VanVN.Net - Trần Quang Quý đã hơn một lần toan đưa thơ sang bên kia bờ siêu thực, nhưng chỉ khi ông đào xới ký ức làng quê, ông mới vừa gặp thơ vừa gặp bản thể mình: Cổ tích làng tôi tắm ở bờ ao/ Em cứ thả trắng ngần trăng ướt và: Tháng ba ta về em mò cua bắt ốc/ Gặp ta thẹn thùng giấu mặt/ Chiếc nón vờ lật gió. Mặc dầu, cái làng quê ấy thật nghèo, đến cả những âm thanh cũng như muốn mài cho mòn thêm nữa: Lớp gạch già lõm mặt/ Cánh cổng lăn kẽo kẹt đời người đến cả dáng hình hệ trọng nhất của mỗi con người là Mẹ cũng xô lệch đi: Cổ tích làng tôi đựng trong chiếc mủng/ Mẹ bưng tháng năm lệch ngõ. Và, như một nghịch lý, càng đào sâu vào quá khứ, thơ Quý càng gặp hiện đại: Người nông dân đi suốt đời mình/ Còn truyền lại lưỡi cuốc cùn như báu vật/ Tất cả cùng hái gặt trên cành đồng này/ Và cánh đồng đã gặt hái họ…
HÁT GỌI HẠT GIỐNG
Hãy cựa mình nào
Mẹ ta gieo xuống
Mẹ gieo vào đất một đời hy vọng
Một đời đi mãi mà không ngoài ruộng
Một đời ru mãi vẫn trong cánh cò
Tuổi xanh của mẹ ngược về xa xăm
Chỉ còn tiếng chân mỏng dần trên đất
Hãy cựa mình nào hạt ơi nghe chăng
Gió lạnh ngày đông thổi cùn lưng mẹ
Một đời gieo hạt để đất làm đất
Một đời mong khát cho cây làm cây
Bao nhiêu trái ngọt bàn tay dâng hết
Bao mùa hái gặt trênh bóng mẹ gầy
Con đường chiều quê xiêu xiêu gánh rạ
Thăm thẳm bờ đê dốc hun hút gió
Cối trầu trong khuya cầm canh đèn đỏ
Cựa mình hạt ơi!
Ta nghe sương rơi ta nghe mưa rơi
Mà nghe mẹ thở nghẹn từng âu lo
Hãy mọc lên nào đừng im lặng thế
Kẻo mà hy vọng mãi là trong đất
Kẻo mùa hái gặt mãi là trong mơ…
(Trong tập Viết tặng em trong ngôi nhà chật, NXB Hội Nhà văn, 1990)
CÁNH ĐỒNG
Tôi lại nghe cánh đồng cỏ đêm giàn giụa trăng
Đâu đó bước chân nghẽn trong bùn quánh
Mùi rơm thơm gợn thổi ngang đồng
Những thửa ruộng
Như con dấu vuông đóng dấu đời người trên bùn đất
Giọt mồ hôi truyền kiếp
Loang áo sương, bạc mắt người thân
Đất sinh nở những mùa vô định
Nơi ông bà tôi đã yên rồi
Bóng dáng người di cảo trong hạt thóc
Người nông dân đi suốt đời mình
Còn truyền lại lưỡi cuốc cùn như báu vật
Tất cả cùng hái gặt trên cánh đồng này
Và cánh đồng đã gặt hái họ
Tôi đã mở cuộc đời ra
Trên lưỡi cày cha lầm lũi
Và sâu thẳm trong tôi một cánh đồng thiêng không mùa vụ
Mẹ tôi
Gieo gặt lòng nhân từ
Mầu mỡ cất từ trái tim khổ hạnh
Người đã thả tôi lên mặt đất
Như hạt giống nối luống cày thế hệ
Xanh lên xanh lên niềm tin cỏ biếc
Phiêu diêu dằng dặc cánh-đồng-người…
(Trong tập Mắt thẳm, NXB Lao động, 1993)
CỔ TÍCH LÀNG
I. Giếng làng
Không còn ai gánh nước giếng làng
Tiếng gầu lịm vào bờ đá
Mặt trời lặn dưới đáy chiều váng đỏ
Giấc ngủ bầy rêu xám vỉa gạch già
Nụ cười đầy nón
Ai đổ ra lênh láng thềm hoang
Tôi đã uống no đời thôn dã
Mảnh trăng cong vục cạn giếng làng
Thiếu nữ chiều nay thôi hong tóc
Khuya đường ngõ vắng lặng thùng khua
Tôi biết bao nàng tiên áo gụ
Đã vục từ lòng giếng những giọt mơ...
Mặt giếng cũ như mắt quê để ngỏ
Tôi về soi, ứa vỡ mạch nguồn
II. Cổng làng
Tiễn nhau một chiều yếm thắm
Chàng trai xưa giờ đã chống gậy hèo
Những bà lão răng đen hạt nhót
Cái duyên thầm còn giắt ở hầu bao?
Nhón gót thời gian
Lớp gạch già lõm mặt
Cánh cổng lăn kẽo kẹt đời người
Thế giới vào làng luồn mái tam quan
Có bầy chim cắp mùa lên tổ
Có những nỗi đời lót trong rơm rạ
Có một nỗi lòng giắt một nỗi quê
Tôi khép lại những ngày xưa yếm thắm
Không sao khép nổi mắt ai chờ
Làng đã đóng đinh tôi vào cánh cửa
Mỗi ngày khép mở giữa câu thơ.
III. Ngọn khói
Nơi hạt thóc vội vàng xa vỏ
Bếp trấu ủ suông khói thả lên trời
Ôi giấc mơ của mẹ tôi
Người giấu kỹ trong từng bồ thóc
Trong nút lá chuối khô nút chặt từng lọ giống
Sương muối giăng nghẽn lúa trổ đòng
Nhưng ngọn lửa từ mẹ tôi chưa bao giờ lụi tắt
Củ khoai lùi cứ nức nở thơm ra
Ngày lận lụi nép trong vỏ trấu
Mà khói lên mơ mộng mỗi căn nhà
Tôi nhớ khói ngày quê rạn ngực
Mắt còn cay mờ một lối chiều
Có sợi khói thắt tôi không nút buộc
Em về tóc giũ cuối vườn sương
Ngày mai có thể làng thôi khói
Cơm tháng mười thôi ủ bếp tro
Khi tỉnh giấc vẫn thấy làng lầm lũi trên mặt đất
Thì ngọn khói đã là mây biếc
Buộc tôi lên như buộc một cánh diều.
IV. Làng tôi
Những đứa trẻ sinh ra như rơm rạ
Lấm lem hơi thở mùa màng
Những vết chân trần sắp bước qua thế kỷ
Lối dẫn tôi về lằn những vết chân trâu
Bật lên giấc mơ bầy ngựa phi nước đại
Lẳng nghe kẽo kẹt tre già
Chúng rỉ rả về những phận người quanh năm lấm láp
Những gương mặt lão nông như mùa đông bạc vỏ cây
Tôi chạm vào cổ tích làng tôi
Cổ tích làng tôi tắm ở cầu ao
Em cứ thả trắng ngần trăng ướt
Tôi vục xuống lòng tay như hứng được
Một làn hương bồ kết bay hờ
Cổ tích làng tôi đựng trong chiếc mủng
Mẹ bưng tháng năm lệch ngõ
Bưng những hạt thóc lép đi qua cơn gió
Bưng những nỗi đời đi giũ ở bờ sông
Những gương mặt lão nông giờ vơi lắm rồi
Trên đồng nội thêm nhiều nấm cỏ
Cổ tích làng tôi vùi trong đất
Những ngày xưa im mãi không về.
(Trong tập Mắt thẳm, NXB Lao động, 1993)
NGƯỜI QUÊ
Bóng quê lảng vảng đi về
Con đường quê vẫn ghồ ghề chân quê
Cái tôm cái tép ao khuya
Cho con cò vác mỏ về lại bay
Chân trời chôn dưới đường cày
Trời suông suông vẫn ở ngay trên trời
Lời rơm rạ ngắn mùa dài
Cơm quê một bát đong vài nỗi quê
Hương đồng thì vẫn bay đi
Còn bao thân phận lắng về bùn hoang
Ngày vui khua những dần sàng
Đêm buồn nhấm nháp ngô rang thuốc lào
Chuyện quê đời nảo đời nao
Người quê đi tới chỗ nào chả quê
Thói đời dễ ngoảnh mặt đi
Ta về thúng mủng đựng khi đói lòng.
15 - 3 – 1992
(Trong tập Mắt thẳm, NXB Lao động, 1993)
THÁNG BA
Tháng ba
Có người vợ cãi chồng, có người chồng bỏ nhà viễn xứ
Tháng ba khát mong tháng ba dài nhớ
Hoa xoan đành rơi tím ngõ quê
Tháng ba
Ai qua đồng nghe lúa khát mưa
Ai qua chợ nghe rỗng lòng thúng mủng
Ai qua ngõ nghe tiếng chân nhẹ bỗng
Chim sẻ bay nháo nhác đợi mùa
Tháng ba ta về em bắt cua mò ốc
Gặp ta thẹn thùng giấu mặt
Chiếc nón vờ lật gió
Bước chân đi nghiêng ngả cánh đồng
Tháng ba
Cha về hưu bán nước bờ sông
Nghe gió thổi vù vù ngang sợi tóc
Mẹ bế cháu mong ngày chóng hết
Đêm một mình ngồi nhẩm một đời không
Tháng ba của nông dân, tháng ba tràn sang phố
Gặp những ngọn đèn tuýp xanh nhảy múa
Ta ngoái lại suốt một thời cỏ dại
Tháng ba ơi sâu thẳm mắt người.
(Trong tập Mắt thẳm, NXB Lao động, 1993)
NHỚ NGUỒN
Đất nước đứng lên từ những mặt trống đồng
Bước xuống phù sa châu thổ
Cây lúa xanh tới đâu làng sinhg ra tới đó
Luỹ tre xanh bọc đời khoai lúa
Có những mái nhà tụm lại làm quê.
Tôi ngược về thương cũ áo tơi
Chum vại tháng ba nằm rỗng
Quả cà muối dón qua rào hàng xóm
Bát trăng đong ngấn mắt đêm rằm.
Đất nước của làng
Tiếng võng ru đêm
Ru những “rau răm ở lại...”
Ru mặt trời cô đơn và cáu bẳn lăn qua những lưng trần
Từ tinh mơ người tới hoàng hôn đời, vẫn một luống cày xẻ dọc đất đai
Gương mặt thời gian nhàu nát ruộng bùn
Hoa xoan chợt hoang vu chiều nhớ
Tóc ai về gợi gió bờ đê.
Những ý tưởng làng bóng nhẵn cột đình xưa
Lãng mạng của làng treo ở cành đa
Người gánh nhọc qua đồng tháng sáu
Gánh ước mơ qua đêm tháng mười
Rồi mỗi hội sân đình áo mới
Rồi mỗi trăng thầm lá đa rơi.
Tôi trở về nguồn
Những tàu chuối non tã lót bầu trời bọc hồn thơ ấu
Hương cốm mùa thu mềm lại cánh đồng sau cơn vật vã
Con đường dắt tôi đi thăm thẳm buổi chiều bờ ngô rũ tóc
Những ngõ quê líu ríu chạy đến ngõ nhà
Ngày xưa không khép cửa
Đêm chõng tre gếch ngủ bên thềm những chòm râu cổ tích
Trẻ con lớn lên nôm na trong khoé mắt người già
Mẹ cổ xưa như bếp lửa nhà ta
Ủ đêm le lói
Ngọn lửa thổi lên ta thành vóc thành hình
Và những tàu cau rụng đắm hoàng hôn
Để lại không gian nỗi buồn vơi ngọn
Nhưng trầu cau, trầu cau sẽ thắm môi chòm xóm
Trong tiệc cưới mùa xuân - gạch nối của làng.
Tôi trở về nguồn
Nghe vọng xa xăm tiếng thủ thỉ của những chiếc niêu đất
Những củ khoai lang ngọt lịm trong bồ
Rung rinh bầy chuột nhắt
Những cây rơm nhớ cuộc tình bùn đất
Những mùa màng lặn trong hạt thóc còn giật mình bão qua
Tất cả sẽ bình yên trong cơi trầu của mẹ
Như chum vại trong nhà đời đời bình yên đựng.
Đất nước từ làng. Làng đã sinh ta
Trong góc tôi còn một ngôi nhà
Mang háo hức mùa màng và héo hon đèn bấc
Những hạt giống dành dụm trong vỏ mướp già
Dìu nhau qua thất bát
Ấm nước trà xanh vục cạn đem chia nụ cười làng xóm
Khi cơn lốc qua, đến cây cỏ cũng dạt cùng một phía
Lá lành đùm lá rách
Lá rách ngày mai lại bọc lá lành
Khúc luân vũ muôn đời thây kệ mặt trời, thây kệ mùa đông, thây kệ...
Làng vẫn mang làng đi qua thời gian.
Tôi ngả xuống đất đai ấm áp hơi làng
Oà trong ngực niềm dâng không kìm giữ
Ở đó một con đường, một con đường văng vẳng gọi ta đi
Chúng vụt dậy bắt đầu cội rễ
Tôi bắt đầu một nắm đất quê.
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
NHỚ MỘT CHIỀU TÂY BẮC
Vạm vỡ ngực núi
Tây Bắc nắn ánh mắt ta thành những gợn sóng
Tây Bắc nắn cảm giác ta xoáy những vòng váy lượn
Em hây hẩy núi đồi
Ngựa chùng chân quỳ gối
Lam khói lên. Lam khói biếc ta rồi.
Ta nhớ một chiều Tây Bắc
Hoa ban muộn mùa gửi áo em trắng
Nậm Rốm xanh một dòng khăn piêu
Mùa cốm mới Điện Biên chợt thoảng
Trong mắt người biền biệt nhớ xa.
Tây Bắc miên man
Lòng ta núi non
Lòng ta còn trăng lu đêm bản Thái
Còn một nửa điệu xoè gửi lại
Còn những gương mặt bạn bè sáng hơn rượu nồng nàn hơn rượu
Tưới lên ta cằn cỗi đồng bằng.
Ta nhớ một chiều Tây Bắc
Bạn nhìn ta hun hút về xuôi
Mỗi thung lũng lõm một vùng thân phận
Bạn ơi, bạn đâu biết có một viên đá cuội
Đã mang ta găm lại núi đồi.
25 - 10 – 1966
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
ĐÊM Ở LÀNG
Tôi lại về dưới mái nhà rêu mốc thả trong mơ
Qua những khu vườn hồi hộp quả
Tiếng chân trâu còn khấp khểnh giấc ngủ lão nông
Cánh đồng hổn hển bầu ngực trễ nải thiếu phụ
Làng cất nhọc nhằn vào bóng tối
Đêm cất làng về thuở nghìn năm.
Những quạt nan vò võ sang canh
Gió cứ ở bờ sông thui thủi sóng
Thao thức trong tôi giọng gà muộn, một ánh lửa khuya nhạt cuối đường
Ước vọng còn xanh quả chuối non
Mẹ lại đốt đèn lần sang bồ thóc
Nghe thấp thỏm cánh đồng chưa hạt!
Bóng tối tự do đi rỗng dưới trời
Tức tưởi những bờ tre rụng tóc
Thương đất, một trái cây chín vội
Rụng bàng hoàng vườn khuya!
Tôi ngủ lẫn tiếng ve lép dần mùa hạ
Mồ hôi làng trằn trọc chảy sang tôi.
Nhưng mẹ vẫn ngồi kia nhóm lửa
Rậm rịch tinh mơ muôn thuở bước chân người…
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
CÁT
Ngày ta chưa tiếng khóc cát đã nhân gian
Trong bào thai ta có tiếng cát chảy lút chân mẹ bãi sông trĩu gió
Dòng sông xổ mình phóng lũ
Để trở về nằm cát héo khô.
Ta nghe trong cát tiếng lâu đài hồi hộp của ngày mai
Thuỷ tinh đợi thành chai về cuộc rượu
Những mảnh gương thiếu nữ còn đang cát
Ta nghe trong cát những cơn đau của đất
Cuộc vật lộn dòng sông
Cát chỉ im lìm trắng!
Có số phận nào như cát
Có cuộc phiêu bạt nào vĩ đại như cát
Lang thang thế gian
Khi ẩn dưới chân nhàu, lúc phủ trên vương miện
Cát chỉ im lìm trắng!
Dào dạt biển. Nhấn cơn mơ sa mạc
Không hộ khẩu
Không biên giới
Cát cùng ta trộn lẫn thành đời
Ta ngả xuống tình yêu ngày thơ bé
Cát trông kìa
Cát chỉ im lìm trắng!
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
CON ĐƯỜNG TRÊN CÁNH ĐỒNG
Chạy dọc huyết quản tôi tiếng thở nặng nhọc của đường làng
Con đường mở ra cánh đồng bằng những dấu chân bùn đất
Lúi húi tiếng dế rộ đôi bờ cỏ.
Những gương mặt nông dân - những thỏi đồng sẫm cuối ngày
Bóng họ như đất nâu chuyển động
Dắt vào làng hoàng hôn.
Vầng trăng mơn mởn nhú lên
Rì rầm trườn qua những vết chân lồi lõm
Chiếc xe bò xộc xệch kéo đêm về
Nơi trái tim ta còn đặt trong tiếng bánh xe lộc cộc
Trong lớp rạ thơm hăng mùi đất
Nơi mẹ ta gom góp mùa màng.
Bước chân tôi lạc mãi một con đường
Dọc mũi cày lật những chiều lên.
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
NHỮNG PHỤ NỮ QUÊ VÀO THÀNH PHỐ
Từng bước chân nhàu những buổi chiều
Lòng kiên nhẫn nhả gót
Những mảnh chai rình rập sau cơn bia
Chiếc đinh gỉ mật phục dưới đám giác có vẻ mặt đô thị
Cứ thế
Mặt trời dắt họ héo dọc mùa hè
Cơn mưa dắt họ đi như bầy lá rũ
Một bình minh đồng nát
Một hoàng hôn bãi rác
Gánh cả mùa màng thấp thỏm trĩu trên vai
Và hy vọng có khi chỉ lớn bằng một manh áo trẻ thơ
Manh áo đâu đủ thấm những giọt nước mắt
Thăm thẳm sau lưng một nỗi làng.
Những phụ nữ thôn quê vào thành phố
Tôi thấy họ mỗi ngày, kẽo kẹt đi mòn phố
Giấu sau lần ngực lép một đôi môi quờ quạng tìm sữa
Giấu dưới vành nón cũ thì thào tiếng gọi mẹ
Hy vọng được trộn với ni lông, giấy vụn, sắt gỉ và đồ hộp
Như thể họ đi mót lại những cánh đồng
Nơi chính họ đã từng bán rẻ.
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
VỚI SÔNG ĐÀ
Dòng sông ấu thơ ta trai tráng ta xiết trong nguồn cội
Và sẽ chảy không ta như đất đai, như đời đời hùng vĩ
Nào rượu
Nào rượu
Một bình với sông Đà
Trăng ngấn nước, gió phù sa
Sông cuộn đổ vào đời ta mãnh liệt.
Rượu quê ta cất từ sông
Nghĩa ông cha chắt nguồn
Sông cất mạch từ tận cùng thớ đá
Ta uống rượu hay ta uống sông
Ngửa cổ ngợp trời nghìn trùng bất tận
Sông nằm nghe men chảy sóng sánh cổ đại.
Uống rượu với sông Đà
Thổn thức khí trời tràn tràn men đất
Ta nghe cõi xưa rần rần
Ta nghe nghìn sau mải miết
Sông Đà chảy thênh thang kỷ niệm
Chảy trong bao cất giữ tâm sự của ta
Vỗ ta bầu bạn, vỗ râm ran quê hương.
Nào rượu nào rượu, ta với sông Đà!
Nâng một chén nghìn sau còn chảy
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
ĐẤT SINH
Nơi núi không dụ được lên, biển không thể nhấn chìm
Nơi đã sinh ta
Và như thể sinh ta đã sinh những quả đồi
Và để có những quả đồi thì sinh những viên sỏi
Ấy trung du
Đủ cho ta ngẩng mặt lên trời, đủ cho ta ngoái xuôi nhìn biển
Đủ cho ta đa mang những dòng sông
Quằn quại chảy lở bờ ký ức.
Sự khôn ngoan đã lựa chọn ta
Hay số phận chọn ta mà thế sự
Hốc hác quê hương, thăm thẳm quê hương
Vật vã vẫn ngàn năm đồi trọc
Nhưng mỗi viên đá kia không chỉ nặng bằng trọng lực
Chúng nặng bởi lớp lớp dấu chân bước qua tiền sử
Bằng cả những điều quên, cả những chợt nhớ.
Đây những quả đồi
Cho ta thành trung du không biết cúi mặt
Ta soi thấy mặt ta tạc trong mặt đá
Và dáng em cong một gợn chiều
Cơm trám người ủ nhớ bùi
Rau sắn chua người kho cho thèm quê kiểng
Thèm một trưa hiu gió vườn xưa
Sông Đà khát về đâu mà mang ta đi phiêu diêu
Mà gợi ta từng con sóng
Tưởng đã quẫy ngang tàng đường ra biển
Lại trở về cõi mẹ
Mà nghe từng tiếng đất sinh ra.
27 - 12 – 1995
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
GIẤC MƠ HÌNH CHIẾC THỚT
Giấc mơ của bầy cá luôn ám ảnh bóng hình chiếc thớt
Những mắt lưới gài bẫy trong veo
Biển mỗi ngày vẫn sóng
Cây rơm mơ ngoạm những đàn bò
Thảnh thơi nằm ở góc vườn, vàng một màu thắng cuộc
Những chú chuột mơ gặm sống bầy mèo và rửa vuốt vinh quang...
Trong thế giới của những chiếc thớt bủa vây
Thương thay những chú cá không rạch qua được số phận
Ta thấu những bình minh của chuột lặn trong mắt mèo
Những cây rơm rạn gió sương từ thuở còn bùn đất
Rực lên hương vị tháng mười
Nhưng ước vọng không dài hơn một que diêm
Đành một ngày mục nát dưới kỷ nguyên của nấm.
Những giấc mơ
Ta đọc những giấc mơ trên từng mơn mởn lá
Trong thẳm sâu những đôi mắt lặng im kia
Trong cả những từng trải và khờ dại
Những trái tim yếm thế cất lên
Chính khúc bi ca người cất lên
Bóng hình chiếc thớt.
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
ĐƯỜNG TRĂNG
Con đường chạy từ ta đến một thế giới khác
Thế giới của những vì sao đêm hổn hển trong khu vườn cổ tích
Chiều in bậc cửa
In ta ấu thơ
Nơi thiên đường cỏ xanh hồi hộp tiếng dế
Ngõ trăng vàng thôn dã
Rưng rức quê hương.
Rồi những chiều biền biệt
Những sớm mai ngơ ngẩn sông dài
Qua những mùa mộng mơ, qua mỗi đời cực nhọc
Còn nghe mảnh sân đêm trĩu nặng dần sàng
Tiếng thở rạ rơm mùa gặt
Tóc ai bồ kết gội tiếng gà khuya
Những hạt thóc trò chuyện với nong nia, gạn từng đêm lép
Những luống cày úp vội cơn mơ trên cánh đồng chưa kịp sáng
Con đường run lên trong ngực.
Và một ngày bóng trăng cắt từng ô phố
Ta nhớ chiều quê như nhớ về cổ tích
Thèm một bước chân trần dầm một lần cỏ ướt
Mà ngõ xưa, cổng đã sắt giậu đã ngày kín gạch
Guốc thôi giòn, em thôi hong tóc chiều hôm
Bỗng nghe con đường vươn lên, tru những giọng vàng
Như tiếng hú câm của một niềm xa lắc
Trên những ngõ về, trên những lối ta đi.
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
HUYỀN THOẠI BÊN MÁNG LỢN
Từng nghe những tiếng mưu sinh ì oạp lòng máng gỗ
đèn khuya đỏ mắt đêm
sương sớm gột mái đầu thôn nữ
gió hanh mùa, nghe rạn gót quê
Tuổi xuân của em là nối dài những chiếc máng lợn
chiếc máng hầu bao hy vọng
và một ngày những giấc mơ đến thật lạ
em cưỡi trên chiếc máng, bay qua những bờ tre lầm lũi
có một chân trời tít tắp và lấp lánh vẫy gọi
những bến sông chôn đứng con đò
thành phố mọc từ bờ ẩn ức
Ôi giấc mơ hoang đường, giấc mơ của một thời hay díu dan cổ tích
chỉ làm đẹp mong manh nụ hôn vụng cầu ao
chốn xưa, không dứt bờ trăng sáng
một lời thề biền biệt ra đi
tóc thề nhỡ nhàng tuột vào đêm vỡ
Vẫn chiếc máng truyền đời, chiếc máng dây buộc
bao gót chân bán lẻ cánh đồng
từ nơi đây có người từng ôm giấc mơ bay
không bay khỏi lõm mòn máng gỗ
Và từ đó, một câu chuyện kể...
(Trong tập Siêu thị mặt, NXB Hội Nhà văn, 2006)
CHÂU THỔ
Tôi nghe tiếng ngáy cánh đồng gập ghềnh lồng ngực những người đàn ông
tiếng hổn hển buổi chiều tuột bờ vai thôn nữ
hoàng hôn quờ quạng những ngón tay sần
hơi thở bời bời rơm rạ
Và tinh mơ xoắn những đường cày
chập choạng bờ sương rụng tóc
bản tấu đa âm và đơn điệu muôn thuở côn trùng
một ngày cốm thơm lên mùa thu mới
có làm vơi cực nhọc nông dân?
Những thửa ruộng níu nhau đời đời giăng mắt lưới
buộc những phận người quặn thương vào đất
buộc những niềm vui giản dị hay nỗi lo thất bát vào mùa
một bát cơm thơm, cả đời nghĩa trọng
mỗi hạt giống một lời thề của đất
mọc lên bằng khát vọng đức tin
Con đường chiều vàng ngập hoàng hôn
những gương mặt cháy lên màu lúa
tôi đã gặp một bình sinh châu thổ
vẫn gồng lên trong giấc ngủ làng.
(Trong tập Siêu thị mặt, NXB Hội Nhà văn, 2006)
BÀI HÁT THÁNG MƯỜI
Những cánh đồng châu chấu vừa hát lên cùng gió tháng Mười
chúng mang hơi thở tháng Mười này sang những tháng Mười khác
tháng Mười dâng hạt
rón rén heo may
sương muối gặt hoàng hôn tóc mẹ
những giấc người bạc trắng giấc mơ
Tôi đi ngang những mùa cốm thơm thao thiết chân trời
em đã buộc tôi từng nút thắt ký ức
trăng hổn hển tuột đêm thiếu nữ
có tiếng hát của sương khuya và cánh đồng miên man cỏ dại
thơm ngây ngất làn môi con gái
Tôi gọi tên em giấc mơ tháng Mười
dọc những con đường thảng thốt heo may
trên bầu ngực mùa thu đang cốm
trong khảm khắc cất lên những âm điệu cánh đồng mê cảm
những lẻ mùa lẻ bóng lẻ ngày xưa
Sau vụ gặt những con đường mệt nhoài nằm thở trong rơm rạ
những chiếc liềm mỏi gặt giờ nằm im trên vách
chúng vẫn cong lên hình dấu hỏi
những dấu hỏi ngàn năm mai táng trong thẳm sâu luống đất
những dấu hỏi bay lên ngái cay mùi tro bếp
những dấu hỏi ngược về cổ xưa tiền kiếp
Hạt lại gieo. Nhẫn nại. Hạt người!
VanVN.Net - Trần Quang Quý đã hơn một lần toan đưa thơ sang bên kia bờ siêu thực, nhưng chỉ khi ông đào xới ký ức làng quê, ông mới vừa gặp thơ vừa gặp bản thể mình: Cổ tích làng tôi tắm ở bờ ao/ Em cứ thả trắng ngần trăng ướt và: Tháng ba ta về em mò cua bắt ốc/ Gặp ta thẹn thùng giấu mặt/ Chiếc nón vờ lật gió. Mặc dầu, cái làng quê ấy thật nghèo, đến cả những âm thanh cũng như muốn mài cho mòn thêm nữa: Lớp gạch già lõm mặt/ Cánh cổng lăn kẽo kẹt đời người đến cả dáng hình hệ trọng nhất của mỗi con người là Mẹ cũng xô lệch đi: Cổ tích làng tôi đựng trong chiếc mủng/ Mẹ bưng tháng năm lệch ngõ. Và, như một nghịch lý, càng đào sâu vào quá khứ, thơ Quý càng gặp hiện đại: Người nông dân đi suốt đời mình/ Còn truyền lại lưỡi cuốc cùn như báu vật/ Tất cả cùng hái gặt trên cành đồng này/ Và cánh đồng đã gặt hái họ…
HÁT GỌI HẠT GIỐNG
Hãy cựa mình nào
Mẹ ta gieo xuống
Mẹ gieo vào đất một đời hy vọng
Một đời đi mãi mà không ngoài ruộng
Một đời ru mãi vẫn trong cánh cò
Tuổi xanh của mẹ ngược về xa xăm
Chỉ còn tiếng chân mỏng dần trên đất
Hãy cựa mình nào hạt ơi nghe chăng
Gió lạnh ngày đông thổi cùn lưng mẹ
Một đời gieo hạt để đất làm đất
Một đời mong khát cho cây làm cây
Bao nhiêu trái ngọt bàn tay dâng hết
Bao mùa hái gặt trênh bóng mẹ gầy
Con đường chiều quê xiêu xiêu gánh rạ
Thăm thẳm bờ đê dốc hun hút gió
Cối trầu trong khuya cầm canh đèn đỏ
Cựa mình hạt ơi!
Ta nghe sương rơi ta nghe mưa rơi
Mà nghe mẹ thở nghẹn từng âu lo
Hãy mọc lên nào đừng im lặng thế
Kẻo mà hy vọng mãi là trong đất
Kẻo mùa hái gặt mãi là trong mơ…
(Trong tập Viết tặng em trong ngôi nhà chật, NXB Hội Nhà văn, 1990)
CÁNH ĐỒNG
Tôi lại nghe cánh đồng cỏ đêm giàn giụa trăng
Đâu đó bước chân nghẽn trong bùn quánh
Mùi rơm thơm gợn thổi ngang đồng
Những thửa ruộng
Như con dấu vuông đóng dấu đời người trên bùn đất
Giọt mồ hôi truyền kiếp
Loang áo sương, bạc mắt người thân
Đất sinh nở những mùa vô định
Nơi ông bà tôi đã yên rồi
Bóng dáng người di cảo trong hạt thóc
Người nông dân đi suốt đời mình
Còn truyền lại lưỡi cuốc cùn như báu vật
Tất cả cùng hái gặt trên cánh đồng này
Và cánh đồng đã gặt hái họ
Tôi đã mở cuộc đời ra
Trên lưỡi cày cha lầm lũi
Và sâu thẳm trong tôi một cánh đồng thiêng không mùa vụ
Mẹ tôi
Gieo gặt lòng nhân từ
Mầu mỡ cất từ trái tim khổ hạnh
Người đã thả tôi lên mặt đất
Như hạt giống nối luống cày thế hệ
Xanh lên xanh lên niềm tin cỏ biếc
Phiêu diêu dằng dặc cánh-đồng-người…
(Trong tập Mắt thẳm, NXB Lao động, 1993)
CỔ TÍCH LÀNG
I. Giếng làng
Không còn ai gánh nước giếng làng
Tiếng gầu lịm vào bờ đá
Mặt trời lặn dưới đáy chiều váng đỏ
Giấc ngủ bầy rêu xám vỉa gạch già
Nụ cười đầy nón
Ai đổ ra lênh láng thềm hoang
Tôi đã uống no đời thôn dã
Mảnh trăng cong vục cạn giếng làng
Thiếu nữ chiều nay thôi hong tóc
Khuya đường ngõ vắng lặng thùng khua
Tôi biết bao nàng tiên áo gụ
Đã vục từ lòng giếng những giọt mơ...
Mặt giếng cũ như mắt quê để ngỏ
Tôi về soi, ứa vỡ mạch nguồn
II. Cổng làng
Tiễn nhau một chiều yếm thắm
Chàng trai xưa giờ đã chống gậy hèo
Những bà lão răng đen hạt nhót
Cái duyên thầm còn giắt ở hầu bao?
Nhón gót thời gian
Lớp gạch già lõm mặt
Cánh cổng lăn kẽo kẹt đời người
Thế giới vào làng luồn mái tam quan
Có bầy chim cắp mùa lên tổ
Có những nỗi đời lót trong rơm rạ
Có một nỗi lòng giắt một nỗi quê
Tôi khép lại những ngày xưa yếm thắm
Không sao khép nổi mắt ai chờ
Làng đã đóng đinh tôi vào cánh cửa
Mỗi ngày khép mở giữa câu thơ.
III. Ngọn khói
Nơi hạt thóc vội vàng xa vỏ
Bếp trấu ủ suông khói thả lên trời
Ôi giấc mơ của mẹ tôi
Người giấu kỹ trong từng bồ thóc
Trong nút lá chuối khô nút chặt từng lọ giống
Sương muối giăng nghẽn lúa trổ đòng
Nhưng ngọn lửa từ mẹ tôi chưa bao giờ lụi tắt
Củ khoai lùi cứ nức nở thơm ra
Ngày lận lụi nép trong vỏ trấu
Mà khói lên mơ mộng mỗi căn nhà
Tôi nhớ khói ngày quê rạn ngực
Mắt còn cay mờ một lối chiều
Có sợi khói thắt tôi không nút buộc
Em về tóc giũ cuối vườn sương
Ngày mai có thể làng thôi khói
Cơm tháng mười thôi ủ bếp tro
Khi tỉnh giấc vẫn thấy làng lầm lũi trên mặt đất
Thì ngọn khói đã là mây biếc
Buộc tôi lên như buộc một cánh diều.
IV. Làng tôi
Những đứa trẻ sinh ra như rơm rạ
Lấm lem hơi thở mùa màng
Những vết chân trần sắp bước qua thế kỷ
Lối dẫn tôi về lằn những vết chân trâu
Bật lên giấc mơ bầy ngựa phi nước đại
Lẳng nghe kẽo kẹt tre già
Chúng rỉ rả về những phận người quanh năm lấm láp
Những gương mặt lão nông như mùa đông bạc vỏ cây
Tôi chạm vào cổ tích làng tôi
Cổ tích làng tôi tắm ở cầu ao
Em cứ thả trắng ngần trăng ướt
Tôi vục xuống lòng tay như hứng được
Một làn hương bồ kết bay hờ
Cổ tích làng tôi đựng trong chiếc mủng
Mẹ bưng tháng năm lệch ngõ
Bưng những hạt thóc lép đi qua cơn gió
Bưng những nỗi đời đi giũ ở bờ sông
Những gương mặt lão nông giờ vơi lắm rồi
Trên đồng nội thêm nhiều nấm cỏ
Cổ tích làng tôi vùi trong đất
Những ngày xưa im mãi không về.
(Trong tập Mắt thẳm, NXB Lao động, 1993)
NGƯỜI QUÊ
Bóng quê lảng vảng đi về
Con đường quê vẫn ghồ ghề chân quê
Cái tôm cái tép ao khuya
Cho con cò vác mỏ về lại bay
Chân trời chôn dưới đường cày
Trời suông suông vẫn ở ngay trên trời
Lời rơm rạ ngắn mùa dài
Cơm quê một bát đong vài nỗi quê
Hương đồng thì vẫn bay đi
Còn bao thân phận lắng về bùn hoang
Ngày vui khua những dần sàng
Đêm buồn nhấm nháp ngô rang thuốc lào
Chuyện quê đời nảo đời nao
Người quê đi tới chỗ nào chả quê
Thói đời dễ ngoảnh mặt đi
Ta về thúng mủng đựng khi đói lòng.
15 - 3 – 1992
(Trong tập Mắt thẳm, NXB Lao động, 1993)
THÁNG BA
Tháng ba
Có người vợ cãi chồng, có người chồng bỏ nhà viễn xứ
Tháng ba khát mong tháng ba dài nhớ
Hoa xoan đành rơi tím ngõ quê
Tháng ba
Ai qua đồng nghe lúa khát mưa
Ai qua chợ nghe rỗng lòng thúng mủng
Ai qua ngõ nghe tiếng chân nhẹ bỗng
Chim sẻ bay nháo nhác đợi mùa
Tháng ba ta về em bắt cua mò ốc
Gặp ta thẹn thùng giấu mặt
Chiếc nón vờ lật gió
Bước chân đi nghiêng ngả cánh đồng
Tháng ba
Cha về hưu bán nước bờ sông
Nghe gió thổi vù vù ngang sợi tóc
Mẹ bế cháu mong ngày chóng hết
Đêm một mình ngồi nhẩm một đời không
Tháng ba của nông dân, tháng ba tràn sang phố
Gặp những ngọn đèn tuýp xanh nhảy múa
Ta ngoái lại suốt một thời cỏ dại
Tháng ba ơi sâu thẳm mắt người.
(Trong tập Mắt thẳm, NXB Lao động, 1993)
NHỚ NGUỒN
Đất nước đứng lên từ những mặt trống đồng
Bước xuống phù sa châu thổ
Cây lúa xanh tới đâu làng sinhg ra tới đó
Luỹ tre xanh bọc đời khoai lúa
Có những mái nhà tụm lại làm quê.
Tôi ngược về thương cũ áo tơi
Chum vại tháng ba nằm rỗng
Quả cà muối dón qua rào hàng xóm
Bát trăng đong ngấn mắt đêm rằm.
Đất nước của làng
Tiếng võng ru đêm
Ru những “rau răm ở lại...”
Ru mặt trời cô đơn và cáu bẳn lăn qua những lưng trần
Từ tinh mơ người tới hoàng hôn đời, vẫn một luống cày xẻ dọc đất đai
Gương mặt thời gian nhàu nát ruộng bùn
Hoa xoan chợt hoang vu chiều nhớ
Tóc ai về gợi gió bờ đê.
Những ý tưởng làng bóng nhẵn cột đình xưa
Lãng mạng của làng treo ở cành đa
Người gánh nhọc qua đồng tháng sáu
Gánh ước mơ qua đêm tháng mười
Rồi mỗi hội sân đình áo mới
Rồi mỗi trăng thầm lá đa rơi.
Tôi trở về nguồn
Những tàu chuối non tã lót bầu trời bọc hồn thơ ấu
Hương cốm mùa thu mềm lại cánh đồng sau cơn vật vã
Con đường dắt tôi đi thăm thẳm buổi chiều bờ ngô rũ tóc
Những ngõ quê líu ríu chạy đến ngõ nhà
Ngày xưa không khép cửa
Đêm chõng tre gếch ngủ bên thềm những chòm râu cổ tích
Trẻ con lớn lên nôm na trong khoé mắt người già
Mẹ cổ xưa như bếp lửa nhà ta
Ủ đêm le lói
Ngọn lửa thổi lên ta thành vóc thành hình
Và những tàu cau rụng đắm hoàng hôn
Để lại không gian nỗi buồn vơi ngọn
Nhưng trầu cau, trầu cau sẽ thắm môi chòm xóm
Trong tiệc cưới mùa xuân - gạch nối của làng.
Tôi trở về nguồn
Nghe vọng xa xăm tiếng thủ thỉ của những chiếc niêu đất
Những củ khoai lang ngọt lịm trong bồ
Rung rinh bầy chuột nhắt
Những cây rơm nhớ cuộc tình bùn đất
Những mùa màng lặn trong hạt thóc còn giật mình bão qua
Tất cả sẽ bình yên trong cơi trầu của mẹ
Như chum vại trong nhà đời đời bình yên đựng.
Đất nước từ làng. Làng đã sinh ta
Trong góc tôi còn một ngôi nhà
Mang háo hức mùa màng và héo hon đèn bấc
Những hạt giống dành dụm trong vỏ mướp già
Dìu nhau qua thất bát
Ấm nước trà xanh vục cạn đem chia nụ cười làng xóm
Khi cơn lốc qua, đến cây cỏ cũng dạt cùng một phía
Lá lành đùm lá rách
Lá rách ngày mai lại bọc lá lành
Khúc luân vũ muôn đời thây kệ mặt trời, thây kệ mùa đông, thây kệ...
Làng vẫn mang làng đi qua thời gian.
Tôi ngả xuống đất đai ấm áp hơi làng
Oà trong ngực niềm dâng không kìm giữ
Ở đó một con đường, một con đường văng vẳng gọi ta đi
Chúng vụt dậy bắt đầu cội rễ
Tôi bắt đầu một nắm đất quê.
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
NHỚ MỘT CHIỀU TÂY BẮC
Vạm vỡ ngực núi
Tây Bắc nắn ánh mắt ta thành những gợn sóng
Tây Bắc nắn cảm giác ta xoáy những vòng váy lượn
Em hây hẩy núi đồi
Ngựa chùng chân quỳ gối
Lam khói lên. Lam khói biếc ta rồi.
Ta nhớ một chiều Tây Bắc
Hoa ban muộn mùa gửi áo em trắng
Nậm Rốm xanh một dòng khăn piêu
Mùa cốm mới Điện Biên chợt thoảng
Trong mắt người biền biệt nhớ xa.
Tây Bắc miên man
Lòng ta núi non
Lòng ta còn trăng lu đêm bản Thái
Còn một nửa điệu xoè gửi lại
Còn những gương mặt bạn bè sáng hơn rượu nồng nàn hơn rượu
Tưới lên ta cằn cỗi đồng bằng.
Ta nhớ một chiều Tây Bắc
Bạn nhìn ta hun hút về xuôi
Mỗi thung lũng lõm một vùng thân phận
Bạn ơi, bạn đâu biết có một viên đá cuội
Đã mang ta găm lại núi đồi.
25 - 10 – 1966
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
ĐÊM Ở LÀNG
Tôi lại về dưới mái nhà rêu mốc thả trong mơ
Qua những khu vườn hồi hộp quả
Tiếng chân trâu còn khấp khểnh giấc ngủ lão nông
Cánh đồng hổn hển bầu ngực trễ nải thiếu phụ
Làng cất nhọc nhằn vào bóng tối
Đêm cất làng về thuở nghìn năm.
Những quạt nan vò võ sang canh
Gió cứ ở bờ sông thui thủi sóng
Thao thức trong tôi giọng gà muộn, một ánh lửa khuya nhạt cuối đường
Ước vọng còn xanh quả chuối non
Mẹ lại đốt đèn lần sang bồ thóc
Nghe thấp thỏm cánh đồng chưa hạt!
Bóng tối tự do đi rỗng dưới trời
Tức tưởi những bờ tre rụng tóc
Thương đất, một trái cây chín vội
Rụng bàng hoàng vườn khuya!
Tôi ngủ lẫn tiếng ve lép dần mùa hạ
Mồ hôi làng trằn trọc chảy sang tôi.
Nhưng mẹ vẫn ngồi kia nhóm lửa
Rậm rịch tinh mơ muôn thuở bước chân người…
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
CÁT
Ngày ta chưa tiếng khóc cát đã nhân gian
Trong bào thai ta có tiếng cát chảy lút chân mẹ bãi sông trĩu gió
Dòng sông xổ mình phóng lũ
Để trở về nằm cát héo khô.
Ta nghe trong cát tiếng lâu đài hồi hộp của ngày mai
Thuỷ tinh đợi thành chai về cuộc rượu
Những mảnh gương thiếu nữ còn đang cát
Ta nghe trong cát những cơn đau của đất
Cuộc vật lộn dòng sông
Cát chỉ im lìm trắng!
Có số phận nào như cát
Có cuộc phiêu bạt nào vĩ đại như cát
Lang thang thế gian
Khi ẩn dưới chân nhàu, lúc phủ trên vương miện
Cát chỉ im lìm trắng!
Dào dạt biển. Nhấn cơn mơ sa mạc
Không hộ khẩu
Không biên giới
Cát cùng ta trộn lẫn thành đời
Ta ngả xuống tình yêu ngày thơ bé
Cát trông kìa
Cát chỉ im lìm trắng!
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
CON ĐƯỜNG TRÊN CÁNH ĐỒNG
Chạy dọc huyết quản tôi tiếng thở nặng nhọc của đường làng
Con đường mở ra cánh đồng bằng những dấu chân bùn đất
Lúi húi tiếng dế rộ đôi bờ cỏ.
Những gương mặt nông dân - những thỏi đồng sẫm cuối ngày
Bóng họ như đất nâu chuyển động
Dắt vào làng hoàng hôn.
Vầng trăng mơn mởn nhú lên
Rì rầm trườn qua những vết chân lồi lõm
Chiếc xe bò xộc xệch kéo đêm về
Nơi trái tim ta còn đặt trong tiếng bánh xe lộc cộc
Trong lớp rạ thơm hăng mùi đất
Nơi mẹ ta gom góp mùa màng.
Bước chân tôi lạc mãi một con đường
Dọc mũi cày lật những chiều lên.
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
NHỮNG PHỤ NỮ QUÊ VÀO THÀNH PHỐ
Từng bước chân nhàu những buổi chiều
Lòng kiên nhẫn nhả gót
Những mảnh chai rình rập sau cơn bia
Chiếc đinh gỉ mật phục dưới đám giác có vẻ mặt đô thị
Cứ thế
Mặt trời dắt họ héo dọc mùa hè
Cơn mưa dắt họ đi như bầy lá rũ
Một bình minh đồng nát
Một hoàng hôn bãi rác
Gánh cả mùa màng thấp thỏm trĩu trên vai
Và hy vọng có khi chỉ lớn bằng một manh áo trẻ thơ
Manh áo đâu đủ thấm những giọt nước mắt
Thăm thẳm sau lưng một nỗi làng.
Những phụ nữ thôn quê vào thành phố
Tôi thấy họ mỗi ngày, kẽo kẹt đi mòn phố
Giấu sau lần ngực lép một đôi môi quờ quạng tìm sữa
Giấu dưới vành nón cũ thì thào tiếng gọi mẹ
Hy vọng được trộn với ni lông, giấy vụn, sắt gỉ và đồ hộp
Như thể họ đi mót lại những cánh đồng
Nơi chính họ đã từng bán rẻ.
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
VỚI SÔNG ĐÀ
Dòng sông ấu thơ ta trai tráng ta xiết trong nguồn cội
Và sẽ chảy không ta như đất đai, như đời đời hùng vĩ
Nào rượu
Nào rượu
Một bình với sông Đà
Trăng ngấn nước, gió phù sa
Sông cuộn đổ vào đời ta mãnh liệt.
Rượu quê ta cất từ sông
Nghĩa ông cha chắt nguồn
Sông cất mạch từ tận cùng thớ đá
Ta uống rượu hay ta uống sông
Ngửa cổ ngợp trời nghìn trùng bất tận
Sông nằm nghe men chảy sóng sánh cổ đại.
Uống rượu với sông Đà
Thổn thức khí trời tràn tràn men đất
Ta nghe cõi xưa rần rần
Ta nghe nghìn sau mải miết
Sông Đà chảy thênh thang kỷ niệm
Chảy trong bao cất giữ tâm sự của ta
Vỗ ta bầu bạn, vỗ râm ran quê hương.
Nào rượu nào rượu, ta với sông Đà!
Nâng một chén nghìn sau còn chảy
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
ĐẤT SINH
Nơi núi không dụ được lên, biển không thể nhấn chìm
Nơi đã sinh ta
Và như thể sinh ta đã sinh những quả đồi
Và để có những quả đồi thì sinh những viên sỏi
Ấy trung du
Đủ cho ta ngẩng mặt lên trời, đủ cho ta ngoái xuôi nhìn biển
Đủ cho ta đa mang những dòng sông
Quằn quại chảy lở bờ ký ức.
Sự khôn ngoan đã lựa chọn ta
Hay số phận chọn ta mà thế sự
Hốc hác quê hương, thăm thẳm quê hương
Vật vã vẫn ngàn năm đồi trọc
Nhưng mỗi viên đá kia không chỉ nặng bằng trọng lực
Chúng nặng bởi lớp lớp dấu chân bước qua tiền sử
Bằng cả những điều quên, cả những chợt nhớ.
Đây những quả đồi
Cho ta thành trung du không biết cúi mặt
Ta soi thấy mặt ta tạc trong mặt đá
Và dáng em cong một gợn chiều
Cơm trám người ủ nhớ bùi
Rau sắn chua người kho cho thèm quê kiểng
Thèm một trưa hiu gió vườn xưa
Sông Đà khát về đâu mà mang ta đi phiêu diêu
Mà gợi ta từng con sóng
Tưởng đã quẫy ngang tàng đường ra biển
Lại trở về cõi mẹ
Mà nghe từng tiếng đất sinh ra.
27 - 12 – 1995
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
GIẤC MƠ HÌNH CHIẾC THỚT
Giấc mơ của bầy cá luôn ám ảnh bóng hình chiếc thớt
Những mắt lưới gài bẫy trong veo
Biển mỗi ngày vẫn sóng
Cây rơm mơ ngoạm những đàn bò
Thảnh thơi nằm ở góc vườn, vàng một màu thắng cuộc
Những chú chuột mơ gặm sống bầy mèo và rửa vuốt vinh quang...
Trong thế giới của những chiếc thớt bủa vây
Thương thay những chú cá không rạch qua được số phận
Ta thấu những bình minh của chuột lặn trong mắt mèo
Những cây rơm rạn gió sương từ thuở còn bùn đất
Rực lên hương vị tháng mười
Nhưng ước vọng không dài hơn một que diêm
Đành một ngày mục nát dưới kỷ nguyên của nấm.
Những giấc mơ
Ta đọc những giấc mơ trên từng mơn mởn lá
Trong thẳm sâu những đôi mắt lặng im kia
Trong cả những từng trải và khờ dại
Những trái tim yếm thế cất lên
Chính khúc bi ca người cất lên
Bóng hình chiếc thớt.
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
ĐƯỜNG TRĂNG
Con đường chạy từ ta đến một thế giới khác
Thế giới của những vì sao đêm hổn hển trong khu vườn cổ tích
Chiều in bậc cửa
In ta ấu thơ
Nơi thiên đường cỏ xanh hồi hộp tiếng dế
Ngõ trăng vàng thôn dã
Rưng rức quê hương.
Rồi những chiều biền biệt
Những sớm mai ngơ ngẩn sông dài
Qua những mùa mộng mơ, qua mỗi đời cực nhọc
Còn nghe mảnh sân đêm trĩu nặng dần sàng
Tiếng thở rạ rơm mùa gặt
Tóc ai bồ kết gội tiếng gà khuya
Những hạt thóc trò chuyện với nong nia, gạn từng đêm lép
Những luống cày úp vội cơn mơ trên cánh đồng chưa kịp sáng
Con đường run lên trong ngực.
Và một ngày bóng trăng cắt từng ô phố
Ta nhớ chiều quê như nhớ về cổ tích
Thèm một bước chân trần dầm một lần cỏ ướt
Mà ngõ xưa, cổng đã sắt giậu đã ngày kín gạch
Guốc thôi giòn, em thôi hong tóc chiều hôm
Bỗng nghe con đường vươn lên, tru những giọng vàng
Như tiếng hú câm của một niềm xa lắc
Trên những ngõ về, trên những lối ta đi.
(Trong tập Giấc mơ hình chiếc thớt, NXB Hội Nhà văn, 2003)
HUYỀN THOẠI BÊN MÁNG LỢN
Từng nghe những tiếng mưu sinh ì oạp lòng máng gỗ
đèn khuya đỏ mắt đêm
sương sớm gột mái đầu thôn nữ
gió hanh mùa, nghe rạn gót quê
Tuổi xuân của em là nối dài những chiếc máng lợn
chiếc máng hầu bao hy vọng
và một ngày những giấc mơ đến thật lạ
em cưỡi trên chiếc máng, bay qua những bờ tre lầm lũi
có một chân trời tít tắp và lấp lánh vẫy gọi
những bến sông chôn đứng con đò
thành phố mọc từ bờ ẩn ức
Ôi giấc mơ hoang đường, giấc mơ của một thời hay díu dan cổ tích
chỉ làm đẹp mong manh nụ hôn vụng cầu ao
chốn xưa, không dứt bờ trăng sáng
một lời thề biền biệt ra đi
tóc thề nhỡ nhàng tuột vào đêm vỡ
Vẫn chiếc máng truyền đời, chiếc máng dây buộc
bao gót chân bán lẻ cánh đồng
từ nơi đây có người từng ôm giấc mơ bay
không bay khỏi lõm mòn máng gỗ
Và từ đó, một câu chuyện kể...
(Trong tập Siêu thị mặt, NXB Hội Nhà văn, 2006)
CHÂU THỔ
Tôi nghe tiếng ngáy cánh đồng gập ghềnh lồng ngực những người đàn ông
tiếng hổn hển buổi chiều tuột bờ vai thôn nữ
hoàng hôn quờ quạng những ngón tay sần
hơi thở bời bời rơm rạ
Và tinh mơ xoắn những đường cày
chập choạng bờ sương rụng tóc
bản tấu đa âm và đơn điệu muôn thuở côn trùng
một ngày cốm thơm lên mùa thu mới
có làm vơi cực nhọc nông dân?
Những thửa ruộng níu nhau đời đời giăng mắt lưới
buộc những phận người quặn thương vào đất
buộc những niềm vui giản dị hay nỗi lo thất bát vào mùa
một bát cơm thơm, cả đời nghĩa trọng
mỗi hạt giống một lời thề của đất
mọc lên bằng khát vọng đức tin
Con đường chiều vàng ngập hoàng hôn
những gương mặt cháy lên màu lúa
tôi đã gặp một bình sinh châu thổ
vẫn gồng lên trong giấc ngủ làng.
(Trong tập Siêu thị mặt, NXB Hội Nhà văn, 2006)
BÀI HÁT THÁNG MƯỜI
Những cánh đồng châu chấu vừa hát lên cùng gió tháng Mười
chúng mang hơi thở tháng Mười này sang những tháng Mười khác
tháng Mười dâng hạt
rón rén heo may
sương muối gặt hoàng hôn tóc mẹ
những giấc người bạc trắng giấc mơ
Tôi đi ngang những mùa cốm thơm thao thiết chân trời
em đã buộc tôi từng nút thắt ký ức
trăng hổn hển tuột đêm thiếu nữ
có tiếng hát của sương khuya và cánh đồng miên man cỏ dại
thơm ngây ngất làn môi con gái
Tôi gọi tên em giấc mơ tháng Mười
dọc những con đường thảng thốt heo may
trên bầu ngực mùa thu đang cốm
trong khảm khắc cất lên những âm điệu cánh đồng mê cảm
những lẻ mùa lẻ bóng lẻ ngày xưa
Sau vụ gặt những con đường mệt nhoài nằm thở trong rơm rạ
những chiếc liềm mỏi gặt giờ nằm im trên vách
chúng vẫn cong lên hình dấu hỏi
những dấu hỏi ngàn năm mai táng trong thẳm sâu luống đất
những dấu hỏi bay lên ngái cay mùi tro bếp
những dấu hỏi ngược về cổ xưa tiền kiếp
Hạt lại gieo. Nhẫn nại. Hạt người!
VanVN.Net - Sau khi bộ phim "Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc" được giải B, Giải báo chí Quốc gia năm nay, Đạo diễn, NSƯT Lưu Quỳ vẫn tiếc nuối: “Làm phim về Hoàng Sa mà không được ra Hoàng ...
VanVN.Net - Cách đây chưa lâu, trong khi cả nước cồn cào lo toan và đau xót trước cảnh tan hoang bởi lũ lụt ở miền Trung, trên trang mạng Vanvn xuất hiện một thiên tiểu thuyết của nhà văn Lưu ...
VanVN.Net - Nghề đi biển dạy tôi biết vượt qua tất cả sóng gió, thăng trầm của cuộc đời. Nghề nghiệp đã tạo ra tính cách mạnh và quả cảm của người đi biển. Khi đã đặt chân bước lên tấm ...
Trong đội ngũ đông đảo các nhà thơ đương đại, Trương Minh Phố xuất hiện trong làng văn chương nói chung và Thơ nói riêng, khá muộn. Mãi đến năm 2005 anh mới có một số bài được đăng trên các ...
VanVN.Net - Chiều 23/6/2011, Đại hội Chi hội Nhà văn Tây Nguyên lần thứ I được tổ chức tại thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai). Đây cũng là đại hội thành lập Chi hội nhà văn Tây Nguyên...
VanVN.Net - (Trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Đức, Thứ trưởng thường trực Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Diễn đàn Kinh tế Biển Việt Nam 2011 - Nha Trang ngày 08 tháng 6 năm 2011)…
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn