VanVN.Net - Lep Tônxtôi, tức bá tước Lép Nikôlaiêvitsơ Tônxtôi (Lev Nikôlaievitch Tolstoi) (1828-1910) - nhà văn lớn của nước Nga. Lép Tônxtôi xuất thân trong một gia đình quý tộc nông thôn. Thời thơ ấu và niên thiếu, Lép Tônxtôi sống giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở ấp Iaxnaia Pôliana của gia đình (thuộc tỉnh Tula, cách Matxcơva chừng 200 km về phía Nam), được đọc các tác phẩm văn học trong thư viện của cha mình có tới hàng vạn cuốn. Lép Tônxtôi đã được nuôi dưỡng trong cái nôi văn chương này, cùng với tài năng thiên bẩm và với một nhân cách lớn - để rồi ông trở thành một đại văn hào của nước Nga và thế giới.
Sơ đồ điền trang của Lep Tônxtôi
Tôi đến điền trang của Lep Tônxtôi ở tỉnh Tula vào một ngày gần cuối thu, khi những chiếc lá vàng rực rỡ bắt đầu làm cuộc viễn du rời khỏi thân mình để thám hiểm trong không gian rồi rơi vào mặt đất. Tưởng như sắc màu rực rỡ của ánh vàng tầng tầng lớp lớp chấp nhận dồn lại, thu gom và dâng tặng cho điền trang Lep Tônxtôi nói riêng và tỉnh Tu la nói chung này. Lá vàng rụng rơi, bồng bềnh rồi lặng lẽ chồng xếp lên nhau, đợi hóa thân vào đất, làm đất tơi xốp rồi chuẩn bị đón mùa thu năm tới. Hàng phong thân trắng và thẳng, được trang trí bằng những vết khứa màu sẫm, vằn vện ngang thân. Chúng đứng mảnh mai, cao vút hai hàng, bao bọc con đường. Chưa có loài cây nào đẹp kiêu kỳ và bí ẩn như bạch dương. Chúng mang dáng dấp của những cô gái Nga, trắng ngần, rực rỡ.
Bên trái, là hồ nước rộng lớn, nơi thuở xưa Lep Tônxtôi câu cá vào những chiều hoàng hôn. Chiếc hồ nghiêng nghiêng ở phía trái lối vào cổng, có hàng sồi, hàng bạch dương soi mình tỏa bóng. Bên phải điền trang là chiếc cầu bắc qua con suối nhỏ - chính nơi đây ông và các anh chị em trong gia đình thời thơ ấu đã dạo chơi cùng ông bà dưới bóng bạch dương cao vút này.
Đi khoảng 500m nữa trên con đường hun hút trong tiếng lá reo của hàng bạch dương rủ lá, phía bên trái là những căn nhà kho, nhà người xà ích, và khu chuồng ngựa. Phía cuối con đường, bên kia là những căn nhà bình dị của những nông dân Nga, thấp thoáng trong ánh chiều.
Những hàng táo cổ thụ ông trong điền trang tỏa bóng chen nhau, vào mùa xuân ra hoa trắng muốt. Hình như ở phía cuối sâu hun hút kia, trên lớp cỏ dưới thân, có màn sương khói mơ hồ. Nắng hay sương? Thực hay mơ? Cả tôi và mọi người đều không hay biết. Chỉ có duy nhất là hiển hiện: Lep Tônxtôi đang đâu đây, hòa cùng tiếng gió, lớp lá cây, hay bay bổng trên bầu trời kia... là có thực.
Chúng tôi đi thẳng, giữa rừng bạch dương, gặp ngôi nhà 2 tầng của nhà văn, màu trắng trầm mặc, tinh khôi giữa rực rỡ của sắc vàng lá thu. Nắng chiều hòa quyện cùng lá thu tôn vinh thêm vẻ đẹp huyền hoặc như mơ của khu điền trang. Nắng rải sắc màu lên căn nhà của văn hào vĩ đại. Mấy bậc cửa căn nhà, nơi Lep Tônxtôi hàng ngày gặp gỡ những người nông dân nghèo và chia sẻ với họ sự đầy đủ của mình vẫn còn nguyên trong nắng. Những vật dụng của nhà văn, như chiếc bàn gỗ, chiếc giường giản dị... vẫn như còn in dấu nhà văn, thân thiết và đầy xúc động.
Có lẽ chưa ở nhà văn nào, sự mâu thuẫn giữa thực tại và nội tâm lại thể hiện rõ như ở Lep Tônxtôi. Con người sinh ra trong giàu có và nhung lụa ấy ấy lại là con người đồng cảm hơn ai hết với những thân phận và cuộc đời bất hạnh ở Nga. Nếu cứ làm ngơ mà sống, nếu cứ an phận thủ thường và bằng lòng với những gì mà số phận ban cho, có lẽ Lep Tônxtôi không thể có bi kịch đầy đau đớn và nước mắt trong gia đình cũng như trong xã hội.
Nhiều lần ông giằng xé chấp nhận giữa niềm tin và thất vọng, giữa cao thượng và nhỏ bé, giữa sự sống và cái chết bởi những mâu thuẫn trong gia đình, khi lòng tham, sự vô cảm, lạnh lùng như một liều thuốc độc dần dần gặm nhấm con tim bởi người thân gây ra. Và xa hơn nữa, những thối nát trong chế độ Nga Hoàng đã khiến những trang viết của ông chỉ không có màu sáng lạc quan và tươi vui. Ý nghĩ phải rời bỏ ngôi nhà ngày càng tăng khi ông chứng kiến sự nhẫn tâm và thấp hèn của người thân bởi những toan tính vật chất mà ông không thể nào chấp nhận. Con người dám từ bỏ mọi danh vọng và của cải, sống và lao động như một người nông dân, viết những bài thuyết kêu gọi hòa bình, chấm dứt chiến tranh và thủ tiêu nghèo đói ấy đã không thể thuyết phục vợ mình - bà Xôphia Anđrâyepana - người kém ông tới 17 tuổi. Vợ ông ngược lại, vẫn ham danh vọng, muốn sống xa hoa, giàu có nên thường xuyên đay nghiến ông. Vào một đêm tuyết rơi đầy trời (10/1910).
Sự âm thầm - cuộc trốn chạy khỏi trang trại của ông cũng không khiến nhà văn tìm được nơi yên tĩnh hơn. Vào một đêm về sáng, trong màn sương tĩnh mịch, sau khi dặn dò người xà ích và vuốt ve những chú ngựa lần cuối, ông đã rời Yasnaya, cùng với con gái Alexandra và bác sĩ riêng, đi đến một nơi vô định. Sau một số cuộc đi không nghỉ và không mục đích, ông muốn tới một tu viện nhưng đã phải dừng lại tại ga đầu mối Astapovo vì bị bệnh. Mười một ngày sau, ngày 7 tháng 11 năm 1910, vào một ngày tuyết rơi đầy trời ,ông đã trút hơi thở cuối cùng tại một nhà ga xe lửa vì bệnh sưng phổi. Được tin ông mất, hàng vạn người từ Matxcơva và khắp nơi trên đất nước Nga xa xôi tìm đến tận ấp Iaxnaia Pôliana để tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Ta sẽ thấy những hình ảnh đầy xúc động này trong Bảo tàng các nhà văn Nga.
Nếu đã đến Mátxcơva, thăm Nghĩa trang danh nhân, trước những công trình tưởng niệm các nhà chính trị, văn hóa lớn của đất nước Nga - ta có thể hiểu được đằng sau những khối đá cẩm thạch, đằng sau những công trình kiến trúc tinh xảo của nghệ nhân về kia là thông điệp người nằm dưới mộ. Những danh nhân văn hóa nổi tiếng đang bên nhau, có sự thăm viếng hàng ngày và có bàn tay chăm chút của những người quản trang - thì trong điền trang của Tônxtôi, dưới ngôi mộ cỏ khiêm nhường đầy hoa tươi dưới tán bạch dương kia là nơi nhà văn miên man trong giấc ngủ sâu.
Chưa ở đâu, sự giản dị lại được hiển hiện như ở nơi này. Giản dị trong căn nhà, trong kỷ vật, trong con đường, trong cây cầu kỷ niệm, giản dị cả trong ánh nắng chiều đã nhạt phai...
Nhưng giản dị hơn cả là nơi yên nghỉ theo ý nguyện nhà văn – nấm đất sơ sài, cho gần gũi với đất trời và bước chân người thăm viếng...
Tôi muốn nói đến sắc màu của điền trang. Tôi cũng muốn nói đến sắc màu của tâm trạng. Nắng và sắc lá được ưu bởi trời đất nước Nga ban cho một sắc vàng vĩnh cửu, rực rỡ, mênh mang.
Nhưng khi đã đặt chân đến nơi này, ta sẽ thấu hiểu, rằng, ở đời, nếu mạnh dạn và bản lĩnh bỏ qua mọi phù phiếm nông cạn để đến được khát vọng và được sống chính là mình - thì không phải ai cũng có thể làm được.
Vì thế đi trong nỗi nhớ, niềm kiêu hãnh và tự hào của nước Nga, ta nhận ra có một đại thi hào gần gũi, yêu thương và lớn lao nhưng cũng giản dị, khiêm nhường biết chừng nào. Với những người viết văn, thì chỉ một lần đến nơi này, cũng đủ để thấy mình hãy còn rất nhỏ bé, kể cả trong ý nghĩ, nhỏ bé trong cả nỗi buồn và khát vọng.
Vì vậy, để đi xa hơn, cần phải hiểu rằng cái nhỏ bé bình dị phải được khởi nguồn từ trái tim lớn, biết yêu thương đồng loại, biết chia sớt nỗi đau, biết khóc khi mình bất lực không thể xé chia cho những cuộc đời bất hạnh...
Điền trang của Tônxtôi - vì vậy không chỉ là chứng tích của thời gian, quá khứ - mà là chứng tích của một CON NGƯỜI. Nơi đây vẫn mãi vẹn nguyên một ký ức, một sự vĩ đại, một nỗi buồn và một niềm tự hào kiêu hãnh về tài năng và nhân cách con người.
TuLa-Mátxcơva những ngày cuối 10/2011
(Ảnh: Chu Thị Thơm)
VanVN.Net - Lep Tônxtôi, tức bá tước Lép Nikôlaiêvitsơ Tônxtôi (Lev Nikôlaievitch Tolstoi) (1828-1910) - nhà văn lớn của nước Nga. Lép Tônxtôi xuất thân trong một gia đình quý tộc nông thôn. Thời thơ ấu và niên thiếu, Lép Tônxtôi sống giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở ấp Iaxnaia Pôliana của gia đình (thuộc tỉnh Tula, cách Matxcơva chừng 200 km về phía Nam), được đọc các tác phẩm văn học trong thư viện của cha mình có tới hàng vạn cuốn. Lép Tônxtôi đã được nuôi dưỡng trong cái nôi văn chương này, cùng với tài năng thiên bẩm và với một nhân cách lớn - để rồi ông trở thành một đại văn hào của nước Nga và thế giới.
Sơ đồ điền trang của Lep Tônxtôi
Tôi đến điền trang của Lep Tônxtôi ở tỉnh Tula vào một ngày gần cuối thu, khi những chiếc lá vàng rực rỡ bắt đầu làm cuộc viễn du rời khỏi thân mình để thám hiểm trong không gian rồi rơi vào mặt đất. Tưởng như sắc màu rực rỡ của ánh vàng tầng tầng lớp lớp chấp nhận dồn lại, thu gom và dâng tặng cho điền trang Lep Tônxtôi nói riêng và tỉnh Tu la nói chung này. Lá vàng rụng rơi, bồng bềnh rồi lặng lẽ chồng xếp lên nhau, đợi hóa thân vào đất, làm đất tơi xốp rồi chuẩn bị đón mùa thu năm tới. Hàng phong thân trắng và thẳng, được trang trí bằng những vết khứa màu sẫm, vằn vện ngang thân. Chúng đứng mảnh mai, cao vút hai hàng, bao bọc con đường. Chưa có loài cây nào đẹp kiêu kỳ và bí ẩn như bạch dương. Chúng mang dáng dấp của những cô gái Nga, trắng ngần, rực rỡ.
Bên trái, là hồ nước rộng lớn, nơi thuở xưa Lep Tônxtôi câu cá vào những chiều hoàng hôn. Chiếc hồ nghiêng nghiêng ở phía trái lối vào cổng, có hàng sồi, hàng bạch dương soi mình tỏa bóng. Bên phải điền trang là chiếc cầu bắc qua con suối nhỏ - chính nơi đây ông và các anh chị em trong gia đình thời thơ ấu đã dạo chơi cùng ông bà dưới bóng bạch dương cao vút này.
Đi khoảng 500m nữa trên con đường hun hút trong tiếng lá reo của hàng bạch dương rủ lá, phía bên trái là những căn nhà kho, nhà người xà ích, và khu chuồng ngựa. Phía cuối con đường, bên kia là những căn nhà bình dị của những nông dân Nga, thấp thoáng trong ánh chiều.
Những hàng táo cổ thụ ông trong điền trang tỏa bóng chen nhau, vào mùa xuân ra hoa trắng muốt. Hình như ở phía cuối sâu hun hút kia, trên lớp cỏ dưới thân, có màn sương khói mơ hồ. Nắng hay sương? Thực hay mơ? Cả tôi và mọi người đều không hay biết. Chỉ có duy nhất là hiển hiện: Lep Tônxtôi đang đâu đây, hòa cùng tiếng gió, lớp lá cây, hay bay bổng trên bầu trời kia... là có thực.
Chúng tôi đi thẳng, giữa rừng bạch dương, gặp ngôi nhà 2 tầng của nhà văn, màu trắng trầm mặc, tinh khôi giữa rực rỡ của sắc vàng lá thu. Nắng chiều hòa quyện cùng lá thu tôn vinh thêm vẻ đẹp huyền hoặc như mơ của khu điền trang. Nắng rải sắc màu lên căn nhà của văn hào vĩ đại. Mấy bậc cửa căn nhà, nơi Lep Tônxtôi hàng ngày gặp gỡ những người nông dân nghèo và chia sẻ với họ sự đầy đủ của mình vẫn còn nguyên trong nắng. Những vật dụng của nhà văn, như chiếc bàn gỗ, chiếc giường giản dị... vẫn như còn in dấu nhà văn, thân thiết và đầy xúc động.
Có lẽ chưa ở nhà văn nào, sự mâu thuẫn giữa thực tại và nội tâm lại thể hiện rõ như ở Lep Tônxtôi. Con người sinh ra trong giàu có và nhung lụa ấy ấy lại là con người đồng cảm hơn ai hết với những thân phận và cuộc đời bất hạnh ở Nga. Nếu cứ làm ngơ mà sống, nếu cứ an phận thủ thường và bằng lòng với những gì mà số phận ban cho, có lẽ Lep Tônxtôi không thể có bi kịch đầy đau đớn và nước mắt trong gia đình cũng như trong xã hội.
Nhiều lần ông giằng xé chấp nhận giữa niềm tin và thất vọng, giữa cao thượng và nhỏ bé, giữa sự sống và cái chết bởi những mâu thuẫn trong gia đình, khi lòng tham, sự vô cảm, lạnh lùng như một liều thuốc độc dần dần gặm nhấm con tim bởi người thân gây ra. Và xa hơn nữa, những thối nát trong chế độ Nga Hoàng đã khiến những trang viết của ông chỉ không có màu sáng lạc quan và tươi vui. Ý nghĩ phải rời bỏ ngôi nhà ngày càng tăng khi ông chứng kiến sự nhẫn tâm và thấp hèn của người thân bởi những toan tính vật chất mà ông không thể nào chấp nhận. Con người dám từ bỏ mọi danh vọng và của cải, sống và lao động như một người nông dân, viết những bài thuyết kêu gọi hòa bình, chấm dứt chiến tranh và thủ tiêu nghèo đói ấy đã không thể thuyết phục vợ mình - bà Xôphia Anđrâyepana - người kém ông tới 17 tuổi. Vợ ông ngược lại, vẫn ham danh vọng, muốn sống xa hoa, giàu có nên thường xuyên đay nghiến ông. Vào một đêm tuyết rơi đầy trời (10/1910).
Sự âm thầm - cuộc trốn chạy khỏi trang trại của ông cũng không khiến nhà văn tìm được nơi yên tĩnh hơn. Vào một đêm về sáng, trong màn sương tĩnh mịch, sau khi dặn dò người xà ích và vuốt ve những chú ngựa lần cuối, ông đã rời Yasnaya, cùng với con gái Alexandra và bác sĩ riêng, đi đến một nơi vô định. Sau một số cuộc đi không nghỉ và không mục đích, ông muốn tới một tu viện nhưng đã phải dừng lại tại ga đầu mối Astapovo vì bị bệnh. Mười một ngày sau, ngày 7 tháng 11 năm 1910, vào một ngày tuyết rơi đầy trời ,ông đã trút hơi thở cuối cùng tại một nhà ga xe lửa vì bệnh sưng phổi. Được tin ông mất, hàng vạn người từ Matxcơva và khắp nơi trên đất nước Nga xa xôi tìm đến tận ấp Iaxnaia Pôliana để tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Ta sẽ thấy những hình ảnh đầy xúc động này trong Bảo tàng các nhà văn Nga.
Nếu đã đến Mátxcơva, thăm Nghĩa trang danh nhân, trước những công trình tưởng niệm các nhà chính trị, văn hóa lớn của đất nước Nga - ta có thể hiểu được đằng sau những khối đá cẩm thạch, đằng sau những công trình kiến trúc tinh xảo của nghệ nhân về kia là thông điệp người nằm dưới mộ. Những danh nhân văn hóa nổi tiếng đang bên nhau, có sự thăm viếng hàng ngày và có bàn tay chăm chút của những người quản trang - thì trong điền trang của Tônxtôi, dưới ngôi mộ cỏ khiêm nhường đầy hoa tươi dưới tán bạch dương kia là nơi nhà văn miên man trong giấc ngủ sâu.
Chưa ở đâu, sự giản dị lại được hiển hiện như ở nơi này. Giản dị trong căn nhà, trong kỷ vật, trong con đường, trong cây cầu kỷ niệm, giản dị cả trong ánh nắng chiều đã nhạt phai...
Nhưng giản dị hơn cả là nơi yên nghỉ theo ý nguyện nhà văn – nấm đất sơ sài, cho gần gũi với đất trời và bước chân người thăm viếng...
Tôi muốn nói đến sắc màu của điền trang. Tôi cũng muốn nói đến sắc màu của tâm trạng. Nắng và sắc lá được ưu bởi trời đất nước Nga ban cho một sắc vàng vĩnh cửu, rực rỡ, mênh mang.
Nhưng khi đã đặt chân đến nơi này, ta sẽ thấu hiểu, rằng, ở đời, nếu mạnh dạn và bản lĩnh bỏ qua mọi phù phiếm nông cạn để đến được khát vọng và được sống chính là mình - thì không phải ai cũng có thể làm được.
Vì thế đi trong nỗi nhớ, niềm kiêu hãnh và tự hào của nước Nga, ta nhận ra có một đại thi hào gần gũi, yêu thương và lớn lao nhưng cũng giản dị, khiêm nhường biết chừng nào. Với những người viết văn, thì chỉ một lần đến nơi này, cũng đủ để thấy mình hãy còn rất nhỏ bé, kể cả trong ý nghĩ, nhỏ bé trong cả nỗi buồn và khát vọng.
Vì vậy, để đi xa hơn, cần phải hiểu rằng cái nhỏ bé bình dị phải được khởi nguồn từ trái tim lớn, biết yêu thương đồng loại, biết chia sớt nỗi đau, biết khóc khi mình bất lực không thể xé chia cho những cuộc đời bất hạnh...
Điền trang của Tônxtôi - vì vậy không chỉ là chứng tích của thời gian, quá khứ - mà là chứng tích của một CON NGƯỜI. Nơi đây vẫn mãi vẹn nguyên một ký ức, một sự vĩ đại, một nỗi buồn và một niềm tự hào kiêu hãnh về tài năng và nhân cách con người.
TuLa-Mátxcơva những ngày cuối 10/2011
(Ảnh: Chu Thị Thơm)
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn