Chế Lan Viên: Ai lên biên giới cho lòng ta theo với/ Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình/ Bạt ngàn trắng ở tận cùng bờ cõi/ Suốt một đời cùng với gió giao tranh Thứ bảy, 21/11/2009 | 6:27:12 PM
Trang chủ
Tin văn
Văn hóa - Nghệ thuật
Tiếng nói Nhà văn
Tiến tới Hội nghị Dịch thuật giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài
Nhà văn đang có hồ sơ xin vào Hội
Nhà văn ta đang làm gì?
Hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Lý luận - Phê bình
Tác phẩm và dư luận
Đối thoại
Nghề văn
Văn học với đời sống
VanVN.Net Giới Thiệu
Tác phẩm
Thơ
Truyện ngắn
Bút ký - Phóng sự
Tạp văn
Tiểu thuyết
Mỗi tuần một truyện ngắn, một chùm thơ
Nhà Văn Trẻ
Văn học nước ngoài
Tư Liệu Văn Học
Hội nhà văn
Cơ quan văn học
Hội viên
Di sản
Quán Văn Chương
Phiếm luận

Đọc nhiều nhất

Về cuốn hồi ký gây xôn xao trên mạng của một giáo sư

Cái tát của Lê Công Định

Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?

Hãy bình tĩnh, đừng quá riết róng theo kiểu “Giậu đổ bìm leo”

"Cái hèn" của người cầm bút

Dư luận không giống như "Chú Thỏ" trong truyện "Cáo và Thỏ" thưa ông Đoàn Văn Kiển...

Ma đưa lối quỷ đưa đường hay bần cùng sinh đạo tặc... ( Về những vụ trộm cắp của người Việt bị phát hiện gần đây tại Nhật Bản)

Ăn ốc nói mò của một số người cầm bút


CÔNG TY LÂM NGHIỆP TAM SƠN

Xã Kiệt Sơn, huyện Tam Sơn tỉnh Phú Thọ; điện thoại: 0210 3745 002   Fax : 0210 3745 003   -   Email : - tamsontanson@yahoo.com
Đại diện tại Hà Nội: Phòng 330 Nhà K1 Khu Đô thị Việt Hưng, Long Biên Hà Nội điện thoại:  04 3652 4558 – Email: truongnd@gmail.com

  Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam) quản lý và sử dụng 10.903,1 ha thuộc địa bàn 10 Xã của Huyện Tân Sơn. Có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng của vùng miền núi trung du phía bắc rất thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.  
  Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Trồng rừng NLG, khai thác, thu mua, vận tải cung ứng gỗ NLG cho Tổng công ty Giấy Việt Nam ; sản xuất kinh doanh giống cây NLG, chè búp tươi; thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại lâm sản NLG; sản xuất, chế biến Nấm Dược phẩm (Linh Chi) và cung cấp Nấm thực phẩm sạch cho thị trường Thành Phố Hà Nội, Tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận. Sản xuất, xuất khẩu và cung ứng nội địa hàng trăm triệu đôi đũa tre mỗi năm.
  Các sản phẩm Nấm sạch của Công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đã chinh phục được các bà nội trợ khó tính. Trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.
  Công ty đã mở một số Đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm  trên địa bàn các Tỉnh phía bắc
  Khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn hoặc mở Đại lý bán sẩn phẩm . Xin vui lòng liên hệ với Công ty .

Giám đốc     
Nguyễn Đức Sơn


 
Home / Bình Luận
Phải hướng tầm nhìn về phía quyền lợi của nông dân
Hoàng Kim ( Đồng Tháp) ( 10/14/2009 2:44:21 PM )
(Trao đổi với TS Tô Văn Trường về bài Một cái nhìn rộng mở.)
    Khi đọc bài viết: “ Một cái nhìn rộng mở” của Tiến sĩ Tô Văn Trường đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, tôi đã đề nghị tòa soạn cho tôi được phản hồi ý kiến, thế nhưng Tòa soạn đã khép lại chuyên mục nên thôi. Hôm nay, bài viết này lại được đăng trên báo Hội Nhà Văn Việt Nam, tôi cảm thấy với trách nhiệm là tác giả hai bài viết “ Lo ngại liên doanh gạo Việt Nam – Campuchia” và “ Không thể không lo về liên doanh lúa gạo” đồng thời với trách nhiệm của một nông dân, tôi phải trao đổi làm rỏ những nhận định có thể gây hại đến quyền lợi của nông dân, nên tôi thấy rằng cần phải trao đổi với tác giả bài viết “Một cái nhìn rộng mở”.
Trong hai bài viết của tôi, tôi đã nhắc đi nhắc lại rằng : nếu doanh nghiệp tư nhân trong hoặc ngoài ngành tham gia phần hùn và xuất khẩu gạo từ Campuchia thì nông dân chúng tôi không lo ngại gì, thế nhưng khi Tổng công ty lương thực miền Nam là một trong ba phần hùn thì nông dân chúng tôi lo ngại vì: “ Tổng công ty lương thực miền Nam là Tổng công ty của nhà nước. Ông Tổng giám đốc Tổng công ty lương thực Miền Nam kiêm chức chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam (VFA) là người được giao toàn quyền xuất khẩu gạo Việt Nam, là người giữ trong tay thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Vì thế, chúng tôi không thể không quan ngại về việc liên doanh này sẽ lấn chiếm thị trường xuất khẩu gạo của nông dân Việt Nam”. Nói nôm na dể hiểu là: chúng tôi sợ Ông Trương Thanh Phong Tổng giám đốc Tổng công ty lương thực Miền Nam sẽ san sẽ thị trường của Tổng công ty cho ông Trương Thanh Phong Chủ tịch (hoặc Giám đốc điều hành) Liên doanh.
Tôi đã nói rỏ là : “ để giải tỏa lo ngại của nông dân, lẻ ra ông phó chủ tịch VFA phải chứng minh hoạt động của người đứng đầu tổng công ty lương thực Miền Nam trong tư cách lảnh đạo liên doanh gạo với Campuchia chắc chắn không làm thiệt hại quyền lợi của nông dân Việt Nam trong việc điều hành thị trường gạo Việt Nam”. Việc giải tỏa lo ngại này Tiến sĩ Tô Văn Trường cũng không giải đáp.
Tôi nêu ra một vấn đề về quyền lợi rất cụ thể, nên phải được trả lời cụ thể: có xâm hại về quyền lợi hay là không? chứ không thể chỉ hứa hẹn như ông Nguyễn Thọ Trí Phó chủ tịch VFA (đã quá hạn lời hứa mà không trả lời), hay chỉ dừng lại ở mức độ “ đáng suy gẩm” như phát biểu của Tiến sĩ Tô Văn Trường.
Đến đây, đúng ra tôi kết thúc bài viết, vì khi không đi vào thực chất vấn đề tranh luận thì nói nhiều cũng chẳng lợi ích gì. Với lại liên doanh đã thành lập rồi, có nói cũng bằng thừa. Thế nhưng những phát biểu của Tiến sĩ Tô Văn Trường nhất là những “ cái nhìn rộng mở” của Tiến sĩ, có thể gây hại cho quyền lợi của nông dân nên cho phép tôi được tiếp tục trình bài.
Tiến sĩ kết luận: “Nói tóm lại: Cần có cái nhìn rộng mở theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng về an ninh lương thực, và xuất khẩu tri thức nông nghiệp đem lại nhiều lợi ích cả về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. Người xưa thường nói “buôn có bạn, bán có phường” bởi vì trong buôn bán nếu biết liên kết dù quy mô nhỏ hay lớn, trước mắt và lâu dài đều có lợi. Bài học kinh nghiệm về dầu mỏ, gạo, cà phê, cao su vv…cho thấy trong kinh tế thị trường nếu có liên kết, có nhiều nguồn hàng cả về số lượng và chất lượng thì lợi thế cạnh tranh càng cao. Do đó, nếu liên kết, liên doanh  với Campuchia được càng sớm, càng tốt nhưng phải làm bài bản, căn cơ lâu dài trên cơ sở lợi ích của cả 2 quốc gia, các doanh nghiệp và người nông dân từ khâu trồng lúa, chế biến đến xuất khẩu.”.
Về vấn đề an ninh lương thực của thế giới: Tiến sĩ có bao giờ nghe rằng, các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (Opec), lo ngại về việc, do một lý do nào đó thế giới càng thiếu thêm xăng dầu hay không? Mỗi năm nước ta xuất khẩu khoảng 5 – 6 triệu tấn gạo, lúa gạo bán không được, ế lên ế xuống. Vậy thì thế giới càng thiếu gạo ăn chúng ta càng dể bán gạo, chứ tại sao lại quýnh quáng lo ngại như các nước thiếu gạo?
Hiện nay, lúa gạo chúng ta không những bán ế mà còn bán với giá thấp nhất thế giới, vậy vấn đề tìm thị trường tiêu thụ lúa gạo và tìm cách tăng giá lúa gạo mới là ưu tiên hàng đầu, chớ không phải là lúc đề ra các biện pháp đảm bảo an ninh lương thực.
Về vấn đề an ninh lương thực trong nước: nếu nghĩ an ninh lương thực là đảm bảo đủ gạo ăn, thì như vừa nêu, chúng ta xuất khẩu mỗi năm 5-6 triệu tấn gạo, lúa ế không người mua thì tại sao lại sợ thiếu gạo ăn? Theo những số liệu được nêu trong bài “ Giải pháp đảm bảo an ninh lương thực” ( Thời báo Kinh tế Sài Gòn), diện tích đất trồng lúa hiện nay khoảng 4 triệu héc ta, trong khi đó để đáp ứng nhu cầu lương thực vào năm 2035 cần 3 triệu héc ta. Chúng ta hoàn toàn có khả năng giữ đất làm lúa hai vụ trên 3 triệu héc ta vào năm 2035. như vậy trong vòng 25 năm tới chúng ta vẩn đảm bảo được an ninh lương thực.
Còn nếu hiểu an ninh lương thực là khống chế giá gạo rẻ cho người ăn gạo, thì xin Tiến sĩ đọc hai bài viết của tôi đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn là bài: “ An ninh lương thực không thể đặt trên vai nông dân” và bài: “ Cần xem lại qui định giá gạo xuất khẩu”. Chính việc khống chế giá gạo xuất khẩu để có gạo rẻ trong nước là quan điểm gây hại cho quyền lợi nông dân rất lớn hiện nay.
Trong một nền nông nghiệp mà nông dân chúng tôi phải “tự bơi”, phải tự cải tiến và chế tạo máy gặt đập liên hợp, máy gặt xếp dãy, máy phun thuốc trừ sâu, phải tự mài mò trong việc chọn giống để gieo sạ thì có “tri thức nông nghiệp” nào hay đâu mà xuất khẩu? Trong một nền nông nghiệp mà các nhà khoa học mang máy sạ hàng từ IRRI về, rồi không hề nghiên cứu cải tiến cho phù hợp với đồng ruộng Việt Nam, không khảo nghiệm khoảng cách hàng, khoảng cách lổ, bề rộng lổ, không tìm xem sạ bao nhiêu kg giống cho một héc ta là thích hợp nhất, không hướng dẩn nông dân chuyển đổi tập quán canh tác cho phù hợp yêu cầu sạ hàng,  mà “ chuyển giao” thí cho nông dân, để nông dân mài mò tìm kinh nghiệm năm này qua năm khác thì có “tri thức nông nghiệp” gì mà xuất khẩu? Trong một nền nông nghiệp mà các nhà khoa học khuyên nông dân bón phân theo bảng so màu lá lúa, nhưng không hề quan tâm đến việc cung cấp bảng so màu cho nông dân, không có ai sản xuất bảng so màu, thì có “tri thức nông nghiệp” gì mà xuất khẩu? Xin Tiến sĩ hãy nêu ra những “tri thức nông nghiệp” nào trong việc làm lúa mà chúng ta có thể xuất khẩu?
Nhân đây tôi cũng xin có ý kiến: chúng ta là một nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới về sản lượng, vấn đề thị trường tiêu thụ lúa gạo rất quan trọng, đứng về góc độ quyền lợi của nông dân, tôi mong rằng chúng ta không nên “xuất khẩu tri thức nông nghiệp” bằng cách dạy nước khác làm lúa, vì nếu nước nào thiếu gạo ăn cũng được Việt Nam dạy cho làm đủ gạo ăn, thì nông dân chúng tôi làm lúa bán cho ai? Làm cho nông dân mất thị trường bán gạo cũng là xâm hại đến quyền lợi nông dân.
Tôi đồng ý rằng “buôn có bạn, bán có phường”. Nhưng trong buôn bán lúa gạo hiện nay, “bạn” hay “phường” của chúng ta là Thái Lan, chớ chẳng phải Campuchia, Thái Lan muốn hợp tác ấn định giá gạo xuất khẩu với chúng ta mà hai bên tới giờ vẩn chưa có thỏa thuận hợp tác.
Câu nói : “ trong kinh tế thị trường nếu có liên kết, có nhiều nguồn hàng cả về số lượng và chất lượng thì lợi thế cạnh tranh càng cao” chỉ đúng với nội bộ nông dân Việt Nam chứ không thể bao hàm gạo Campuchia. Vì gạo Campuchia như tôi đã trình bài là sẽ lấn chiếm thị trường của gạo Việt Nam.
Một vài nông dân An Giang nói về việc Thái Lan và Trung quốc có thể hợp tác làm gạo với Campuchia mà Tiến sĩ cũng tin, rồi lấy đó làm lý do để ủng hộ việc thành lập liên doanh gạo Việt Nam – Campuchia. Thì thiệt tình tôi rất lấy làm ngạc nhiên. Nông dân An Giang thấy lợi thì qua Campuchia làm lúa, chớ họ biết gì về việc Thái lan và Trung Quốc có muốn hợp tác với Campuchia hay không?
Tôi hỏi việc lập liên doanh gạo Việt Nam – Campuchia mà Tổng công ty lương thực Miền Nam là một phần hùn có xâm hại đến quyền lợi nông dân chúng tôi hay không? Mà ông Phó chủ tịch VFA thì đưa ra thuyết “tự cạnh tranh”, còn Tiến sĩ Tô Văn Trường lại chỉ bảo nên có “một cái nhìn rộng mở”. Vậy ai sẽ trả lời câu hỏi của tôi đây?
Nói tóm lại: cần có “một cái nhìn rộng mở” về phía quyền lợi của những người làm ra lúa gạo - là nông dân chúng tôi, những người nghèo nhất nước - chớ không nên chỉ nhìn dưới góc độ của những người ăn gạo. Hãy để cho các công ty tư nhân thành lập liên doanh lúa gạo với Campuchia. Chúng ta cần nhìn rộng, nhìn xa nhưng cũng phải nhìn gần, nếu không sẽ vấp ngả vì những vấn đề ngay trước mắt. Buôn bán lúa gạo là buôn bán lúa gạo, xin đừng khoát cho nó bộ cánh nào khác vì nó sẽ xâm hại đến quyền lợi nông dân chúng tôi.
Vì quyền lợi nên tôi buộc phải hầu chuyện, có gì không phải xin Tiến sĩ bỏ qua cho.

13/10/2009
[ Print this page ]In bài   Trang trước [ Top page ]Đầu trang


Gửi ý kiến
Họ tên
eMail
Điện thoại
Địa chỉ
Nội dung:
   
Các bài đã đăng:
   Một cái nhìn rộng mở(5/10/2009)
   Tôi tự do không?(24/9/2009)
   Trang web chuyên về văn học nghệ thuật - Cầu nối tuyệt vời giữa Nhà văn – Tác phẩm và bạn đọc(21/9/2009)
   Đối thoại với (8/9/2009)
   Bàng Bá Lân: Thi Phẩm Cổng làng – Nét ’’Văn Hóa Vật Thể’’ của làng quê Việt Nam !(27/8/2009)
   Khi nhà văn bị đụng…thương hiệu(21/8/2009)
   Nhà văn 8X – thế hệ nhà văn của thời đại Internet(1/7/2009)
   Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời (3/6/2009)
   Thân phận "công dân toàn cầu" trong tiểu thuyết của Thuận(26/4/2009)
Sự kiện
Mối lo về “sức khỏe” các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
Nhân vật
Trần Vàng Sao
Bình Luận
Phải hướng tầm nhìn về phía quyền lợi của nông dân
Giới Thiệu Sách
Phải khác
Tái bản lần thứ mười, hai cuốn tiểu thuyết Trả giá và Bụi đời của nhà văn Triệu Xuân
Lê Quang Sinh - Thơ


 
 
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Địa chỉ: 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: (84-43) 9448134 * Fax: (84-43) 8263777
Email: vanvn.net@gmail.com / hoinhavanvietnam@gmail.com
Tổng biên tập: Hữu Thỉnh
Giấy phép số 77/GP-TTTT- Cục Quản lý Phát thanh-Truyền hình và Thông tin Điện tử- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/8/2008.
Hội Nhà văn VN giữ bản quyền nội dung trên website này.
Xây dựng, phát triển: iDesign