Những ban đêm thành cột mốc tháng năm/ Đêm xanh vợi cũng trở thành đêm trắng/ Đêm thao thức đón chờ ánh sáng/ Đêm của chúng ta ấp ủ những mặt trời. (Đêm trắng - Nguyễn Văn Thạc)
Gửi thư    Bản in

20 nhà văn bậc thầy mà Giải Nobel Văn học đã sai sót bỏ qua

Vũ Phong Tạo (chọn dịch) - 13-12-2011 05:27:10 PM

VanVN.Net - Báo điện tử Trung Quốc “Tương tác” (www.hudong.com) vừa qua đã đăng tải bài của tác giả Lưu Kế Hưng “Giải Nobel Văn học đã sai lầm bỏ mất 20 nhà văn bậc thầy”...

Toàn văn nội dung bài viết ấy, như sau:

Sai lầm bỏ qua mất 20 nhà văn bậc thầy là điều đáng tiếc của Giải thưởng Văn học Nobel.

Giải thưởng Nobel văn học sáng lập từ năm 1901, đến nay đã có 102 người được trao giải thưởng này. Trên văn đàn thế giới xuất hiện nhiều chòm sao lấp lánh, bình xét giải thưởng này khó tránh khỏi chọn trúng một bỏ lọt vạn. Trên một trăm năm qua, giải thưởng Nobel văn học đã từng sai lầm bỏ sót mất 20 nhà văn bậc thầy. Điều đó, không thể không nói rằng là điều đáng tiếc của giải Nobel Văn học.

20 đại sư văn học bị sai lầm bỏ sót mất là Lev Tolstoy, Ibsen, Hardy, Chekhov, Kafka, Joyce, Kundera, Borges, Nabokov, Karl Calvino, Pound, Proust, Rilke, Gorky, Robbe Grillet, Zola, Valery, Lawrence, O.Mandelshtam, Woolf.

Dưới đây là những giới thiệu tóm tắt về họ, để bạn đọc tham khảo.

1 - Lev Tolstoy (1828-1910), nhà văn vĩ đại nhất nước Nga cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ20, cũng là một trong những nhà văn kiệt xuất nhất trong lịch sử văn học thế giới, tác phẩm văn học của ông chiếm địa vị hàng đầu trong lịch sử văn học thế giới.

Những tác phẩm tiêu biểu có “Anna Karenina”, “Chiến tranh và Hoà bình”, “Phục sinh” và bộ ba tiểu thuyết tự truyện “Thời thơ ấu”, “Thời thiếu niên”, “Thời thanh niên”. Những tác phẩm nổi tiếng khác có “Sáng sớm của một địa chủ”,“Cossacks”, “Sevastopol Tales”, “Lucerme”, v.v…

“Chiến tranh và Hoà bình” là bộ tổng thành sáng tác thời kỳ trước của ông. “Anna Karenina” là cột mốc thứ hai tiêu biểu cho cuộc đời sáng tác của ông. “Phục sinh” là tổng thành nghệ thuật khám phá tư tưởng lâu dài của ông, là bộ trường thiên tiểu thuyết phê phán giai cấp địa chủ tư sản nước Nga toàn diện nhất, sâu sắc nhất, mạnh mẽ nhất.

 

2 - Ibsen (1828-1906), kịch tác gia, nhà thơ, nhà bình luận nổi tiếng Na Uy.

Sinh trưởng trong một gia đình buôn bán gỗ, ông đã từng làm qua thợ học nghề, biên tập, chỉ đạo nghệ thuật nhà hát kịch, có sắc thái phản bội tinh thần cá nhân mãnh liệt và khuynh hướng thần bí chủ nghĩa.

Tác phẩm kịch của ông đả kích thói xấu, tuyên truyền cải cách xã hội, xây dựng rất nhiều hình tượng anh hùng chủ nghĩa, phản ánh ý thức dân chủ tiểu tư sản cấp tiến. Ông đã khai thác ra con đờng mới cho kịch châu Âu phát triển.

Những kịch bản “Ngôi nhà Múa rối” (A Doll’s House), “Kẻ thù chung của nhân dân” (Enemy of the People) của ông để lại đã trở thành những tác phẩm kinh điển trên sân khấu kịch các nước trên thế giới, sáng tác của ông có ảnh hưởng sâu rộng với kịch Âu Mỹ vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, vì thế mà được tôn vinh là “Người cha của kịch hiện đại”.

 

3 - Hardy (1840-1928), nhà thơ, nhà tiểu thuyết Anh quốc.

Ông là nhà văn lừng danh suốt hai thế kỷ, sáng tác thời kỳ đầu và thời kỳ giữa lấy tiểu thuyết là chính, đã kế thừa và phát huy truyền thống văn học của thời đại Vitoria; Những năm cuối đời khai thác văn học Anh thế kỷ 20 bằng những tác phẩm thi ca xuất sắc. 8 tập thơ với 918 bài, ngoài ra, còn có rất nhiều truyện vừa, truyện ngắn lấy tên chung là “Câu chuyện Wessex” và vở kịch thơ dài “Vua Lia”.

 

4 - Chekhov (1860-1904), tên họ đầy đủ là Anton Pavlovic Chekhov, nhà văn hiện thực phê phán, nhà văn châm biếm hài hước bậc thầy, người thợ cự phách về truyện ngắn, được xếp ngang hàng với Maupassant, họ cùng với Mark Twain được tôn vinh là ba ông “vua truyện ngắn” của thế giới.

Suốt đời, Chekhov đã sáng tác trên 800 thiên truyện ngắn, ngoài ra còn viết một số truyện vừa và kịch bản. Tác phẩm của ông đa số lấy tài liệu từ trong đời sống bình thường của những “nhân vật bé nhỏ” của giai tầng trung lưu, bóc trần sự tàn bạo của giai cấp thống trị phản động, đả kích chế độ chuyên chế Sa hoàng.

Tác phẩm tiêu biểu có truyện ngắn “Rồng đổi màu” (Chameleon), “Wher Card” (Người bị nhốt trong rọ), “Cái chết của công chức”, v.v…

Lev Tolstoy cũng đánh giá rất cao Chekhov, gọi ông là “nhà nghệ thuậ không có ai so sánh nổi”, hơn nữa còn nói: “Tôi không hề khách sáo trống rỗng mà khẳng định rằng, nói về kỹ xảo, ông ta, Chekhov, cao minh hơn tôi nhiều!”.

 

5 - Kafka (1883-1924), nhà tiểu thuyết Áo, nhà văn biểu hiện chủ nghĩa nổi tiếng châu Âu.

Ông sinh sống trong thời đại đế quốc Áo-Hung sắp tan rã, lại chịu ảnh hưởng của triết học Nietzsche, Bergson, đối với những sự kiện chính trị cũng luôn luôn giữ thái độ bàng quan, nên tác phẩm của ông đa số đều dùng hình tượng biến hình đổi dạng hoang đường và thủ pháp tượng trưng trực giác, biểu hiện những cá nhân cô lập, tuyệt vọng, bị bao vây bởi hoàn cảnh xã hội tràn đầy ý kiến dư luận thù địch. Trở thành thể hiện tập trung “những khốn quẫn của người hiện đại” bao trùm châu Âu, và gây nên những cơn “sốt Kafka” tại châu Âu.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông có:

Truyện ngắn “Hầm bí mật” (1923) vay mượn tâm lý khiếp đảm của những sinh vật bé nhỏ đề phòng thiên địch hãm hại, biểu hiện trạng thái tinh thần của những nhân vật bé nhỏ trong xã hội tư bản chủ nghĩa thường xuyên bị đe doạ khó bảo vệ được và những tình cảm cô lập tuyệt vọng trong hoàn cảnh đầy rẫy ý đồ dư luận thù địch;

Tuyện ngắn “Biến hình ký” (1912) thông qua tình tiết hoang đường một công nhỏ Samsa đột nhiên biến thành một con bọ hung mà mọi người ghê sợ, biểu hiện hiện tượng “dị hoá” của xã hội hiện đại biến con người thành nô lệ, dẫn đến “phi nhân tính”;

Tiểu thuyết trường thiên “Lô cốt” (Castle) viết về một nhân viên đo đạc ruộng đất K tiến thoái lưỡng nan, chỉ đành ngồi chờ chết, trước Lô cốt, tượng trưng cho quyền lực thần bí hoặc gông cùm thống trị vô hình;

Tiểu thuyết trường thiên “Thẩm phán” vay mượn sự kiện hoang đường công chức ngân hàng K. Joseph vô cớ bị bắt, lại vô cớ bị sát hại, bóc trần hiện tượng thối nát của chế độ tư pháp tư bản chủ nghĩa và bản chất chống lại nhân dân của nó, v.v…

 

6 - James Joyce (1882-1941), nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Ireland, một trong những tiểu thuyết gia quan trọng nhất, có ảnh hưởng nhất, cũng gây tranh luận nhiều nhất ở phương Tây thế kỷ 20.

Gần một thế kỷ lại đây, những cuộc tranh luận xoay quanh ông trước sau chưa hề chấm dứt. Những người sùng bái ông, coi ông như các nhà văn vĩ đại nhất như Shakespeare, Balzac; Những người phản đối ông thì cho rằng sáng tác của ông rất khó đọc, sống sít, như trò chơi văn tự, kém hấp dẫn, không thể đại biểu cho phương hướng của văn học hiện đại. Nhưng, mặc cho những bất đồng về nhận thức và đánh giá, đội ngũ và quy mô nghiên cứu ông lại ngày càng to lớn, nội dung nghiên cứu cũng ngày càng đi sâu; Hơn nữa, ngày càng nhiều người đã nhận thức về ảnh hưởng to lớn của ông đối với văn học hiện đại chủ nghĩa phương Tây, đã thừa nhận địa vị không thể thay thế của ông trong văn học hiện đại chủ nghĩa phương Tây.

Ông được coi là người khai sáng tiểu thuyết “trào lưu ý thức” và thể loại văn học mới mẻ. “Ulysseses” của ông và “Cánh đồng hoang” (Wast Land) của T.S.Eliot’s cùng được công nhận là tác phẩm kinh điển của văn học hiện đại chủ nghĩa phương Tây.

 

7 - Milan Kundera, sinh năm 1929 tại Cộng hoà Séc (Czech), hồi trẻ đã từng làm công nhân, chơi nhạc Jazz, sau đó dốc sức vào sáng tác văn học và điện ảnh, đã từng làm giáo sư Học viện Nghệ thuật điện ảnh Pra-ha (Prague).

Năm 1968, sâu khi Liên Xô đưa quân vào Pra-ha, tác phẩm của ông bị thu hồi và cấm. Năm 1975, ông di cư sang nước Pháp, do tiếng tăm văn học của ông ngày càng tăng cao, được Tổng thống Pháp đặc cách trao quyền công dân Pháp quốc. Ông chuyên tâm sáng tác tiểu thuyết, nhiều lần được trao giải thưởng văn học tầm quốc tế, ngoài ra còn được đề cử làm ứng viên của Giải Nobel Văn học.

Tác phẩm chủ yếu có “Tình yêu đáng cười” (Tập truyện ngắn, trước năm 1968); Các bộ tiểu thuyết “Trò đùa” (năm 1968), “Sống tại nơi khác” (1973), “Tụ họp để chia tay” (1976), “Truyện cười”, “Cái nhẹ cuộc sống không thể chịu đựng nổi” (1984), v.v…

 

8 - Borges (1899-1986), nhà thơ, tiểu thuyết gia kiêm phiên dịch gia Argentian.

Tác phẩm quan trọng có “Tình yêu Buenos Aires” (1923), “Vầng trăng trước mặt” (1925), “Vở bài tập của Sait Martin” (1929), “Ca tụng bóng râm” (1969), “Vàng của hổ” (1972), “Hoa hồng lặng lẽ” (1975); Các tập truyện ngắn “Chuyện về gã ác ôn” (1937), “Vườn  hoa ngõ nhỏ” (1941), “Aleph” (1949), “Báo cáo của Broken” (1970), v.v… Ngoài ra, còn dịch tác phẩm của Kafka, Faulkner, v.v…

Những tác phẩm của ông thể loại rõ ràng mạch lạc, văn tự tinh luyện, cấu tứ tinh xảo, tình tiết tiểu thuyết thường triển khai trong bối cảnh tình cảm tha hương xứ người của phương Đông, hoang đường ly kỳ tràn đầy ảo tưởng, mang đậm sắc thái thần bí.

Tác phẩm của ông bao trùm nhiều phạm trù văn hoá, bao gồm: Đoản văn, tiểu phẩm, tuỳ bút, thi ca, bình luận văn học, phiên dịch văn học. Trong đó, ông sử dụng văn tự La-tinh điêu luyện và giàu triết lý sâu sắc.

 

9 - Vladimir Nabokov (1899- 1977), tiểu thuyết gia, nhà phê bình văn học, dịch giả, nhà nghiên cứu về thể loại văn học của nước Mỹ, sinh ra tại nước Nga.

Nabokov học thức uyên bác, tài hoa đa diện, cuộc đời sáng tác cực kỳ phong phú đa dạng, bao gồm: Thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ký, phiên dịch, cờ tướng và các luận văn về côn trùng học, song ông nổi tiếng thế giới vìtiểu thuyết, như: “Lolita”, “Puning”, “Ngọn lửa điù hiu” (Pale Fire), “Ada”, “Vật thể trong suốt”, v.v…đều là những danh tác được mọi người biết đến.

Ngoài tiểu thuyết và thơ, ông còn công bố bình luận về Gogol, phiên dịch và viết chuyên luận về bộ sách 4 quyển của Pushkin “Napalese  Onegin”.

Thập niên 70 của thế kỷ 20, danh tiếng của ông đạt tới tột đỉnh, được tôn vinh là “vua tiểu thuyết đương đại”.

 

10 - Italo Calvino (1923-1985), một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất đương đại Italy, một trong những nhà văn bậc thầy châu Âu đương đại.

Tác phẩm chủ yếu của ông có “Một tử tước chia thành hai nửa”, “Kiến Argentine”, “Kị sĩ không tồn tại”, v.v…

Tác phẩm của ông có phong cách độc đáo, có sở trường dùng phương thức đồng thoại để viết tiểu thuyết. Cho nên, tiểu thuyết của ông cũng có thể gọi là đồng thoại.

Ngoài viết tiểu thuyết, Calvino còn giống như anh em Grimm của nước Đức, sưu tầm biên soạn truyện dân gian. Calvino đi khắp nước Ý, bỏ ra hai năm lao động gian khổ chuyên cần, cuối cùng biên soạn ra một bộ “Đồng thoại Italy”. Bộ “Đồng thoại Italy” này có thể sánh vai với đồng thoại của Andersen, của anh em Grimm.

 

11 - Pound (1885-1972), người đề xướng chủ yếu của trường phái ý tưởng, nhân vật dẫn đầu văn học hiện đại.

Ông sinh ngày 30 tháng 10 năm 1885, tại thị trấn Haley, bang Idaha, nước Mỹ.

Năm 1921 di cư tại Paris. Trong thời gian ở Paris và Luân Đôn, ngoài tiếp tục hoạt động sáng tác, ông còn phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, giao du với các nhân sĩ trong giới văn học Âu Mỹ, nhằm phá vỡ cục diện trầm mặc của văn học Anh, Mỹ, nhất là thi ca Anh, Mỹ; Cống hiến độc đáo cho sự nghiệp “phục hưng” của văn học Mỹ.  

Tác phẩm chủ yếu có “Mặt nạ” (1909), “Phản kích” (1912), “Cúng tế” (1916), “Hugh Sylvester Burley” (1920).

Pound là học trò của Yeats, bạn chí cốt của James Joyce’s, bạn học của Eliot, thầy giáo của Hemingway.

 

12 - Proust (1871-1922), tên họ đầy đủ là Valentine Lous George Eugene Marcel Proust, nhà tiểu thuyết vĩ đại, nhà tiểu thuyết bậc thầy của trào lưu ý thức thế kỷ 20 của nước Pháp.

Tháng 6 năm 1984, tạp chí “Đọc sách” của nước Pháp đã công bố “Mười nhà văn vĩ đại nhất” châu Âu, do bạn đọc của các nước Pháp, Tây Ban Nha, Liên bang Đức, Anh, Italy,… bình chọn. Xếp theo thứ tự phiếu bầu, Proust đứng thứ 6.

Tác phẩm tiêu biểu có “Nhớ lại tuổi Hoa như nước”, v.v…

 

13 - Rilke (1875-1926), một trong những nhà thơ có ảnh hưởng nhất trong văn học Đức hiện đại.

Thông qua thực tiễn sáng tác suốt đời, Rilke đã khai thông lĩnh vực mới cho thi ca. Trong lĩnh vực này, ông triển thị vẻ đẹp của âm nhạc, lại triển thị vẻ đẹp của tạo hình.

Đặc biệt là thi ca những năm cuối đời của ông, đã phát huy công năng của ngôn ngữ Đức, đã biểu đạt những nội dung khó biểu đạt ra, vì thế mà mở rộng khả năng biểu hiện của nghệ thuật sáng tác thi ca, tạo ảnh hưởng hữu ích cho sự phát triển của thi ca hiện đại.

 

14 - Gorky (1868-1936), nhà văn vô sản vĩ đại của Liên Xô trước đây, “đại biểu vĩ đại nhất của nghệ thuật vô sản” (Lời Lê-nin), người tôn nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, người thầy của văn học cách mạng vô sản, người sáng lập văn học Liên Xô.

Gorky họ tên đầy đủ Aleksey Maksimovich Peshkov, sinh ngày 28 tháng 3 năm 1868 tại thành phố Novgorod hạ (thành phố Gorky ngày nay), bên bờ sông Volga.

Cha của ông là thợ mộc. Mất cha từ nhỏ, ông phải ở nhờ gia đình ông ngoại kinh doanh một phường nhuộm nhỏ. Năm 11 tuổi, bắt đầu độc lập mưu sinh, thời ấu thơ và thiếu niên, Gorky sống trong tầng lớp dưới cùng của xã hội cũ.

Quãng đời phi thường của tuổi trẻ Gorky đã được ông kể lại sinh động trong bộ ba tiểu thuyết tự truyện nổi tiếng của ông “Thời thơ ấu”, “Sống giữa nhân gian”, “Trường Đại học của tôi”. Những nỗi khổ trong nhân gian, cảnh chua chát trong cuộc đời, đã tôi luyện nên ý chí phấn đấu của ông. Ngoài thời gian lao động nặng nhoc, ông chăm chỉ tự học không ngừng.

Những thể nghiệm và am hiểu cuộc sống của nhân dân dưới đáy xã hội đã trở thành suối nguồn không bao giờ cạn trong sáng tác của ông.

 

15 - Robbe Grillet (1922-2008), người sáng lập trào lưu “Tiểu thuyết mới”, nhà điện ảnh bậc thầy của nước Pháp.

Bằng phẩm chất độc nhất vô nhị và ảnh hưởng cao độ của ông, tác phẩm của Grillet đã vinh dự giành được Giải Gông-cua (Goncourt Prize), Giải thưởng văn học cao nhất của nước Pháp.

Thành tựu văn học của ông đã khiến ông được tôn vinh các danh hiệu “Lãnh tụ của trào lưu tiểu thuyết mới”, “Giáo hoàng tiểu thuyết mới”, “Ma vương nửa đêm”, v.v…

 

16 - Zola (1840-1902), nhà văn hiện thực phê phán, lãnh tụ của trào lưu văn học tự nhiên chủ nghĩa quan trọng của nước Pháp.

Suốt đời, ông đã viết được hàng chục bộ tiểu thuyết trường thiên, tác phẩm tiêu biểu nhất là “Mầm mống”.

Được sự khơi gợi của tác phẩm “Tấn trò đời” của Balzac’s, ông đã sáng tác bộ sách đồ sộ “Les Rougon-Macquart” bao gồm 20 bộ tiểu thuyết, phản ánh tình hình mọi mặt của xã hội Pháp, thời đại đế chế đệ nhị.

Tác phẩm “Mầm mống” (Manh nha) miêu tử cuộc đấu tranh bãi công và “Sụp đổ” phản ánh cuộc chiến tranh Phổ - Pháp, đế chế đệ nhị tan rã, công xã Paris, là những tác phẩm quan trọng nhất của ông.

Ông từ trần năm 1902. Đánh giá cống hiến trác việt của văn hào Zola khi còn sống đối với văn học Pháp, năm 1908, chính phủ Pháp bổ sung tổ chức quốc tang, và đưa di hài ông vào ngôi đền vĩ nhân.

 

17 - Valery (1871-1945), nhà thơ bậc thầy của trường phái tượng trưng Pháp.

Thơ của ông giầu triết lý, có khuynh hướng nội tâm chân thực, vươn tới sự hoàn mỹ về hình thức.

Tác phẩm tiêu biểu của ông có “Bản thảo thơ cũ” (1890-1900), “Nữ thần vận mệnh trẻ trung” (1917), “Ảo mỹ tập” (1922), v.v…

Những tác phẩm của ông thường dùng ý tưởng tượng trưng biểu đạt chủ đề mang tính triết lý, nói về những mối quan hệ sống và chết, tâm linh và xác thịt, vĩnh hằng và biến ảo, v.v….

Ông được mệnh danh là “Nhà thơ vĩ đại nhất nước Pháp thế kỷ 20”.

 

18 - Lawrence (1885-1930), nhà văn, nhà thơ Anh, nhà văn độc đáo nhất và gây tranh luận nhất của nước Anh thế kỷ 20, được mệnh danh là “Một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Anh”.

Sáng tác của Lawrence chịu ảnh hưởng thuyết phân tâm của Freud, tác phẩm của ông tiến hành khám phá sâu sắc tinh tế về gia đình, hôn nhân và giới tính. Trong đó, những miêu tả sâu sắc về tình yêu, một thời kỳ gây nên xôn xao và tranh luận lớn, gây ảnh hưởng sâu rộng đối với sáng tác tiểu thuyết thế kỷ 20.

Trong cuộc đời sáng tác gần 20 năm, nhà văn bất hủ này đã để lại cho nhân thế tr ên 10 bộ tiểu thuyết, 3 bộ du ký, 3 tập truyện ngắn, nhiều tập thơ, tập tản văn, tập thư tín.

Tiểu thuyết tiêu biểu của ông có “Đàn bà trong luyến ái”, “Người tình của phu nhân Chatterley’s” (Lady Chatterley’s), “Cầu vồng”, “Con trai và người tình”, v.v…

Cầu vồng” và “Đàn bà trong luyến ái” bằng nhiệt tình và độ sâu phi phàm, đã đi sâu cắt nghĩa những vấn đề liên quan đến luyến ái, thực sự đã tiêu biểu cho thành tựu cao nhất trong sáng tác tiểu thuyết của Lawrence.

 

19 - Mandelshtam (1891-1938), là một trong những nhà thơ Nga có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới thế kỷ 20, đã từng được mệnh danh là “Nhà thơ trong những nhà thơ”.

Nhà văn Brodsky, chủ nhân giải Nobel văn học năm 1987 đã từng tuyên bố: Mandelshtam có tư cách đứng trên bục lĩnh thưởng hơn ông ấy nhiều!

Tác phẩm của O.Mandelshtam bằng phương thức siêu thực, đã tiến hành ai điếu văn minh viễn cổ và văn hoá truyền thống, tiến hành công kích và châm biếm cay đắng xã hội hiện thực.

Phẩm chất tổng hợp toát ra từ trong thơ của ông, khiến cho tiếng tăm của ông vượt ra ngoài biên giới quốc gia, trở thành nhân vật sánh vai với các đại sư tầm cỡ thế giới như Eliot, Rilke, Valery và Yeat, v.v…

 

20 - Woolf (1882-1941), nữ nhà văn Anh quốc, được đánh giá là một trong những người đi tiên phong của hiện thực chủ nghĩa và nữ tính chủ nghĩa trong thế kỷ 20.

Trong hai cuộc đại chiến thế giới, Woolf là nhân vật hạt nhân của trường phái văn học Luân Đôn.

Những bộ tiểu thuyết nổi tiếng nhất của bà có  “Phu nhân Dalloway” (Mrs Dalloway), “Thăm Tháp đèn” (To the Linghthouse), “Gian phòng của Jakob’s” (Jakob’s Room).

Wolf được mệnh danh là một trong những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất thế kỷ 20, người đi tiên phong của trường phái văn học hiện đại chủ nghĩa.

Bà có rất nhiều cách tân đối với ngôn ngữ Anh, đã tiến hành thử nghiệm phương pháp sáng tác theo trào lưu ý thức, thử nghiệm miêu tả khắc hoạ ý thức tiềm ẩn trong tận đáy lòng mọi người.

Edward Morgan Forster nói “Bà đã đẩy tiếng Anh tiến thêm một bước nhỏ theo phương hướng trong sáng”.

Thành tựu và sáng tạo mới mẻ của bà trong văn học đến nay vẫn sản sinh ảnh hưởng.

(Theo www.hudong.com)

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn