VanVN.Net - Văn Kim Khanh sinh năm 1964, quê quán Tam Bình - Vĩnh Long. Hiện đang là Hội viên Hội Văn nghệ tỉnh Vĩnh Long, sáng tác thơ văn từ năm 1990. Anh là Nhà báo và đang công tác tại Tạp Chí thị trường Giá cả. VanVN.Net xin giới thiệu chùm truyện ngắn “Con cu đất” của anh tới quý vị độc giả…
Văn Kim Khanh
CON CU ĐẤT
Một đêm tháng 5- 1968
Bầu trời đêm đen như mực. Sao nhấp nháng như những hạt kim cương xa vời vợi. Chúng tôi đang quây quần bên đống lửa, Ba tôi vội vã nói:
- Chạy vô nhà nhanh lên!
Vừa nói xong, ông lấy thùng nước tạt tắt lửa.
Một chiếc phi cơ vừa bay ngang trời.
Ông đưa tay nói nghiêm khắc: ''Ở ngoài nó bỏ bom là chết cả đám".
Một lát sau ông bảo tôi và thằng Sơn đấm bóp lưng cho ông. Vưà đấm lưng vừa kể chuyện đời xưa, đó là cách ông câu độ chúng tôi đấm lưng lâu nhất.
"Đoành"! Cha tôi nói:"Pháo binh bắn". Tiếng hú... hú... sà... sà… nghe rợn người. Cả nhà tôi tranh nhau chạy vào tản - xê.
Tiếng nổ như vỡ tan bầu trời. Khói pháo bay khét lẹt.
Tiếng kêu khóc thảm thiết vang lên. Ba tôi nói: "Nhà cô Hai Nhãn nguy rồi".
Ông bước ra đi. Mẹ tôi nắm áo lại.
- Nó còn bắn nưã. Ông ở nhà.
Ba tôi vừa bước ra cửa con Bé Tám kêu vang:
- Ông chín ơi! Má con chết rồi ông chín ơi!
Ba tôi mất hút vào đêm tối. Một lát sau, ông trở về với gương mặt thất thần.
Ông nói:
- Pháo binh nổ ngay nóc nhà cô Hai Nhãn. Cô chết tại chỗ. Chồng bị thương gãy tay. Mấy đứa con bị thương hết. Con Bé Tám bị thương nhẹ nhất.
Nghe xong mẹ tôi khóc hu hu.
Một lát sau những người lối xóm đến, tôi cũng tranh thủ chạy qua xem. Trông cảnh tượng thê thảm quá: cô Hai nằm trên vũng máu, tóc rối bù. Mảnh đạn lớn cứa gần lìa cổ của cô. Nhiều vết đạn nhỏ khắp người. Ông Mười Cồ đẩy tam bản đưa những người nhà cô hai đi tìm trạm dân y của xã Hòa Hiệp.
Đem xác cô Hai đặt trên cái giường, xếp tay chân cho ngay ngắn. Ba tôi nói với ông Hai Củ:
- Sách nói số cô Hai "canh cô mồ quả" thật không sai.
Về đến nhà Ba tôi nói với mẹ tôi:
- Lúc này Mỹ - ngụy đánh dữ quá. Đêm nào cũng đánh pháo binh vô vùng giải phóng. Đêm nào máy bay cũng “thả bom lén”. Ngày thì nó ruồng bố, đổ quân... Mình phải tản cư mới được.
Khuya hôm đó cả nhà tôi dọn đồ xuống ghe tam bản. Trước khi đi tôi không quên lấy con cu đất. Con cu này dượng Hai cho tôi đã mấy hôm. Dượng hốt được một cặp, cho tôi con nhỏ, dượng nuôi con lớn. Con cu đất của tôi hay ăn, chóng lớn. Mới mấy ngày mà nó ra lông măng trông thấy cưng lắm. Nhớ đến con cu đất nhà dượng Hai tôi hỏi cha:
- Ba thấy con cu đất nhà dượng Hai còn không?
- Đạn nổ, nó tan xương nát thịt rồi.
Ai nấy đã xuống ghe, Ba tôi nói:
- Đưa mẹ con bây ra đầu vàm Cái Cui, tao về phụ chôn cất cô Hai.
Thấy tôi cầm con cu đất trên tay, ba tôi nói: Đưa đây tao coi.
Tôi chuyền qua tay ba con cu đất, ba tôi bảo:
- Con cu chết cứng rồi, bỏ đi con!
Ông cầm con cu đất quăng vào đám lá dừa nước trong đêm đen.
Ghe đi trong đêm tối một lúc, tôi bỗng thấy tiếc con cu đất làm sao. Biết đâu nó chưa chết? Tại sao tôi không giành lại để cho Ba tôi quăng nó mất?
Thương con cu đất của tôi, tôi càng thương con cu đất nhà dượng Hai hơn: nó vô tội nhưng đã chết thảm.
Đến bây giờ đã hơn 40 năm trôi qua, mỗi lần nhớ tới cái chết thê thảm của cô Hai Nhãn, tôi lại nhớ đến con cu đất tội nghiệp của tôi ngày ấy. /.
NGÀY TRỞ VỀ
Sau mấy ngày tiếp quản, đến đầu tháng 5- 1975, Quốc xin phép thủ trưởng đơn vị:
- Anh Mười cho em về thăm cha mẹ vài bữa em lên.
- Thăm cha mẹ hay là thăm vợ? Nói thật tao mới cho chú mầy nghĩ phép. Nhưng hai hôm phải quay lại, không được ở lâu, lúc này chính quyên mới tiếp quản công việc bề bộn lắm!
- Thăm gia đình mà anh nói em thăm vợ cũng được. Nhớ vợ, nhớ con dữ lắm rồi!
Gom vội mớ đồ dùng cá nhân và chiếc lược ngà dành cho vợ, một con khủng long cho con trai, Quốc ra xe về nhà. Chiếc xe đò đổ ngay cầu Cái Vồn lớn, Quốc bước vội xuống hỏi bà con bao giờ có đò đi về xã Mỹ Thuận. Ngồi trên chiếc đò với máy Kole 4, chiếc ghe chầm chậm trên dòng sông ngược nước, lòng Quốc vui như mở cờ trong bụng. Dòng sông quê đẹp như tranh. Chính dòng sông thân yêu với những khóm dừa nước mọc ven bờ xanh xanh này, những ngày bé thơ và lúc học ở Trường Trung học Bình Minh mẹ đã chèo ghe đưa Quốc qua không biết bao nhiêu lần. Quốc nhớ lại những ngày tắm sông lặn hụp bắt rượt những ngày còn thơ ấu. Nhưng chính trên dòng sông hiền hoà này, vào những ngày giáp Tết Mậu Thân, máy bay trực thăng Mỹ đã bắn đồng bào chết nhuộm máu. Bà con về vườn gom cây trái, tát cá để chuẩn bị ăn Tết, máy bay Mỹ từ Cần Thơ bay qua, xả súng bắn chết gần hết. Máu đỏ cả dòng sông, vài chục người chết chìm xuống nước, trong đó có người bác của Quốc. Tết Mậu Thân là một cái tết chiến tranh, khói lửa, cũng từ sau tết ấy Quốc không đi học nữa mà về vùng giải phóng đi bộ đội.
Quốc gặp anh năm Bay, anh reo lên:
- Hổm rày chú Sáu trông mầy quá chừng. Mầy về ổng làm heo ăn mừng cho coi. Nói chuyện một hồi, anh vỗ vai Quốc:
- Thôi mầy về đi cho gia đình mừng, chiều tao qua nhậu.
Khi về đến nhà Quốc nghe rộn rã trong lòng. Gần mười năm xa nhà. Mẹ già giờ ra sao? Cha ra sao? Vợ có khóc khi cầm tay anh không? Con bây giờ đã bây lớn rồi? Bao nhiêu câu hỏi như chất chồng trong đầu Quốc.
Chiếc đò máy ghé ngay bến sông nhà Quốc, tiếng chó sủa gâu gâu trước nhà. Ba của Quốc trông như những ngày nào, người đen đúa và rắn rỏi, ông vẫn ngồi dưới tàn cây xoài vót nan tre đan thúng. Thấy con gâu hùng hỗ, ông la: chó, chó… Nhìn xuống bến sông thấy Quốc, mắt bổng sáng lên, lộ nét mừng rỡ, ba Quốc hỏi sang sảng: Mầy về đó hả Quốc, sao mấy bữa nay ở riết trên tỉnh vậy? Ai cũng trông mầy hết.
Vợ Quốc thấy chồng vụt la lên:
- Tý ơi ! ba mầy về.
Quốc sung sướng tràn ngập trong lòng nhưng chẳng biết nói gì.
Cả nhà ai cũng đổ xô ra mừng ngày Quốc trở về. Mẹ Quốc tay chống gậy tre, tay lần vách lá ra mừng con. Trông thấy mẹ anh vừa mừng vừa xúc động:
- Mẹ đã lòa từ hồi nào?
Cầm tay con hai dòng nước mắt lăn dài trên đôi má của mẹ, mẹ nói:
- Mẹ đã lòa hai năm nay.
Quốc cầm tay cha, cầm tay mẹ, khi anh cầm tay vợ hỏi:
- Mấy năm nay em mạnh giỏi? Nhớ anh nhiều không? Vợ anh không dám nhìn anh đã quay nơi khác để giấu những giọt lệ vui mừng ngày đoàn tựu, ngày thanh bình.
Không thấy con đâu?
Quốc hỏi:
- Con mình đâu em?
- Nó chạy đằng nhà Bác Năm chơi rồi. Anh ở nhà đi, em qua kêu nó về. Quốc ở nhà nói chuyện với cha mẹ, một lát sau vợ dẫn thằng con trở về.
Mẹ anh nói:
- Mầy coi thằng Tý nó giống y hệt mầy hồi nhỏ: Mạnh khỏe, da đen trại, ham đi chơi lắm.
Vợ anh bảo:
- Quốc con nè, ai cũng nói giống anh như để. Thưa ba đi con.
Thằng bé cứ giương mắt nhìn anh, nó không thưa mà cũng dám lại gần.
- Lại đây ba thương con
Thằng bé giãy nẫy:
- Ba lạ quắc, con không lại đâu.
Anh ôm thằng Tý trọn trong lòng hôn lấy hôn để vừa nói:
- Ngày tao đi mẹ mầy mới có bầu ba tháng, nay đã bảy tuổi rồi.
Nhìn hai cha con của Quốc cả nhà ai cũng cười. Quốc lấy trong ba lô gói trà cho ba, hộp sữa cho mẹ, chiếc lược ngà cho vợ và con khủng long cho thằng Tý.
Quay sang cha, anh hỏi:
- Con nghe nói mấy năm trước Ba bị thằng trưởng đồn Mỹ Thuận bắt lên đánh phải không?
Ông ho sủ sụ mấy cái rồi nói:
- Thằng Tư Ca khốn nạn nó bắt tao lên đồn, nó nói con ông làm cộng sản ông phải kêu nó về với chánh nghĩa quốc gia. Tao cãi lại và nói không biết mầy ở đâu? Nó nạt tao:
- Ông nói láo. Ông muốn ăn dầu vuông không?
- Tao cãi lại nó và đôi co một hồi, nó đuối lý nó lấy cây dầu vương dài hơn một thước, bất thần đánh ngang lưng tao. Tao chưa kịp phản ứng nó đập tao liên tiếp mấy cây. Tao nằm tại chỗ. Nó kêu mẹ mầy lấy xuồng chở tao về. Uống cả chục thang thuốc Bắc mà bây giờ tao vẫn còn lói sau lưng hoài. Thằng mất dạy, ác ôn đó đền tội rồi. Gần giải phóng đồn Mỹ Thuận bị đánh tan, nó chết thảm.
Biết bao nhiêu chuyện vui buồn khổ cực trong thời chiến lần lượt được mọi người kể lại trong ngày đoàn viên. Mẹ anh nắm tay anh sờ từ đầu đến thân anh, bà nói:
- Qua cuộc chiến tranh, con lành lặn như vầy má mừng quá, phước đức ông bà đó con. Ngày trước má cứ sợ con chết trận không hà. Đêm đêm nằm nghe súng nổ xa xa. Ngày ngày nghe pháo binh nó bắn nổ ầm ầm hoặc nghe bom dội xa xa mẹ cứ lo cho con. Bom đạn quá trời mà, gặp con má cữ ngỡ giấc mơ.
Nói chưa dứt câu má Quốc đã khóc, hít mũi một cái rột, hai dòng nước mắt chạy dài trên đôi má. Quốc cũng rơm rớm nước mắt và nhìn ra sông che dấu hai giọt lệ. Bảy năm xa quê, đối mặt với bao nhiêu trận đánh với quân thù Quốc chưa bao giờ khóc, vậy mà hôm nay Quốc bổng mềm lòng trước câu nói thân thương của mẹ.
Đêm hôm ấy bạn bè, anh em chung quanh đến chơi, nhậu nhẹt đến khuya. Bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu nổi vui buồn trong thời chiến anh em lần lượt kể cho nhau nghe. Anh Tư cà lăm có ý kiến:
- Anh em làm sao cũng để… để cho thằng Quốc nó… nó tân hôn đêm… đêm nay mới… mới được.
Anh Ba Lộc nghe xong, cãi lại
- Tân hôn gì, đêm nay thằng Quốc với vợ nó hấp hôn
Mọi người ai cũng vỗ tay
Tiệc tàn trời đã khuya lắc khuya lơ. Dọn dẹp xong, vợ anh nói:
- Anh cho thằng Tý cái nón tai bèo đi, nó thích lắm. Mai mốt em mua cho anh thêm một bộ đồ ni lông dù xanh nữa, tặng luôn cho anh chiếc khăn rằn mới.
- Em khỏi lo, đơn vị sẽ cho. Em lo cho anh quá. Anh hứa sẽ tặng em thêm mấy đứa con.
Nghe thế vợ anh vừa khoái trong bụng, vừa nguýt yêu:
- Anh quỷ lắm nghen! Em hổng chịu đâu!.
Hai người vào buồng ngủ, Quốc thấy vui ngập lòng, lại có chút men rượu anh thấy lòng lâng lâng như tân hôn, anh nói:
- Hai đứa mình đêm nay tân hôn với nhau nghen em!
Vợ anh trong vòng tay âu yếm của anh. Chị nói:
- Tân hôn mà đã có thằng Tý nằm kề
Hai mái tóc ngắn dài phút chốc bổng trộn nhau, những cánh tay siết chặt lấy nhau sau bảy năm dài xa cách, trong đêm tối hai vợ chồng yêu nhau như chưa bao được yêu.
Xa xa tiếng gà gáy sớm trong đêm./.
MỐI TÌNH ĐẦU
Bây giờ xa quê, sống ở thành phố nhưng mỗi lần nhớ đến kỷ niệm học trò, tôi lại nhớ đến mối tình đầu của mình nơi quê nghèo.
Ngày ấy, sau 30- 4- 1975, cha tôi bảo mẹ tôi rằng: Sau mấy mươi năm sống xa quê, tôi muốn về quê cha đất tổ.
Thế là gia đình tôi lại chuyển về vùng quê. Đó là vùng sông nước Hậu Giang. Nhà tôi ở gần nhà nội, trước nhà, dòng sông xanh uốn mình như con rắn khổng lồ, quanh năm con nước lớn ròng. Sau nhà nội vườn cây ăn trái. Tôi rất thích leo trèo. Mẹ tôi thấy vậy dặn dò: Con gái đừng trèo cây, người ta quở.
Xa xa là đồng lúa xanh. Vào mùa lúa đang thời con gái, cánh đồng trông như thảm nhung chạy cuối chân trời. Ở quê buồn lắm, nhưng may tôi có bạn. Năm lớp ba tôi học cùng lớp với thằng Lập. Đi học về, hai đứa thường đi chung. Ăn cơm xong tôi với Lập ra vườn chơi nhà chòi. Tôi đòi cái gì nó cũng chiều. Nó trèo cây hái trái cho tôi. Có lần tôi đòi ăn trái măng cụt. Nó leo lên hái trái xanh cho tôi. Mẹ nó bắt được, đánh nó cả chục roi. Ra sau hè gặp tôi, nó vừa quẹt nước mắt, vừa hít hít: Mai mốt tao không nghe lời mầy nữa đâu!
Thời gian trôi đi một cách lặng lẽ vô tình. Tôi và Lập đã học lớp 8. Con đường đến trường cấp II tuy xa nhưng rất đẹp. Mỗi sáng, ven đường hoa dại nở tím ngắt. Có lần đi học về thấy hoa lục bình nở đẹp quá, tôi bảo Lập: Lập hái hoa này cho Thúy đi! Để dép trên bờ ruộng, cởi áo ra Lập lội xuống hái hoa lục bình cho tôi. Nó bị hụt chân, ướt gần tới cổ.
Vô lớp Lập ngồi kế tôi. Nó hay "cọp dê" bài tôi lắm. Bạn bè trêu nó:
- Mầy học dở mà dám cặp bồ với con Thúy. Nó là học trò cưng của cô đó. Thằng Lập vội bào chưã: Mầy sạo. Tao với nó là bà con đó. Bọn trẻ lại bồi thêm: Phải rồi, bà con đầu ông trời. Chiều hôm đó tan học về Lập bảo tôi: Tụi nó nói mình "bồ" với nhau đó.
- Đừng có nói bậy, may mốt tui hổng có đi chung với Lập nữa đâu.
Từ đó, nhìn Lập tôi thấy hơi mắc cỡ. Vô lớp, tôi không dám ngồi chung với Lập. Nhưng trong lòng tôi có chút gì loáng thoáng thương Lập. Một hôm, tôi bị cô giáo gọi lên để gặp riêng. Nhìn tôi, cô giáo hỏi: Em với thằng Lập nhà gần không? Bà con không? - Thưa cô nhà gần nhưng không bà con. - Cô nghe tụi nó nói gì đó? - - Thưa cô, không có gì hết, tụi nó nói bậy.
Cô cười rồi bảo tôi:
- Trẻ con, đừng dại dột. Tương lai còn xa.
Thấy tôi ngồi làm thinh, cô mở lối:
- Em về lớp đi, ráng học giỏi cô thương!
Hôm sau vô học, cô giáo kiểm tra vệ sinh cá nhân. Cô phát hiện ba học trò trai cổ đóng hòm, trong đó có Lập. Cô giáo bắt ba đứa con gái kỳ hòm cho ba đứa con trai ở dơ. Khốn nỗi, cô lại phân công tôi kỳ cọ cho thằng Lập. Thiệt tình, tôi đi ngay xuống cầu định làm theo lời cô bảo. Thằng Lập bị "quê, mất bình tĩnh nghiến răng chỉ vào mặt tôi:
- Thúy hãy đi lên. Tôi đánh Thúy bây giờ.
Tôi bị bất ngờ và giận thằng Lập thô lỗ. Từ đó, tôi không thèm nói chuyện với nó nữa. Nó càng năn nỉ tôi càng làm mặt quạu.
Sau mấy năm sống ở quê, cha tôi lại bảo:
- Ở quê làm lụng cực mà không có dư, nhà mình phải trở về thành phố.
Tôi lại theo gia đình trở về Sài Gòn. Ngày tôi đi, khi xe sắp chạy Lập có đến tiễn tôi. Nó dúi vào tay tôi một tập thơ chép nguệch ngoạc mấy bài thơ tình vớ vẩn, mấy bài lưu bút ngày xanh và mấy bài của "Thi sĩ Lập" viết không nên vần nên điệu. Lập tặng cho tôi một chiếc khăn tay. Xe đi rồi, Lập đứng trông theo thật buồn! Tự nhiên tôi ứa nước mắt. Mẹ tôi cười và nói đùa: - Xa thằng Lập mà cũng khóc nữa. Tôi vội chối ngay: - Đâu có, bụi vô mắt con đó.
Bây giờ nghe nói Lập đã đi làm ăn xa ở tận đảo Phú Quốc. Lâu lắm anh ấy mới về thăm quê một lần. Tôi cũng đã có gia đình, bận đi làm nên, vào dịp Tết mới có dịp vể thăm quê nội. Mỗi lần về, cảnh cũ nơi quê ngheò đã gợi cho tôi bao nỗi nhớ. Tôi lại nhớ đến thuở học trò. Nhớ đến Lập, như là một mối tình đầu dễ thương, trong sáng./.
VanVN.Net - Văn Kim Khanh sinh năm 1964, quê quán Tam Bình - Vĩnh Long. Hiện đang là Hội viên Hội Văn nghệ tỉnh Vĩnh Long, sáng tác thơ văn từ năm 1990. Anh là Nhà báo và đang công tác tại Tạp Chí thị trường Giá cả. VanVN.Net xin giới thiệu chùm truyện ngắn “Con cu đất” của anh tới quý vị độc giả…
Văn Kim Khanh
CON CU ĐẤT
Một đêm tháng 5- 1968
Bầu trời đêm đen như mực. Sao nhấp nháng như những hạt kim cương xa vời vợi. Chúng tôi đang quây quần bên đống lửa, Ba tôi vội vã nói:
- Chạy vô nhà nhanh lên!
Vừa nói xong, ông lấy thùng nước tạt tắt lửa.
Một chiếc phi cơ vừa bay ngang trời.
Ông đưa tay nói nghiêm khắc: ''Ở ngoài nó bỏ bom là chết cả đám".
Một lát sau ông bảo tôi và thằng Sơn đấm bóp lưng cho ông. Vưà đấm lưng vừa kể chuyện đời xưa, đó là cách ông câu độ chúng tôi đấm lưng lâu nhất.
"Đoành"! Cha tôi nói:"Pháo binh bắn". Tiếng hú... hú... sà... sà… nghe rợn người. Cả nhà tôi tranh nhau chạy vào tản - xê.
Tiếng nổ như vỡ tan bầu trời. Khói pháo bay khét lẹt.
Tiếng kêu khóc thảm thiết vang lên. Ba tôi nói: "Nhà cô Hai Nhãn nguy rồi".
Ông bước ra đi. Mẹ tôi nắm áo lại.
- Nó còn bắn nưã. Ông ở nhà.
Ba tôi vừa bước ra cửa con Bé Tám kêu vang:
- Ông chín ơi! Má con chết rồi ông chín ơi!
Ba tôi mất hút vào đêm tối. Một lát sau, ông trở về với gương mặt thất thần.
Ông nói:
- Pháo binh nổ ngay nóc nhà cô Hai Nhãn. Cô chết tại chỗ. Chồng bị thương gãy tay. Mấy đứa con bị thương hết. Con Bé Tám bị thương nhẹ nhất.
Nghe xong mẹ tôi khóc hu hu.
Một lát sau những người lối xóm đến, tôi cũng tranh thủ chạy qua xem. Trông cảnh tượng thê thảm quá: cô Hai nằm trên vũng máu, tóc rối bù. Mảnh đạn lớn cứa gần lìa cổ của cô. Nhiều vết đạn nhỏ khắp người. Ông Mười Cồ đẩy tam bản đưa những người nhà cô hai đi tìm trạm dân y của xã Hòa Hiệp.
Đem xác cô Hai đặt trên cái giường, xếp tay chân cho ngay ngắn. Ba tôi nói với ông Hai Củ:
- Sách nói số cô Hai "canh cô mồ quả" thật không sai.
Về đến nhà Ba tôi nói với mẹ tôi:
- Lúc này Mỹ - ngụy đánh dữ quá. Đêm nào cũng đánh pháo binh vô vùng giải phóng. Đêm nào máy bay cũng “thả bom lén”. Ngày thì nó ruồng bố, đổ quân... Mình phải tản cư mới được.
Khuya hôm đó cả nhà tôi dọn đồ xuống ghe tam bản. Trước khi đi tôi không quên lấy con cu đất. Con cu này dượng Hai cho tôi đã mấy hôm. Dượng hốt được một cặp, cho tôi con nhỏ, dượng nuôi con lớn. Con cu đất của tôi hay ăn, chóng lớn. Mới mấy ngày mà nó ra lông măng trông thấy cưng lắm. Nhớ đến con cu đất nhà dượng Hai tôi hỏi cha:
- Ba thấy con cu đất nhà dượng Hai còn không?
- Đạn nổ, nó tan xương nát thịt rồi.
Ai nấy đã xuống ghe, Ba tôi nói:
- Đưa mẹ con bây ra đầu vàm Cái Cui, tao về phụ chôn cất cô Hai.
Thấy tôi cầm con cu đất trên tay, ba tôi nói: Đưa đây tao coi.
Tôi chuyền qua tay ba con cu đất, ba tôi bảo:
- Con cu chết cứng rồi, bỏ đi con!
Ông cầm con cu đất quăng vào đám lá dừa nước trong đêm đen.
Ghe đi trong đêm tối một lúc, tôi bỗng thấy tiếc con cu đất làm sao. Biết đâu nó chưa chết? Tại sao tôi không giành lại để cho Ba tôi quăng nó mất?
Thương con cu đất của tôi, tôi càng thương con cu đất nhà dượng Hai hơn: nó vô tội nhưng đã chết thảm.
Đến bây giờ đã hơn 40 năm trôi qua, mỗi lần nhớ tới cái chết thê thảm của cô Hai Nhãn, tôi lại nhớ đến con cu đất tội nghiệp của tôi ngày ấy. /.
NGÀY TRỞ VỀ
Sau mấy ngày tiếp quản, đến đầu tháng 5- 1975, Quốc xin phép thủ trưởng đơn vị:
- Anh Mười cho em về thăm cha mẹ vài bữa em lên.
- Thăm cha mẹ hay là thăm vợ? Nói thật tao mới cho chú mầy nghĩ phép. Nhưng hai hôm phải quay lại, không được ở lâu, lúc này chính quyên mới tiếp quản công việc bề bộn lắm!
- Thăm gia đình mà anh nói em thăm vợ cũng được. Nhớ vợ, nhớ con dữ lắm rồi!
Gom vội mớ đồ dùng cá nhân và chiếc lược ngà dành cho vợ, một con khủng long cho con trai, Quốc ra xe về nhà. Chiếc xe đò đổ ngay cầu Cái Vồn lớn, Quốc bước vội xuống hỏi bà con bao giờ có đò đi về xã Mỹ Thuận. Ngồi trên chiếc đò với máy Kole 4, chiếc ghe chầm chậm trên dòng sông ngược nước, lòng Quốc vui như mở cờ trong bụng. Dòng sông quê đẹp như tranh. Chính dòng sông thân yêu với những khóm dừa nước mọc ven bờ xanh xanh này, những ngày bé thơ và lúc học ở Trường Trung học Bình Minh mẹ đã chèo ghe đưa Quốc qua không biết bao nhiêu lần. Quốc nhớ lại những ngày tắm sông lặn hụp bắt rượt những ngày còn thơ ấu. Nhưng chính trên dòng sông hiền hoà này, vào những ngày giáp Tết Mậu Thân, máy bay trực thăng Mỹ đã bắn đồng bào chết nhuộm máu. Bà con về vườn gom cây trái, tát cá để chuẩn bị ăn Tết, máy bay Mỹ từ Cần Thơ bay qua, xả súng bắn chết gần hết. Máu đỏ cả dòng sông, vài chục người chết chìm xuống nước, trong đó có người bác của Quốc. Tết Mậu Thân là một cái tết chiến tranh, khói lửa, cũng từ sau tết ấy Quốc không đi học nữa mà về vùng giải phóng đi bộ đội.
Quốc gặp anh năm Bay, anh reo lên:
- Hổm rày chú Sáu trông mầy quá chừng. Mầy về ổng làm heo ăn mừng cho coi. Nói chuyện một hồi, anh vỗ vai Quốc:
- Thôi mầy về đi cho gia đình mừng, chiều tao qua nhậu.
Khi về đến nhà Quốc nghe rộn rã trong lòng. Gần mười năm xa nhà. Mẹ già giờ ra sao? Cha ra sao? Vợ có khóc khi cầm tay anh không? Con bây giờ đã bây lớn rồi? Bao nhiêu câu hỏi như chất chồng trong đầu Quốc.
Chiếc đò máy ghé ngay bến sông nhà Quốc, tiếng chó sủa gâu gâu trước nhà. Ba của Quốc trông như những ngày nào, người đen đúa và rắn rỏi, ông vẫn ngồi dưới tàn cây xoài vót nan tre đan thúng. Thấy con gâu hùng hỗ, ông la: chó, chó… Nhìn xuống bến sông thấy Quốc, mắt bổng sáng lên, lộ nét mừng rỡ, ba Quốc hỏi sang sảng: Mầy về đó hả Quốc, sao mấy bữa nay ở riết trên tỉnh vậy? Ai cũng trông mầy hết.
Vợ Quốc thấy chồng vụt la lên:
- Tý ơi ! ba mầy về.
Quốc sung sướng tràn ngập trong lòng nhưng chẳng biết nói gì.
Cả nhà ai cũng đổ xô ra mừng ngày Quốc trở về. Mẹ Quốc tay chống gậy tre, tay lần vách lá ra mừng con. Trông thấy mẹ anh vừa mừng vừa xúc động:
- Mẹ đã lòa từ hồi nào?
Cầm tay con hai dòng nước mắt lăn dài trên đôi má của mẹ, mẹ nói:
- Mẹ đã lòa hai năm nay.
Quốc cầm tay cha, cầm tay mẹ, khi anh cầm tay vợ hỏi:
- Mấy năm nay em mạnh giỏi? Nhớ anh nhiều không? Vợ anh không dám nhìn anh đã quay nơi khác để giấu những giọt lệ vui mừng ngày đoàn tựu, ngày thanh bình.
Không thấy con đâu?
Quốc hỏi:
- Con mình đâu em?
- Nó chạy đằng nhà Bác Năm chơi rồi. Anh ở nhà đi, em qua kêu nó về. Quốc ở nhà nói chuyện với cha mẹ, một lát sau vợ dẫn thằng con trở về.
Mẹ anh nói:
- Mầy coi thằng Tý nó giống y hệt mầy hồi nhỏ: Mạnh khỏe, da đen trại, ham đi chơi lắm.
Vợ anh bảo:
- Quốc con nè, ai cũng nói giống anh như để. Thưa ba đi con.
Thằng bé cứ giương mắt nhìn anh, nó không thưa mà cũng dám lại gần.
- Lại đây ba thương con
Thằng bé giãy nẫy:
- Ba lạ quắc, con không lại đâu.
Anh ôm thằng Tý trọn trong lòng hôn lấy hôn để vừa nói:
- Ngày tao đi mẹ mầy mới có bầu ba tháng, nay đã bảy tuổi rồi.
Nhìn hai cha con của Quốc cả nhà ai cũng cười. Quốc lấy trong ba lô gói trà cho ba, hộp sữa cho mẹ, chiếc lược ngà cho vợ và con khủng long cho thằng Tý.
Quay sang cha, anh hỏi:
- Con nghe nói mấy năm trước Ba bị thằng trưởng đồn Mỹ Thuận bắt lên đánh phải không?
Ông ho sủ sụ mấy cái rồi nói:
- Thằng Tư Ca khốn nạn nó bắt tao lên đồn, nó nói con ông làm cộng sản ông phải kêu nó về với chánh nghĩa quốc gia. Tao cãi lại và nói không biết mầy ở đâu? Nó nạt tao:
- Ông nói láo. Ông muốn ăn dầu vuông không?
- Tao cãi lại nó và đôi co một hồi, nó đuối lý nó lấy cây dầu vương dài hơn một thước, bất thần đánh ngang lưng tao. Tao chưa kịp phản ứng nó đập tao liên tiếp mấy cây. Tao nằm tại chỗ. Nó kêu mẹ mầy lấy xuồng chở tao về. Uống cả chục thang thuốc Bắc mà bây giờ tao vẫn còn lói sau lưng hoài. Thằng mất dạy, ác ôn đó đền tội rồi. Gần giải phóng đồn Mỹ Thuận bị đánh tan, nó chết thảm.
Biết bao nhiêu chuyện vui buồn khổ cực trong thời chiến lần lượt được mọi người kể lại trong ngày đoàn viên. Mẹ anh nắm tay anh sờ từ đầu đến thân anh, bà nói:
- Qua cuộc chiến tranh, con lành lặn như vầy má mừng quá, phước đức ông bà đó con. Ngày trước má cứ sợ con chết trận không hà. Đêm đêm nằm nghe súng nổ xa xa. Ngày ngày nghe pháo binh nó bắn nổ ầm ầm hoặc nghe bom dội xa xa mẹ cứ lo cho con. Bom đạn quá trời mà, gặp con má cữ ngỡ giấc mơ.
Nói chưa dứt câu má Quốc đã khóc, hít mũi một cái rột, hai dòng nước mắt chạy dài trên đôi má. Quốc cũng rơm rớm nước mắt và nhìn ra sông che dấu hai giọt lệ. Bảy năm xa quê, đối mặt với bao nhiêu trận đánh với quân thù Quốc chưa bao giờ khóc, vậy mà hôm nay Quốc bổng mềm lòng trước câu nói thân thương của mẹ.
Đêm hôm ấy bạn bè, anh em chung quanh đến chơi, nhậu nhẹt đến khuya. Bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu nổi vui buồn trong thời chiến anh em lần lượt kể cho nhau nghe. Anh Tư cà lăm có ý kiến:
- Anh em làm sao cũng để… để cho thằng Quốc nó… nó tân hôn đêm… đêm nay mới… mới được.
Anh Ba Lộc nghe xong, cãi lại
- Tân hôn gì, đêm nay thằng Quốc với vợ nó hấp hôn
Mọi người ai cũng vỗ tay
Tiệc tàn trời đã khuya lắc khuya lơ. Dọn dẹp xong, vợ anh nói:
- Anh cho thằng Tý cái nón tai bèo đi, nó thích lắm. Mai mốt em mua cho anh thêm một bộ đồ ni lông dù xanh nữa, tặng luôn cho anh chiếc khăn rằn mới.
- Em khỏi lo, đơn vị sẽ cho. Em lo cho anh quá. Anh hứa sẽ tặng em thêm mấy đứa con.
Nghe thế vợ anh vừa khoái trong bụng, vừa nguýt yêu:
- Anh quỷ lắm nghen! Em hổng chịu đâu!.
Hai người vào buồng ngủ, Quốc thấy vui ngập lòng, lại có chút men rượu anh thấy lòng lâng lâng như tân hôn, anh nói:
- Hai đứa mình đêm nay tân hôn với nhau nghen em!
Vợ anh trong vòng tay âu yếm của anh. Chị nói:
- Tân hôn mà đã có thằng Tý nằm kề
Hai mái tóc ngắn dài phút chốc bổng trộn nhau, những cánh tay siết chặt lấy nhau sau bảy năm dài xa cách, trong đêm tối hai vợ chồng yêu nhau như chưa bao được yêu.
Xa xa tiếng gà gáy sớm trong đêm./.
MỐI TÌNH ĐẦU
Bây giờ xa quê, sống ở thành phố nhưng mỗi lần nhớ đến kỷ niệm học trò, tôi lại nhớ đến mối tình đầu của mình nơi quê nghèo.
Ngày ấy, sau 30- 4- 1975, cha tôi bảo mẹ tôi rằng: Sau mấy mươi năm sống xa quê, tôi muốn về quê cha đất tổ.
Thế là gia đình tôi lại chuyển về vùng quê. Đó là vùng sông nước Hậu Giang. Nhà tôi ở gần nhà nội, trước nhà, dòng sông xanh uốn mình như con rắn khổng lồ, quanh năm con nước lớn ròng. Sau nhà nội vườn cây ăn trái. Tôi rất thích leo trèo. Mẹ tôi thấy vậy dặn dò: Con gái đừng trèo cây, người ta quở.
Xa xa là đồng lúa xanh. Vào mùa lúa đang thời con gái, cánh đồng trông như thảm nhung chạy cuối chân trời. Ở quê buồn lắm, nhưng may tôi có bạn. Năm lớp ba tôi học cùng lớp với thằng Lập. Đi học về, hai đứa thường đi chung. Ăn cơm xong tôi với Lập ra vườn chơi nhà chòi. Tôi đòi cái gì nó cũng chiều. Nó trèo cây hái trái cho tôi. Có lần tôi đòi ăn trái măng cụt. Nó leo lên hái trái xanh cho tôi. Mẹ nó bắt được, đánh nó cả chục roi. Ra sau hè gặp tôi, nó vừa quẹt nước mắt, vừa hít hít: Mai mốt tao không nghe lời mầy nữa đâu!
Thời gian trôi đi một cách lặng lẽ vô tình. Tôi và Lập đã học lớp 8. Con đường đến trường cấp II tuy xa nhưng rất đẹp. Mỗi sáng, ven đường hoa dại nở tím ngắt. Có lần đi học về thấy hoa lục bình nở đẹp quá, tôi bảo Lập: Lập hái hoa này cho Thúy đi! Để dép trên bờ ruộng, cởi áo ra Lập lội xuống hái hoa lục bình cho tôi. Nó bị hụt chân, ướt gần tới cổ.
Vô lớp Lập ngồi kế tôi. Nó hay "cọp dê" bài tôi lắm. Bạn bè trêu nó:
- Mầy học dở mà dám cặp bồ với con Thúy. Nó là học trò cưng của cô đó. Thằng Lập vội bào chưã: Mầy sạo. Tao với nó là bà con đó. Bọn trẻ lại bồi thêm: Phải rồi, bà con đầu ông trời. Chiều hôm đó tan học về Lập bảo tôi: Tụi nó nói mình "bồ" với nhau đó.
- Đừng có nói bậy, may mốt tui hổng có đi chung với Lập nữa đâu.
Từ đó, nhìn Lập tôi thấy hơi mắc cỡ. Vô lớp, tôi không dám ngồi chung với Lập. Nhưng trong lòng tôi có chút gì loáng thoáng thương Lập. Một hôm, tôi bị cô giáo gọi lên để gặp riêng. Nhìn tôi, cô giáo hỏi: Em với thằng Lập nhà gần không? Bà con không? - Thưa cô nhà gần nhưng không bà con. - Cô nghe tụi nó nói gì đó? - - Thưa cô, không có gì hết, tụi nó nói bậy.
Cô cười rồi bảo tôi:
- Trẻ con, đừng dại dột. Tương lai còn xa.
Thấy tôi ngồi làm thinh, cô mở lối:
- Em về lớp đi, ráng học giỏi cô thương!
Hôm sau vô học, cô giáo kiểm tra vệ sinh cá nhân. Cô phát hiện ba học trò trai cổ đóng hòm, trong đó có Lập. Cô giáo bắt ba đứa con gái kỳ hòm cho ba đứa con trai ở dơ. Khốn nỗi, cô lại phân công tôi kỳ cọ cho thằng Lập. Thiệt tình, tôi đi ngay xuống cầu định làm theo lời cô bảo. Thằng Lập bị "quê, mất bình tĩnh nghiến răng chỉ vào mặt tôi:
- Thúy hãy đi lên. Tôi đánh Thúy bây giờ.
Tôi bị bất ngờ và giận thằng Lập thô lỗ. Từ đó, tôi không thèm nói chuyện với nó nữa. Nó càng năn nỉ tôi càng làm mặt quạu.
Sau mấy năm sống ở quê, cha tôi lại bảo:
- Ở quê làm lụng cực mà không có dư, nhà mình phải trở về thành phố.
Tôi lại theo gia đình trở về Sài Gòn. Ngày tôi đi, khi xe sắp chạy Lập có đến tiễn tôi. Nó dúi vào tay tôi một tập thơ chép nguệch ngoạc mấy bài thơ tình vớ vẩn, mấy bài lưu bút ngày xanh và mấy bài của "Thi sĩ Lập" viết không nên vần nên điệu. Lập tặng cho tôi một chiếc khăn tay. Xe đi rồi, Lập đứng trông theo thật buồn! Tự nhiên tôi ứa nước mắt. Mẹ tôi cười và nói đùa: - Xa thằng Lập mà cũng khóc nữa. Tôi vội chối ngay: - Đâu có, bụi vô mắt con đó.
Bây giờ nghe nói Lập đã đi làm ăn xa ở tận đảo Phú Quốc. Lâu lắm anh ấy mới về thăm quê một lần. Tôi cũng đã có gia đình, bận đi làm nên, vào dịp Tết mới có dịp vể thăm quê nội. Mỗi lần về, cảnh cũ nơi quê ngheò đã gợi cho tôi bao nỗi nhớ. Tôi lại nhớ đến thuở học trò. Nhớ đến Lập, như là một mối tình đầu dễ thương, trong sáng./.
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Chỉ bấm tính, như trồng cây, để có được tập trường ca này, phải cần nửa đời người. Các tác giả trường ca trước Đỗ Quyên (ĐQ), đều vậy, hoặc hơn. Chưa kể, những trường ca của các bộ ...
VanVN.Net - Sau lời khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh báo cáo tổng kết những hoạt động trong năm 2010 của Hội, theo Chủ tịch: Năm 2010 là một năm có nhiều hoạt động sôi ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn