Đỗ Trung Lai: Cha m ẹ đã thành ra cổ tích/ Cỏ nằm kể mãi dưới chân nhang Thứ sáu, 29/1/2010 | 5:50:31 PM
Trang chủ
Tin văn
Văn hóa - Nghệ thuật
Tiếng nói Nhà văn
Dư âm Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam
Nhà văn đang có hồ sơ xin vào Hội
Nhà văn ta đang làm gì?
Hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Lý luận - Phê bình
Tác phẩm và dư luận
Đối thoại
Nghề văn
Văn học với đời sống
VanVN.Net Giới Thiệu
Tác phẩm
Thơ
Truyện ngắn
Bút ký - Phóng sự
Tạp văn
Tiểu thuyết
Mỗi tuần một truyện ngắn, một chùm thơ
Nhà Văn Trẻ
Văn học nước ngoài
Tư Liệu Văn Học
Hội nhà văn
Cơ quan văn học
Hội viên
Di sản
Quán Văn Chương
Phiếm luận

Đọc nhiều nhất

Về cuốn hồi ký gây xôn xao trên mạng của một giáo sư

Cái tát của Lê Công Định

Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?

Dư luận không giống như "Chú Thỏ" trong truyện "Cáo và Thỏ" thưa ông Đoàn Văn Kiển...

Hãy bình tĩnh, đừng quá riết róng theo kiểu “Giậu đổ bìm leo”

"Cái hèn" của người cầm bút

Ma đưa lối quỷ đưa đường hay bần cùng sinh đạo tặc... ( Về những vụ trộm cắp của người Việt bị phát hiện gần đây tại Nhật Bản)

Ăn ốc nói mò của một số người cầm bút


CÔNG TY LÂM NGHIỆP TAM SƠN

Xã Kiệt Sơn, huyện Tam Sơn tỉnh Phú Thọ; điện thoại: 0210 3745 002   Fax : 0210 3745 003   -   Email : - tamsontanson@yahoo.com
Đại diện tại Hà Nội: Phòng 330 Nhà K1 Khu Đô thị Việt Hưng, Long Biên Hà Nội điện thoại:  04 3652 4558 – Email: truongnd@gmail.com

  Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam) quản lý và sử dụng 10.903,1 ha thuộc địa bàn 10 Xã của Huyện Tân Sơn. Có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng của vùng miền núi trung du phía bắc rất thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.  
  Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Trồng rừng NLG, khai thác, thu mua, vận tải cung ứng gỗ NLG cho Tổng công ty Giấy Việt Nam ; sản xuất kinh doanh giống cây NLG, chè búp tươi; thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại lâm sản NLG; sản xuất, chế biến Nấm Dược phẩm (Linh Chi) và cung cấp Nấm thực phẩm sạch cho thị trường Thành Phố Hà Nội, Tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận. Sản xuất, xuất khẩu và cung ứng nội địa hàng trăm triệu đôi đũa tre mỗi năm.
  Các sản phẩm Nấm sạch của Công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đã chinh phục được các bà nội trợ khó tính. Trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.
  Công ty đã mở một số Đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm  trên địa bàn các Tỉnh phía bắc
  Khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn hoặc mở Đại lý bán sẩn phẩm . Xin vui lòng liên hệ với Công ty .

Giám đốc     
Nguyễn Đức Sơn


 
Home / Dư âm Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam
Tôi xin lấy tinh thần lạc quan, vui tươi…
GS Mai Quốc Liên ( 1/14/2010 9:34:42 AM )
 
 
 
 
 Văn học Việt Nam mấy mươi thế kỷ, cũng như văn học nhiều nước nói với chúng ta điều gì..? Nó nói cuộc đời là một cuộc chiến đấu cam go, dũng cảm, nhiều khi xương máu, cuộc đời là hạnh phúc và hy vọng, cho dù hôm nay cuộc đời vẫn còn biết mấy ngổn ngang, lo toan, cay đắng. Nhưng sau hết, cuộc đời còn là trò chơi, còn là tiếng cười. Văn học Việt Nam rất nhiều tiếng cười, rất nhiều châm biếm, như truyện tiếu lâm, như thơ Hồ Xuân Hương, thơ Tú Xương, như tiểu thuyết Số Đỏ… “Ông Thần phương Bắc thường nghiêm nghị, ông Bụt phương Nam thường vui cười – hỡi người sắp tới, chớ có đúc tượng nhầm”– một bài văn đời Trần (thế kỷ XII-XIV) của chúng tôi viết như vậy.
Việc dịch là cả một câu chuyện dài. Nó đã bắt đầu từ đầu công nguyên với luận điểm nổi tiếng của Xixeron (La Mã): “Dịch sát từng chữ thì sẽ không bao giờ trung thực”. Ngày nay, lịch sử và lý thuyết dịch cho chúng ta thấy rằng, dịch là tìm những tương đương giữa các nền văn hóa, không phải chỉ về ngữ nghĩa, mà còn là tính khí, phong cách, giọng điệu,… chất thơ, chất văn và cả những cái mà ta vẫn gọi là ý ở ngoài ý, văn ở ngoài lời. Như thế, bản thân việc dịch là rất tinh tế, phức tạp, sáng tạo, đòi hỏi vô hạn khả năng, tài năng của người dịch. Do đó, chúng tôi rất cảm ơn và khâm phục các dịch giả thế giới đã đi sâu tìm hiểu tiếng Việt…, đã dày công dịch sang tiếng nước các bạn những tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh và nhiều tác phẩm văn học hiện đại khác. Các bạn đã là những cây cầu của tình hữu nghị và văn hóa, nối những đại dương văn hóa lại với nhau và làm phong phú thế giới tinh thần cho nhau.
 Tuy chưa nhiều, nhưng như thế là văn học Việt Nam đã được biết đến trên thế giới. Chúng tôi mong rằng, nó sẽ được biết đến nhiều hơn và hệ thống hơn. Chúng tôi có cả một kho tàng văn học dân gian to lớn, đặc sắc về nhiều phương diện. Nó nói lên tính cách của dân tộc chúng tôi. Nó là cội nguồn của những sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương. Nhà thơ Nguyễn Du vĩ đại của chúng tôi chẳng đã từng nói: “Tôi học tiếng nói của người trồng dâu trồng gai qua dân ca”, và ông đã viết Truyện Kiều bằng ngôn ngữ bác học và bình dân ấy. Còn Hồ Xuân Hương là một hiện tượng gắn liền với văn học dân gian, như hiện tượng Rabelais mà M.Bakhtin đã phân tích rất hay. Nhưng theo tôi biết, thì nền văn học dân gian này của chúng tôi còn chưa được dịch bao nhiêu.
Một dân tộc nhỏ như dân tộc Việt Nam - ngày xưa chỉ bằng nửa đất nước bây giờ - đã làm nên một nền văn học mà càng đi sâu nghiên cứu, chính chúng tôi là người Việt, chúng tôi cũng phải kinh ngạc. Không, không phải là “chauvin” văn hóa, là tự tôn tự đại dân tộc vớ vẩn đâu. Nhưng văn hóa văn học quả là không đi theo chiều tiến lên thẳng đứng, mà là diễn ra theo những quy luật có khi hơi khác thường, bất ngờ. Thế kỷ XIII, cha ông chúng tôi ba lần chiến thắng quân Mông Cổ – Thát Đát. Chiến công kỳ lạ đó, do một nhà văn hóa, nhà thơ, một ông vua và là vua Phật (Phật Hoàng), tên là Trần Nhân Tông (1258-1308) lãnh đạo. Thơ của ông là thơ Thiền, rất hàm súc, rất hay, đồng thời ông là người viết văn thơ tiếng Việt bằng chữ Nôm đầu tiên. Sáng tạo văn học văn hóa đó là phi thường, và nó đã được Nguyễn Trãi (1380-1442) nối tiếp. Nguyễn Trãi, người mà Irênê Fab, một nhà văn Đức đã nói là: “Vào thế kỷ XV, châu Âu chưa có một nhà văn nào lớn như Nguyễn Trãi”, ông là người có vai trò như Dante trong ngôn ngữ văn học Ý và Puskin trong ngôn ngữ văn học Nga.
Không, chúng tôi luôn để tâm học tập châu Âu. Nhưng ngày nay, người ta không thể theo thuyết “dĩ Âu vi trung”– lấy châu Âu làm trung tâm – “Eurocentrisme” được nữa. Nhưng quả là Việt Nam thời xưa, châu Á ngày xưa cũng là một cái gì đáng để tâm dịch và truyền bá.
Và nền văn học hiện đại của chúng tôi bắt đầu từ thế kỷ XX – hay có thể sớm hơn tùy quan niệm – cũng là một nền văn hóa không thiếu những tác gia đặc sắc. Chỉ hiềm là tiếng Việt không phải là tiếng Anh hay là thứ tiếng phương Tây nào đó nên nó bị thua thiệt trong việc truyền bá. Mặc dù nó rất hay, từ thanh điệu đến từ ngữ, nó là vị mật ong còn lại sau khi đọc Truyện Kiều như Craysac, một dịch giả Pháp, nói. Tiếng Việt ấy lại được luyện qua cái lò luyện chữ: “thiên đoàn bách luyện, ngữ ngữ kinh nhân” (trăm nghìn lần rèn luyện, lời lời làm kinh sợ người đọc) - những người thợ rèn chữ cho đến mức tuyệt diệu (nên câu tuyệt diệu như Nguyễn Du nói). Sự thua thiệt ở đây chỉ có thể được đền bù phần nào nhờ vào lòng yêu mến, sự công tâm và tài năng của các dịch giả có mặt ở đây, hôm nay và cả mai sau.
Thế giới ngày nay là thế giới của thị trường, chúng ta biết như vậy. Trong cái thị trường đó, văn học và dịch văn học cũng bị chi phối rất nhiều. Nhưng chúng ta là những người có sứ mệnh làm văn hóa, chuyển tải văn hóa và một khi Trời đã trao cho chúng ta gánh nặng và cũng là niềm vui tối cao đó, chúng ta cam chịu và kiên trì với công việc. Còn Nhà nước hay các tổ chức khác bằng sức mạnh của họ có thể giúp chúng ta rất nhiều bằng cách tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho chúng ta hành nghề.
 Văn học Việt Nam mấy mươi thế kỷ, cũng như văn học nhiều nước nói với chúng ta điều gì..? Nó nói cuộc đời là một cuộc chiến đấu cam go, dũng cảm, nhiều khi xương máu, cuộc đời là hạnh phúc và hy vọng, cho dù hôm nay cuộc đời vẫn còn biết mấy ngổn ngang, lo toan, cay đắng. Nhưng sau hết, cuộc đời còn là trò chơi, còn là tiếng cười. Văn học Việt Nam rất nhiều tiếng cười, rất nhiều châm biếm, như truyện tiếu lâm, như thơ Hồ Xuân Hương, thơ Tú Xương, như tiểu thuyết Số Đỏ… “Ông Thần phương Bắc thường nghiêm nghị, ông Bụt phương Nam thường vui cười – hỡi người sắp tới, chớ có đúc tượng nhầm”– một bài văn đời Trần (thế kỷ XII-XIV) của chúng tôi viết như vậy.
Tôi xin được lấy tinh thần vui tươi, lạc quan ấy để chúc mừng hội nghị lần này.

 
 
 
 
[ Print this page ]In bài   Trang trước [ Top page ]Đầu trang


Gửi ý kiến
Họ tên
eMail
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung:
   
Các bài mới:
   Chănthy Deasavanh ở Hạ Long(15/1/2010)
   Ngồi lại với báo chí(22/1/2010)
   Các dịch giả nước ngoài tại Hội nghị Quốc tế giới thiệu văn học VN nói gì?(24/1/2010)
Các bài đã đăng:
   A River Poem (Bài thơ dòng sông), Mother And Me (Mẹ và tôi)(14/1/2010)
   Ân tình dư ba(12/1/2010)
   Truyền thống và đổi mới trong văn xuôi hiện đại Việt Nam(11/1/2010)
   KHOẢNG TRỐNG CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TRÊN VĂN ĐÀN NGA(10/1/2010)
   Hồ Xuân Hương với những khát vọng sống cá nhân(2/1/2010)
   Thơ cổ điển Việt Nam ở Ba Lan(30/12/2009)
   Cần một tầm nhìn xa, đầu tư có chiều sâu(25/12/2009)
   Aminios - Một dự án truyền bá thơ Cuba ra thế giới (AMNIOS, UN PROYECTO DE DIFUSIÓN DE POESÍA, DESDE CUBA PARA EL MUNDO(22/12/2009)
   Kinh nghiệm dịch thơ và dịch triết văn(22/12/2009)
Sự kiện
10 nhân vật có ảnh hưởng nhất thập kỷ
Nhân vật
Tiếng nói đáng tin cậy nhất của nước Mỹ
Bình Luận
Trách nhiệm cao đẹp của người nghệ sĩ
Giới Thiệu Sách
Nhiệt đới buồn
Mùa xuân với “Lời ru ngọn cỏ”
Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay


 
 
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Địa chỉ: 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: (84-43) 9448134 * Fax: (84-43) 8263777
Email: vanvn.net@gmail.com / hoinhavanvietnam@gmail.com
Tổng biên tập: Hữu Thỉnh
Giấy phép số 77/GP-TTTT- Cục Quản lý Phát thanh-Truyền hình và Thông tin Điện tử- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/8/2008.
Hội Nhà văn VN giữ bản quyền nội dung trên website này.
Xây dựng, phát triển: iDesign