VanVN.Net - Bài thơ ra đời đã 40 năm, khi ấy nhà thơ còn rất trẻ, ở tuổi 20. Và với âm điệu, ngôn ngữ và sức lay động của nó, bài thơ đến với lớp thanh niên, sinh viên thuở ấy không bằng con đường xuất bản...
1.
Đồi trung du phơ phất bóng thông già
Trường sơ tán. Hồn trong chiều lặng gió
Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu...
"Lẵng quả thông" trong suối nhạc nhiệm màu
Hay "Chuyến xe đêm" thầm thì mê đắm
Mùi cỏ dại trên cánh đồng xa thẳm
Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa
"Có thể ngày mai ta cũng đi qua
Một cánh cửa nao lòng trong truyện "Tuyết"?
Có tiếng chuông rung, và con mèo Áckhíp
Ánh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong..."
Xa xôi sao... Thời thơ ấu sau lưng!
2.
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, cuộc đời không phải thế!
Giọt nước soi trên tay không cùng màu sóng bể
Bể mặn mòi, sôi sục biết bao nhiêu
Khi em đến bên anh, trước biển cả dâng triều
Ta thu hết xa khơi vào trong lồng ngực trẻ
Dám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trời
Dấu xanh thẳm khi bình minh vụt đến
Dấu đen trầm khi đáy bóng đêm trôi...
Và hạnh phúc vỡ ra như một nốt đàn căng
Nốt cao quá trong đời xao động quá!
Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả
Lại ngọt ngào, kỳ lạ, lớn lao hơn
Anh đã đi qua bão lốc từng cơn
Cây rung lá trong chiều thanh thản nhất
Anh qua cả màu không gian ngây ngất
Một tiếng thầm trong nắng mới lao xao...
Em đã đến rồi đi, như một giấc chiêm bao!
3.
Bây giờ, anh biết nói gì hơn?
Có thể, ngày mai thôi... Có thể...
"Hoa tóc tiên ơi! Sớm mai và tuổi trẻ"
Lật trang nhật ký nào cũng chỉ xót lòng thêm…
Pautopxki là dĩ vãng trong em
Thành dĩ vãng hai ta. Bây giờ anh ngoảnh lại
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, anh hiểu rằng không phải...
Như tuổi thơ, vừa đó đã xa vời!
Đưa em đi... Tất cả thế xong rồi
Ta đã lớn. Và Pautopxki đã chết!
... Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện "Tuyết"
Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!
1969
Lời bình của Hoàng Đình Quang
Tôi đã chép tay và có những chỗ không giống với văn bản này. Ngay cả cái đầu đề cũng sai lạc. Đến khi gặp Bằng Việt mới đây thôi, tôi hỏi anh: "Nghĩ lại" hay "Lại nghĩ"? Bằng Việt nói: "Nghĩ lại chứ...". Thế có nghĩa là đã từng có : Nghĩ đi... trước rồi!
Đồi trung du phơ phất bóng thông già
Trường sơ tán. Hồn trong chiều lặng gió
Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu...
Đấy là Pautopxki, với những áng văn lãng mạn, bay bổng tuyệt vời. Họ say đắm và mê đắm nhau trên trang sách, tưởng rằng những trang đẹp ấy sẽ là cuộc đời. Đấy là "Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa". Đấy là "cánh cửa nao lòng", là "ánh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong"...
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, cuộc đời không phải thế!
Bằng những cung bậc khác nhau, ta có những cảm khác nhau về cụm ngữ "Không phải thế đâu". Có thể là sự dứt khoát, mà có thể là lời tâm sự sẻ chia nho nhỏ với nhau, mà cũng lại là lời buông xuôi, bất lực! Sự lặp lại ấy cũng là những cung bậc khác nhau rồi.
Nhưng
không phải thế đâu,
không phải thế đâu,
cuộc đời
không phải thế!
Đây là bài thơ chia ly. Về sự chia tay của một mối tình, mà mỗi lần đọc, tôi lại hiểu khác đi một ít.
Bằng Việt đã khéo léo khi phải nói về cuộc chia tay này. Nó vưa tráng lệ lại vừa bi lụy.
Dám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trời
Dấu xanh thẳm khi bình minh vụt đến
Dấu đen rầm khi đáy bóng đêm trôi...
Câu thơ hay làm sang trọng cho bài thơ: "Và hạnh phúc vỡ ra như một nốt đàn căng"... khiến ta ngơ ngác. Và sự chia tay ấy dồn nén và giãi bày ở những câu thơ day dứt, có thể đứng độc lập, để nhớ và để chiêm nghiệm:
Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả
...
Lật trang nhật ký nào cũng chỉ xát lòng thêm...
Và rồi một lần nữa, tác giả lặp lại:
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, anh hiểu rằng không phải...
Bằng Việt, trong số những nhà thơ nửa cuối thế kỷ 20, anh là một thi sĩ, có tâm hồn đắm đuối nhất. Bài thơ này lập tứ rõ ràng, khúc chiết, nhưng người đọc cứ bị làm mờ đi cái ý tứ của tác giả. "Không phải thế", rồi lại "không phải thế". Làm sao biết được cái gì là phải đây, là rõ ràng đây?
Bài thơ buồn nhưng sang trọng. Thơ Bằng Việt vốn vậy. Hãy hình dung ra giọt nước mắt:
Đưa em đi... Tất cả thế xong rồi
Ta đã lớn. Và Pautopxki đã chết!
Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện "Tuyết"
Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!
Nặng trĩu mà vẫn nhẹ nhõm.
Em đã đến rồi đi, như một giấc chiêm bao.
Gần đây tôi có viết một ý nhỏ về "Thời hoa đỏ" của Thanh Tùng, một nhà thơ cùng thời với Bằng Việt. Nếu Thời hoa đỏ chỉ vì "Trong câu thơ của em anh không có mặt", để rồi "Anh thấy mình vô nghĩa đi bên em", thì ở "Nghĩ lại về Pautopxki" ta không thấy một nguyên cớ rõ rệt nào. Chỉ biết rằng, làm sao khác được. Em đủ thông minh để biết những gì anh chờ đợi ở em. Anh đủ nhạy cảm để hiểu được cái gì đang ngăn cản em.
Không biết bao nhiêu lần tôi nhắc lại trong đầu mình câu "Đưa em đi... Tất cả thế xong rồi".
Đưa em đi... Tất cả thế xong rồi
...
chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!
Nói dại, nếu bây giờ số phận cho tôi một người mà tôi yêu say đắm, mà chúng tôi yêu nhau say đắm, rồi số phận lại bắt chúng tôi phải xa nhau, tôi sẽ viết thế nào?
Sẽ không còn gì để viết nữa!
VanVN.Net - Bài thơ ra đời đã 40 năm, khi ấy nhà thơ còn rất trẻ, ở tuổi 20. Và với âm điệu, ngôn ngữ và sức lay động của nó, bài thơ đến với lớp thanh niên, sinh viên thuở ấy không bằng con đường xuất bản...
1.
Đồi trung du phơ phất bóng thông già
Trường sơ tán. Hồn trong chiều lặng gió
Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu...
"Lẵng quả thông" trong suối nhạc nhiệm màu
Hay "Chuyến xe đêm" thầm thì mê đắm
Mùi cỏ dại trên cánh đồng xa thẳm
Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa
"Có thể ngày mai ta cũng đi qua
Một cánh cửa nao lòng trong truyện "Tuyết"?
Có tiếng chuông rung, và con mèo Áckhíp
Ánh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong..."
Xa xôi sao... Thời thơ ấu sau lưng!
2.
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, cuộc đời không phải thế!
Giọt nước soi trên tay không cùng màu sóng bể
Bể mặn mòi, sôi sục biết bao nhiêu
Khi em đến bên anh, trước biển cả dâng triều
Ta thu hết xa khơi vào trong lồng ngực trẻ
Dám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trời
Dấu xanh thẳm khi bình minh vụt đến
Dấu đen trầm khi đáy bóng đêm trôi...
Và hạnh phúc vỡ ra như một nốt đàn căng
Nốt cao quá trong đời xao động quá!
Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả
Lại ngọt ngào, kỳ lạ, lớn lao hơn
Anh đã đi qua bão lốc từng cơn
Cây rung lá trong chiều thanh thản nhất
Anh qua cả màu không gian ngây ngất
Một tiếng thầm trong nắng mới lao xao...
Em đã đến rồi đi, như một giấc chiêm bao!
3.
Bây giờ, anh biết nói gì hơn?
Có thể, ngày mai thôi... Có thể...
"Hoa tóc tiên ơi! Sớm mai và tuổi trẻ"
Lật trang nhật ký nào cũng chỉ xót lòng thêm…
Pautopxki là dĩ vãng trong em
Thành dĩ vãng hai ta. Bây giờ anh ngoảnh lại
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, anh hiểu rằng không phải...
Như tuổi thơ, vừa đó đã xa vời!
Đưa em đi... Tất cả thế xong rồi
Ta đã lớn. Và Pautopxki đã chết!
... Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện "Tuyết"
Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!
1969
Lời bình của Hoàng Đình Quang
Tôi đã chép tay và có những chỗ không giống với văn bản này. Ngay cả cái đầu đề cũng sai lạc. Đến khi gặp Bằng Việt mới đây thôi, tôi hỏi anh: "Nghĩ lại" hay "Lại nghĩ"? Bằng Việt nói: "Nghĩ lại chứ...". Thế có nghĩa là đã từng có : Nghĩ đi... trước rồi!
Đồi trung du phơ phất bóng thông già
Trường sơ tán. Hồn trong chiều lặng gió
Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu...
Đấy là Pautopxki, với những áng văn lãng mạn, bay bổng tuyệt vời. Họ say đắm và mê đắm nhau trên trang sách, tưởng rằng những trang đẹp ấy sẽ là cuộc đời. Đấy là "Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa". Đấy là "cánh cửa nao lòng", là "ánh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong"...
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, cuộc đời không phải thế!
Bằng những cung bậc khác nhau, ta có những cảm khác nhau về cụm ngữ "Không phải thế đâu". Có thể là sự dứt khoát, mà có thể là lời tâm sự sẻ chia nho nhỏ với nhau, mà cũng lại là lời buông xuôi, bất lực! Sự lặp lại ấy cũng là những cung bậc khác nhau rồi.
Nhưng
không phải thế đâu,
không phải thế đâu,
cuộc đời
không phải thế!
Đây là bài thơ chia ly. Về sự chia tay của một mối tình, mà mỗi lần đọc, tôi lại hiểu khác đi một ít.
Bằng Việt đã khéo léo khi phải nói về cuộc chia tay này. Nó vưa tráng lệ lại vừa bi lụy.
Dám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trời
Dấu xanh thẳm khi bình minh vụt đến
Dấu đen rầm khi đáy bóng đêm trôi...
Câu thơ hay làm sang trọng cho bài thơ: "Và hạnh phúc vỡ ra như một nốt đàn căng"... khiến ta ngơ ngác. Và sự chia tay ấy dồn nén và giãi bày ở những câu thơ day dứt, có thể đứng độc lập, để nhớ và để chiêm nghiệm:
Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả
...
Lật trang nhật ký nào cũng chỉ xát lòng thêm...
Và rồi một lần nữa, tác giả lặp lại:
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, anh hiểu rằng không phải...
Bằng Việt, trong số những nhà thơ nửa cuối thế kỷ 20, anh là một thi sĩ, có tâm hồn đắm đuối nhất. Bài thơ này lập tứ rõ ràng, khúc chiết, nhưng người đọc cứ bị làm mờ đi cái ý tứ của tác giả. "Không phải thế", rồi lại "không phải thế". Làm sao biết được cái gì là phải đây, là rõ ràng đây?
Bài thơ buồn nhưng sang trọng. Thơ Bằng Việt vốn vậy. Hãy hình dung ra giọt nước mắt:
Đưa em đi... Tất cả thế xong rồi
Ta đã lớn. Và Pautopxki đã chết!
Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện "Tuyết"
Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!
Nặng trĩu mà vẫn nhẹ nhõm.
Em đã đến rồi đi, như một giấc chiêm bao.
Gần đây tôi có viết một ý nhỏ về "Thời hoa đỏ" của Thanh Tùng, một nhà thơ cùng thời với Bằng Việt. Nếu Thời hoa đỏ chỉ vì "Trong câu thơ của em anh không có mặt", để rồi "Anh thấy mình vô nghĩa đi bên em", thì ở "Nghĩ lại về Pautopxki" ta không thấy một nguyên cớ rõ rệt nào. Chỉ biết rằng, làm sao khác được. Em đủ thông minh để biết những gì anh chờ đợi ở em. Anh đủ nhạy cảm để hiểu được cái gì đang ngăn cản em.
Không biết bao nhiêu lần tôi nhắc lại trong đầu mình câu "Đưa em đi... Tất cả thế xong rồi".
Đưa em đi... Tất cả thế xong rồi
...
chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!
Nói dại, nếu bây giờ số phận cho tôi một người mà tôi yêu say đắm, mà chúng tôi yêu nhau say đắm, rồi số phận lại bắt chúng tôi phải xa nhau, tôi sẽ viết thế nào?
Sẽ không còn gì để viết nữa!
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn