Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Trả lời ông Vũ Ngọc Tiến

VanVN.Net - 31-05-2011 12:33:09 PM

Ông Vũ Ngọc Tiến có gửi đến VanVN.Net một bài viết nhan đề “Web của Hội hay của Văn Chinh”, BBT xét thấy không thể đăng vì hai lẽ;

- Bài viết mang tính thóa mạ cá nhân nhà văn Văn Chinh, người đã phê bình lại bài phê bình báo Văn nghệ của ông Vũ Ngọc Tiến (kể cả bài ông phê bình báo Văn nghệ tùy tiện khi đăng truyện ngắn Mộng du của ông.) Sau khi bài của Văn Chinh post lên, được đông đảo bạn đọc ủng hộ bằng comments và gọi điện thoại. Ông Vũ Ngọc Tiến có bài nói lại, chúng tôi đã cắt đi những câu ra ngoài nội dung cuộc trao đổi và đưa lên. Tất nhiên những ý kiến trao đổi chưa đi đến thống nhất, nhưng cũng không nên tiếp tục.

- VanVN.Net không thể đưa lên giao diện của mình những câu thóa mạ cá nhân. Vả lại, do Vũ Ngọc Tiến có ghi rõ là đồng kính gửi trannhuwong.com; nên chắc nhà văn Trần Nhương đã post lên, bạn nào muốn đọc, xin mời vào đó để đọc toàn văn.

Nhưng câu hỏi của ông Vũ Ngọc Tiến thì vẫn còn đó và như vậy, dù biết đây là câu hỏi không nhiều thiện ý, chúng tôi vẫn có trách nhiệm trả lời.

VanVN.Net là là cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn Việt Nam, có chức năng đăng tải những sáng tác, phê bình lý luận văn học và các thông tin khác có liên quan đến đời sống văn học.

Trong chức năng của mình, VanVn.Net cũng đăng những bài trao đổi, góp ý phê bình các vấn đề của hoạt động văn học, với một nguyên tắc chung: Mọi góp ý phê bình cần chân thành và trung thực và phải chịu sự phê bình lại trong tinh thần dân chủ.

Việc VanVN.Net đăng loạt bài do nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Hòa chuyển đến là vì hai lẽ:

- Nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Hòa comment dưới bài viết của Văn Chinh và có lưu ý, nếu VanVN.Net yêu cầu, ông sẽ cung cấp về vụ đạo văn của VNT. Trong trường hợp ấy, bất cứ ai làm báo, đều trả lời là có. Sau đó, nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Hòa gửi chùm bài và chúng tôi đã đăng vì xét thấy có sự trùng hợp về một lối phê bình: Tôi viết “tâm huyết” lắm, hay lắm mà không in nên mới nhạt; lại trùng hợp về một kiểu nhận lỗi trong thản nhiên xóa nhòa sang chuyện khác. Ông Nguyễn Hòa đã chỉ ra cái sự “tâm huyết” của ông Vũ Ngọc Tiến kia thực ra là một sự đạo văn; như ông Văn Chinh đã chỉ ra cái ý mà ông Vũ Ngọc Tiến muốn nói, rằng Văn nghệ không in truyện ngắn rất tâm huyết của ông, trong khi là nó rất nhạt.

- Chúng tôi có thể vẫn chỉ giữ làm tài liệu tham khảo những bài ông Nguyễn Hòa chuyển đến nếu sau khi đăng bài của ông Vũ Ngọc Tiến “Vài lời thưa lại với anh Văn Chinh” và ông Vũ Ngọc Tiến để cho vụ việc khép lại. Nhưng chính ông Tiến lại muốn làm to chuyện hơn và định biến việc này thành ra chuyện khác, bằng cách cho đăng nguyên văn bài viết trên trannhuong.com. Như vậy là cây muốn lặng mà gió chẳng dừng. Như vậy là sự phê bình chưa thành công và đó là lý do nó cần được tiếp tục.

Thực ra, nếu VanVN.Net post chùm bài của nhà nghiên cứu phê bình  Nguyễn Hòa thành dạng comment thì sẽ không gây nên cảm giác, thực ra là không tạo cớ để người ta nói website gom bài để “đánh” ông Tiến; nhưng việc đã thành, chúng tôi xin rút kinh nghiệm chung.

VanVN.Net trân trọng chuyển đến ông Vũ Ngọc Tiến câu trả lời và xin tạm khép lại vụ việc ở đây.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhân vật  

Nhà văn Sơn Tùng: một huyền thoại đời thường

VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...

Thư giãn  

Thấy, nghĩ và viết: “Từ đâu đến đâu”

VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...

Nhà văn đọc sách  

Giao hưởng – gió Đỗ Quyên

VanVN.Net - Chỉ bấm tính, như trồng cây, để có được tập trường ca này, phải cần nửa đời người. Các tác giả trường ca trước Đỗ Quyên (ĐQ), đều vậy, hoặc hơn. Chưa kể, những trường ca của các bộ ...