VanVN.Net - Lý Trường Không là bút danh của nhà văn Lý Gia Khánh, người Tam Đài, tỉnh Tứ Xuyên, sinh tháng 11 năm 1971, hiện cư trú tại thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông. Anh đã từng làm phóng viên nhà báo, biên tập văn học, tổng biên tập tạp chí, sáng lập Công ty Truyền bá Văn hoá. Nhà văn Lý Gia Khánh là Hội viên Hội Khoa học thi ca Trung Quốc, Hội viên Hội nhà thơ nông thôn Trung Quốc, Hội viên Hội Hán thi thế giới (TWCPA), Uỷ viên trường trực Hội Thơ nhạc quốc tế (ISPM). Lý Gia Khánh bắt đầu sáng tác văn học từ năm 18 tuổi, đến nay đã xuất bản hàng chục đầu sách về thơ, truyện, tản văn, lý luận phê bình; Đã được trao nhiều giải thưởng văn học của địa phương và trung ương.
Nhà văn Lý Trường Không
Xuất bản sách
Tác phẩm mới của nhà văn A đưa đi nhà in, đúng lúc biên tập viên đi công tác vắng, không kịp đọc sửa bản in. Sau khi trở về, biên tập viên phát hiện quyển sách này có một số trang đóng ngược, song sách đã tung ra thị trường, chỉ còn cách kêu khổ hoài.
Mấy ngày sau, nhà văn, biên tập viên đều nhận được tới một trăm lá thư. Nhà bình luận viết: “Quyển sách này đã khai mở dòng sông đầu tiên cho những tác phẩm thuộc trào lưu ý thức Trung Quốc, là kiệt tác không thể có nhiều trong thời kỳ mới!”; các thương nhân kinh doanh sách viết: “Mau mau tái bản”; độc giả viết: “Sách có còn không, đồng ý mua với giá cao!”
Nhà văn, biên tập viên mừng quá, quyết định lập tức tái bản 30 vạn bản, đồng thời thừa cơ đính chính tất cả số trang đóng ngược.
Một tháng sau, nhà văn, biên tập viên đều nhận được tới năm trăm lá thư. Nhà bình luận kêu lớn “nhàng nhàng”, nhà sách yêu cầu “trả lại hàng”, độc giả chửi bới “lừa đảo”.
Nhà văn, biên tập viên bàng hoàng, lao tâm khổ tứ ba ngày, cuối cùng đã hiểu rõ lý lẽ, bèn hoả tốc thu hồi tất cả số sách chưa tiêu thụ, dàn trang đóng lại, khôi phục nguyên trạng tất cả những trang in ngược, lại phát hành ra thị trường.
Chưa đầy nửa tháng sau, sách tái bản thiếu để bán; Tái bản lần thứ ba một trăm vạn bản, xuất sách ra chưa đầy nửa tháng đã có báo cáo sách không đủ bán!
Truyện sao
Nữ diễn viên B làm việc ở Đoàn ca múa thành phó mấy năm rồi, có thể nói là đã “huyết mạch tương liên” với cánh sao sáng, minh tinh. Vì vậy, chị vô cùng đắc ý.
Một hôm, chị hồ hởi trở về, tuyên bố trước mọi người: Mình sẽ viết một bộ sách “Truyện sao”. Mọi người cho rằng không được.
Nữ diễn viên B nói như định đóng cột: “Truyện sao sáng, truyện minh tinh, có gì là khó viết chứ, tôi viết được, viết về cha mẹ đẻ, có ai từ trong khe đá chui ra đâu; Viết về những mối tình vụng trộm, ai mà không có mười bảy mười tám người tình chứ, ai mà không có một hai chục chuyện phong lưu diễm tình giật gân chứ; Viết cho ướt át, viết cho mùi mẫn, đây càng là sở trường nổi trội của tôi.”
Nữ diễn viên nói viết là viết, mau chóng bôi bác được năm mươi vạn chữ, xuất bản lần đầu tám mươi vạn cuốn, đồng thời ngồi phi cơ bay đến các nơi ký tên bán sách, tổ chức họp báo tuyên truyền cổ động rùm beng. Tất cả khoản tiền bán sách từ thiện đều hiến tặng cho “Công trình phát tài” của mình.
Hoa kiều quốc tịch Mỹ
Anh C, một công nhân bình thường của nhà máy nọ. Vì mặt mày xấu xí, ba đời ông cha là dân đen, nên tình trường thất ý, hiển quý vô môn. Suốt ngày than thân trách phận “nhân sinh suốt đời đen tối, sớm chiều tóc rối thuyền nan”.
Một ngày kia, vượt biên sang Mỹ, kiếm tiền nửa năm, bèn trở về cố quốc, bỗng chốc thân giá tăng lên trăm lần. Anh C tự xưng là “Hoa kiều Mỹ quốc”, có được thẻ xanh, song chưa vẫn chưa lấy vợ. Tin tức lan truyền, “người Mỹ gốc Hoa” bèn có nhiều mỹ nhân đến tự giới thiệu, cô nào cũng tình cảm ướt át, dung mạo như tiên, hơn nữa cô nào cũng có văn bằng đại học. Anh B vẫn chưa vừa ý, tha hồ bó đũa chọn cột cờ, chọn đi chọn lại, chọn ngày lành giờ tốt, dắt tay một “Mỹ nhân quốc tịch Hoa”, cùng vào động phòng hoa chúc, vui vẻ kết duyên, khiến cho mọi người hâm mộ vô cùng.
Liệt sĩ rượu dự khuyết
Cục trưởng D, tuổi cao cậy sức vẫn khoẻ, tự cho mình là “Điệu khiêu vũ nào cũng biết, uống ký rưỡi rượu không say”.
Một hôm, “sơ ý đánh mất Kinh Châu” (không hoàn thành chức trách), uống say mèm ngay trong tiệc lớn, cấp cứu kịp nhưng thành người thực vật, chỉ hơn người chết là còn biết thở.
Quần chúng gọi đùa ông ta là “Liệt sĩ rượu dự khuyết”, bởi vìông ta tuy đã là cán bộ ưu tú (đồng âm với ống tay áo nhờn mỡ) đã qua khảo nghiệm lâu dài (đồng âm với ma men), tuy còn thở nhưng vẫn không thể “đứng thẳng” lên được.
Vòng hoa, bia mộ, rồi những lời lẽ ca ngợi đại loại như “tiếng thơm muôn thuở” (thiên cổ lưu phương) càng không thể nhắc tới được, khiến cho mọi người dở khóc dở cười.
Tranh giành tổ tông
Ông S nhiều đời ở Tây Thục, luôn tự khoe là con cháu của Lý Thanh Liên (tên hiệu của Lý Bạch) với tuyệt cú để đời “Nhân sinh tại thế tu tận hoan, mạc sử kim tôn không đối nguyệt” (Lạc thú trên đời cần tận hưởng/ Choé vàng chớ để ngắm trăng suông).
Gần đây, nghe tin ông nọ ở Cam Túc cũng tự xưng là cháu đời thứ 99 của Lý Thanh Liên. Ông D bỗng phẫn nộ vô cùng, ngay trong đêm soạn một bài văn mười vạn chữ, công bố trên một tờ tạp chí quyền uy, phê phán đả kích ông nọ ở Cam Túc. Theo ông D, tên hiệu “Thanh Liên” của cụ tổ Lý Thanh Liên của mình, chính là một địa danh ở quê hương ông; Mà di tác “Sàng tiền minh nguyệt quang, nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, đê đầu tư cố hương” (Trăng sáng rọi trước giường/ Ngỡ rằng đất đọng sương/ Ngẩng đầu ngắm trăng sáng/ Cúi đầu nhớ quê hương), nguyên cảo vẫn là trân phẩm tổ truyền của mình, thiết chứng như sơn.
Không ngờ, lại có tin tức truyền lại, ông nọ ở Cam Túc yêu cầu thông qua y học kiểm tra gien di truyền, để chứng thực mình là thân phận con cháu của Lý Thanh Liên. Trong một thời gian, các bên tử thủ ý kiến của mình, mọi người lên tiếng rầm rầm, bỗng chốc trở thành một cảnh quan mới “Nghiên cứu Lý Bạch”.
Diễn viên mác Học giả
Ngôi sao cự phách F tự khoe khoang có nền tảng văn hoá chắc chắn, xứng danh là diễn viên “mác Học giả”.
Một hôm, nhận lời mời tham dự chương trình Văn nghệ tổng hợp nổi tiếng của Đài truyền hình X, nội dung mời người nước ngoài nói tiếng Trung Quốc, mời ngôi sao E ghi chép lên bảng. Một người ngoại quốc dùng tiếng Trung Quốc không chuẩn lắm song có thể nghe hiểu, nói: “Đại giang đông khứ, lãng đào tận…” (Sông cái chảy về đông, sóng trào lặng…), rồi sau đó MC mời minh tinh E ghi lên bảng, thấy ông viết lên bảng rõ ràng rằng: “Đại giang đông khứ, lang đào tận…” (Sông cái chảy về đông, sói trốn hết…)
MC lại quay người hỏi khán giả, khán giả đồng thanh nói: “Đại giang đông khứ, lãng đào tận…”
Minh tinh E rưng rưng xúc động nói: “Thì ra mọi người cũng có học vấn lùn như vậy ư!” Khiến cho mọi người cười rộ lên.
Tiền sớm chín
Cháu G, là học sinh lớp 4 tiểu học. Một hôm, giáo viên ngữ văn ra đề một bài tập làm văn bảo các em cùng làm, đề bài là: “Em…nhất là…”, yêu cầu viết với tình cảm chân thực.
Em G là học sinh kém văn nhất cả lớp, trước đây đều phải nhờ người khác viết hộ, song lần này cậu nghiễm nhiên cầm bút viết, và là người nộp bài đầu tiên, làm cho giáo viên cảm thấy ngạc nhiên vô cùng.
Giáo viên thấy em G viết trong bài tập làm văn:
“Em oán hận nhất là: Bố mẹ không giỏi kiếm tiền! Câu cách ngôn em thích nhất là: Có tiền đi khắp thiên hạ! Em đau đầu và lo lắng nhất là: Sau khi lớn lên có thể kiếm được nhiều tiền hay không? Điều em mơ hồ nhất là: Kỹ sư, nhà khoa học, nhà văn, thương nhân, ai là người kiếm được nhiều tiền nhất? Điều em tiếc nuối nhất là: Ngày xưa bà không phải là Bà mẹ được an ủi thăm hỏi, nên 20 vạn đồng trợ cấp đã vô duyên với gia đình em!...”
“Cạch” một tiếng, cặp kính cận của giáo viên rơi xuống nền nhà vỡ tan.
Mệt người vì danh thiếp
Nhà báo L là phóng viên của tờ báo nọ. Từ trước đến nay không bén mảng dính dáng gì đến chữ “sắc”, ngay đến khi phỏng vấn mỹ nữ cũng không dám nhìn thẳng vào đối phương.
Hôm ấy, toà báo bỗng nhận được tin từ cơ quan truy quét văn hoá màu vàng (văn hoá truỵ lạc, xấu độc), thông tri nhà báo L chơi gái mại dâm. Nhà báo L luôn mồm kêu “oan”.
Nhân viên truy quét văn hoá xấu độc cầm tấm danh thiếp khám xét được từ trong người gái mại dâm, quăng xuống đất trước mặt anh nhà báo.
Nhà báo L vẫn luôn miệng kêu “oan”. Nói rằng bản thân là phóng viên nhà báo, quan hệ xã giao rộng rãi thì danh thiếp tự nhiên tán phát như tuyết rơi: Có lẽ gái mại dâm theo người đi dự yến tiệc, nhận danh thiếp của mình; Có lẽ người khác nhận danh thiếp của mình rồi trao cho gái mại dâm; Có lẽ…
Nhân viên truy quét văn hoá xấu độc cười nhạt liên hồi.
Bạn bè đến rồi, thở dài lắc đầu rồi bỏ đi.
Lãnh đạo đến rồi, lại cũng thở dài lắc đầu rồi bỏ đi.
Cuối cùng, vợ nhà báo L đi công tác xa trở về, nghe tin vội vàng tới. Chị dứt khoát khẳng định anh L không hề chơi gái mại dâm. Vợ giúp đỡ chồng, khó tránh khỏi bị nghi ngờ là làm chứng giả dối, nhân viên truy quét văn hoá xấu độc do dự không ra quyết định.
Bất đắc dĩ, vợ nhà báo L buộc phải gân cổ, nói nhỏ: “Anh ấy là người bất lực về sinh lý!”
Vừa bước ra khỏi cơ quan truy quét văn hoá xấu độc, nhà báo L ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Lạm phát danh thiếp thật mệt người!”
Giáo sư xuất bản sách
Giáo sư nọ nghèo, dốc tâm huyết suốt đời, mới biên soạn được một cuốn sách, gửi bản thảo cho nhà xuất bản nọ đế xuất bản. Ai dè, bản thảo bị trả lại, không kèm theo một lời giải thích.
Lại đưa đến một nhà xuất bản khác, cũng gặp số phận như vậy.
Giáo sư không hiểu, lại gửi cho nhà xuất bản thứ ba.
Không lâu sau, nhận được thư trả lời, tác phẩm học thuật khó tiêu thụ, để nhà xuất bản không bị lỗ vốn, xin đề nghị tác giả hỗ trợ tiêu thụ một lần ba ngàn cuốn, nếu hơn càng nhiều càng tốt. Giáo sư trợn mắt há miệng, thổ huyết ồng ộc.
Dân miền núi
Cậu hỏi cha: “Bố làm việc suốt ngày suốt đêm như thế, cuối cùng để làm gì?”
Cha dừng chiếc cuốc đang dơ cao giữa không trung, lau mồ hôi nói: “Để kiếm được nhiều tiền!”
“Kiếm được nhiều tiền hơn, để làm gì nào?”
Cha nhè nhẹ xoa đầu cậu: “Để sau này làm nhà lấy vợ cho con đấy!”
“Sau này làm nhà lấy vợ cho con để làm gì?”
“Để cho mày sinh con đẻ cái!”
“Để cho con sinh con đẻ cái để làm gì chứ?”
Ông bố rờ mãi chiếc cuốc trong tay, thở dài nói: “Để sau này chúng nó tiếp nhận chiếc cuốc ở trong tay con!”
Tờ Quân lệnh
Truyện kể rằng: Sau khi thất thủ Nhai Đình, Khổng Minh quyết định chém đầu Mã Tốc, và tự giáng ba cấp của mình.
Mọi người tâm phúc vội vàng đến kiến nghị: “Thừa tướng sai quá rồi! Nhai Đình mất thì đã mất rồi, điều động họ Mã đi trấn thủ một địa phương khác là xong chuyện. Hà tất phải đau đầu vì một tờ Quân lệnh bé xíu ấy, mà phải lau nước mắt làm chuyện đắc tội với con cháu nhà họ Mã chứ? Lại hà cớ gì mà vì tiên đế đã chết rồi và vì hậu chủ chưa thành tài, mà tự giáng ba cấp của mình chứ, nhận tội thay người khác có oan uổng lắm sao? Thừa tướng ơi! Lăn lộn sống mái chốn quan trường nhiều năm như thế, mà đến những chuyện cỏn con ngoài trướng như vậy mà ngài cũng không tính toán được sao?”
Khổng Minh nghe nói vậy thấy có lý, bèn không kiên trì chém đầu Mã Tốc nữa, ra lệnh cho tướng quân họ Mã đi trấn thủ Bưu Đình, “lập công chuộc tội”; còn bản thân mình vẫn cứ làm Thừa tướng, thống lĩnh ba quân, chờ thời cơ thu phục đất đai đã mất, thống nhất thiên hạ.
Thái Công câu cá
Lại nói sau khi phò trợ cha con Văn Vương xây dựng nhà Chu hưng thịnh, Thái Công vẫn trở về chỗ cũ câu cá. Câu cá suốt ba ngàn năm liền.
Một hôm, Thái Công vừa ngồi xuống chưa lâu, bèn nghe thấy có người nói to: “Người đâu mà có người ngu thế, ngồi đây câu ngốc thế!?”
Thái Công không hiểu câu nói ấy, bèn xin chỉ giáo.
Người vừa tới nói rằng: “Người đời câu cá, đều dùng mồi thơm giấu vào lưỡi câu sắc, đồng thời dùng dây câu dài thả xuống nước sâu, duy chỉ có ông cứ “câu” bằng mồi đất nặn, lại thả ngay trên mặt nước nông choèn, như vậy liệu có câu được một con tôm một con cá nào không? Đây chẳng phải là “người ngu” “câu ngốc” thì còn là cái gì nữa chứ?!”
VŨ PHONG TẠO dịch
(Theo www.xiaoxiaoshuo.com, 11-10-2005)
VanVN.Net - Lý Trường Không là bút danh của nhà văn Lý Gia Khánh, người Tam Đài, tỉnh Tứ Xuyên, sinh tháng 11 năm 1971, hiện cư trú tại thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông. Anh đã từng làm phóng viên nhà báo, biên tập văn học, tổng biên tập tạp chí, sáng lập Công ty Truyền bá Văn hoá. Nhà văn Lý Gia Khánh là Hội viên Hội Khoa học thi ca Trung Quốc, Hội viên Hội nhà thơ nông thôn Trung Quốc, Hội viên Hội Hán thi thế giới (TWCPA), Uỷ viên trường trực Hội Thơ nhạc quốc tế (ISPM). Lý Gia Khánh bắt đầu sáng tác văn học từ năm 18 tuổi, đến nay đã xuất bản hàng chục đầu sách về thơ, truyện, tản văn, lý luận phê bình; Đã được trao nhiều giải thưởng văn học của địa phương và trung ương.
Nhà văn Lý Trường Không
Xuất bản sách
Tác phẩm mới của nhà văn A đưa đi nhà in, đúng lúc biên tập viên đi công tác vắng, không kịp đọc sửa bản in. Sau khi trở về, biên tập viên phát hiện quyển sách này có một số trang đóng ngược, song sách đã tung ra thị trường, chỉ còn cách kêu khổ hoài.
Mấy ngày sau, nhà văn, biên tập viên đều nhận được tới một trăm lá thư. Nhà bình luận viết: “Quyển sách này đã khai mở dòng sông đầu tiên cho những tác phẩm thuộc trào lưu ý thức Trung Quốc, là kiệt tác không thể có nhiều trong thời kỳ mới!”; các thương nhân kinh doanh sách viết: “Mau mau tái bản”; độc giả viết: “Sách có còn không, đồng ý mua với giá cao!”
Nhà văn, biên tập viên mừng quá, quyết định lập tức tái bản 30 vạn bản, đồng thời thừa cơ đính chính tất cả số trang đóng ngược.
Một tháng sau, nhà văn, biên tập viên đều nhận được tới năm trăm lá thư. Nhà bình luận kêu lớn “nhàng nhàng”, nhà sách yêu cầu “trả lại hàng”, độc giả chửi bới “lừa đảo”.
Nhà văn, biên tập viên bàng hoàng, lao tâm khổ tứ ba ngày, cuối cùng đã hiểu rõ lý lẽ, bèn hoả tốc thu hồi tất cả số sách chưa tiêu thụ, dàn trang đóng lại, khôi phục nguyên trạng tất cả những trang in ngược, lại phát hành ra thị trường.
Chưa đầy nửa tháng sau, sách tái bản thiếu để bán; Tái bản lần thứ ba một trăm vạn bản, xuất sách ra chưa đầy nửa tháng đã có báo cáo sách không đủ bán!
Truyện sao
Nữ diễn viên B làm việc ở Đoàn ca múa thành phó mấy năm rồi, có thể nói là đã “huyết mạch tương liên” với cánh sao sáng, minh tinh. Vì vậy, chị vô cùng đắc ý.
Một hôm, chị hồ hởi trở về, tuyên bố trước mọi người: Mình sẽ viết một bộ sách “Truyện sao”. Mọi người cho rằng không được.
Nữ diễn viên B nói như định đóng cột: “Truyện sao sáng, truyện minh tinh, có gì là khó viết chứ, tôi viết được, viết về cha mẹ đẻ, có ai từ trong khe đá chui ra đâu; Viết về những mối tình vụng trộm, ai mà không có mười bảy mười tám người tình chứ, ai mà không có một hai chục chuyện phong lưu diễm tình giật gân chứ; Viết cho ướt át, viết cho mùi mẫn, đây càng là sở trường nổi trội của tôi.”
Nữ diễn viên nói viết là viết, mau chóng bôi bác được năm mươi vạn chữ, xuất bản lần đầu tám mươi vạn cuốn, đồng thời ngồi phi cơ bay đến các nơi ký tên bán sách, tổ chức họp báo tuyên truyền cổ động rùm beng. Tất cả khoản tiền bán sách từ thiện đều hiến tặng cho “Công trình phát tài” của mình.
Hoa kiều quốc tịch Mỹ
Anh C, một công nhân bình thường của nhà máy nọ. Vì mặt mày xấu xí, ba đời ông cha là dân đen, nên tình trường thất ý, hiển quý vô môn. Suốt ngày than thân trách phận “nhân sinh suốt đời đen tối, sớm chiều tóc rối thuyền nan”.
Một ngày kia, vượt biên sang Mỹ, kiếm tiền nửa năm, bèn trở về cố quốc, bỗng chốc thân giá tăng lên trăm lần. Anh C tự xưng là “Hoa kiều Mỹ quốc”, có được thẻ xanh, song chưa vẫn chưa lấy vợ. Tin tức lan truyền, “người Mỹ gốc Hoa” bèn có nhiều mỹ nhân đến tự giới thiệu, cô nào cũng tình cảm ướt át, dung mạo như tiên, hơn nữa cô nào cũng có văn bằng đại học. Anh B vẫn chưa vừa ý, tha hồ bó đũa chọn cột cờ, chọn đi chọn lại, chọn ngày lành giờ tốt, dắt tay một “Mỹ nhân quốc tịch Hoa”, cùng vào động phòng hoa chúc, vui vẻ kết duyên, khiến cho mọi người hâm mộ vô cùng.
Liệt sĩ rượu dự khuyết
Cục trưởng D, tuổi cao cậy sức vẫn khoẻ, tự cho mình là “Điệu khiêu vũ nào cũng biết, uống ký rưỡi rượu không say”.
Một hôm, “sơ ý đánh mất Kinh Châu” (không hoàn thành chức trách), uống say mèm ngay trong tiệc lớn, cấp cứu kịp nhưng thành người thực vật, chỉ hơn người chết là còn biết thở.
Quần chúng gọi đùa ông ta là “Liệt sĩ rượu dự khuyết”, bởi vìông ta tuy đã là cán bộ ưu tú (đồng âm với ống tay áo nhờn mỡ) đã qua khảo nghiệm lâu dài (đồng âm với ma men), tuy còn thở nhưng vẫn không thể “đứng thẳng” lên được.
Vòng hoa, bia mộ, rồi những lời lẽ ca ngợi đại loại như “tiếng thơm muôn thuở” (thiên cổ lưu phương) càng không thể nhắc tới được, khiến cho mọi người dở khóc dở cười.
Tranh giành tổ tông
Ông S nhiều đời ở Tây Thục, luôn tự khoe là con cháu của Lý Thanh Liên (tên hiệu của Lý Bạch) với tuyệt cú để đời “Nhân sinh tại thế tu tận hoan, mạc sử kim tôn không đối nguyệt” (Lạc thú trên đời cần tận hưởng/ Choé vàng chớ để ngắm trăng suông).
Gần đây, nghe tin ông nọ ở Cam Túc cũng tự xưng là cháu đời thứ 99 của Lý Thanh Liên. Ông D bỗng phẫn nộ vô cùng, ngay trong đêm soạn một bài văn mười vạn chữ, công bố trên một tờ tạp chí quyền uy, phê phán đả kích ông nọ ở Cam Túc. Theo ông D, tên hiệu “Thanh Liên” của cụ tổ Lý Thanh Liên của mình, chính là một địa danh ở quê hương ông; Mà di tác “Sàng tiền minh nguyệt quang, nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, đê đầu tư cố hương” (Trăng sáng rọi trước giường/ Ngỡ rằng đất đọng sương/ Ngẩng đầu ngắm trăng sáng/ Cúi đầu nhớ quê hương), nguyên cảo vẫn là trân phẩm tổ truyền của mình, thiết chứng như sơn.
Không ngờ, lại có tin tức truyền lại, ông nọ ở Cam Túc yêu cầu thông qua y học kiểm tra gien di truyền, để chứng thực mình là thân phận con cháu của Lý Thanh Liên. Trong một thời gian, các bên tử thủ ý kiến của mình, mọi người lên tiếng rầm rầm, bỗng chốc trở thành một cảnh quan mới “Nghiên cứu Lý Bạch”.
Diễn viên mác Học giả
Ngôi sao cự phách F tự khoe khoang có nền tảng văn hoá chắc chắn, xứng danh là diễn viên “mác Học giả”.
Một hôm, nhận lời mời tham dự chương trình Văn nghệ tổng hợp nổi tiếng của Đài truyền hình X, nội dung mời người nước ngoài nói tiếng Trung Quốc, mời ngôi sao E ghi chép lên bảng. Một người ngoại quốc dùng tiếng Trung Quốc không chuẩn lắm song có thể nghe hiểu, nói: “Đại giang đông khứ, lãng đào tận…” (Sông cái chảy về đông, sóng trào lặng…), rồi sau đó MC mời minh tinh E ghi lên bảng, thấy ông viết lên bảng rõ ràng rằng: “Đại giang đông khứ, lang đào tận…” (Sông cái chảy về đông, sói trốn hết…)
MC lại quay người hỏi khán giả, khán giả đồng thanh nói: “Đại giang đông khứ, lãng đào tận…”
Minh tinh E rưng rưng xúc động nói: “Thì ra mọi người cũng có học vấn lùn như vậy ư!” Khiến cho mọi người cười rộ lên.
Tiền sớm chín
Cháu G, là học sinh lớp 4 tiểu học. Một hôm, giáo viên ngữ văn ra đề một bài tập làm văn bảo các em cùng làm, đề bài là: “Em…nhất là…”, yêu cầu viết với tình cảm chân thực.
Em G là học sinh kém văn nhất cả lớp, trước đây đều phải nhờ người khác viết hộ, song lần này cậu nghiễm nhiên cầm bút viết, và là người nộp bài đầu tiên, làm cho giáo viên cảm thấy ngạc nhiên vô cùng.
Giáo viên thấy em G viết trong bài tập làm văn:
“Em oán hận nhất là: Bố mẹ không giỏi kiếm tiền! Câu cách ngôn em thích nhất là: Có tiền đi khắp thiên hạ! Em đau đầu và lo lắng nhất là: Sau khi lớn lên có thể kiếm được nhiều tiền hay không? Điều em mơ hồ nhất là: Kỹ sư, nhà khoa học, nhà văn, thương nhân, ai là người kiếm được nhiều tiền nhất? Điều em tiếc nuối nhất là: Ngày xưa bà không phải là Bà mẹ được an ủi thăm hỏi, nên 20 vạn đồng trợ cấp đã vô duyên với gia đình em!...”
“Cạch” một tiếng, cặp kính cận của giáo viên rơi xuống nền nhà vỡ tan.
Mệt người vì danh thiếp
Nhà báo L là phóng viên của tờ báo nọ. Từ trước đến nay không bén mảng dính dáng gì đến chữ “sắc”, ngay đến khi phỏng vấn mỹ nữ cũng không dám nhìn thẳng vào đối phương.
Hôm ấy, toà báo bỗng nhận được tin từ cơ quan truy quét văn hoá màu vàng (văn hoá truỵ lạc, xấu độc), thông tri nhà báo L chơi gái mại dâm. Nhà báo L luôn mồm kêu “oan”.
Nhân viên truy quét văn hoá xấu độc cầm tấm danh thiếp khám xét được từ trong người gái mại dâm, quăng xuống đất trước mặt anh nhà báo.
Nhà báo L vẫn luôn miệng kêu “oan”. Nói rằng bản thân là phóng viên nhà báo, quan hệ xã giao rộng rãi thì danh thiếp tự nhiên tán phát như tuyết rơi: Có lẽ gái mại dâm theo người đi dự yến tiệc, nhận danh thiếp của mình; Có lẽ người khác nhận danh thiếp của mình rồi trao cho gái mại dâm; Có lẽ…
Nhân viên truy quét văn hoá xấu độc cười nhạt liên hồi.
Bạn bè đến rồi, thở dài lắc đầu rồi bỏ đi.
Lãnh đạo đến rồi, lại cũng thở dài lắc đầu rồi bỏ đi.
Cuối cùng, vợ nhà báo L đi công tác xa trở về, nghe tin vội vàng tới. Chị dứt khoát khẳng định anh L không hề chơi gái mại dâm. Vợ giúp đỡ chồng, khó tránh khỏi bị nghi ngờ là làm chứng giả dối, nhân viên truy quét văn hoá xấu độc do dự không ra quyết định.
Bất đắc dĩ, vợ nhà báo L buộc phải gân cổ, nói nhỏ: “Anh ấy là người bất lực về sinh lý!”
Vừa bước ra khỏi cơ quan truy quét văn hoá xấu độc, nhà báo L ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Lạm phát danh thiếp thật mệt người!”
Giáo sư xuất bản sách
Giáo sư nọ nghèo, dốc tâm huyết suốt đời, mới biên soạn được một cuốn sách, gửi bản thảo cho nhà xuất bản nọ đế xuất bản. Ai dè, bản thảo bị trả lại, không kèm theo một lời giải thích.
Lại đưa đến một nhà xuất bản khác, cũng gặp số phận như vậy.
Giáo sư không hiểu, lại gửi cho nhà xuất bản thứ ba.
Không lâu sau, nhận được thư trả lời, tác phẩm học thuật khó tiêu thụ, để nhà xuất bản không bị lỗ vốn, xin đề nghị tác giả hỗ trợ tiêu thụ một lần ba ngàn cuốn, nếu hơn càng nhiều càng tốt. Giáo sư trợn mắt há miệng, thổ huyết ồng ộc.
Dân miền núi
Cậu hỏi cha: “Bố làm việc suốt ngày suốt đêm như thế, cuối cùng để làm gì?”
Cha dừng chiếc cuốc đang dơ cao giữa không trung, lau mồ hôi nói: “Để kiếm được nhiều tiền!”
“Kiếm được nhiều tiền hơn, để làm gì nào?”
Cha nhè nhẹ xoa đầu cậu: “Để sau này làm nhà lấy vợ cho con đấy!”
“Sau này làm nhà lấy vợ cho con để làm gì?”
“Để cho mày sinh con đẻ cái!”
“Để cho con sinh con đẻ cái để làm gì chứ?”
Ông bố rờ mãi chiếc cuốc trong tay, thở dài nói: “Để sau này chúng nó tiếp nhận chiếc cuốc ở trong tay con!”
Tờ Quân lệnh
Truyện kể rằng: Sau khi thất thủ Nhai Đình, Khổng Minh quyết định chém đầu Mã Tốc, và tự giáng ba cấp của mình.
Mọi người tâm phúc vội vàng đến kiến nghị: “Thừa tướng sai quá rồi! Nhai Đình mất thì đã mất rồi, điều động họ Mã đi trấn thủ một địa phương khác là xong chuyện. Hà tất phải đau đầu vì một tờ Quân lệnh bé xíu ấy, mà phải lau nước mắt làm chuyện đắc tội với con cháu nhà họ Mã chứ? Lại hà cớ gì mà vì tiên đế đã chết rồi và vì hậu chủ chưa thành tài, mà tự giáng ba cấp của mình chứ, nhận tội thay người khác có oan uổng lắm sao? Thừa tướng ơi! Lăn lộn sống mái chốn quan trường nhiều năm như thế, mà đến những chuyện cỏn con ngoài trướng như vậy mà ngài cũng không tính toán được sao?”
Khổng Minh nghe nói vậy thấy có lý, bèn không kiên trì chém đầu Mã Tốc nữa, ra lệnh cho tướng quân họ Mã đi trấn thủ Bưu Đình, “lập công chuộc tội”; còn bản thân mình vẫn cứ làm Thừa tướng, thống lĩnh ba quân, chờ thời cơ thu phục đất đai đã mất, thống nhất thiên hạ.
Thái Công câu cá
Lại nói sau khi phò trợ cha con Văn Vương xây dựng nhà Chu hưng thịnh, Thái Công vẫn trở về chỗ cũ câu cá. Câu cá suốt ba ngàn năm liền.
Một hôm, Thái Công vừa ngồi xuống chưa lâu, bèn nghe thấy có người nói to: “Người đâu mà có người ngu thế, ngồi đây câu ngốc thế!?”
Thái Công không hiểu câu nói ấy, bèn xin chỉ giáo.
Người vừa tới nói rằng: “Người đời câu cá, đều dùng mồi thơm giấu vào lưỡi câu sắc, đồng thời dùng dây câu dài thả xuống nước sâu, duy chỉ có ông cứ “câu” bằng mồi đất nặn, lại thả ngay trên mặt nước nông choèn, như vậy liệu có câu được một con tôm một con cá nào không? Đây chẳng phải là “người ngu” “câu ngốc” thì còn là cái gì nữa chứ?!”
VŨ PHONG TẠO dịch
(Theo www.xiaoxiaoshuo.com, 11-10-2005)
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 19/4/2012, tọa đàm tiểu thuyết Việt Nam đương đại được tổ chức tại Nhà sáng tác Đại Lải, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nhân dịp bế mạc trại sáng tác tiểu thuyết 2012. Đến dự tọa đàm có ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn