Mỗi lần về quê, thấy gia cảnh khó khăn, các em thì nhỏ dại bệnh tật, bố mẹ già yếu, Chương không cầm lòng được. Trong lần lên thăm ông chú họ là Bùi Hữu Thái, đang làm công nhân trên nông trường 719 ở xã Eakly, huyện Krông Păc, tỉnh Đắc Lắc, Chương thấy mê vùng đất Tây Nguyên phì nhiêu, dân cư còn thưa thớt, giá đất còn rẻ. Hơn nữa từ Cam Ranh, nơi anh đóng quân về Eakly chưa đầy 100 km. Anh về bàn với gia đình theo anh vào Nam sinh sống để có gì anh còn gần gũi giúp đỡ. Chương đã dành dụm được ít tiền bạc, vay mượn thêm bạn bè cùng với sự góp sức của gia đình, anh mua rẫy rộng 8 sào ở thôn 13, Eakly với giá 2,3 cây vàng. Năm 1995, ông Vũ Quang Dương và con Vũ Thị Phương bắt đầu vào miền Nam. Đầu năm 1997, cả nhà cùng rời quê Thái Bình vào thôn 13, Eakly để bắt đầu cuộc sống mới. Ông Bùi Hữu Thái kể cho tôi nghe về Vũ Quang Chương với niềm khâm phục: “Tôi chưa thấy người thanh niên nào hiếu thảo như cháu Chương, mỗi lần về phép, cháu cởi trần ra đào đất, san vườn, luôn chân luôn tay. Người cháu rắn chắc như cục gạch, làm khỏe khó ai bì kịp. Vườn lúc mới mua toàn cỏ với ụ mối, chỉ có độ gần 100 cây cà phê. Tự tay cháu ban đất, đào hố, mua giống về trồng cả vườn cà phê gần ngàn gốc. Tôi có giục cháu lấy vợ, nhưng cháu cười bảo: để cháu lo cho bố mẹ và các em xong, rồi mới nghĩ đến chuyện riêng”.
Đối với Vũ Thị Hồng thì hình ảnh người anh cả luôn theo chị suốt cuộc đời này. Là con gái út trong nhà, chị được anh Chương thương yêu nhất, ngày còn bé mỗi lần về phép anh Chương thường bế em chạy quanh sân và dạy em vẽ con mèo, con chó và phong cảnh làng quê. Học xong lớp 10 ở Thái Bình, Hồng chuyển vào Đắc Lắc thi vào trường Cao đẳng sư phạm. Cuối năm 1997 Hồng bước năm thứ nhất trường Cao đẳng sư phạm Đắc Lắc, cũng là năm anh Chương chuyển về Khung quản lý DK1 thuộc Đoàn Hải quân M71. Hồng đã giở lại những lá thư mà liệt sĩ Vũ Quang Chương đã viết cho gia đình. Được sự đồng ý của gia đình, xin được trích đăng một số lá thư trước ngày anh hy sinh:
“Đơn vị, ngày 2-11-1997
Hồng em yêu quí!
Anh đã trở về đơn vị một cách an toàn và may mắn. Nay anh gửi thư đến thăm em. Trước tiên anh chúc em mạnh khỏe học tập tiến bộ là anh mừng rồi đó. Hồng ạ! Anh rất muốn gần bố mẹ cùng các em, xong sự giới hạn của thời gian nghỉ phép chỉ chừng ấy ngày thôi. Anh rất thương bố, mẹ và các em, nên phải cố gắng học tập đừng phụ lòng mình, đừng phụ lòng bố mẹ để buồn cho gia đình. Còn sống ở lĩnh vực tập thể anh đã hiểu, chỉ vài bước chân là mọi chuyện đã đổi khác rồi, nên em phải thận trọng trong cuộc sống giữa biển đời mênh mông, suy nghĩ chín chắn với mọi hành động mọi việc làm đừng chủ quan và đừng manh động. Chỉ sảy chân một tí là mọi cái xa rồi. Nói vậy nhưng không phải anh cấm đoán chỉ nhắc để em chú ý trong quan hệ sao cho đúng mực… Không có gì thay đổi từ nay đến tháng 12 anh sẽ đi biển. Khi nào anh về sẽ có quà thưởng cho em gái”.
Út thương quý của anh!
Ngoài trời vẫn tí tách những giọt mưa, con sóng vô tình cứ vỗ vào đêm ào ạt, nhớ em nhiều, anh gửi lời theo con đường nhỏ về thăm em.
Anh tiễn em về lớp sau những ngày hè, còn gia đình tiễn chân anh về đơn vị sau một ngày. Vừa về đến đơn vị, thì anh nhận quyết định phải đi công tác ngay sau đó 12 giờ đồng hồ, không kịp chuẩn bị bất cứ cái gì cả. 4 giờ ngày 6-9, con tàu cứ thế lầm lũi tiến về phía đại dương mênh mông. Anh theo nó và mang theo cả hơi ấm tình thương của gia đình, làm hành trang thiêng liêng và chính là vũ khí của anh khi cất bước vào đời.
Bây giờ anh đang công tác trên trạm Phúc Nguyên 2A, anh vẫn khỏe, vẫn nhớ các em và thương cho bố mẹ nhiều. Em cần cố gắng học tập “có ý chí-có chí khí-sẽ có niềm tin”. Anh rất vui mừng trong những ngày hè ngắn ngủi của em và những ngày phép gấp rút của anh, cả gia đình quây quần đầm ấm. Thời gian công tác ở ngoài này không biết đâu mà nói trước được, nhưng chắc rằng tết này anh không về. Lại mùa xuân nữa vắng nhà. Mùa này biển thường hay cáu kỉnh nổi giận bằng những cơn giông. Tiếng hòa ấm của sóng và gió ì ầm suốt cả ngày.
Anh dừng bút, anh gửi cho em một triệu đồng để em bồi dưỡng học tập”.
Cũng trong lần về phép cuối cùng ấy, Vũ Văn Chương đã tự mình vẽ thiết kế nhà ở cho cha mẹ. Anh dồn tiền làm móng nhà trước khi đi, hẹn ngày về phép sang năm sẽ làm nhà cho bố mẹ hưởng tuổi già, ai ngờ mơ ước ấy anh không thực hiện được.
Mẹ và các em Đại úy Vũ Quang Chương trước ngôi nhà kỉ niệm
Mang theo cờ tổ quốc vào lòng biển
Tôi đã tìm gặp thiếu tá chuyên nghiệp Nguyễn Hữu Tôn, và trung úy Hoàng Văn Thủy, hai người đã sống sót trong vụ đổ nhà giàn 2A/ DK-6 Phúc Nguyên cách đây hơn 10 năm. Tôn sinh 1965, quê ở Bắc Ninh, anh nhập ngũ 1984, công tác tại tỉnh đội Hà Bắc, sau đó được đi đào tạo y sĩ. Ra trường 1989, Tôn được về công tác tại Đoàn Hải quân M71, đúng vào dịp bắt đầu hình thành DK1. Ngày 5-7-1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra chỉ thị số 180/CT chính thức công bố về việc xây dựng DK1 tại khu vực bãi đá ngầm trên thềm lục địa phía Nam, cũng là ngày Tôn ra nhà giàn DK1. Từ đó anh gắn bó với biển trên các nhà giàn. Anh bắt đầu biết đại úy Vũ Quang Chương trong lần đi công tác nhà giàn DK1 -16, bãi cạn Phúc Tần đầu năm 1998. Chương là trạm phó, còn Tôn là y sĩ của trạm. Cuộc sống ở nhà giàn lúc đó rất gian khổ, luôn luôn đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt. Tôn đã đem lòng cảm phục người trạm phó giàu tình cảm, có trách nhiệm, luôn gần gũi anh em. Có những đêm hai người nằm tâm sự chuyện gia đình. Tôn lúc ấy đã có vợ hai con. Tôn giục Chương: “Kỳ này nghỉ phép vào bờ, anh kiếm một cô cưới làm vợ để ổn định cuộc sống”. Chương gạt đi: “Mình bây giờ chưa nghĩ đến chuyện vợ con, gia đình mình còn khó khăn lắm, mình muốn ổn định cuộc sống cho các cụ và các em trước đã…”. Có lần trạm giúp đỡ thuốc men, nước ngọt cho ghe đánh cá, họ cho trạm chiếc vỏ đồi mồi. Anh em cưa ra chia nhau mỗi người một miếng. Mọi người cưa nhỏ chia nhau mỗi người một miếng để làm cặp tóc, kỷ niệm người thân. Mấy chiến sĩ không biết làm bị gẫy hết, Chương nảy sáng kiến đem luộc cho mềm miếng vỏ đồi mồi, sau đó mới gọt tỉ mẩn thành chiếc lược đẹp để tặng mẹ.
Vũ Quang Chương và bạn
Sau kỳ nghỉ phép, tháng 7-1998, Tôn được điều ra nhà giàn 2A/DK1-6 Phúc Nguyên. Sau đó hơn tháng trạm trưởng Vũ Quang Chương cùng chiến sĩ thông tin Hoàng Văn Thủy, sinh năm 1977, quê ở Đô Lương, Nghệ An ra công tác tại nhà giàn Phúc Nguyên 2A. Hôm ấy, biển động, sóng lớn ca nô không vào sát chân nhà giàn được. Trạm trưởng mới cùng chiến sĩ Thủy phải bơi vào chân cầu thang nhà giàn để leo lên. Tôn nhận ra Vũ Quang Chương, hai người ôm chầm lấy nhau mừng vui. Với cương vị mới trạm trưởng, Vũ Quang Chương đã thể hiện tính quyết đoán trong công việc, Trong sinh hoạt thì phê bình thẳng thắn, trong cuộc sống thì chan hòa, gần gũi. Hôm nhân viên cơ điện Nguyễn Hữu An nhận tin vợ đẻ con trai, cả nhà giàn cùng vui mừng. An bần thần người lúc khóc, lúc cười chỉ muốn được về nhà ngay. Chương đã động viên và hứa sẽ bố trí cho An về chuyến tàu gần nhất để được cám ơn gia đình họ hàng đã giúp vợ anh trong những ngày vợ vượt cạn. Nhưng rồi điều mong ước ấy của An mãi không thành hiện thực. Đêm cuối cùng trước ngày nhà giàn đổ, Hoàng Văn Thủy còn nằm cùng giường với Vũ Quang Chương. Ngoài trời mưa to, sóng lớn, hai anh em nằm tâm sự kể chuyện quê nhà, Chương còn hứa với Thủy: Kỳ này về phép, nhất định anh sẽ đến nhà em chơi, cũng là để thăm quê hương Bác Hồ, sau đó em lên nhà anh ở Tây Nguyên nhé. Anh sẽ giới thiệu cho em làm quen cô em gái đang học sư phạm, đẹp người mà ngoan ngoãn…”. Nhớ lại những giây phút nằm chung với người trạm trưởng, Hoàng Văn Thủy xúc động không cầm được nước mắt: “Anh Chương là người chỉ huy chín chắn, điềm đạm, anh như có sức hút kỳ lạ, khiến anh em trong trạm vừa phục tùng mệnh lệnh của anh vừa coi anh như người anh thân thiết, hình ảnh của anh luôn theo tôi động viên tôi trên bước đường sự nghiệp”.
Những ngày đầu tháng 12-1998, mặt biển bãi đá cạn Phúc Nguyên trở nên mịt mù, gió rít từng cơn, sóng bạc đầu tung bọt trắng xóa. Cơn bão số 8 tràn qua, Nhà giàn 2A/ DK1-6 Phúc Nguyên trở nên bé nhỏ, cô đơn trước thiên nhiên hung dữ. Mấy đêm liền, anh em trên nhà giàn chập chờn không ngủ được. Đêm 12-12, những đợt sóng tựa như những quả núi đánh vào chân nhà giàn, khiến nhà giàn rung lên bần bật. Các cửa nhà được đóng kín, lúc đó đi ra ngoài các anh phải bám chặt vào thành lan can, gió mạnh như muốn hất tung người xuống biển. Trên nhà giàn lúc ấy có 9 anh em tất cả: trạm trưởng Vũ Quang Chương, trạm phó Dương Văn Hoan, y sĩ Nguyễn Hữu Tôn, nhân viên cơ yếu Hà Công Dụng, nhân viên thông tin Hoàng Văn Thủy, nhân viên báo vụ Phí Ngọc Thuật, pháo thủ Nguyễn Văn Thơ, nhân viên ra đa Lê Đức Hồng, nhân viên cơ điện Nguyễn Hữu An. Khoảng 22 giờ 50 phút, một cơn sóng to tràn qua nhà giàn, nhà bị nghiêng đi. Đồ đạc trong nhà bị đổ tung tóe, chiếc tivi trên bàn rơi xuống, ấm chén bay loảng xoảng, toàn bộ giá gạo trong kho đổ sập, giường tủ bàn ghế chạy đi, chạy lại. Trưởng trạm Chương ra lệnh Hoàng Văn Thủy báo cáo tình nhà bị nghiêng về đất liền. Chỉ huy từ đất liền động viên anh em bám trụ, sẽ cử tàu ra đón người. Vũ Quang Chương triệu tập cuộc họp toàn trạm, anh động viên tinh thần anh em: “ Đây là giờ phút nguy nan, thử thách lòng can đảm của những chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam. Chúng ta quyết tâm bám giữ trạm đến cùng. Trường hợp nguy cấp, có lệnh của tôi mới được rời vị trí”. Đề phòng tình huống xấu, anh phân công mọi người chuẩn bị áo phao, phao cứu sinh, phao bè... Hơn 12 giờ đêm, dây nguồn điện của máy sóng ngắn M700 TY nối ắc quy bị đứt, Hoàng Văn Thủy bình tĩnh khắc phục sự cố, nối lại dây nguồn. Vừa lên máy đã nghe tiếng gọi các nhà giàn và đất liền “Sông Lam 42 (tên liên lạc của nhà giàn 2A/DK1-6 Phúc Nguyên) lên máy đi Đà Lạt 01 gọi?”. Hoàng Văn Thủy giọng lạc đi báo về đất liền: “Báo cáo thủ trưởng cùng các đồng đội nhà rung mạnh không thể chịu đựng nổi qua đêm nay”. Tiếng chị Vân, nhân viên trực thông tin tại Hải Phòng gọi vào động viên: “Em Thủy ơi, chị luôn ở bên em, anh em ngoài đó cố gắng bám trụ, các chú sẽ điều tàu ra cứu em và đồng đội của em”. Khoảng 1 giờ 45 phút sáng, gió to làm đứt dây anten mất liên lạc. Thủy báo cáo với Chương, Chương ra lệnh cho Thủy tìm mọi cách khắc phục nối thông tin để nhận lệnh từ Sở chỉ huy. Hoàng Văn Thủy hiểu rõ trách nhiệm người chiến sĩ thông tin, bằng mọi giá phải nối thông liên lạc để ở nhà đỡ lo lắng. Anh trèo lên nóc nhà giàn, gió to thổi ù ù như muốn hất anh xuống biển, những hạt mưa quất vào mặt ran rát. Không chùn bước, anh lần tìm chỗ đứt anten nối lại. Hơn 2 giờ sáng, thông tin lại thông suốt, tiếng gọi từ các đài tha thiết: “Sông Lam 42, Sông Lam 42, trả lời đi... nhà giàn có còn không? Các đồng chí đâu rồi?”. Trung úy Nguyễn Văn Hoan vào kho lấy bao gạo ra chèn phao cứu sinh liền bị giá gạo đổ sập xuống vào chân. Hoàng Văn Thủy thì bị chiếc tủ sắt đổ vào người.
Sóng mỗi lúc một to, Chương ra lệnh cho anh em mặc áo phao sẵn sàng thoát khỏi nhà giàn. Mọi người lấy dây mồi buộc vào tay nhau để khi nhà đổ xuống biển vẫn tìm thấy nhau. Mỗi khi có cơn sóng to ào đến trước mặt, họ lại nhắm mắt nín thở cầu mong nhà không đổ. Nhà giàn càng lắc lư chao đảo mạnh theo từng cơn sóng dữ. Chiến sĩ Hoàng Văn Thủy năm ấy mới 21 tuổi đời, anh gọi điện đàm về đất liền: “Chị Vân ơi! Nhà em sắp bị đổ rồi, em nhờ chị viết thư báo tin cho bố mẹ em, bố em tên là Hoàng Văn Sơn, mẹ em tên là Lê Thị Tịnh xóm 9 Mỹ Sơn Đô Lương Nghệ An. Nhà giàn đổ, chúng em trôi trên biển, xác định là chết…”. Lúc 3 giờ 30 phút, một cơn sóng lớn tràn qua máy phát điện bị đổ, đèn phụt tắt. Sau khi nhận được lệnh cuối cùng từ sở chỉ huy, Đại úy Vũ Quang Chương hô lớn: “Tất cả chuẩn bị rời trạm, khi xuống biển nhanh chóng bám chặt vào phao!”. Dù được lệnh như vậy nhưng những người lính nhà giàn DK1 vẫn kiên cường không rời nhà giàn, quyết bám trụ đến phút cuối cùng. Rồi một cơn sóng kinh hoàng, dựng đứng như vách núi, đập mạnh vào nhà giàn, trùm lên đầu họ. Nhà giàn không trụ được nữa. Lúc đó khoảng 4 giờ kém 10 ngày 13-12-1998. Đại úy Chương lệnh cho tốp đầu bám phao cứu sinh nhảy xuống biển trước.
Chương và Thủy bật khỏi nhà giàn sau cùng. Thủy mang theo tài liệu mật của ngành thông tin và súng pháo hiệu với 10 viên đạn. Trước khi lao xuống biển Thủy còn kịp gọi về đất liền gửi lời chào : “Chúng em chào các thủ trưởng, chúng em đi đây”. Anh còn nghe tiếng gọi của Chương: “ Nhảy ra đi Thủy ơi! Nhà đổ rồi…”
Đại úy Vũ Quang Chương trong giờ phút sinh tử ấy vẫn bình tĩnh chỉ huy anh em rời nhà giàn, đồng thời anh thu xếp tài liệu, cuốn lá cờ đỏ sao vàng vào lòng rồi rời nhà giàn sau cùng. Nhưng ác nghiệt thay, phong ba bão táp, sóng thần dữ dội đã cướp đi sinh mạng của của anh và 2 đồng đội là nhân viên cơ điện Nguyễn Hữu An và nhân viên ra đa Lê Đức Hồng. 6 anh em còn lại, vật lộn với sóng biển suốt 14 tiếng trên biển. Họ phải đối mặt với những con sóng kinh hoàng như muốn nhấn chìm họ xuống biển sâu, những giọt mưa táp vào mặt... Mãi đến gần 6 giờ tối ngày 13-12-1998, họ mới được tàu 606 phát hiện và vớt lên tàu.
Nỗi đau những người ở lại
Vũ Quang Chương hy sinh, nhưng gia đình vẫn không hề hay biết. Ngày 14-12, sau một ngày anh hy sinh, Út Hồng vẫn viết thư cho anh:
“Ký túc xá, ngày 14-12-1998
Anh thương kính!
Cơn bão số 8 còn đang cuồng giật, lẩn quất đâu đây. Nghe đài báo bão bờ biển Nha Trang, Vũng Tàu gió giật, biển động mạnh, em lại càng nhớ, thương anh nhiều hơn. Không biết giờ này, nơi ấy, anh đang làm gì? Với những lần giông bão đi qua có làm cho nhà giàn của anh chao đảo? Anh của em lại thêm một lần mệt mỏi lắm chăng anh? Ở ngoài biển chắc lạnh nhiều anh nhỉ?Anh cố gắng giữ gìn sức khỏe và cẩn thận với những con sóng bạc đầu. Mỗi lần nghe đài báo bão em lại lo cho anh nhiều…”.
Mãi gần một tháng sau, có người ở quê vào báo tin khả năng Vũ Quang Chương đã hy sinh. Ông Vũ Quang Dương vội khăn gói đến Vũng Tàu tìm vào Đoàn Hải quân M71 để nắm tình hình. Nghe tin con đã hy sinh, lòng ông đau như cắt, không dám báo tin thật về nhà, ông nói dối: “Tết này anh Chương sẽ về phép”, nhưng nghe tiếng khóc của ông trong điện thoại, người em của Chương là Vũ Quang Chuyên vốn đã yếu thần kinh, ngã ra, chết ngất đi. Bà Nguyễn Thị Tám lại phải chạy đôn chạy đáo đi thuê xe cấp cứu con lên bệnh viện huyện. Chứng kiến những giây phút đau thương của gia đình ông liệt sĩ Chương, ông Bùi Hữu Thái kể: “Hoàn cảnh gia đình lúc ấy thật bi đát, một con thì hy sinh ở biển khơi, còn một thằng thì nằm trên bệnh viện tỉnh chờ chết, trong nhà không còn một xu. Tôi còn phải đi mượn nóng mấy trăm ngàn cho chị Tám thuê xe đưa con đi cấp cứu…”.
Mẹ và em gái với những kỉ vật của Đại úy Vũ Quang Chương
Từ ngày anh Chương mất, bà Tám ngã bệnh. Bà bị chứng teo cơ, giờ đây tay chân bà chỉ còn da với xương. Trước tình cảnh gia đình như vậy, ông Dương phải đem anh Vũ Quang Chuyên về quê Thái Bình sinh sống. Nhớ thương con không nguôi, mỗi lần có thời gian ông lại tìm về những nơi Vũ Quang Chương đóng quân để hy vọng tìm thấy một đứa con mà biết đâu Chương để lại cho ông và gia đình… Còn chị Vũ Thị Phương do nhiễm chất độc da cam, nên bệnh tật ốm đau luôn, lại thường xuyên bị nổi u các khớp xương. Nhà chồng đã bỏ rơi chị và đứa con từ lúc còn trong bụng mẹ. Chị phải để con cho ông bà nuôi, vào Đồng Nai làm công nhân, nay chị đã đi bước nữa với người chồng khác. Còn Vũ Thị Hồng sau khi ra trường đi dạy ở trường tiểu học cách nhà hơn 10 cây số. Hồng đã lấy chồng tại Eakly. Nhiều lần các con đề nghị bố mẹ bán rẫy này về quê để đỡ cảnh một chốn đôi nơi, nhưng ông Dương kiên quyết giữ lại ngôi nhà, mảnh rẫy mà liệt sĩ Vũ Quang Chương đã đổ biết bao mồ hôi gây dựng nên. Anh Nguyễn Trọng Quang, chồng của Út Hồng thương bố mẹ vợ, đóng cửa nhà mình lại, về ở rể để chăm sóc mảnh vườn của liệt sĩ Vũ Quang Chương. Một điều buồn nữa là hiện nay mới chỉ có ông Vũ Quang Dương và anh Vũ Quang Chuyên được hưởng chế độ chất độc da cam.
Mẹ và con
Đã 11 năm trôi qua, nhưng với Út Hồng và gia đình, đại úy Vũ Quang Chương vẫn còn sống, mà chỉ đi công tác xa chưa về. Cô giáo Hồng đã viết bài thơ: “Đợi anh mãi không về”: Anh đi công tác xa/ Mãi chẳng về thăm nhà/ Em cứ đợi, chờ anh trong hi vọng/ Dẫu mong manh một niềm tin đích thực/ Có phải chăng anh bận vẫn chưa về/ Kỷ niệm về anh như hạt nắng tràn trề/ Cứ ấm mãi, quyện vào lòng ký ức/ Em nhớ tiếng cười anh rạo rực/ Cởi mở, vô tư, ngập tiếng yêu đời/ Đôi mắt anh long lanh sáng ngời/ Cứ nhìn em yêu thương trìu mến thế/ Tiếng nói anh “Út yêu thương, anh quý!/ Phép sau về anh vẽ lại bức tranh quê/ Anh kính yêu ơi, anh có biết/ Mẹ chờ anh tóc điểm bạc mái đầu/ Cha trăn trở những vết hằn cuộc sống/ Và em tin, tin rằng anh còn sống/ Sống trong em một sức sống tràn trề/ Dưới trăng mờ thấp thoáng bóng anh về/ Anh tủm tỉm mỉm cười – anh còn bận.”
Hình ảnh liệt sĩ Vũ Quang Chương ôm cờ Tổ quốc thanh thản đi vào lòng biển đã trở thành cột mốc chủ quyền bất tử, hiên ngang giữa biển khơi, tạo thành mạch nguồn sức mạnh to lớn, cổ vũ, động viên, thôi thúc thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục trân trọng, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng biển đảo của Tổ quốc Việt Nam.
(Ảnh do tác giả bài viết cung cấp)
VanVN.Net – Trong nhiều năm qua, có nhiều cán bộ, chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng đứng nơi đầu sóng ngọn gió, chịu nhiều gian lao vất vả để làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Không ít người trong số họ đã lặng lẽ hi sinh khi đang làm nhiệm vụ… Trong những ngày cả nước hướng về Biển Đông, VanVN.Net xin trân trọng giới thiệu bài ghi chép của nhà báo, nhà văn Đoàn Hoài Trung về một liệt sĩ đã vĩnh viễn đi vào lòng biển: Đại úy Vũ Quang Chương...
Lớp cha trước, lớp con sau
Vũ Quang Chương và cha
Qua Đại tá Kiều Kinh, Trưởng phòng Chính sách Quân chủng Hải quân, tôi có địa chỉ gia đình liệt sĩ Vũ Quang Chương ở Đắc Lắc. Liên lạc để hẹn lên thăm gia đình, do bận công việc, mãi ngày 18-7 vừa rồi tôi mới làm cuộc hành trình gần 400 cây số, về thôn 13 xã Ea K’ly, huyện Krông Păc, tỉnh Đắc Lắc để gặp mẹ liệt sĩ Vũ Quang Chương. Do đã hẹn trước, vợ chồng em Vũ Thị Hồng ra tận bến xe đón tôi.
Tây Nguyên mùa này đang là mùa mưa. Cơn mưa đêm đã làm không gian mát mẻ, cây cối xanh ngăn ngắt, trên các tán lá còn đọng những hạt mưa lóng lánh trong nắng mai. Hai bên đường về nhà lúa lên xanh rờn, thơm ngát mùi hương. Bà Nguyễn Thị Tám, mẹ liệt sĩ Chương, ra tận ngõ, ôm chầm lấy tôi như người con đi xa về, khóc nức nở: “Cháu ơi! Nhìn cháu cô lại nhớ em Chương vô cùng, cô vẫn hy vọng một ngày nào đó em sẽ từ biển trở về”. Tôi cũng ôm bà, không cầm được nước mắt trước thân hình gày gò, bệnh tật của người mẹ liệt sĩ.
Liệt sĩ Vũ Quang Chương sinh ra ở thôn Tri Chỉ, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, trong gia đình giàu truyền thống cách mạng. Trong dòng họ của Chương có nhiều người tham gia cách mạng từ trước năm 1945. Ông cố của anh mất sớm, em ông cố là Vũ Quang Ngãi, du kích xã Thụy Trường đã động viên ông nội của anh lên Việt Bắc tòng quân đi đánh giặc. Thật không may trên đường đi ông nội bị chết vì ngã bệnh, để lại người vợ trẻ và đứa con thơ dại mới lên 2 tuổi. Vợ chồng ông Ngãi không có con, nên nhận 2 mẹ con Vũ Quang Dương để nuôi nấng. Năm 1950, giặc Pháp càn vào Thái Bình, ông Vũ Quang Ngãi tham gia chống càn, bị trúng đạn địch hy sinh. Liệt sĩ Vũ Quang Ngãi đã là tấm gương cho ông Vũ Quang Dương, cha của liệt sĩ Vũ Quang Chương noi theo. Tháng 1 năm 1968, ông Vũ Quang Dương lên đường tòng quân, sau một thời gian huấn luyện, được điều về đơn vị đặc công 429. Tháng 7 năm 1968, ông cùng đơn vị vào Nam chiến đấu, để lại người vợ hiền đang mang thai. Bà Tám vừa ở nhà nuôi mẹ chồng, vừa tham gia du kích xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Bà Nguyễn Thị Tám sinh năm 1949. Năm giặc Mỹ đánh phá ra miền Bắc, bà mới 15 tuổi đã tham gia du kích xã. Bà học bắn rất giỏi, nên được cấp trên tín nhiệm là xạ thủ số 1 của khẩu đội súng máy 12 ly 7. Bà đã chiến đấu dũng cảm trong trận đánh ngày 5 và 17-11-1965, cùng các lực lượng dân quân, du kích trong tỉnh bắn rơi máy bay Mỹ trên bầu trời Thái Bình. Bà đã được Hội liên hiệp Phụ nữ và Tỉnh đội Thái Bình tặng giấy khen với nội dung “ Đồng chí Nguyễn Thị Tám, du kích thôn Tri Chỉ, xã Thụy Trường đã có thành tích tham gia chiến đấu dũng cảm trong 2 trận bắn máy bay Mỹ ngày 5 và 17 tháng 11 năm 1965”.
Tháng 7-1968, ông Dương vào Nam chiến đấu, cũng là tháng bà Tám một mình vượt cạn, sinh bé Vũ Quang Chương ra đời vào một đêm mưa gió. Bà Tám nhớ lại, năm đó gia cảnh khó khăn, bà nội của Chương sức khỏe yếu, còn Chương ốm đau luôn, một mình bà lo gánh vác nuôi mẹ nuôi con. Có lần Chương lên sởi đậu, bà thâu đêm bên ngọn đèn trông con mà nước mắt lưng tròng thương cảnh nhà heo hút. Chương lớn lên, không được gặp mặt cha, nhưng bà luôn đem gương cha, một chiến sĩ cam đảm dũng cảm nơi chiến trường để giáo dục con. Nhiều hôm nhìn con trẻ khoanh chân ngồi hát nghêu ngao: “Viết thư này con gửi thăm bố, nghe chiến thắng 2 miền, mẹ cùng con sướng vui, sớm mai chăm học con ngồi viết thư, chữ chưa thẳng hàng, bố đừng cười con nhé. Bố cứ đi đánh Mỹ, con hứa chăm học, bố con sẽ gặp nhau…”. Nghe Chương hát “tự biên” như vậy, bà Tám không giấu nổi giọt nước mắt, vì thấy cậu con trai sớm có nhận thức và rất yêu bố. Bé Chương nhìn thấy mẹ khóc thì ngây thơ hỏi: “Sao mẹ lại khóc, bố đi đánh Mỹ rồi về mà?”. Có hôm Chương chạy từ đầu ngõ về khoe với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay con gặp nhiều bố lắm”. Hóa ra có một đơn vị hành quân qua làng, bé Chương thấy cô giáo bảo đó là các chú bộ đội thì chạy ra gọi: “Bố ơi!”. Bà Tám thương con, xoa đầu hỏi: “Sao con không gọi bố về?”. Bé Chương ngây thơ: “Con gọi, mà các bố chỉ cười rồi đi tiếp, không chịu về”. Ấy thế mà ngày ông Dương trở về, mang trên mình đầy thương tích của chiến tranh thì cậu bé Chương không chịu nhận bố, coi bố như người xa lạ. Mãi khi bố cho khẩu súng nhựa thì cậu ta mới bắt đầu làm quen và rồi mới quấn quýt với bố để nghe bố kể chuyện chiến đấu nơi chiến trường.
Những năm tháng ông Dương chiến đấu ở miền Đông Nam bộ là những năm ác liệt nhất của cuộc chiến tranh. Ông tiến bộ rất nhanh qua từng trận đánh. Đầu năm 1969, Trung đội phó Vũ Quang Dương được vinh dự nổ phát súng B41 đầu tiên mở đầu chiến dịch đánh vào sở chỉ huy lữ đoàn dù của địch đóng ở Thủ Dầu Một. Ông đã băng mình cùng đồng đội xung phong vào căn cứ địch và là người cắm lá cờ lên nóc sở chỉ huy địch. Sau trận này ông được Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng Huân chương chiến công giải phóng hạng Ba vào ngày 10-5-1969. Ngày 20-6-1969, Trung đội trưởng Dương chỉ huy một mũi đặc công cùng Trung đoàn phó Chín Tùng đi khảo sát địa hình đặt sở chỉ huy, chuẩn bị trận đánh lớn vào căn cứ Téc Níc, Bình Phước của địch. Bất ngờ một quả đạn M79 của địch bắn vu vơ rơi trúng vào đội hình của đặc công ta, làm một chiến sĩ đặc công hy sinh tại chỗ. Còn ông Dương lấy thân mình che cho ông Chín Tùng thì bị mảnh đạn bắn vào đầu, vào chân tay. Thế là chưa mở màn chiến dịch, ông đã bị thương, phải về điều trị tuyến sau. Vết thương lành, ông lại tiếp tục tham gia chiến đấu trên đất bạn Cam-pu-chia. Tháng 2-1971, ông được ra Bắc an dưỡng, sau đó chuyển về công tác tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nam Hà. Năm 1974, Thiếu úy, thương binh Vũ Quang Dương được về nghỉ mất sức. Kết thúc chiến tranh, ông được Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng Ba, còn bà Nguyễn Thị Tám thì được Huân chương kháng chiến hạng Ba.
Sau khi từ chiến trường trở về, ông bà Dương sinh thêm ba người con nữa, chị Vũ Thị Phương (1972), anh Vũ Quang Chuyên (1974) và út nữ Vũ Thị Hồng (1979). Nhưng một điều đau lòng là những năm ở chiến trường, ông đã nhiễm chất độc da cam của bom Mỹ thả trên những cánh rừng miền Đông Nam Bộ, nên các con sinh ra đau ốm luôn. Chị Vũ Thị Phương bị u, bướu đâm ra các xương sống, con của chị cũng bị di chứng ấy. Anh Vũ Quang Chuyên bị chứng thần kinh, mất ngủ kinh niên, phải dùng thuốc an thần mới ngủ được, sức khỏe yếu, ở nhà không đi làm được, còn chị Vũ Thị Hồng da bị sần sùi… Mọi niềm tin tưởng, ông bà đều hy vọng nơi Vũ Quang Chương, đứa con lành lặn, thông minh, hiếu thảo. Chương chăm chỉ học hành, lại thương cha mẹ và các em, nên ngoài giờ học, anh còn đỡ đần cha mẹ. Mới hơn mười tuổi đầu, Chương đã theo chú bác ra biển đánh cá, theo mẹ ra đồng cấy cày.
Năm 1986, Chương học hết lớp 10, xin phép bố mẹ thi vào trường sĩ quan lục quân 1. Gia đình động viên, tạo điều kiện cho Chương học. Bà Tám nhớ lại, Chương đã quyết tâm học, đến mức đêm nào cũng chong đèn học đến hơn 1 - 2 giờ sáng. Nhiều lúc thấy con mệt mỏi ngủ gục trên bàn, bà thương con, nhắc con đi ngủ. Chương choàng dậy, học tiếp. Năm ấy, Chương thi dư tới 7 điểm so với điểm chuẩn vào trường. Tiễn con vào quân đội, bà căn dặn: “Con mong hòa bình để được gặp bố, nay con đủ cánh bay đi, mang nặng tình thương gia đình với tình yêu Tổ quốc, con cần rèn luyện xứng đáng người lính Cụ Hồ…”.
Thương yêu các em, hiếu thảo với cha mẹ
Bốn năm rèn luyện trường ở sĩ quan lục quân 1 (Sơn Tây), đã giúp chàng thanh niên Vũ Quang Chương trở thành một sĩ quan, rắn rỏi, vạm vỡ, đầy nhiệt huyết. Anh được điều về công tác vùng D Hải quân. Nơi công tác mới Dương đã được anh em tin yêu, tín nhiệm về cách sống hòa đồng với mọi người. Có câu chuyện cứu giúp người của Chương anh em còn nhớ mãi. Vào một buổi tối anh đang cùng mấy người bạn đi dạo thì nghe tiếng người kêu cứu, các anh chạy tới thấy mấy tên côn đồ đang vây bắt một cô gái. Chương bèn xông tới, một cuộc ẩu đả diễn ra. Bọn côn đồ thấy mấy chàng lính giỏi võ thì bỏ chạy tán loạn. Hỏi ra mới biết cô gái từ Sài Gòn ra tìm anh, bị bọn côn đồ vây bắt tính làm nhục. Chương đưa cô gái về đơn vị ở tạm nhà khách một đêm, hôm sau chỉ đường cho cô tới chỗ anh của cô.
Mỗi lần về quê, thấy gia cảnh khó khăn, các em thì nhỏ dại bệnh tật, bố mẹ già yếu, Chương không cầm lòng được. Trong lần lên thăm ông chú họ là Bùi Hữu Thái, đang làm công nhân trên nông trường 719 ở xã Eakly, huyện Krông Păc, tỉnh Đắc Lắc, Chương thấy mê vùng đất Tây Nguyên phì nhiêu, dân cư còn thưa thớt, giá đất còn rẻ. Hơn nữa từ Cam Ranh, nơi anh đóng quân về Eakly chưa đầy 100 km. Anh về bàn với gia đình theo anh vào Nam sinh sống để có gì anh còn gần gũi giúp đỡ. Chương đã dành dụm được ít tiền bạc, vay mượn thêm bạn bè cùng với sự góp sức của gia đình, anh mua rẫy rộng 8 sào ở thôn 13, Eakly với giá 2,3 cây vàng. Năm 1995, ông Vũ Quang Dương và con Vũ Thị Phương bắt đầu vào miền Nam. Đầu năm 1997, cả nhà cùng rời quê Thái Bình vào thôn 13, Eakly để bắt đầu cuộc sống mới. Ông Bùi Hữu Thái kể cho tôi nghe về Vũ Quang Chương với niềm khâm phục: “Tôi chưa thấy người thanh niên nào hiếu thảo như cháu Chương, mỗi lần về phép, cháu cởi trần ra đào đất, san vườn, luôn chân luôn tay. Người cháu rắn chắc như cục gạch, làm khỏe khó ai bì kịp. Vườn lúc mới mua toàn cỏ với ụ mối, chỉ có độ gần 100 cây cà phê. Tự tay cháu ban đất, đào hố, mua giống về trồng cả vườn cà phê gần ngàn gốc. Tôi có giục cháu lấy vợ, nhưng cháu cười bảo: để cháu lo cho bố mẹ và các em xong, rồi mới nghĩ đến chuyện riêng”.
Đối với Vũ Thị Hồng thì hình ảnh người anh cả luôn theo chị suốt cuộc đời này. Là con gái út trong nhà, chị được anh Chương thương yêu nhất, ngày còn bé mỗi lần về phép anh Chương thường bế em chạy quanh sân và dạy em vẽ con mèo, con chó và phong cảnh làng quê. Học xong lớp 10 ở Thái Bình, Hồng chuyển vào Đắc Lắc thi vào trường Cao đẳng sư phạm. Cuối năm 1997 Hồng bước năm thứ nhất trường Cao đẳng sư phạm Đắc Lắc, cũng là năm anh Chương chuyển về Khung quản lý DK1 thuộc Đoàn Hải quân M71. Hồng đã giở lại những lá thư mà liệt sĩ Vũ Quang Chương đã viết cho gia đình. Được sự đồng ý của gia đình, xin được trích đăng một số lá thư trước ngày anh hy sinh:
“Đơn vị, ngày 2-11-1997
Hồng em yêu quí!
Anh đã trở về đơn vị một cách an toàn và may mắn. Nay anh gửi thư đến thăm em. Trước tiên anh chúc em mạnh khỏe học tập tiến bộ là anh mừng rồi đó. Hồng ạ! Anh rất muốn gần bố mẹ cùng các em, xong sự giới hạn của thời gian nghỉ phép chỉ chừng ấy ngày thôi. Anh rất thương bố, mẹ và các em, nên phải cố gắng học tập đừng phụ lòng mình, đừng phụ lòng bố mẹ để buồn cho gia đình. Còn sống ở lĩnh vực tập thể anh đã hiểu, chỉ vài bước chân là mọi chuyện đã đổi khác rồi, nên em phải thận trọng trong cuộc sống giữa biển đời mênh mông, suy nghĩ chín chắn với mọi hành động mọi việc làm đừng chủ quan và đừng manh động. Chỉ sảy chân một tí là mọi cái xa rồi. Nói vậy nhưng không phải anh cấm đoán chỉ nhắc để em chú ý trong quan hệ sao cho đúng mực… Không có gì thay đổi từ nay đến tháng 12 anh sẽ đi biển. Khi nào anh về sẽ có quà thưởng cho em gái”.
Út thương quý của anh!
Ngoài trời vẫn tí tách những giọt mưa, con sóng vô tình cứ vỗ vào đêm ào ạt, nhớ em nhiều, anh gửi lời theo con đường nhỏ về thăm em.
Anh tiễn em về lớp sau những ngày hè, còn gia đình tiễn chân anh về đơn vị sau một ngày. Vừa về đến đơn vị, thì anh nhận quyết định phải đi công tác ngay sau đó 12 giờ đồng hồ, không kịp chuẩn bị bất cứ cái gì cả. 4 giờ ngày 6-9, con tàu cứ thế lầm lũi tiến về phía đại dương mênh mông. Anh theo nó và mang theo cả hơi ấm tình thương của gia đình, làm hành trang thiêng liêng và chính là vũ khí của anh khi cất bước vào đời.
Bây giờ anh đang công tác trên trạm Phúc Nguyên 2A, anh vẫn khỏe, vẫn nhớ các em và thương cho bố mẹ nhiều. Em cần cố gắng học tập “có ý chí-có chí khí-sẽ có niềm tin”. Anh rất vui mừng trong những ngày hè ngắn ngủi của em và những ngày phép gấp rút của anh, cả gia đình quây quần đầm ấm. Thời gian công tác ở ngoài này không biết đâu mà nói trước được, nhưng chắc rằng tết này anh không về. Lại mùa xuân nữa vắng nhà. Mùa này biển thường hay cáu kỉnh nổi giận bằng những cơn giông. Tiếng hòa ấm của sóng và gió ì ầm suốt cả ngày.
Anh dừng bút, anh gửi cho em một triệu đồng để em bồi dưỡng học tập”.
Cũng trong lần về phép cuối cùng ấy, Vũ Văn Chương đã tự mình vẽ thiết kế nhà ở cho cha mẹ. Anh dồn tiền làm móng nhà trước khi đi, hẹn ngày về phép sang năm sẽ làm nhà cho bố mẹ hưởng tuổi già, ai ngờ mơ ước ấy anh không thực hiện được.
Mẹ và các em Đại úy Vũ Quang Chương trước ngôi nhà kỉ niệm
Mang theo cờ tổ quốc vào lòng biển
Tôi đã tìm gặp thiếu tá chuyên nghiệp Nguyễn Hữu Tôn, và trung úy Hoàng Văn Thủy, hai người đã sống sót trong vụ đổ nhà giàn 2A/ DK-6 Phúc Nguyên cách đây hơn 10 năm. Tôn sinh 1965, quê ở Bắc Ninh, anh nhập ngũ 1984, công tác tại tỉnh đội Hà Bắc, sau đó được đi đào tạo y sĩ. Ra trường 1989, Tôn được về công tác tại Đoàn Hải quân M71, đúng vào dịp bắt đầu hình thành DK1. Ngày 5-7-1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra chỉ thị số 180/CT chính thức công bố về việc xây dựng DK1 tại khu vực bãi đá ngầm trên thềm lục địa phía Nam, cũng là ngày Tôn ra nhà giàn DK1. Từ đó anh gắn bó với biển trên các nhà giàn. Anh bắt đầu biết đại úy Vũ Quang Chương trong lần đi công tác nhà giàn DK1 -16, bãi cạn Phúc Tần đầu năm 1998. Chương là trạm phó, còn Tôn là y sĩ của trạm. Cuộc sống ở nhà giàn lúc đó rất gian khổ, luôn luôn đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt. Tôn đã đem lòng cảm phục người trạm phó giàu tình cảm, có trách nhiệm, luôn gần gũi anh em. Có những đêm hai người nằm tâm sự chuyện gia đình. Tôn lúc ấy đã có vợ hai con. Tôn giục Chương: “Kỳ này nghỉ phép vào bờ, anh kiếm một cô cưới làm vợ để ổn định cuộc sống”. Chương gạt đi: “Mình bây giờ chưa nghĩ đến chuyện vợ con, gia đình mình còn khó khăn lắm, mình muốn ổn định cuộc sống cho các cụ và các em trước đã…”. Có lần trạm giúp đỡ thuốc men, nước ngọt cho ghe đánh cá, họ cho trạm chiếc vỏ đồi mồi. Anh em cưa ra chia nhau mỗi người một miếng. Mọi người cưa nhỏ chia nhau mỗi người một miếng để làm cặp tóc, kỷ niệm người thân. Mấy chiến sĩ không biết làm bị gẫy hết, Chương nảy sáng kiến đem luộc cho mềm miếng vỏ đồi mồi, sau đó mới gọt tỉ mẩn thành chiếc lược đẹp để tặng mẹ.
Vũ Quang Chương và bạn
Sau kỳ nghỉ phép, tháng 7-1998, Tôn được điều ra nhà giàn 2A/DK1-6 Phúc Nguyên. Sau đó hơn tháng trạm trưởng Vũ Quang Chương cùng chiến sĩ thông tin Hoàng Văn Thủy, sinh năm 1977, quê ở Đô Lương, Nghệ An ra công tác tại nhà giàn Phúc Nguyên 2A. Hôm ấy, biển động, sóng lớn ca nô không vào sát chân nhà giàn được. Trạm trưởng mới cùng chiến sĩ Thủy phải bơi vào chân cầu thang nhà giàn để leo lên. Tôn nhận ra Vũ Quang Chương, hai người ôm chầm lấy nhau mừng vui. Với cương vị mới trạm trưởng, Vũ Quang Chương đã thể hiện tính quyết đoán trong công việc, Trong sinh hoạt thì phê bình thẳng thắn, trong cuộc sống thì chan hòa, gần gũi. Hôm nhân viên cơ điện Nguyễn Hữu An nhận tin vợ đẻ con trai, cả nhà giàn cùng vui mừng. An bần thần người lúc khóc, lúc cười chỉ muốn được về nhà ngay. Chương đã động viên và hứa sẽ bố trí cho An về chuyến tàu gần nhất để được cám ơn gia đình họ hàng đã giúp vợ anh trong những ngày vợ vượt cạn. Nhưng rồi điều mong ước ấy của An mãi không thành hiện thực. Đêm cuối cùng trước ngày nhà giàn đổ, Hoàng Văn Thủy còn nằm cùng giường với Vũ Quang Chương. Ngoài trời mưa to, sóng lớn, hai anh em nằm tâm sự kể chuyện quê nhà, Chương còn hứa với Thủy: Kỳ này về phép, nhất định anh sẽ đến nhà em chơi, cũng là để thăm quê hương Bác Hồ, sau đó em lên nhà anh ở Tây Nguyên nhé. Anh sẽ giới thiệu cho em làm quen cô em gái đang học sư phạm, đẹp người mà ngoan ngoãn…”. Nhớ lại những giây phút nằm chung với người trạm trưởng, Hoàng Văn Thủy xúc động không cầm được nước mắt: “Anh Chương là người chỉ huy chín chắn, điềm đạm, anh như có sức hút kỳ lạ, khiến anh em trong trạm vừa phục tùng mệnh lệnh của anh vừa coi anh như người anh thân thiết, hình ảnh của anh luôn theo tôi động viên tôi trên bước đường sự nghiệp”.
Những ngày đầu tháng 12-1998, mặt biển bãi đá cạn Phúc Nguyên trở nên mịt mù, gió rít từng cơn, sóng bạc đầu tung bọt trắng xóa. Cơn bão số 8 tràn qua, Nhà giàn 2A/ DK1-6 Phúc Nguyên trở nên bé nhỏ, cô đơn trước thiên nhiên hung dữ. Mấy đêm liền, anh em trên nhà giàn chập chờn không ngủ được. Đêm 12-12, những đợt sóng tựa như những quả núi đánh vào chân nhà giàn, khiến nhà giàn rung lên bần bật. Các cửa nhà được đóng kín, lúc đó đi ra ngoài các anh phải bám chặt vào thành lan can, gió mạnh như muốn hất tung người xuống biển. Trên nhà giàn lúc ấy có 9 anh em tất cả: trạm trưởng Vũ Quang Chương, trạm phó Dương Văn Hoan, y sĩ Nguyễn Hữu Tôn, nhân viên cơ yếu Hà Công Dụng, nhân viên thông tin Hoàng Văn Thủy, nhân viên báo vụ Phí Ngọc Thuật, pháo thủ Nguyễn Văn Thơ, nhân viên ra đa Lê Đức Hồng, nhân viên cơ điện Nguyễn Hữu An. Khoảng 22 giờ 50 phút, một cơn sóng to tràn qua nhà giàn, nhà bị nghiêng đi. Đồ đạc trong nhà bị đổ tung tóe, chiếc tivi trên bàn rơi xuống, ấm chén bay loảng xoảng, toàn bộ giá gạo trong kho đổ sập, giường tủ bàn ghế chạy đi, chạy lại. Trưởng trạm Chương ra lệnh Hoàng Văn Thủy báo cáo tình nhà bị nghiêng về đất liền. Chỉ huy từ đất liền động viên anh em bám trụ, sẽ cử tàu ra đón người. Vũ Quang Chương triệu tập cuộc họp toàn trạm, anh động viên tinh thần anh em: “ Đây là giờ phút nguy nan, thử thách lòng can đảm của những chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam. Chúng ta quyết tâm bám giữ trạm đến cùng. Trường hợp nguy cấp, có lệnh của tôi mới được rời vị trí”. Đề phòng tình huống xấu, anh phân công mọi người chuẩn bị áo phao, phao cứu sinh, phao bè... Hơn 12 giờ đêm, dây nguồn điện của máy sóng ngắn M700 TY nối ắc quy bị đứt, Hoàng Văn Thủy bình tĩnh khắc phục sự cố, nối lại dây nguồn. Vừa lên máy đã nghe tiếng gọi các nhà giàn và đất liền “Sông Lam 42 (tên liên lạc của nhà giàn 2A/DK1-6 Phúc Nguyên) lên máy đi Đà Lạt 01 gọi?”. Hoàng Văn Thủy giọng lạc đi báo về đất liền: “Báo cáo thủ trưởng cùng các đồng đội nhà rung mạnh không thể chịu đựng nổi qua đêm nay”. Tiếng chị Vân, nhân viên trực thông tin tại Hải Phòng gọi vào động viên: “Em Thủy ơi, chị luôn ở bên em, anh em ngoài đó cố gắng bám trụ, các chú sẽ điều tàu ra cứu em và đồng đội của em”. Khoảng 1 giờ 45 phút sáng, gió to làm đứt dây anten mất liên lạc. Thủy báo cáo với Chương, Chương ra lệnh cho Thủy tìm mọi cách khắc phục nối thông tin để nhận lệnh từ Sở chỉ huy. Hoàng Văn Thủy hiểu rõ trách nhiệm người chiến sĩ thông tin, bằng mọi giá phải nối thông liên lạc để ở nhà đỡ lo lắng. Anh trèo lên nóc nhà giàn, gió to thổi ù ù như muốn hất anh xuống biển, những hạt mưa quất vào mặt ran rát. Không chùn bước, anh lần tìm chỗ đứt anten nối lại. Hơn 2 giờ sáng, thông tin lại thông suốt, tiếng gọi từ các đài tha thiết: “Sông Lam 42, Sông Lam 42, trả lời đi... nhà giàn có còn không? Các đồng chí đâu rồi?”. Trung úy Nguyễn Văn Hoan vào kho lấy bao gạo ra chèn phao cứu sinh liền bị giá gạo đổ sập xuống vào chân. Hoàng Văn Thủy thì bị chiếc tủ sắt đổ vào người.
Sóng mỗi lúc một to, Chương ra lệnh cho anh em mặc áo phao sẵn sàng thoát khỏi nhà giàn. Mọi người lấy dây mồi buộc vào tay nhau để khi nhà đổ xuống biển vẫn tìm thấy nhau. Mỗi khi có cơn sóng to ào đến trước mặt, họ lại nhắm mắt nín thở cầu mong nhà không đổ. Nhà giàn càng lắc lư chao đảo mạnh theo từng cơn sóng dữ. Chiến sĩ Hoàng Văn Thủy năm ấy mới 21 tuổi đời, anh gọi điện đàm về đất liền: “Chị Vân ơi! Nhà em sắp bị đổ rồi, em nhờ chị viết thư báo tin cho bố mẹ em, bố em tên là Hoàng Văn Sơn, mẹ em tên là Lê Thị Tịnh xóm 9 Mỹ Sơn Đô Lương Nghệ An. Nhà giàn đổ, chúng em trôi trên biển, xác định là chết…”. Lúc 3 giờ 30 phút, một cơn sóng lớn tràn qua máy phát điện bị đổ, đèn phụt tắt. Sau khi nhận được lệnh cuối cùng từ sở chỉ huy, Đại úy Vũ Quang Chương hô lớn: “Tất cả chuẩn bị rời trạm, khi xuống biển nhanh chóng bám chặt vào phao!”. Dù được lệnh như vậy nhưng những người lính nhà giàn DK1 vẫn kiên cường không rời nhà giàn, quyết bám trụ đến phút cuối cùng. Rồi một cơn sóng kinh hoàng, dựng đứng như vách núi, đập mạnh vào nhà giàn, trùm lên đầu họ. Nhà giàn không trụ được nữa. Lúc đó khoảng 4 giờ kém 10 ngày 13-12-1998. Đại úy Chương lệnh cho tốp đầu bám phao cứu sinh nhảy xuống biển trước.
Chương và Thủy bật khỏi nhà giàn sau cùng. Thủy mang theo tài liệu mật của ngành thông tin và súng pháo hiệu với 10 viên đạn. Trước khi lao xuống biển Thủy còn kịp gọi về đất liền gửi lời chào : “Chúng em chào các thủ trưởng, chúng em đi đây”. Anh còn nghe tiếng gọi của Chương: “ Nhảy ra đi Thủy ơi! Nhà đổ rồi…”
Đại úy Vũ Quang Chương trong giờ phút sinh tử ấy vẫn bình tĩnh chỉ huy anh em rời nhà giàn, đồng thời anh thu xếp tài liệu, cuốn lá cờ đỏ sao vàng vào lòng rồi rời nhà giàn sau cùng. Nhưng ác nghiệt thay, phong ba bão táp, sóng thần dữ dội đã cướp đi sinh mạng của của anh và 2 đồng đội là nhân viên cơ điện Nguyễn Hữu An và nhân viên ra đa Lê Đức Hồng. 6 anh em còn lại, vật lộn với sóng biển suốt 14 tiếng trên biển. Họ phải đối mặt với những con sóng kinh hoàng như muốn nhấn chìm họ xuống biển sâu, những giọt mưa táp vào mặt... Mãi đến gần 6 giờ tối ngày 13-12-1998, họ mới được tàu 606 phát hiện và vớt lên tàu.
Nỗi đau những người ở lại
Vũ Quang Chương hy sinh, nhưng gia đình vẫn không hề hay biết. Ngày 14-12, sau một ngày anh hy sinh, Út Hồng vẫn viết thư cho anh:
“Ký túc xá, ngày 14-12-1998
Anh thương kính!
Cơn bão số 8 còn đang cuồng giật, lẩn quất đâu đây. Nghe đài báo bão bờ biển Nha Trang, Vũng Tàu gió giật, biển động mạnh, em lại càng nhớ, thương anh nhiều hơn. Không biết giờ này, nơi ấy, anh đang làm gì? Với những lần giông bão đi qua có làm cho nhà giàn của anh chao đảo? Anh của em lại thêm một lần mệt mỏi lắm chăng anh? Ở ngoài biển chắc lạnh nhiều anh nhỉ?Anh cố gắng giữ gìn sức khỏe và cẩn thận với những con sóng bạc đầu. Mỗi lần nghe đài báo bão em lại lo cho anh nhiều…”.
Mãi gần một tháng sau, có người ở quê vào báo tin khả năng Vũ Quang Chương đã hy sinh. Ông Vũ Quang Dương vội khăn gói đến Vũng Tàu tìm vào Đoàn Hải quân M71 để nắm tình hình. Nghe tin con đã hy sinh, lòng ông đau như cắt, không dám báo tin thật về nhà, ông nói dối: “Tết này anh Chương sẽ về phép”, nhưng nghe tiếng khóc của ông trong điện thoại, người em của Chương là Vũ Quang Chuyên vốn đã yếu thần kinh, ngã ra, chết ngất đi. Bà Nguyễn Thị Tám lại phải chạy đôn chạy đáo đi thuê xe cấp cứu con lên bệnh viện huyện. Chứng kiến những giây phút đau thương của gia đình ông liệt sĩ Chương, ông Bùi Hữu Thái kể: “Hoàn cảnh gia đình lúc ấy thật bi đát, một con thì hy sinh ở biển khơi, còn một thằng thì nằm trên bệnh viện tỉnh chờ chết, trong nhà không còn một xu. Tôi còn phải đi mượn nóng mấy trăm ngàn cho chị Tám thuê xe đưa con đi cấp cứu…”.
Mẹ và em gái với những kỉ vật của Đại úy Vũ Quang Chương
Từ ngày anh Chương mất, bà Tám ngã bệnh. Bà bị chứng teo cơ, giờ đây tay chân bà chỉ còn da với xương. Trước tình cảnh gia đình như vậy, ông Dương phải đem anh Vũ Quang Chuyên về quê Thái Bình sinh sống. Nhớ thương con không nguôi, mỗi lần có thời gian ông lại tìm về những nơi Vũ Quang Chương đóng quân để hy vọng tìm thấy một đứa con mà biết đâu Chương để lại cho ông và gia đình… Còn chị Vũ Thị Phương do nhiễm chất độc da cam, nên bệnh tật ốm đau luôn, lại thường xuyên bị nổi u các khớp xương. Nhà chồng đã bỏ rơi chị và đứa con từ lúc còn trong bụng mẹ. Chị phải để con cho ông bà nuôi, vào Đồng Nai làm công nhân, nay chị đã đi bước nữa với người chồng khác. Còn Vũ Thị Hồng sau khi ra trường đi dạy ở trường tiểu học cách nhà hơn 10 cây số. Hồng đã lấy chồng tại Eakly. Nhiều lần các con đề nghị bố mẹ bán rẫy này về quê để đỡ cảnh một chốn đôi nơi, nhưng ông Dương kiên quyết giữ lại ngôi nhà, mảnh rẫy mà liệt sĩ Vũ Quang Chương đã đổ biết bao mồ hôi gây dựng nên. Anh Nguyễn Trọng Quang, chồng của Út Hồng thương bố mẹ vợ, đóng cửa nhà mình lại, về ở rể để chăm sóc mảnh vườn của liệt sĩ Vũ Quang Chương. Một điều buồn nữa là hiện nay mới chỉ có ông Vũ Quang Dương và anh Vũ Quang Chuyên được hưởng chế độ chất độc da cam.
Mẹ và con
Đã 11 năm trôi qua, nhưng với Út Hồng và gia đình, đại úy Vũ Quang Chương vẫn còn sống, mà chỉ đi công tác xa chưa về. Cô giáo Hồng đã viết bài thơ: “Đợi anh mãi không về”: Anh đi công tác xa/ Mãi chẳng về thăm nhà/ Em cứ đợi, chờ anh trong hi vọng/ Dẫu mong manh một niềm tin đích thực/ Có phải chăng anh bận vẫn chưa về/ Kỷ niệm về anh như hạt nắng tràn trề/ Cứ ấm mãi, quyện vào lòng ký ức/ Em nhớ tiếng cười anh rạo rực/ Cởi mở, vô tư, ngập tiếng yêu đời/ Đôi mắt anh long lanh sáng ngời/ Cứ nhìn em yêu thương trìu mến thế/ Tiếng nói anh “Út yêu thương, anh quý!/ Phép sau về anh vẽ lại bức tranh quê/ Anh kính yêu ơi, anh có biết/ Mẹ chờ anh tóc điểm bạc mái đầu/ Cha trăn trở những vết hằn cuộc sống/ Và em tin, tin rằng anh còn sống/ Sống trong em một sức sống tràn trề/ Dưới trăng mờ thấp thoáng bóng anh về/ Anh tủm tỉm mỉm cười – anh còn bận.”
Hình ảnh liệt sĩ Vũ Quang Chương ôm cờ Tổ quốc thanh thản đi vào lòng biển đã trở thành cột mốc chủ quyền bất tử, hiên ngang giữa biển khơi, tạo thành mạch nguồn sức mạnh to lớn, cổ vũ, động viên, thôi thúc thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục trân trọng, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng biển đảo của Tổ quốc Việt Nam.
(Ảnh do tác giả bài viết cung cấp)
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Duyên phận luôn được định đoạt và nhiều khi tình yêu tới không chỉ đơn thuần là vô cớ. Ẩn chứa sau một chiếc nhẫn cổ là vô số bí mật đến bất ngờ…
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn