Ra tù. Hắn nhún vai hít một hơi thật sâu cái không khí tự do. Xong rồi hắn đứng chần vần ra chưa biết tiếp theo phải làm gì. Bạn tù hắn có người thân đến đón, hoặc cha mẹ, hoặc vợ con, hoặc anh chị em, hoặc cả gia đình. Người ta ái ngại nhìn hắn một thân một mình với một cái túi hành trang vá chằn đúp bám ít bụi bặm.
Ở trong tù, hắn đếm từng ngày chờ đợi khoảnh khắc ra khỏi cái nơi hắc ám, được trở về với bầu trời xanh trong của tự do. Nhưng giờ được rồi thì hắn lại không thấy tận hưởng gì, trái lại còn thấy lo ngại. Số phận hắn giống như một trái banh nhỏ, bị ném vào một nơi chật chội u tối khi con đường tương lai hắn đang mở toang. Còn bi giờ, hắn đang bị ném ngược trở ra một không gian rộng, có nắng hầm hập, gió lồng lộng, mà đường tương lai của hắn chỉ còn là một lối hẹp.
-Chú mua giúp con vài cái đĩa đi chú
Một thằng bé quảy cái giỏ đầy ắp đồ cất giọng mời chào khiến hắn giật mình. Giật mình không phải vì âm lượng quá lớn, mà vì cách xưng hô của nó. Hắn chỉ mới hai mươi bốn tuổi, không quen với lối xưng hô già chát như thế.
-Hay chú mua giúp con mấy cuốn sách này
Một lần nữa thằng bé khẳng định lại cái sự già nua của một thanh niên hai mươi bốn tuổi như hắn. Có lẽ lâu rồi hắn không cạo râu, hàm râu khiến hắn trông như một ông chú bốn mươi hai?
-Nếu không thì chú mua ủng hộ con một bức tranh cũng được.
Thằng bé cố nài hắn quyết liệt. Nó lôi trong cái giỏ ra la liệt mấy cái đĩa, một mớ sách và hai bức tranh cuộn tròn. Một bức là bầy ngựa hùng dũng với dòng chữ “Mã đáo thành công” bằng Hán tự, một bức là hình Quan Âm Bồ Tát ngự trên tòa sen, tay mặt cầm lọ nước cam lồ, tay trái cầm nhành dương liễu. Hắn không nghĩ sẽ mua bức tranh nào. Nhưng thằng bé nài quá, thấy nó gầy gò, đen đúa đến tội nghiệp với cái giỏ “gia tài” của nó mà không biết có đủ kiếm cơm đắp đỗi qua ngày không, hắn mua ủng hộ nó bức họa Quan Âm Bồ Tát, nghĩ sẽ có dịp treo khi về nhà chị hắn. Tự nhiên thằng bé dúi luôn vào tay hắn bức “Mã đáo thành công”
-Tặng chú!
Thế là trong túi hành tranh bụi bặm của hắn có thêm hai bức tranh. Hắn nghĩ nên đến nhà chị hắn trước rồi hẵn tính bước kế tiếp.
Nhà chị hắn nằm cuối một con đường cũ kĩ. Con đường mà ba năm trước hắn từng nép ở một góc trên sân thượng nhà chị hắn để vẽ. Vẽ những mái nhà mọc lô nhô mất trật tự, đâu đó thấp thoáng từ những cửa sổ ẩn hiện những đôi mắt dòm ra khung trời chật hẹp. Con đường rải đầy lá khô và rác rến. Những con người tội nghiệp lê những bước nhọc nhằn tránh những nắp cống. Những chiếc xe tội nghiệp nhích qua lại tránh những ổ gà nhoi nhóc…
Hắn bước dài bước ngắn trên con đường đó, những cặp mắt nhìn hắn lạ lẫm, hắn cũng nhìn mọi thứ lạ lẫm. Ba năm đủ để có thay đổi ít hoặc nhiều, nhận ra hoặc không ra, mà đều bỡ ngỡ. Bà thím quét rác đẩy chiếc xe ăm ắp rác quen thuộc nhìn hắn rồi thốt lên
-À ra là cậu trai nhỏ, cậu đi đâu mà lâu lắm mới thấy về
Thì ra cũng có người nhận ra hắn, ít ra là còn thấy hắn không đến đỗi già chát như thằng bé hàng rong. Hắn gật đầu chào bà thím
-Cháu ở tù mới ra!
Bà thím hơi tròn mắt
-Vậy sao?
Hắn im lặng, hắn luôn cảm nhận được ánh mắt ái ngại của bất cứ ai biết hắn mới ra tù, hay là do hắn quá nhạy cảm. Có thể hắn chưa thích nghi lại, hay là người ta chưa thích nghi với hắn. Hắn đến cái cổng màu xanh ở cuối đường. Cái cổng bây giờ được xây lại cao hơn trước rất nhiều, lại có thêm dây leo quấn quanh, một loại dây leo có gai.
-Em cũng biết gần đây chồng của chị sắp ứng cử vào Tỉnh ủy, nên em thông cảm…
Lạ. Hắn làm sao biết điều đó mà “cũng”, chị hắn chỉ mượn cớ nhằm cho hắn biết phận thôi. Dúi vào tay hắn một xấp tiền, chị hắn coi như tạm thời không muốn thừa nhận quan hệ chị em với một kẻ mới ra tù. Hắn hiểu điều đó khi chị hắn không xưng chồng là “anh rễ của em” như trước đây mà là “chồng của chị”. Hắn biết “thông cảm” có nghĩa là hắn sẽ phải dọn ra một nơi khác.
Hắn lại xách cái túi hành trang đi tìm một nhà trọ. Nhà trọ thì chắc không đến đỗi phải khiến hắn ái ngại khi người ta biết hắn. Nhà trọ hắn dọn đến có hai dãy, mỗi dãy có chín phòng. Trong đó có một căn phòng giăng vải hoa làm la phông, và cũng trùm phủ vải hoa khắp các vách. Hắn ở bên cạnh căn phòng đó. Chủ nhân của căn phòng đó là một cô ả độ tầm hơn hắn vài tuổi, hành nghề trang điểm ở một tiệm phía ngoài nhà trọ. Hắn rất dị ứng với đủ thứ màu sắc trên tóc, môi, má của ả. Sở dĩ ả lòe loẹt là vì muốn che đậy sự già nua đang từ từ tấn công ả.
Hắn lại xách cái túi hành trang đi tìm việc. Việc thì kén người. Đến mấy chổ trung tâm trợ giúp xã hội hay thanh thiếu niên người ta hỏi hắn về chuyên môn. Hắn có chuyên môn gì ư? Nhớ lại trước kia hắn học mỹ thuật mà, học lở dở có coi là chuyên môn không? Trong tù hắn hay chộp lấy bất cứ thứ gì có thể cọ xát với nền đất, đá, cát, xi măng để nguệch ngoạc vẽ những cái hắn nghĩ ra mà không ai hình dung ra là gì. Thế có được xem là chuyên môn không?
-Tôi không có.
Hắn nói vậy với nhân viên mấy trung tâm đó vì không biết nếu nói là biết vẽ tranh thì họ có phát bật cười không.
Hắn quay về phòng trọ, nghĩ là phải dựa vào bản thân thôi. Bắt tay vẽ tranh. Rồi nếu khá thì đem triển lãm, sẽ bán được cho mấy gã nhiều tiền làm món vật trang trí, thỏa mãn thú chơi nhà giàu, còn túng thế cùng đường thì kiểu như thằng bé hàng rong kiếm cơm đắp đỗi qua ngày.
Hắn vừa loay quay với mớ dụng cụ vẽ, bỏ chúng vào túi hành trang vừa nghĩ xem sẽ phải vẽ cái gì thì cái ả lòe loẹt chủ nhân căn phòng vải hoa đi ngang, nhìn hắn cười ỏng ẹo
-Vẽ một bức tranh tặng tui nhe ông họa sĩ
Ả bật cười khanh khách đắc chí. Hắn thì hậm hực vì ả kêu hắn bằng “ông” nghe già chát chúa.
-Cười nhưng đó không phải đùa mà lời thật nhe ông họa sĩ
Lần nữa ả lại gọi hắn là “ông”. Hắn thấy chịu không nổi
-Người như cô, tôi không muốn vẽ!
Ả lại buông một tràng cười rồi chui vô căn phòng vải hoa. Hắn cảm thấy ả thật không ra gì, chắc loại gái lẳng lơ thích trêu ghẹo bất cứ đứa trai nào bắt gặp, rồi có cơ hội thì nuốt chửng luôn. Hắn chắc cũng là một trong số nạn nhân đó. Hắn hình dung ả giống một ả yêu nhền nhện, còn căn phòng vải hoa của ả chẳng khác gì động bàn tơ. Hôm sau gặp ả, hắn chìa ra một tờ giấy nhàu nát trên đó vẽ một con nhện to tổ bố và một cái mạng nhện chi chít như bát quái trận đồ.
-Cô đấy, yêu nhền nhện!
Ả cầm tờ giấy nhìn xong thì nụ cười trên mặt cũng tắt lụi
-Giỏi lắm đấy!
Rồi lao vào “động bàn tơ” của ả. Lần này thì hắn bật cười khanh khách.
Hắn bắt đầu xách túi hành tranh đi tìm cảm hứng. Hắn gặp cái gì thì cũng ngấu nghiếng vẽ, rồi ngấu nghiếng xé. Nhưng rốt cục thì cả ngày miệt mài hắn cũng đạt được chút ít thành tựu. Mà khi ngắm lại thành quả, hắn thấy nhạt lắm. Thấy thiếu cái hồn lẩn khuất đâu đó không chịu chui ra. Mặc dù màu sắc, phông nền, bối cảnh đều không chê được với hoa tay điêu luyện của hắn.
-Đẹp đấy. Nhưng anh biết tại sao bức tranh thiếu đi cái gì đó không?
Ả “yêu nhền nhện” cất giọng. Giờ ả đổi cách xưng hô nữa chứ, kêu hắn là “anh” nghe như thân mật lắm, mặc dù ả lớn tuổi hơn hắn. Mà thôi dù sao cũng trẻ hơn từ “ông” mà ả dành cho hắn trước đó.
-Sao?
-Vì không có tui. Bức tranh có đẹp đi nữa cũng vậy thôi!
Ả lại bật ra một tràng cười dài. Giọng cười của ả luôn cực kì đáng ghét kiểu đó.
…Hắn gặp lại thằng bé hàng rong. Lần này thì nó không chào mời hắn mua tranh, mà ngược lại hắn kí gửi nó nhờ bán giùm bức tranh. Thằng nhỏ vỗ ngực
-Không thành vấn đề.
Rồi cuốn bức tranh của hắn thành một cuộn nhỏ, xong giúi vào tuốt dưới đáy cái giỏ của nó.
-Có cần nhét kĩ vậy không?
-Chú thông cảm, ưu tiên hàng con trước chứ. Nhưng … chú yên tâm!
Nó vỗ vỗ ngực như thể rất đạo nghĩa giang hồ vậy làm hắn cũng phì cười nhìn theo những bước chân tung tăng vô tư của thằng nhỏ. Hắn cũng xách túi hành trang tiếp tục đi tìm cảm hứng. Vẫn là kiểu vẽ ngấu nghiếng nắm bắt từng chi tiết, rồi ngấu nghiếng xé toạc đi. Vẫn thấy nhạt thếch, vô hồn. Hắn cuốn gói hành trang về phòng, lại gặp ả “yêu nhền nhện”
-Sao? Hôm nay vẫn vậy chứ? Nói anh rồi, thiếu tui thì kể như…
Ả nói lơi khơi mà “đi guốc” vào bụng hắn. Đúng thật là hắn gặt tiếp thất bại. Ả lại bật cười rộ lên rồi bỏ vào “động bàn tơ”. Hắn cũng mệt mỏi, chán nản đóng sầm cửa lại. Tự dưng hắn có ý nghĩ hay do mình bất tài, không có duyên nghiệp vẽ. Nhưng hắn không cam tâm, không muốn bỏ cuộc, phải thử sức tiếp. Cứ thế hắn tha về bao nhiêu bức vẽ đầy màu sắc, bối cảnh tươi xanh, bát ngát, nét vẽ rất ngọt mà vẫn có gì đó nhạt thếch, vô hồn.
Hôm ấy hắn lại xách túi hành trang tiếp tục, bất chợt hắn gặp ả ở đầu phố, trò chuyện với một gã râu rậm, trông thân mật lắm, rồi một lúc thì trèo lên xe gã, ôm choàng eo như thể tình nhân. Hôm đó ả nghỉ làm ở tiệm trang điểm và đi với gã đàn ông đi đâu đó. Tự nhiên trong lòng hắn nảy ra bao nhiêu ý nghĩ xấu xa về ả. Mà ả xấu hay tốt thì có mắc mớ gì tới hắn đâu.
Suốt một buổi, hắn loay quay mãi với cây cọ mà chẳng thể nào vẽ nổi cái gì. Cứ nguệch ngoạc những nét vô hồn, màu sắc, bối cảnh cũng vô hồn. Hắn cứ lờn vờn nghĩ đến chuyện ả có thể lên giường với gã râu rậm vì tiền hoặc vì cái gì đó có lợi cho ả. Hắn cố gắng đuổi những tạp niệm đó ra khỏi đầu. Cho đến khi đuổi hết thì trời cũng sụp tối. Và thành quả hôm đó là một bức tranh dở dở ương ương mà hắn không tài nào hoàn tất.
-Anh họa sĩ, vẫn nợ tui một bức vẽ đó nhe - Ả đứng đong đưa trước cửa “động” như đợi sẳn.
-Dẹp ngay! – Bao nhiêu hằn học hắn tống đổ tống tháo ra
Vẫn là một tràng cười kiểu cũ, và ả chui vào “động” của mình. Hắn đứng tần ngần nhìn căn phòng vải hoa, chợt trong đầu dấy lên câu hỏi: ả ngủ với người đàn ông nào ở “động bàn tơ” của ả chưa?
Gặp lại thằng bé hàng rong, nó chìa ra một xấp tiền đưa hắn.
-Của chú!
-Bán được rồi à. Nhiều vậy sao?
-Chú chê hả?
-Không…
Hắn lại kí gửi một lô lốc tranh, có cả bức tranh lở dở. Thằng nhỏ vẫn vỗ ngực
-Không thành vấn đề
Rồi cuốn thành những cuộn nhỏ, nhét vào cái giỏ của nó chung với mớ sách và đĩa.
-Khi nào hàng xong sẽ giao tiền
Hắn thấy cũng lạ, đã có người mua tranh hắn rồi đấy. Mà không biết là cái người đó có phải như hắn lúc mới gặp thằng nhỏ vậy không, chỉ là mua ủng hộ nó, không chừng sau đó quẳng một xó xỉnh nào. Chợt nhớ hai bức tranh lúc trước vẫn còn nằm im trong túi hành trang, từ lúc đem về hắn chưa từng nghĩ phải treo lên vách phòng trọ.
Hắn lại thấy ả leo lên xe gã râu rậm, cặp mắt gã láo liên. Hắn nghĩ ả hết đường quay lại rồi.
Nét vẽ của hắn tiếp tục chệch choạc, tiếp tục phá hỏng bức tranh. Trong đầu hắn vẫn là đoạn phim được chiếu đi chiếu lại: ả lên giường với gã đàn ông. Tự nhiên hắn nghĩ nên vẽ lại nổi ám ảnh đó. Vẽ những bức tranh về chốn phòng the của ả “yêu nhền nhện” này. Nghĩ tới đó, hắn chợt bật ra chuỗi cười chát chúa, nghĩ mình thật rỗi hơi quan tâm chuyện không đâu.
-Anh nghĩ tui xấu xa lắm đúng không?
-Sao lại nói thế?
-Mà có đúng như vậy không?
Hắn không trả lời, chỉ im lặng nhìn ả.
-Tui biết anh nhìn thấy tui đi với đàn ông. Chắc chắn anh sẽ cho rằng tui đụt khoét tiền họ bằng thân xác. Nhưng tui thề với anh là tui không hề làm vậy.
Hắn cũng không hiểu sao tự nhiên ả lại nói thế với hắn, lại còn thề thốt với hắn nữa. Hắn cũng không hiểu sao không thấy đáng tin chút nào cái ả “yêu nhền nhện” này. Có lẽ ả đã bán rẻ lòng tin, hay là hắn đã đánh mất điều đó.
-Tôi tạm tin cô!
Hắn dối với ả như thế, ả bật cười khanh khách nhìn hắn chăm chăm
-Tui hiểu mà.
Xong ả rúc vào “động” mất dạng. Hắn đứng chần vần không biết ả hiểu cái gì, hiểu hắn đang dùng lời dối trá hay hiểu theo cách tự lừa dối rằng hắn tin ả.
Đến hôm công an kiểm tra mấy khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn trong đợt truy quét tội phạm, hắn nhìn thấy ả cúi gằm mặt, mình mẩy run rẩy khi bị áp giải trên chiếc xe Jeep cũ kĩ. Ả cũng nhìn thấy hắn nên cố tình lấy hai tay bưng mặt che đậy nhưng cũng thừa biết có giấu tới đâu thì hắn cũng không thiếu nhạy bén để nhận ra.
Sự thật là vậy rồi: ả làm gái. Biết được sự thật đó thì hắn cũng không khá hơn chút nào, trái lại thấy tệ hơn. Hắn thậm chí không vẽ được cái gì, cứ nhàu rồi xé liên tục.
Trở về nhà trọ, gặp ả cũng vừa về, dáng thểu não. Ả gọi hắn, giọng rất phiền muộn
-Anh họa sĩ, em muốn nói… xin lỗi!
Hôm nay ả không cười mà chỉ thất thểu chui vào “động” của ả.
…Hắn gặp lại thằng bé hàng rong. Nó lại chìa ra một xấp tiền to đưa hắn. Hắn tròn mắt:
-Bán hết rồi hả?
-Đúng vậy! Một người đàn ông đã mua tất cả những bức tranh của chú…
-Vậy sao?
Có một ai đó muốn làm gì đó với những bức tranh của hắn. Thật sự hắn không nghĩ ra người ta mua những bức tranh đó với mục đích gì, có nhận ra được nét khuyết thiếu trong tranh hay không. Nhưng thôi, kiếm được mớ tiền thì coi như một thành công trong cuộc sống của hắn rồi.
Thật không ngờ là ít hôm sau, hắn được cho hay là những bức tranh của hắn được đem vào một cuộc triển lãm tranh. Những bức tranh của hắn được lộng khung trang trọng, được đặt ở những khu vực dễ gây chú ý tới người xem. Và rất nhiều cặp mắt ghé lại những bức tranh ấy. Rồi các nhà phê bình lần lượt đem tranh ra phân tích mổ xẻ, các nhà thơ cũng cảm tác từ đó, các danh họa có cỡ cũng lên tiếng tôn vinh. Hắn bắt đầu gặt hái một số giải thưởng nghệ thuật. Và tiếng tăm hắn ngày một lan xa.
Nhưng người ta ca tụng hắn bao nhiêu, các nhà phê bình phân tích bao nhiêu, các nhà thơ cảm tác bao nhiêu, thì hắn thấy áy náy bấy nhiêu. Hắn thấy họ chỉ chăm chăm nhìn khía cạnh ưu việt mà hắn thể hiện, không một ai chỉ trích cái khuyết thiếu cả. Không biết là họ cảm nhận góc độ khác, hay họ không nhận ra, hay họ cố tình che đậy dù đã nhận ra. Điều đó làm hắn thấy buồn trong bụng, và ái ngại. Cảm giác ái ngại đó hơn cả lúc mới ra tù bị người ta dòm ngó săm soi.
Lúc này thì chỉ có một người làm hắn thấy dễ chịu một chút. Cái người luôn trêu ghẹo hắn, luôn chê bai tranh hắn. Là ả. Mà ả dạo này khá bận bịu.
-Này! Anh họa sĩ…
Tiếng gọi giật của ả làm hắn suýt ngã nhào.
-Vào đây!
Từ lúc dọn đến nhà trọ chưa lần nào hắn bước vào căn phòng vải hoa – “động bàn tơ” của ả. Trong suy nghĩ của hắn đó là một căn phòng sặc mùi âm u và sặc màu lòe loẹt. Nhưng khi bước vào, hắn ngạc nhiên vì gian phòng rất thoáng đãng, đâu đó thoảng hương dịu nhẹ mà cũng rất nồng nàn của hoa sứ. Dĩ nhiên tứ bề giăng đầy vải hoa, kể cả la phông nên trông rất lộng lẫy.
-Anh uống chút nước và ăn chút trái cây đi họa sĩ trẻ
Ả khệ nệ bưng ra thết đãi hắn. Hắn đoán ả có âm mưu gì đây, có thể sẽ nhờ vả hắn điều gì hoặc muốn nói gì đó với hắn tầm cũng quan trọng nên ả mới tiêu tốn công phu thế.
-Thật ra chuyện này tui đã có nói với anh nhiều lần mà anh cứ xem như lời đùa. Một hai lần thì có thể đùa, nhiều lần thì có thể nữa sao, anh họa sĩ?
-Thật ra cô muốn điều gì?
-Anh có thể vẽ cho tui một bức tranh? Đây là tui – nói – rất – nghiêm – túc. Anh hiểu không? - Ả nhấn mạnh từng chữ một cách trịnh trọng – Hãy hứa với tui một lời…
Hắn gật đầu. Ả tỏ vẻ rất vui mừng, nhảy nhổm lên như một đứa trẻ được kẹo. Ả đòi hắn phải bắt tay ngay vào việc như thể sợ vuột mất cơ hội ngàn năm vậy.
Bức tranh sắp hoàn tất, chỉ còn đôi mắt là hắn chưa vẽ được. Thật sự hắn rất chăm chút cho đôi mắt, muốn thổi hết thần thái vào đó. Chưa lúc nào hắn mê say như vậy. Bởi vì chưa lần nào hắn đặt chân vào căn phòng vải hoa, và được chiêm ngưỡng ả trong tư thế khêu gợi ngập sức sống và nhục cảm như thế. Nửa kín nửa hở, nửa thực nửa hư, nửa thật nửa dối, nửa đứng đắn nửa xấu xa, tội lỗi. Chỉ còn đôi mắt bỏ ngỏ vì hắn chưa biết nên vẽ ra sao. Hắn cảm thấy hoang mang, thậm chí hoảng sợ sẽ làm hỏng bức tranh đang rất tâm đắc nếu hắn chấm cọ xuống.
Tin ả bị tai nạn giao thông ập đến thật nhanh. Cả khu nhà trọ đều hay, người ta ùa ra hỏi han. Rồi kéo nhau đến nhà thương thăm ả. Ngày thường ai cũng núp trong phòng mình. Nhưng lúc thập tử nhất sinh thì ai cũng có mặt khiến cho người ta hiểu được nhiều điều ngày thường không hiểu được.
Hắn bước vào phòng cấp cứu, chưa kịp thấy ả thì lại thấy gã râu rậm. Gã nằm thiêm thiếp như không màn thế sự, bỏ mặc cỏi đời. Xung quanh giường gã có vài công an. Hắn nghe xì xầm là gã đã chết. Chính trong vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra. Chính gã là tay lái chở ả và gặp nạn. Tai nạn khủng khiếp khiến cả hai được đưa vào cấp cứu trong tình trạng chỉ mành treo chuông. Bác sĩ đã cứu chữa hết lòng nhưng điện tâm đồ của gã cứ yếu dần rồi kết thúc bằng một đường thẳng trên màn hình và một tiếng “Tít”.
Người ta không tìm được giấy tờ tùy thân trong người gã. Lục tới lục lui thì cũng chỉ có chùm chìa khóa. Có người thăm bệnh nhận ra gã. Ghi lại cái địa chỉ nhà gã. Rồi trớ trêu làm sao, người ta lại an bài hắn đi báo tin giùm cho gia đình gã. Không tiện từ chối, nên hắn miễn cưỡng nhận lời.
Tần ngần một lúc lâu trước căn nhà có nét tinh quái của gã râu rậm. Căn nhà đóng cửa im lìm như thể đang ngủ một giấc dài. Hắn đưa tay gõ cửa. Gõ hơn chục lần vẫn không thấy động tĩnh. Tính thôi quay lại nhà thương. Nhưng chợt hắn cảm giác bất thường, hay nói đúng hơn căn nhà khiến hắn linh cảm sắp biết chuyện gì có liên quan mạnh tới hắn. Tất cả ẩn chứa đằng sau cánh cửa. Thôi thì cứ mở thử xem thế nào. Hắn rón rén đút lần lượt những chìa khóa vào ổ. Cánh cửa từ từ mở ra, như vén ra bức màn bí mật. Hắn không tin vào mắt mình: những bức tranh của hắn đang ngổn ngang trên tường, chen chúc ngã nghiêng mất trật tự. Hắn thấy bỡ ngỡ, bối rối. Thật không hiểu có chuyện gì đã xảy ra, rất liên quan đến hắn mà hắn không hề hay biết. Hắn khép nhẹ cửa và vặn nhẹ ổ khóa. Rồi về lại bệnh viện. Đầu rối bời bời với những dấu chấm hỏi to đùng. Giữa gã râu rậm, ả, và những bức tranh chắc chắn có liên quan nhau. Nhưng nhất thời rối trí hắn không nghĩ ra chút manh mối nào.
Hắn ngó quanh, không thấy ả đâu. Chợt có tiếng người chạy rầm rập hối hả ngoài cửa phòng phẫu thuật. Đèn đang sáng bổng phụt tắt. Hắn chạy đến. Ả được đẩy ra ngoài trên chiếc băng ca, mắt mở he hé đủ nhìn hắn. Ả nói giọng đứt quãng như trăn trối
-Tui…dối…anh…nhiều…lần…nhưng…thật…ra…tui…rất…rất…yêu…anh …có…tin…không…?
Tự nhiên hắn ứa nước mắt, nhìn ả, và gật đầu nhè nhẹ. Ả nhìn hắn bằng ánh mắt rất khẩn cấp. Ánh mắt này khiến hắn không hoài nghi đó lại là lời nói dối tiếp theo của ả, giả dụ có là dối đi nữa thì đó cũng là lời nói dối cuối cùng rồi nên bắt nguồn từ tận nơi sâu thẳm nhất trong lòng ả. Mắt ả đã từ từ khép lại…. Mãi mãi.
…Hắn đốt hết mười chín điếu thuốc chỉ để ngồi nghĩ về những chuyện cần phải nghĩ. Đến điếu thứ hai mươi thì hắn nghĩ thông suốt mối quan hệ giữa gã râu rậm, ả và những bức tranh. Đầu hắn tập hợp xong các dữ kiện về ả, về gã râu rậm, và những gì hắn chứng kiến lần lượt tái hiện như một đoạn phim. Cuối cùng thì hắn cũng nghĩ ra được cái lí do ả lên giường với gã, chính là vì… những bức tranh chưa bán được của hắn và… vì hắn.
…Hắn lôi bức tranh của ả ra, bức tranh sắp hoàn tất chỉ còn đôi mắt chưa vẽ xong. Giờ hắn đã biết phải vẽ làm sao. Hắn miệt mài chăm chút từng nét, từng nét. Ánh mắt ả nhìn hắn làm hắn nhớ mãi như in trong đầu. Ánh mắt đó rất khẩn cấp của một người đang trên bờ vực của cái chết, thể hiện rất thật lòng, chứa đựng tất cả tình cảm kể cả đức hy sinh mà ả dành cho hắn dù rằng rất ngốc nghếch. Ánh mắt bất chấp và chịu đựng, nhưng mãnh liệt vô cùng. Ánh mắt có nét ma mãnh giả dối mà cũng rất chân thành, da diết…
Bức tranh đó lần lượt đạt được những giải thưởng lớn và được đánh giá rất cao. Người ta nói nhìn vào người phụ nữ trong tranh thấy toát lên thần thái rất mãnh liệt về số phận những con người.
Bức tranh đó giúp hắn đổi đời. Hắn không còn phải lo kiếm cơm đắp đổi qua ngày, mà giờ hắn có thể nghĩ đến việc thưởng thức những món ngon, lạ. Hắn cũng không còn ở trong dãy nhà trọ cũ mà dọn đến một nơi biệt lập có đồng cỏ bát ngát, hoa trái bốn mùa. Nghe nói căn phòng vải hoa bây giờ người ta nâng cấp lên thành một gian phòng trọ cao cấp có gác lửng, lắp cửa kính, gắn máy lạnh… Nhưng mãi mãi trong bức tranh của hắn mọi thứ sẽ không đổi thay.
Ra tù. Hắn nhún vai hít một hơi thật sâu cái không khí tự do. Xong rồi hắn đứng chần vần ra chưa biết tiếp theo phải làm gì. Bạn tù hắn có người thân đến đón, hoặc cha mẹ, hoặc vợ con, hoặc anh chị em, hoặc cả gia đình. Người ta ái ngại nhìn hắn một thân một mình với một cái túi hành trang vá chằn đúp bám ít bụi bặm.
Ở trong tù, hắn đếm từng ngày chờ đợi khoảnh khắc ra khỏi cái nơi hắc ám, được trở về với bầu trời xanh trong của tự do. Nhưng giờ được rồi thì hắn lại không thấy tận hưởng gì, trái lại còn thấy lo ngại. Số phận hắn giống như một trái banh nhỏ, bị ném vào một nơi chật chội u tối khi con đường tương lai hắn đang mở toang. Còn bi giờ, hắn đang bị ném ngược trở ra một không gian rộng, có nắng hầm hập, gió lồng lộng, mà đường tương lai của hắn chỉ còn là một lối hẹp.
-Chú mua giúp con vài cái đĩa đi chú
Một thằng bé quảy cái giỏ đầy ắp đồ cất giọng mời chào khiến hắn giật mình. Giật mình không phải vì âm lượng quá lớn, mà vì cách xưng hô của nó. Hắn chỉ mới hai mươi bốn tuổi, không quen với lối xưng hô già chát như thế.
-Hay chú mua giúp con mấy cuốn sách này
Một lần nữa thằng bé khẳng định lại cái sự già nua của một thanh niên hai mươi bốn tuổi như hắn. Có lẽ lâu rồi hắn không cạo râu, hàm râu khiến hắn trông như một ông chú bốn mươi hai?
-Nếu không thì chú mua ủng hộ con một bức tranh cũng được.
Thằng bé cố nài hắn quyết liệt. Nó lôi trong cái giỏ ra la liệt mấy cái đĩa, một mớ sách và hai bức tranh cuộn tròn. Một bức là bầy ngựa hùng dũng với dòng chữ “Mã đáo thành công” bằng Hán tự, một bức là hình Quan Âm Bồ Tát ngự trên tòa sen, tay mặt cầm lọ nước cam lồ, tay trái cầm nhành dương liễu. Hắn không nghĩ sẽ mua bức tranh nào. Nhưng thằng bé nài quá, thấy nó gầy gò, đen đúa đến tội nghiệp với cái giỏ “gia tài” của nó mà không biết có đủ kiếm cơm đắp đỗi qua ngày không, hắn mua ủng hộ nó bức họa Quan Âm Bồ Tát, nghĩ sẽ có dịp treo khi về nhà chị hắn. Tự nhiên thằng bé dúi luôn vào tay hắn bức “Mã đáo thành công”
-Tặng chú!
Thế là trong túi hành tranh bụi bặm của hắn có thêm hai bức tranh. Hắn nghĩ nên đến nhà chị hắn trước rồi hẵn tính bước kế tiếp.
Nhà chị hắn nằm cuối một con đường cũ kĩ. Con đường mà ba năm trước hắn từng nép ở một góc trên sân thượng nhà chị hắn để vẽ. Vẽ những mái nhà mọc lô nhô mất trật tự, đâu đó thấp thoáng từ những cửa sổ ẩn hiện những đôi mắt dòm ra khung trời chật hẹp. Con đường rải đầy lá khô và rác rến. Những con người tội nghiệp lê những bước nhọc nhằn tránh những nắp cống. Những chiếc xe tội nghiệp nhích qua lại tránh những ổ gà nhoi nhóc…
Hắn bước dài bước ngắn trên con đường đó, những cặp mắt nhìn hắn lạ lẫm, hắn cũng nhìn mọi thứ lạ lẫm. Ba năm đủ để có thay đổi ít hoặc nhiều, nhận ra hoặc không ra, mà đều bỡ ngỡ. Bà thím quét rác đẩy chiếc xe ăm ắp rác quen thuộc nhìn hắn rồi thốt lên
-À ra là cậu trai nhỏ, cậu đi đâu mà lâu lắm mới thấy về
Thì ra cũng có người nhận ra hắn, ít ra là còn thấy hắn không đến đỗi già chát như thằng bé hàng rong. Hắn gật đầu chào bà thím
-Cháu ở tù mới ra!
Bà thím hơi tròn mắt
-Vậy sao?
Hắn im lặng, hắn luôn cảm nhận được ánh mắt ái ngại của bất cứ ai biết hắn mới ra tù, hay là do hắn quá nhạy cảm. Có thể hắn chưa thích nghi lại, hay là người ta chưa thích nghi với hắn. Hắn đến cái cổng màu xanh ở cuối đường. Cái cổng bây giờ được xây lại cao hơn trước rất nhiều, lại có thêm dây leo quấn quanh, một loại dây leo có gai.
-Em cũng biết gần đây chồng của chị sắp ứng cử vào Tỉnh ủy, nên em thông cảm…
Lạ. Hắn làm sao biết điều đó mà “cũng”, chị hắn chỉ mượn cớ nhằm cho hắn biết phận thôi. Dúi vào tay hắn một xấp tiền, chị hắn coi như tạm thời không muốn thừa nhận quan hệ chị em với một kẻ mới ra tù. Hắn hiểu điều đó khi chị hắn không xưng chồng là “anh rễ của em” như trước đây mà là “chồng của chị”. Hắn biết “thông cảm” có nghĩa là hắn sẽ phải dọn ra một nơi khác.
Hắn lại xách cái túi hành trang đi tìm một nhà trọ. Nhà trọ thì chắc không đến đỗi phải khiến hắn ái ngại khi người ta biết hắn. Nhà trọ hắn dọn đến có hai dãy, mỗi dãy có chín phòng. Trong đó có một căn phòng giăng vải hoa làm la phông, và cũng trùm phủ vải hoa khắp các vách. Hắn ở bên cạnh căn phòng đó. Chủ nhân của căn phòng đó là một cô ả độ tầm hơn hắn vài tuổi, hành nghề trang điểm ở một tiệm phía ngoài nhà trọ. Hắn rất dị ứng với đủ thứ màu sắc trên tóc, môi, má của ả. Sở dĩ ả lòe loẹt là vì muốn che đậy sự già nua đang từ từ tấn công ả.
Hắn lại xách cái túi hành trang đi tìm việc. Việc thì kén người. Đến mấy chổ trung tâm trợ giúp xã hội hay thanh thiếu niên người ta hỏi hắn về chuyên môn. Hắn có chuyên môn gì ư? Nhớ lại trước kia hắn học mỹ thuật mà, học lở dở có coi là chuyên môn không? Trong tù hắn hay chộp lấy bất cứ thứ gì có thể cọ xát với nền đất, đá, cát, xi măng để nguệch ngoạc vẽ những cái hắn nghĩ ra mà không ai hình dung ra là gì. Thế có được xem là chuyên môn không?
-Tôi không có.
Hắn nói vậy với nhân viên mấy trung tâm đó vì không biết nếu nói là biết vẽ tranh thì họ có phát bật cười không.
Hắn quay về phòng trọ, nghĩ là phải dựa vào bản thân thôi. Bắt tay vẽ tranh. Rồi nếu khá thì đem triển lãm, sẽ bán được cho mấy gã nhiều tiền làm món vật trang trí, thỏa mãn thú chơi nhà giàu, còn túng thế cùng đường thì kiểu như thằng bé hàng rong kiếm cơm đắp đỗi qua ngày.
Hắn vừa loay quay với mớ dụng cụ vẽ, bỏ chúng vào túi hành trang vừa nghĩ xem sẽ phải vẽ cái gì thì cái ả lòe loẹt chủ nhân căn phòng vải hoa đi ngang, nhìn hắn cười ỏng ẹo
-Vẽ một bức tranh tặng tui nhe ông họa sĩ
Ả bật cười khanh khách đắc chí. Hắn thì hậm hực vì ả kêu hắn bằng “ông” nghe già chát chúa.
-Cười nhưng đó không phải đùa mà lời thật nhe ông họa sĩ
Lần nữa ả lại gọi hắn là “ông”. Hắn thấy chịu không nổi
-Người như cô, tôi không muốn vẽ!
Ả lại buông một tràng cười rồi chui vô căn phòng vải hoa. Hắn cảm thấy ả thật không ra gì, chắc loại gái lẳng lơ thích trêu ghẹo bất cứ đứa trai nào bắt gặp, rồi có cơ hội thì nuốt chửng luôn. Hắn chắc cũng là một trong số nạn nhân đó. Hắn hình dung ả giống một ả yêu nhền nhện, còn căn phòng vải hoa của ả chẳng khác gì động bàn tơ. Hôm sau gặp ả, hắn chìa ra một tờ giấy nhàu nát trên đó vẽ một con nhện to tổ bố và một cái mạng nhện chi chít như bát quái trận đồ.
-Cô đấy, yêu nhền nhện!
Ả cầm tờ giấy nhìn xong thì nụ cười trên mặt cũng tắt lụi
-Giỏi lắm đấy!
Rồi lao vào “động bàn tơ” của ả. Lần này thì hắn bật cười khanh khách.
Hắn bắt đầu xách túi hành tranh đi tìm cảm hứng. Hắn gặp cái gì thì cũng ngấu nghiếng vẽ, rồi ngấu nghiếng xé. Nhưng rốt cục thì cả ngày miệt mài hắn cũng đạt được chút ít thành tựu. Mà khi ngắm lại thành quả, hắn thấy nhạt lắm. Thấy thiếu cái hồn lẩn khuất đâu đó không chịu chui ra. Mặc dù màu sắc, phông nền, bối cảnh đều không chê được với hoa tay điêu luyện của hắn.
-Đẹp đấy. Nhưng anh biết tại sao bức tranh thiếu đi cái gì đó không?
Ả “yêu nhền nhện” cất giọng. Giờ ả đổi cách xưng hô nữa chứ, kêu hắn là “anh” nghe như thân mật lắm, mặc dù ả lớn tuổi hơn hắn. Mà thôi dù sao cũng trẻ hơn từ “ông” mà ả dành cho hắn trước đó.
-Sao?
-Vì không có tui. Bức tranh có đẹp đi nữa cũng vậy thôi!
Ả lại bật ra một tràng cười dài. Giọng cười của ả luôn cực kì đáng ghét kiểu đó.
…Hắn gặp lại thằng bé hàng rong. Lần này thì nó không chào mời hắn mua tranh, mà ngược lại hắn kí gửi nó nhờ bán giùm bức tranh. Thằng nhỏ vỗ ngực
-Không thành vấn đề.
Rồi cuốn bức tranh của hắn thành một cuộn nhỏ, xong giúi vào tuốt dưới đáy cái giỏ của nó.
-Có cần nhét kĩ vậy không?
-Chú thông cảm, ưu tiên hàng con trước chứ. Nhưng … chú yên tâm!
Nó vỗ vỗ ngực như thể rất đạo nghĩa giang hồ vậy làm hắn cũng phì cười nhìn theo những bước chân tung tăng vô tư của thằng nhỏ. Hắn cũng xách túi hành trang tiếp tục đi tìm cảm hứng. Vẫn là kiểu vẽ ngấu nghiếng nắm bắt từng chi tiết, rồi ngấu nghiếng xé toạc đi. Vẫn thấy nhạt thếch, vô hồn. Hắn cuốn gói hành trang về phòng, lại gặp ả “yêu nhền nhện”
-Sao? Hôm nay vẫn vậy chứ? Nói anh rồi, thiếu tui thì kể như…
Ả nói lơi khơi mà “đi guốc” vào bụng hắn. Đúng thật là hắn gặt tiếp thất bại. Ả lại bật cười rộ lên rồi bỏ vào “động bàn tơ”. Hắn cũng mệt mỏi, chán nản đóng sầm cửa lại. Tự dưng hắn có ý nghĩ hay do mình bất tài, không có duyên nghiệp vẽ. Nhưng hắn không cam tâm, không muốn bỏ cuộc, phải thử sức tiếp. Cứ thế hắn tha về bao nhiêu bức vẽ đầy màu sắc, bối cảnh tươi xanh, bát ngát, nét vẽ rất ngọt mà vẫn có gì đó nhạt thếch, vô hồn.
Hôm ấy hắn lại xách túi hành trang tiếp tục, bất chợt hắn gặp ả ở đầu phố, trò chuyện với một gã râu rậm, trông thân mật lắm, rồi một lúc thì trèo lên xe gã, ôm choàng eo như thể tình nhân. Hôm đó ả nghỉ làm ở tiệm trang điểm và đi với gã đàn ông đi đâu đó. Tự nhiên trong lòng hắn nảy ra bao nhiêu ý nghĩ xấu xa về ả. Mà ả xấu hay tốt thì có mắc mớ gì tới hắn đâu.
Suốt một buổi, hắn loay quay mãi với cây cọ mà chẳng thể nào vẽ nổi cái gì. Cứ nguệch ngoạc những nét vô hồn, màu sắc, bối cảnh cũng vô hồn. Hắn cứ lờn vờn nghĩ đến chuyện ả có thể lên giường với gã râu rậm vì tiền hoặc vì cái gì đó có lợi cho ả. Hắn cố gắng đuổi những tạp niệm đó ra khỏi đầu. Cho đến khi đuổi hết thì trời cũng sụp tối. Và thành quả hôm đó là một bức tranh dở dở ương ương mà hắn không tài nào hoàn tất.
-Anh họa sĩ, vẫn nợ tui một bức vẽ đó nhe - Ả đứng đong đưa trước cửa “động” như đợi sẳn.
-Dẹp ngay! – Bao nhiêu hằn học hắn tống đổ tống tháo ra
Vẫn là một tràng cười kiểu cũ, và ả chui vào “động” của mình. Hắn đứng tần ngần nhìn căn phòng vải hoa, chợt trong đầu dấy lên câu hỏi: ả ngủ với người đàn ông nào ở “động bàn tơ” của ả chưa?
Gặp lại thằng bé hàng rong, nó chìa ra một xấp tiền đưa hắn.
-Của chú!
-Bán được rồi à. Nhiều vậy sao?
-Chú chê hả?
-Không…
Hắn lại kí gửi một lô lốc tranh, có cả bức tranh lở dở. Thằng nhỏ vẫn vỗ ngực
-Không thành vấn đề
Rồi cuốn thành những cuộn nhỏ, nhét vào cái giỏ của nó chung với mớ sách và đĩa.
-Khi nào hàng xong sẽ giao tiền
Hắn thấy cũng lạ, đã có người mua tranh hắn rồi đấy. Mà không biết là cái người đó có phải như hắn lúc mới gặp thằng nhỏ vậy không, chỉ là mua ủng hộ nó, không chừng sau đó quẳng một xó xỉnh nào. Chợt nhớ hai bức tranh lúc trước vẫn còn nằm im trong túi hành trang, từ lúc đem về hắn chưa từng nghĩ phải treo lên vách phòng trọ.
Hắn lại thấy ả leo lên xe gã râu rậm, cặp mắt gã láo liên. Hắn nghĩ ả hết đường quay lại rồi.
Nét vẽ của hắn tiếp tục chệch choạc, tiếp tục phá hỏng bức tranh. Trong đầu hắn vẫn là đoạn phim được chiếu đi chiếu lại: ả lên giường với gã đàn ông. Tự nhiên hắn nghĩ nên vẽ lại nổi ám ảnh đó. Vẽ những bức tranh về chốn phòng the của ả “yêu nhền nhện” này. Nghĩ tới đó, hắn chợt bật ra chuỗi cười chát chúa, nghĩ mình thật rỗi hơi quan tâm chuyện không đâu.
-Anh nghĩ tui xấu xa lắm đúng không?
-Sao lại nói thế?
-Mà có đúng như vậy không?
Hắn không trả lời, chỉ im lặng nhìn ả.
-Tui biết anh nhìn thấy tui đi với đàn ông. Chắc chắn anh sẽ cho rằng tui đụt khoét tiền họ bằng thân xác. Nhưng tui thề với anh là tui không hề làm vậy.
Hắn cũng không hiểu sao tự nhiên ả lại nói thế với hắn, lại còn thề thốt với hắn nữa. Hắn cũng không hiểu sao không thấy đáng tin chút nào cái ả “yêu nhền nhện” này. Có lẽ ả đã bán rẻ lòng tin, hay là hắn đã đánh mất điều đó.
-Tôi tạm tin cô!
Hắn dối với ả như thế, ả bật cười khanh khách nhìn hắn chăm chăm
-Tui hiểu mà.
Xong ả rúc vào “động” mất dạng. Hắn đứng chần vần không biết ả hiểu cái gì, hiểu hắn đang dùng lời dối trá hay hiểu theo cách tự lừa dối rằng hắn tin ả.
Đến hôm công an kiểm tra mấy khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn trong đợt truy quét tội phạm, hắn nhìn thấy ả cúi gằm mặt, mình mẩy run rẩy khi bị áp giải trên chiếc xe Jeep cũ kĩ. Ả cũng nhìn thấy hắn nên cố tình lấy hai tay bưng mặt che đậy nhưng cũng thừa biết có giấu tới đâu thì hắn cũng không thiếu nhạy bén để nhận ra.
Sự thật là vậy rồi: ả làm gái. Biết được sự thật đó thì hắn cũng không khá hơn chút nào, trái lại thấy tệ hơn. Hắn thậm chí không vẽ được cái gì, cứ nhàu rồi xé liên tục.
Trở về nhà trọ, gặp ả cũng vừa về, dáng thểu não. Ả gọi hắn, giọng rất phiền muộn
-Anh họa sĩ, em muốn nói… xin lỗi!
Hôm nay ả không cười mà chỉ thất thểu chui vào “động” của ả.
…Hắn gặp lại thằng bé hàng rong. Nó lại chìa ra một xấp tiền to đưa hắn. Hắn tròn mắt:
-Bán hết rồi hả?
-Đúng vậy! Một người đàn ông đã mua tất cả những bức tranh của chú…
-Vậy sao?
Có một ai đó muốn làm gì đó với những bức tranh của hắn. Thật sự hắn không nghĩ ra người ta mua những bức tranh đó với mục đích gì, có nhận ra được nét khuyết thiếu trong tranh hay không. Nhưng thôi, kiếm được mớ tiền thì coi như một thành công trong cuộc sống của hắn rồi.
Thật không ngờ là ít hôm sau, hắn được cho hay là những bức tranh của hắn được đem vào một cuộc triển lãm tranh. Những bức tranh của hắn được lộng khung trang trọng, được đặt ở những khu vực dễ gây chú ý tới người xem. Và rất nhiều cặp mắt ghé lại những bức tranh ấy. Rồi các nhà phê bình lần lượt đem tranh ra phân tích mổ xẻ, các nhà thơ cũng cảm tác từ đó, các danh họa có cỡ cũng lên tiếng tôn vinh. Hắn bắt đầu gặt hái một số giải thưởng nghệ thuật. Và tiếng tăm hắn ngày một lan xa.
Nhưng người ta ca tụng hắn bao nhiêu, các nhà phê bình phân tích bao nhiêu, các nhà thơ cảm tác bao nhiêu, thì hắn thấy áy náy bấy nhiêu. Hắn thấy họ chỉ chăm chăm nhìn khía cạnh ưu việt mà hắn thể hiện, không một ai chỉ trích cái khuyết thiếu cả. Không biết là họ cảm nhận góc độ khác, hay họ không nhận ra, hay họ cố tình che đậy dù đã nhận ra. Điều đó làm hắn thấy buồn trong bụng, và ái ngại. Cảm giác ái ngại đó hơn cả lúc mới ra tù bị người ta dòm ngó săm soi.
Lúc này thì chỉ có một người làm hắn thấy dễ chịu một chút. Cái người luôn trêu ghẹo hắn, luôn chê bai tranh hắn. Là ả. Mà ả dạo này khá bận bịu.
-Này! Anh họa sĩ…
Tiếng gọi giật của ả làm hắn suýt ngã nhào.
-Vào đây!
Từ lúc dọn đến nhà trọ chưa lần nào hắn bước vào căn phòng vải hoa – “động bàn tơ” của ả. Trong suy nghĩ của hắn đó là một căn phòng sặc mùi âm u và sặc màu lòe loẹt. Nhưng khi bước vào, hắn ngạc nhiên vì gian phòng rất thoáng đãng, đâu đó thoảng hương dịu nhẹ mà cũng rất nồng nàn của hoa sứ. Dĩ nhiên tứ bề giăng đầy vải hoa, kể cả la phông nên trông rất lộng lẫy.
-Anh uống chút nước và ăn chút trái cây đi họa sĩ trẻ
Ả khệ nệ bưng ra thết đãi hắn. Hắn đoán ả có âm mưu gì đây, có thể sẽ nhờ vả hắn điều gì hoặc muốn nói gì đó với hắn tầm cũng quan trọng nên ả mới tiêu tốn công phu thế.
-Thật ra chuyện này tui đã có nói với anh nhiều lần mà anh cứ xem như lời đùa. Một hai lần thì có thể đùa, nhiều lần thì có thể nữa sao, anh họa sĩ?
-Thật ra cô muốn điều gì?
-Anh có thể vẽ cho tui một bức tranh? Đây là tui – nói – rất – nghiêm – túc. Anh hiểu không? - Ả nhấn mạnh từng chữ một cách trịnh trọng – Hãy hứa với tui một lời…
Hắn gật đầu. Ả tỏ vẻ rất vui mừng, nhảy nhổm lên như một đứa trẻ được kẹo. Ả đòi hắn phải bắt tay ngay vào việc như thể sợ vuột mất cơ hội ngàn năm vậy.
Bức tranh sắp hoàn tất, chỉ còn đôi mắt là hắn chưa vẽ được. Thật sự hắn rất chăm chút cho đôi mắt, muốn thổi hết thần thái vào đó. Chưa lúc nào hắn mê say như vậy. Bởi vì chưa lần nào hắn đặt chân vào căn phòng vải hoa, và được chiêm ngưỡng ả trong tư thế khêu gợi ngập sức sống và nhục cảm như thế. Nửa kín nửa hở, nửa thực nửa hư, nửa thật nửa dối, nửa đứng đắn nửa xấu xa, tội lỗi. Chỉ còn đôi mắt bỏ ngỏ vì hắn chưa biết nên vẽ ra sao. Hắn cảm thấy hoang mang, thậm chí hoảng sợ sẽ làm hỏng bức tranh đang rất tâm đắc nếu hắn chấm cọ xuống.
Tin ả bị tai nạn giao thông ập đến thật nhanh. Cả khu nhà trọ đều hay, người ta ùa ra hỏi han. Rồi kéo nhau đến nhà thương thăm ả. Ngày thường ai cũng núp trong phòng mình. Nhưng lúc thập tử nhất sinh thì ai cũng có mặt khiến cho người ta hiểu được nhiều điều ngày thường không hiểu được.
Hắn bước vào phòng cấp cứu, chưa kịp thấy ả thì lại thấy gã râu rậm. Gã nằm thiêm thiếp như không màn thế sự, bỏ mặc cỏi đời. Xung quanh giường gã có vài công an. Hắn nghe xì xầm là gã đã chết. Chính trong vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra. Chính gã là tay lái chở ả và gặp nạn. Tai nạn khủng khiếp khiến cả hai được đưa vào cấp cứu trong tình trạng chỉ mành treo chuông. Bác sĩ đã cứu chữa hết lòng nhưng điện tâm đồ của gã cứ yếu dần rồi kết thúc bằng một đường thẳng trên màn hình và một tiếng “Tít”.
Người ta không tìm được giấy tờ tùy thân trong người gã. Lục tới lục lui thì cũng chỉ có chùm chìa khóa. Có người thăm bệnh nhận ra gã. Ghi lại cái địa chỉ nhà gã. Rồi trớ trêu làm sao, người ta lại an bài hắn đi báo tin giùm cho gia đình gã. Không tiện từ chối, nên hắn miễn cưỡng nhận lời.
Tần ngần một lúc lâu trước căn nhà có nét tinh quái của gã râu rậm. Căn nhà đóng cửa im lìm như thể đang ngủ một giấc dài. Hắn đưa tay gõ cửa. Gõ hơn chục lần vẫn không thấy động tĩnh. Tính thôi quay lại nhà thương. Nhưng chợt hắn cảm giác bất thường, hay nói đúng hơn căn nhà khiến hắn linh cảm sắp biết chuyện gì có liên quan mạnh tới hắn. Tất cả ẩn chứa đằng sau cánh cửa. Thôi thì cứ mở thử xem thế nào. Hắn rón rén đút lần lượt những chìa khóa vào ổ. Cánh cửa từ từ mở ra, như vén ra bức màn bí mật. Hắn không tin vào mắt mình: những bức tranh của hắn đang ngổn ngang trên tường, chen chúc ngã nghiêng mất trật tự. Hắn thấy bỡ ngỡ, bối rối. Thật không hiểu có chuyện gì đã xảy ra, rất liên quan đến hắn mà hắn không hề hay biết. Hắn khép nhẹ cửa và vặn nhẹ ổ khóa. Rồi về lại bệnh viện. Đầu rối bời bời với những dấu chấm hỏi to đùng. Giữa gã râu rậm, ả, và những bức tranh chắc chắn có liên quan nhau. Nhưng nhất thời rối trí hắn không nghĩ ra chút manh mối nào.
Hắn ngó quanh, không thấy ả đâu. Chợt có tiếng người chạy rầm rập hối hả ngoài cửa phòng phẫu thuật. Đèn đang sáng bổng phụt tắt. Hắn chạy đến. Ả được đẩy ra ngoài trên chiếc băng ca, mắt mở he hé đủ nhìn hắn. Ả nói giọng đứt quãng như trăn trối
-Tui…dối…anh…nhiều…lần…nhưng…thật…ra…tui…rất…rất…yêu…anh …có…tin…không…?
Tự nhiên hắn ứa nước mắt, nhìn ả, và gật đầu nhè nhẹ. Ả nhìn hắn bằng ánh mắt rất khẩn cấp. Ánh mắt này khiến hắn không hoài nghi đó lại là lời nói dối tiếp theo của ả, giả dụ có là dối đi nữa thì đó cũng là lời nói dối cuối cùng rồi nên bắt nguồn từ tận nơi sâu thẳm nhất trong lòng ả. Mắt ả đã từ từ khép lại…. Mãi mãi.
…Hắn đốt hết mười chín điếu thuốc chỉ để ngồi nghĩ về những chuyện cần phải nghĩ. Đến điếu thứ hai mươi thì hắn nghĩ thông suốt mối quan hệ giữa gã râu rậm, ả và những bức tranh. Đầu hắn tập hợp xong các dữ kiện về ả, về gã râu rậm, và những gì hắn chứng kiến lần lượt tái hiện như một đoạn phim. Cuối cùng thì hắn cũng nghĩ ra được cái lí do ả lên giường với gã, chính là vì… những bức tranh chưa bán được của hắn và… vì hắn.
…Hắn lôi bức tranh của ả ra, bức tranh sắp hoàn tất chỉ còn đôi mắt chưa vẽ xong. Giờ hắn đã biết phải vẽ làm sao. Hắn miệt mài chăm chút từng nét, từng nét. Ánh mắt ả nhìn hắn làm hắn nhớ mãi như in trong đầu. Ánh mắt đó rất khẩn cấp của một người đang trên bờ vực của cái chết, thể hiện rất thật lòng, chứa đựng tất cả tình cảm kể cả đức hy sinh mà ả dành cho hắn dù rằng rất ngốc nghếch. Ánh mắt bất chấp và chịu đựng, nhưng mãnh liệt vô cùng. Ánh mắt có nét ma mãnh giả dối mà cũng rất chân thành, da diết…
Bức tranh đó lần lượt đạt được những giải thưởng lớn và được đánh giá rất cao. Người ta nói nhìn vào người phụ nữ trong tranh thấy toát lên thần thái rất mãnh liệt về số phận những con người.
Bức tranh đó giúp hắn đổi đời. Hắn không còn phải lo kiếm cơm đắp đổi qua ngày, mà giờ hắn có thể nghĩ đến việc thưởng thức những món ngon, lạ. Hắn cũng không còn ở trong dãy nhà trọ cũ mà dọn đến một nơi biệt lập có đồng cỏ bát ngát, hoa trái bốn mùa. Nghe nói căn phòng vải hoa bây giờ người ta nâng cấp lên thành một gian phòng trọ cao cấp có gác lửng, lắp cửa kính, gắn máy lạnh… Nhưng mãi mãi trong bức tranh của hắn mọi thứ sẽ không đổi thay.
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - NXB Dân Trí vừa cho ra mắt tập truyện ngắn Hoa mẫu đơn của tác giả Lê Toán. Đây là tập truyện giả tưởng - cũng là món quà thứ tư, tác giả dành tặng cho thiếu nhi, sau ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn