Ngày 6 tháng 7 năm 2015, ba ngày trước Đại hội Hội Nhà văn, nhà thơ Fernando Rendón ( Cô-lôm-bia) đã chuyển cho tôi tuyển thơ “Khát vọng hòa bình” xuất bản tại Cô-lôm-bia bằng tiếng Tây Ban Nha. Đó là tuyển thơ của các nhà thơ Việt Nam viết về những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam trong suốt 10 thế kỷ qua.
Năm 2013, Hội Nhà văn Việt Nam cùng với một công ty Văn hóa Nhật đã in tuyển thơ này bằng ba thứ tiếng: Nhật, Anh và Việt. Một hội đồng tuyển chọn của Hội Nhà văn đã được thành lập và làm việc nhiều tháng để có được một bản thảo bước đầu tốt nhất. Hai dịch giả là nhà thơ Mỹ Bruce Weigl và Nguyễn Bá Chung của Trung tâm William Joiner đã dịch phần lớn những bài thơ trong tuyển thơ này cũng với sự cộng tác dịch của tôi từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Tháng 3 năm 2015, nhà thơ Ferrnando, một người bạn của tôi, Chủ tịch Liên hoan thơ Medellín, Cô-lôm-bia đã sang Việt Nam tham dự Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương lần thứ hai. Chúng tôi đã bàn nhau dịch tuyển thơ này. Với sức làm việc có thể nói là khổng lồ của các dịch giả Cô-lôm-bia, sau 3 tháng dịch và hiệu đính, tuyển thơ đã ra mắt bạn đọc Cô-lôm-bia và hầu hết các nước Mỹ La tinh.
Có điều đặc biệt là tuyển thơ này được in trọn vẹn trên một số Tạp chí thơ của Cô-lôm-bia có tên PROMETEO. Tạp chí này đã ra đời được 33 năm và phát hành ở hầu hết các nước Mỹ La tinh. Tuyển thơ này là cánh cửa đầu tiên mở ra cho văn học Việt Nam bước vào thế giới nói tiếng Tây Ban Nha. Một điều rất đặc biệt trong tuyển thơ này là giới thiệu tranh của một số họa sĩ Việt Nam do họa sĩ Lê Thiết Cương tuyển chọn.
Nhà thơ Ferrnando và tôi cũng đã bàn luận về dự án dịch các tác phẩm văn xuôi sang tiếng Tây Ban Nhà và xuất bản ở các nước Mỹ La tinh. Nhà thơ Fernando Rendón cho biết: Trong lịch sử 33 năm của tạp chí PROMETEO, chưa bao giờ tạp chí này dành toàn bộ một số để giới thiệu thơ ca của một nước như đã làm với thơ ca Việt Nam. Ông cũng cho biết: Khi đọc tuyển thơ này, các nhà thơ, nhà văn, những người nghiên cứu văn học và bạn đọc Cô-lôm-bia nói riêng và châu Mỹ La tinh nói chung hết sức ngỡ ngàng trước một nền thơ sinh ra từ những cuộc chiến tranh đầy máu chảy giành độc lập, tự do của người dân Việt Nam. Nhưng những bài thơ trong tập thơ này lại không hề nói đến gươm giáo, bom đạn hay sự thù hận mà lại vang lên những tiếng nói vừa mạnh mẽ vừa da diết về ý chí độc lập và giấc mơ hòa bình. Đồng thời, chính trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc ấy, tâm hồn con người Việt Nam lại hiện lên thật đẹp, thật nhân văn và thật phi thường.
Với vị trí Việt Nam là một thành viên uy tín của Hội Nhà văn Á-Phi, tôi đã thay mặt Ban chấp hành Hội Nhà văn làm việc với các nhà văn trong Hội Nhà văn Á - Phi để dịch tuyển thơ “Khát vọng hòa bình” sang tiếng Ả Rập và phát hành ở các nước thuộc khối Ả Rập. Sau đó sẽ dịch sang tiếng Pháp để phát hành ở các nước châu Phi. Nhà thơ, dịch giả Bruce Weigl cũng đang làm việc với một số nhà xuất bản ở Mỹ để xuất bản tuyển thơ này. Nhà thơ Bruce Weigl nói người Mỹ cần phải đọc tuyển thơ này. Và trong năm nay, được sự đồng ý của Ban chấp hành Hội Nhà văn Khóa 8, Trung tâm dịch văn học, Hội Nhà văn Việt Nam sẽ ra mắt website Văn học Việt Nam bằng tiếng Anh và Pháp để từng bước giới thiệu các tác giả, tác phẩm và những vẻ đẹp văn hóa Việt Nam tới bạn đọc thế giới.
Ngày 6 tháng 7 năm 2015, ba ngày trước Đại hội Hội Nhà văn, nhà thơ Fernando Rendón ( Cô-lôm-bia) đã chuyển cho tôi tuyển thơ “Khát vọng hòa bình” xuất bản tại Cô-lôm-bia bằng tiếng Tây Ban Nha. Đó là tuyển thơ của các nhà thơ Việt Nam viết về những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam trong suốt 10 thế kỷ qua.
Năm 2013, Hội Nhà văn Việt Nam cùng với một công ty Văn hóa Nhật đã in tuyển thơ này bằng ba thứ tiếng: Nhật, Anh và Việt. Một hội đồng tuyển chọn của Hội Nhà văn đã được thành lập và làm việc nhiều tháng để có được một bản thảo bước đầu tốt nhất. Hai dịch giả là nhà thơ Mỹ Bruce Weigl và Nguyễn Bá Chung của Trung tâm William Joiner đã dịch phần lớn những bài thơ trong tuyển thơ này cũng với sự cộng tác dịch của tôi từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Tháng 3 năm 2015, nhà thơ Ferrnando, một người bạn của tôi, Chủ tịch Liên hoan thơ Medellín, Cô-lôm-bia đã sang Việt Nam tham dự Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương lần thứ hai. Chúng tôi đã bàn nhau dịch tuyển thơ này. Với sức làm việc có thể nói là khổng lồ của các dịch giả Cô-lôm-bia, sau 3 tháng dịch và hiệu đính, tuyển thơ đã ra mắt bạn đọc Cô-lôm-bia và hầu hết các nước Mỹ La tinh.
Có điều đặc biệt là tuyển thơ này được in trọn vẹn trên một số Tạp chí thơ của Cô-lôm-bia có tên PROMETEO. Tạp chí này đã ra đời được 33 năm và phát hành ở hầu hết các nước Mỹ La tinh. Tuyển thơ này là cánh cửa đầu tiên mở ra cho văn học Việt Nam bước vào thế giới nói tiếng Tây Ban Nha. Một điều rất đặc biệt trong tuyển thơ này là giới thiệu tranh của một số họa sĩ Việt Nam do họa sĩ Lê Thiết Cương tuyển chọn.
Nhà thơ Ferrnando và tôi cũng đã bàn luận về dự án dịch các tác phẩm văn xuôi sang tiếng Tây Ban Nhà và xuất bản ở các nước Mỹ La tinh. Nhà thơ Fernando Rendón cho biết: Trong lịch sử 33 năm của tạp chí PROMETEO, chưa bao giờ tạp chí này dành toàn bộ một số để giới thiệu thơ ca của một nước như đã làm với thơ ca Việt Nam. Ông cũng cho biết: Khi đọc tuyển thơ này, các nhà thơ, nhà văn, những người nghiên cứu văn học và bạn đọc Cô-lôm-bia nói riêng và châu Mỹ La tinh nói chung hết sức ngỡ ngàng trước một nền thơ sinh ra từ những cuộc chiến tranh đầy máu chảy giành độc lập, tự do của người dân Việt Nam. Nhưng những bài thơ trong tập thơ này lại không hề nói đến gươm giáo, bom đạn hay sự thù hận mà lại vang lên những tiếng nói vừa mạnh mẽ vừa da diết về ý chí độc lập và giấc mơ hòa bình. Đồng thời, chính trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc ấy, tâm hồn con người Việt Nam lại hiện lên thật đẹp, thật nhân văn và thật phi thường.
Với vị trí Việt Nam là một thành viên uy tín của Hội Nhà văn Á-Phi, tôi đã thay mặt Ban chấp hành Hội Nhà văn làm việc với các nhà văn trong Hội Nhà văn Á - Phi để dịch tuyển thơ “Khát vọng hòa bình” sang tiếng Ả Rập và phát hành ở các nước thuộc khối Ả Rập. Sau đó sẽ dịch sang tiếng Pháp để phát hành ở các nước châu Phi. Nhà thơ, dịch giả Bruce Weigl cũng đang làm việc với một số nhà xuất bản ở Mỹ để xuất bản tuyển thơ này. Nhà thơ Bruce Weigl nói người Mỹ cần phải đọc tuyển thơ này. Và trong năm nay, được sự đồng ý của Ban chấp hành Hội Nhà văn Khóa 8, Trung tâm dịch văn học, Hội Nhà văn Việt Nam sẽ ra mắt website Văn học Việt Nam bằng tiếng Anh và Pháp để từng bước giới thiệu các tác giả, tác phẩm và những vẻ đẹp văn hóa Việt Nam tới bạn đọc thế giới.
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn