VanVN.Net – Sáng 14/12/2013, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức buổi gặp mặt, giao lưu giữa các nhà thơ Mỹ và Việt Nam tại trụ sở Hội (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Trong buổi gặp gỡ thân tình này, nhà thơ Ngô Tự Lập và nhà thơ Martha Collins có cuộc “đối thoại thơ” rất thú vị nhân dịp ra mắt tuyển tập “Những vì sao đen”.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi chào mừng các bạn thơ đến từ nước Mỹ và cảm ơn sự quan tâm, đồng cảm của các nhà thơ, bạn đọc Việt Nam nhiều thế hệ. Trước những tình cảm tốt đẹp và sự làm việc không mệt mỏi của các nhà thơ Mỹ: Martha Collins, Kevin Bowen, Bruce Weigl, Fred Marchant… cho hòa bình, tình bạn và thi ca Việt Nam, Hội Nhà văn tổ chức cuộc đối thoại thơ với hai lý do: Thứ nhất, vì thi ca, vì tình yêu nghệ thuật, chúng ta có thể làm tất cả mọi điều để những tâm hồn đến được với nhau; thứ hai, nhà thơ Martha Collins là một trong những người bạn đặc biệt, thân thiết gắn bó với Việt Nam nhiều năm qua và nhà thơ Ngô Tự Lập là một hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
“Những vì sao đen” của Ngô Tự Lập là tập thơ tiếng Việt thứ ba được nhà thơ Martha Collins chuyển ngữ sang tiếng Anh (tập đầu tiên: “Những người đàn bà gánh nước sông” cùa Nguyễn Quang Thiều, tập thứ hai: “Cốm non” của Lâm Thị Mỹ Dạ). Nhà thơ Martha Collins chia sẻ, quá trình dịch những bài thơ trong tập “Những vì sao đen” thực sự bà phải vượt qua rất nhiều biên giới. Thông thường, nhà thơ Ngô Tự Lập dịch thô sang tiếng Anh, sau đó, bằng vốn liếng tiếng Việt của mình và từ điển Việt – Anh, bà tạo ra một phiên bản sát nghĩa, cố gắng tôn trọng cả trật tự và nhịp điệu của tiếng Việt. Khi đã có được bản dịch khá ổn, bà trao đổi lại với nhà thơ Ngô Tự Lập và hai người cứ làm như vậy cho đến khi có được bản dịch mà cả hai đều cảm thấy hài lòng.
Nhà thơ Ngô Tự Lập nói về “duyên cớ” của cuộc đối thoại thơ mang tên “Những vì sao đen”. Vào mùa hè năm 2004, anh đến Boston tham dự Hội thảo hàng năm của Trung tâm William Joiner (nay là Viện William Joiner), tình cờ nhà thơ Martha Collins được mời góp ý về bản dịch tiếng Anh của bài thơ Ngô Tự Lập chọn đọc tại đêm thơ, và đó chính là khởi đầu dẫn đến sự hợp tác sau này.
Phần lớn thời gian trong buổi giao lưu, hai nhà thơ đọc tặng bạn bè những bài thơ được viết từ hai ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng Anh: “Đàn bà những năm 60”, “Trung du”, “Hà Nội” của Ngô Tự Lập, “From the Sky” (Sẽ bay đầy trời), “Hanoi Morning” (Sáng tinh mơ Hà Nội), “Not Being There” (Không ở đó) của Martha Collins. Những tác phẩm được phổ nhạc của Ngô Tự Lập được phổ nhạc đã mang đến một không khí khác cho buổi giao lưu thơ, nhạc sỹ Lê Tâm trình bày một phần trong ca khúc “Những bầu trời đang trôi” được lấy cảm hứng sáng tác từ “tất cả các tập thơ của Ngô Tự Lập chứ không chỉ riêng một bài nào đó” (theo nhạc sỹ Lê Tâm).
Tiếp đó, nhà thơ Ngô Tự Lập và nhà thơ Martha Collins vui vẻ trả lời tất cả những câu hỏi về thi ca, bút pháp, quan điểm sáng tác và dịch thuật của các nhà thơ Việt Nam và bạn đọc quan tâm. Martha Collins cho biết, bà viết những bài thơ về Việt Nam từ những năm 60 – 70 của thế kỷ trước, đó là những bài thơ viết bằng sự hình dung về cuộc sống của phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh (Martha Collins từng tích cực tham gia phong trào phản đối chiến tranh tại Việt Nam – PV). Và quá trình học tiếng Việt, đọc sách và dịch thơ Việt Nam sang tiếng Anh đã giúp bà hiểu được những điều trước đây chưa từng biết. Martha Collins nói bà rất biết ơn những bài thơ Việt Nam, vì ở đó, bà tìm thấy tâm hồn người Việt. “Cho đến năm 1995, lần đầu tiên tôi sang Việt Nam thì tất cả những điều đọc trong sách đã trở thành hiện thực. Và năm 2013 này, quay lại đây tôi lại được thấy một Việt Nam khác, đồng ruộng đã biến thành thành phố và những chiếc xe đạp được thay thế bằng rất nhiều xe máy…” - Martha Collins nói thêm.
Trước băn khoăn của bạn thơ Việt Nam về sự ảnh hưởng của thi ca đối với đời sống ở nước Mỹ hiện nay có còn “sung sức” nữa không, nhà thơ Martha Collins trả lời: “Chúng tôi đã thoát khỏi sự ảnh hưởng của Anh và nàng thơ vẫn chưa chết trong tâm hồn người Mỹ. Nàng thơ sẽ sống mãi khi chúng ta tự giải phóng khỏi sự ảnh hưởng của những thế lực khác.”
Kết thúc buổi giao lưu, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khẳng định: “Những băn khoăn của chúng ta về thơ ca, về lao động sáng tạo và sức sống, sự ảnh hưởng của thơ chính là cách khiến thơ ca sống bền lâu. Thơ sống rất gần trong đời mỗi chúng ta, ngay ở trong vườn, trong bếp, giữa chợ, trên các tòa nhà lớn hay ở giữa văn phòng… Và điều quan trọng nhất để thơ ca trở nên bất tử là thơ cất tiếng ở ngay trong trái tim mỗi chúng ta.”
Toàn cảnh buổi Đối thoại thơ qua tuyển tập “Những vì sao đen” của nhà thơ Ngô Tự Lập và nhà thơ Mỹ - Martha Collins
VanVN.Net – Sáng 14/12/2013, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức buổi gặp mặt, giao lưu giữa các nhà thơ Mỹ và Việt Nam tại trụ sở Hội (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Trong buổi gặp gỡ thân tình này, nhà thơ Ngô Tự Lập và nhà thơ Martha Collins có cuộc “đối thoại thơ” rất thú vị nhân dịp ra mắt tuyển tập “Những vì sao đen”.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi chào mừng các bạn thơ đến từ nước Mỹ và cảm ơn sự quan tâm, đồng cảm của các nhà thơ, bạn đọc Việt Nam nhiều thế hệ. Trước những tình cảm tốt đẹp và sự làm việc không mệt mỏi của các nhà thơ Mỹ: Martha Collins, Kevin Bowen, Bruce Weigl, Fred Marchant… cho hòa bình, tình bạn và thi ca Việt Nam, Hội Nhà văn tổ chức cuộc đối thoại thơ với hai lý do: Thứ nhất, vì thi ca, vì tình yêu nghệ thuật, chúng ta có thể làm tất cả mọi điều để những tâm hồn đến được với nhau; thứ hai, nhà thơ Martha Collins là một trong những người bạn đặc biệt, thân thiết gắn bó với Việt Nam nhiều năm qua và nhà thơ Ngô Tự Lập là một hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
“Những vì sao đen” của Ngô Tự Lập là tập thơ tiếng Việt thứ ba được nhà thơ Martha Collins chuyển ngữ sang tiếng Anh (tập đầu tiên: “Những người đàn bà gánh nước sông” cùa Nguyễn Quang Thiều, tập thứ hai: “Cốm non” của Lâm Thị Mỹ Dạ). Nhà thơ Martha Collins chia sẻ, quá trình dịch những bài thơ trong tập “Những vì sao đen” thực sự bà phải vượt qua rất nhiều biên giới. Thông thường, nhà thơ Ngô Tự Lập dịch thô sang tiếng Anh, sau đó, bằng vốn liếng tiếng Việt của mình và từ điển Việt – Anh, bà tạo ra một phiên bản sát nghĩa, cố gắng tôn trọng cả trật tự và nhịp điệu của tiếng Việt. Khi đã có được bản dịch khá ổn, bà trao đổi lại với nhà thơ Ngô Tự Lập và hai người cứ làm như vậy cho đến khi có được bản dịch mà cả hai đều cảm thấy hài lòng.
Nhà thơ Ngô Tự Lập nói về “duyên cớ” của cuộc đối thoại thơ mang tên “Những vì sao đen”. Vào mùa hè năm 2004, anh đến Boston tham dự Hội thảo hàng năm của Trung tâm William Joiner (nay là Viện William Joiner), tình cờ nhà thơ Martha Collins được mời góp ý về bản dịch tiếng Anh của bài thơ Ngô Tự Lập chọn đọc tại đêm thơ, và đó chính là khởi đầu dẫn đến sự hợp tác sau này.
Phần lớn thời gian trong buổi giao lưu, hai nhà thơ đọc tặng bạn bè những bài thơ được viết từ hai ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng Anh: “Đàn bà những năm 60”, “Trung du”, “Hà Nội” của Ngô Tự Lập, “From the Sky” (Sẽ bay đầy trời), “Hanoi Morning” (Sáng tinh mơ Hà Nội), “Not Being There” (Không ở đó) của Martha Collins. Những tác phẩm được phổ nhạc của Ngô Tự Lập được phổ nhạc đã mang đến một không khí khác cho buổi giao lưu thơ, nhạc sỹ Lê Tâm trình bày một phần trong ca khúc “Những bầu trời đang trôi” được lấy cảm hứng sáng tác từ “tất cả các tập thơ của Ngô Tự Lập chứ không chỉ riêng một bài nào đó” (theo nhạc sỹ Lê Tâm).
Tiếp đó, nhà thơ Ngô Tự Lập và nhà thơ Martha Collins vui vẻ trả lời tất cả những câu hỏi về thi ca, bút pháp, quan điểm sáng tác và dịch thuật của các nhà thơ Việt Nam và bạn đọc quan tâm. Martha Collins cho biết, bà viết những bài thơ về Việt Nam từ những năm 60 – 70 của thế kỷ trước, đó là những bài thơ viết bằng sự hình dung về cuộc sống của phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh (Martha Collins từng tích cực tham gia phong trào phản đối chiến tranh tại Việt Nam – PV). Và quá trình học tiếng Việt, đọc sách và dịch thơ Việt Nam sang tiếng Anh đã giúp bà hiểu được những điều trước đây chưa từng biết. Martha Collins nói bà rất biết ơn những bài thơ Việt Nam, vì ở đó, bà tìm thấy tâm hồn người Việt. “Cho đến năm 1995, lần đầu tiên tôi sang Việt Nam thì tất cả những điều đọc trong sách đã trở thành hiện thực. Và năm 2013 này, quay lại đây tôi lại được thấy một Việt Nam khác, đồng ruộng đã biến thành thành phố và những chiếc xe đạp được thay thế bằng rất nhiều xe máy…” - Martha Collins nói thêm.
Trước băn khoăn của bạn thơ Việt Nam về sự ảnh hưởng của thi ca đối với đời sống ở nước Mỹ hiện nay có còn “sung sức” nữa không, nhà thơ Martha Collins trả lời: “Chúng tôi đã thoát khỏi sự ảnh hưởng của Anh và nàng thơ vẫn chưa chết trong tâm hồn người Mỹ. Nàng thơ sẽ sống mãi khi chúng ta tự giải phóng khỏi sự ảnh hưởng của những thế lực khác.”
Kết thúc buổi giao lưu, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khẳng định: “Những băn khoăn của chúng ta về thơ ca, về lao động sáng tạo và sức sống, sự ảnh hưởng của thơ chính là cách khiến thơ ca sống bền lâu. Thơ sống rất gần trong đời mỗi chúng ta, ngay ở trong vườn, trong bếp, giữa chợ, trên các tòa nhà lớn hay ở giữa văn phòng… Và điều quan trọng nhất để thơ ca trở nên bất tử là thơ cất tiếng ở ngay trong trái tim mỗi chúng ta.”
Toàn cảnh buổi Đối thoại thơ qua tuyển tập “Những vì sao đen” của nhà thơ Ngô Tự Lập và nhà thơ Mỹ - Martha Collins
VanVN.Net - Sáng ngày 7/12/2013, tại trung tâm văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định đã diễn ra Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2013). Lễ kỷ niệm do UBND tỉnh Nam Định và gia đình nhà thơ ...
VanVN.Net - Nhà thơ Lò Ngân Sủn là một thi nhân Việt Nam xuất sắc, tác giả của 14 tập thơ, 2 tập truyện ký, 10 tiểu luận nổi tiếng và hàng loạt bài thơ được phổ nhạc rộng rãi. Mãi ...
VanVN.Net – Sáng 24/2/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hai đoàn nhà văn của hai nước Việt Nam - Myanmar đã có cuộc tọa đàm, trao đổi về tình hình ...
VanVN.Net - Nhà nghiên cứu, nhà giáo Lê Xuân Đức: Tôi vừa nhận được bốn bài thơ chưa từng công bố của Bác Hồ. Vốn là người nghiên cứu thơ Bác nhiều năm, tôi vô cùng vui mừng!
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn