VanVN.Net - Chiều chủ nhật 13/11/2011, Nhà thiếu nhi Quận 5 đã tổ chức buổi sinh hoạt “Cùng đọc thư gửi mẹ” của Nguyễn Trung Hiếu lớp 11 chuyên Lý trường Amsterdam-Hà Nội. Bức thư, vốn là bài văn điểm 9 được đưa lên mạng và nhiều báo giấy, đang là tiêu điểm của dư luận xã hội.
Nhà văn Trần Quốc Toàn và bức thư gửi mẹ của Nguyễn Trung Hiếu
Các cây viết nhí thuộc câu lạc bộ Bút mực tím của Nhà thiếu nhi Q.5 soạn kịch bản và điều khiển chương trình. Vì đông người tham dự, buổi sinh hoạt chuyển từ thư viện ra tiền sảnh của tòa nhà mời đủ chỗ cho các đội viên đến từ nhóm kèn, nhóm múa, đội nghi thức, đội sáng tạo... đang sinh hoạt tại đây.
Một số bạn học sinh quàng khăn đỏ đã vừa nói vừa khóc vì xúc động khi đọc thư gửi mẹ của Nguyễn Trung Hiếu
Người tham dự cùng đọc diễn cảm “thư gửi mẹ” rồi cùng thảo luận để hiểu thật rõ cách biểu cảm và lập luận của Nguyễn Trung Hiếu khi nêu quan điểm về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống hiện nay qua câu chuyên thật của chính gia đình mình, một gia đình nghèo đang tìm cách chi tiêu hợp tình hợp lý để có tiền chạy thận, kéo dài đời sống cho người mẹ. Các bạn khăn quàng đỏ đã bàn luận và đưa ra những nhận xét về bức thư của bạn Nguyễn Trung Hiếu dưới sự hướng dẫn của Nhà văn Trần Quốc Toàn, người phụ trách chuyên môn của câu lạc bộ Bút mực tím. Nhiều bạn vừa nói vừa khóc vì xúc động. Vào lúc sắp kết thúc buổi sinh hoạt, từ Hà Nội, Nguyễn Trung Hiếu (đang đi làm từ thiện và không có điện thoại cầm tay) đã nhắn tin qua máy của cô giáo chủ nhiệm tên Thảo và máy của nhà văn Trần Quốc Toàn, tới người đang đọc thư mình: “Chào các bác và các bạn, cháu là Trung Hiếu. Cháu rất cám ơn sự quan tâm của các bác và các bạn. Nhưng vẫn còn nhiều người khó khăn hơn cháu, nên xin mọi người hãy quan tâm đến họ”. Buổi nói chuyện thật bổ ích, đã thắt chặt hơn quan hệ giữa các đội nhóm trong một Nhà thiếu nhi.
Toàn cảnh buổi sinh hoạt
Chụp ảnh lưu niệm tại buổi sinh hoạt
VanVN.Net - Chiều chủ nhật 13/11/2011, Nhà thiếu nhi Quận 5 đã tổ chức buổi sinh hoạt “Cùng đọc thư gửi mẹ” của Nguyễn Trung Hiếu lớp 11 chuyên Lý trường Amsterdam-Hà Nội. Bức thư, vốn là bài văn điểm 9 được đưa lên mạng và nhiều báo giấy, đang là tiêu điểm của dư luận xã hội.
Nhà văn Trần Quốc Toàn và bức thư gửi mẹ của Nguyễn Trung Hiếu
Các cây viết nhí thuộc câu lạc bộ Bút mực tím của Nhà thiếu nhi Q.5 soạn kịch bản và điều khiển chương trình. Vì đông người tham dự, buổi sinh hoạt chuyển từ thư viện ra tiền sảnh của tòa nhà mời đủ chỗ cho các đội viên đến từ nhóm kèn, nhóm múa, đội nghi thức, đội sáng tạo... đang sinh hoạt tại đây.
Một số bạn học sinh quàng khăn đỏ đã vừa nói vừa khóc vì xúc động khi đọc thư gửi mẹ của Nguyễn Trung Hiếu
Người tham dự cùng đọc diễn cảm “thư gửi mẹ” rồi cùng thảo luận để hiểu thật rõ cách biểu cảm và lập luận của Nguyễn Trung Hiếu khi nêu quan điểm về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống hiện nay qua câu chuyên thật của chính gia đình mình, một gia đình nghèo đang tìm cách chi tiêu hợp tình hợp lý để có tiền chạy thận, kéo dài đời sống cho người mẹ. Các bạn khăn quàng đỏ đã bàn luận và đưa ra những nhận xét về bức thư của bạn Nguyễn Trung Hiếu dưới sự hướng dẫn của Nhà văn Trần Quốc Toàn, người phụ trách chuyên môn của câu lạc bộ Bút mực tím. Nhiều bạn vừa nói vừa khóc vì xúc động. Vào lúc sắp kết thúc buổi sinh hoạt, từ Hà Nội, Nguyễn Trung Hiếu (đang đi làm từ thiện và không có điện thoại cầm tay) đã nhắn tin qua máy của cô giáo chủ nhiệm tên Thảo và máy của nhà văn Trần Quốc Toàn, tới người đang đọc thư mình: “Chào các bác và các bạn, cháu là Trung Hiếu. Cháu rất cám ơn sự quan tâm của các bác và các bạn. Nhưng vẫn còn nhiều người khó khăn hơn cháu, nên xin mọi người hãy quan tâm đến họ”. Buổi nói chuyện thật bổ ích, đã thắt chặt hơn quan hệ giữa các đội nhóm trong một Nhà thiếu nhi.
Toàn cảnh buổi sinh hoạt
Chụp ảnh lưu niệm tại buổi sinh hoạt
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn