VanVN.Net - Tôi đang đi tản bộ trên con đường yêu thích của mình. Tôi bước chậm, u buồn. Tôi hít sâu, thở ra mạnh để đầu óc thư thả và cười nuối tiếc cho những sai lầm của mình. Trên bầu trời, có một dải ráng đỏ nhạt dài nhưng tan biến nhanh, như nụ cười của tôi. Trời lúc chiều tối vẫn chưa xõa ra mái tóc của nó. Con đường trải dài ra trước tôi như một con rắn hổ mang bành đang nằm.
Tôi bước đi nặng nề, như một người già không nhà. Tôi vẫn chưa đi được tới tảng đá nơi tôi sẽ ngồi và ngó xuống khu nhà ổ chuột lập lòe ánh điện phía xa, thả hồn mình bay lượn, như một con bồ câu bị thương ở cánh. Mỗi buổi tối, tôi thích được ngồi trên tảng đá, ngắm nhìn khu ổ chuột lập lòe. Tôi chưa bao giờ không ngồi ở đó vào mỗi tối. Xung lực của sợi dây thần kinh trong tôi chưa làm cho tôi thấy sợ. Nó là một trong các dây thần kinh đã chết yểu.
Tôi hiếm khi đá xa hơn tảng đá trong các cuộc tản bộ vào chiều tối của mình. Mỗi người già thư nhàn có một gốc cây, một con mương, một khúc cua, một tảng đá hay một điểm nào đó làm dấu, không bao giờ để phải đi lạc và luôn không muốn đi xa hơn hơn chỗ đó. Tuy nhiên, tối hôm đó, tôi thấy có người ngồi trên tảng đá của tôi và tôi muốn đi qua, vì không thích ngồi chung với người đó. Nếu tôi nhận thấy có người xâm phạm sớm hơn, tôi đã quay bước.Nhưng tôi đã bước đi lòng khòng, đầu cúi thấp, cho nên khi đi tới tảng đá, tôi mới nhận ra là tảng đá đã có người ngồi. Đột ngột quay lưng lại, bỏ đi thì không nên và nhìn thẳng vào hình dáng bé nhỏ đang ngồi thì cũng không nên. Một nhân viên kiểm duyệt nghiêm khắc đang ẩn nấp trong đầu tôi, nói cho tôi biết điều gì là không phải. Mỗi buổi tối, tôi đều cố trục xuất anh ta ra khỏi đầu nhưng đều bất lực. Tối đó, tôi lại cố. Tôi dừng lại khá gần tảng đá, sau đó bước đi nhanh hơn. Tôi định quay lại nhìn thoáng qua, để chắc là tôi không phải tưởng tượng lấy hình dáng người đang ngồi. Nếu hình dáng ấy vẫn còn ngồi đó, tôi sẽ vờ rằng tôi đang nghĩ về một điều hệ trọng, cần quay lại và đi về nhà. Thế nhưng tôi lại vô tư đi qua tảng đá và mọi thứ chuyển biến theo chiều hướng khác. Ý nghĩ rằng tôi sẽ nhìn lại biến đi đâu mất tích. Tôi bắt đầu bước đi nhanh, thở ào ạt. Tôi bỗng thấy cần phải cảnh giác, cần phải tỉnh táo. Tôi thôi không bước thình thịch nữa. Một nụ cười nở trên môi tôi. Dường như khi đi qua tảng đá, tôi đã bước vào một thế giới khác. Tôi ngạc nhiên trước sự thay đổi trong tâm trạng của tôi. Tôi ưỡn ngực bước đi, hai tay vung vẩy như đang quét. Dáng đi của tôi thường có vẻ khỏe mạnh hơn tuổi tác và hình thức bên ngoài của mình. Tôi cố ý sửa sang nó trong mỗi bữa đi bộ buổi tối vì muốn cho đầu óc và nội tâm được thư thả. Nhưng thay vì như thế, giờ thật lạ, tôi lại bước đi nặng nề.
Tâm trạng mới xuất hiện cũng tồn tại không lâu. Tôi thấy sợ khi nghĩ rằng có ai đó đang đuổi theo sau. Tôi hiểu rõ nỗi sợ hãi này. Nó thường ập đến, đặc biệt là trên những con đường vắng vẻ lúc chiều tối, khi ngày đã bắt đầu trút hơi thở cuối cùng của nó. Máu tôi như đông lại, hai tai tôi ửng đỏ. Tôi muốn quay lại nhìn nhưng không dám. Nỗi sợ này thường tan biến sau vài phút. Nó như một cơn động kinh, khủng khiếp và khó đoán. Một khi tôi đã ở trong tầm ngắm của nó, tôi lo lắng sợ rằng, chỉ trong vào giây, nó sẽ vồ lấy tôi và giết chết tôi. Giờ điều đó vẫn chưa xảy ra nhưng tôi không thể nói là nó không xảy ra. Tối nay, thân thể tôi đã sẵn sàng để chịu một cuộc tấn công chí tử từ phía sau. Tôi có thể nghe mỗi lúc càng rõ hơn tiếng bước chân của kẻ đuổi theo tôi. Tôi sẽ phát hoảng lên mất, nếu quay lại nhìn mà không thấy có ai và điều này làm tôi không dám quay lại nhìn. Thoạt đầu tôi nghĩ tôi đang nghe tiếng bước chân của chính mình nhưng tôi biết sự thật không phải vậy. Tôi đứng lại để nỗi lo âu không kiểm soát được lắng xuống. Những buổi tối trước đây, khi mồ hôi tuôn ra làm ướt đẫm thân thể tôi thì tiếng bước chân đuổi theo trở nên im bặt và tôi cho là nỗi lo sợ sẽ lắng xuống. Nhưng tối nay, tôi vẫn cứ khô ráo và tiếng bước chân lại nghe gần hơn, như có ai đó đi ngay sau gót mình. Ngay khi tôi nghĩ là có ma đuổi theo mình thì tôi nghe có một giọng nói ngây thơ: “Kính xin chú quay lại, cháu mệt rồi!”
Đó là giọng nói của một cô bé. Tôi không thấy giật mình, thay vào đó, tôi lại thấy an tâm. Âm thanh tinh nghịch ấy nghe thật bùi tai. Nỗi lo sợ của tôi biến mất. Tôi dừng lại. Cô bé cũng dừng lại. Trong vài giây, tôi đứng quay lưng lại với cô bé, hy vọng cô bé sẽ tiến về phía trước tôi và hỏi chuyện. Khi không thấy cô bé tiến lên, tôi biết rằng cô bé đang ươn ngạch chờ tôi. Cô bé có lẽ là người có nguyên tắc, dù còn quá trẻ. Tôi cũng thấy thích như vậy.
Cô bé đi chân trần và đầu trần, đang mỉm cười. Cô mặc một chiếc áo váy màu xanh, dơ bẩn dài tới đầu gối. Trên đầu tóc rối bù của nó có một dải ruybăng đỏ. Nụ cười của cô bé trông rực rỡ nhưng đôi môi lại khô khốc, hai má có nhiều vết bẩn. Hai bàn tay nó đặt sau đầu khi bước đi lắc lư. Cổ tay cô bé nhỏ nhắn, hai mắt to tròn. Tôi nghĩ, đó là do đôi mắt cô bé sáng rực. Tôi có thể nhìn thấy cô bé rõ ràng dù trời đã tối. Mọi nỗi sợ hãi của tôi đã biến mất.
“Cháu là ai?”, tôi lịch thiệp hỏi.
Cô bé nói tên mình và tôi thấy ngạc nhiên và buồn cười:
“Bhookh Ki Mari? Tên sao lạ vậy?”
Cô bé cười.
“Bhookh Ki Mari! Chú nghe rõ chưa? Một cái tên hay!”
Tôi biết tôi đã nghe nhầm. Tôi cười với cô bé. Tôi nghe có tiếng cười thường nghe được vào buổi tối trong tiếng cười của cô bé và cô bé hẳn đã nghe được tiếng cười thường thấy trong đêm khuya trong tiếng cười của tôi.
“Không phải Bhookh Ki Mari”, cô bé chỉnh lại”, mà là Bhookh Kumari”
Tôi thôi cười và bắt đầu suy tư. Tôi không hiểu sao tôi lại suy tư. Tuy vậy, giữ im lặng dường như là không nên đối với tôi.
“Tên cháu khá lạ!”, tôi nói.
“Nhưng hình thức của cháu không lạ”, cô bé nói vui vẻ.
Tôi thấy có ấn tượng với cô bé. Nhưng cô bé này không nên đi quá xa thị trấn khi trời đã tối. Tôi sẽ đi về cùng cô bé.
“Đúng, hình thức của cháu không lạ”, tôi vờ đồng ý với cô bé.
“Cháu biết rõ về chú”, cô bé nói, “nơi chú sống, những gì chú…”
“Vậy hả?”, tôi ngắt lời cô bé.
“Đúng vậy ạ”, cô bé nói bằng tiếng Anh.
Tôi buồn cười nhưng có chút cảnh giác. Tôi gạt đi sự cảnh giác và nói, “Cháu làm gì ở đây khi trời đã tối thế này?”
“Để trò chuyện với chú”, cô bé cười.
Lần này, tiếng cười của cô bé đã chọc tức tôi. Tôi bỗng thấy mình yếu thế. Con bé này đang cười mình! Tôi nghiêm túc nhìn cô bé và hỏi, “Cháu sống ở đâu?”
“Trong khu ổ chuột dưới kia”, cô bé đáp.
“Vậy cháu lên đây làm gì khi trời đã tối om?”.
Tôi nghĩ tôi sẽ chọc tức được cô bé vì đã lập lại câu hỏi nhưng cô bé tỏ ra không bực bội.
“Cháu đi tản bộ’, cô bé nói, “và để gặp chú”
Tôi tự nói hãy nguội lại và muốn tống khứ cô bé đi bằng cách đổi hướng câu hỏi.
“Cháu cần gì ở tôi”, tôi hỏi.
“Không cần gì chú ơi”, cô bé đáp.
Giờ đây, tôi và cô bé đang bước đi cạnh nhau, như cha và con. Những ý nghĩ của tôi đã làm tôi dịu lại. Tảng đá của tôi giờ không có ai ngồi. Nếu cô bé này không đuổi theo tôi, tôi đã đi xa hơn và sẽ trở về nhà muộn hơn. Tôi nghĩ như thể có ai đó sai cô bé tới để ngăn lại việc tôi sẽ đi tản bộ thật xa. Tôi như muốn nói là cô bé hãy trở về khu ổ chuột của nó và hãy để cho tôi đi thêm nữa. Nhưng tôi thật sự không muốn đi tiếp. Tâm trạng tôi đã thay đổi. Chúng tôi đã đi gần đến tảng đá. Tôi dừng lại, cô bé cũng dừng lại.
“Chính xác là cháu đang làm gì ở đây?”, tôi nhã nhặn hỏi.
“Cháu đang chờ chú”, cô bé nói ngay. “Cháu muốn nói với chú vài điều”
“Tại sao không chớ”
“Nếu chú cùng ngồi với cháu trên tảng đá kia”, cô bé nói.
Khoảng khắc tôi ngồi xuống tảng đá với cô bé, tôi thấy như mình đang lao vào cái tổ những ngôi nhà ổ chuột lờ mờ dưới kia. Cô bé ngồi ngay trước mặt tôi, đọc suy tư của tôi bằng đôi mắt sáng rực. Tôi không nghĩ cô bé là người ngu ngơ. Bhookh Kumari! Chắc là cô bé tự đặt tên cho mình cái tên này, làm tôi không khỏi buồn cười. Dáng vẻ cô bé cũng thế. Giọng cô bé giống giọng một nàng công chúa nào đó trong phim Ấn Độ. Tôi chắc là cô bé đã xem rất nhiều phim chiếu trên TV. Mỗi căn nhà ổ chuột có một chiếc TV màu và một chiếc tủ lạnh mà. Tôi kiềm chế mình vì tôi đang tỏ ra khắt khe. Có lẽ cô bé hát mỗi khi đi xin ăn. Ồ không, tôi chẳng thể tưởng tượng được hình ảnh cô bé này lúc đó như thế nào.
Hai đầu gối cô bé bị bầm tím. Cổ cô bé gầy đến nỗi một đứa trẻ cũng có thể nắm hết được. Mắt cô bé lóa sáng có lẽ do đang thèm khát ăn uống. Tôi muốn vuốt ve đầu tóc cô bé, chỉnh lại dải ruybăng và hỏi cô bé đã ăn khi nào. Cô bé nhìn tôi.
“Cháu có coi TV không?” tôi hỏi.
“Thỉnh thoảng”
“Nhà cháu có TV không?”
“Không ạ”
Tôi đã hỏi những câu hỏi thô thiển, như những câu mà các nhà văn đặt vào miệng nhân vật khi anh ta đến nhà chứa nói chuyện với gái điếm. Tôi quyết định không hỏi gì thêm. Tôi tò mò muốn biết những gì cô bé muốn nói với tôi. Làm sao cô bé biết rõ về tôi? Cô bé có biết được những vấn đề tôi đang đối mặt không? Bhookh Kumari tội nghiệp! Có lẽ cô bé là một nàng tiên bé bỏng đến từ đâu đó. Trong suốt thời thơ ấu của mình, tôi chưa từng được gặp tiên. Tới tuổi này, cũng sẽ không còn gặp được nữa.
Buổi tối cuối cùng cũng đã xõa tóc của nó ra. Bầu trời lấm chấm với vô số những vì sao nhấp nháy. Màu ửng đỏ của hoàng hôn đã biến mất. Tôi có thể nghe được đêm tối đang chu chuyển. Tôi ngồi trên tảng đá, như một đức vua có tuổi, đã mất ngôi, lắng nghe những câu chuyện cổ của cô con gái bé nhỏ của người thợ rừng. Đôi mắt của Bhookh Kumari vẫn rực sáng. Đôi chân không của cô bé nhìn như đôi chân của một con chim đang đứng ngủ.
“Nói chuyện đi Bhookh Kumari”, tôi nói.
“Cháu đang đợi cho màn đêm dày hơn. Chú không có gì phải vội vì chú đang sống một mình phải không?”
Lời nói này làm tôi thoáng run lên. Cô bé là một điệp viên.
“Đúng, nhưng chú luôn về nhà đúng giờ” tôi nói. Tôi như muốn rút lại câu nói ngập ngừng này của mình và cũng thấy hơi xấu hổ vì cứ mong chờ đi về nhà.
“Còn lâu mới tới giờ cầu nguyện buổi tối của chú”, cô bé nói.
Có lẽ cô bé biết người phụ nữ có nhiệm vụ chuẩn bị cho những lần tôi cầu nguyện, tôi nghĩ. Tôi bỗng muốn đi cùng cô bé tới căn nhà ổ chuột của cô bé. Nhưng tôi quyết định không nói với cô bé điều này. Nó có thể làm cô bé bỏ đi. Tôi sẽ làm gì ở đây? Tôi có thể tưởng tượng được mọi thứ, dơ bẩn và sạch sẽ. Những đống rác bẩn thỉu đang vây quanh nhà tôi. Đất nước tôi nổi tiếng vì những đống rác. Dù bạn sống ở đâu, ở khu ổ chuột hay những khu vực được gọi là sạch sẽ, bạn cũng phải sống không xa các đống rác.
“Vâng, còn lâu mới tới giờ cầu nguyện”, tôi nói, “nhưng chú có thể bỏ cầu nguyện một ngày, thi thoảng vài ngày cũng được”
“Vậy sao chú!”, cô bé nói.
“Đúng vậy!”, tôi nói bằng tiếng Anh.
Chúng tôi cùng cười.
“Giọng cười của chú thật dễ mến”, cô bé nói sau một hồi im lặng.
Tôi chưa được chuẩn bị cho lời khen này. Tôi chẳng thể biết được cô bé đang nghĩ gì. Có lẽ tôi nên nói điều gì đó nhưng tôi lại thôi.
“Chú ngồi ở đây mỗi buổi tối và nhìn xuống khu nhà ổ chuột lờ mờ dưới kia”, cô bé nói.
Tôi đợi cô bé nói thêm là tôi đã nghĩ tới chuyện đi vào khu ổ chuột nhưng cô bé không nói thêm.
“Từ khu ổ chuột, cháu có thể nhìn thấy tảng đá này không?”, tôi hỏi.
Cô bé im lặng một hồi trước khi mở miệng nói. Khi nói, giọng cô bé đầy sự tinh nghịch.
“Cháu có thể thấy cả thể giới từ khu ổ chuột”
Tôi không hiểu sao khi nghe thế, tôi run lên. Tôi cho là tôi chưa được chuẩn bị khi đối diện với khả năng tưởng tượng đầy bay bổng của cô bé.
“Nhưng sao chú không dừng lại ở tảng đá này hôm nay”, cô bé hỏi.
“Vì chỗ của chú không còn trống”, tôi nói.
“Như vậy chú đã thấy cháu”, cô bé hỏi.
“Chú không thấy cháu nhưng chú chỉ thấy chỗ của mình đã bị chiếm mất”, tôi đáp.
“Không phải vậy”, cô bé nói, “chỗ cháu đã ngồi không phải là chỗ của chú”
“Chú cho cả tảng đá là chỗ của chú”, tôi đáp. Tôi nghĩ cô bé sẽ mỉm cười hay nói cái gì đó nhưng cô bé dường như đang chìm trong những suy tư khác.
Đây là lần đầu tiên tôi ngồi với cô bé lạ, nhỏ nhắn, thông minh. Cô bé muốn nói với tôi những gì? Tại sao cô bé lưỡng lự? Tôi nên gợi ý cho cô bé, nên nói cái gì đó để khiến cho cô bé nói. Có lẽ có ai đó trong gia đình cô bé bị bệnh. Cô bé cần sự giúp đỡ. Có lẽ cô bé là một con nhóc láu lỉnh, lừa đảo. Tôi ngửi được sự xấu xa trong suy tư của tôi và đổi hướng suy nghĩ, hỏi: “Cháu còn đi học không?”
“Trước đây cháu có nhưng giờ thôi rồi”, cô bé nói.
“Sao cháu thôi học?”
“Cháu không thích”
“Nhưng tại sao?”
“Vì cháu đã biết trước những gì người ta dạy. Cháu nhạy bén”, cô bé nói với gương mặt căng ra, làm tôi không nhịn được cười. Cô bé không cười với tôi.
“Chú không tin à?”, cô bé hỏi.
Có lẽ cô bé đã biết được nhược điểm là dễ cười của tôi! Do vậy, tôi nghiêm trang lại và nói: “Không tin vào điều gì?”
Tôi cho là cô bé sẽ vặn lại bằng cách nói: “Chẳng lẽ cháu nghĩ chú không tin vào mọi thứ à?” nhưng cô bé miễn cho và nói: “Chú không tin vào sự nhạy bén của cháu à?”
“Tất nhiên chú tin…”
Cô bé cắt ngang lời tôi và nói: “Nhưng chú ngạc nhiên à”
Điều cô bé tạo ra trong tôi là tôi không ngạc nhiên mà cũng không muốn tranh luận với cô bé. Do vậy, tôi giữ im lặng. Tôi muốn rủ cô bé mỗi tối đến tảng đá này gặp tôi nhưng tôi không nói. Có lẽ, điều đó cũng không nên. Tôi sợ cô bé bỏ đi. Tôi sợ cô bé sẽ nói điều gì đó làm tôi phát chán. Tôi lẩm bẩm là mình hãy nói ít nhưng nghe nhiều vì bất cứ một tâm trạng hay lời nói nào đó không đúng lúc cũng sẽ làm tan biến đi sự hòa hợp mỏng manh mà chúng tôi đang có. Nhưng mặt khác sự thận trọng quá mức cũng sẽ làm cho sự tự nhiên trong tôi bị ảnh hưởng. Tôi ngồi lặng lẽ nhưng cô bé ngồi trước tôi như một nàng công chúa. Bhookh Kumari! Tôi cho là cha mẹ cô bé chẳng có gì phải lo với cái tên này. Tôi muốn hỏi về cha mẹ cô bé nhưng sợ sự tò mò này là không nên. Bóng đêm giờ đã dày đặc hơn. Mặt trăng hình bán nguyệt đã hiện ra. Đôi mắt Bhookh Kumari càng long lanh hơn. Chỉ có những đứa bé thiếu dinh dưỡng mới có đôi mắt to như thế. Hai cổ tay cô bé như được làm bằng thủy tinh đen, hai bàn chân như hai bàn chân chim bẩn thỉu.
Sự mơ màng của tôi bị khuấy động khi cô bé hỏi: “Truyện ngắn mà chú nhọc nhằn viết gần đây thế nào rồi?”
“Không tốt lắm”, tôi trả lời nước đôi. Có lẽ cô bé đang sắp nói điều cô bé cần nói.
“Cháu hiểu”, cô bé nói.
“Gì?”, tôi thốt lên.
“Hiểu truyện chú đang viết không trơn tru”
“Nhưng làm sao cháu biết?”, tôi ngạc nhiên.
“Chú biết đó, cháu là người nhặt rác. Cháu bới những đống rác và đống rác sau nhà chú là khu vực cháu bới”, cô bé thông báo cho tôi biết.
Tôi run lên.
“Cho nên ngoài việc biết chú viết truyện đó tới đâu, cháu còn biết sức khỏe, tâm trạng chú thế nào”, cô bé nói với tôi.
“Rồi thế nào nữa?”, tôi nói bằng giọng yếu ớt.
“Cháu biết được nhờ nhặt những chiếc chai rượu rỗng chú vứt đi”, cô bé nói.
Tôi cười bồi hồi như bị một điều kỳ diệu khuất phục. Tiếng cười của tôi làm xao động màn đêm, rồi sau đó im bặt.
“Vậy gần đây chú thế nào?”, tôi hỏi
“Không được tốt lắm. Chú bị tắc tị, đó là lý do tại sao cháu đến đây để gặp chú”, cô bé nói vô tư.
“Nhưng sao cháu lại tìm chú ở đây? Sao không tạt qua nhà chú? Chú luôn có nhà, như cháu đã biết”, tôi nói.
“Cháu hiểu nhưng nếu cháu đến nhà chú, chú sẽ nghĩ cháu là ăn xin, chú sẽ không tiếp chuyện cháu, chú sẽ không mời cháu ngồi, chú sẽ xem cháu như một đứa bé dơ bẩn, chú sẽ nghi ngờ động cơ của cháu, nhưng ở đây, trong bóng tối, trên tảng đá này, chú và cháu như hai con người, tất nhiên cháu nhỏ tuổi hơn chú nhiều, chỉ như là con gái chú, ở đây chú cũng không thể dọa dẫm cháu. Ngoài ra, con chó Gogo cụt đuôi của chú cũng chẳng thể cản trở được cuộc trò chuyện của chúng ta. Nó trở nên điên rồ mỗi khi ngửi được mùi của cháu nhưng chú không biết điều đó. Cháu chẳng thể yên thân nhặt rác khi có nó. Nó bảo vệ những tờ giấy chú vứt đi, như một con sư tử. Cháu chỉ có thể nhặt chúng về đêm…”
Cô bé nói về chuyện nhặt rác, về những đống rác và con Gogo nhưng với tôi, đó dường như là những câu chuyện cổ. Tôi muốn nằm trên tảng đá, nhắm mắt lại và đề nghị cô bé kể tiếp về những đống rác. Tôi tự hỏi vì sao tôi đã không nhận ra cô bé trên đống rác phía sau nhà tôi. Mỗi ngày tôi đi qua đống rác hai lần, liếc nhìn những kẻ nhặt rác. Tôi cũng có dẫn theo con Gogo và bảo nó yên lặng. Khi đó tôi phải ngửi mùi xú uế và cùng lúc suy nghĩ cách tiếp tục truyện ngắn đang bị tắc tị. Khi con Gogo tông cửa sau và chạy ra khỏi nhà, tôi phải chạy theo nó, vừa chạy vừa nghĩ chắc mọi người trong khu vực sẽ tự hỏi tôi hơi sức đâu mà chiều chuộng nó đến vậy. Mỗi lần nhìn thấy một đống rác, tôi nghĩ nó như một khối sự thật bị bỏ phế. Bhookh Kumari chắc đã nhiều lần trông thấy tôi. Tôi chắc cũng đã nhiều lần thấy cô bé nhưng sao tôi không nhận ra cô bé? Sao tôi không làm quen với một cô bé như thế, một cô bé có cài dải ruybăng trên tóc, có đôi mắt đen to sáng rực và có dáng vẻ của một nàng công chúa đang bới rác! Tôi thấy xấu hổ và giận giữ với sự chểnh mảng của tôi. Tôi muốn xin lỗi cô bé.
“Chú thấy đó”, cô bé tiếp tục, “cháu nói với chú những điều này trong bóng tối. nhìn chú khi chú đang nhìn về khu ổ chuột dưới kia và đang đùa cợt với ý tưởng muốn quyết tâm…”
Cô bé muốn tiếp tục nói nhưng tôi cắt ngang bằng một trạng thái xúc động khó tả được. Điều này làm Bhookh Kumari bật cười và do đó trông cô bé khá lạ.
“Sao chú có vẻ ngu ngơ vậy?”, cô bé hỏi. “Cháu không thể đoán ra những gì chú nghĩ khi chú ngồi suy tư trên tảng đá này sao? Cháu đã nói với chú là cháu rất nhạy bén. Cháu có khả năng tưởng tượng riêng. Sự thật chú là nhà văn còn cháu không phải thế nhưng điều đó không có nghĩa là cháu không thể tưởng tượng được. Cháu cũng thường có quyết tâm như chú. Có lẽ, đã có cái gì đó ở tảng đá này và ở những ngôi nhà ổ chuột kia làm người ta quyết tâm…”
Tôi im lặng nhìn cô bé. Cô bé thật tuyệt vời. Cô bé hiểu mọi điều trong tôi. Tôi có thể nhận ra là cô bé đang nhại dòng suy tư và giọng nói của tôi. Cô bé là đứa trẻ nhặt rác! Bhookh Kumari! Đôi mắt cô bé rực sáng trong bóng đêm. Tôi muốn sờ vào đôi mắt đó. Giờ tôi tin là cô bé không sợ bất cứ điều gì tôi nói hoặc làm. Tôi tin cô bé rất thông minh. Sự thông minh không bị giới hạn ở bất cứ đẳng cấp nào. Hay cô bé là công chúa trong cổ tích. Cô bé đã làm tôi bối rối.
“Có thật cháu là người chuyên nhặt rác không?”, tôi hỏi cô bé.
“Tất nhiên. Cháu có thể làm gì khác chứ? Gia đình cháu nghèo, cháu lại thất học. Cháu may mắn vì gia đình có nghề nhặt rác. Cháu còn có tên là Ghoora Bai. Mẹ cháu đặt cho cháu cái tên đó. Nhặt rác là nghề dơ bẩn nhưng không dễ. Tuy nhiên, cháu là chuyên gia nhặt rác, rất cừ, có khi cháu là người nhặt rác giỏi nhất thành phố. Chỉ cần liếc qua, cháu biết ngay cái nào cần nhặt, cái nào không. Tất nhiên, cháu không chỉ nhặt rác. Không như những người khác, cháu không giũ đập rác bằng tay và chân. Thi thoảng, cháu còn nhặt được nhiều thứ có giá trị khác… Khu ổ chuột của tụi cháu là một bảo tàng những vật khá thú vị. Cháu không bao giờ thiếu đồ chơi hay quần áo và tất nhiên là thức ăn, là những thứ mà người ta vứt đi. Cháu nhặt được cái áo váy và dải ruybăng này trong một đống rác. Đừng nhìn hai chân cháu, cháu muốn đi hai chân không mà. Cháu có một đống các loại giày dép nhưng không thích mang, trừ khi đi đến chỗ nào thường bị gai, đá cuội đâm vào chân. Người nhặt rác có cả đống tiền bị bẩn do đó họ coi những đống rác là những đống tiền. Mẹ cháu thường cầu nguyện để nhà trức trách đừng dọn rác đi thường xuyên. Mẹ gom góp của hồi môn cho cháu, tất cả đều từ các đống rác. Chú thấy đó, những người nhặt rác có cả một thế giới riêng. Chú đừng thương hại cho chúng cháu. Người ta có thể đếm được là có cả triệu người sống bằng nghề nhặt rác. Vâng, cháu cho rằng nhặt rác là cả một nghệ thuật. Chú cứ viết là cháu nhặt rác. Chính mong muốn này làm cháu chảy nước dải đầy miệng. Cháu có thể thấy chú đang buồn nôn.”
Tôi không thấy buồn nôn nhưng tôi sùi sụt. Tôi muốn lấy tay bịt miệng cô bé lại để cô bé thôi nói nữa. Một cô bé thông minh như thế mà phải đi nhặt rác! Tôi sụt sùi vì xấu hổ, giận dữ và bất lực. Tôi bị chao đảo khi nghĩ đến những trang viết dung tục và lối sống của mình. Nhưng tôi không thể không thấy rằng tôi chẳng làm gì được cho cô bé công chúa này. Tôi muốn đứng dậy, bỏ chạy về nhà mình.
Bhookh Kumari chắc đã thấy được tình trạng khó xử trong tôi nên cô bé nói: “Vâng, cháu nói những điều ở trên vì chú muốn cháu nói. Có lẽ cháu đã nói quá nhiều. Nhưng chú phải cứng cỏi. Chú là nhà văn mà đã là nhà văn thì chú phải có cái dạ dày khỏe để tiếp nhận mọi thứ. Hơn thế, sau nhà chú có đống rác to, chắc chú thấy mọi thứ bẩn thỉu. Cháu chắc là chú đã thấy cháu ở đó còn cháu thì luôn thấy chú, có lúc đi sau con Gogo, có lúc đứng nhìn một bà già lưng còng đang nhặt rác và có lúc nhìn hau háu một phụ nữ thiểu số xinh đẹp. Chú nên thấy tự hào về đống rác sau nhà, nó đầy những điều ngạc nhiên thú vị mà một trong những điều đó là những tờ giấy chú vò nát rồi vứt đi. Cháu nhặt chúng đem về nhà, mở ra và ghép chúng lại với nhau. Có tờ chỉ là giấy trắng, có tờ bị xé toạc. Cháu thích những tờ bị xé nhất và cháu có thể vuốt cho chúng thẳng ra và đọc những gì chú viết. Thường thì chúng mang những câu như nhau, được viết đi viết lại nhiều lần. Cháu thấy rất thú. Thi thoảng chúng chẳng có gì ngoài những từ hoặc chữ cái được viết cạnh nhau một cách vô lý. Giờ thì chú đã biết làm thế nào mà cháu biết chú mệt mỏi còn truyện của chú thì bị tắc tị. Tựa đề truyện này hình như là Kẻ đói, phải không chú?”.
Tôi không để mình thấy ngạc nhiên hoặc vui mừng trước việc cô bé đã nhặt nhạnh lại những tờ bản thảo bị tôi vò nát và vứt đi. Tôi nói ngay, không cần chấp môi.
“Chú không tin cháu là đứa bé nhặt rác”. Tôi buột miệng nói. “Chú không tin cháu sống ở khu ổ chuột, không tin cháu sống bằng rác, không tin cháu nhặt những tờ bản thảo chú vứt rồi ráp lại để đọc những gì chú viết, không tin cháu đang ngồi trước mặt chú. Làm sao một cô bé nhặt rác tội nghiệp lại có ngôn ngữ, phong cách, sự sắc lém, sự hài hước, dáng vẻ, giọng nói, sự tự tin, tiếng cười, đôi mắt như thế này? Cháu có được những thứ ở trên từ những đống rác? Từ khu ổ chuột? Từ một gia đình chuyên nhặt rác? Từ những tờ bản thảo chú vứt đi? Chú không tin. Hãy nói với chú sự thật, cháu là ai?”
Tôi run rẩy, giọng nói của tôi cũng vậy. Run cho tới khi tôi xem mọi điều diễn ra như một trò đùa. Không, không thể là một trò đùa mà là những điều gì đó rất đáng tin tưởng. Không, cũng không phải thế mà trong tôi có một phức hợp của sự tò mò, hoài nghi và sự đùa cợt. Nhưng việc cô bé nói cô bé đi nhặt rác và lắp ráp lại các tờ bản thảo tôi vứt đi đã làm tôi mất thăng bằng.
Cô bé nắm tay tôi. Hai bàn tay đang run và mềm mại của tôi như hai con chim bị thương đang nằm trong hai bàn tay khô cứng của cô bé.
“Kìa chú, đừng như vậy chớ”, cô bé quở tôi. “Nếu chú không tin, thì chú cứ không tin, nhưng đừng quá ủy mị, đừng quá tư lự! chú là người của kinh nghiệm, vì chú là nhà văn, chú đã đi du lịch khắp thế giới, đã tiếp xúc với đủ hạng người; chú đã thấy được mọi điều kỳ diệu trong những giấc mơ, nếu không nói là chú cũng đã thấy chúng trong đời thực. Không có gì có thể làm chú mất thăng bằng. Chú không tin vào bất cứ điều gì cháu nói nhưng đừng giận dữ với cháu! Được thôi, chú hãy gọi cháu là Bhookh Kumari! Nào chú, hãy cười lên! Hãy hít thật sâu đi chú. Hít thêm lần nữa. Đó, chú đã không còn run nữa. Mỗi nhà nghệ sĩ là một thầy phù thủy. Anh ta có thể sáng tạo ra mọi thứ và không thể không tin vào chúng. Cháu biết chú đang cô đơn, đang viết cật lực và ăn thấy không ngon miệng nhưng uống rượu quá nhiều. Tuy nhiên, hơn hết thảy, cảm hứng của chú đang cạn kiệt. Cháu biết đâu là lý do chú bị tắc tị và muốn giúp chú. Thực tế là cháu tới đây tối nay để làm điều đó…”
Cô bé tiếp tục nói trong khi tôi lặng lẽ hối hận là đã sụt sùi, ủy mị. Những lời nói của cô bé có một hiệu quả lạ lùng đối với tôi, hai bàn tay dịu dàng của cô bé cũng có hiệu quả như thế. Tôi thấy cô bé đang cố xua tan đi những ngờ vực trong tôi bằng những lời diệu kỳ. Bàn tay và lời nói của cô bé như tiếp thêm sức mạnh cho tôi. Tôi muốn nói cùng cô bé là hãy cùng tôi dấn bước về phía những ngôi nhà ổ chuột dưới kia. Tôi dần lấy lại bình tĩnh nhưng sự hồ nghi vẫn còn làm tôi run run. Tôi nói với mình rằng tôi không có quyền thét vào mặt cô bé tội nghiệp kia. Tôi tự nhủ hãy thư thả và lắng nghe những gì cô bé nói, thay vì kháng cự lại. Cuối cùng, tôi cũng trở lại bình thường, thư thả.
“Chú không nên để mất bình tĩnh”. Tôi nói.
“Chú có gì đâu mà chú lo”, cô bé nói.
Cô bé thả tay tôi ra. Hai bàn tay xù xì, nhỏ nhắn và xinh đẹp của cô bé làm bàn tay to, béo bệu của tôi ngay đơ ra. Chúng tôi không nói gì trong vài phút. Tôi nhìn vào đối mắt to, rực sáng của cô bé còn cô bé thì nhìn vào đôi mắt lờ đờ của tôi.
“Nhưng chú không tin sao?”, cuối cùng cô bé hỏi.
Tôi chưa được chuẩn bị cho câu hỏi này. Lúc nãy cô bé cũng hỏi câu này và tôi khi đó cũng như bây giờ nhưng khi đó cô bé hỏi với nghĩa hẹp còn lần này cô bé hỏi với nghĩa mở. Để trả lời câu hỏi này, có khi tôi phải nhìn lại cả cuộc đời mình. Do vậy, tôi giữ im lặng. Cô bé không nhấn mạnh khi hỏi.
“Cháu bao nhiêu tuổi rồi?”, tôi hỏi và lần đầu tiên, tôi chuyển những suy nghĩ ra khỏi dòng suy tư rằng sự hoài nghi của tôi có thể làm hỏng buổi tối kỳ lạ này.
“Chừng 12 hay 13 chú ạ. Còn chú?”
“Khoảng 60 hay 61”, tôi đáp.
“Chú có thể bước đi như chú bé 16 tuổi, nếu chú muốn”, cô bé nhận định.
Tôi cười như thể mình đang vỗ cánh. Như thế là cô bé còn hiểu được cái cảm giác về tuổi tác của tôi.
“Nào chú, nếu chú hứa là chú không giận, cháu sẽ nói điều cháu muốn nói”, cô bé tiếp tục.
“Chú hứa”, tôi nghiêm trang nói.
“Hãy nói với cháu tại sao truyện ngắn Kẻ đói chú đang viết lại gây ra cho chú nhiều khó khăn vậy? Tại sao nó bị tắc tị?”. Cô bé nhìn rất lo âu khi hỏi.
Tôi chưa được chuẩn bị cho câu hỏi. Tôi muốn nói rằng mỗi truyện ngắn đều gây khó khăn cho tôi, rằng khó khăn là cái giá nhà văn phải trả để được mừng vui khi viết xong câu chuyện, rằng mỗi nhà nghệ sỹ đều có những vấn đề, những điều đại loại như vậy. Nhưng tôi không nói được những ý nghĩ này với Bhookh Kumari. Do vậy, tôi đáp: “Chú không biết tại sao; chú cũng không muốn nói. Chú sợ rằng chú sẽ không còn ý muốn viết cho xong truyện đó và thế là cháu sẽ không còn dịp để nhặt những tờ bản thảo bị vò nát mà chú vứt vào đống rác”.
“Đừng nói vậy chú à”, cô bé nói, “vì cháu đã nghiện với việc nhặt những tờ bản thảo bị vò thành viên, gỡ ra, phủi cho thẳng và ghép lại thành thứ có thể đọc được. Cháu có một đống những tờ bản thảo như thế trong căn nhà ổ chuột của cháu mà mẹ cháu muốn đốt đi”.
“Mẹ cháu giờ thế nào?”
“Mẹ cháu đã mất”
“Vì sao lại thế?”
“Vì bị thổ tả”
Tôi không còn lòng dạ nào dám hỏi về cha cô bé nhưng cô bé dường như muốn tiết lộ
“Cháu không có cha”, cô bé tiếp tục, “cháu muốn nói cháu không biết ông ấy là ai. Mẹ cháu không bao giờ nói với cháu về ông ấy. Mọi người trong khu cháu gọi cháu là đứa không cha. Cháu chửi họ và ném đá họ, do đó bị họ đánh đập hoài. Sau đó, cháu không thèm nói gì nữa với họ. Một đêm nọ, cháu nằm mơ thấy mẹ cháu đến bên cháu, nói đừng bận tâm với những lời trêu chọc. Đó là lời khuyên rất hay vì nhờ làm theo lời mẹ mà cháu không còn bị người ta hành hạ nữa. Kể từ khi cháu thôi trợn mắt nhìn và chưởi lại, người ta không còn thấy thích thú với việc gọi cháu là đứa không cha nữa. Người ta có thể làm bất cứ thứ gì để giải trí.”
Câu nói cuối cùng của cô bé đầy ắp sự khôn ngoan trên đời.
“Cháu cũng thích viết văn”, cô bé hồ hởi nói với tôi.
Tôi không ngạc nhiên nhưng giữ im lặng.
“Chắc chú đang suy tư. Ai là người không thích viết phải không chú?”, cô bé nói.
Tôi không nghĩ vậy. Tôi không thể nói ra những suy nghĩ của mình về điều đó. Để thoát ra khỏi vùng tối của sự suy tư, tôi hỏi: “Cháu đang viết về điều gì?”
“Không về cái gì cả, cháu chỉ thích thôi vì giờ đây cháu đang tích lũy sách và kinh nghiệm”
Lời nói, suy tư, sự sắc xảo của cô bé như một con đom đóm huyền hoặc đang phát sáng trong vùng tối của những suy tư của tôi. Tôi thấy mình bừng sáng lên một chút. Tôi nói với mình rằng hãy mời cô bé về nhà ăn tối. Trước tiên, ở đó, tôi sẽ nói cô bé rửa tay, tắm sơ qua và tôi sẽ trao cho cô bé một chiếc áo sơ mi và một chiếc quần tây, rồi nói cô bé hãy vứt áo váy cũ đang mặc vào đống rác. Tôi sẽ để cô bé giữ lại dải ruybăng. Cô bé sẽ rạng rỡ như một đóa hoa trong dơ bẩn. Có lẽ, tôi sẽ đưa cô bé đến học ở một trường có tiếng…
Tôi đã tưởng tượng quá nhiều và hơi bối rối với những sắc màu lãng mạn của nó. Sợ Bhookh Kumari biết được những ý nghĩ của mình nên tôi nói: “Hư cấu là gì?”. Thay vì trả lời tôi, cô bé nói bằng giọng người lớn, huyền bí: “Chú không tin nhưng cháu có thể giúp chú thoát khỏi sự bế tắc”.
Tôi giật mình. Sự suy tưởng của tôi biến mất. Bhookh Kumari đang đợi tôi phản ứng lại với nhã ý giúp đỡ của mình.
“Hãy quên đi sự hoài nghi ở chú. Chú chấp nhận nhã ý được giúp đỡ của cháu”.
Bhookh Kumari chồm dậy, đứng thẳng trên tảng đá. Cô bé phủi thẳng bộ áo váy, há miệng ra và cười nói: “Vâng, chú cần phải tới khu ổ chuột, ở lại với cháu vài ngày. Tất nhiên, chú phải cởi bỏ đi bộ quần áo sang trọng và phải mặc áo quần cũ rách, chú phải ngủ bên cạnh một cái rãnh và quên đi căn nhà cùng phòng tắm sạch sẽ của chú. Chú phải trở lại thời trai trẻ của mình khi chú từng biết đến những kẻ đói khát và mang giấc mơ xóa bỏ điều đó, chú phải ăn thức ăn kẻ khác vứt đi, chú phải biết cách chế ngự được sự buồn nôn…”
Cô bé nói một hồi nữa trong khi tôi chăm chú lắng nghe, đầu cuối xuống như một kẻ đang cầu nguyện. Giọng cô bé như vọng xuống từ trời. Tôi không đủ can đảm để nói rằng, những điều kiện cô bé đưa ra là đáng được tôi chấp nhận.
Sau đó cô bé dừng lại đột ngột. Tôi ngẩng đầu lên. Cô bé cười. Cô bé đã thấy được sự ngập ngừng của tôi.
“Chú không cần phải đưa ra quyết định ngay bây giờ”, cô bé nói. “Cháu sẽ đến trong những giấc mơ của chú. Sau đó, chú sẽ thấy những điều kiện của cháu ăn sâu vào trong tâm khảm chú”.
Cô bé nhảy xuống và chạy về khu ổ chuột bên dưới. Tôi ngồi một lát nữa, nhìn hình dáng cô bé khuất xa dần, sau đó đứng dậy, lững thững đi về nhà.
Nhiều ngày đã trôi qua. Từng đêm, tôi chờ Bhookh Kumari hiện đến trong giấc mơ tôi để tôi trả lời cô bé.
Trần Ngọc Hồ Trường dịch
(Từ Contemporary Indian short stories, NXB Philipp Reclam, 2006.)
VanVN.Net - Tôi đang đi tản bộ trên con đường yêu thích của mình. Tôi bước chậm, u buồn. Tôi hít sâu, thở ra mạnh để đầu óc thư thả và cười nuối tiếc cho những sai lầm của mình. Trên bầu trời, có một dải ráng đỏ nhạt dài nhưng tan biến nhanh, như nụ cười của tôi. Trời lúc chiều tối vẫn chưa xõa ra mái tóc của nó. Con đường trải dài ra trước tôi như một con rắn hổ mang bành đang nằm.
Tôi bước đi nặng nề, như một người già không nhà. Tôi vẫn chưa đi được tới tảng đá nơi tôi sẽ ngồi và ngó xuống khu nhà ổ chuột lập lòe ánh điện phía xa, thả hồn mình bay lượn, như một con bồ câu bị thương ở cánh. Mỗi buổi tối, tôi thích được ngồi trên tảng đá, ngắm nhìn khu ổ chuột lập lòe. Tôi chưa bao giờ không ngồi ở đó vào mỗi tối. Xung lực của sợi dây thần kinh trong tôi chưa làm cho tôi thấy sợ. Nó là một trong các dây thần kinh đã chết yểu.
Tôi hiếm khi đá xa hơn tảng đá trong các cuộc tản bộ vào chiều tối của mình. Mỗi người già thư nhàn có một gốc cây, một con mương, một khúc cua, một tảng đá hay một điểm nào đó làm dấu, không bao giờ để phải đi lạc và luôn không muốn đi xa hơn hơn chỗ đó. Tuy nhiên, tối hôm đó, tôi thấy có người ngồi trên tảng đá của tôi và tôi muốn đi qua, vì không thích ngồi chung với người đó. Nếu tôi nhận thấy có người xâm phạm sớm hơn, tôi đã quay bước.Nhưng tôi đã bước đi lòng khòng, đầu cúi thấp, cho nên khi đi tới tảng đá, tôi mới nhận ra là tảng đá đã có người ngồi. Đột ngột quay lưng lại, bỏ đi thì không nên và nhìn thẳng vào hình dáng bé nhỏ đang ngồi thì cũng không nên. Một nhân viên kiểm duyệt nghiêm khắc đang ẩn nấp trong đầu tôi, nói cho tôi biết điều gì là không phải. Mỗi buổi tối, tôi đều cố trục xuất anh ta ra khỏi đầu nhưng đều bất lực. Tối đó, tôi lại cố. Tôi dừng lại khá gần tảng đá, sau đó bước đi nhanh hơn. Tôi định quay lại nhìn thoáng qua, để chắc là tôi không phải tưởng tượng lấy hình dáng người đang ngồi. Nếu hình dáng ấy vẫn còn ngồi đó, tôi sẽ vờ rằng tôi đang nghĩ về một điều hệ trọng, cần quay lại và đi về nhà. Thế nhưng tôi lại vô tư đi qua tảng đá và mọi thứ chuyển biến theo chiều hướng khác. Ý nghĩ rằng tôi sẽ nhìn lại biến đi đâu mất tích. Tôi bắt đầu bước đi nhanh, thở ào ạt. Tôi bỗng thấy cần phải cảnh giác, cần phải tỉnh táo. Tôi thôi không bước thình thịch nữa. Một nụ cười nở trên môi tôi. Dường như khi đi qua tảng đá, tôi đã bước vào một thế giới khác. Tôi ngạc nhiên trước sự thay đổi trong tâm trạng của tôi. Tôi ưỡn ngực bước đi, hai tay vung vẩy như đang quét. Dáng đi của tôi thường có vẻ khỏe mạnh hơn tuổi tác và hình thức bên ngoài của mình. Tôi cố ý sửa sang nó trong mỗi bữa đi bộ buổi tối vì muốn cho đầu óc và nội tâm được thư thả. Nhưng thay vì như thế, giờ thật lạ, tôi lại bước đi nặng nề.
Tâm trạng mới xuất hiện cũng tồn tại không lâu. Tôi thấy sợ khi nghĩ rằng có ai đó đang đuổi theo sau. Tôi hiểu rõ nỗi sợ hãi này. Nó thường ập đến, đặc biệt là trên những con đường vắng vẻ lúc chiều tối, khi ngày đã bắt đầu trút hơi thở cuối cùng của nó. Máu tôi như đông lại, hai tai tôi ửng đỏ. Tôi muốn quay lại nhìn nhưng không dám. Nỗi sợ này thường tan biến sau vài phút. Nó như một cơn động kinh, khủng khiếp và khó đoán. Một khi tôi đã ở trong tầm ngắm của nó, tôi lo lắng sợ rằng, chỉ trong vào giây, nó sẽ vồ lấy tôi và giết chết tôi. Giờ điều đó vẫn chưa xảy ra nhưng tôi không thể nói là nó không xảy ra. Tối nay, thân thể tôi đã sẵn sàng để chịu một cuộc tấn công chí tử từ phía sau. Tôi có thể nghe mỗi lúc càng rõ hơn tiếng bước chân của kẻ đuổi theo tôi. Tôi sẽ phát hoảng lên mất, nếu quay lại nhìn mà không thấy có ai và điều này làm tôi không dám quay lại nhìn. Thoạt đầu tôi nghĩ tôi đang nghe tiếng bước chân của chính mình nhưng tôi biết sự thật không phải vậy. Tôi đứng lại để nỗi lo âu không kiểm soát được lắng xuống. Những buổi tối trước đây, khi mồ hôi tuôn ra làm ướt đẫm thân thể tôi thì tiếng bước chân đuổi theo trở nên im bặt và tôi cho là nỗi lo sợ sẽ lắng xuống. Nhưng tối nay, tôi vẫn cứ khô ráo và tiếng bước chân lại nghe gần hơn, như có ai đó đi ngay sau gót mình. Ngay khi tôi nghĩ là có ma đuổi theo mình thì tôi nghe có một giọng nói ngây thơ: “Kính xin chú quay lại, cháu mệt rồi!”
Đó là giọng nói của một cô bé. Tôi không thấy giật mình, thay vào đó, tôi lại thấy an tâm. Âm thanh tinh nghịch ấy nghe thật bùi tai. Nỗi lo sợ của tôi biến mất. Tôi dừng lại. Cô bé cũng dừng lại. Trong vài giây, tôi đứng quay lưng lại với cô bé, hy vọng cô bé sẽ tiến về phía trước tôi và hỏi chuyện. Khi không thấy cô bé tiến lên, tôi biết rằng cô bé đang ươn ngạch chờ tôi. Cô bé có lẽ là người có nguyên tắc, dù còn quá trẻ. Tôi cũng thấy thích như vậy.
Cô bé đi chân trần và đầu trần, đang mỉm cười. Cô mặc một chiếc áo váy màu xanh, dơ bẩn dài tới đầu gối. Trên đầu tóc rối bù của nó có một dải ruybăng đỏ. Nụ cười của cô bé trông rực rỡ nhưng đôi môi lại khô khốc, hai má có nhiều vết bẩn. Hai bàn tay nó đặt sau đầu khi bước đi lắc lư. Cổ tay cô bé nhỏ nhắn, hai mắt to tròn. Tôi nghĩ, đó là do đôi mắt cô bé sáng rực. Tôi có thể nhìn thấy cô bé rõ ràng dù trời đã tối. Mọi nỗi sợ hãi của tôi đã biến mất.
“Cháu là ai?”, tôi lịch thiệp hỏi.
Cô bé nói tên mình và tôi thấy ngạc nhiên và buồn cười:
“Bhookh Ki Mari? Tên sao lạ vậy?”
Cô bé cười.
“Bhookh Ki Mari! Chú nghe rõ chưa? Một cái tên hay!”
Tôi biết tôi đã nghe nhầm. Tôi cười với cô bé. Tôi nghe có tiếng cười thường nghe được vào buổi tối trong tiếng cười của cô bé và cô bé hẳn đã nghe được tiếng cười thường thấy trong đêm khuya trong tiếng cười của tôi.
“Không phải Bhookh Ki Mari”, cô bé chỉnh lại”, mà là Bhookh Kumari”
Tôi thôi cười và bắt đầu suy tư. Tôi không hiểu sao tôi lại suy tư. Tuy vậy, giữ im lặng dường như là không nên đối với tôi.
“Tên cháu khá lạ!”, tôi nói.
“Nhưng hình thức của cháu không lạ”, cô bé nói vui vẻ.
Tôi thấy có ấn tượng với cô bé. Nhưng cô bé này không nên đi quá xa thị trấn khi trời đã tối. Tôi sẽ đi về cùng cô bé.
“Đúng, hình thức của cháu không lạ”, tôi vờ đồng ý với cô bé.
“Cháu biết rõ về chú”, cô bé nói, “nơi chú sống, những gì chú…”
“Vậy hả?”, tôi ngắt lời cô bé.
“Đúng vậy ạ”, cô bé nói bằng tiếng Anh.
Tôi buồn cười nhưng có chút cảnh giác. Tôi gạt đi sự cảnh giác và nói, “Cháu làm gì ở đây khi trời đã tối thế này?”
“Để trò chuyện với chú”, cô bé cười.
Lần này, tiếng cười của cô bé đã chọc tức tôi. Tôi bỗng thấy mình yếu thế. Con bé này đang cười mình! Tôi nghiêm túc nhìn cô bé và hỏi, “Cháu sống ở đâu?”
“Trong khu ổ chuột dưới kia”, cô bé đáp.
“Vậy cháu lên đây làm gì khi trời đã tối om?”.
Tôi nghĩ tôi sẽ chọc tức được cô bé vì đã lập lại câu hỏi nhưng cô bé tỏ ra không bực bội.
“Cháu đi tản bộ’, cô bé nói, “và để gặp chú”
Tôi tự nói hãy nguội lại và muốn tống khứ cô bé đi bằng cách đổi hướng câu hỏi.
“Cháu cần gì ở tôi”, tôi hỏi.
“Không cần gì chú ơi”, cô bé đáp.
Giờ đây, tôi và cô bé đang bước đi cạnh nhau, như cha và con. Những ý nghĩ của tôi đã làm tôi dịu lại. Tảng đá của tôi giờ không có ai ngồi. Nếu cô bé này không đuổi theo tôi, tôi đã đi xa hơn và sẽ trở về nhà muộn hơn. Tôi nghĩ như thể có ai đó sai cô bé tới để ngăn lại việc tôi sẽ đi tản bộ thật xa. Tôi như muốn nói là cô bé hãy trở về khu ổ chuột của nó và hãy để cho tôi đi thêm nữa. Nhưng tôi thật sự không muốn đi tiếp. Tâm trạng tôi đã thay đổi. Chúng tôi đã đi gần đến tảng đá. Tôi dừng lại, cô bé cũng dừng lại.
“Chính xác là cháu đang làm gì ở đây?”, tôi nhã nhặn hỏi.
“Cháu đang chờ chú”, cô bé nói ngay. “Cháu muốn nói với chú vài điều”
“Tại sao không chớ”
“Nếu chú cùng ngồi với cháu trên tảng đá kia”, cô bé nói.
Khoảng khắc tôi ngồi xuống tảng đá với cô bé, tôi thấy như mình đang lao vào cái tổ những ngôi nhà ổ chuột lờ mờ dưới kia. Cô bé ngồi ngay trước mặt tôi, đọc suy tư của tôi bằng đôi mắt sáng rực. Tôi không nghĩ cô bé là người ngu ngơ. Bhookh Kumari! Chắc là cô bé tự đặt tên cho mình cái tên này, làm tôi không khỏi buồn cười. Dáng vẻ cô bé cũng thế. Giọng cô bé giống giọng một nàng công chúa nào đó trong phim Ấn Độ. Tôi chắc là cô bé đã xem rất nhiều phim chiếu trên TV. Mỗi căn nhà ổ chuột có một chiếc TV màu và một chiếc tủ lạnh mà. Tôi kiềm chế mình vì tôi đang tỏ ra khắt khe. Có lẽ cô bé hát mỗi khi đi xin ăn. Ồ không, tôi chẳng thể tưởng tượng được hình ảnh cô bé này lúc đó như thế nào.
Hai đầu gối cô bé bị bầm tím. Cổ cô bé gầy đến nỗi một đứa trẻ cũng có thể nắm hết được. Mắt cô bé lóa sáng có lẽ do đang thèm khát ăn uống. Tôi muốn vuốt ve đầu tóc cô bé, chỉnh lại dải ruybăng và hỏi cô bé đã ăn khi nào. Cô bé nhìn tôi.
“Cháu có coi TV không?” tôi hỏi.
“Thỉnh thoảng”
“Nhà cháu có TV không?”
“Không ạ”
Tôi đã hỏi những câu hỏi thô thiển, như những câu mà các nhà văn đặt vào miệng nhân vật khi anh ta đến nhà chứa nói chuyện với gái điếm. Tôi quyết định không hỏi gì thêm. Tôi tò mò muốn biết những gì cô bé muốn nói với tôi. Làm sao cô bé biết rõ về tôi? Cô bé có biết được những vấn đề tôi đang đối mặt không? Bhookh Kumari tội nghiệp! Có lẽ cô bé là một nàng tiên bé bỏng đến từ đâu đó. Trong suốt thời thơ ấu của mình, tôi chưa từng được gặp tiên. Tới tuổi này, cũng sẽ không còn gặp được nữa.
Buổi tối cuối cùng cũng đã xõa tóc của nó ra. Bầu trời lấm chấm với vô số những vì sao nhấp nháy. Màu ửng đỏ của hoàng hôn đã biến mất. Tôi có thể nghe được đêm tối đang chu chuyển. Tôi ngồi trên tảng đá, như một đức vua có tuổi, đã mất ngôi, lắng nghe những câu chuyện cổ của cô con gái bé nhỏ của người thợ rừng. Đôi mắt của Bhookh Kumari vẫn rực sáng. Đôi chân không của cô bé nhìn như đôi chân của một con chim đang đứng ngủ.
“Nói chuyện đi Bhookh Kumari”, tôi nói.
“Cháu đang đợi cho màn đêm dày hơn. Chú không có gì phải vội vì chú đang sống một mình phải không?”
Lời nói này làm tôi thoáng run lên. Cô bé là một điệp viên.
“Đúng, nhưng chú luôn về nhà đúng giờ” tôi nói. Tôi như muốn rút lại câu nói ngập ngừng này của mình và cũng thấy hơi xấu hổ vì cứ mong chờ đi về nhà.
“Còn lâu mới tới giờ cầu nguyện buổi tối của chú”, cô bé nói.
Có lẽ cô bé biết người phụ nữ có nhiệm vụ chuẩn bị cho những lần tôi cầu nguyện, tôi nghĩ. Tôi bỗng muốn đi cùng cô bé tới căn nhà ổ chuột của cô bé. Nhưng tôi quyết định không nói với cô bé điều này. Nó có thể làm cô bé bỏ đi. Tôi sẽ làm gì ở đây? Tôi có thể tưởng tượng được mọi thứ, dơ bẩn và sạch sẽ. Những đống rác bẩn thỉu đang vây quanh nhà tôi. Đất nước tôi nổi tiếng vì những đống rác. Dù bạn sống ở đâu, ở khu ổ chuột hay những khu vực được gọi là sạch sẽ, bạn cũng phải sống không xa các đống rác.
“Vâng, còn lâu mới tới giờ cầu nguyện”, tôi nói, “nhưng chú có thể bỏ cầu nguyện một ngày, thi thoảng vài ngày cũng được”
“Vậy sao chú!”, cô bé nói.
“Đúng vậy!”, tôi nói bằng tiếng Anh.
Chúng tôi cùng cười.
“Giọng cười của chú thật dễ mến”, cô bé nói sau một hồi im lặng.
Tôi chưa được chuẩn bị cho lời khen này. Tôi chẳng thể biết được cô bé đang nghĩ gì. Có lẽ tôi nên nói điều gì đó nhưng tôi lại thôi.
“Chú ngồi ở đây mỗi buổi tối và nhìn xuống khu nhà ổ chuột lờ mờ dưới kia”, cô bé nói.
Tôi đợi cô bé nói thêm là tôi đã nghĩ tới chuyện đi vào khu ổ chuột nhưng cô bé không nói thêm.
“Từ khu ổ chuột, cháu có thể nhìn thấy tảng đá này không?”, tôi hỏi.
Cô bé im lặng một hồi trước khi mở miệng nói. Khi nói, giọng cô bé đầy sự tinh nghịch.
“Cháu có thể thấy cả thể giới từ khu ổ chuột”
Tôi không hiểu sao khi nghe thế, tôi run lên. Tôi cho là tôi chưa được chuẩn bị khi đối diện với khả năng tưởng tượng đầy bay bổng của cô bé.
“Nhưng sao chú không dừng lại ở tảng đá này hôm nay”, cô bé hỏi.
“Vì chỗ của chú không còn trống”, tôi nói.
“Như vậy chú đã thấy cháu”, cô bé hỏi.
“Chú không thấy cháu nhưng chú chỉ thấy chỗ của mình đã bị chiếm mất”, tôi đáp.
“Không phải vậy”, cô bé nói, “chỗ cháu đã ngồi không phải là chỗ của chú”
“Chú cho cả tảng đá là chỗ của chú”, tôi đáp. Tôi nghĩ cô bé sẽ mỉm cười hay nói cái gì đó nhưng cô bé dường như đang chìm trong những suy tư khác.
Đây là lần đầu tiên tôi ngồi với cô bé lạ, nhỏ nhắn, thông minh. Cô bé muốn nói với tôi những gì? Tại sao cô bé lưỡng lự? Tôi nên gợi ý cho cô bé, nên nói cái gì đó để khiến cho cô bé nói. Có lẽ có ai đó trong gia đình cô bé bị bệnh. Cô bé cần sự giúp đỡ. Có lẽ cô bé là một con nhóc láu lỉnh, lừa đảo. Tôi ngửi được sự xấu xa trong suy tư của tôi và đổi hướng suy nghĩ, hỏi: “Cháu còn đi học không?”
“Trước đây cháu có nhưng giờ thôi rồi”, cô bé nói.
“Sao cháu thôi học?”
“Cháu không thích”
“Nhưng tại sao?”
“Vì cháu đã biết trước những gì người ta dạy. Cháu nhạy bén”, cô bé nói với gương mặt căng ra, làm tôi không nhịn được cười. Cô bé không cười với tôi.
“Chú không tin à?”, cô bé hỏi.
Có lẽ cô bé đã biết được nhược điểm là dễ cười của tôi! Do vậy, tôi nghiêm trang lại và nói: “Không tin vào điều gì?”
Tôi cho là cô bé sẽ vặn lại bằng cách nói: “Chẳng lẽ cháu nghĩ chú không tin vào mọi thứ à?” nhưng cô bé miễn cho và nói: “Chú không tin vào sự nhạy bén của cháu à?”
“Tất nhiên chú tin…”
Cô bé cắt ngang lời tôi và nói: “Nhưng chú ngạc nhiên à”
Điều cô bé tạo ra trong tôi là tôi không ngạc nhiên mà cũng không muốn tranh luận với cô bé. Do vậy, tôi giữ im lặng. Tôi muốn rủ cô bé mỗi tối đến tảng đá này gặp tôi nhưng tôi không nói. Có lẽ, điều đó cũng không nên. Tôi sợ cô bé bỏ đi. Tôi sợ cô bé sẽ nói điều gì đó làm tôi phát chán. Tôi lẩm bẩm là mình hãy nói ít nhưng nghe nhiều vì bất cứ một tâm trạng hay lời nói nào đó không đúng lúc cũng sẽ làm tan biến đi sự hòa hợp mỏng manh mà chúng tôi đang có. Nhưng mặt khác sự thận trọng quá mức cũng sẽ làm cho sự tự nhiên trong tôi bị ảnh hưởng. Tôi ngồi lặng lẽ nhưng cô bé ngồi trước tôi như một nàng công chúa. Bhookh Kumari! Tôi cho là cha mẹ cô bé chẳng có gì phải lo với cái tên này. Tôi muốn hỏi về cha mẹ cô bé nhưng sợ sự tò mò này là không nên. Bóng đêm giờ đã dày đặc hơn. Mặt trăng hình bán nguyệt đã hiện ra. Đôi mắt Bhookh Kumari càng long lanh hơn. Chỉ có những đứa bé thiếu dinh dưỡng mới có đôi mắt to như thế. Hai cổ tay cô bé như được làm bằng thủy tinh đen, hai bàn chân như hai bàn chân chim bẩn thỉu.
Sự mơ màng của tôi bị khuấy động khi cô bé hỏi: “Truyện ngắn mà chú nhọc nhằn viết gần đây thế nào rồi?”
“Không tốt lắm”, tôi trả lời nước đôi. Có lẽ cô bé đang sắp nói điều cô bé cần nói.
“Cháu hiểu”, cô bé nói.
“Gì?”, tôi thốt lên.
“Hiểu truyện chú đang viết không trơn tru”
“Nhưng làm sao cháu biết?”, tôi ngạc nhiên.
“Chú biết đó, cháu là người nhặt rác. Cháu bới những đống rác và đống rác sau nhà chú là khu vực cháu bới”, cô bé thông báo cho tôi biết.
Tôi run lên.
“Cho nên ngoài việc biết chú viết truyện đó tới đâu, cháu còn biết sức khỏe, tâm trạng chú thế nào”, cô bé nói với tôi.
“Rồi thế nào nữa?”, tôi nói bằng giọng yếu ớt.
“Cháu biết được nhờ nhặt những chiếc chai rượu rỗng chú vứt đi”, cô bé nói.
Tôi cười bồi hồi như bị một điều kỳ diệu khuất phục. Tiếng cười của tôi làm xao động màn đêm, rồi sau đó im bặt.
“Vậy gần đây chú thế nào?”, tôi hỏi
“Không được tốt lắm. Chú bị tắc tị, đó là lý do tại sao cháu đến đây để gặp chú”, cô bé nói vô tư.
“Nhưng sao cháu lại tìm chú ở đây? Sao không tạt qua nhà chú? Chú luôn có nhà, như cháu đã biết”, tôi nói.
“Cháu hiểu nhưng nếu cháu đến nhà chú, chú sẽ nghĩ cháu là ăn xin, chú sẽ không tiếp chuyện cháu, chú sẽ không mời cháu ngồi, chú sẽ xem cháu như một đứa bé dơ bẩn, chú sẽ nghi ngờ động cơ của cháu, nhưng ở đây, trong bóng tối, trên tảng đá này, chú và cháu như hai con người, tất nhiên cháu nhỏ tuổi hơn chú nhiều, chỉ như là con gái chú, ở đây chú cũng không thể dọa dẫm cháu. Ngoài ra, con chó Gogo cụt đuôi của chú cũng chẳng thể cản trở được cuộc trò chuyện của chúng ta. Nó trở nên điên rồ mỗi khi ngửi được mùi của cháu nhưng chú không biết điều đó. Cháu chẳng thể yên thân nhặt rác khi có nó. Nó bảo vệ những tờ giấy chú vứt đi, như một con sư tử. Cháu chỉ có thể nhặt chúng về đêm…”
Cô bé nói về chuyện nhặt rác, về những đống rác và con Gogo nhưng với tôi, đó dường như là những câu chuyện cổ. Tôi muốn nằm trên tảng đá, nhắm mắt lại và đề nghị cô bé kể tiếp về những đống rác. Tôi tự hỏi vì sao tôi đã không nhận ra cô bé trên đống rác phía sau nhà tôi. Mỗi ngày tôi đi qua đống rác hai lần, liếc nhìn những kẻ nhặt rác. Tôi cũng có dẫn theo con Gogo và bảo nó yên lặng. Khi đó tôi phải ngửi mùi xú uế và cùng lúc suy nghĩ cách tiếp tục truyện ngắn đang bị tắc tị. Khi con Gogo tông cửa sau và chạy ra khỏi nhà, tôi phải chạy theo nó, vừa chạy vừa nghĩ chắc mọi người trong khu vực sẽ tự hỏi tôi hơi sức đâu mà chiều chuộng nó đến vậy. Mỗi lần nhìn thấy một đống rác, tôi nghĩ nó như một khối sự thật bị bỏ phế. Bhookh Kumari chắc đã nhiều lần trông thấy tôi. Tôi chắc cũng đã nhiều lần thấy cô bé nhưng sao tôi không nhận ra cô bé? Sao tôi không làm quen với một cô bé như thế, một cô bé có cài dải ruybăng trên tóc, có đôi mắt đen to sáng rực và có dáng vẻ của một nàng công chúa đang bới rác! Tôi thấy xấu hổ và giận giữ với sự chểnh mảng của tôi. Tôi muốn xin lỗi cô bé.
“Chú thấy đó”, cô bé tiếp tục, “cháu nói với chú những điều này trong bóng tối. nhìn chú khi chú đang nhìn về khu ổ chuột dưới kia và đang đùa cợt với ý tưởng muốn quyết tâm…”
Cô bé muốn tiếp tục nói nhưng tôi cắt ngang bằng một trạng thái xúc động khó tả được. Điều này làm Bhookh Kumari bật cười và do đó trông cô bé khá lạ.
“Sao chú có vẻ ngu ngơ vậy?”, cô bé hỏi. “Cháu không thể đoán ra những gì chú nghĩ khi chú ngồi suy tư trên tảng đá này sao? Cháu đã nói với chú là cháu rất nhạy bén. Cháu có khả năng tưởng tượng riêng. Sự thật chú là nhà văn còn cháu không phải thế nhưng điều đó không có nghĩa là cháu không thể tưởng tượng được. Cháu cũng thường có quyết tâm như chú. Có lẽ, đã có cái gì đó ở tảng đá này và ở những ngôi nhà ổ chuột kia làm người ta quyết tâm…”
Tôi im lặng nhìn cô bé. Cô bé thật tuyệt vời. Cô bé hiểu mọi điều trong tôi. Tôi có thể nhận ra là cô bé đang nhại dòng suy tư và giọng nói của tôi. Cô bé là đứa trẻ nhặt rác! Bhookh Kumari! Đôi mắt cô bé rực sáng trong bóng đêm. Tôi muốn sờ vào đôi mắt đó. Giờ tôi tin là cô bé không sợ bất cứ điều gì tôi nói hoặc làm. Tôi tin cô bé rất thông minh. Sự thông minh không bị giới hạn ở bất cứ đẳng cấp nào. Hay cô bé là công chúa trong cổ tích. Cô bé đã làm tôi bối rối.
“Có thật cháu là người chuyên nhặt rác không?”, tôi hỏi cô bé.
“Tất nhiên. Cháu có thể làm gì khác chứ? Gia đình cháu nghèo, cháu lại thất học. Cháu may mắn vì gia đình có nghề nhặt rác. Cháu còn có tên là Ghoora Bai. Mẹ cháu đặt cho cháu cái tên đó. Nhặt rác là nghề dơ bẩn nhưng không dễ. Tuy nhiên, cháu là chuyên gia nhặt rác, rất cừ, có khi cháu là người nhặt rác giỏi nhất thành phố. Chỉ cần liếc qua, cháu biết ngay cái nào cần nhặt, cái nào không. Tất nhiên, cháu không chỉ nhặt rác. Không như những người khác, cháu không giũ đập rác bằng tay và chân. Thi thoảng, cháu còn nhặt được nhiều thứ có giá trị khác… Khu ổ chuột của tụi cháu là một bảo tàng những vật khá thú vị. Cháu không bao giờ thiếu đồ chơi hay quần áo và tất nhiên là thức ăn, là những thứ mà người ta vứt đi. Cháu nhặt được cái áo váy và dải ruybăng này trong một đống rác. Đừng nhìn hai chân cháu, cháu muốn đi hai chân không mà. Cháu có một đống các loại giày dép nhưng không thích mang, trừ khi đi đến chỗ nào thường bị gai, đá cuội đâm vào chân. Người nhặt rác có cả đống tiền bị bẩn do đó họ coi những đống rác là những đống tiền. Mẹ cháu thường cầu nguyện để nhà trức trách đừng dọn rác đi thường xuyên. Mẹ gom góp của hồi môn cho cháu, tất cả đều từ các đống rác. Chú thấy đó, những người nhặt rác có cả một thế giới riêng. Chú đừng thương hại cho chúng cháu. Người ta có thể đếm được là có cả triệu người sống bằng nghề nhặt rác. Vâng, cháu cho rằng nhặt rác là cả một nghệ thuật. Chú cứ viết là cháu nhặt rác. Chính mong muốn này làm cháu chảy nước dải đầy miệng. Cháu có thể thấy chú đang buồn nôn.”
Tôi không thấy buồn nôn nhưng tôi sùi sụt. Tôi muốn lấy tay bịt miệng cô bé lại để cô bé thôi nói nữa. Một cô bé thông minh như thế mà phải đi nhặt rác! Tôi sụt sùi vì xấu hổ, giận dữ và bất lực. Tôi bị chao đảo khi nghĩ đến những trang viết dung tục và lối sống của mình. Nhưng tôi không thể không thấy rằng tôi chẳng làm gì được cho cô bé công chúa này. Tôi muốn đứng dậy, bỏ chạy về nhà mình.
Bhookh Kumari chắc đã thấy được tình trạng khó xử trong tôi nên cô bé nói: “Vâng, cháu nói những điều ở trên vì chú muốn cháu nói. Có lẽ cháu đã nói quá nhiều. Nhưng chú phải cứng cỏi. Chú là nhà văn mà đã là nhà văn thì chú phải có cái dạ dày khỏe để tiếp nhận mọi thứ. Hơn thế, sau nhà chú có đống rác to, chắc chú thấy mọi thứ bẩn thỉu. Cháu chắc là chú đã thấy cháu ở đó còn cháu thì luôn thấy chú, có lúc đi sau con Gogo, có lúc đứng nhìn một bà già lưng còng đang nhặt rác và có lúc nhìn hau háu một phụ nữ thiểu số xinh đẹp. Chú nên thấy tự hào về đống rác sau nhà, nó đầy những điều ngạc nhiên thú vị mà một trong những điều đó là những tờ giấy chú vò nát rồi vứt đi. Cháu nhặt chúng đem về nhà, mở ra và ghép chúng lại với nhau. Có tờ chỉ là giấy trắng, có tờ bị xé toạc. Cháu thích những tờ bị xé nhất và cháu có thể vuốt cho chúng thẳng ra và đọc những gì chú viết. Thường thì chúng mang những câu như nhau, được viết đi viết lại nhiều lần. Cháu thấy rất thú. Thi thoảng chúng chẳng có gì ngoài những từ hoặc chữ cái được viết cạnh nhau một cách vô lý. Giờ thì chú đã biết làm thế nào mà cháu biết chú mệt mỏi còn truyện của chú thì bị tắc tị. Tựa đề truyện này hình như là Kẻ đói, phải không chú?”.
Tôi không để mình thấy ngạc nhiên hoặc vui mừng trước việc cô bé đã nhặt nhạnh lại những tờ bản thảo bị tôi vò nát và vứt đi. Tôi nói ngay, không cần chấp môi.
“Chú không tin cháu là đứa bé nhặt rác”. Tôi buột miệng nói. “Chú không tin cháu sống ở khu ổ chuột, không tin cháu sống bằng rác, không tin cháu nhặt những tờ bản thảo chú vứt rồi ráp lại để đọc những gì chú viết, không tin cháu đang ngồi trước mặt chú. Làm sao một cô bé nhặt rác tội nghiệp lại có ngôn ngữ, phong cách, sự sắc lém, sự hài hước, dáng vẻ, giọng nói, sự tự tin, tiếng cười, đôi mắt như thế này? Cháu có được những thứ ở trên từ những đống rác? Từ khu ổ chuột? Từ một gia đình chuyên nhặt rác? Từ những tờ bản thảo chú vứt đi? Chú không tin. Hãy nói với chú sự thật, cháu là ai?”
Tôi run rẩy, giọng nói của tôi cũng vậy. Run cho tới khi tôi xem mọi điều diễn ra như một trò đùa. Không, không thể là một trò đùa mà là những điều gì đó rất đáng tin tưởng. Không, cũng không phải thế mà trong tôi có một phức hợp của sự tò mò, hoài nghi và sự đùa cợt. Nhưng việc cô bé nói cô bé đi nhặt rác và lắp ráp lại các tờ bản thảo tôi vứt đi đã làm tôi mất thăng bằng.
Cô bé nắm tay tôi. Hai bàn tay đang run và mềm mại của tôi như hai con chim bị thương đang nằm trong hai bàn tay khô cứng của cô bé.
“Kìa chú, đừng như vậy chớ”, cô bé quở tôi. “Nếu chú không tin, thì chú cứ không tin, nhưng đừng quá ủy mị, đừng quá tư lự! chú là người của kinh nghiệm, vì chú là nhà văn, chú đã đi du lịch khắp thế giới, đã tiếp xúc với đủ hạng người; chú đã thấy được mọi điều kỳ diệu trong những giấc mơ, nếu không nói là chú cũng đã thấy chúng trong đời thực. Không có gì có thể làm chú mất thăng bằng. Chú không tin vào bất cứ điều gì cháu nói nhưng đừng giận dữ với cháu! Được thôi, chú hãy gọi cháu là Bhookh Kumari! Nào chú, hãy cười lên! Hãy hít thật sâu đi chú. Hít thêm lần nữa. Đó, chú đã không còn run nữa. Mỗi nhà nghệ sĩ là một thầy phù thủy. Anh ta có thể sáng tạo ra mọi thứ và không thể không tin vào chúng. Cháu biết chú đang cô đơn, đang viết cật lực và ăn thấy không ngon miệng nhưng uống rượu quá nhiều. Tuy nhiên, hơn hết thảy, cảm hứng của chú đang cạn kiệt. Cháu biết đâu là lý do chú bị tắc tị và muốn giúp chú. Thực tế là cháu tới đây tối nay để làm điều đó…”
Cô bé tiếp tục nói trong khi tôi lặng lẽ hối hận là đã sụt sùi, ủy mị. Những lời nói của cô bé có một hiệu quả lạ lùng đối với tôi, hai bàn tay dịu dàng của cô bé cũng có hiệu quả như thế. Tôi thấy cô bé đang cố xua tan đi những ngờ vực trong tôi bằng những lời diệu kỳ. Bàn tay và lời nói của cô bé như tiếp thêm sức mạnh cho tôi. Tôi muốn nói cùng cô bé là hãy cùng tôi dấn bước về phía những ngôi nhà ổ chuột dưới kia. Tôi dần lấy lại bình tĩnh nhưng sự hồ nghi vẫn còn làm tôi run run. Tôi nói với mình rằng tôi không có quyền thét vào mặt cô bé tội nghiệp kia. Tôi tự nhủ hãy thư thả và lắng nghe những gì cô bé nói, thay vì kháng cự lại. Cuối cùng, tôi cũng trở lại bình thường, thư thả.
“Chú không nên để mất bình tĩnh”. Tôi nói.
“Chú có gì đâu mà chú lo”, cô bé nói.
Cô bé thả tay tôi ra. Hai bàn tay xù xì, nhỏ nhắn và xinh đẹp của cô bé làm bàn tay to, béo bệu của tôi ngay đơ ra. Chúng tôi không nói gì trong vài phút. Tôi nhìn vào đối mắt to, rực sáng của cô bé còn cô bé thì nhìn vào đôi mắt lờ đờ của tôi.
“Nhưng chú không tin sao?”, cuối cùng cô bé hỏi.
Tôi chưa được chuẩn bị cho câu hỏi này. Lúc nãy cô bé cũng hỏi câu này và tôi khi đó cũng như bây giờ nhưng khi đó cô bé hỏi với nghĩa hẹp còn lần này cô bé hỏi với nghĩa mở. Để trả lời câu hỏi này, có khi tôi phải nhìn lại cả cuộc đời mình. Do vậy, tôi giữ im lặng. Cô bé không nhấn mạnh khi hỏi.
“Cháu bao nhiêu tuổi rồi?”, tôi hỏi và lần đầu tiên, tôi chuyển những suy nghĩ ra khỏi dòng suy tư rằng sự hoài nghi của tôi có thể làm hỏng buổi tối kỳ lạ này.
“Chừng 12 hay 13 chú ạ. Còn chú?”
“Khoảng 60 hay 61”, tôi đáp.
“Chú có thể bước đi như chú bé 16 tuổi, nếu chú muốn”, cô bé nhận định.
Tôi cười như thể mình đang vỗ cánh. Như thế là cô bé còn hiểu được cái cảm giác về tuổi tác của tôi.
“Nào chú, nếu chú hứa là chú không giận, cháu sẽ nói điều cháu muốn nói”, cô bé tiếp tục.
“Chú hứa”, tôi nghiêm trang nói.
“Hãy nói với cháu tại sao truyện ngắn Kẻ đói chú đang viết lại gây ra cho chú nhiều khó khăn vậy? Tại sao nó bị tắc tị?”. Cô bé nhìn rất lo âu khi hỏi.
Tôi chưa được chuẩn bị cho câu hỏi. Tôi muốn nói rằng mỗi truyện ngắn đều gây khó khăn cho tôi, rằng khó khăn là cái giá nhà văn phải trả để được mừng vui khi viết xong câu chuyện, rằng mỗi nhà nghệ sỹ đều có những vấn đề, những điều đại loại như vậy. Nhưng tôi không nói được những ý nghĩ này với Bhookh Kumari. Do vậy, tôi đáp: “Chú không biết tại sao; chú cũng không muốn nói. Chú sợ rằng chú sẽ không còn ý muốn viết cho xong truyện đó và thế là cháu sẽ không còn dịp để nhặt những tờ bản thảo bị vò nát mà chú vứt vào đống rác”.
“Đừng nói vậy chú à”, cô bé nói, “vì cháu đã nghiện với việc nhặt những tờ bản thảo bị vò thành viên, gỡ ra, phủi cho thẳng và ghép lại thành thứ có thể đọc được. Cháu có một đống những tờ bản thảo như thế trong căn nhà ổ chuột của cháu mà mẹ cháu muốn đốt đi”.
“Mẹ cháu giờ thế nào?”
“Mẹ cháu đã mất”
“Vì sao lại thế?”
“Vì bị thổ tả”
Tôi không còn lòng dạ nào dám hỏi về cha cô bé nhưng cô bé dường như muốn tiết lộ
“Cháu không có cha”, cô bé tiếp tục, “cháu muốn nói cháu không biết ông ấy là ai. Mẹ cháu không bao giờ nói với cháu về ông ấy. Mọi người trong khu cháu gọi cháu là đứa không cha. Cháu chửi họ và ném đá họ, do đó bị họ đánh đập hoài. Sau đó, cháu không thèm nói gì nữa với họ. Một đêm nọ, cháu nằm mơ thấy mẹ cháu đến bên cháu, nói đừng bận tâm với những lời trêu chọc. Đó là lời khuyên rất hay vì nhờ làm theo lời mẹ mà cháu không còn bị người ta hành hạ nữa. Kể từ khi cháu thôi trợn mắt nhìn và chưởi lại, người ta không còn thấy thích thú với việc gọi cháu là đứa không cha nữa. Người ta có thể làm bất cứ thứ gì để giải trí.”
Câu nói cuối cùng của cô bé đầy ắp sự khôn ngoan trên đời.
“Cháu cũng thích viết văn”, cô bé hồ hởi nói với tôi.
Tôi không ngạc nhiên nhưng giữ im lặng.
“Chắc chú đang suy tư. Ai là người không thích viết phải không chú?”, cô bé nói.
Tôi không nghĩ vậy. Tôi không thể nói ra những suy nghĩ của mình về điều đó. Để thoát ra khỏi vùng tối của sự suy tư, tôi hỏi: “Cháu đang viết về điều gì?”
“Không về cái gì cả, cháu chỉ thích thôi vì giờ đây cháu đang tích lũy sách và kinh nghiệm”
Lời nói, suy tư, sự sắc xảo của cô bé như một con đom đóm huyền hoặc đang phát sáng trong vùng tối của những suy tư của tôi. Tôi thấy mình bừng sáng lên một chút. Tôi nói với mình rằng hãy mời cô bé về nhà ăn tối. Trước tiên, ở đó, tôi sẽ nói cô bé rửa tay, tắm sơ qua và tôi sẽ trao cho cô bé một chiếc áo sơ mi và một chiếc quần tây, rồi nói cô bé hãy vứt áo váy cũ đang mặc vào đống rác. Tôi sẽ để cô bé giữ lại dải ruybăng. Cô bé sẽ rạng rỡ như một đóa hoa trong dơ bẩn. Có lẽ, tôi sẽ đưa cô bé đến học ở một trường có tiếng…
Tôi đã tưởng tượng quá nhiều và hơi bối rối với những sắc màu lãng mạn của nó. Sợ Bhookh Kumari biết được những ý nghĩ của mình nên tôi nói: “Hư cấu là gì?”. Thay vì trả lời tôi, cô bé nói bằng giọng người lớn, huyền bí: “Chú không tin nhưng cháu có thể giúp chú thoát khỏi sự bế tắc”.
Tôi giật mình. Sự suy tưởng của tôi biến mất. Bhookh Kumari đang đợi tôi phản ứng lại với nhã ý giúp đỡ của mình.
“Hãy quên đi sự hoài nghi ở chú. Chú chấp nhận nhã ý được giúp đỡ của cháu”.
Bhookh Kumari chồm dậy, đứng thẳng trên tảng đá. Cô bé phủi thẳng bộ áo váy, há miệng ra và cười nói: “Vâng, chú cần phải tới khu ổ chuột, ở lại với cháu vài ngày. Tất nhiên, chú phải cởi bỏ đi bộ quần áo sang trọng và phải mặc áo quần cũ rách, chú phải ngủ bên cạnh một cái rãnh và quên đi căn nhà cùng phòng tắm sạch sẽ của chú. Chú phải trở lại thời trai trẻ của mình khi chú từng biết đến những kẻ đói khát và mang giấc mơ xóa bỏ điều đó, chú phải ăn thức ăn kẻ khác vứt đi, chú phải biết cách chế ngự được sự buồn nôn…”
Cô bé nói một hồi nữa trong khi tôi chăm chú lắng nghe, đầu cuối xuống như một kẻ đang cầu nguyện. Giọng cô bé như vọng xuống từ trời. Tôi không đủ can đảm để nói rằng, những điều kiện cô bé đưa ra là đáng được tôi chấp nhận.
Sau đó cô bé dừng lại đột ngột. Tôi ngẩng đầu lên. Cô bé cười. Cô bé đã thấy được sự ngập ngừng của tôi.
“Chú không cần phải đưa ra quyết định ngay bây giờ”, cô bé nói. “Cháu sẽ đến trong những giấc mơ của chú. Sau đó, chú sẽ thấy những điều kiện của cháu ăn sâu vào trong tâm khảm chú”.
Cô bé nhảy xuống và chạy về khu ổ chuột bên dưới. Tôi ngồi một lát nữa, nhìn hình dáng cô bé khuất xa dần, sau đó đứng dậy, lững thững đi về nhà.
Nhiều ngày đã trôi qua. Từng đêm, tôi chờ Bhookh Kumari hiện đến trong giấc mơ tôi để tôi trả lời cô bé.
Trần Ngọc Hồ Trường dịch
(Từ Contemporary Indian short stories, NXB Philipp Reclam, 2006.)
VanVN.Net – Sáng 27/5/2012, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Lễ trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và Danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú đã được tổ chức trọng thể. Đến dự buổi Lễ có đồng chí ...
VanVN.Net - Mỗi nhà văn đều có một thế giới nhân vật riêng, với thói quen khai thác nhân vật theo một cách riêng. Theo đó, nhân vật có thể là thật hoặc hư cấu, nhưng thường đều dựa trên những ...
VanVN.Net - Từ xưa đến nay, bài thơ viết ngắn nhất là bài thơ chỉ có một câu. Kỷ lục vẫn thuộc về R. Tagore (nhà thơ ấn Độ, người đã đoạt giải Nô-ben văn chương cách nay trên 30 năm). ...
VanVN.Net – Sáng 5/6/2012, trong buổi làm việc đầu tiên tại Hội Nhà văn Việt Nam, những vấn đề của thơ ca đương đại Hoa Kỳ được các nhà văn, nhà thơ hai nước trao đổi, tranh luận rất sôi nổi ...
VanVN.Net - Từ một thí nghiệm vô nghĩa là gần đây người ta mong muốn gán cho văn hóa một sự quan trọng thái quá, nên chắc chắn thời nào văn hóa cũng được coi trọng.
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn