VanVN.Net - Là họa sỹ đồ họa, mỹ thuật công nghiệp chuyên nghiên cứu lịch sử nghệ thuật và thiết kế truyền thông, Judith Schalansky (sinh ngày 20/9/1980) nổi danh với các tác phẩm văn học có hình ảnh minh họa độc đáo của mình. Với quan niệm “Sách cần có hình ảnh”, Judith Schalansky không chỉ là nhà văn, mà còn là họa sỹ minh họa cho các tác phẩm văn học của mình.
Ý tưởng sách cũng cần những hình ảnh minh họa được hình thành từ khi Judith Schalansky đang học đại học. Tiểu thuyết đầu tiên Fraktur mon amour (2006) bà viết về kiểu chữ Fraktur và sau đó là Blau steht dir nicht (2008) đã được bà thể nghiệm ý tưởng đó. Năm 2009, tiểu thuyết Atlas der abgelegenen Inseln (Bản đồ các đảo xa) của bà theo phong cách này đã được Quỹ Nghệ thuật sách trao Giải nhất “Sách đẹp nhất của Đức”, chiếm được cảm tình sâu sắc của giới nghiên cứu thư tịch học.
Judith Schalansky
Judith Schalansky không chỉ viết sách, bà còn trang trí chúng. Giống như sao chép và dán, sách của bà được thể hiện dưới hình thức báo tường. Theo Schalansky, một cuốn sách đẹp không hề gây rủi ro cho nội dung của nó. Ngược lại, nó đảm bảo rằng người đọc đã không mất thời gian vô ích. Các văn bản cần hình ảnh để người đọc có thể nắm bắt được nội dung câu chuyện. Hơn thế nữa, không phải cuốn sách nào cũng là đẹp nhất. Cuốn sách thực sự giá trị khi nó có hình thức và nội dung đan xen. Trong từng cuốn sách, nữ nhà văn – họa sỹ muốn cho mọi người thấy rằng khoa học cũng là thơ và sự khác biệt giữa thực tế với hư cấu không quá rõ ràng như chúng ta vẫn tin tưởng.
Judith Schalansky nói: “Với tôi, mỗi cuốn sách là một dự án nghiên cứu. Tôi coi các cuốn sách là một vật thiết thực đáng sưu tập. Khi mua một cuốn sách, tôi hứa với cuốn sách là tôi sẽ đọc nó. Đồng thời, tôi hoàn toàn phản đối việc sùng bái sách như một vật để thờ và ngắm chúng qua lồng kính. Chính cuốn sách bị bẩn do ta đánh dấu vào sách là điều rất thú vị, tạo cho nó sự khác biệt với sách điện tử.
Tôi không quan tâm sách điện tử. Tôi thích sách in vì chúng có mối liên hệ với tôi. Khi còn nhỏ, tôi luôn mơ ước có được một cuốn sách sẽ thay thế tất cả các cuốn sách khác. Một cuốn sách phổ quát có thể dạy tôi làm thế nào để sống sót trong vùng hoang dã và mang đến cho tôi sự thoải mái trong những thời khắc lo lắng. Tôi muốn tạo ra một cuốn sách như thế. Có lẽ trong tương lai người ta có thể tạo ra một cuốn sách điện tử phổ quát... Tôi sẽ rất vui rằng mình không sống tới lúc chứng kiến điều đó xảy ra”.
Vào năm 2012, tiểu thuyết Der Hals der Giraffe (Chiếc cổ của con hươu cao cổ) của bà thuộc loại bán chạy nhất ở Đức, được Stiftung Buchkunst vinh danh là “Cuốn sách Đức đẹp nhất”.
Theo Judith Schalansky, bà có ý tưởng viết một cuốn sách về một giáo viên sinh vật và muốn nó giống như một cuốn sách về sinh học ngay từ vẻ bên ngoài.
Nữ nhà văn tâm sự: “Viết cũng là một quá trình trực quan. Tôi đã phát triển một phương pháp tương tự sao chép và dán: viết ra những gì muốn nói bằng tay, chuyển ghi chú vào máy tính, in chúng ra và sau đó cắt ra các phân đoạn khác nhau để sắp xếp lại chúng... Tôi luôn luôn cần phải xem cuốn sách trước mặt tôi. Điều này rất quan trọng. Nói một cách trí tuệ, kích thích thị giác ít được ưu tiên, mà trừu tượng luôn được ưu tiên ở mức cao nhất, trong khi minh họa luôn được coi là dành cho trẻ em và những kẻ ngốc. Có điều gì đó chưa đúng về vấn đề này. Thật điên rồ khi tin rằng một văn bản không cần có bất kỳ hình ảnh nào”.
Der Hals der Giraffe miêu tả ba ngày trong cuộc đời của Inge Lohmark – một cô giáo dạy sinh vật và thể dục tại trường trung học mang tên nhà di truyền học Charles Robert Darwin ở tỉnh Vorpommern dưới thời Cộng hòa dân chủ Đức. Trường sắp phải đóng cửa vì không đủ học sinh. Inge Lohmark thành kính tin vào các quy luật tự nhiên, chọn lọc tự nhiên và coi cạnh tranh là nền tảng phát triển xã hội. Nữ nhân vật chính luôn bị ám ảnh bởi suy nghĩ rằng mình biết rất kỹ lưỡng về bản thân, các học sinh và cuộc đời nói chung, vậy mà không hiểu sao nghề sư phạm cao đẹp của mình lại thất bại?!
Cuốn sách mang phong cách truyền thống, được bọc vải lanh, tựa sách in nổi và được mô phỏng bộ xương của con hươu cao cổ. Việc bọc vải lanh cho ấn phẩm tiếng Đức là nỗ lực giúp người đọc trải nghiệm nhân vật chính, Inge Lohmark, bằng cách sờ thấy. Lúc đầu, cuốn sách có vẻ xa lạ, nhưng khi ta thực sự cầm nó trên tay thì nó mang lại cảm giác tốt đẹp. Bà muốn đạt được điều tương tự với quan điểm tường thuật: chúng ta nhìn thế giới qua con mắt của giáo viên sinh vật Inge Lohmark. Phần đầu cuốn sách, chúng ta nghĩ rằng cô ấy thật khủng khiếp, với các học thuyết xã hội của Darwin. Nhưng dần dần, chúng ta tạo dựng được mối quan hệ với cô ấy và cô đã mất dần vẻ kỳ dị của mình.
Những hình ảnh trong tiểu thuyết lấy từ các bài học sinh vật, chúng gắn bó chặt chẽ trong suốt quá trình viết. Tác giả muốn cho mọi người thấy: sơ đồ miêu tả những vật giống như lai giữa hai loài gia súc ảnh hưởng đến cách đọc của mọi người. Trong ý nghĩa này, những hình ảnh đó tượng trưng cho khái niệm giáo dục rõ ràng.
Bạn đọc có thể hiểu ngay từ đầu câu chuyện được kể trong Der Hals der Giraffe. Song không dễ gì phát hiện ra ngay ý nghĩa thực sự của tiểu thuyết này. Cô giáo sinh vật bằng giọng nhà binh ra lệnh cho một nhúm học trò giở trang 7 sách giáo khoa để “cả lớp bắt đầu nghiên cứu hệ sinh thái, cân bằng tự nhiên, mối quan hệ giữa các loài, giữa các sinh vật sống và môi trường xung quanh, hệ thống tương tác không gian và cộng đồng”. Ngay tại trường này, câu trích dẫn trong quy luật tiến hóa “Ăn và bị ăn. Điều đó thật tuyệt vời…” được treo cao trang trọng.
Trong thực tế câu chuyện này là một bi kịch: chọn lọc và đột biến vốn là những cơ chế duy trì sinh vật tuyệt vời, nhưng việc áp dụng chúng trong môi trường xã hội loài người lại sinh ra những vấn đề mang tính đạo đức. Điều gì xảy ra với những kẻ tụt hậu, những ký sinh trên cơ thể mạnh khỏe của loài? Có nên bảo đảm thức ăn cho tất cả không? Bởi càng lâu thoát khỏi kẻ thất bại, thì càng nguy hiểm. Liệu có bất công không, khi coi học thuyết xã hội của Darwin như một nguyên tắc của chính sách nhân chủng học?
Trong tiểu thuyết, giống như trong giáo án cô giáo soạn cho giờ học có hình ảnh khổng lồ của các con dơi, con sứa, bò biển; đi kèm với những suy nghĩ về tiến hóa là những hình minh họa cho học thuyết Darwin; hay những nhận xét ngắn gọn về tính cách của từng học trò trong lớp.
Những trăn trở về vấn đề đạo đức của nhân vật chính dường như không còn phù hợp thời cuộc, bởi tình trạng suy thoái, chán chường, trong dân chúng đang lan tràn trên vùng lãnh thổ phía đông nước Đức sau năm 1989.
Cô Inge Lohmark rõ ràng bị ám ảnh bởi những kiến thức sinh học tầm thường, nông cạn. Chúng ta hiểu được tình cảm của cô giáo sinh vật đối với hệ tư tưởng của mình. Inge Lohmark đang cố níu kéo, duy trì những điều không thể níu kéo và duy trì được. Bởi trong thực tế, tất cả những điều đó, không có ngoại lệ, đang mâu thuẫn với sự phát triển tự nhiên. Chính nhờ quy luật phát triển tự nhiên mà hươu cao có có chiếc cổ cao như vậy – kết quả hiển nhiên của quá trình tiến hóa cho phép động vật có thể tận hưởng khoái cảm từ thức ăn. Khi quá trình tái sản xuất của dân cư trong vùng bị đình trệ, thậm chí trên đà sa sút, khi con gái riêng của cô giáo di cư sang Mỹ và mọi cơ hội tiếp tục duy trì nòi giống trở nên hão huyền, khi người chồng dồn toàn bộ năng lượng đàn ông vào việc nuôi đà điểu, thì chỉ còn nước – gắng giữ tâm trí lạnh lùng, ngẩng cao đầu đi thẳng xuống mồ.
Học trò của cô Inge Lohmark cũng cảm nhận được điều đó ở chúng: “Trong giờ cô dạy, các học sinh không có quyền phát biểu và tự do lựa chọn. Không một học sinh nào được lựa chọn. Chỉ có chọn lọc nhân tạo, không còn gì khác”. Song chính trong xứ sở của con người, nề nếp đó không hề tự nhiên: “Không có nề nếp. Cần lập lại nề nếp. Nhưng không rõ vì sao mọi thứ cứ lộn tùng phèo”.
Tuy nhiên, Judith Schalansky không đi sâu vào miêu tả ảo tưởng của nhân vật chính. “Tiểu thuyết giáo dục” đặt ra vấn đề: liệu những răn dạy có mâu thuẫn với phát triển tự nhiên, nhân khẩu học, trật tự trong tự nhiên? Bởi nếu cơ sự đã như thế thì con người cũng có vấn đề: “Bộ não quá lớn. Kho kiến thức đó lớn tới mức mất cân đối, giống bộ sừng của hươu khổng lồ từng tồn tại ở thời kỳ băng hà”.
Cũng vì thế mà người ta vẫn tin rằng, chính sự không hoàn thiện có khi lại hữu ích, nhất là khi tình cảm con người bị cuốn vào cuộc chơi, và các quy luật tự nhiên không còn tác động nữa, khi mà “nhiều điều trở nên mất kiểm soát”. Tình yêu thương học sinh lại khơi dậy trong cô giáo bản năng hung ác “phi tự nhiên” mà trước đó hoàn toàn xa lạ với cô.
Sách của Judith Schalansky trở nên đặc biệt bởi đã mổ xẻ sâu sắc, không khoan nhượng tâm trạng chán nản, thất vọng ngay từ hình thức bên ngoài của nó.
Giới phê bình nhận xét, rằng ý tưởng và cách trình bày tác phẩm đã làm nổi bật tính chất hài hước, trí tuệ của “tiểu thuyết giáo dục” này, và Judith Schalansky hoàn toàn xứng đáng với lời ngợi khen nồng nhiệt của họ.
Trong năm 2013, Judith Schalansky sẽ công bố tập sách mang tên Naturkunden theo phong cách độc đáo này của mình.
Lê My
(theo Litrix.de, Goethe.de, 4/2013)
(Văn nghệ số 51/2013)
VanVN.Net - Là họa sỹ đồ họa, mỹ thuật công nghiệp chuyên nghiên cứu lịch sử nghệ thuật và thiết kế truyền thông, Judith Schalansky (sinh ngày 20/9/1980) nổi danh với các tác phẩm văn học có hình ảnh minh họa độc đáo của mình. Với quan niệm “Sách cần có hình ảnh”, Judith Schalansky không chỉ là nhà văn, mà còn là họa sỹ minh họa cho các tác phẩm văn học của mình.
Ý tưởng sách cũng cần những hình ảnh minh họa được hình thành từ khi Judith Schalansky đang học đại học. Tiểu thuyết đầu tiên Fraktur mon amour (2006) bà viết về kiểu chữ Fraktur và sau đó là Blau steht dir nicht (2008) đã được bà thể nghiệm ý tưởng đó. Năm 2009, tiểu thuyết Atlas der abgelegenen Inseln (Bản đồ các đảo xa) của bà theo phong cách này đã được Quỹ Nghệ thuật sách trao Giải nhất “Sách đẹp nhất của Đức”, chiếm được cảm tình sâu sắc của giới nghiên cứu thư tịch học.
Judith Schalansky
Judith Schalansky không chỉ viết sách, bà còn trang trí chúng. Giống như sao chép và dán, sách của bà được thể hiện dưới hình thức báo tường. Theo Schalansky, một cuốn sách đẹp không hề gây rủi ro cho nội dung của nó. Ngược lại, nó đảm bảo rằng người đọc đã không mất thời gian vô ích. Các văn bản cần hình ảnh để người đọc có thể nắm bắt được nội dung câu chuyện. Hơn thế nữa, không phải cuốn sách nào cũng là đẹp nhất. Cuốn sách thực sự giá trị khi nó có hình thức và nội dung đan xen. Trong từng cuốn sách, nữ nhà văn – họa sỹ muốn cho mọi người thấy rằng khoa học cũng là thơ và sự khác biệt giữa thực tế với hư cấu không quá rõ ràng như chúng ta vẫn tin tưởng.
Judith Schalansky nói: “Với tôi, mỗi cuốn sách là một dự án nghiên cứu. Tôi coi các cuốn sách là một vật thiết thực đáng sưu tập. Khi mua một cuốn sách, tôi hứa với cuốn sách là tôi sẽ đọc nó. Đồng thời, tôi hoàn toàn phản đối việc sùng bái sách như một vật để thờ và ngắm chúng qua lồng kính. Chính cuốn sách bị bẩn do ta đánh dấu vào sách là điều rất thú vị, tạo cho nó sự khác biệt với sách điện tử.
Tôi không quan tâm sách điện tử. Tôi thích sách in vì chúng có mối liên hệ với tôi. Khi còn nhỏ, tôi luôn mơ ước có được một cuốn sách sẽ thay thế tất cả các cuốn sách khác. Một cuốn sách phổ quát có thể dạy tôi làm thế nào để sống sót trong vùng hoang dã và mang đến cho tôi sự thoải mái trong những thời khắc lo lắng. Tôi muốn tạo ra một cuốn sách như thế. Có lẽ trong tương lai người ta có thể tạo ra một cuốn sách điện tử phổ quát... Tôi sẽ rất vui rằng mình không sống tới lúc chứng kiến điều đó xảy ra”.
Vào năm 2012, tiểu thuyết Der Hals der Giraffe (Chiếc cổ của con hươu cao cổ) của bà thuộc loại bán chạy nhất ở Đức, được Stiftung Buchkunst vinh danh là “Cuốn sách Đức đẹp nhất”.
Theo Judith Schalansky, bà có ý tưởng viết một cuốn sách về một giáo viên sinh vật và muốn nó giống như một cuốn sách về sinh học ngay từ vẻ bên ngoài.
Nữ nhà văn tâm sự: “Viết cũng là một quá trình trực quan. Tôi đã phát triển một phương pháp tương tự sao chép và dán: viết ra những gì muốn nói bằng tay, chuyển ghi chú vào máy tính, in chúng ra và sau đó cắt ra các phân đoạn khác nhau để sắp xếp lại chúng... Tôi luôn luôn cần phải xem cuốn sách trước mặt tôi. Điều này rất quan trọng. Nói một cách trí tuệ, kích thích thị giác ít được ưu tiên, mà trừu tượng luôn được ưu tiên ở mức cao nhất, trong khi minh họa luôn được coi là dành cho trẻ em và những kẻ ngốc. Có điều gì đó chưa đúng về vấn đề này. Thật điên rồ khi tin rằng một văn bản không cần có bất kỳ hình ảnh nào”.
Der Hals der Giraffe miêu tả ba ngày trong cuộc đời của Inge Lohmark – một cô giáo dạy sinh vật và thể dục tại trường trung học mang tên nhà di truyền học Charles Robert Darwin ở tỉnh Vorpommern dưới thời Cộng hòa dân chủ Đức. Trường sắp phải đóng cửa vì không đủ học sinh. Inge Lohmark thành kính tin vào các quy luật tự nhiên, chọn lọc tự nhiên và coi cạnh tranh là nền tảng phát triển xã hội. Nữ nhân vật chính luôn bị ám ảnh bởi suy nghĩ rằng mình biết rất kỹ lưỡng về bản thân, các học sinh và cuộc đời nói chung, vậy mà không hiểu sao nghề sư phạm cao đẹp của mình lại thất bại?!
Cuốn sách mang phong cách truyền thống, được bọc vải lanh, tựa sách in nổi và được mô phỏng bộ xương của con hươu cao cổ. Việc bọc vải lanh cho ấn phẩm tiếng Đức là nỗ lực giúp người đọc trải nghiệm nhân vật chính, Inge Lohmark, bằng cách sờ thấy. Lúc đầu, cuốn sách có vẻ xa lạ, nhưng khi ta thực sự cầm nó trên tay thì nó mang lại cảm giác tốt đẹp. Bà muốn đạt được điều tương tự với quan điểm tường thuật: chúng ta nhìn thế giới qua con mắt của giáo viên sinh vật Inge Lohmark. Phần đầu cuốn sách, chúng ta nghĩ rằng cô ấy thật khủng khiếp, với các học thuyết xã hội của Darwin. Nhưng dần dần, chúng ta tạo dựng được mối quan hệ với cô ấy và cô đã mất dần vẻ kỳ dị của mình.
Những hình ảnh trong tiểu thuyết lấy từ các bài học sinh vật, chúng gắn bó chặt chẽ trong suốt quá trình viết. Tác giả muốn cho mọi người thấy: sơ đồ miêu tả những vật giống như lai giữa hai loài gia súc ảnh hưởng đến cách đọc của mọi người. Trong ý nghĩa này, những hình ảnh đó tượng trưng cho khái niệm giáo dục rõ ràng.
Bạn đọc có thể hiểu ngay từ đầu câu chuyện được kể trong Der Hals der Giraffe. Song không dễ gì phát hiện ra ngay ý nghĩa thực sự của tiểu thuyết này. Cô giáo sinh vật bằng giọng nhà binh ra lệnh cho một nhúm học trò giở trang 7 sách giáo khoa để “cả lớp bắt đầu nghiên cứu hệ sinh thái, cân bằng tự nhiên, mối quan hệ giữa các loài, giữa các sinh vật sống và môi trường xung quanh, hệ thống tương tác không gian và cộng đồng”. Ngay tại trường này, câu trích dẫn trong quy luật tiến hóa “Ăn và bị ăn. Điều đó thật tuyệt vời…” được treo cao trang trọng.
Trong thực tế câu chuyện này là một bi kịch: chọn lọc và đột biến vốn là những cơ chế duy trì sinh vật tuyệt vời, nhưng việc áp dụng chúng trong môi trường xã hội loài người lại sinh ra những vấn đề mang tính đạo đức. Điều gì xảy ra với những kẻ tụt hậu, những ký sinh trên cơ thể mạnh khỏe của loài? Có nên bảo đảm thức ăn cho tất cả không? Bởi càng lâu thoát khỏi kẻ thất bại, thì càng nguy hiểm. Liệu có bất công không, khi coi học thuyết xã hội của Darwin như một nguyên tắc của chính sách nhân chủng học?
Trong tiểu thuyết, giống như trong giáo án cô giáo soạn cho giờ học có hình ảnh khổng lồ của các con dơi, con sứa, bò biển; đi kèm với những suy nghĩ về tiến hóa là những hình minh họa cho học thuyết Darwin; hay những nhận xét ngắn gọn về tính cách của từng học trò trong lớp.
Những trăn trở về vấn đề đạo đức của nhân vật chính dường như không còn phù hợp thời cuộc, bởi tình trạng suy thoái, chán chường, trong dân chúng đang lan tràn trên vùng lãnh thổ phía đông nước Đức sau năm 1989.
Cô Inge Lohmark rõ ràng bị ám ảnh bởi những kiến thức sinh học tầm thường, nông cạn. Chúng ta hiểu được tình cảm của cô giáo sinh vật đối với hệ tư tưởng của mình. Inge Lohmark đang cố níu kéo, duy trì những điều không thể níu kéo và duy trì được. Bởi trong thực tế, tất cả những điều đó, không có ngoại lệ, đang mâu thuẫn với sự phát triển tự nhiên. Chính nhờ quy luật phát triển tự nhiên mà hươu cao có có chiếc cổ cao như vậy – kết quả hiển nhiên của quá trình tiến hóa cho phép động vật có thể tận hưởng khoái cảm từ thức ăn. Khi quá trình tái sản xuất của dân cư trong vùng bị đình trệ, thậm chí trên đà sa sút, khi con gái riêng của cô giáo di cư sang Mỹ và mọi cơ hội tiếp tục duy trì nòi giống trở nên hão huyền, khi người chồng dồn toàn bộ năng lượng đàn ông vào việc nuôi đà điểu, thì chỉ còn nước – gắng giữ tâm trí lạnh lùng, ngẩng cao đầu đi thẳng xuống mồ.
Học trò của cô Inge Lohmark cũng cảm nhận được điều đó ở chúng: “Trong giờ cô dạy, các học sinh không có quyền phát biểu và tự do lựa chọn. Không một học sinh nào được lựa chọn. Chỉ có chọn lọc nhân tạo, không còn gì khác”. Song chính trong xứ sở của con người, nề nếp đó không hề tự nhiên: “Không có nề nếp. Cần lập lại nề nếp. Nhưng không rõ vì sao mọi thứ cứ lộn tùng phèo”.
Tuy nhiên, Judith Schalansky không đi sâu vào miêu tả ảo tưởng của nhân vật chính. “Tiểu thuyết giáo dục” đặt ra vấn đề: liệu những răn dạy có mâu thuẫn với phát triển tự nhiên, nhân khẩu học, trật tự trong tự nhiên? Bởi nếu cơ sự đã như thế thì con người cũng có vấn đề: “Bộ não quá lớn. Kho kiến thức đó lớn tới mức mất cân đối, giống bộ sừng của hươu khổng lồ từng tồn tại ở thời kỳ băng hà”.
Cũng vì thế mà người ta vẫn tin rằng, chính sự không hoàn thiện có khi lại hữu ích, nhất là khi tình cảm con người bị cuốn vào cuộc chơi, và các quy luật tự nhiên không còn tác động nữa, khi mà “nhiều điều trở nên mất kiểm soát”. Tình yêu thương học sinh lại khơi dậy trong cô giáo bản năng hung ác “phi tự nhiên” mà trước đó hoàn toàn xa lạ với cô.
Sách của Judith Schalansky trở nên đặc biệt bởi đã mổ xẻ sâu sắc, không khoan nhượng tâm trạng chán nản, thất vọng ngay từ hình thức bên ngoài của nó.
Giới phê bình nhận xét, rằng ý tưởng và cách trình bày tác phẩm đã làm nổi bật tính chất hài hước, trí tuệ của “tiểu thuyết giáo dục” này, và Judith Schalansky hoàn toàn xứng đáng với lời ngợi khen nồng nhiệt của họ.
Trong năm 2013, Judith Schalansky sẽ công bố tập sách mang tên Naturkunden theo phong cách độc đáo này của mình.
Lê My
(theo Litrix.de, Goethe.de, 4/2013)
(Văn nghệ số 51/2013)
VanVN.Net - Sáng ngày 7/12/2013, tại trung tâm văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định đã diễn ra Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2013). Lễ kỷ niệm do UBND tỉnh Nam Định và gia đình nhà thơ ...
VanVN.Net - Nhà thơ Lò Ngân Sủn là một thi nhân Việt Nam xuất sắc, tác giả của 14 tập thơ, 2 tập truyện ký, 10 tiểu luận nổi tiếng và hàng loạt bài thơ được phổ nhạc rộng rãi. Mãi ...
VanVN.Net – Sáng 24/2/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hai đoàn nhà văn của hai nước Việt Nam - Myanmar đã có cuộc tọa đàm, trao đổi về tình hình ...
VanVN.Net - Nhà nghiên cứu, nhà giáo Lê Xuân Đức: Tôi vừa nhận được bốn bài thơ chưa từng công bố của Bác Hồ. Vốn là người nghiên cứu thơ Bác nhiều năm, tôi vô cùng vui mừng!
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn