Tiếp nhận cấu trúc văn chương là cuốn tiểu luận – phê bình đáng đọc trong đời sống lý luận phê bình hôm nay. Cuốn sách đáng đọc, vì nó là sự đúc kết kinh nghiệm tri thức, kinh nghiệm suy tư cũng như là kinh nghiệm giảng dạy suốt một chặng đường dài đam mê khoa học của tác giả. Do vậy, cuốn sách như một sự tổng kết về mặt khoa học và tư tưởng của Hồ Thế Hà, từ những lựa chọn lý thuyết văn học nước ngoài như nghiên cứu về Trường phái hình thức Nga, về lý thuyết Tự sự học và văn học kỳ ảo của T. Todoroz, về Mỹ học tiếp nhận, Thông diễn học…đến việc áp dụng các lý thuyết ấy để soi chiếu, thẩm định và đánh giá những mặt yếu và thiếu của phê bình văn học Việt Nam hiện đại như Phê bình văn học Việt Nam – Bản chất và thực tiễn, Phê bình văn học nhìn từ nhiều phía, Mối quan hệ tương tác trong sáng tạo và tiếp nhận văn học hiện nay ở ta…
Tiếp nhận cấu trúc văn chương của Hồ Thế Hà có thể xem là tác phẩm quan trọng trong việc giúp các sinh viên, các nhà nghiên cứu tham khảo, vì nó chứa đựng một khối lượng tri thức về lý luận văn học tương đối đầy đủ, được tác giả hệ thống hóa theo các chủ đề nghiên cứu một cách chặt chẽ. Cuốn sách cũng là sự tích hợp của 3 loại hình tri thức được xem là nền tảng của bất cứ công trình, tác phẩm nghệ thuật tiến bộ nào là: Tri thức triết học, tri thức mỹ học và tri thức văn học, cùng với phẩm tính nghệ sĩ sẵn có trong mình của một nhà thơ, vì vậy, tác phẩm trên của Hồ Thế Hà vừa có cái truy vấn triết học về bản thể của đối tượng nghiên cứu, vừa có cái biện chứng phê phán của một nhà khoa học, và có sự uyển chuyển tinh tế về mặt ngôn từ biểu đạt của một nghệ sĩ tài hoa. Với sự nhuần nhuyễn giữa các yếu tố cần và đủ trong nghiên cứu – phê bình văn học như thế, Tiếp nhận cấu trúc văn chương của Hồ Thế Hà cần được đánh giá và nhìn nhận ở nhiều mặt, nhiều cách thức tiếp cận khác nhau về giá trị tác phẩm. Tác phẩm là kết quả của một quá trình lao động khoa học nghệ thuật miệt mài, nghiêm cẩn của Hồ Thế Hà, là thao thức và là tiếng lòng muốn đồng vọng cùng thế giới văn chương. Do đó, tác phẩm là tiếng nói riêng của một chủ thể tự khai sáng mình, đồng thời cũng là ý chí muốn hướng tới một nền văn học khai phóng cho mọi người.
Tiếp nhận cấu trúc văn chương là cuốn tiểu luận – phê bình đáng đọc trong đời sống lý luận phê bình hôm nay. Cuốn sách đáng đọc, vì nó là sự đúc kết kinh nghiệm tri thức, kinh nghiệm suy tư cũng như là kinh nghiệm giảng dạy suốt một chặng đường dài đam mê khoa học của tác giả. Do vậy, cuốn sách như một sự tổng kết về mặt khoa học và tư tưởng của Hồ Thế Hà, từ những lựa chọn lý thuyết văn học nước ngoài như nghiên cứu về Trường phái hình thức Nga, về lý thuyết Tự sự học và văn học kỳ ảo của T. Todoroz, về Mỹ học tiếp nhận, Thông diễn học…đến việc áp dụng các lý thuyết ấy để soi chiếu, thẩm định và đánh giá những mặt yếu và thiếu của phê bình văn học Việt Nam hiện đại như Phê bình văn học Việt Nam – Bản chất và thực tiễn, Phê bình văn học nhìn từ nhiều phía, Mối quan hệ tương tác trong sáng tạo và tiếp nhận văn học hiện nay ở ta…
Tiếp nhận cấu trúc văn chương của Hồ Thế Hà có thể xem là tác phẩm quan trọng trong việc giúp các sinh viên, các nhà nghiên cứu tham khảo, vì nó chứa đựng một khối lượng tri thức về lý luận văn học tương đối đầy đủ, được tác giả hệ thống hóa theo các chủ đề nghiên cứu một cách chặt chẽ. Cuốn sách cũng là sự tích hợp của 3 loại hình tri thức được xem là nền tảng của bất cứ công trình, tác phẩm nghệ thuật tiến bộ nào là: Tri thức triết học, tri thức mỹ học và tri thức văn học, cùng với phẩm tính nghệ sĩ sẵn có trong mình của một nhà thơ, vì vậy, tác phẩm trên của Hồ Thế Hà vừa có cái truy vấn triết học về bản thể của đối tượng nghiên cứu, vừa có cái biện chứng phê phán của một nhà khoa học, và có sự uyển chuyển tinh tế về mặt ngôn từ biểu đạt của một nghệ sĩ tài hoa. Với sự nhuần nhuyễn giữa các yếu tố cần và đủ trong nghiên cứu – phê bình văn học như thế, Tiếp nhận cấu trúc văn chương của Hồ Thế Hà cần được đánh giá và nhìn nhận ở nhiều mặt, nhiều cách thức tiếp cận khác nhau về giá trị tác phẩm. Tác phẩm là kết quả của một quá trình lao động khoa học nghệ thuật miệt mài, nghiêm cẩn của Hồ Thế Hà, là thao thức và là tiếng lòng muốn đồng vọng cùng thế giới văn chương. Do đó, tác phẩm là tiếng nói riêng của một chủ thể tự khai sáng mình, đồng thời cũng là ý chí muốn hướng tới một nền văn học khai phóng cho mọi người.
VanVN.Net - Sáng ngày 7/12/2013, tại trung tâm văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định đã diễn ra Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2013). Lễ kỷ niệm do UBND tỉnh Nam Định và gia đình nhà thơ ...
VanVN.Net - Nhà thơ Lò Ngân Sủn là một thi nhân Việt Nam xuất sắc, tác giả của 14 tập thơ, 2 tập truyện ký, 10 tiểu luận nổi tiếng và hàng loạt bài thơ được phổ nhạc rộng rãi. Mãi ...
VanVN.Net – Sáng 24/2/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hai đoàn nhà văn của hai nước Việt Nam - Myanmar đã có cuộc tọa đàm, trao đổi về tình hình hoạt động văn học ở ...
VanVN.Net - Nhà nghiên cứu, nhà giáo Lê Xuân Đức: Tôi vừa nhận được bốn bài thơ chưa từng công bố của Bác Hồ. Vốn là người nghiên cứu thơ Bác nhiều năm, tôi vô cùng vui mừng!
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn